Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

(luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGƠ THỊ HỒI THANH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng- Năm 2017

download by :


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGƠ THỊ HỒI THANH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TƢ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Võ Xuân Tiến

Đà Nẵng - Năm 2017

download by :




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Ngơ Thị Hồi Thanh

download by :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP .............................................................................................. 9
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 9
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm của SXNN ..................................................................... 14
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ......... 16
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ......................................... 18
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở SXNN .............................................. 18

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hƣớng hợp lý ............................ 20
1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực ...................................................... 21
1.2.4. Các hình thức liên kết tiến bộ ....................................................... 26
1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp.......................... 28
1.2.6. Gia tăng kết quả trong SXNN ....................................................... 29
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .... 30
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 30
1.3.2. Điều kiện xã hội ............................................................................ 31
1.3.3.Điều kiện kinh tế ............................................................................ 34

download by :


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TƢ NGHĨA TỈNH QUẢNG NGÃI ............................ 41
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TƢ NGHĨA
TỈNH QUẢNG NGÃI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP . 41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 43
2.1.3. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 45
2.1.4. Đánh giá chung về những thuân lợi và khó khăn trong phát triển
kinh tế nông nghiệp của huyện Tƣ Nghĩa ............................................... 50
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT RIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TƢ NGHĨA,
TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................................... 52
2.2.1. Số lƣợng cơ sở SXNN trong thời gian qua ................................... 52
2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong SXNN ................................. 55
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nơng nghiệp.................................... 59
2.2.4. Tình hình liên kết trong nơng nghiệp ........................................... 63
2.2.5. Thực trạng thâm canh trong SXNN .............................................. 64
2.2.6. Kết quả SXNN trong những năm qua........................................... 66

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SXNN HUYỆN TƢ NGHĨA ......................... 79
2.3.1 Những thành công .......................................................................... 79
2.3.2. Những mặt hạn chế ....................................................................... 80
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 80
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƢ NGHĨA ....................................................... 82
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP .............................. 82
3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng .................................................................. 82
3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Tƣ
Nghĩa ....................................................................................................... 84

download by :


3.1.3. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp ............... 85
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ..................................................................... 86
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất ....................................... 86
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu SXNN ........................................................... 88
3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp ............................. 92
3.2.4. Lựa chọn các mơ hình liên kết hiệu quả ....................................... 97
3.2.5. Tăng cƣờng thâm canh trong công nghiệp ................................... 98
3.2.6. Gia tăng kết quả SXNN ................................................................ 98
3.2.7. Một số giải pháp khác ................................................................. 103
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 107
3.3.1 Kết luận ........................................................................................ 107
3.3.2 Kiến nghị ...................................................................................... 108
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

download by :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

NN

: Nông nghiệp

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

download by :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu


Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.

2.10.

2.11.

2.12.

Lao động đang làm việc phân theo ngành của huyện Tƣ
Nghĩa thời gian 2011 – 2015
GTSX của huyện Tƣ Nghĩa qua các năm (theo giá hiện
hành)
Cơ cấu GTSX của huyện Tƣ Nghĩa qua các năm (theo
giá hiện hành)

Số lƣợng cơ sở SXNN huyện Tƣ Nghĩa thời gian 2011 2015
Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Tƣ Nghĩa thời
gian 2011 - 2015
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Tƣ Nghĩa
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Tƣ
Nghĩa (theo giá hiện hành)
Tình hình sử dụng đất của huyện Tƣ Nghĩa năm 2015
Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Tƣ Nghĩa thời
gian 2011 - 2015
Năng suất của các cây trồng chủ yếu của huyện Tƣ
Nghĩa
GTSX ngành nông nghiệp của huyên Tƣ Nghĩa thời
gian 2011-2015
Diện tích gieo trong 1 số cây trong chính hằng năm thời
gian 2011 - 2015

download by :

Trang

44

45

46

52

55
57

58
60
61

65

67

68


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.13.

2.14.

2.15.
2.16.
2.17.

2.18.

2.19.

