Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kon plông, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI THANH PHONG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI THANH PHONG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng - Năm 2016



download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thanh Phong

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn............................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. .............................................................. 3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM ......................................... 7
1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ............................. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của nơng nghiệp ................................. 7
1.1.2. Phát triển nơng nghiệp ...................................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa của PTNN trong nền kinh tế quốc dân .............................. 10
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NƠNGNGHIỆP.................. 11

1.2.1. Phát triển về mặt quy mơ ................................................................ 11
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý ............................ 12
1.2.3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp ........................................................ 14
1.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực ..................................... 15
1.2.5. Mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ............... 17
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTNN ........................................ 18
1.3.1. Môi trường thể chế .......................................................................... 18
1.3.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 19
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 19
1.4. KINH NGHIỆM PTNN CỦA TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI ............. 21
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 21

download by :


1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài................................................................. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
KON PLÔNG.............................................................................................................. 33
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
KON PLÔNG THỜI GIAN QUA .................................................................. 33
2.1.1. Đặc điểm môi trường thể chế ......................................................... 33
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 33
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................. 37
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KON PLÔNG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ............................................................................... 44
2.2.1. Phát triển về quy mô: ...................................................................... 44
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp .................................................... 52
2.2.3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp ........................................................ 54
2.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực ..................................... 56
2.2.5. Mở rộng thị trường, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ............... 63

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN............... 64
2.3.1. Những thành công đạt được ............................................................ 64
2.3.2. Hạn chế............................................................................................ 65
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 66
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN

NÔNG

NGHIỆP HUYỆN KON PLÔNG TRONG TƯƠNG LAI................................. 68
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................... 68
3.1.1. Dự báo sự biến động của môi trường PTNN huyện Kon Plông ..... 68
3.1.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Kon Tum, huyện
Kon Plông đến năm 2020 .......................................................................... 72
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN
KON PLÔNG TRONG TƯƠNG LAI ............................................................ 75

download by :


3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển về mặt quy mơ...................................... 75
3.2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong NN ................ 77
3.2.3. Nhóm giải pháp hồn thiện tổ chức sản xuất trong NN ................. 78
3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nơng nghiệp ..................................................................................... 80
3.2.5. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng thị trường và đẩy mạnh liên kết ... 85
3.3. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ................................................................ 86
3.3.1. Đối với Chính phủ........................................................................... 86
3.3.2. Đối với tỉnh ..................................................................................... 87
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa là

Viết tắt
GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX

Giá trị sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

PTNN

Phát triển nông nghiệp

CTCP

Công ty cổ phần


TNHH

trách nhiệm hữu hạn

MTV
NN
NNCNC
NN&PTNT
SXNN

Một thành viên
Nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sản xuất nông nghiệp

GO

Giá trị sản xuất

VĐT

Vốn đầu tư

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Kon Plông

35

2.2.

Giá trị sản xuất của huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015

38

2.3.

Dân số - lao động huyện Kon Plông giai đoạn 2011 - 2015

42

2.4.

Cơ cấu lao động đang làm việc các khu vực (%)

42


2.5.

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho nơng nghiệp

43

2.6.

Diện tích gieo trồng giai đoạn 2011 - 2015 huyện Kon Plông

45

2.7.

Sản lượng, năng suất một số cây trồng chủ yếu

47

2.8.

Chăn nuôi gia súc giai đoạn 2011 - 2015

48

2.9.

Tình hình ni trồng thủy sản giai đoạn 2011 - 2015

51


2.10.

Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

51

2.11.

Hệ số đóng góp của nơng nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

52

2.12.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế

53

2.13.

Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp 2011 - 2015

54

2.14.

Thực trạng tổ chức sản xuất giai đoạn 2011 - 2015

55


2.15.

Biến động cơ cấu hình thức tổ chức sản xuất

55

2.16.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 2011 - 2015 (ha)

56

2.17.

Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp 2011 - 2015 (ha)

57

2.18.

Thực trạng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 2011 - 2015

57

2.19.

