Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

QUẢN lý GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN hải AN THÀNH PHỐ hải PHÒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.32 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ VÂN HƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUẬN HẢI AN THÀNH
PHỐHẢIPHỊNGTHEO ĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂN BỀNVỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐÀO THỊ VÂN HƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG QUẬN HẢI AN THÀNH
PHỐHẢIPHỊNGTHEO ĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂN BỀNVỮNG

Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2022



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển vượt bậc về khoa
học kĩ thuật. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng
tăng, cũng là lúc mà vấn đề môi trường và bảo vệ mơi trường được thế giới nói
chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đặc biệt quan tâm.
Qua những khảo sát thực tế gần đây, môi trường đã thực sự lên tiếng
cảnh báo đối với tồn nhân loại. Chất lượng mơi trường ngày càng có ý nghĩa
to lớn trong sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Vì thế mà
trong những năm qua, bảo vệ môi trường và quản lí giáo dục về bảo vệ mơi
trường là một trong những nhiệm vụ giáo dục được Đảng và Nhà nước ta rất
chú trọng. Ngày 31/1/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ra Chỉ thị số
02/2005/CT-BGD-ĐT về: “Tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi
trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông từ nay đến năm
2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ mơi
trường bằng các hình thức phù hợp qua các mơn học và hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.
Trong những gần đây, ở bậc trung học phổ thông, nội dung giáo dục môi
trường đã được đưa vào dạy lồng ghép trong các môn học như: Sinh Học, Ngữ
Văn…và được giảng dạy từ lớp 10. Song, việc giáo dục môi trường qua các
mơn học kể trên hiện nay ít nhiều vẫn cịn hạn chế. Các kiến thức về mơi
trường hoặc có liên quan đến mơi trường đơi lúc cịn tản mạn, chưa có hệ
thống. Tri thức về sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên cịn có phần
hời hợt, mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên chưa được đề cập
một cách sâu sắc, triệt để nên chưa nêu bật được sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường.
Cuộc sống của con người ngày càng hiện đại và văn minh. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển ấy con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề,
trong đó vấn đề mơi trường là mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu. Trong mấy
chục năm trở lại đây, sự phát trển kinh tế ồ ạt dưới tác động của cuộc cách



mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh đã làm cho môi trường
bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tự nhiên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh thái
bị tàn phá mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Mơi trường lâm vào
tình trạng khủng hoảng với quy mơ tồn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với
cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Vì vậy giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ là rất cần thiết và nhà trường
phổ thơng là mơi trường thích hợp. Nhà trường là nơi đào tạo ra những chủ
nhân tương lai của đất nước, do đó những kiến thức về môi trường và bảo vệ
môi trường là rất quan trọng. Trong các môn học ở nhà trường phổ thông thì
mơn hố học có rất nhiều cơ hội để giáo dục mơi trường. Thơng qua các bài
giảng hố học giáo viên có thể lồng ghép vào các nội dung giáo dục mơi
trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh . Bài giảng sẽ trở
nên phong phú và sinh động hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của giáo dục là
gắn liền lí thuyết và thực tiễn.
Đối với học sinh ở các trường trung học phổ thơng quận Hải An, thành
phố Hải Phịng cịn nhiều điểm hạn chế. Nhằm góp phần giáo dục ý thức bảo vệ
mộ trường cho học sinh, giúp các em khơng chỉ có nhận thức đúng mà cịn có
hành động đúng, đem lại lợi ích về sức khỏe, về giáo dục, về văn hóa xã hội và
kinh tế chính trị thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường là yếu
tố vô cùng quan trọng. Để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh đạt hiệu quả cao, yếu tố then chốt là công tác chỉ đạo tổ
chức của nhà quản lý và sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục.
Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung
học phổ thơng quận Hải An, thành phố Hải Phịng theo định hướng phát
triển bền vững”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục ý

thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn quận Hải
An, thành phố Hải Phịng góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, đáp


ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.

Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phịng.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Cơng tác quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các
trường THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Nêu được xây
dựng phù hợp với thực tế của nhà trường, đặc điểm của địa phương, tận dụng
và phát huy được sức mạnh của các tổ chức trong nhà trường và ngồi xã hội
thì hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường
THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phịng sẽ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục ở địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác lập cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố
Hải Phòng
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải
Phòng
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên học sinh ở các trường THPT trên địa bàn
quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Chỉ sử dụng các số liệu của các trường từ
năm 2018 đến 2020.
Nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục ý thức bảo vệ


môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
-

Cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó chun mơn: 30 người

-

Giáo viên: 100 người

-

Học sinh: 200 người

7.

Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến
nội dung đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
Xây dựng phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong
các nhà trường về tác quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
THPT trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
b) Phương pháp quan sát và tổng kết kinh nghiệm
Quan sát các hoạt động giáo dục của học sinh có liên quan đến giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường; Tổng kết kinh nghiệm trong việc tổ chức giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn quận Hải An, thành
phố Hải Phòng.
c) Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của
các biện pháp đề xuất đối với: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhà trường về vấn đề
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu thu được.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học


sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận Hải An, thành phố
Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn quận Hải An, thành phố