Sản lƣợng một số cây trồng chính hằng năm thời gian
2011 - 2015

Năng suất 1 số cây trồng chính hằng năm thời gian 2011
- 2015
Thực trạng ngành chăn nuôi huyện Tƣ Nghĩa thời gian
2011-2015
Sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp
GTSX ngành lâm nghiệp huyện Tƣ Nghĩa thời gian
2011 - 2015( Theo giá hiện hành)
GTSX ngành thủy sản huyện Tƣ Nghĩa thời gian 2011 2015( Theo giá hiện hành)
Tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân của ngƣời dân
huyện Tƣ Nghĩa qua các năm 2011 - 2015

download by :

Trang

68

69

72
73
74

74

78


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu


Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1.

2.2.

Dân số trung bình huyện Tƣ Nghĩa thời gian 2011
– 2015
Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành NN huyện Tƣ
Nghĩa thời gian 2011 – 2015

download by :

Trang

43

56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nền SXNN lâu đời, vấn đề phát triển nền
nơng nghiệp, nơng thơn chiếm vị trí quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị của mỗi quốc gia. SXNN cung cấp
những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con ngƣời, trong q trình cơng nghiệp

hóa nơng nghiệp cung cấp vốn, lao động và các yếu tố đầu vào cho ngành
công nghiệp và các ngành kinh tế khác,. Vì vậy phát triển nông nghiệp đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm. Sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trƣờng, sự phát triển nhanh chóng của mạng khoa học – kỹ thuật, sự hội
nhập kinh tế, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hịa, thiên tai, dịch bênh,…
đang là thử thách đối với phát triển kinh tế nói chung và phát triển nơng
nghiệp nói riêng. Trong thời kỳ đổi mới, mặc dù SXNN đã thu đƣợc những
thành tựu to lớn và tƣơng đối toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một
số tồn tại cho thấy nền nơng nghiệp nƣớc ta kém phát triển.
Tƣ Nghĩa là một huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi giáp với thành
phố và các huyện của tỉnh Quảng Ngãi. Kinh tế ở huyện Tƣ Nghĩa là thuần
nông và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua việc phát triển nông
nghiệp huyện cũng bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả khả quan. Tuy nhiên,
việc phát triển nông nghiệp của huyện chƣa khai thác thác đƣợc hết các tiềm
năng và thế mạnh sẵn có nên thu nhập và đời sống của nơng dân SXNN cịn
thấp. SXNN của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu ổn định, thiên
tai dịch bệnh diễn biến bất thƣờng; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi chƣa đáp ứng kịp thời sự phát triển của thị trƣờng; công tác liên kết giữa
doanh nghiệp và nông dân chƣa chặt chẽ; hệ thống kênh mƣơng thủy lợi, thủy
sản còn nhiều hạn chế… Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ vào nơng
nghiệp cịn thiếu và chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ đúng mức, chƣa kêu gọi đƣợc

download by :


2

các doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn
với thị trƣờng tiêu thị. Để đẩy nhanh quá trình phát triển SXNN của huyện,
tạo chuyển biến trong cơ cấu SXNN, nâng cao đời sống của ngƣời dân trên cơ

sở phát huy lợi thế tự nhiên của huyện, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống
của ngƣời dân, làm tăng thu nhập của ngƣời lao động, đồng thời khắc phục
những hạn chế khó khăn ở khu vực nông thôn, tôi chọn đề tài “Phát triển
nông nghiệp huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nơng nghiệp
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện
Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua để tìm ra vấn đề cần giải
quyết
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triên nông nghiệp huyện Tƣ
Nghĩa
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển nông
nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa tỉnh
Quảng Ngãi
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian 2011 – 2015. Các giải
pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trƣớc mắt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên phân tích sau:

download by :


3


- Phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp trong việc phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển nông nghiệp: dựa vào các tài liệu, số liệu
thống kê, các tài liệu nghiên cứu, các dự án có liên quan đến phát triển nông
nghiệp - nông thôn đã đƣợc xây dựng, để tổng hợp, phân tích và lựa chọn
- Phƣơng pháp so sánh giữa các năm hoặc so sánh với mức bình qn
của tồn tỉnh Quảng Ngãi để đƣa ra kết luận về mức độ tăng trƣởng phát triển
nông nghiệp của huyện.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập từ hai nguồn
+ Các sách, báo thống kê, niên giám thống kê huyện Tƣ Nghĩa từ năm
2011 – 2015, các cơng trình nghiên cứu, báo cáo khoa học về chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn, các tạp chí, nguồn internet, kết quả của một số
cơng trình nghiên cứu liên quan đã đƣợc cơng bố.
+ Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Đại hội Đảng bộ
huyện Tƣ Nghĩa nhiệm kỳ 2010-2015; các báo cáo tổng kết hằng năm của
UBND huyện; báo cáo của phịng Thống kê, Phịng Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn huyện từ năm 2011 – 2015; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Tƣ Nghĩa
đến năm 2020,…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
các bảng biểu phụ lục kèm theo, cấu trúc luận văn này gồm 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tƣ
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

download by :



