Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TIỂU LUẬN chọn một sản phẩmthương hiệu của một DN mà anh chị biết phân tích chiến lược định vị và khác biệt hóa chào hàng của DN trên thị trường mục tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.5 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
********

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI
Chọn một sản phẩm/thương hiệu của một DN mà anh chị biết? Phân tích chiến
lược định vị và khác biệt hóa chào hàng của DN trên thị trường mục tiêu?

Giáo viên giảng dạy: Vũ Thị Hiền
Nhóm thực hiện: 03
Tên học phần: Quản trị marketing 1
Lớp học phần: 2167MAGM0411

Hà Nội, 10/2021

1


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU: .........................................................................................................................3
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................................4
1.

Định vị sản phẩm là gì?............................................................................................................4



2.

Vai trị của định vị sản phẩm...................................................................................................4

3.

Chiến lược khác biệt hóa chào hàng........................................................................................4

II.
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ KHÁC BIỆT HÓA CHÀO HÀNG CỦA APPLE
TRÊN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.........................................................................................5
1.

Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm................................................................................5
1.1.

2.

Lịch sử hình thành và phát triển của Apple...................................................................5

Chiến lược định vị thị trường của Apple................................................................................7
2.1.

Phân loại thị trường..........................................................................................................7

2.2.

Lựa chọn thị trường mục tiêu..........................................................................................9


2.3.

Chiến lược khác biệt hố của doanh nghiệp...................................................................9

2.3.1.

Các cơng cụ tạo ra sự khác biệt hoá các chào hàng thị trường.................................9

2.3.2.

Phát triển & truyền thông chiến lược định vị...........................................................13

III.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................................21

1.

Đánh giá về chiến lược của doanh nghiệp.............................................................................21

2.

1.1.

Ưu điểm...........................................................................................................................21

1.2.

Nhược điểm.....................................................................................................................23


Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.....................................................................................23

KẾT LUẬN:............................................................................................................................25

2


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

LỜI MỞ ĐẦU:
Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Những thay đổi về chính sách kinh tế xã hội đã đem đến những biến
đổi sâu sắc của đời sống kinh tế xã hội. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời nhằm thỏa mãn
mọi nhu cầu và mong muốn của thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào
cũng có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt ấy. Chiến lược
định vị trên thị trường và khác biệt hóa chào hàng của doanh nghiệp trên thị trường so
với các đối thủ cạnh tranh là một trong những công cụ hiện hữu giúp doanh nghiệp
đứng vững trên thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lấy nhu
cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh
doanh. Một trong những ví dụ tiêu biểu cho chiến lược định vị trên thị trường và khác
biệt hóa chào hàng thành cơng đó là cơng ty APPLE.
Nhóm chúng em sẽ tiến hành tìm hiểu và phân tích chiếc lược định vị và khác biệt hoá
chào hàng của Apple để từ đó giúp chúng ta có thể hiểu được rõ hơn về tầm quan trọng
của của chiến lược định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng như thế nào.

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

3



NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

1. Định vị sản phẩm là gì?
 Định vị sản phẩm là tuyên bố và khẳng định đặc điểm nổi bật đáng lưu ý của sản
phẩm trên thị trường, làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết
được sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị sản phẩm như thế nào sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp tới mọi phần trong kế hoạch marketing của bạn. Chính vì
vậy, định hướng sản phẩm trong marketing là yếu tố vô cùng cần thiết.
 Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích sản phẩm đưa ra, khách hàng là ai, định vị
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào. 
2. Vai trò của định vị sản phẩm
 Định vị sản phẩm/dịch vụ có vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến lược
marketing của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc định hướng hoạt động của các
chiến lược, kế hoạch marketing được đề ra như chiến lược giá, phương pháp
định giá, xây dựng kênh phân phối, các chiến dịch quảng bá, truyền thông...
 Thông qua định vị sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể xác định rõ đối tượng
khách hàng của mình là ai, từ đó có những phương thức tiếp cận thích hợp.
 Định vị sản phẩm/dịch vụ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến giá trị thương
hiệu của doanh nghiệp.
3. Chiến lược khác biệt hóa chào hàng
 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm hay chiến lược định vị sản phẩm và dịch vụ
là chiến lược làm khác biệt các sản phẩm và dịch vụ của công ty so với đối thủ
cạnh tranh, tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm được một chỗ đặc
biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng.
 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm địi hỏi cơng ty phải quyết định khuếch
trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào sẽ dành cho khách
hàng mục tiêu. Các phương pháp khác biệt hố sản phẩm được thể hiện dưới
nhiều hình thức, sự điển hình về thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của

sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Một cách lý tưởng thì cơng ty có thể tự làm khác
biệt hố sản phẩm của mình theo nhiều cách khác nhau.
 Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty
thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí
chắc chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh, dù theo một
cách khác so với chiến lược nhấn mạnh chi phí. Khác biệt hố tạo ra sự cách biệt
đối với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu
sản phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá cả. Nó cũng
làm tăng tỷ lệ lợi nhuận và vì thế trách được sự cần thiết phải tạo ra mức chi phí
thấp.
II.

CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ VÀ KHÁC BIỆT HĨA CHÀO HÀNG CỦA APPLE
TRÊN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
1. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Apple

4


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Apple là một công ty sản xuất hàng điện tử lớn trên thế giới, được thành lập ngày
11/04/1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, Ronald Wayne tại Cupertino,
California, Hoa Kỳ. Nhưng Ronald Wayne đã rời đi và bán lại cổ phần của công ty cho
Jobs và Wozniak với giá 800 đô la chỉ mười hai ngày sau khi đồng sáng lập Apple. Cả
hai nhà sáng lập cùng có chung niềm đam mê đối với máy tính và việc kinh doanh
chúng. Trong suốt 45 năm qua, công ty Apple đã tăng trưởng không ngừng với một tốc
độ đáng kinh ngạc, luôn nhận được sự chú ý cũng như ngưỡng mộ của công chúng.
Rất nhiều CEO trên thế giới đã xem Steve Jobs như một tấm gương sáng noi theo.

Lịch sử hình thành và phát triển của Apple luôn gắn với những bước ngoặt mang tính
đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ điện tử thế hệ mới.
 Những năm đầu (1976 – 1980): Apple Computer Company được thành lập ngày
01 tháng 4, 1976 bởi Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne. Sản phẩm
đầu tiên của công ty là Apple I, một máy tính được thiết kế và chế tạo hoàn toàn
bằng tay bởi Wozniak. Apple Computer Inc được thành lập ngày 04 tháng 1,
1977 Apple II, cũng được Wozniak phát minh và giới thiệu vào ngày 16 tháng
04 năm 1977. Đến cuối những năm 1970, Apple đã có một đội ngũ nhân viên
thiết kế máy tính và một dịng sản xuất. Công ty giới thiệu Apple III vào tháng 5
năm 1980 trong nỗ lực để cạnh tranh với IBM và Microsoft trong thị trường máy
tính kinh doanh và doanh nghiệp. Khi Apple bán ra cơng chúng, nó tạo ra vốn
nhiều hơn bất kỳ IPO nào kể từ khi Ford Motor Company vào năm 1956 và ngay
lập tức tạo ra nhiều triệu phú (khoảng 300), hơn bất kỳ công ty nào trong lịch sử.
 Lisa và Macintosh (1981 - 1985), Steve Jobs bắt đầu làm việc trên Apple Lisa
vào năm 1978 những năm 1982. Ơng đã được đẩy từ nhóm Lisa sang tiếp nhận
dự án Jef Raskin, hạ thấp chi phí của máy tính Macintosh. Lisa trở thành máy
tính cá nhân đầu tiên bán ra công chúng với một GUI, nhưng là một thất bại
thương mại do giá cao và các phần mềm hạn chế. Năm 1984, Apple ra mắt máy
tính Macintosh thơng qua một chương trình. Nó được đạo diễn bởi Ridley Scott,
phát sóng trong quý thứ ba của Super Bowl XVIII vào 22 tháng 1 năm 1984, và
được xem là một sự kiện bước ngoặt cho sự thành công của Apple và được đánh
giá là một "kiệt tác".
 Rise và mùa thu (1986 - 1993): Có một số bài học kinh nghiệm đau đớn sau khi
giới thiệu Macintosh Portable cồng kềnh vào năm 1989, Apple giới thiệu
PowerBook năm 1991, trong đó thành lập các yếu tố hình thức hiện đại và bố trí
tiện dụng của máy tính xách tay. Đồng thời, Apple thử nghiệm với một số sản
phẩm tiêu dùng khác khơng có mục tiêu bao gồm máy ảnh kỹ thuật số, máy
nghe đĩa CD cầm tay âm thanh, loa, video bàn giao tiếp, và các thiết bị truyền
hình. Cuối cùng, tất cả điều này chứng tỏ “quá ít, quá muộn” cho Apple cũng
như thị phần của họ và giá cổ phiếu tiếp tục trượt dài trên thị trường chứng

khoán.

