A.
I.
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đạo đức luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu để đánh giá con người, là thước
đo giá trị con người của mọi thời đại. Trong cuộc sống đạo đức có vai trị quan
trọng để con người sống, làm việc và thể hiện phẩm chất tốt đẹp. Trong thời kì
đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta đã có bao nhiêu tấm gương đạo đức
sáng ngời như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc... họ thấm nhuần tư tưởng tốt
đẹp của truyền thống dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương đạo đức trong sáng đã để lại những
tư tưởng tuyệt vời về đạo đức và trong cuộc sống hơm nay có rất nhiều những tấm
gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng bên
cạnh đó cũng có khơng ít những mặt trái của đạo đức.
Đây là vấn đề cần được quan tâm, nhất là lớp trẻ hiện nay, sau khi nghiên
cứu môn học “Tư tưởng Hồ CHí Minh” để có thể hiểu hơn về quan điểm đạo đức
của Bác, thấy được thực trạng đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay, đưa ra
những giải pháp phù hợp và thay đổi nhận thức để có thể trở thành nhân viên
cơng tác xã hội có đạo đức, em quyết định viết về: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng. Vận dụng tư tưởng này vào việc giáo dục đạo đức cho học
sinh, sinh viên hiện nay.”
1
MỤC LỤC
A.
MỞ
ĐẦU………………………………………………………………………….1
Lý do chọn đề tài…………………………………………….……………………….1
B. NỘI DUNG………………………………………………………….………..…..2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng……………………..………….2
1. Trung với nước……………………………………………………………………3
2. Hiếu với dân………………………………………………………………………4
3.Lòng yêu thương con người………………………………………………………4
4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung………………………………………..5
II. Vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay……..6
1. Thực trạng về đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay……………………..6
1.1 Ưu điểm………….……………………………………………………………6
1.2 Hạn chế………………………………………………………………………..7
1.3 Nguyên nhân…………………………………………………………………8
2. Vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay………9
2.1 Trách nhiệm đối với tổ quốc…………………………………………………9
2.2 Thái độ đối với con người…………………………………………………..11
3.Giải pháp……………………………………………………………………..12
2
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………14
B.NỘI DUNG
I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự,
trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh
giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Về vai trò và sức mạnh của đạo
đức được được Hồ Chí Minh đánh giá cao, theo người đạo đức là cái gốc của
người cách mạng, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, phạm
trù đạo đức từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời và đưa vào đó những
giá trị đạo đức của thời đại mới. Người đã xem đạo đức là một trong những vấn
đề quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng. Đảng phải “ là đạo đức, là văn
minh” thì mới hồn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
Trong tư tưởng đạo đức, Hồ Chí Minh đã khái quát thành 4 phẩm chất
chung nhất, cơ bản nhất, chuẩn mực nhất của nền đạo đức mới- đạo đức cách
mạng Việt nam. Đó là:
1. Trung với nước
Về phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan
trọng, bao trùm nhất.
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nội
dung chủ yếu của trung với nước là:
3
-Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi
ích của Đảng, của Tổ quốc của cách mạng lên trên hết.
-Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
-Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Như vậy tư tưởng trung với nước không những kế thừa giá trị của chủ
nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà cịn vượt qua hạn chế của truyền
thống đó.
2. Hiếu với dân
Tư tưởng hiếu với dân khơng cịn dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất
là đối tượng cần phải dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lịng. Vì
vậy phải gần dân, gắn bó với dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Cụ thể:
-Khẳng định vai trò, sức mạnh cụ thể của nhân dân.
-Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ
chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
-Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nếu có được cái đức ấy thì người cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân
tin yêu, quý mến, nhất định sẽ tạo được thắng lợi to lớn cho cách mạng.
3.
Lòng yêu thương con người
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cịn là lịng u thương, đó là tình u
thương rộng lớn, trước hết dành cho người cùng khổ, người lao động bị áp bức
bóc lột.
4
Hồ Chí Minh thể hiện tình u thương đó bằng ham muốn tột bậc là làm
cho nước nhà độc lập, dân dược tự do, mọi người ai ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành. Theo Hồ Chí Minh, tình thương u con người nó ln địi
hỏi phải chặt chẽ, nghiêm khắc với bản thân và rộng rãi độ lượng với người khác;
là tôn trọng, nâng con người lên chứ không phải hạ thấp vùi dập con người. Đó là
tình u thương đối với người có sai lầm khuyết điểm mà biết sửa chữa, người
lầm đường lạc lối biết hối cải, đối với kẻ thù đã chịu quy hàng. Chính tình u
thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi người, tuy nhiều, ít có khác
nhau.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hịa quyện giữa chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điển quan trọng nhất của đạo
đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân
và của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và
sâu sắc. Đó là sự tơn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, chống sự hằn thù,
phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh
em, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đồn
kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến
tạo một nền văn hóa hịa bình trên thế giới.