Hải Phòng
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngồi
Các công ước của Liên Hợp quốc, những thỏa thuận, hiệp ước quốc tế từ
cuối thế kỷ XX đã thể hiện rõ sự quan tâm của các nhà khoa học, lãnh đạo các
quốc gia trên thế giới về khủng hoảng môi trường giai đoạn hậu cơng nghiệp.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đầu thế kỷ XXI đã chỉ ra rõ nét bức tranh hiện tại
và tương lai của nhân loại gắn với các kịch bản về nước biển dâng, BĐKH:
Cơng trình nghiên cứu cơ bản của Cơ quan phát triển Pháp (AFDAgence France
Development) “AFD và BĐKH, dung hòa giữa phát triển và khí hậu” (2009) đã
phân tích khí hậu là tài sản chung của thế giới, cuộc chiến chống BĐKH và các
công cụ tài chính chống BĐKH.
Ngồi ra, cịn nhiều nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Châu Âu, Châu Á bàn
về vấn đề này: Solutions for climate change challenges in the built environment/
Ed: Colin A.Booth, Felix N.Hammond, Jessica E.Lamond, David G.Proverbs. –
Chichester: Wiley-Blackwell, 2012; Museum & cultural heritage facing climate
change:International conference, 2013, H: Social science publish; The
handbook of global climate and environment policy/ Ed.: Robert FalknerHoboken: John Wiley & Sons, 2013; “Ancounting for health impacts of climate
change” – Mandaluyong City: Asia Development Bank.
Những nghiên cứu đầu tiên ở nước ngoài về đạo đức môi trường, từ
những năm 60 của thế kỷ XX giúp chúng ta hiểu được nội dung nhất định về


YTBVMT như: “The land ethics” in A sand County Almanac, tác giả Aldo
Leopold, New York. Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu về đạo đức
môi trường trên thế giới đã phổ biến và khá phát triển. Những vấn đề lý luận cơ
bản của đạo đức môi trường đã được chỉ ra như: khái niệm, biểu hiện, hệ thống

giá trị chuẩn mực của đạo đức môi trường, cơ sở và thực chất của đạo đức môi
trường,…Nghiên cứu tiêu biểu: The animal rights, environmental ethics
debate : The environmental perspective / Eugene C. Hargrove. - New York :
State university of New York, 1992. Những cơng trình nghiên cứu gần đây, khi
nêu vấn đề về đạo đức môi trường đều gắn với thực tiễn BĐKH. Tác giả Peter
S.Wenz, nhà nghiên cứu của trường Đại học Illinois (Mỹ) xuất bản cuốn:
“Environmental Ethics Today”, 2001. Joshua W.Busby, University of Texas –
Austin (2009)
1.1.2. Ở trong nước
Bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm
của tất cả các quốc gia và của mọi cơng dân trên tồn thế giới. Việt Nam đã nhận
thức rõ nhiệm vụ phải bảo vệ môi trường, trước hết là phải nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho nhân dân. Nhiều công trình, dự án nghiên cứu đã được triển
khai, tiêu biểu như: dự án điều tra cơ bản của tác giả Vũ Dũng phối hợp với Bộ
Tài nguyên và môi trường, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện“Đánh giá
đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay” (2010); cuốn “Chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương
(2013); “Đạo đức môi trường” của tác giả Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim
Hoàng (2011); “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường” Nguyễn
Thị Thơm, An Như Hải (2011).
Một số dự án, đề tài lớn nghiên cứu đạo đức môi trường không những nêu
bật thực trạng, nguyên nhân của các vấn đề mơi trường hiện nay, mà cịn nhấn
mạnh đến nhận thức, thái độ, hành vi của con người đối với môi trường: Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ đầu tiên về đạo đức môi trường ở nước ta là “Đạo đức môi
trường – Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới”, chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Văn Phúc thực hiện trong 2 năm 2009 – 2010; Dự án điều tra cơ bản
“Đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay” do chủ nhiệm đề tài Vũ

Dũng, Bộ Tài nguyên và môi trường giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam
thực hiện trong 2 năm 2009-2010; “Đạo đức sinh thái và giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường sinh thái” của tác giả Vũ Trọng Dung năm 2009; “Đạo đức môi
trường” của tác giả Nguyễn Đức Khiển xuất bản năm 2011. Các công trình
nghiên cứu về đạo đức mơi trường giúp chúng ta thấy: đạo đức môi trường (hay
đạo đức sinh thái) là một lĩnh vực của đạo đức xã hội, ngày càng góp phần bổ
sung thêm những tiêu chí đánh giá về đạo đức con người trong xã hội hiện đại;
có mối quan hệ thống nhất với ý thức bảo vệ môi trường.
Truyền thống văn hóa của con người Việt Nam là truyền thống “hòa hợp
với thiên nhiên”. Nội dung này được phản ánh trong nghiên cứu của tác giả
Phạm Thành Nghị (chủ biên) (2005), “Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì
mục tiêu phát triển bền vững”; Trần Lê Bảo (chủ biên) (2001), “Văn hóa sinh
thái – nhân văn”; ... Ngày nay, trong điều kiện mới ở Việt Nam, văn hóa sinh
thái có sự chuyển đổi. Chúng ta cần xây dựng giá trị “văn hóa thiên nhiên” trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo tác giả Chu
Khắc Thuật – Nguyễn Văn Thủ (chủ biên), “Văn hóa, lối sống với mơi trường”,
tuy khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão nhưng bản chất và điều kiện
cho sự sống, đời sống văn hóa con người vẫn cần đến tự nhiên, cần môi trường
sinh thái trong sạch, ổn định, bền vững.
Trước yêu cầu bảo vệ mơi trường sinh thái, một số cơng trình nghiên cứu


Việt Nam đã đề cập và phân tích vấn đề ý thức sinh thái khá sâu sắc, từ đó tìm

ra căn nguyên cơ bản và giải pháp cho môi trường sinh thái hiện nay. Cuốn
“Văn hóa sinh thái – nhân văn” của tác giả Trần Lê Bảo chủ biên (2001); Cuốn
“Ý thức sinh thái và sự phát triển lâu bền” của tác giả Phạm Văn Boong xuất
bản năm 2002;.. những luận giải của các nhà khoa học đã trở thành chỉ dẫn quý
báu cho tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu đề tài của luận án
Như vậy có thể thấy vấn đề về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường của một số đề tài đã có nhiều tác giả nghiên cứu.