5


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

 Nỗ lực tại tái tạo (1994 - 1997): Năm 1994, Apple liên minh với IBM và
Motorola trong liên minh AIM để tạo ra một nền tảng máy tính mới PowerPC
tham khảo Platform. Các liên minh Yahoo hy vọng rằng PReP hiệu suất và phần
mềm của Apple sẽ rời khỏi máy tính xa phía sau, do đó chống Microsoft. Cùng
năm đó, Apple giới thiệu Power Macintosh đầu tiên của nhiều máy tính Apple
sử dụng bộ vi xử lý PowerPC của IBM. Ngày 10 tháng 11 năm 1997, Apple giới
thiệu Store của Apple, gắn liền với một chiến lược sản xuất mới xây dựng theo
đơn đặt hàng.
 Trở về lợi nhuận (1998 - 2005): Ngày 15 tháng 08 năm 1998, Apple giới thiệu
một sản phẩm mới, tất cả trong một gợi nhớ của máy tính Macintosh 128K:
iMac. Mac OS X, dựa trên OPENSTEP của NeXT và BSD Unix được phát hành
vào ngày 24 tháng 3 năm 2001, sau nhiều năm phát triển và bước đầu tạo được
vị thế của mình trong thị trường.
 Sự chuyển tiếp của Intel (2005 - 2007): MacBook Pro (15.4 "widescreen) là máy
tính xách tay đầu tiên của Apple với một bộ vi xử lý Intel. Nó đã được công bố
vào tháng 1 năm 2006 và là nhằm vào các thị trường chuyên nghiệp. Apple cũng
giới thiệu Bootcamp để giúp người dùng cài đặt Windows XP hoặc Windows
Vista trên Intel Mac của họ cùng với Mac OS X. Mặc dù thị phần của Apple trên
máy tính đã phát triển, nó vẫn cịn xa so với đối thủ cạnh tranh bằng cách sử
dụng Microsoft Windows, chỉ có khoảng 8% số máy tính để bàn và máy tính
xách tay tại Mỹ.
 2007 - hiện nay: Điện thoại di động.
1.2. Sản phẩm:

Điện thoại di động điện tử tiêu dùng thời đại (2007 - hiện nay)
-

-

Tại hội chợ triển lãm Macworld ngày 09 Tháng 1 năm 2007, Jobs thông báo
rằng Apple Computer sẽ được biết đến như Apple Inc, do thực tế rằng các
máy tính khơng cịn là trọng tâm duy nhất của công ty. Sự thay đổi này phản
ánh sự thay đổi của công ty nhấn mạnh đến các thiết bị di động điện tử từ
máy tính cá nhân đồng thời chứng kiến sự công bố của iPhone và Apple TV.
Vào tháng 7 năm sau, Apple ra mắt App Store để bán ứng dụng cho iPhone
và iPod Touch. Sau nhiều năm đầu cơ và nhiều tin đồn "rò rỉ" Apple đã cơng
bố một màn hình lớn, giống như tablet phương tiện truyền thông thiết bị
được gọi là iPad vào ngày 27 tháng 1 năm 2010. Vào ngày 5 tháng 10 năm
2011, Steve Jobs qua đời, đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của Apple. 
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2012, giá cổ phiếu tăng của Apple đã làm tăng giá
trị vốn hóa thị trường của cơng ty lên mức kỷ lục khi đó là 624 tỷ USD. 
Trong quý đầu tiên của năm 2014, Apple báo cáo doanh số bán hàng là 51
triệu iPhone và 26 hàng triệu chiếc iPad, trở thành kỷ lục doanh số hàng quý
mọi thời đại. Doanh số bán máy Mac cũng tăng đáng kể qua từng năm. 

6


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

-

Apple đứng đầu trong báo cáo Thương hiệu Toàn cầu Tốt nhất hàng năm
của Interbrand trong sáu năm liên tiếp từ 2013-2018. 

Vào tháng 1 năm 2016, có thơng báo rằng một tỷ thiết bị Apple đang được
sử dụng trên toàn thế giới.
Vào ngày 19 tháng 8 năm 2020, giá cổ phiếu của Apple đã đạt đỉnh 467,77
đô la, đưa Apple trở thành cơng ty Hoa Kỳ đầu tiên có vốn hóa thị trường là
2 nghìn tỷ đơ la.

2. Chiến lược định vị thị trường của Apple
Định vị thị trường là quá trình bạn mang sản phẩm của mình với đặc điểm, tính năng
vượt trội và khác biệt so với đối thủ đến người tiêu dùng. Mang vai trò hỗ trợ đắc lực
cho bạn trong việc tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ mang bản sắc riêng, tạo độ tin cậy
cho người dùng.
2.1. Phân loại thị trường
Apple rất coi trọng quá trình phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu của
mình. Số lượng khách hàng trong lĩnh vực điện tử rất lớn nhưng đối thủ cạnh tranh
cũng rất nhiều nên việc phân khúc thị trường địi hỏi phải có quy trình rõ ràng và tiến
hành một cách nhanh chóng để chiếm phân đoạn thị trường mà mình hướng đến. 
Apple tiến hành phân loại thị trường qua bốn tiêu thức để làm hài lịng từng khách
hàng của mình, cụ thể:
 Tiêu thức địa lý: Các tiêu thức địa lý thường dùng là: khu vực, quốc gia, quốc
tế, nông thôn - thành phố. Thị trường thành phố có nhu cầu và khả năng thanh
tốn khác với thị trường nơng thơn. Thị trường trong nước khác với thị trường
nước ngoài. Giữa các thành phố, các khu vực, quốc gia khác nhau thì nhu cầu và
sở thích cũng khác nhau.  Apple hướng đến người tiêu dùng ở các quốc gia phát
triển có thu nhập và mức sống cao như Mỹ, Canada, Nhật Bản...để mua sắm
những mặt hàng đắt tiền, còn người tiêu dùng ở các nước đang phát triển chỉ có
thể mua sắm và tiêu dùng phù hợp với mức thu nhập hay các quốc gia có nền kỹ
thuật cơng nghệ số phát triển cao đồng thời có tỷ lệ người sử dụng các thiết bị di
động thơng minh cao, cịn các nước có nền kỹ thuật cơng nghệ số thấp, đời sống
cịn lạc hậu, tỷ lệ người sử dụng các thiết bị di động thông minh thấp.


 Tiêu thức nhân khẩu học: Phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị
trường được sử dụng phổ biến nhất và đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn
dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chủng tộc, v.v …
Tuổi tác cũng là một yếu tố quyết định việc sở hữu điện thoại. Ở Mỹ, nhóm tuổi
18-29 có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 96% (Pew Research, 2020), tiếp

7


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

theo là nhóm tuổi 30-49 với 92%. Nhóm 50-64 ở mức 79% trong khi bộ 65 trở
lên là 53%.
Các thế hệ trẻ — Thế hệ Z và Millennials — là nhóm tuổi được kết nối nhiều
nhất. Người lớn từ 18-34 tuổi có tỷ lệ sở hữu điện thoại thơng minh cao. Thống
kê này đúng hầu hết cho dù quốc gia được xếp vào nền kinh tế tiên tiến như Hàn
Quốc, Úc, Mỹ hay một quốc gia mới nổi như Brazil, Nam Phi hay Ấn Độ. Ngoài
ra, các yếu tố khác thuộc nhân khẩu học có ảnh hưởng đến quyết định sở hữu
smartphone có thể kể đến như: Sống ở các vùng nông thôn với cơ sở hạ tầng di
động hạn chế, thất nghiệp hay khơng biết chữ hoặc khơng có kỹ năng kỹ thuật số
để vận hành thiết bị…

 Tiêu thức tâm lý khách hàng: Khi phân đoạn theo tâm lý học, người tiêu dùng
được chia thành các nhóm theo các đặc tính như thái độ, cá tính, động cơ, lối
sống... Các biến số này ảnh hưởng đến nhu cầu, hành vi mua sắm tiêu dùng của
người tiêu dùng. 
Lối sống bao gồm các hoạt động và sự quan tâm là một trong những yếu tố
quyết định lựa chọn một chiếc smartphone của người tiêu dùng. Nếu một người
quan tâm nhiều đến giá cả, rất có khả năng họ sẽ khơng lựa chọn Iphone vì mức
giá của “nhà táo” hơi nhỉnh so với các dịng máy có chức năng tương tự. Nhưng,

nếu một người quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo mật, hiệu năng, thiết kế hay
đơn giản là chất lượng camera thì Iphone là một lựa chọn họ khó có thể bỏ qua.