5
Có thể nói tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn cịn giữ ngun tính thời sự,
soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền
đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.
II. Vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện
nay
1.
Thực trạng về đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay
1.1 Ưu điểm
Ngày nay cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được
sống trong môi trường văn minh, hiện đại và nhiều vấn đề về đạo đức cả ưu điểm
và hạn chế trong đời sống học sinh, sinh viên cần được quan tâm.
Tỉ lệ học sinh, sinh viên của nước ta là rất cao so với số dân, sinh viên
chiếm tỉ lệ 4% trong lực lượng thanh niên, tăng 25% so với năm 1998 vì vậy đay
là lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong học tập có rất nhiều tấm gương sáng
về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở học sinh và sinh viên
các trường đại học, cao đẳng. Có thể nói học sinh, sinh viên Việt Nam vốn chăm
chỉ và thơng minh, có nhiều người vượt khó vươn lên trong học tập với điều kiện
khó khăn. Đặc biệt có những tấm gương biết vượt lên số phận của những học sinh
khuyết tật đã rất cố gắng để đi hoc và đạt được kết quả đáng khâm phục. Đó
chính là nét đẹp trong đạo đức lối sống của con người.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế- xã hội nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng và không thể không kể đến vai trò của lớp trẻ, thế hệ sẽ kế
tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu
mạnh, cơng bằng. Có nhiều học sinh, sinh viên đã phát huy mọi khả năng của
mình để góp một phần sức lực trong việc đổi mới đất nước.
6
1.2 Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực về đạo đức của học sinh, sinh viên thì những
mặt trái, những hiện tượng tiêu cực vẫn cịn tồn tại và có xu hướng tăng nhanh.
Đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay là vấn đề khá nóng bỏng được xã hội
rất quan tâm.
Tại cuộc hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên do
Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 18 và 19-7 tại Đồng Nai,
một lần nữa vấn đề suy đồi đạo đức của học sinh sinh viên Việt Nam ngày nay đã
được đề cập đến và được cho là những biểu hiện đáng lo ngại trong lối sống của
cả một thế hệ thanh thiếu niên.
Việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức hiện nay đã đến mức đáng lo ngại với
những hành vi vi phạm bạo lực trong nhà trường, đe dọa hành hung thầy cơ giáo,
quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu… Ngoài ra, thanh thiếu niên cịn có
nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười
lao động, sống ích kỷ…
Tiến sĩ Phạm Thị Kim Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, dẫn ra kết quả
một cuộc điều tra, khảo sát của thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo với 1.827 sinh
viên tại 12 cơ sở giáo dục cho thấy: 89% sinh viên từng sử dụng tài liệu trong
phịng thi, 85% từng quay cóp, 42% sao chép luận văn, đồ án, 36% từng xin hoặc
mua điểm…
Một dẫn chứng khác từ kết quả khảo sát hành vi đạo đức của học sinh các
trường THPT huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho thấy: số học sinh có các hành vi
trốn học, gian lận thi cử, đánh nhau, uống rượu bia, trộm cắp vặt, xin đểu, vô lễ
với thầy cô... ở huyện này cứ năm sau cao hơn năm trước. Tình trạng đánh nhau
ngày càng nhiều, khơng chỉ nam sinh mà cịn có nữ sinh, có dùng cả hung khí
7
(dao, kiếm, côn). Ở bậc mầm non, một số học sinh cịn có những hành vi chửi
thề, nói tục, bắt chước các hành vi quan hệ nam nữ trong phim ảnh (chưa ý thức).
Học sinh tiểu học không chào hỏi người lớn, nói dối, xé bài vở trước mặt thầy cơ
khi bị điểm thấp, chạy xe lạng lách ngồi đường. Học sinh trung học cơ sở vô lễ
với giáo viên, sửa điểm trong sổ liên lạc, mạo chữ ký cha mẹ xin nghỉ học đi
chơi…
1.3 Nguyên nhân
Có thể nói những phẩm chất xấu ở học sinh, sinh viên là kết quả của sự
giáo dục yếu kém ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Việc giáo dục đạo đức
trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài
học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Chương trình sách giáo
khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, khơng tạo được dấu ấn
để hình thành nhân cách học sinh.
Chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo bậc mầm
non, đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả
những bài học về các giá trị đạo đức. Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm
chất nào là trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh… Chương trình học rất nhiều
nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm.
Nguyên nhân quan trọng chính là ở ý thức của mỗi người học sinh, sinh
viên, phải biết tự trang bị kiến thức cho mình để có quan điểm đúng đắn trong
cuộc sống, tránh xa những hiện tượng tiêu cực, những lệch lạc tư tưởng và trong
hành vi.
2. Vận dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên hiện nay
8
2.1 Trách nhiệm đối với tổ quốc
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu
ra là phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên trong mọi thời đại. Những
phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh nêu ra là kim chỉ nam cho đạo đức của con
người, là thước đo phẩm chất đạo đức của con người.
Trách nhiệm đối với tổ quốc của học sinh, sinh viên chính là điều xuất phát
từ tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân”. Trung hiếu là những khái niệm đã có
trong tư tưởng truyền thống Việt Nam và phương Đông. Trước kia là trung quân,
là trung với vua vì vua với nước là một. Cịn hiếu là chỉ thu hẹp trong phạm vi gia
đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã vượt qua
những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp
giữ nước và dựng nước, tư tưởng hiếu với dân khơng cịn dừng lại ở chỗ dạy dỗ,
ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng.
Mỗi thời đại mỗi khác, nhưng trách nhiệm với tổ quốc thì khơng đổi. Trong
thời kì bảo vệ tổ quốc, có những tấm gương Đặng Thùy Trâm, chị cho rằng cuộc
đời có 3 việc lớn: lý tưởng, sự nghiệp và tình u. Cịn Nguyễn Văn Thạc cũng
cho rằng: “tình yêu chúng ta nằm trong hạnh phúc giai cấp, yêu với tình yêu
chung thủy, yêu thương với tình yêu chân thật”.
Ngày nay trong thời đại giao lưu hội nhập và phát triển, cuộc sốn đang thay
đổi từng ngay, có nhiều người mãi kiếm hạnh phúc riêng tư, thờ ơ trách nhiệm
của bản thân với xã hội và lãng quên công lao của những người đã hi sinh vì độc
lập tự do cho tổ quốc.
Và, đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương hy sinh quên mình để cứu dân
trong hỏa hoạn, bão lũ hay trong những cuộc đấu trí âm thầm chống lại bọn tội
9
phạm giữ bình yên cho đường phố, bản làng… Trong cuộc sống, chúng ta cũng đã
từng gặp rất nhiều những cán bộ trẻ tuổi năng động vì mải cống hiến trí tuệ và sức
lực cho xã hội mà quên mất chuyện riêng tư, rồi bỗng một ngày kia giật mình
nhìn lại thì tuổi xuân đã “toan về già”, trong trường hợp ấy là nam giới thì cịn đỡ,
nếu là nữ giới thì cũng thật khó để “kiếm” cho bản thân một “tấm chồng” như ý!
Tất cả, tất cả những điều đó đã chứng minh rằng, tuổi trẻ Việt Nam qua các
thời kỳ, dù trong chiến tranh hay trong hịa bình, thì bầu nhiệt huyết sục sơi trong
trái tim của họ vẫn luôn hừng hực tuổi xuân và rực cháy mãi không nguôi.Và,
một điều chúng ta phải công nhận rằng, mỗi thời kỳ lịch sử đều có những hồn
cảnh riêng.
Với tuổi trẻ hiện nay trong mơi trường tồn cầu hóa giao tiếp con người càng
rộng thì lịng u thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta
hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu
2.2 Thái độ đối với con người
Thái độ đối với con người chính là lịng u thương con người mà chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu ra. Tình u thương con người cịn được thể hiện trong mối
quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày.
Hiện nay có rất nhiều những hoạt động của giới trẻ thể hiện lịng nhân ái,
u thương con người như: có những nghĩa cử cao đẹp, tham gia hiến máu nhân
10
đạo, tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện giúp đỡ người nghèo khổ,
những người có hồn cảnh khó khăn, quyên góp ủng hộ người nghèo đói và đồng
bào bị lũ lụt.
Lòng nhân ái rất cần thiết với con người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng hiện
nay lòng nhân ái có vẻ thể hiện khó khăn. Có nhiều bạn trẻ có điều kiện nhưng
cịn thiếu suy nghĩ trong hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ với những người có hồn cảnh
khó khăn.