4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu nước ngoài
- Theo Lewis (1954) đại diện cho trƣờng phái Tân cổ điển muốn phát
triển nơng nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp. Khu vực nông nghiệp, tồn tại tình trạng dƣ thừa lao động và lao động
dƣ thừa này dần chuyển sang khu vực công nghiệp [7,tr.14-21].
- Theo Torado (1990) cho rằng sự phát triển nông nghiệp là quá trình
chuyển đổi từ độc canh tới đa dạng hóa rồi chun mơn hóa. Bằng cách tiếp
cận với mơ hình hàm sản xuất Sun Sang Park (1992) cho rằng sự phát triển
nơng nghiệp, q trình phát triển nơng nghiệp trải qua 3 thời gian: sơ khai,
đang phát triển và phát triển. Mỗi thời gian phát triển, sản lƣợng nông nghiệp
phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Thời gian sơ khai, sự phát triển nông
nghiệp chỉ dựa vào khai thác yếu tố từ tự nhiên và lao động (chủ yếu theo
chiều rộng). Thời gian đang phát triển – sự phát triển dựa vào ngoài các yếu
tố ban đầu còn dựa vào các yếu tố đầu vào đƣợc sản xuất từ khu vực cơng
nghiệp (phân bón, hóa học) . Thời gian phát triển nhờ sử dụng các yếu tố sản
xuất từ cơng nghiệp đặc biệt máy móc và kỹ thuật hiện đại mà năng suất nông
nghiệp tăng lên [7, tr.23-26].
Nghiên cứu trong nước
“Nơng nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế của các nƣớc đang phát triển. Nơng nghiệp phát huy đƣợc vai trị tích cực
đối với q trình phát triển kinh tế chỉ khi đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mực và
thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu. Do đó, phát triển nơng nghiệp cũng đặt trong mối
quan hệ với phát triển kinh tế. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất lớn về
mặt lý thuyết và thực tiễn, nhằm có cái nhìn đúng với nơng nghiệp, tránh lệch
lạc trong đƣờng lối phát triển kinh tế” [7].


download by :


5

Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của
nền kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả đã giới
thiệu rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến nông nghiệp và cả nội dung phát
triển nông nghiệp, đó là: gia tăng quy mơ sản lƣợng nơng nghiệp; mức độ huy
động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực nơng nghiệp; chuyển dịch cơ cấu
nơng nghiệp; trình độ tổ chức sản xuất cho nông nghiệp; tạo việc làm và gia
tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.
- Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ
thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nơng nghiệp là
việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật ni. Ngồi ra, giáo trình
cịn nêu lên những đặc trƣng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam: là
hệ thống kinh tế nơng nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều hình thức sở hữu
đa dạng: sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể tƣ nhân và sở hữu
hỗn hợp; tƣơng ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành và phát
triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng động; tất
cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh doanh theo pháp luật, có
quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trƣớc pháp luật; đặc trƣng về chế
độ quản lý hệ thống kinh tế nông nghiệp [36, tr 9-45].
- Bùi Bá Bổng (2004), “Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới” đã đề ra các giải pháp để
phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay và trong những năm đến là: tiếp
tục thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với nhu cầu thị
trƣờng; tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật; đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp – nông thơn; đẩy

mạnh việc thực hiện chƣơng trình phát triển nơng thôn; xây dựng và thực hiện
chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh doanh tiêu

download by :