 Tiêu thức hành vi mua của khách hàng: Nhóm các tiêu thức theo hành vi tiêu
dùng bao gồm: lợi ích theo đuổi, địa vị xã hội, mức độ tiêu thụ, tình trạng sử
dụng, mức độ trung thành… 
 Phải thừa nhận rằng, Apple là một trong ít doanh nghiệp có được lịng trung
thành của khách hàng, nhiều người mua iPhone vì mối liên hệ tình cảm sâu sắc
của họ với thương hiệu. Giống như lòng trung thành với một đội bóng yêu quý,
đó là một kết nối kiên quyết khó bị phá vỡ. Mua iPhone vì đó là điện thoại mà
Apple chế tạo cho những người đam mê. Sử dụng iPhone là sự tận hưởng thực
sự, sự hài lịng thực sự, niềm vui thực sự. Nó đủ thơng minh để biết cách thoát
để người dùng tránh xao lãng công việc, giúp mang lại năng suất làm việc tốt
hơn. 
2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi tiến hành phân đoạn thị trường, Apple đã chọn ra thị trường mục tiêu cho
mình là các nước tiên tiến có nền cơng nghệ kỹ thuật số cao như Mỹ, Trung Quốc,
Anh, Canada, Nhật Bản,... Cụ thể,  hiện nay Apple mở khoảng hơn 500 Apple Store,

8


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

trong đó hơn phân nửa có mặt tại Mỹ, Trung Quốc (gồm Hồng Kông, Macao) đứng
thứ hai về số lượng cửa hàng với con số 50, Châu Âu xếp thứ 3. Bên cạnh đó, một số
nước mới nổi như Singapore, Thái Lan, cũng được công ty đưa vào danh sách thị
trường mục tiêu của mình với 2 Apple Store tại Singapore và 1 Apple Store tại Thái
Lan. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của Apple gắn liền với khách hàng mục tiêu
của họ. Và Apple đã làm được điều này khi những sản phẩm đưa ra trong thị trường

mục tiêu đều tạo nên cơn sốt. Có thể lấy ví dụ ở Trung Quốc, ngày 15/9, khi Apple cho
đặt trước iPhone 13, có 500.000 máy được đăng ký trong vịng 1 giờ. Con số này tăng
lên một triệu máy sau vài tiếng và đạt 2 triệu máy tính đến hết ngày 16/9. Tương tự các
thị trường khác trên thế giới, sau nhiều tuần mở bán, nguồn cung iPhone 13 vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu. Sự khéo léo trong lựa chọn thị trường của Apple đã được chứng
minh khi Apple liên tục lập các kỷ lục mới về doanh thu. Giám đốc Tài chính Apple
cho biết tập đồn cơng nghệ này đã lập kỷ lục về mới về doanh thu trên tất cả các phân
khúc địa lý và danh mục sản phẩm, bất chấp sự bất ổn của môi trường vĩ mô trong thời
điểm dịch bệnh Covid 19 tiếp tục bùng phát mạnh. Thông tin mới nhất, ngày 28/10,
Apple thông báo trong q III/2021 lợi nhuận rịng của tập đồn cơng nghệ này đạt
20,5 tỷ USD trên doanh thu 83,4 tỷ USD, đạt mức cao kỷ lục nhờ việc tung ra một
dòng iPhone mới cho mùa mua sắm chủ chốt cuối năm. Dòng sản phẩm bao gồm
iPhone 13 Mini với giá bán từ 700 USD và iPhone 13 Pro Max với giá từ 1.100 USD.
Có một sự thật là, thương hiệu Apple ngày càng ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng dù
cho họ có đang sở hữu sản phẩm của Apple hay khơng.
2.3. Chiến lược khác biệt hố của doanh nghiệp

2.3.1.

Các cơng cụ tạo ra sự khác biệt hố các chào hàng thị trường

Dị biệt hoá sản phẩm:
 Thiết kế sản phẩm
Các sản phẩm của Apple được thiết kế đẹp mắt và ấn tượng từ các sản phẩm điện
thoại, macbook, apple watch,...Đặc biệt điện thoại với thiết kế lưng kính cho các dòng
iphone mới hiện nay tạo nên sự sành điệu, sang trọng cho người dùng. Từng phím vật
lý hoặc cổng kết nối của iPhone luôn được sắp đặt một cách hợp lý và cân xứng, tạo
nên một tổng thể hồn hảo. Khi mới ra mắt họ ln là những người đi đầu về kiểu
dáng với thiết kế độc lạ. Như iPhone 5 nhận khá nhiều lời chê về thiết kế vỏ kim loại
nhưng phải thừa nhận là sản phẩm này vẫn là một trong những smartphone có kiểu

dáng đẹp nhất trên thị trường. Và không chỉ riêng iPhone 5, thiết kế cực kỳ thanh lịch
của các sản phẩm iPhone ln khiến các dịng sản phẩm này ln nổi bật khi đứng
trước những đối thủ cùng loại. Hay iphone X đã ra mắt với thiết kế "tai thỏ" và đã trở
thành trào lưu, mặc dù thời điểm 2017 ai cũng chê phần notch này trơng có gì đó xấu.

9


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Thiết kế "tai thỏ" không phải do Apple áp dụng đầu tiên mà là từ một nhà sản xuất
Android.
Người dùng nhớ đến iPhone X vì phần "tai thỏ" này và khiến sản phẩm này bán rất
chạy. Tiếp đó, iPhone 11 Pro có cụm 3 camera chẳng giống ai cũng tạo hiệu ứng đám
đông ban đầu chê xấu, nhưng khi cầm tận tay nhiều người vẫn khen rất đẹp, chất liệu
mặt lưng kính nhám mới sờ "đã" tay khơng chê vào đâu được. Người trước bảo người
sau và khiến người Việt chúng ta lại khao khát muốn mua iPhone mới bằng được. Có
lẽ cho tới khi các cơng ty khác cho ra mắt những sản phẩm với thiết kế thực sự độc
đáo, thì tới lúc đó iPhone sẽ vẫn khơng có đối thủ.
Một yếu tố khác khiến iPhone trở thành hàng “hot” là nhờ giao diện đơn giản và dễ
sử dụng. Những biểu tượng ứng dụng thiết kế đơn giản trên màn hình chính kết hợp
với điều khiển cảm ứng thích hợp hồn tồn khơng gây cảm giác khó chịu. Trong khi
Android lại dễ khiến nhiều người hoa mắt với số lượng khá lớn các widget và các ứng
dụng tràn ngập màn hình. Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt
so với các đối thủ cạnh tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 với Tạp chí Fortune, Jobs giải thích về đổi
mới mà Apple mang đến cho khách hàng: “Đó khơng có nghĩa là chúng tơi khơng lắng
nghe khách hàng, nhưng thật khó để họ có thể kể cho bạn những gì họ cần khi họ chưa
từng thấy bất kì cái gì giống như thế”
 Hệ điều hành

Thay vì sử dụng hệ điều hành android như các hãng khác, Apple sử dụng hệ điều
hành iOS cho các dòng iphone của họ. hệ điều hành này được nhiều người sử dụng trở
thành “fans” bởi sự tao nhã cùng với đó là tính bảo mật cao, dễ sử dụng và ổn định. 
iOS (trước đây là iPhone OS) là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple. Đây
là hệ điều hành chạy trên các sản phẩm iPhone, iPad, và iPod Touch và là hệ điều hành
phổ biến thứ 2 trên toàn cầu, sau Android của Google. Ban đầu hệ điều hành này chỉ
được phát triển để chạy trên iPhone (gọi là iPhone OS), nhưng sau đó được mở rộng để
chạy trên các thiết bị khác của Apple như và iPod Touch (tháng 9 năm 2007) và máy
tính bảng iPad (tháng 1 năm 2010). Tính đến tháng 1 năm 2017, App Store trên iOS
chứa khoảng 2.2 triệu ứng dụng, 1 triệu trong số đó là ứng dụng chỉ dành cho iPad và
được tải về tổng cộng khoảng 130 tỷ lần. Trong quý 4 năm 2010, có khoảng 26% điện
thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS, xếp sau về thị phần so với Android của
Google và Symbian của Nokia
IOS là một hệ điều hành độc quyền, nhưng có rất nhiều tiện ích chưa kể hệ sinh
thái mà Apple xây dựng quả thực rất khó cưỡng lại được, nó đồng bộ với mọi thứ từ
iPad, Macbook hay Apple Watch. Hàng năm, Apple tiến hành cập nhật, phát hành các
phiên bản iOS mới nhất. Cung cấp chất lượng bảo mật, những tính năng sử dụng tối đa