Thực trạng sử dụng lao động 2011 - 2015

58


2.20.

Giá trị sản phẩm trên 01 ha trồng trọt

60

2.21.

Giá trị sản phẩm trên 01 ha nuôi thủy sản (triệu đồng)

61

2.22.
2.23.

Năng suất lao động khu vực nông nghiệp giai đoạn 2011
- 2015
Hiệu quả sử dụng VĐT cho nông nghiệp giai đoạn 2011
- 2015

download by :

62
62


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Tên đồ thị

Số hiệu

2.1

Tăng trưởng kinh tế huyện Kon Plông giai đoạn 2011 -

Trang
38

2015
2.2

Cơ cấu kinh tế huyện Kon Plông giai đoạn 2011- 2015

download by :

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ
trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước
là khá lớn và không ngừng tăng lên, cung cấp đủ cho đời sống con người
những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm
này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa
có ngành nào có thể thay thế được.
Nơng nghiệp Việt Nam hiện nay đang đóng góp khoảng 20% GDP của

quốc gia, với kim ngạch xuất khẩu trên 30 tỷ USD/năm [18], với 10 sản phẩm
chủ lực có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên như: tôm, cà phê, gạo, điều, cao su, cá
tra, rau quả, tiêu, sắn, gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Nông nghiệp đã giải quyết
công ăn việc làm cho khoảng 50% lực lượng lao động cả nước và là nơi sinh
sống của 70% dân số. Chính vì vậy nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn luôn
được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong
gia đoạn hiện nay, nhất là quá trình hội nhập sâu rộng của nước ta với thế
giới, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững là nhu cầu rất cấp bách.
Kon Tum là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, thời gian qua nhìn
chung nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế rất quan trọng, đóng góp khoảng
35% giá trị tổng sản phẩm, giải quyết cho khoảng 60% lao động của tỉnh. Giai
đoạn 2011 - 2015 ngành nơng nghiệp có mức tăng trưởng bình qn đạt
khoảng 7%/năm; diện tích cà phê, sâm Ngọc Linh tiếp tục được mở rộng, tạo
ra các vùng chuyên canh cho chế biến, phát triển các sản phẩm chủ lực bước
đầu có kết quả … đã có những đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng

download by :


2

kinh tế chung của tỉnh đạt khoảng 13%/năm [13].
Kon Plông là huyện nằm ở phía Đơng Bắc, tỉnh Kon Tum, diện tích tự
nhiên 138.115,92 ha, có dân số khoảng 26.000 người [9]. Sản xuất nông
nghiệp huyện Kon Plông trong những năm gần đây có bước phát triển khá,
ngồi việc góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bước
đầu đã tạo ra được một số sản phẩm mũi nhọn như rau, hoa xứ lạnh, cá Tầm,
cá Hồi … góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Vùng du lịch sinh thái Quốc gia

Măng Đen - huyện Kon Plông. Tuy nhiên nông nghiệp huyện Kon Plơng vẫn
cịn nhiều mặt hạn chế như: q trình phát triển chưa phát huy tốt nhất lợi
thế so sánh, tiềm năng của địa phương; chưa đáp ứng được yêu cầu của q
trình xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn…
Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp huyện Kon Plông,
tỉnh Kon Tum” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Hy
vọng rằng, qua đề tài này sẽ giúp cho tác giả nâng cao nhận thức của bản
thân về những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp trong điều
kiện Việt Nam, làm rõ được thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum thời gian qua, và đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp
trong điều kiện Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Kon Plông, tỉnh Kon
Tum thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum trong tương lai.

download by :


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề kinh tế về phát triển nông nghiệp.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Luận văn nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
- Không gian: Tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ từ 2011
đến 2015; thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 3/2016 đến tháng 4/2016.
Tầm xa giải pháp đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc;
phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống; phương pháp thống kê; phương
pháp đối chiếu so sánh và một số phương pháp khác…
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương sau :
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp trong điều
kiện Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
- Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Kon Plông trong
tương lai.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
- Võ Xn Tiến (2015), Giáo trình Kinh tế nơng nghiệp (bài giảng cho
học viên lớp cao học Kinh tế phát triển - K29 tại Kon Tum). Tác giả đã trình
bày những vấn đề chung về nông nghiệp, hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt

download by :


