Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Báo cáo thu hoạch thi chính luật dân sự HVTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.59 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THEO HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ
VIỆC DÂN SỰ
(Hồ sơ số 01, hồ sơ số 06/ Dân sự cơ bản/ Kỳ thi chính)

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2021

1


NỘI DUNG BÁO CÁO
Phần 1. Câu hỏi tự chọn:
Câu 1: (STT 4 – HS01 – 1.5 điểm) Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án?
Giải thích lý do vì sao anh (chị) đưa ra quan điểm như vậy?
Xác định tịa án có thẩm quyền theo loại việc: Căn cứ trình bày của ơng Bùi
Sơn Đơng và các tài liệu trong hồ sơ thì xác định đây là tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng bởi ông Đào Bá Dung có hành vi gây thiệt hại tại diện tích đất của
hộ ơng Bùi Sơn Đơng, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Xác định tòa án có thẩm quyền theo cấp: Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ
luật tố tụng dân sự 2015 thì tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình quy định tại Điều 26
Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó vụ án này thuộc tranh chấp về bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng quy định tại Khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đồng
thời vụ án không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi hoặc cần phải ủy thác tư pháp
cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án nước ngồi nên vẫn thuộc
thẩm quyền giải quyết của toàn án cấp huyện. Như vậy vụ án này tòa án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết.


Xác định tịa án có thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ Điều 39 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015 thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác
định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân. Hiện trong hồ sơ
chưa có thơng tin về nơi cư trú, làm việc của ơng Đào Bá Dung.
Xác định tịa án có thẩm quyền theo sự lựa chọn: Căn cứ Điều 9 Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày
03/12/2012 thì: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì ngun đơn
có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây
thiệt hại giải quyết. Như vậy, trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải
quyết tranh chấp dân sự khơng địi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên ngun đơn
có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây
thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Hiện nơi nguyên đơn cư trú, làm
việc, nơi xảy ra thiệt hại đều tại Thành phố Hạ Long thể hiện nơi cư trú tại chứng minh
nhân dân, sổ hộ khẩu của ơng Đơng và tình tiết trong hồ sơ cho thấy rằng hộ ông Đông
làm việc trồng hoa màu trên thửa đất 40.9m2 và ông Dung cũng gây thiệt hại tại thửa
đất 40.9m2 khu 8 phường Hà Khẩu, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Như vậy trong vụ án này, một trong những tòa án sau có thẩm quyền giải quyết:
- Tịa án nhân dân Thành phố Hạ Long là tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, nơi
xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.
2


- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn là ông Đào Bá Dung cư trú, làm việc (trong hồ
sơ hiện chưa có thơng tin về nơi cư trú, làm việc của ông Đào Bá Dung).

Câu 2: (STT 5 – HS01 – 1.5 điểm) Giả sử tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ
án, xác định tư cách đương sự của vụ án? Giải thích lý do vì sao anh (chị) đưa ra quan
điểm như vậy?
Nguyên đơn: Ông Bùi Sơn Đông. Lý do: Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 thì Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện để yêu cầu

Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị
xâm phạm. Theo hồ sơ vụ án thửa đất 40.9m2 tại Tổ 80, khu 8, phường Hà Khẩu,
Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh chưa rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng
tên ông Đông hay hộ gia đình ơng Đơng, tuy nhiên với tư cách là chủ hộ thì ơng Đơng
đương nhiên có quyền với thửa đất 40.9m2 nói trên. Việc ơng Đào Bá Dung san lấp
mặt bằng gây thiệt hại về tài sản hoa màu trên thửa đất 40.9m2 đã xâm phạm đến
quyền và lợi ích của ơng Đơng nên ơng Đơng có quyền khởi kiện, thêm vào đó, vụ án
chưa được giải quyết bằng bản án có hiệu lực và ơng Đơng có đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự nên ông Bùi Sơn Đơng có quyền khởi kiện với tư cách là ngun đơn
trong vụ án.
Bị đơn: Ông Đào Bá Dung. Lý do: Căn cứ Khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 thì Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
bị người đó xâm phạm. Theo trình bày của ơng Bùi Sơn Đơng thì ơng Đào Bá Dung là
người trực tiếp thực hiện việc san lấp mặt bằng dẫn đến gây thiệt hại về tài sản hoa
màu trên thửa đất 40.9m2 của hộ ông Đông nên ông Dung là người bị kiện trong vụ
án.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Những thành viên thuộc hộ gia đình ơng Bùi Sơn Đơng. Lý do: Căn cứ Khoản 4 Điều
68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân
sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Theo đó, thứ nhất chưa rõ thửa đất
đứng tên ơng Đơng hay hộ gia đình ơng Đơng, thứ hai hộ gia đình ơng Đơng có trồng
hoa màu tại thửa đất 40.9m2 tổ 80, khu 8, phường Hà Khẩu, Thành phố Hạ Long, vì
vậy việc ơng Đào Bá Dung gây thiệt hại tại thửa đất 40.9m2 được tòa án giải quyết
như thế nào sẽ có liên quan đến quyền lợi của các thành viên thuộc hộ gia đình ông
Bùi Sơn Đông.
- Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng – Chi nhánh Quảng Ninh (LICOGI). Lý
do: Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-UBND được Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long
3



ban hành ngành 16/01/2016 giao cho Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng –
Chi nhánh Quảng Ninh (LICOGI) tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng và thực
hiện chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa mặt bằng. Như vậy, việc
ông Dung san lấp mặt bằng có thể do sự phân cơng cơng việc chỉ đạo từ phía cơng ty,
nên việc ông Đào Bá Dung gây thiệt hại tại thửa đất 40.9m2 được tòa án giải quyết
như thế nào cũng sẽ có liên quan đến nghĩa vụ của cơng ty.

Câu 3: (STT 6 – HS06 – 1.5 điểm) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp? Giải thích
lý do vì sao anh (chị) đưa ra quan điểm như vậy?
Quan hệ tranh chấp được xác định là kiện đòi di sản dựa vào các căn cứ sau:
Thứ nhất, nguồn gốc đất tranh chấp: Căn cứ vào sổ quản lý đất đai của UBND
xã Phù Vân và các tài liệu chứng cứ thể hiện trong hồ sơ vụ án, cũng như sự thừa nhận
của các đương sự, có thể khẳng định rằng: Mảnh đất tranh chấp bao gồm 777m2 thửa
đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998 (BL21) cụ thể: diện tích nhà ở: 183,4m2, diện
tích vườn: 384,9m2, diện tích ao: 209,1m2 là tài sản của ông Chu Khắc Trường và bà
Chu Thị Cúc. Ông Trường chết năm 1945, bà Cúc chết năm 1990 đều không để lại di
chúc. Như vậy, mảnh đất diện tích 777 m2 thuộc thửa số 2, tờ bản đồ số 40 lập năm
1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam do ông Trường bà Cúc
để lại là di sản căn cứ khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh về thừa kế năm 1990, Mục 1 Nghị
quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về
tài sản do người chết để lại.”
Thứ hai, về quyền thừa kế di sản: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 25
Pháp lệnh về thừa kế năm 1990, Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 thì
hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết. Như vậy, bốn người con là Thanh, Sinh, Loan, The là người được
thừa kế di sản do ông Trường, bà Cúc để lại. Mặt khác, theo quy định tại điểm b mục
2.4– Nghị quyết số 02/2004/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

năm 2004 thì tranh chấp của ơng Sinh, bà Thanh với bà Tám thuộc trường hợp:
“Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực
tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc
thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó
để địi lại di sản”.
Như vậy, trong trường hợp này di sản ông Trường bà Cúc để lại đang bị bà Tám
không thuộc hàng thừa kế chiếm hữu sử dụng thì các thừa kế có quyền khởi kiện địi
lại di sản. Quan hệ tranh chấp được xác định là kiện đòi di sản.