10


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

cho người dùng. Những điểm khác biệt của hệ điều hành IOS mà các hệ điều hành
khác khơng có được.
Đầu tiên là nói đến khả năng hoạt động rất mượt mà, dùng lâu dài theo thời gian
nhưng không hề dẫn tới tình trạng chậm hay lag. Có lẽ điểm mạnh nhất của iOS đó
chính là sự ổn định và tốc độ. Các đối thủ trên thị trường đều phải e dè và chịu thua ở
điểm này. Có thể thấy được điều này thông qua việc khi mà nhà phát hành đưa ra
những phiên bản nâng cấp mới thì người sử dụng lại rất đắn đo, thậm chí có những

người khơng tiến hành cập nhật phiên bản mới. Bởi vì họ thấy rằng phiên bản họ đang
dùng đã rất ổn định, rất tốt rồi. Tuy nhiên, các bạn đừng lo lắng bởi vì phiên bản được
nâng cấp bao giờ cũng có nhiều yếu tố, tính năng hấp dẫn hơn phiên bản cũ. Khởi
năng bảo mật dễ dàng và an toàn tuyệt đối của hệ điều hành iOS cũng là một trong
những điểm cộng không thể bỏ qua. Cuộc sống hiện nay, chúng ta sử dụng điện thoại
di động nhất là những chiếc điện thoại thơng minh như iPhone thường xun có thể sử
dụng chúng để phục vụ cho giải trí, học tập, thậm chí là cơng việc. Có rất nhiều dữ liệu
quan trọng trong máy, những hình ảnh, tin nhắn, tài khoản cá nhân được lưu trữ vì thế
người dùng sẽ tìm cách bảo mật điện thoại của mình một cách tốt nhất. Tránh trường
hợp bị mất trộm điện thoại, trường hợp người khác sử dụng điện thoại trái phép, ảnh
hưởng tới những thơng tin cá nhân. Đối với iOS thì bạn khơng cần phải lo lắng điều
này bởi vì chúng có khá nhiều phương pháp để bạn khóa màn hình như là sử dụng cảm
biến vân tay, nhận diện khuôn mặt đối với các dòng sản phẩm đời cao cấp, bảo mật
bằng mật khẩu số. Còn đối với những dữ liệu bên trong chiếc điện thoại của mình thì
bạn sẽ được mã hóa. Ngay cả nhà sản xuất cũng khơng thể nào có cách để ăn trộm
những thơng tin đó từ bạn.
Dị biệt hố dịch vụ
Chúng ta có thể nhận thấy Apple thực hiện khác biệt hóa các dịch vụ gồm 5 bước
nằm trong chính cái tên của hãng. A - Approach: Tiếp cận khách hàng, P - Probe: Tìm
hiểu nhu cầu khách hàng, P - Present: Đưa ra giải pháp cho khách hàng, Listen - Lắng
nghe và giải đáp khúc mắc, E - End: Tạm biệt khách hàng. Apple luôn chú trọng vào
dịch vụ chăm sóc khách hàng. Apple vừa được vinh danh là hãng có dịch vụ chăm sóc
khách hàng qua điện thoại, trò chuyện trực tuyến và các tài khoản truyền thông mạng
xã hội tốt nhất hiện nay. Theo Apple Insider, đây là năm thứ ba liên tiếp Apple đạt
được giải thưởng Tech Support Showdown này. Hãng đạt tổng số điểm 93/100, trong
đó các điểm thành phần gồm 56/60 (điểm web); 37/40 (điểm hỗ trợ điện thoại) với thời
gian giải quyết trung bình lên đến 6 phút.
Bên cạnh đó, website của ‘nhà táo’ cũng được đánh giá tốt với những bài hướng
dẫn từng bước và hữu ích cho người dùng; đội ngũ tổng đài viên và trò chuyện qua
chat ln thân thiện, có kiến thức.Apple sử dụng khâu hỗ trợ của hãng như một đặc

điểm bán hàng quan trọng, khơng chỉ qua điện thoại, trực tuyến mà cịn có Genius
11


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Bars. Khi chiếc máy tính Mac hoặc iPhone bị lỗi người dùng có thể nhận được sự hỗ
trợ của bên thứ nhất nếu có cửa hàng Apple tại thành phố của họ, trong khi những
người sử dụng sản phẩm Windows hoặc Android thường phụ thuộc vào hỗ trợ từ xa
hoặc bên thứ ba trừ khi họ có phần cứng của Microsoft.
Dị biệt hoá nhân sự
Apple tập trung tuyển dụng những nhân sự tốt, chất lượng; ít nhưng khoẻ cịn hơn
đơng mà yếu. Nhân sự chính quyết định chính xác sự thành bài của doanh nghiệp. Do
đó, việc Apple phát triển nhanh và mạnh như ngày hôm nay phần lớn bởi họ có đội
ngũ nhân sự vơ cùng tài năng. Quan điểm tuyển dụng của Apple rất rõ ràng như sau:
-

-

Chú trọng tới thành tựu nhân sự có được: Khi tuyển dụng, Apple khơng q kỳ
vọng về một CV hồn hảo, những nhà tuyển dụng nhân sự cấp cao này họ dựa
vào các thành tựu ứng viên đạt được trước đó. Thay vì đưa ra một bản CV tuyển
dụng lê thê, hãy mang tới những sản phẩm, dự án mà bạn đã đạt được.
Chỉ tuyển người giỏi. Một điểm tạo nên sự thành công hiện nay của Apple mà
các dịch vụ nhân sự và doanh nghiệp cần học hỏi chính là việc họ chỉ sử dụng
những người giỏi. Quan điểm của Apple là nếu như bạn lựa chọn một người
khác, họ có thể sẽ mang tới những người trung bình hoặc kém.

Dị biệt hố kênh phân phối:
Cùng với xu hướng tồn cầu hố diễn ra mạnh mẽ thì để tồn tại và phát triển thì

các doanh nghiệp ln phải có chiến lược cụ thể để tăng lợi thế cạnh tranh với các đối
thủ. Trong đó việc việc xác định kênh phân phối là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
sự thành công của doanh nghiệp. Apple cũng không ngoại lệ, công ty đã đưa ra các
yếu tố cơ bản trong việc thiết kế và quản lý kênh bán sản phẩm như:
-

Phù hợp với tính chất sản phẩm của Apple
Tạo thuận lợi cho khách hàng
Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh
Đảm bảo doanh số

Dị biệt hình ảnh
Với sự nổi tiếng của mình thơng qua các sản phẩm thiết bị công nghệ điện tử mang
thương hiệu Apple, logo quả táo cắn dở được coi là một trong những biểu tượng của
công nghệ nổi tiếng hiện nay.
Năm 1976, logo đầu tiên được ra đời do Ronald Wayne thiết kế. Được lên ý tưởng
và cùng thay đổi bởi Steve Job, thiết kế logo chuyên nghiệp phải mang hơi hướng cổ
điển với hình ảnh của nhà vật lý Isaac Newton ngồi bên dưới gốc cây táo, được quấn
quanh bởi biểu ngữ ghi “Apple Computer Co.” – tên của công ty Apple lúc bấy giờ.

12


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Thiết kế được trình bày trên một tảng bia và có màu sắc ảm đạm, chính vì thế mà logo
đã khơng được sử dụng chính thức trên thị trường do khơng phù hợp với một cơng ty
mang tính chất trí tuệ như Apple Janoff – người đã tạo ra một dấu ấn của Apple. Logo
được xây dựng từ hình ảnh quả táo cắn dở như hiện nay, tuy nhiên màu sắc được sử
dụng là một dải cầu vồng với các đường sọc ngang phân cách tách biệt từng màu.

Được biết, Robs gần như không suy nghĩ quá nhiều về màu sắc bên trong, chỉ đơn giản
ông sắp xếp chúng theo ngẫu nhiên để cho ra đời logo Apple thứ 2 thay thế cho bản
logo ảm đạm cùng năm đó. Theo từng năm tháng, logo của Apple cũng dần thay đổi
màu sắc và hình ảnh 3D khác nhau, nhưng hình ảnh của quả táo cắn dở vẫn được duy
trì khơng có sự khác biệt quá nhiều. Sự thay đổi màu sắc nhằm làm mới mình hơn
trong mắt khách hàng cũng như tạo bước ngoặt to lớn cho công nghệ mà Apple theo
đuổi.

2.3.2.