6

thụ nơng sản hàng hóa trong nƣớc và xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới; hồn thiện và đổi mới các chính sách, tiếp tục tạo động
lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa nơng nghiệp phát triển; đầu tƣ phát triển
nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn; tăng cƣờng hợp tác quốc tế và
hội nhập để tăng thêm nguồn lực cho phát triển của ngành cho những năm
trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài [3].
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không chỉ với các nƣớc đang
phát triển mà cả với nƣớc phát triển. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu của
các nhà kinh tế mà ngày nay chúng ta vẫn có thể vận dụng vào thực tiễn.
Nơng nghiệp có vị trí và và vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam, vấn đề phát triển nông nghiệp luôn đƣợc sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà khoa học, các nhà làm chính sách. Đặc biệt, từ khi đổi mới đến
nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc, chiến lƣợc phát triển
nông nghiệp đƣợc Đảng, Nhà nƣớc hết sức chú trọng, rất nhiều nhà khoa học
trong nƣớc nghiên cứu, đƣa ra các quan điểm về phát triển nông nghiệp.
- Thuật ngữ phát triển nông nghiệp đƣợc dùng nhiều trong đời sống kinh
tế và xã hội. Theo Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thể hiện
q trình thay đổi của nền nơng nghiệp ở thời gian này so với thời gian trƣớc
đó, thƣờng đạt ở mức độ cao hơn cả về lƣợng và về chất” [15]. Nền nông
nghiệp phát triển là một nền sản xuất cật chất khơng những có nhiều hơn về
đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ
cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội

về nông nghiệp. Trƣớc hết, phát triển nơng nghiệp là một q trình, khơng
phải trong trạng thái tĩnh. Q trình thay đổi của nền nơng nghiệp chịu sự tác
động của quy luật thị trƣờng, chính sách can thiệp vào nền nơng nghiệp của
Chính phủ, nhận thức và cách ứng xử của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng

download by :


7

về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông
nghiệp phát triển là kết quả của q trình phát triển nơng nghiệp.
- Nguyễn Trần Trọng (2012) bài viết “Phát triển nông nghiệp Việt Nam
thời gian 2011 – 2020” đề cập đến phƣơng pháp tiếp cận phát triển nông
nghiệp trong thời gian hiện nay ở Việt Nam dƣới góc độ thị trƣờng; góc độ
cơng nghiệp; góc độ mơi sinh và những định hƣớng chủ yếu phát triển nông
nghiệp Việt Nam thời gian 2011 – 2020 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh SXNN hàng
hóa theo hƣớng kinh tế thị trƣờng,… Tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nơng sản. Hồn thiện cơ cấu
SXNN theo hƣớng phát triển toàn diện trên cơ sở chun mơn hóa, tập trung
hóa từng ngành, từng vùng sản xuất. Xây dựng các loại hình kinh tế nơng
nghiệp phù hợp trong nơng nghiệp. Thực hiện một số chính sách thúc đẩy
phát triển nông nghiệp [27].
- Nghiên cứu Việt Nam hướng tới 2010 do Bộ kế hoạch và đầu tƣ chủ trì
và đƣợc cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ có bàn đến
phát triển nơng nghiệp và hội nhập kinh tế. Nghiên cứu này cho rằng “Hội
nhập và tăng trƣởng kinh tế sẽ mang lại thay đổi và cả rủi ro. Nhƣng rủi ro lớn
nhất đó chính là sự khơng theo đuổi sự tự do hóa sâu sắc, bởi vì tăng trƣởng
chậm sẽ làm tổn hại đến tất cả các mục tiêu phát triển của Việt Nam”, nghiên

cứu này thôi thúc Việt Nam hãy tận dụng tối đa hội nhập kinh tế để tăng
trƣởng kinh tế nhanh, trong đó nơng nghiệp là điều kiện để giảm nghèo đói
nhanh, phát triển nơng thơn và gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam [1].
- Nguyễn Sinh Cúc (2003) trong tác phẩm “Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới’’ cho rằng, nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới đã trải qua
3 thời gian phát triển gồm: thời gian một (1986 – 1990) phát triển nông nghiệp

download by :