4


Câu 4: (STT 17 – HS06 – 1.5 điểm) Là luật sư của nguyên đơn, anh (chị) hãy xác định
những chứng cứ cần cung cấp cho Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
khách hàng?
Chứng cứ cần cung cấp cho Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên
đơn gồm:
- Chứng cứ chứng minh nguồn gốc đất tranh chấp là đất của ông Chu Khắc Trường và
bà Chu Thị Cúc để lại: sổ quản lý đất đai của UBND xã Phù Vân, Giấy xác nhận của
hàng xóm về việc thửa đất được ông Trường bà Cúc sử dụng ổn định lâu dài từ trước
đến khi ông bà mất.
- Chứng cứ chứng minh nguyên đơn có quyền thừa kế di sản và thời điểm mở thừa kế:
Giấy xác nhận ông Chu Khắc Trường chết năm 1945 của UBND xã Phù Vân và những
người cao tuổi trong thôn, Giấy chứng tử của bà Chu Thị Cúc, Chứng cứ thể hiện quan
hệ giữa ông Trường bà Cúc với nguyên đơn: Giấy khai sinh của nguyên đơn, sổ hộ
khẩu của gia đình ơng Trường bà Cúc.
- Chứng cứ chứng minh văn bản chuyển nhượng quyền thừa kế của ông Chu Khắc
Sinh cho ông Chu Khắc Thuyên – bà Đinh Thị Tám là vô hiệu: Đơn chuyển quyền
thừa kế chỉ có chữ ký của ơng Chu Khắc Sinh, Thông báo của UBND xã Phù Vân về
việc tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế, Biên bản họp gia đình 2007 về việc các

thành viên trong gia đình thống nhất để bà Chu Thị Thanh kê khai quyền thừa kế.
- Chứng cứ chứng minh hành vi chiếm hữu đất bất hợp pháp của bị đơn: Giấy giao
quyền trông nom cho ông Chu Khắc Thuyên thời hạn 05 năm (15/04/1994 đến
15/04/1999), Biên bản giao quyền sử dụng, trông nom đất cho ông Chu Khắc Chinh là
trưởng họ từ năm 2001.
- Chứng cứ chứng minh hành vi xây dựng trái phép nhà của bị đơn: Giấy giao quyền
trông nom cho ông Chu Khắc Thuyên năm 1994 có quy định người trông nom đất
không được xây dựng cơ bản như làm nhà; Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa
bà Thanh và bà Tám tại UBND xã Phù Vân có kết luận: Việc bà Tám xây dựng là xây
dựng trái phép.
- Chứng cứ chứng minh trước khi khởi kiện đã thực hiện thủ tục hịa giải tại UBND xã
nhưng khơng thành: các biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Phù Vân.

Phần 2. Câu hỏi bắt buộc:
Câu 5: (STT 23 – HS06 – 4 điểm): Là luật sư của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan, anh (chị) hãy trình bày nội dung của bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho khách hàng? (được lựa chọn 1 trong những người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan trong vụ án)
5


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN LUẬN CỨ
(V/v bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan)
Kính thưa Hội đồng xét xử!
Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát!
Thưa các vị Luật sư đồng nghiệp!
Thưa tồn thể q vị tham dự phiên tịa!

Tơi là Luật sư …. thuộc Cơng ty Luật XLegal, đồn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Tơi tham gia phiên tịa hơm nay với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là bà Chu Thị Loan.
Kính thưa Hội đồng xét xử, qua q trình thu thập hồ sơ và nghiên cứu các tài
liệu, chứng cứ của các bên cùng các lời khai của các đương sự tại phiên tịa trong vụ
án này, tơi xin đưa ra các quan điểm và luận cứ để khẳng định u cầu của thân chủ tơi
là hồn tồn có căn cứ và hợp pháp như sau:
Thứ nhất, về nguồn gốc thửa đất: Căn cứ sổ quản lý đất đai của UBND xã Phù
Vân và Giấy xác nhận của bà con hàng xóm thơn 6 xã Phù Vân (BL 16), cũng như sự
thừa nhận của các đương sự, có thể khẳng định rằng: Mảnh đất tranh chấp bao gồm
777m2 thửa đất số 40 tờ bản đồ số 2 lập năm 1998 cụ thể: Diện tích nhà ở: 183,4m2,
diện tích vườn: 384,9m2, diện tích ao: 209,1m2 là di sản của ơng Chu Khắc Trường
mất năm 1945 và bà Chu Thị Cúc mất năm 1990 để lại.
Thứ hai, về quyền thừa kế di sản: Sau khi ông Trường mất năm 1945, bà Cúc
mất năm 1990 đều không để lại di chúc, Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25
Pháp lệnh về thừa kế năm 1990, Mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 thì
hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh về thừa kế năm 1990
quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Tại
thời điểm bà Cúc mất thì cha mẹ ông Trường bà Cúc đều đã mất, ông bà Cúc cũng
khơng có con riêng hay cha mẹ ni nào khác. Từ các căn cứ nêu trên, khẳng định bốn
người con của ông Trường, bà Cúc thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và di sản là mảnh đất
777m2 được chia làm bốn phần bằng nhau. Trong các biên bản hòa giải (BL 94-96) cả
bốn chị em bà Thanh, bà Loan, ông Sinh, bà The đều xác nhận mảnh đất 777m2 là di
sản của bố mẹ chưa chia và không có tranh chấp về hàng thừa thế. Tại điểm a mục
2.4– Nghị quyết số 02/2004/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
năm 2004 quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong
6