Phát triển & truyền thông chiến lược định vị

Số lượng dị biệt cần quảng bá
Để có được 1 vị thế nhất định trên thị trường mà khó có doanh nghiệp đối thủ nào
sánh tầm như hiện nay thì Apple cần quảng bá được chất lượng dịch vụ, chất lượng
sản phẩm và hình ảnh của thương hiệu.
 Chất lượng dịch vụ: Apple nổi tiếng với việc mang đến những ưu đãi tối ưu
dành cho những người mê “táo”. Điều này được thể hiện rõ ngay trong chính tên
của doanh nghiệp:
A - Approach: tiếp cận khách hàng
- P - Probe: tìm hiểu nhu cầu khách hàng
- P - Present: đưa ra giải pháp cho khách hàng
- L - Listen: lắng nghe và giải đáp khúc mắc
- E - End: tạm biệt khách hàng
 Apple rất chú trọng trong việc đem lại lợi ích cho những khách hàng của mình.
Việc hỗ trợ khách hàng ln được Apple quản lý tỉ mỉ ngay trên chính website
của mình. Thơng qua những buổi ra mắt sản phẩm mới và các buổi tiếp xúc
truyền thông, Apple thường giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm của
-


13


NHĨM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

cơng ty. Đặc biệt, khi đặt chân đến cửa hàng Apple, các nhân viên kỹ thuật
cũng thường xuyên đứng cạnh để hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng.
 Chất lượng sản phẩm:
Apple đặt phương châm “tập trung vào thiết kế” nhằm tạo ra một sản phẩm mang
hướng sang trọng và tinh tế. Đặc biệt, Apple cũng rất biết lắng nghe khách hàng và
ln đổi mới để đáp ứng nhu cầu có thực. Điển hình như việc khách hàng than phiền
vì màn hình tai thỏ chiếm q nhiều diện tích hay thời lượng vẫn chưa đủ lâu, Apple
cho ra mắt sản phẩm Iphone 13 với kích thước tai thỏ giảm 20% so với dịng cũ mà
vẫn có thể trang bị đủ các công nghệ, thiết bị cần thiết cho bảo mật Face ID, đồng thời
áp dụng vi xử lý A15 mới cùng sự tinh chỉnh và cải thiện, phiên bản Mini sẽ có thêm
1.5 giờ sử dụng so với thế hệ trước, 2.5 giờ với iPhone 13 so với iPhone 12. Apple
quan niệm “mỗi khách hàng là một marketer” nên iPhone luôn nhận được sự hài lòng
của giới trẻ từ thẩm mỹ, sự tiện dụng cho tới phần mềm,...
Nhấn mạnh dị biệt nào
 Hệ điều hành chính hãng Apple: Hệ điều hành iOS
 Chiến lược quảng bá sản phẩm:
Thay vì quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm hay chiến lược truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng như những hãng khác thì Apple lại lựa chọn PR sản
phẩm đơn giản chỉ với buổi ra mắt sản phẩm và “khoe” với giới truyền thơng và các
khách hàng của mình sự khác biệt và tính năng vượt trội mà sản phẩm của hãng mang
lại. Cùng với đó, nhờ có sự trung thành của khách hàng và sự tò mò mỗi khi hãng cho
ra mắt sản phẩm mới, các khách hàng và các kênh truyền thông tự nhắc đến Apple mà
hãng không hè phải tốn kém chi phí cho hoạt động quảng cáo như các đối thủ cạnh
tranh. Hơn hết, hình thức marketing lan truyền chính là chìa khóa mang đến thành
cơng cho thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả tuyệt vời.

Tập trung vào trải nghiệm người dùng chứ không phải đặc điểm sản phẩm. Apple
nhấn mạnh vào trải nghiệm người dùng - tác động của sản phẩm đối với người sử
dụng. Apple khơng bao giờ bỏ rơi những dịng sản phẩm cũ của mình, họ vẫn ln cố
gắng cải thiện chất lượng sản phẩm cũ, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Đó là lý do các dịng sản phẩm cũ của Apple vẫn ln được săn đón. Bạn cũng có biết
rằng có rất nhiều fan hâm mộ của Apple đã tạo ra hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ
video “ bóc hộp” một sản phẩm mới mua từ Apple. Điều này càng ngày càng phổ biến
xuyên suốt hành tinh bởi vì Apple đã xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời vượt
xa những con số bán lẻ tại cửa hàng. Họ thậm chí cịn khơng cần đổ tiền vào những
chiến lược Marketing, bởi vị thị trường của họ đã làm điều này. Theo thống kê, khách
hàng đều có những trải nghiệm rất tuyệt vời ở mỗi cửa hàng của Apple và đa số đều
bước ra khỏi cửa hàng với việc mua một sản phẩm mới.

14


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Truyền thông các ý tưởng quan trọng từ sớm: luôn thực hiện truyền thông các ý
tưởng quan trọng từ sớm. Apple luôn cho phép các blogger và các nhà báo viết về các
ý tưởng quan trọng trước khi ra mắt sản phẩm. Điều này giúp tạo ra làn sóng tị mị,
khiến cho mọi người bàn tán xôn xao về sản phẩm thậm chí trước khi có một bản
demo chính thức. Khơng một ai nói về việc sản phẩm đang như thế nào, mà họ thường
đồn đốn và mong đợi những gì sản phẩm có thể làm.
Phát triển tun ngơn định vị
 Định vị chất lượng
Apple nắm bắt được rằng người tiêu dùng sẽ cảm giác bối rối nếu sản phẩm quá
phức tạp. Apple ln cố gắng tối giản hố những sản phẩm của mình nhưng vẫn trang
bị đầy đủ chức năng. Họ cũng trang bị những tính năng hướng dẫn sử dụng hay giải
đáp thắc mắc nếu người tiêu dùng gặp khó khăn.

Apple đã làm cho sản phẩm của mình mang lại sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh bằng thiết kế sản phẩm một cách khác biệt. Các sản phẩm công nghệ iPod,
iPhone, iPad của hãng không hề có những tính năng mới và nổi bật ngay từ những
ngày đầu mới ra mắt mà chủ yếu là đến từ thiết kế của sản phẩm.Ví dụ như iphone của
Apple không phải chiếc smartphone được phát minh ra đầu tiên nhưng sản phẩm này
của Apple lại được yêu thích bởi thiết kế sản phẩm đẹp và sang trọng nó khơng chỉ là
một chiếc smartphone bình thường nữa mà cịn là một phụ kiện đối với khách hàng với
thiết kế sang trọng, mỏng, nhẹ và những thứ này đã vơ tình làm cho khách hàng nhớ
đến Apple.
Hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp trải nghiệm tích cực đến cho khách
hàng, Apple đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản
phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng. Những
chương trình như thế đều được đơng đảo khách hàng tham gia và đóng góp những ý
kiến hữu ích giúp “ơng lớn” ngành cơng nghệ này có thêm định hướng phát triển sản
phẩm tốt hơn.Apple biết tận dụng sự tinh tế và tối giản khi tập trung hướng tới trải
nghiệm khách hàng với các sản phẩm đều là kết hợp hồn hảo giữa các hình thức
Marketing với những gì mà khách hàng thật sự mong muốn và có nhu cầu. Apple luôn
lấy khách hàng làm trung tâm trong các chiến lược Marketing của mình. Bởi họ hiểu
dịch vụ khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công và làm tăng doanh thu, lợi
nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp.
 Định vị giá trị
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu
dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp. Định giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các
doanh nghiệp định giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp

15


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1


với giá trị mà sản phẩm cung cấp. Định giá dựa trên giá trị khác với định giá theo chi
phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú trọng vào chi phí sản xuất để định giá sản phẩm.
Các doanh nghiệp cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ độc đáo hoặc có giá trị cao sẽ
phù hợp với chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị hơn là các doanh nghiệp chủ yếu
bán các mặt hàng hóa thơng thường. 
Do các dịng sản phẩm của Apple có giá trị cao trong cảm nhận của khách hàng
nên giá thành của sản phẩm Apple cũng tương xứng với những giá trị mà nó đem lại.
Bên cạnh đó, bất kỳ cải tiến sản phẩm và tính năng bổ sung nào của Apple được đưa ra
cũng đều dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Một yếu tố khác trong
chiến lược khác biệt hóa của Apple bắt nguồn từ chiến lược định giá sản phẩm của
công ty. Người đồng sáng lập Apple, Steve Jobs đã tìm cách tạo ra một sản phẩm với
mức giá cao tương xứng với mức chất lượng của nó trong khi vẫn duy trì mức lợi
nhuận cao. Mặc dù các sản phẩm của Apple có giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh
trên thị trường nhưng khách hàng vẫn sẵn lòng chi trả và đầu tư để mua sản phẩm do
sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt.
 Định vị thông qua đối thủ cạnh tranh
Khi bước chân vào ngành điện tử iphone có lẽ khơng là phải hãng đầu tiên mà khi
đó có lẽ hai ông lớn trong ngành là Samsung . Đến bây giờ Sam Sung vẫn là một đối
thủ đáng gờm với hệ thống Android của mình. Cùng với đó là có rất nhiều hãng điện
thoại mới đã được hình thành nhưng chưa có ai dám đối nghịch với android như
iphone khi nhà táo sử dụng cho mình một hệ thống riêng mang tên IOS. Và từ đó đến
bây giờ vẫn chưa có một hãng nào đánh bại được sự lớn mạnh của IOS. Và cũng chỉ
có iphone là hãng duy nhất đủ xứng tầm với một đối thủ vừa mạnh vừa lớn như
Samsung
Thực hiện và truyền thông chiến lược định vị đã chọn
Trên thị trường mục tiêu của Apple hiện nay thật dễ dàng nhìn thấy có thể nhìn
thấy nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo PPC với Google hay Facebook. Không
thể phủ nhận những hình thức này đem lại hiệu quả cực kỳ cao cho các hãng, nhưng
đối với Apple thì không phải lúc nào ông lớn cũng sử dụng phương thức này. Trên