4

Nam, cơ sở lý thuyết về kinh tế học nông nghiệp, kinh tế sử dụng các nguồn
lực trong nông nghiệp, tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, sản

xuất hàng hóa và chun mơn hóa trong sản xuất nơng nghiệp, thâm canh
nông nghiệp, kinh tế học cung cầu và cân bằng thị trường nơng sản, thị trường
và phân tích thị trường nông sản, thương mại quốc tế các sản phẩm nông
nghiệp, quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp, kinh tế sản xuất
ngành trồng trọt, chăn nuôi.
- Vũ Đình Thắng (2006), “Giáo trình Kinh tế nơng nghiệp”, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã trình bày tổng quan về kinh tế nông nghiệp,
đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học. Những nội dung
cơ bản về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu những
nội dung cơ bản về phát triển lực lượng sản xuất của nông nghiệp dưới giác
độ kinh tế học. Một số vấn đề về sản xuất và hàng hố thị trường nơng
nghiệp, trong đó chú trọng đến thị trường nơng sản…
- Bùi Quang Bình (2012), “Giáo trình Kinh tế phát triển”, NXB Thơng
tin và Truyền thơng. Tác giả đã nêu những đặc điểm của nông nghiệp, vai trị
của nơng nghiệp với phát triển kinh tế, các vấn đề về phát triển nông nghiệp
đối với phát triển kinh tế.
- Vũ Trọng Bình (2013), “Phát triển nơng nghiệp bền vững - Lý luận và
thực tiễn” Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế quốc dân, số 196
tháng 10 năm 2013, Tác giả đã giới thiệu khái niệm phát triển nông nghiệp
bền vững, các tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững, và
trình bày tóm tắt một số chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một
số quốc gia cũng như thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
- Võ Xuân Tiến (2015), “Đẩy mạnh tái cơ cấu nơng nghiệp Việt Nam”
Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam); Số: 4 (228); trang 51 đến 58. Bài viết đã đề cập nền kinh tế

download by :


5


nước ta đang trong q trình tái cơ cấu. Nơng nghiệp là một ngành sản xuất
lớn, cơ bản và là trụ đỡ cho nền kinh tế, khơng thể đứng ngồi q trình đó và
đề ra giải pháp để đẩy mạnh q trình này một cách hiệu quả nhằm giúp nơng
nghiệp, nông dân phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng cũng như cả
nền nông nghiệp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường.
- Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), “Tăng trưởng nông nghiệp và Phát triển
kinh tế ở Việt Nam” Trường đại học kinh tế quốc dân. Tác giả cho rằng ngành
nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua giai đoạn thặng dư nông nghiệp và bước
vào pha đầu tiên của giai đoạn hội nhập. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành
tập trung gần một nửa lao động có việc làm của nền kinh tế. Do đó việc đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới
không thể không giành sự quan tâm thích đáng cho nơng nghiệp. Để thúc đẩy
tăng trưởng nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Việt Nam cần thúc
đẩy tăng trưởng năng suất nông nghiệp trong dài hạn.
- Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2015), “Nông nghiệp Việt Nam
hướng tới phát triển bền vững”, bài viết trên báo điện tử Tạp chí Cộng sản
(đăng ngày 22/2/2015). Tác giả đã đề cập nông nghiệp Việt Nam mặc dù đã
có những thành tựu đến gần đây, nhưng cịn nhiều thách thức: năng lực cạnh
tranh của ngành nơng nghiệp cịn thấp; nhu cầu nơng sản thay đổi cả chất
lượng và sản lượng do dân số tăng; sức ép về việc làm cho lao động nông
thôn ngày càng tăng; biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ảnh hưởng lớn đến
nông nghiệp nước ta; tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua
chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra một số mục tiêu và giải pháp đột phát để phát triển bền vững nền
nông nghiệp.
- Nguyễn Thị Minh Phượng và Nguyễn Thị Minh Hiền (2012), “Đặc
điểm của công nghiệp chế biến nông sản và chuỗi giá trị đối với ngành hàng

download by :