trường hợp: “Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa
kế khơng có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế
hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế khơng có tranh chấp về
hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó
chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và u cầu Tồ án giải
quyết thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế…”
Thứ ba, về quyền kiện đòi di sản: Từ lập luận trên đã xác định các ông bà Chu
Thị Thanh, Chu Thị Loan, Chu Khắc Sinh, Chu Thị The là những người thừa kế đối
với phần di sản là thửa đất 777m2 của ông Trường, bà Cúc để lại. Theo quy định tại
điểm b mục 2.4– Nghị quyết số 02/2004/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao năm 2004 quy định: “Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế
nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác
chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có
quyền khởi kiện người khác đó để địi lại di sản”. Như vậy các thừa kế có quyền khởi
kiện để đòi lại di sản khi di sản bị người khác chiếm hữu bất hợp pháp.
Thứ tư, việc bà Tám chiếm hữu mảnh đất 777m2 là bất hợp pháp:
- Việc chuyển quyền sử dụng đất giữa ông Chu Văn Sinh và ông Chu Khắc Thuyên là
vô hiệu: như đã phân tích ở trên do thửa đất là di sản thừa kế cho bốn người con, mỗi
người được hưởng phần di sản bằng nhau nên một mình ơng Chu Khắc Sinh khơng có
quyền tự ý chuyển quyền thừa kế toàn bộ mảnh đất. Căn cứ vào biên bản lấy lời khai
của bà Đinh Thị Tám ngày 21/11/2012 (BL 38-40), bà Tám thừa nhận rằng việc
chuyển quyền thừa kế toàn bộ đất đai, nhà cửa và cây cối trên thửa đất 777m2 chỉ do
ông Sinh chuyển cho vợ chồng bà Tám. Bà Thanh, bà Loan và bà The không hề biết sự
việc trên. Ông Sinh tự ý làm đơn chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng ông Chu Khắc
Thuyên (Kha) và vợ là bà Đinh Thị Tám là hoàn toàn trái pháp luật, việc này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tơi là một trong
những đồng thừa kế di sản. Sau đó, Thơng báo số 05 của UBND xã Phù Vân cũng đã
tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế.
- Việc trơng nom mảnh đất 777m2 theo thỏa thuận giao quyền trông nom, quản lý di
sản ngày 15/4/1994 (BL 10-11) giữa bốn người con của bà Cúc và ông Thuyên-bà Tám

đã hết thời hạn. Cụ thể việc trông nom trong thỏa thuận chỉ quy định trong thời gian 05
năm (15/04/1994 đến 15/04/1999).
Như vậy, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại bà Tám vẫn chiếm giữ mảnh
đất 777m2 là khơng có căn cứ và hoàn toàn bất hợp pháp.
Thứ năm, việc bà Tám xây dựng nhà trên thửa đất 777m2 là trái phép: khi giao
đất cho ông Thuyên, các bên đã giao ước ông Thuyên không được xây dựng cơ bản
như làm nhà trên đất, đất phải giữ nguyên mặt bằng không được đào khoét (ông
Thuyên đã ký xác nhận đồng ý tại bút lục 10-11). Đến ngày 3/3/1999 thì ơng Thun
7