thực tế, hai chiến lược Marketing trong chiến lược của Apple đối với sản phẩm Iphone
và các sản phẩm khác là: Vị trí sản phẩm và tiếng vang được tạo ra từ phản ứng tích
cực của khách hàng. Cái hay trong những chiến lược Marketing của Apple chính là
dùng chính những trải nghiệm của những người có ảnh hưởng để cho đối tượng khách
hàng của Apple thấy sản phẩm của họ hồn hảo đến mức nào. Khơng giống như những
thương hiệu khác khi sử dụng người nổi tiếng một cách chỉ để quảng cáo nhưng với
Apple thì khác, cách xây dựng thương hiệu của Apple hướng đến những thứ tự nhiên
nhất khi thuyết phục những người ảnh hưởng rằng sản phẩm của họ đem đến trải
nghiệm tuyệt vời và những chia sẻ của họ trên mạng xã hội thu hút những người theo
dõi, điều này sẽ giúp Apple thu lại được lượng khách hàng tiềm năng lớn từ sự chứng
16


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

thực của những người nổi tiếng.Trong suốt những năm qua, Apple thật sự đã rất nỗ lực
trong việc xây dựng cộng đồng người tiêu dùng lớn mạnh, ở bất cứ nơi nào trên thế
giới. Hình ảnh hàng trăm người xếp hàng đợi mua sản phẩm mới ở mỗi cửa hàng của
Apple khơng cịn là hình ảnh xa lạ. Apple đã tạo dựng được cộng đồng người tiêu
dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ và xây dựng chiến lược Marketing khiến cho mọi
khách hàng đều muốn gắn bó với cộng đồng đó.
Nhờ những cách thức trên mà mọi người đều sử dụng iphone của nhà Táo từ
những người bình dân cho đến những bộ phim, những ca sĩ nổi tiếng,.. Đều tin tưởng
và sử dụng các sản phẩm nhà Apple từ đó gợi lên một làn sóng và đây có lẽ là một
cách quảng cáo lý tưởng
Chiến lược Marketing Mix của Apple theo mơ hình 4P:
Apple là một thương hiệu nổi tiếng tồn cầu, khơng chỉ đối với tín đồ sành cơng
nghệ mà với cả những người bình thường, đây là cơng ty công nghệ đa quốc gia.
Apple tham gia vào việc phát triển và thiết kế các sản phẩm phần cứng như iPhone,
iPad, Mac cùng với phát triển phần mềm và dịch vụ trực tuyến. Phần mềm của Apple

bao gồm hệ điều hành IOS và trình duyệt web Safari nổi tiếng. Các dịch vụ trực tuyến
của Apple bao gồm  iCloud, iTunes và kho ứng dụng cho hệ điều hành IOS.
Dưới đây là một khía cạnh rất nhỏ trong q trình phát triển của thương hiệu
Apple, chiến lược marketing-mix. với bốn yếu tố Products (Sản phẩm), Price (Giá
thành), Place (Địa điểm bán hàng), Promotion (Quảng cáo). Hãy cùng nhau tìm hiểu
từng yếu tố.
 Sản phẩm
Đối với sản phẩm của mình, cho dù ở dịng sản phẩm nào, Apple cũng ln tn
theo các tiêu chí: Tạo ra thiết bị mà mọi người cần, Đổi mới và đổi mới, Trông đẹp
mắt. Đây là những tiêu chí mà từ thời cố giám đốc Steve Jobs đã được hình thành và
cho đến nay, Apple đã nổi tiếng là thương hiệu với những sản phẩm luôn khiến cả thế
giới phải kinh ngạc. Theo người đồng sáng lập ra Apple – Steve Wozniak, Steve Jobs
ln có ý niệm phát triển Apple theo hướng mang tính nhân văn (hay cịn gọi là
“ethical approach”) và bản thân ơng cũng ln trăn trở về vấn đề: Làm sao để có thể
phát triển được các sản phẩm sáng tạo, dễ sử dụng và phong cách? Chính điều này đã
khiến cho Apple thực hiện được các cú vượt ngoạn mục, vượt xa các đối thủ, tạo nên
cuộc cách mạng trong việc tương tác giữa con người với máy tính. 
- Iphone: Apple là hãng đầu tiên giới thiệu điện thoại thông minh cảm ứng đa
điểm. Về cơ bản, iPhone là sự kết hợp giữa điện thoại thông minh và iPod.
Tuy Apple từng tuyên bố rằng công ty là người tiên phong phát minh ra cảm
ứng đa điểm nhưng công nghệ này được tồn tại từ rất xa xưa, do đó bằng
sáng chế của Apple đã khơng được cơng nhận. Tuy nhiên, cho dù có thể nào

17


NHĨM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

-


thì iPhone vẫn là sản phẩm cực kỳ được ưa chuộng, có thể gọi đây là sản
phẩm thay đổi nền cách mạng điện thoại di động toàn cầu.
Phần mềm và dịch vụ: Một trong những lợi thế cạnh tranh của Apple nằm ở
hệ điều hành IOS. Ngoài ra, Apple cũng giới thiệu các dịch vụ khác nhau
như Itunes, Ibooks, Icloud, Apple Music và nhiều dịch vụ khác nhau. 

 Price (giá thành)
Là một công ty dẫn đầu thị trường trong phân khúc của mình, chiến lược định
giá của Apple ln là một chủ đề cho các công ty khác học tập và phân tích. Các
sản phẩm của Apple đều có xu hướng đắt tiền, thuộc nhóm hàng cao cấp và mang
biểu tượng địa vị sang trọng. Apple nắm rất rõ tâm lý của Khách hàng, luôn đổi mới
công nghệ liên tục để tìm cách làm hài lịng Khách hàng. Một khi người dùng sử
dụng Apple thì họ sẽ có xu hướng từ chối sử dụng sản phẩm của các hãng khác.
Đây chính là hội chứng “nghiện Apple”.
-

-

-

-

Chiến lược giá cao cấp (Premium pricing): Đây là chiến lược về giá
thường thấy của Apple khi các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều được
đặt giá ở mức cao nhất. Apple có niềm tin rằng, người tiêu dùng sẽ có tâm lý
và xu hướng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm mà họ yêu thích, được sản
xuất để phục vụ các nhu cầu cá nhân đến mức họ không thể sống được nếu
thiếu chúng. 
Chiến lược giá hớt váng (Price skimming): Apple thường xuyên sử dụng
chiến lược giá hớt váng trong các cuộc giới thiệu giá của mình. Ngược lại

với chiến lược định giá thâm nhập (đặt giá thấp để giành thị trường) thì
chiến lược giá hớt váng của Apple sẽ khiến sản phẩm của công ty  được đặt
ở mức giá cao nhất, sau đó hạ giá khi các đối thủ cạnh tranh giới thiệu sản
phẩm tương tự. 
Định giá theo vị trí địa lý (Geographical pricing): Chiến lược về giá theo
địa lý giúp Apple thiết lập được mức giá khác nhau cho các sản phẩm ở khu
vực khác nhau trên thế giới. Nhu cầu định giá theo địa lý của Apple là điều
rất dễ hiểu, giúp cơng ty điều chỉnh và kiểm sốt  được sự khác biệt về tỷ giá
hối đoái giữa các đồng tiền quốc tế. 
Chiến lược giá tối thiểu (Minimum advertising price - MAP): Chiến lược
giá tối thiểu cho phép đại lý bán lẻ của Apple được phép bán lại sản phẩm


 Place (Địa điểm bán hàng)
-

Cửa hàng Apple: Apple có các cửa hàng độc quyền của riêng mình để bán
các sản phẩm của hãng. Các cửa hàng của Apple đều có thiết kế thống