6

nơng sản”. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 367. Bài viết phân
tích đặc điểm của chế biến nông sản và chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, tác
giả đã đưa ra một số yếu tố quyết định để hạ giá thành sản phẩm đó là: nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản, phát triển vùng ngun liệu có cự ly hợp
lý, xác định quy mơ cơng suất hợp lý, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ,
tăng tỷ lệ huy động công suất và giảm chi phí lưu thơng… để sản phẩm nơng
nghiệp gắn với chế biến.
- Nguyễn Bá Cầu (2011), “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum”, luận văn thạc sĩ Kinh tế. Tác giả đã hệ thống hóa các lý
thuyết về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp; đánh giá thực trạng của sản
xuất nông nghiệp huyện Sa Thầy; đề xuất các giải pháp phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Ngồi những tài liệu trên, cịn có nhiều những hội nghị, hội thảo, các bài
viết của các tác giả trên các tạp chí, trang thơng tin điện tử, .. liên quan đến
phát triển nông nghiệp huyện Kon Plơng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc,
tồn diện về lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Kon
Plơng thì chưa có cơng trình nào thực hiện, với luận văn này tôi đi sâu nghiên
cứu các vấn đề từ lý thuyết, thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Kon
Plông tỉnh Kon Tum thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển
nơng nghiệp, gắn với phát triển kinh tế xã hội của huyện thời gian đến.

download by :


7


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của nông nghiệp
a. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn ni, sơ chế nơng sản; theo nghĩa
rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản [12].
b. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
+ Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn rộng, có tính vùng
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây, con, nhiều loại, đa dạng,
phong phú, nên bất cứ điểm nào trên lãnh thổ, khơng thích hợp với loại cây
con này thì thích hợp với loại khác, bất kỳ ở đâu đều có thể cho sản phẩm, do
đó sản xuất nơng nghiệp phân bố khắp nơi. Lịch sử hình thành các loại đất,
quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác
nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều
kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, điều kiện về
lý, hóa v.v... nên mỗi vùng có sự tương thích đối với loại cây con khác nhau
do đó, đã làm cho SXNN mang tính khu vực rất rõ nét.
+ Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,
nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.
+ Đối tượng của SXNN là cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và

download by :



8

vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát triển và
diệt vong). SXNN mang tính thời vụ cao, đó là nét đặc thù điển hình nhất của
SXNN, bởi vì một mặt SXNN là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn liền với
quá trình tải sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen
kẽ vào nhau, song lại khơng hồn tồn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ
cao trong nơng nghiệp.
+ SXNN mang tính thời vụ cao, đó là nét đặc thù điển hình của sản xuất
nơng nhiệp.
Ngồi những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nơng
nghiệp nước ta cịn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:
+ Nơng nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
nơng nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc điểm
này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyển lên xây
dựng, phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố là rất thấp so với các
nước trong khu vực và thế giới.
+ Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ơn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn,
phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại
cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn
rất lớn trong q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp [12, tr.5-9].
c. Vai trị của ngành nơng nghiệp
+ Ngành nơng nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã
hội. Mặc dù ngày nay khoa học công nghệ rất phát triển, nhưng các sản phẩm
từ nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu tồn tại của con người là chưa thể thay thế.
+ Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho công nghiệp và khu vực thành thị: đó là cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, qua chế biến giá trị các sản

download by :