8

dựa trên kinh tế hộ, gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa
đói giảm nghèo nhanh chóng; thời gian 2 (1991 – 1995) nơng nghiệp phát triển
tồn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gia tăng xuất khẩu nông sản, nhất là
gạo và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại trong SXNN; thời gian ba (1996 –
2002) tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa và phát triển nơng nghiệp
theo hƣớng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa [25].
- Hội thảo khoa học “Tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến nông
nghiệp, nông dân và nơng thơn các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới” do Tạ
Ngọc Tấn, Trƣơng Giang Long, Bùi Chí Cửu, Bùi Thế Cƣờng đồng chủ trì
(2009) đề cập đến khu vực nông nghiệp và nông thôn là một trong những khu
vực có những biến động và chịu tác động nhiều nhất của biến đổi cơ cấu xã hội
- Bùi Quang Bình (2001), trong tác phẩm Di dân trong quá trình phát
triển kinh tế Việt Nam: trường hợp của miền Trung – Tây Nguyên, NXB Lao
động, đã nêu ra một số giải pháp đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp và nơng thơn nhƣ: Đẩy mạnh phát triển nền cơng nghiệp hàng
hóa; đƣa nhanh và áp dụng rộng tiến bộ khoa học công nghệ vào SXNN, nâng
cao hiệu quả SXNN,, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đẩy nhanh hơn

cơ giới hóa ở nơng thơn; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn;
xây dựng hợp lý cơ cấu SXNN; phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn [6].

download by :


9

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG
NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nơng nghiệp
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Nó
khơng chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ
thuật, bởi vì 1 mặt cơ sở để phát triển nơng nghiệp là việc sử dụng tiềm năng
sinh học – cây trồng, vật nuôi [7, tr.9].
Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm hai lĩnh vực trồng trọt và chăn
nuôi. Theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp bao gồm ba lĩnh vực: nông nghiệp
(trồng trọt và chăn nuôi.), lâm nghiệp và thủy sản. Quan niệm về nơng nghiệp
theo cách hiểu này có tác dụng làm SXNN không bị phát triển một cách hạn
hẹp, phiến diện, chia cắt. Nhờ đó mà các tiềm năng và lợi thế về phát triển
nông nghiệp nhƣ đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, vị trí địa lý, kinh tế…
đƣợc đầu tƣ khai thác sử dụng có hiệu quả [13], [15].
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định SXNN thuộc
dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh
nhai là lĩnh vực SXNN có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ

cho chính gia đình của mỗi ngƣời nơng dân (tự cấp, tự túc). Khơng có sự cơ
giới hóa trong nơng nghiệp sinh nhai.
Nơng nghiệp chun sâu là lĩnh vực SXNN đƣợc chun mơn hóa trong tất
cả các khâu SXNN, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni,
hoặc trong q trình chế biến sản phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu
có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ hóa học

download by :


10

(chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón), sinh học (chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu
các giống mới), mức độ cơ giới hóa cao và nơng nghiệp sinh thái hay nói cách
khác là nơng nghiệp bền vững. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng cho mục đích
thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng hay xuất khẩu. Các hoạt động
trên trong SXNN chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập
tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc, vật nuôi,
lâm sản,…
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tƣợng chính để
sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho cây công nghiệp và thỏa mãn
các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh,
sân golf). Ngành nông học phân loại cây trồng theo nhiều cách hoặc là 1) dựa
trên phƣơng pháp canh tác chia ra cây trồng nơng học (gồm các nhóm cây hạt
ngũ cốc, nhóm cây đậu cho hạt, nhóm cây cho sợi, nhóm cây lấy củ, nhóm
cây cơng nghiệp, nhóm cây đồng cỏ và thức ăn gia súc) hay cây trồng nghề
vƣờn (gồm các nhón rau, nhóm cây ăn trái, nhóm hoa kiểng, nhóm cây đồn
điền/cây cơng nghiệp); 2) dựa trên công dụng chia ra cây lƣơng thực, cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây trồng làm thức ăn gia súc và cây
dƣợc liệu; 3) dựa trên yêu cầu về điều kiện khí hậu chia ra cây ôn đới, cây á

nhiệt đới, cây nhiệt đới; hoặc 4) dựa trên thời gian của chu kỳ sinh trƣởng
chia ra cây hàng năm, cây lâu năm.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(thoe nghĩa hẹp), với đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi. Ngành
chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm nhƣ thịt, sữa, trứng; cung cấp
da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn ni dùng làm phân bón ; đại gia súc
dùng làm sức kéo. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu lấy từ ngành trồng
trọt. Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với ngành trồng trọt

download by :