mất, các đồng thừa kế vì ở xa nên chưa có điều kiện để về nên việc trơng nom di sản
do vợ ông Thuyên là bà Tám tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên đến tháng 6/2012, bà Tám
thực hiện việc xây dựng trái phép trên mảnh đất di sản. Ngày 19/6/2012, trong biên
bản hòa giải tranh chấp đất đai giữa bà Thanh và bà Tám tại UBND xã Phù Vân (BL
25-26) đã kết luận:
1- Việc bà Tám xây dựng là xây dựng trái phép;
2- Đất đang tranh chấp là đất của bà Chu Thị Cúc chứ không phải là đất của bà
Tám;
3- Việc xây dựng của gia đình bà Tám yêu cầu giữ nguyên hiện trạng.
Tuy nhiên bà Tám không chịu ký vào văn bản và vẫn tiếp tục hành vi xây dựng
trái phép. Đến ngày 25/10/2012 theo đơn yêu cầu của ông Sinh về việc giải quyết tranh
chấp đất đai và hành vi xây dựng trái phép của bà Tám, UBND xã đã tiến hành mời hai
bên lên hòa giải lần hai, nhưng bà Tám cố tình vắng mặt mà khơng có lý do chính
đáng. Từ đó có thể kết luận việc bà Tám tự ý xây dựng các cơng trình trên đất là vi
phạm quy định của pháp luật vì bản thân bà Tám khơng có quyền sử dụng đối với thửa
đất trên, đồng thời bà Tám không có sự đồng ý của các đồng thừa kế trong việc xây
dựng nhà ở trên đất.
Cuối cùng, về mặt tình cảm: thân chủ tôi cũng nhận thấy bà Tám là họ hàng
trong gia đình, đã có cơng lao chăm lo ma chay cho bà Cúc khi bà Cúc qua đời, đã có

cơng sức trơng nom thửa đất trong thời gian dài, có đóng thuế đất. Trong giấy giao
quyền trơng nom (BL 10) đã có thỏa thuận ơng Thun bà Tám có nghĩa vụ phải nộp
thuế đất cho nhà nước để được hưởng hoa lợi, tuy nhiên thân chủ tôi thấy rằng bà Tám
đã có các cơng lao trên nên đề nghị các anh chị em trong gia đình cùng hỗ trợ hồn trả
cho gia đình bà Tám tồn bộ tiền thuế gia đình ơng Thun bà Tám đã nộp từ trước tới
nay, như vậy vụ việc có thể được giải quyết hợp tình hợp lý.
Vì các lẽ trên, kính đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà Chu Thị
Loan:
1- Yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích 777m2 đất tại thửa số 40 lập năm 1998,
địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho bà Chu Thị Thanh,
ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị The.
2- Yêu cầu bà Đinh Thị Tám tự tháo dỡ nhà và các cơng trình đã xây dựng trái phép
trên thửa đất để trả lại đất cho bà Chu Thị Thanh, ông Chu Văn Sinh, bà Chu Thị Loan
và bà Chu Thị The.
3- Tự nguyện và đề nghị bốn anh chị em trong gia đình cùng nhau hỗ trợ hồn trả cho
bà Tám tồn bộ tiền thuế gia đình ông Thuyên bà Tám đã nộp từ trước tới nay.

8


Kính thưa HĐXX, trên đây là tồn bộ quan điểm của tôi với tư cách là Luật sư
bảo vệ cho Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là bà Chu Thị Loan trong phiên tịa
hơm nay. Tơi xin cảm ơn sự quan tâm lắng nghe của Hội đồng xét xử và những người
tham dự phiên tòa.
Xin chân thành cảm ơn!
LUẬT SƯ

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập thể tác giả, 2014, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp
2. Quốc hội, 2015, Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội
3. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 2012, Nghị quyết hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ
luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội
4. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 1990, Nghị quyết của hội đồng
thẩm phán tòa án nhân tối cao số 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế, Hà Nội
5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 2004, Nghị quyết hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình,
Hà Nội
6. Hội đồng nhà nước, 1990, Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội

10



×