18


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

-

-

-


-

đãng, giúp người mua có thể dạo quanh các sản phẩm, ngắm nhìn và trực
tiếp sử dụng trước khi mua bất cứ một sản phẩm nào.
Đối tác thương mại:  Apple có các đối tác thương mại giúp hãng phân phối
sản phẩm trên nhiều quốc gia. Ingram Micro chính là một ví dụ điển hình về
đối tác thương mại của Apple. Việc Apple có ít các đối tác thương mại
nhưng giữ mối quan hệ chuyên sâu với các đối tác này giúp Apple giảm
thiểu được các rắc rối trong quá trình phân phối, giúp hãng tập trung nhiều
hơn vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Cửa hàng bán lẻ: Thông thường các đối tác thương mại khi nhận sản phẩm
của Apple sẽ thông qua các nhà bán lẻ được lựa chọn cẩn thận để phân phối
sản phẩm. Do mơ hình sản phẩm của Apple tương đối cao cấp nên có rất ít
cửa hàng bán lẻ có thể bày bán sản phẩm của Apple một cách tự do. 
Bán hàng trực tuyến: Thương mại điện tử cũng là một điểm mạnh của
Apple khi nơi đây bày bán rất nhiều sản phẩm của hãng.
Nhà cung cấp mạng di động: Các nhà cung cấp mạng di động thường cung
cấp sản phẩm của Apple như một phần trong các gói dịch vụ. Ví dụ như tại
Nhật thì là au, docomo hoặc Softbank. Nếu bạn đăng ký sim điện thoại tại
nhật thì sim sẽ được bán kèm theo máy và Khách hàng có thể thanh tốn
theo từng tháng. 
Nhà buôn bán: Apple cũng đang hợp tác với nhiều nhà bán buôn để phân
phối đáng kể sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nhân viên bán hàng: Apple là một dịng sản phẩm rất tiên tiến với nhiều
thay đổi về mặt hệ điều hành và chức năng so với các hệ điều hành và sản
phẩm tiêu chuẩn. Vậy nên trong các cửa hàng của Apple thường bố trí rất
nhiều nhân viên, với mục đích giải tỏa thắc mắc của Khách hàng cũng như
để giới thiệu và bán thêm các sản phẩm đi kèm cùng sản phẩm gốc. 

  Promotion (Quảng cáo)

Apple từ lâu đã được biết đến với các chiến dịch quảng cáo thông minh. Trọng
tâm của Apple thường nhắm là vào sản phẩm của mình, trong khi tạo sự khác biệt
cho sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là hai yếu tố cho nguồn cảm
hứng về quảng cáo của Apple.
-

-

Chiến dịch quảng cáo tạo sự lịch lãm: Apple tôn thờ xu hướng quảng cáo
sản phẩm hoặc dịch vụ một các đơn giản. Và nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hầu
hết quảng cáo in ấn của Apple thường được thiết kế trên nền trắng, hoặc
phông sáng màu, tạo ấn tượng thanh lịch. 
Nói thẳng trọng tâm: Khơng dài dịng, khơng lịng vịng. Quảng cáo của
Apple ln đưa người xem tới thẳng mục tiêu cần truyền đạt. Một quảng
cáo, một thông điệp, một mục tiêu.

19


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1
-

-

III.

Phương tiện truyền thơng cao cấp: Apple là dịng sản phẩm cao cấp.
Không ai chối cãi được điều này, và cha đẻ của Apple là một bậc thầy của
giao tiếp. Vậy nên, các quảng cáo của Apple thường mang tính chất đồng
loạt, đặc biệt kể cả đối với các sản phẩm mới ra mắt.

Khơng có ưu đãi về giá: Apple khơng hề có bất cứ một ưu đãi về giá nào
hay đưa ra các quảng cáo về giảm giá. Nếu là một người tiêu dùng trung
thành với Apple chắc người dùng chỉ có thể thấy được những ưu đãi dành
cho học sinh, sinh viên của hãng này. Nhưng kể cả như vậy, những biển
quảng cáo giảm giá hầu như không bao giờ xuất hiện trên cửa hàng của
Apple.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đánh giá về chiến lược của doanh nghiệp
1.1. Ưu điểm
 Tăng doanh thu
-

-

-

Theo tin tức từ trang vietnamnet.vn, Apple đã báo cáo tổng doanh thu đạt
111.4 tỷ USD trong 3 tháng cuối năm 2020 (báo cáo thu nhập quý đầu tiên
cho năm tài chính 2021 của cơng ty), đánh dấu mức tăng trưởng 21% so với
cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất mọi thời đại của công ty. Apple cũng
ghi nhận lợi nhuận ròng 28.8 tỷ USD trong quý IV/2020, tăng mạnh so với
mức 22.2 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. 
Trước khi báo cáo kết quả kinh doanh được công bố, doanh thu dự kiến từ
iPhone là 59,8 tỷ USD và con số cuối cùng lên tới 65,6 tỷ USD, tăng 17% so
với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chiếm khoảng 59% tổng doanh thu của
Apple trong quý. Khả năng ổn định thị trường cơ bản của iPhone là lý do
quan trọng khiến doanh thu quý 1 của Apple vượt quá 100 tỷ USD. Thị phần
của iPhone từng bị thu hẹp dưới sự chèn ép của các nhà sản xuất Android,
việc thiếu đổi mới đã trở thành cơ sở chính khiến dư luận có nhiều đánh giá

tiêu cực. Nhưng khi Apple thay đổi chiến lược và tung ra một số sản phẩm
tương đối hiệu quả về giá thành, iPhone lại một lần nữa khẳng định lại vị
thế. Cụ thể vào ngày 15/09 vừa qua, Apple đã chính thức ra mắt dịng
iPhone 13 hồn tồn mới với 4 biến thể tương tự như phiên bản tiền nhiệm.
Sự kiện này đã khiến doanh thu của hãng tăng trưởng một cách rõ ràng. Các
mẫu iPhone 13 mới nhất, bao gồm cả iPhone 13 mini và iPhone 13 Pro Max,
giá cả vẫn ở mức chấp nhận được. Dù chú trọng đến điểm nhấn là 5G, Apple
cố tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm, hiệu năng cũng được cải thiện
với con chip Apple A15 mới.
Đằng sau tốc độ tăng trưởng cao cũng phải kể đến sự thành công trong chiến
lược thị trường và sức mạnh sản phẩm của Apple. Ví dụ, tại cuộc họp báo
thứ 3 của Apple sau khi ra mắt iPhone vào năm ngoái, Apple đã phát hành
chip máy tính để bàn M1 tự phát triển dựa trên kiến trúc ARM và con chip
20


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

tương thích với cả 3 dịng Mac. Sự cải thiện của Mac nhờ chip M1 là điều
hiển nhiên. Không chỉ gia tăng hiệu suất và giúp hệ thống vận hành giao tiếp
giữa Mac OS và iPad OS sn sẻ hơn, dịng chip M1 cịn tối ưu cấu hình sản
phẩm và giúp thiết bị có tuổi thọ pin dài hơn. Trên thực tế, mức tăng doanh
thu của iPad rõ ràng nhất, với 8,44 tỷ USD trong quý đầu tiên, tăng 41% so
với cùng kỳ năm ngối. Khơng giống như thị trường máy tính bảng sử dụng
hệ điều hành Android và Windows, Apple ln duy trì tham vọng đáng kể
trong sản phẩm máy tính bảng. Chưa hết, có một thực tế khơng thể chối cãi
là Apple cũng ngày càng chú trọng hơn đến doanh thu phần mềm. Dù là Hội
nghị mùa thu 2019 hay Hội nghị không cần phần cứng vào nửa đầu năm
2020, rõ ràng Cook đang đưa ra tín hiệu kiếm tiền từ hệ sinh thái. Hiện tại,
các nguồn thu nhập kinh doanh dịch vụ của Apple rất đa dạng, chẳng hạn

như phát trực tuyến Apple Music, Apple TV +, trò chơi Arcade, Apple Pay
để thanh toán và iCloud cho các dịch vụ đám mây.
- Không mấy ngạc nhiên, thành công của Apple trong việc tạo ra trải nghiệm
khách hàng tuyệt vời đã mở ra cơ hội lớn cho tăng trưởng lợi nhuận. Trong
khi một cửa hàng bán đồ điện tử điển hình có doanh thu trung bình khoảng
129.000USD/m2, một cửa hàng thuần thục của Apple đạt mức doanh thu
gấp 5 lần như vậy. Cho đến giờ thì đây cũng là hiệu suất bán lẻ cao nhất
trong mọi ngành công nghiệp – và chắc chắn là con số này của Apple vẫn
cịn thấp hơn thực tế do chưa tính đến những vụ mua bán trực tuyến được
thúc đẩy bởi cửa hàng bán lẻ.
 Sự trung thành của khách hàng
- Dựa trên những phân tích về tâm lý và số liệu, hãng nghiên cứu hành vi tiêu
dùng Brand Keys đã đưa ra danh sách top các thương hiệu có lượng khách
hàng trung thành đơng đảo nhất. Trong đó ngành hàng Smartphones của
Apple xếp vị trí thứ 4 trong danh sách này năm 2020, tăng 4 bậc so với năm
2019. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Apple thì mức độ trung thành
của khách hàng đều ở mức độ thấp hơn ví dụ như Google - xếp thứ 6 và
Samsung - xếp thứ 10.
Theo khảo sát mới đây từ Brands Vietnam về sự trung thành đối với nhãn hiệu
điện thoại di động, nếu nhìn vào thang đo 10 điểm của mức độ trung thành ta dễ dàng
thấy được người dùng Apple có mức độ trung thành cao nhất, tiếp sau là Samsung và
Sony. Xếp sau nữa là Xiaomi và Oppo với mức độ trung thành thấp hơn một chút.