Tuy nhiên trong các cơng trình của các tác giả mà chúng tơi tìm kiếm được thì
chưa có cơng trình hay bài viết khoa học nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề
quản lý giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường. Đã có một số cơng trình nghiên cứu
của một số tác giả đưa ra thực trạng và giải pháp về giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường trong hoạt động học tập nhưng không nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học phổ thông.
Mặt khác, ở các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn quận Hải An,
thành phố Hải Phòng cho đến nay, cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu về cơng
tác học sinh nói chung và vấn đề quản lý giáo dục ý bảo vệ môi trường cho học
sinh Trung học Phổ thơng nói riêng. Chính vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp
quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học
phổ thông quận hải an thành phố hải phòng theo định hướng phát triển bền vững
là vấn đề mới mẻ phù hợp với yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và đổi
mới giáo dục hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Học sinh và ý thức bảo vệ mơi trường
Học sinh hay Học trị là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi

-

học (từ 6–18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học phổ thông
hoặc trung học phổ thông. Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình
và nhà trường. Học sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất
cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.
-

Khái niệm ý thức


Ý

thức con người là một phạm trù rất rộng, là đối tượng nghiên cứu của

rất nhiều khoa học khác nhau như tâm lý học, triết học, luật học, văn học, kinh
tế học, nghệ thuật học, đạo đức học,... Mọi trạng thái tâm lý, mọi dạng hoạt
động sống của con người đều là biểu hiện và bị chi phối bởi ý thức con người.
Mỗi lĩnh vực nghiên cứu làm rõ đặc trưng của ý thức tinh thần con người theo
khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxit, ý thức
con người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người một cách năng


động, sáng tạo. Ý thức là hình ảnh tinh thần chủ quan về thế giới khách quan.
“Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý, và tồn tại
của con người là q trình đời sống hiện thực của con người”. “Khơng phải ý
thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. Ý thức con
người mang bản chất xã hội, hình thành, phát triển gắn liền với sự phát triển
các quan hệ xã hội, đồng thời phản ánh và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Ý

thức có kết cấu phức tạp gồm nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với

nhau, có thể phân chia kết cấu đó theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo
chiều ngang, ý thức bao gồm: tri thức, niềm tin, tình cảm và ý chí; trong đó tri
thức là nhân tố cốt lõi. Theo chiều dọc, ý thức được chia theo những “lát cắt”
của chiều sâu nội tâm con người bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vơ thức.
Nhìn ở phương diện ý thức xã hội, theo trình độ phản ánh, đó là sự phản
ánh tồn tại xã hội với những cấp độ khác nhau như: ý thức thông thường và ý

thức lý luận (hay tâm lý xã hội và hệ tư tưởng). Theo nội dung và lĩnh vực phản
ánh đời sống, ý thức xã hội gồm nhiều hiện tượng tinh thần, những hình thái ý
thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội với phương thức khác nhau như: ý thức
chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ,
ý

thức tôn giáo. Theo chủ thể phản ánh, ý thức xã hội gồm ý thức giai cấp, ý

thức dân tộc, ý thức xã hội. Theo phương thức tồn tại thì ý thức xã hội gồm tri
thức, niềm tin, tình cảm, giá trị, ý chí. Theo phương thức hoạt động thì ý thức
xã hội gồm nhận thức, đánh giá, động cơ.
Thứ hai, tiếp cận theo góc độ nghiên cứu của tâm lý học, “Ý thức là hình
thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Đó là phản ánh bằng ngơn
ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế
giới khách quan” . Ý thức là một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm nhiều mặt, là
chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn con người một chất lượng mới. Nó bao
gồm ba mặt liên kết và thống nhất hữu cơ với nhau: Mặt nhận thức (nhận thức
cảm tính, nhận thức lý tính là hạt nhân của ý thức); Mặt thái độ (cảm xúc, thái
độ lựa chọn, thái độ đánh giá); Mặt năng động của ý thức (khả năng lập kế
hoạch, dự kiến, mục tiêu, động cơ, ý chí,...) .


Thứ ba, theo góc độ tiếp cận của đạo đức học, ý thức thể hiện ở ý thức đạo
đức đặt trong mối quan hệ với thực tiễn đạo đức. “Ý thức đạo đức là sự thể hiện
thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với
hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp
con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện
những nghĩa vụ đạo đức. Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm
đạo đức con người. Tóm lại, ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo
đức, tình cảm và ý chí đạo đức”. Ý thức đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với