9

phẩm từ nông nghiệp tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của
nơng sản hàng hố, mở rộng thị trường; là nơi dự trữ và cung cấp nguồn lao
động dồi dào cho phát triển công nghiệp; cung cấp vốn cho sự phát triển kinh
tế, nhất là giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất,
xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nơng nghiệp có thể
được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiện của nông dân đầu tư vào các hoạt
động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông
sản v.v...
+ Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ: Các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, phần lớn dân cư sống trong khu
vực nông nghiệp, do vậy là nơi tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ các
nhà máy, công xưởng và các sản phẩm từ khu vực dịch vụ.
+ Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu: Trong quá trình phát triển, với
việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sẽ tăng năng xuất và sản
lượng, mà thị trường trong nước có sức cầu là hữu hạn, do đó sẽ xuất khẩu,
đem lại nguồn ngoại tệ về cho đất nước. Điều này có thể thấy rõ ở nước ta qua
giá trị xuất khẩu tăng liên tục, từ 3,65 tỉ USD năm 2000 lên hơn 30 tỷ USD
năm 2015.
+ Nơng nghiệp có vai trò quan trọng, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hố chất như phân bón hố
học, thuốc trừ sâu bệnh v.v... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình
canh tác dễ gây ra xói mịn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang
mở rộng diện tích đất rừng v.v... Vì thế, trong q trình phát triển sản xuất

nơng nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát
triển bền vững của môi trường [12, tr.2-4].
1.1.2. Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng giá trị

download by :


10

sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở
khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực trong nơng nghiệp và từng bước
nâng cao hiệu quả của sản xuất.
Phát triển nông nghiệp với tư cách là ngành kinh tế được hiểu là việc gia
tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hố nơng sản
của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trị của nó
trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp,
nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững [10, tr 11]
1.1.3. Ý nghĩa của PTNN trong nền kinh tế quốc dân [3]
+ Phát triển nơng nghiệp có ý nghĩa rất lớn đó là đóng góp thị trường
Nơng nghiệp phát triển sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và
ngoài nước, cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau.
+ Phát triển nơng nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định
Nông nghiệp phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho người dân, tăng thu
nhập kéo theo tăng tiêu dùng, tăng sản lượng của nền kinh tế.
+ Phát triển nơng nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an
ninh lương thực
Phát triển nông nghiệp giúp giảm nghèo nhanh chóng, đặc biệt là khu
vực nơng thôn;
Tăng trưởng nông nghiệp xét ở quy mô hộ gia đình, quốc gia, tồn cầu sẽ

đảm bảo ln có sẵn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực của cả quốc gia
cũng như tồn thế giới.
+ Phát triển nơng nghiệp góp phần phát triển nơng thơn
Phát triển nơng nghiệp và phát triển nơng thơn có quan hệ hữu cơ với
nhau, là điều kiện của nhau. Phát triển nơng nghiệp có điều kiện tích lũy để đầu
tư phát triển hạ tầng nông thôn và cải thiện đời sống dân cư tại nông thôn. Khi
nông thôn phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

download by :


11

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NƠNGNGHIỆP
1.2.1. Phát triển về mặt quy mô
a. Nội dung phát triển về mặt quy mô
Phát triển về mặt quy mô là sự gia tăng về quy mơ sản xuất (diện tích
gieo trồng, số lượng vật nuôi, sản lượng sản phẩm, giá trị sản lượng) của
ngành nông nghiệp theo thời gian. Về lý thuyết, phát triển về mặt quy mơ có
thể tiến hành theo các cách sau đây: (1) Gia tăng số lượng tuyệt đối quy mô
sản xuất trong điều kiện quy mô sản xuất của mỗi đơn vị không thay đổi; (2)
Gia tăng quy mô sản xuất của bản thân mỗi cơ sở sản xuất nơng nghiệp hiện
có nhưng khơng tăng thêm các cơ sở mới; (3) Kết hợp cả cách (1) và cách (2)
đó là vừa tăng số lượng các cơ sở mới, vừa tăng quy mô sản xuất của mỗi cơ
sở hiện có.
+ Diện tích gieo trồng: Là diện tích canh tác trên đó thực tế có gieo trồng
các loại cây nông nghiệp trong thời vụ gieo trồng nhằm thu hoạch sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu con người.
+ Sản lượng sản phẩm là tổng số sản phẩm do tất cả các cơ sở sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn sản xuất ra, trong một thời kỳ nhất định.