11

trong cơ cấu ngành nơng nghiệp vì trong khẩu phần ăn của con ngƣời đang
ngày càng thay đổi.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đánh bắt là hoạt
động có từ lâu đời của con ngƣời nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thơng
qua các hình thức đánh bắt cá và các sinh vật thủy sinh khác; việc đánh bắt
phải kết hợp với hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ môi
trƣờng và duy trì nguồn thủy sản đánh bắt trong tƣơng lai. Ni trồng thủy
sản là hình thức canh tác thủy sản có kiểm sốt. Ni cá là hình thức cơ bản
của ni trồng thủy, trong đó có ni cá nƣớc mặn, lợ và nƣớc ngọt; ngồi ra,
cịn có ni rong, ni tơm, ni sị, ni ngọc trai.
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc ni dƣỡng và bảo vệ rừng; khai
thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng,
duy trì tác dụng phịng hộ nhiều mặt của rừng [40, tr.7]. Theo luật bảo vệ và
phát triển rừng của Việt Nam 2004, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể
thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi
trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần

chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng
tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
b. Phát triển nông nghiệp
Để hiểu rõ hơn quan niệm về phát triển nông nghiệp, chúng ta sẽ đi từ
các khái niệm liên quan đến phát triển
- Khái niệm về phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo tác giả
Raanan Waitz (1995): “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trƣởng mức sống của con ngƣời và phân phối bằng những thành quả tăng
trƣởng trong xã hội”. Sự tồn tại và phát triển của một xã hội hôm nay là sự kế
thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ [36].

download by :


12

Theo từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là sự lớn lên về mặt kích thƣớc, độ
rộng (số lƣợng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lƣợng)” [31].
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ.
Trong đó, con ngƣời ln đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật
chất sẵn có nhằm tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình.
Phát triển cũng thƣờng đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu
trúc của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động. Thông thƣờng sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ là phần đóng
góp của ngành công nghiệp và nông nghiệp đều tăng nhƣng công nghiệp tăng
nhanh hơn, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hƣớng tăng lao động công
nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp, đồng thời tỷ lệ dân chúng sống
trong thành phố tăng nhiều hơn ở miền quê, tiêu biểu nhờ ngày càng có nhiều

ngƣời chuyển từ SXNN ở nông thôn sang công việc đƣợc trả lƣơng cao hơn
và có cơ sở ở thành thị, thƣờng là trong sản xuất hay dịch vụ.
Nhƣ vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên. Trong giáo trình
Kinh tế phát triển cho rằng “phát triển cũng được lý giải như một q trình
thay đổi theo hướng hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như: kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định” [7, tr. 47]. Hiện tại,
khái niệm phát triển đƣợc gắn liền với kinh tế và ngƣời sử dụng nó gần nhƣ
đồng nhất với phát triển kinh tế. Trong Giáo trình phát triển Nông thôn lại cho
rằng “phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và
chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế.
Đồng thời, phát triển cịn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả
các khía cạnh của nền kinh tế, xã hội. Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo
hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Môi trường kinh tế và xã hội , các khía

download by :


13

cạnh tổ chức và kỹ thuật ngày càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia.
Không những vậy phát triển cịn đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hồn
cảnh mới của quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân.
Sự phát triển sẽ đảm bảo nâng cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn
hóa, giáo dục, xã hội và sự tự do bình đẳng, sự phát triển đồng điều giữa các
vùng, giữa các dân tộc, các tầng lớp cư dân và sự bình đẳng trong phát triển
giữa nam và nữ” [20].
Tóm lại, phát triển kinh tế đƣợc khái quát qua bốn nội dung: Thứ nhất,
gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập bình quân
đầu ngƣời; đây là nội dung thể hiện quá trình biến đổi về lƣợng của nền kinh

tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mọi ngƣời dân trong
một quốc gia và thực hiện các nội dung khác của phát triển. Thứ hai, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hƣớng tiến bộ; đây là chỉ tiêu phản ánh sự
biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia. Đó là q trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở cho
việc đạt đƣợc tiến bộ xã hội một cách sâu rộng. Thứ ba, gia tăng năng lực nội
sinh của nền kinh tế; đó là q trình sử dụng và tái đầu tƣ hợp lý để duy trì qui
mô và chất lƣợng các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế ổn định và
liên tục, đồng thời nền kinh tế đó đủ khả năng vƣợt qua biển động của khủng
hoảng kinh tế, thị trƣờng cũng nhƣ tác động của thiên tai. Thứ tư, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống từ kết quả tăng trƣởng, đó là kết quả của nâng cao thu
nhập đầu ngƣời, phân phối thu nhập cơng bằng, xóa bỏ nghèo đói, nâng cao
phúc lợi cho mọi ngƣời dân,…
- Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Từ những khái niệm có liên quan có thể đi đến khái niệm về phát triển
nông nghiệp nhƣ sau: Phát triển nông nghiệp là một tổng thế các biện pháp
nhằm tăng sản lƣợng sản phẩm nông nghiệp để đáp ƣng tốt hơn yêu cầu của

download by :


14

thị trƣờng trên cơ sở khai thác của các nguồn lực trong nơng nghiệp một cách
hợp lí và từng bƣớc nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm của SXNN
Với vai trị đặc biệt quan trọng của ngành nơng nghiệp đối với nền kinh
tế quốc dân, trong quá trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp cần nắm
vững những đặc điểm cơ bản của nó, bao gồm cả các đặc điểm chung và các
đặc điểm riêng của nền nông nghiệp Việt Nam

a. Đặc điểm chung của SXNN
Các đặc điểm chung của nền SXNN có thể kể đến bốn đặc điểm cơ bản,
đó là:
- SXNN diễn ra trên diện rộng và có tính vùng. SXNN đƣợc tiến hành
trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang
tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết,
lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá, sử dụng khác nhau thì hoạt
động nơng nghiệp sẽ khác nhau.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đƣợc. Ruộng
đất bị giới hạn về mặt diện tích nên con ngƣời khơng thể tăng thêm do ý
muốn chủ quan nhƣng sức sản xuất của ruộng đất hiện nay chƣa bị giới hạn.
Chính vì thế, trong q trình sử dụng phải biết quý trọng đất, sử dụng đất tiết
kiệm, cải tạo, bồi dƣỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, nhất
là hạn chế và xem xét thật kỹ càng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các
loại đất khác. Chính vì vậy vấn đề thâm canh sản xuất là hết sức quan trọng
- Đối tượng của SXNN là cây trồng, vật nuôi. Các loại cây trồng vật nuôi
phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trƣởng, phát triển và diệt
vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều
kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng,
vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Để chất lƣợng giống cây

download by :


15

trồng và vật ni tốt hơn, địi hỏi phải thƣờng xuyên chọn lọc các giống hiện
có chất lƣợng tốt hơn, tiến hành lai tạo để tọa ra những giống mới có năng
suất cao, chất lƣợng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa
phƣơng.

- SXNN mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù và điển hình nhất của
SXNN. Vì quá trình SXNN là quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt
động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại khơng hồn tồn trùng
hợp nhau, sinh ra tình thời vụ cao trong nơng nghiệp. Tính thời vụ khơng thể
xóa bỏ đƣợc mà là chỉ hạn chế nó. Do đó ngƣời nơng dân phải khai thác tốt
quy luật này để giảm chi phí sản xuất cũng nhƣ có các giải pháp tổ chức sản
xuất hợp lý để hạn chế đƣợc những khó khăn.
b. Đặc điểm riêng của nơng nghiệp Việt Nam
Ngồi những đặc điểm chung của SXNN nêu trên, nền nông nghiệp nƣớc
ta cịn có những đặc điểm riêng cần lƣu ý, đó là:
- Nền nơng nghiêp nước ta từ tình trạng lạc hậu tiến lên xây dựng nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN khơng qua thời gian
phát triển TBCN. Điều này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp
nƣớc ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng
hóa là rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Để đƣa nền
kinh tế nông nghiệp nƣớc ta phát triển lên trình độ sản xuất hàng hóa cao, cần
thiết phải bổ sung và hồn thiện chiến lƣợc phát triển nơng nghiệp và nông
thôn; khẩn trƣơng xây dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ
thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp; bổ sung, hồn thiện và đổi mới hệ
thống chính sách kinh tế nơng nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất,
tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hóa; tăng cƣờng đào tạo và bồi
dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và
quản trị kinh doan trong nông nghiệp và nông thôn.

download by :


×