thực tiễn (hành vi) đạo đức để đem lại những lợi ích cho xã hội và ngăn ngừa
cái ác.
Thứ tư, ý thức theo góc độ tiếp cận của chính trị học thì chủ yếu thể hiện
qua ý thức chính trị, văn hóa chính trị. “Ý thức chính trị là sự phản ánh quan hệ
chính trị, kinh tế - xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng
như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước...Ý thức chính trị bao
gồm hai cấp độ: ý thức chính trị thực tiễn và hệ tư tưởng chính trị”. Ý thức
chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa chính trị. “Văn hóa chính trị được
xem là chất lượng tổng hợp của tri thức và kinh nghiệm hoạt động chính trị, là
tình cảm và niềm tin chính trị của mỗi cá nhân tạo thành ý thức chính trị, thành
động cơ thúc đẩy họ vươn tới những hành động chính trị một cách tự giác phù
hợp với lý tưởng chính trị của xã hội” . Văn hóa chính trị được hình thành trong
thực tiễn chính trị, chi phối hoạt động của các cá nhân, các nhà chính trị và định
hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị. Cấu trúc
gồm: Tri thức, hiểu biết về chính trị; Niềm tin lý tưởng của mỗi cá nhân trong
đời sống chính trị; Ý thức về sự đổi mới trong chính trị; Các giá trị văn hóa và
chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc; Hệ tư tưởng chính trị, đường lối
chính trị, nhiệm vụ, chiến lược và sách lược trong hoạt động chính trị là bộ phận
quan trọng nhất.
Tóm lại, qua nhiều cách tiếp cận khác nhau, quan niệm về ý thức có những
điểm chung khẳng định: ý thức con người tồn tại ở dạng tinh thần, có mối quan
hệ chặt chẽ với những điều kiện tồn tại xã hội nhất định, có khả năng tạo động


lực thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người theo hướng tích cực, tự giác,
nhằm cải tạo hiện thực. Trong số những quan niệm trên, quan niệm về ý thức
theo triết học duy vật biện chứng là khái quát nhất, bao hàm các khía cạnh của ý
thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tâm lý,... Cấu trúc của ý thức theo mỗi góc
độ tiếp cận sẽ bao hàm những thành tố nhất định. Dựa trên điểm chung của các
cách tiếp cận và dựa trên đặc trưng cách tiếp cận của chính trị học, cấu trúc của

ý

thức về cơ bản bao gồm: Tri thức, niềm tin, tình cảm, giá trị, ý chí.
Ý

thức phát triển biểu hiện ở khả năng tổng hợp tri thức và tạo nên tri thức

mới; ngồi ra cịn biểu hiện ở những khả năng khác (tưởng tượng phong phú,
tiên đốn, dự báo tương lai, có khả năng thơi miên, ngoại cảm, thấu thị,...). Tính
sáng tạo của ý thức là không phải trực tiếp sinh ra các dạng vật chất mới làm
thay đổi thế giới, mà là khả năng điều khiển hoạt động thực tiễn con người có
phù hợp các quy luật khách quan hay khơng. Ý thức, tư tưởng định hướng hành
động con người có thể đúng hoặc sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những
điều kiện khách quan nhất định. Do vậy, vai trị của ý thức biểu hiện khi con
người có nhu cầu, động cơ, mục tiêu, niềm tin, lý tưởng tích cực hình thành trên
nền tảng nhận thức đúng đắn về thế giới, tạo động lực tinh thần từ bên trong
thơi thúc ý chí sẵn sàng hành động tích cực.
- Khái niệm môi trường

Thể hiện sự quan tâm nhất định về môi trường tự nhiên và mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác ngay từ thế
kỷ XIX đã đề cập đến vấn đề này khi bàn tới quá trình vận động và phát triển
của xã hội loài người như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Tuy nhiên, cho đến
trước thập niên 60-70 của thế kỷ XX, do thực tiễn môi trường chưa nghiêm
trọng phổ biến trên thế giới nên sự quan tâm của tồn nhân loại cịn hạn chế.
Đến nay, những vấn đề mơi trường tồn cầu đang đặt ra yêu cầu ngày
càng bức thiết đối với nghiên cứu, quan niệm về môi trường đã hết sức đa dạng,
tùy các góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau mà sử dụng các khái niệm khác
nhau: môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, môi trường địa lý,
môi trường sống.



Trong triết học, quan niệm về môi trường được thể hiện ở khái niệm “tự
nhiên”. Theo nghĩa rộng, “tự nhiên” là tất cả những gì đang tồn tại khách quan,
là tồn bộ thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện mn màu mn vẻ của nó.
Theo đó, những khái niệm như: “môi trường tự nhiên”, “môi trường địa lý” chỉ
là một bộ phận nhỏ của khái niệm “tự nhiên”.
Trong sinh học, khái niệm môi trường được hiểu là mơi trường tự nhiên
gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh,
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh
vật. Do đó, mơi trường tự nhiên bao gồm: mơi trường đất, mơi trường nước,
mơi trường khơng khí, mơi trường sinh vật.
Theo định nghĩa của UNESCO (1987), “môi trường sống” của con người
theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống, sản xuất của con người. Với nghĩa hẹp, khái niệm “môi trường sống” của
con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên
quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số diện tích nhà ở, chất lượng
bữa ăn hàng ngày, nước sạch, bầu khơng khí cho sinh hoạt, điều kiện vui chơi,
giải trí, mơi trường cho hoạt động học tập, mơi trường làm việc,...
Theo Điều 3, Luật “Bảo vệ môi trường” năm 2015: “môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật” .
Qua phân tích hàng loạt cách tiếp cận khái niệm, luận án tập trung làm rõ
khía cạnh mơi trường tự nhiên bao quanh cuộc sống con người (nhưng mang
nghĩa rộng hơn tự nhiên thuần túy trong sinh học, đồng thời khơng phải là tồn
bộ “giới tự nhiên” như trong triết học).
môi trường là hệ thống tổng thể các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có vai trị
quyết định trực tiếp hoặc ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động, sự phát triển của
con người trong những thời kỳ lịch sử nhất định.
Giữa môi trường và sự phát triển xã hội lồi người có mối quan hệ biện

chứng với nhau. môi trường là địa bàn tạo điều kiện cho hoạt động con người
diễn ra, đồng thời là đối tượng chịu sự tác động của con người. môi trường biến