+ Giá trị sản xuất (giá trị tổng sản lượng) là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
quy mô sản xuất của ngành nơng nghiệp, nó cho biết tồn ngành đã sản xuất
ra khối lượng hàng hóa có giá trị là bao nhiêu trong 01 năm. Giá trị sản xuất
nơng nghiệp được tính theo hai loại giá: giá thực tế và giá so sánh.
b. Tiêu chí đánh giá
+ Biến động về quy mơ nuôi trồng hoặc sản lượng.
Công thức: ∆D = ∆D = Di - Do (định gốc) hoặc Di - Di-1 (liên hồn)
Trong đó:
∆D: Biến động quy mơ ni trồng hoặc sản lượng trong kỳ nghiên cứu.
Di: Quy mô nuôi trồng hoặc sản lượng ở năm i.

download by :


12

Di-1/Do: Quy mô ở năm i – 1 hoặc năm gốc.
Ý nghĩa: ∆D > 0: Có sự gia tăng; ∆D < 0: suy giảm.
+ Biến động về giá trị sản xuất:
Công thức: ∆G = Gi - Go (định gốc) hoặc ∆G = Gi - Gi-1 (liên hồn)
Trong đó:
∆G: Biến động GTSX ở thời kỳ nghiên cứu.
Gi: Là giá trị sản xuất ở ở năm i.
Go Là giá trị sản xuất ở ở năm gốc; Gi-1: Là giá trị sản xuất ở năm i - 1.
Ý nghĩa: ∆G > 0: Có sự tăng trưởng giá trị sản xuất trong thời kỳ nghiên
cứu; nếu ∆G < 0: Sự suy thoái.
+ Tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất hoặc cơ sở sản xuất:
Cơng thức tính: (đơn vị tính là %)

Trong đó:

Ti: Là tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất kỳ nghiên cứu.
Vi: Là giá trị sản xuất hoặc số lượng cơ sở chế biến năm i.
Vo: Là giá trị sản xuất hoặc số lượng cơ sở chế biến năm gốc.
Vi-1: Là giá trị sản xuất hoặc số lượng cơ sở chế biến năm i-1.
Ý nghĩa: Ti càng lớn thì tốc độ càng nhanh và ngược lại.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý
a. Nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các mối quan hệ tương quan
giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực
nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp là q trình thay đổi (tăng hoặc
giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nơng
nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát

download by :


13

huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nơng
nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý thông thường hay xem
xét các nội dung: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. Để
đánh giá mức độ phát triển thông thường người ta xem xét các góc độ như:
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ quảng canh sang thâm canh; từ
trồng trọt sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; từ những lĩnh vực sản xuất
kém hiệu quả sang những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả hơn; từ sản xuất lệ
thuộc chủ yếu vào tự nhiên sang sản xuất chủ động, mang tính chất cơng
nghiệp cao hơn, ứng dụng cơng nghệ, tự động hóa nhiều hơn…

b. Tiêu chí đánh giá
Có nhiều tiêu chí để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
tuy nhiên đề tài này sử dụng tiêu chí đánh giá dựa trên sự so sánh tỷ trọng về
giá trị do ngành hoặc thành phần kinh tế đó tạo ra so với tổng giá trị sản xuất
nơng nghiệp.

Trong đó:
tj: Tỷ trọng ngành/thành phần kinh tế (j) trong sản xuất nông nghiệp;
Tj: Giá trị sản lượng của ngành, hoặc thành phần kinh tế (j) tạo ra;
T: Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp trong kỳ.
Ý nghĩa: Về cơ cấu thành phần kinh tế: nếu tỷ trọng của khu vực quốc
doanh giảm, khu vực tư nhân tăng thì xu hướng phát triển tốt và ngược lại. Về
cơ cấu ngành: nếu tỷ trọng của chuyên ngành nông nghiệp giảm, chuyên
ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng là xu hướng phát triển tiến bộ (theo giác
độ là đa dạng hóa sản xuất).