21


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

(Ảnh: Brands Vietnam)
-


Apple và Samsung cùng chia sẻ điểm chung về tập khách hàng có độ tuổi và
mức thu nhập tương đương nhau. Nhìn ở khía cạnh hình ảnh thương hiệu, cả
hai đều được nhận xét là một công ty luôn “đổi mới sáng tạo”. Sự khác nhau
giữa hai thương hiệu chỉ đến từ mức độ tự hào của người mua khi sở hữu
sản phẩm, điều mà Apple vượt trội hơn cả với hình ảnh đặc trưng của một
thương hiệu iPhone “sang trọng” và “tự hào khi sở hữu”.

1.2. Nhược điểm
 Giá thành sản phẩm cao
Để cho ra các sản phẩm có thiết kế độc đáo mới mỗi năm mà chi phí sản xuất
của Apple khá cao. Vì vậy, giá các sản phẩm của Apple thường cao hơn so với của
đối thủ cạnh tranh. Việc giá cao cũng một phần nhỏ khiến cho người tiêu dùng chưa
thể tiếp cận với các sản phẩm của Apple đặc biệt là ở thị trường Châu Á. Tuy nhiên
mức giá cao hơn đối thủ cũng giúp khẳng định vị thế của Apple ở mức cao hơn.
 Dễ bắt chước
-

-

Sau khi iPhone làm mưa, làm gió trên thị trường Smartphones thì lập tức các
đối thủ của Apple nhanh chóng cũng tung ra các sản phẩm tương tự iPhone
nhằm chia thị phần với Apple. Cụ thể chính là các dòng điện thoại Android
của Google do các hãng Samsung, HTC.... sản xuất.
Năm 2010 khi iPad ra đời, nó vừa giống iPhone lại giống như một Macbook
nhiều người đã nghĩ nó khơng cần thiết nhưng đến bây giờ iPad quá nổi
tiếng khiến cho các hãng sản xuất điện thoại, máy tính khác sản xuất theo.
Đối thủ chính của iPad có thể nói là Samsung Galaxy Tab. Do thiết kế có
quá nhiều điểm giống với iPad mà Samsung Galaxy Tab 10.1 đã bị Apple


22


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

-

-

kiện trên thị trường Châu Âu. Theo phán quyết của tòa án Châu Âu thì
Galaxy Tab 10.1 đã bị cấm bán trên thị trường Châu Âu trừ Hà Lan.
Tương tự đối với sản phẩm Macbook với thiết kế siêu mỏng, là chuẩn mực
cho tất cả các loại laptop khác. Ba năm sau khi ra đời, các đối thủ cạnh tranh
đã cho ra sản phẩm Ultrabook với thiết kế mỏng như Macbook. Tuy nhiên
với những thiết kế độc đáo và tính năng của nó, Macbook vẫn ln khẳng
định vị thế của mình.
Gần đây, khi người ta phát hiện ra một số cửa hàng nhái của Apple tại một
vài thành phố của Trung Quốc, các cuộc tranh cãi nổ ra tại Trung Quốc và
Mỹ. Cửa hàng nhái của Apple này có bảng ký hiệu, bố cục, nhân viên bán
hàng mặc đồng phục giống y như của hàng chính hãng.

2. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp
 Đẩy mạnh công tác truyền thông trước khi sản phẩm ra thị trường để người tiêu
dùng biết đến và sự chào đón sản phẩm nhiều hơn. Thực hiện các chiến lược
quảng bá hình ảnh của sản phẩm, biến apple trở thành sản phẩm thiết kế đẳng
cấp
 Chọn mức khác biệt hóa sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh. Sự khác
biệt hóa sản phẩm có thể đạt được bằng những cách: chất lượng sản phẩm cao,
đổi mới nhanh chóng và thích nghi với khách hàng, tích độc đáo sản phẩm...
chất lượng độ tin cậy, vẻ hấp dẫn, nhãn mác...Khác biệt hóa sản phẩm càng ở

mức cao thì tạo được rào cản gia nhập càng lớn và các đối thủ khó bắt chước
hơn.
 Khác biệt hóa ở phẩm ở từng phân đoạn thị trường cụ thể: Do các phân đoạn thị
trường là khác nhau nên chọn mức khác biệt hóa cho từng phân đoạn riêng sẽ
giúp Apple đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ở phân khúc thị trường
Châu Âu, Mỹ khi mà khách hàng khơng quan tâm nhiều đến giá cả thì Apple có
thể nâng mức khác biệt hóa để thu được lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, thị
trường Châu Á - những người ln cân nhắc đến giá cả thì Apple nên kết hợp
với chiến lược giá mềm dẻo để tăng thị phần của hãng.
 Trong việc phát triển các năng lực đặc biệt, doanh nghiệp tập trung tăng cường
hoạt động chức năng để tạo ra lợi thế về khác biệt hóa sản phẩm.
 Tập trung vào dịch vụ khách hàng, đáp ứng cho khách hàng nhanh nhạy. Apple
có thể tăng cường hoạt động tư vấn hỗ trợ khách hàng cũng như các dịch vụ bảo
hành... tạo nên sự thân thiện đối với khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp
có thể điều chỉnh giá cao hơn mà vẫn giữ không cho đối thủ cạnh tranh nhảy
vào. Doanh nghiệp có thể đưa ra dịch vụ khách hàng nổi trội bằng các dịch vụ
đổi trả lại hàng dễ dàng hơn, thời gian bảo hành dài hơn, giao hàng miễn phí, đặt
hàng nhanh cho khách hàng, và các kỹ thuật chăm sóc khách hàng.

23


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

 Tập trung nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm độc đáo mà trên thị trường
chưa có, thay đổi cơng nghệ máy móc hiện đại bắt kịp với nhu cầu người tiêu
dùng.
 Chú trọng đến khâu sau khi bán sản phẩm, cụ thể là sử dụng đội ngũ nhân viên
lành nghề để giải đáp thắc mắc khi sử dụng sản phẩm của khách hàng.


KẾT LUẬN:
Có thể nói “Định vị thương hiệu và khác biệt hóa chào hàng là việc tạo ra vị thế riêng
biệt của thương hiệu trong một môi trường cạnh tranh để bảo đảm rằng mỗi người tiêu
dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấy với các thương
hiệu cạnh tranh khác.” Việc định vị thương hiệu và khác biệt hóa mang tính chất quan
trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng.
Apple đã rất thành công trong việc đưa các ấn tượng tốt khó qn về sản phẩm của
mình trong tâm trí khách hàng. Bài tiểu luận trên đã cho ta cái nhìn khách quan về các
chiến lược của Apple đồng thời đưa ra những giải pháp hướng của Apple để có thể
phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương.

24


NHÓM 3 - BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ MARKETING 1

Đánh giá các thành viên nhóm:
STT

HỌ VÀ TÊN

Nhiệm vụ

Nguyễn Lan Hương

20

Hồng Thị Huyền

21


Trần Thị Huyền

Thuyết trình

22

Nguyễn Thị Thu
Lan

Nội dung phần II

Cao Thị Liên

24

Lê Thị Liên

25

Nguyễn Hiền Diệu
Linh

26

Nguyễn Thị Linh

Đánh
giá của
nhóm

trưởng

Đánh
giá
nhóm
trưởng

Đề cương + Cơ sở lý
luận + nội dung phần
II
Làm powerpoint

19

23

Tự
đánh
giá

Giới thiệu về doanh
nghiệp + Nội dung
phần II
Giải pháp
Đánh giá chiến lược
Tổng hợp word +
mở đầu + kết luận

25



×