đổi cũng thể hiện phần nào trình độ phát triển xã hội mỗi thời đại đạt được. Tuy
nhiên, không phải mọi sự biến đổi của môi trường đều cho thấy đó là dấu hiệu
phát triển. Có những biến đổi chỉ đáp ứng lợi ích trước mắt, theo một khía cạnh
ý

nghĩa nhất định chúng ta đã từng coi đó là bước phát triển của trình độ con

người trong quá trình chinh phục giới tự nhiên, song lại gây nên biến đổi tiêu
cực đối với môi trường. Quan điểm về sự phát triển xã hội cịn nhiều khía cạnh
phải nghiên cứu thêm, nhưng trong phạm vi xét ở mối liên hệ với mơi trường thì
phát triển cần được hiểu là q trình biến đổi cả đời sống xã hội con người lẫn
môi trường theo hướng tích cực và bền vững.
- Khái

niệm bảo vệ môi trường

Theo khoản 3 điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2015: Hoạt động bảo vệ
môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi
trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, cải thiện, phục
hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi
trường trong lành [76, 8]. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ
môi trường:
1- Bảo vệ mơi trường phải gắn kết hài hịa với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia
phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và tồn cầu.
2 - Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm

của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3- Hoạt động ô nhiễm môi trường phải thường xuyên, lấy phịng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng.
4 - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai
đoạn.
5 - Mỗi tổ chức, cá nhân, gia đình gây ô nhiễm môi trường phải có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
Như vậy, bảo vệ mơi trường là q trình bảo vệ và khai thác hợp lý các


nguồn tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa và khắc phục những tác động bất lợi
của sự suy thối mơi trường; gìn giữ mơi trường sống nhằm đảm bảo sự phát
triển của con người.
- Khái

niệm ý thức bảo vệ môi trường

Con người trong xã hội tồn tại và phát triển không thể tách khỏi mối quan
hệ với môi trường sống. Để phát triển bền vững, con người cần giải quyết hài
hòa tất cả các mối quan hệ kinh tế - xã hội - sinh thái. Do vậy, ý thức con người
cần phải phản ánh đúng đắn và định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn, giúp
con người giải quyết tốt các mặt đó.
YTBVMT là một nội dung của ý thức, chịu sự qui định của những điều
kiện môi trường nhất định. Nội hàm khái niệm YTBVMT chưa có nghiên cứu
nào phân tích cụ thể, nhưng rất gần với khái niệm “ý thức sinh thái”, “ý thức
đạo đức môi trường” đã được làm rõ ở một số cơng trình nghiên cứu:
Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, ý thức sinh thái là những quan điểm, quan
niệm của con người về môi trường tự nhiên; về mối quan hệ và sự tác động lẫn

nhau giữa con người (xã hội) với mơi trường đó; về tình cảm, thái độ và trách
nhiệm của con người trong việc giải quyết các vấn đề sinh thái nhằm đạt đến mục
tiêu phát triển bền vững . Tác giả Phạm Văn Bông đưa ra cách hiểu về
ý

thức sinh thái: là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái

và ý thức về trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó . Tác giả Phạm
Thành Nghị kế thừa quan niệm này khi bàn về “ý thức sinh thái cộng đồng”: Ý
thức sinh thái cộng đồng có thể hiểu là những quan điểm, quan niệm của cộng
đồng về môi trường; về mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa con người,
cộng đồng và môi trường; thái độ và trách nhiệm của con người, cộng đồng
trong giải quyết các vấn đề sinh thái .
Như vậy, một số tác giả đã phân tích khái niệm ý thức sinh thái là khả năng
phản ánh của con người trước thực trạng sinh thái môi trường, thể hiện qua hệ
thống quan điểm, thái độ, tình cảm, trách nhiệm với môi trường sinh thái. Tuy
nhiên, các tác giả chưa làm rõ: ý thức sinh thái (cũng tương tự như ý thức nói
chung) phản ánh lĩnh vực mơi trường sinh thái và có khả năng tác động trở lại


mơi trường sinh thái theo hai khuynh hướng (tích cực hoặc tiêu cực). Hơn nữa,
các nghiên cứu chưa chỉ ra điểm khác biệt giữa khái niệm ý thức sinh thái với
khái niệm YTBVMT, mặc dù hai khái niệm rất gần nhau, trong nhiều trường
hợp được sử dụng ngang nhau.
Theo tác giả của luận án, khái niệm YTBVMT khác với “ý thức sinh thái”
là: “Ý thức sinh thái” phản ánh cả hai khuynh hướng tác động trở lại của ý thức
con người tới mơi trường sinh thái (tích cực hoặc tiêu cực). Khái niệm
YTBVMT sẽ tập trung nhấn mạnh một khuynh hướng của ý thức tích cực và
khả năng tác động trở lại môi trường một cách phù hợp, giúp giải quyết đúng
đắn những vấn đề liên quan.