download by :


14

1.2.3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp
a. Nội dung về tổ chức sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, trong sản xuất nơng nghiệp đang tồn tại các hình thức tổ chức
sản xuất cơ bản gồm: Hộ cá thể, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp.
+ Hộ cá thể: Là một một đơn vị kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất thuộc
sở hữu của hộ gia đình.
+ Trang Trại: Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13/4/2011, của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: “cá nhân, hộ gia đình có hoạt động

sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản đạt tiêu chí: (1) Đối
với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt có diện
tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Có giá trị sản lượng
hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm; (2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị
sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; (3) Đối với cơ sở sản
xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa
bình qn đạt 500 triệu đồng/năm trở lên”.
+ Tổ hợp tác: Nghị định số 151/NĐ-CP, ngày 10/10/2007 của Chính
phủ: “tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực
của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng
góp tài sản, cơng sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi
và cùng chịu trách nhiệm”.
+ Hợp tác xã: Điều 3, Luật Hợp tác xã, số 23/2012/QH13 của Quốc hội
khóa 13: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn
nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu
cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và

download by :


15

dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
+ Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp: Là doanh nghiệp được thành lập
theo Luật doanh nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp

tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
b. Tiêu chí đánh giá
Có nhiều tiêu chí để đánh giá về phát triển hình thức tổ chức sản xuất
trong nông nghiệp, tuy nhiên đề tài này sử dụng tiêu chí đánh giá dựa trên sự
so sánh tỷ trọng giữa từng hình thức tổ chức sản xuất với tổng số, để thấy
được xu hướng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo thời gian.

Trong đó:
hj: Tỷ trọng hình thức tổ chức sản xuất j so với tổng số;
Hj: Số lượng hình thức tổ chức sản xuất j;
H: Tổng số lượng các hình thức tổ chức sản xuất trong kỳ.
Ý nghĩa: Nếu tỷ trọng của hình thức tổ chức sản xuất là doanh nghiệp,
hợp tác xã và tổ hợp tác tăng thì có xu hướng phát triển tốt và ngược lại.
1.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
a. Nội dung về hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Trong nơng nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật
chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu,
giống cây trồng, vật ni, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng
và kinh nghiệm sản xuất nhất định.v.v Nguồn lực sản xuất của nơng nghiệp
cũng có thể tồn tại dưới hình thái giá trị. Người ta sử dụng đồng tiền làm

download by :


16

thước đo để định lượng và quy đổi mọi nguồn lực khác nhau về hình thái vật
chất được sử dụng vào nơng nghiệp thành một đơn vị tính tốn thống nhất.
Về hình thái hiện vật có thể phân nhóm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên
đề tài này tập trung vào các nguồn lực chính là: ruộng đất, lao động, vốn để

đánh giá mức độ sử dụng nguồn lực và hiệu quả sử dụng nguồn lực trong q
trình phát triển nơng nghiệp.
Mức độ sử dụng các nguồn lực được hiểu là quy mơ nguồn lực đó tham
gia trong q trình sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả sử dụng nguồn lực được hiểu là khả năng tạo ra giá trị sản xuất
của nguồn lực đó trong q trình sản xuất nơng nghiệp
b. Tiêu chí đánh giá
+ Sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, bình quân mỗi
cơ sở sản xuất nông nghiệp sử dụng bao nhiêu ruộng đất, lao động, tiền vốn
vào sản xuất, kinh doanh.

Trong đó:
nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong sản xuất nông nghiệp;
Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng trong nông nghiệp;
N: Tổng số cơ sở sản xuất nông nghiệp trong kỳ.
Ý nghĩa: Nj càng lớn, thì mức độ sử dụng nguồn lực j càng nhiều.
+ Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất: Chỉ tiêu này cho thấy, mức
độ tạo ra thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích ruộng đất, lao động, vốn đầu tư
vào ngành nơng nghiệp.

Trong đó:

download by :


×