Bên cạnh những việc làm ý nghĩa, có ích cho xã hội vẫn tồn tại song song
những con người Cách sống và suy nghĩ của nhiều người trẻ tuổi cịn ích kỉ, chưa
biết quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của những người xung quanh.
Đối với học sinh, sinh viên hiện nay cần kế thừa truyền thống nhân nghĩa
của dân tộc, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với việc thể hiện
chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn.biết, tích cực cải thiện cuộc sống
con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những
bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hịa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
a. Đạo đức, tác phong, lối sống
Đạo đức, tác phong, lối sống là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt
động hàng ngày của con người. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã đề cập
đến phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Đây cũng là những phẩm
chất thể hiện đặc điểm lối sống của mỗi con người. Đặc biệt là học sinh, sinh viên
càng cần hiểu rõ những phẩm chất này vì nó thể hiện qua hoạt động thực tiễn, qua
hành động thực tiễn, trong sinh hoạt cũng như trong công việc con người làm.
11
Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đạo đức của học sinh, sinh viên về
người tốt việc tốt với những hành động, nghĩa cử cao đẹp như hiến máu cứu
người, giúp đỡ những người có hồn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong
xã hội.
Mặt trái của những phẩm chất tốt đẹp đó là đạo đức, lối sống của học sinh
sinh viên ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Cách sống buông thả
của một bộ phận lớp trẻ gây nên nhiều vấn đề xã hội.
3.Giải pháp.
Ở trường, cần dạy cho học sinh sinh viên những giá trị đạo đức cơ bản của
con người thay cho quá nhiều kiến thức triết học, hàm lân, thiếu vắng việc hình
thành những thói quen đạo đức và kĩ năng sống đúng đắn, phương pháp giáo dục
đạo đức theo kiểu lạc hậu khơng cịn phù hợp, cần phải đưa học sinh sinh viên
vào cách xử lí tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong trường cần giảm thiểu
những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bù đắp lịng nhân ái, tính
trung thực, lịng tự trọng, nếp nghĩ và cách sống lành mạnh, trọng đạo lí, sống có
kỉ luật.
Ở gia đình, các bậc phụ huynh nên dạy con cái biết cách đối nhân xử thế,
biết tôn trọng mình và tơn trọng người khác. Dạy con lịng khoan dung, sự độ
lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo,
dạy con điều hay lẽ phải. Nhưng để làm được điều đó, trước hết cha mẹ phải là
tấm gương cho con cái noi theo. Trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức
thời với những h, am muốn bản năng thì gia đình có vai trị quan trọng trong việc
khơi dậy ý thức về cái tốt, cái xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
12
Ngoài xã hội, học sinh sinh viên cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các
ban ngành, đội, hội,đoàn. Thực tế, các tổ chức đồn hiện nay chưa có sự quan tâm
đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, cụ thể là trong chương
trình trọng điểm ở Đại hội Đoàn các cấp đưa ra chưa nhận thấy được diễn biến
phức tạp trong tâm lý đời sống lứa tuổi thanh niên hiện nay, khơng có nhiều
chương trình và kế hoạch quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong việc quản lý, rèn
luyện đạo đức cho thế hệ trẻ.
Khi đất nước mở cửa giao lưu với những luồng văn hóa khác, giáo dục cần
tạo cho học sinh sinh viên những quan điểm đúng đắn về văn hóa. Như vậy, điều
quan trọng là làm cho lớp trẻ tự nhận thức được những vấn đề về đạo đức để sống
tốt hơn, góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
C.KẾT LUẬN
Như vậy, những tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh được người rút ra từ
cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lý
13
luận đạo đức, từ đó trở lại cai tạo con người, làm biến đổi xã hội hiện thực. Trong
giai đoạn hiện nay, vấn đề về đạo đức của học sinh, sinh viên cần được quan tâm,
bởi bên cạnh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, kế thừa truyền thống dân tộc vẫn
tồn tại mặt trái của đạo đức với lối sống buông thả, hành vi lệch chuẩn của học
sinh, sinh viên hiện nay. Song với tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác, chúng
ta hi vọng rằng hình tượng đạo đức của Người sẽ là kim chỉ nam cho hành động
của con người, nhất là thế hệ trẻ. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm
hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên để lớp trẻ sống, học tập và
làm việc theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Trong thời gian làm bài do hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài làm
của em chưa được như mong muốn. Vì vậy, em rất mong nhận đươc sự góp ý của
thầy cơ để bài tiểu luận của em được hồn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn thầy
cô đã giúp đỡ em rất nhiều.
14