Do vậy, để làm rõ hơn khuynh hướng tác động tích cực của ý thức con
người đến môi trường, tác giả luận án đưa ra quan niệm về YTBVMT:
YTBVMT là sự phản ánh đúng đắn các vấn đề môi trường và mối quan hệ
giữa con người với môi trường trên cơ sở nhận thức khoa học, thể hiện bằng
tình cảm tích cực, niềm tin, ý chí mạnh mẽ trong định hướng hành vi con người
theo một hệ chuẩn mực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của
con người.
Khái niệm YTBVMT có thể được tiếp cận theo góc độ YTBVMT của cá
nhân (đặc biệt là các cá nhân lãnh đạo có vai trò quan trọng trong cộng đồng) và
YTBVMT của cộng đồng xã hội. Mặt khác, YTBVMT cũng thể hiện khả năng
phản ánh những vấn đề môi trường với các cấp độ nhận thức khác nhau, từ đó,
mức độ định hướng cho hành vi con người khác nhau. Nếu YTBVMT hạn chế
thì không phải đời sống ý thức con người về môi trường sẽ trống rỗng. Khi đó,
trong đời sống ý thức con người sẽ có những dạng thức khác của ý thức phản
ánh về môi trường nhưng không đúng đắn khoa học, dẫn đến tình cảm, thái độ,
động cơ hành động của con người khơng tích cực, gây nên nhiều hậu quả khôn
lường.
1.2.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
-

Khái niệm giáo dục

Theo tác giả Phạm Viết Vượng, “giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc


biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
các thế hệ lồi người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển,
tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà
xã hội lồi người khơng ngừng tiến lên”. Giáo dục là quá trình tác động để hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo mục đích xã hội, q trình này được thực

hiện bằng các con đường quan trọng: Giáo dục thông qua dạy học; Giáo dục
thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng; Giáo dục thông qua
sinh hoạt tập thể; Giáo dục thơng qua q trình tự tu dưỡng. Trong đó, giáo dục
thơng qua con đường tự tu dưỡng hay là q trình tự giáo dục biểu hiện tính tích
cực cao nhất của con người. Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời
sống con người, không chỉ là sản phẩm của đời sống con người mà trở thành
nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. “Xem xét dưới góc
độ triết học, chúng ta thấy rằng: giáo dục là một quá trình gồm hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục. Giai
đoạn thứ hai, là thông qua sự tác động này làm cho đối tượng giáo dục tự biến
đổi, tự hoàn thiện bản thân” .


mỗi thời kỳ nhất định, trong những lĩnh vực khác nhau, gắn với mỗi đối

tượng, mục tiêu khác nhau thì nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo
dục có tính đặc thù. Trong lĩnh vực cơng tác tư tưởng, giáo dục tư tưởng mà đặc
biệt là giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, theo tác giả Lương Khắc Hiếu, “đó là
q trình lĩnh hội, tiếp thu ý thức và hệ tưởng xã hội chủ nghĩa biến chúng thành
nhận thức, niềm tin, giá trị, lý tưởng của đối tượng phấn đấu cho sự thắng lợi của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, điểm chung của các quan niệm về giáo dục là quá trình tác động
của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục theo nội dung và phương thức nhất
định nhằm thúc đẩy nhận thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng, tính tích cực, sáng
tạo trong hành động, góp phần hồn thiện nhân cách con người đáp ứng u cầu
của thực tiễn. Q trình giáo dục có nhiều giai đoạn, cấp độ, trong đó tự giáo
dục là giai đoạn có vai trị rất quan trọng, thể hiện sự tự giác, chủ động lĩnh hội
tri thức và rèn luyện kỹ năng, làm cho đối tượng giáo dục đồng thời cũng trở



thành chủ thể giáo dục.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ln nhấn mạnh vai trị của tự giáo
dục ở mỗi cá nhân (trong tác phẩm Đường Cách Mệnh). Sự tự giáo dục chính là
sự tự ý thức về nhân cách, tự rèn luyện, tự thể hiện, tự kiểm sốt để tạo nên “cái
tơi” nhân phẩm. Q trình tự giáo dục là q trình thể hiện tính năng động, chủ
động, tích cực, tự giác của ý thức, tạo nên sức mạnh thôi thúc từ bên trong tinh
thần của mỗi người. Trước hết, con người ý thức được cái cần phải làm để tránh
sự trừng phạt của thiết chế xã hội. Sau đó, con người ý thức được điều cần làm
để tránh phải xấu hổ trước người khác, tránh dư luận xấu của xã hội. Cao hơn
cả, con người ý thức điều cần làm để tránh xấu hổ với bản thân. Như vậy, giáo
dục phải thúc đẩy mặt năng động của ý thức, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân
ái, nhân văn cao thượng, hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách. Hành vi
của con người từ đó được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội,
thúc đẩy tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người, như Hồ Chí Minh đã
từng nói: “Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng
tránh”.
-

Khái niệm giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh

GDYTBVMT là q trình tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, tình
cảm, niềm tin, động cơ, ý chí, từ đó thay đổi hành vi trong ứng xử với môi
trường theo hướng phù hợp, góp phần cải tạo thực tiễn. Với mỗi bộ phận xã hội
khác nhau, GDYTBVMT có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,
phương tiện khác nhau để sao cho quá trình thúc đẩy sự phát triển YTBVMT
của nhân dân đạt hiệu quả cao.
Với học sinh, việc GDYTBVMT là hoạt động tập trung vào khía cạnh tác
động đến mặt ý thức tư tưởng của học sinh về bảo vệ môi trường, góp phần thơi
thúc sự phấn đấu khơng ngừng của học sinh trong điều kiện mơi trường sống

đang có nhiều diễn biến bất lợi.
GDYTBVMT cho học sinh là quá trình tác động có mục đích của chủ thể
giáo dục với nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện phù hợp, nhằm
trang bị tri thức khoa học, định hướng tình cảm, niềm tin, giá trị và ý chí sẵn


sàng hành động bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng văn hóa mơi trường
trong học sinh.
GDYTBVMT phải là q trình thường xun, qua đó, học sinh lĩnh hội
được tri thức đúng đắn, xây dựng những giá trị chuẩn mực trong ứng xử với mơi
trường, được trải nghiệm để có kỹ năng, kinh nghiệm trong giải quyết các vấn
đề môi trường hiện tại và tương lai.
Cũng như bất kỳ quá trình giáo dục nào khác, GDYTBVMT cho học sinh
là quá trình khơng ngừng phát huy năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện của bản
thân người học sinh. Năng lực tự giáo dục bản thân làm học sinh tăng cường
khả năng tự nghiên cứu, tự kiểm tra, tự giác hoạt động, giúp họ phát triển hoạt
động sáng tạo độc lập, phát triển các thói quen lành mạnh và phương pháp làm
việc độc lập. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng tri thức của mỗi học sinh, làm tăng
khả năng vận dụng những tri thức và biến nó thành cái của mình. Yếu tố này cần
được kích thích từ nhu cầu, lợi ích thiết thực và đúng đắn khi tham gia hoạt
động bảo vệ môi trường.
1.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung phổ thông
1.3.1. Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở giai đoạn đầu tuổi thanh
niên (thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh). Đây là thời kỳ đạt được sự
trưởng thành về mặt cơ thể, nhưng sự phát triển thể lực của các em còn kém so
với người lớn, các em đến trường học tập dưới sự lãnh đạo của người lớn, phụ
thuộc vào người lớn.
1.3.1.1 Đặc điểm hoạt động học tập
Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động và tính độc

lập hơn học sinh THCS, địi hỏi trình độ tư duy lý luận phát triển. Hứng thú học
tập của các em có những thay đổi rõ rệt, có tính bền vững và gắn liền với
khuynh hướng nghề nghiệp. Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ
lựa chọn khá rõ ràng: có em thích học các mơn khoa học xã hội, có em lại thích
học các mơn khoa học tự nhiên, thái độ học tập của thanh niên học sinh gắn liền
với động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa của mơn học. Ở


nhiều em xuất hiện thái độ học lệch, tích cực học những môn được coi là quan
trọng đối với nghề mình chọn, cịn sao nhãng hầu hết các mơn học cịn lại.
1.3.1.2 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ


thanh niên mới lớn, tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các q trình

nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Q trình quan sát đã
chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư
duy ngôn ngữ. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ,
đồng thời vai trị của ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ. Đặc biệt
các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT có sự thay đổi quan trọng, các em
có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy
của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán
của tư duy cũng phát triển.
Tuy vậy, hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa
tuổi như trên còn chưa nhiều. Khiếm khuyết cơ bản trong hoạt động tư duy của
nhiều em là thiếu tính độc lập. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực
độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái
hiện tư tưởng của người khác. Vì thế nhà trường cần đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học.


1.3.1.3 Sự phát triển ý thức
Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của HS THPT với những đặc điểm cơ bản sau:
+ Các em tiếp tục chú ý đến hình dáng bên ngồi của mình, hình ảnh về
thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức của thanh niên mới lớn.
+ Ở tuổi thanh niên, quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sơi
nổi và có tính chất đặc thù riêng. Thanh niên tìm hiểu và đánh giá những đặc
điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích và hồi bão của mình
+ Sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động:
Địa vị mới trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh. Các
em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vật mà họ coi là tấm gương, là thần


tượng.
+

Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp, các em khơng chỉ nhận thức

về cái tơi của mình trong hiện tại mà cịn nhận thức vị trí của mình trong xã hội,
hiện tại và tương lai.
+

Thanh niên cịn có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện

những quan hệ nhiều mặt của nhân cách và biết cách đánh giá nhân cách của
mình trong tồn bộ những thuộc tính nhân cách.
+

Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, mặt


yếu của những người cùng sống và chính mình. Đồng thời các em cũng có
khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Song việc tự
đánh giá bản thân nhiều khi chưa khách quan, có thể sai lầm, cần giúp đỡ khéo
léo để các em hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình.
+

Trên cơ sở tự ý thức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tự giáo dục ở HS

THPT cũng được phát triển. Tuy các em chưa thật có lịng tin và tự giáo dục
hoặc chưa thành công trong tự giáo dục, nhưng vấn đề tự giáo dục của HS
THPT thật sự là cần cho sự phát triển của chính các em: Vừa là đối tượng, vừa
là chủ thể của giáo dục, các em là những nhân cách đang vươn lên để trở thành
người công dân ... Các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù của lứa tuổi, vừa
là chủ thể của giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường. Trong q trình hình thành và
phát triển nhân cách, học sinh trung học phổ thơng đã có đầy đủ các điều kiện cơ
bản về nhận thức, ý chí hoạt động. để biến q trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo, quyết định kết quả phát triển tài đức của cá nhân. Tuy nhiên, với kinh
nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, học sinh trung học phổ thông dễ chao
đảo trong hành vi hoạt động của mình.
1.3.1.4. Sự hình thành thế giới quan
Học sinh THPT - tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định sự hình
thành của thế giới quan. Đây là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi
thanh niên HS. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển
của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên, XH thông qua các môn học ở
bậc THPT, ở lứa tuổi mới lớn quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến


con người. Vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và XH,
giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm và trách nhiệm. Nói chung các em có

khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì XH.
Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em phân tích, đánh giá các
hiện tượng XH, các thang giá trị đang có những diễn biến khơng đơn giản, biết
ủng hộ, bảo vệ cái đúng, phản đối ngăn chặn cái sai, biết chống lại sự xâm nhập
của thế giới quan của giai cấp bóc lột, biết chống mê tín dị đoan và các tư tưởng
duy tâm khác.
1.3.1.5. Đời sống tình cảm


tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với những lứa

tuổi khác, do khao khát muốn có một vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em
muốn sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín,
có vị trí nhất định trong nhóm. Các em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi,
cùng lớp, cùng trường, hoặc ngồi trường. Trong cơng tác giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho HS THPT cần chú ý tới ảnh hưởng của nhóm - hội tự phát
ngồi nhà trường và có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách
tổ chức các hoạt động tập thể có tổ chức, đồn thể để phát huy được tính tích
cực của thanh niên.
Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và đa dạng,đặc
biệt là tình bạn: các em có nhu cầu lớn về tình bạn, các em có nhu cầu cao hơn
về tình bạn (tính chân thật, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau ...). Các em có khả
năng đồng cảm tình bạn. Tình bạn của các em mang tính xúc cảm cao.
Các em thường lý tưởng hóa tình bạn. Ở thanh niên mới lớn, quan hệ
giữa nam và nữ được tích cực hóa rõ rệt. Nhóm bạn ở THPT thường có nam và
nữ. Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng lên. Ở một số em, xuất hiện
những sự lôi cuốn đầu tiên mạnh mẽ: tình yêu. Tình yêu ở HS THPT thường là
trong trắng, tươi sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Nhà trường
phải giáo dục cho HS một tình u chân chính dựa trên cơ sở thơng cảm hiểu
biết, tơn trọng và cùng có một mục đích, lý tưởng chung.

Để giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho HS THPT có hiệu quả, chúng


ta cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các em, đó là mối quan hệ bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Chúng ta cần tin tưởng các em, tạo điều kiện để các
em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo độc lập, giúp các em nâng cao
tinh thần trách nhiệm của bản thân và tạo điều kiện thuân lợi cho sự phát triển
nhân cách HS.
1.3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường trung học phổ
thông là một nội dung rất quan trọng. Giáo dục thực chất là quá trình truyền lại
kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ sau, thế hệ sau lĩnh hội những kinh
nghiệm để tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội nhằm duy
trì và phát triển xã hội loài người. Tuy nhiên, thế hệ sau khơng chỉ lĩnh hội tồn
bộ những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại mà còn bổ sung, làm phong phú
thêm những kinh nghiệm của loài người - đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thơng dựa
vào cộng đồng đóng một vai trò quan trọng nên phải được tổ chức, thực hiện
một cách bài bản từ xác định rõ mục tiêu, nội dung và các hình thức, con đường
giáo dục hợp lý từ đó giáo dục là một q trình tác động có kế hoạch, có nội
dung và phương pháp phù hợp với đối tượng giáo dục nhằm thúc đẩy sự thay
đổi của đối tượng về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường học sinh là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu của hoạt động giáo ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh ở các
nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng về cơ bản đều có điểm chung
là để nhà quản lý thực hiện các chức năng của nhà quản lý. Qua đó để nắm bắt,

đánh giá tình hình giáo dục nếp sống cho học sinh và các vấn đề liên quan đến
họat động này. Từ đó xem xét điều chỉnh và tìm ra các biện pháp, giải pháp tác


động trở lại với hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ý thức cho học
sinh; khắc phục những hạn chế, thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục
của nhà trường.
Quản lý giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường
luôn đạt hiệu quả sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường. Về cơ bản học sinh chịu sự tác động giáo dục hồn tồn của nhà trường
do đó vai trị của việc giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho học sinh có ý
nghĩa rất lớn đối với việc tu dưỡng học tập của học sinh.
Nhìn ở một góc độ cụ thể khác thì quản ý thức bảo vệ mơi trường cho học
sinh trung học phổ thơng cịn giúp cho nhà trường triển khai tốt hơn các mặt
công tác khác như: tổ chức các hoạt động quản lý, tổ chức các hoạt động giáo
dục, chăm sóc, bảo vệ học sinh.
Đối với trường trung học phổ thông, công tác quản lý của người lãnh đạo
có vai trị quan trọng trong việc đổi mới, nội dung, chương trình giáo dục. Ngoài
việc truyền tải kiến thức, học sinh trung học phổ thơng cịn phải thực hiện nhiều
cơng tác khác.
1.3.2.2. Nội dung và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho
học sinh trung học phổ thông
Giáo dục được thực hiện chủ yếu qua hoạt động dạy học trên lớp và các
hoạt động ngoài giờ lên lớp. hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với
nhau
Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khố trên lớp: Nội dung các
mơn học văn hố (tự nhiên và xã hội) giúp học sinh phát triển cả về đức, trí, thể,
mỹ, đặc biệt mơn Văn, Sử, Địa, Sinh học có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục ý thức bảo vệ mơi trường, hình thành ý thức cộng đồng.

Mặt khác qua nhân cách của thầy cô, (kiến thức chuyên môn, năng lực sư
phạm, tác phong lên lớp...) sẽ để lại trong lịng học sinh những hình ảnh đẹp của
người thầy, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành những ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh.


×