Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài thu hoạch diễn án hình sự 19 Kiều Thanh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.35 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn học: Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự

Hồ sơ : LS.HS.19
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:
Khóa:
Số báo danh:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 03 năm 2022


I.TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
1.Nội dung vụ án
Ngày 08/12/2017, Kiều Đức Anh –SN: 1995, HKTT: thôn Nam Cường, xã Tam Đồng, Mê
Linh, Hà Nội đến Tiệm Cầm Đồ Mạnh ở thôn 2, Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội của Nguyễn
Đình Mạnh –SN: 1985, HKTT; thơn 4 Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội vay số tiền 25.000.000đ
với lãi suất 5000đ/1.000.000đ/1 ngày, hình thức trả lãi 01 tháng trả lãi 01 lần. Ngày
14/02/2018, Bà Kiều Thị Thu Hà (Chị gái Đức Anh) và Bà Nguyễn Thị Hương (Mẹ Đức
Anh) có đến quán cầm đồ của Mạnh để trả tiền vay và tiền lãi cho Đức Anh với số tiền là
35.000.000đ cả gốc và lãi. Trong đó có 25.000.000đ tiền gốc và 10.000.000đ tiền lãi tính từ
ngày vay đến ngày trả là 67 ngày. Nhưng khi đó nhân viên tại quán cầm đồ của Mạnh khơng
đồng ý, và nói anh Mạnh khơng đồng ý với 35.000.000đ mà phải trả 51.000.000đ. Sau khi
nghe như vậy thì Chị Hà và Bà Hương khơng đồng ý nên đã ra về. Khoảng 20 giờ 30’ ngày
19/02/2018, Nguyễn Đình Mạnh bảo Nguyễn Văn Minh - sinh năm 1997 ở thông Đồng
Cao, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và Vũ Thế Hải – sinh năm 1999


ở thôn Hiền Lễ, xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (là người quen với
Mạnh) đến nhà Kiều Đức Anh để nhắc Kiều Đức Anh trả nợ cho Mạnh. Hải mượn xe máy
nhãn hiệu Honda Wave BKS: 88H1-252.06 của Mai Hùng Dương – SN: 1996 ở Tổ 4
phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đi cùng với Minh đến nhà Đức
Anh để nhắc nợ.
Đến nơi, Minh và Hải đi xe vào trong sân gọi Đức Anh thì lúc này ơng Kiều Thanh Bình –
sinh năm 1968 (là bố của Đức Anh) đang ngồi trong phịng khách nghe thấy nên đi ra hiên
nhà nói “Đức Anh khơng có nhà, bảo gì Đức Anh, vào trong nhà uống nước”. Minh và Hải
đi vào trong phòng khách thấy ơng Bình và một người đàn ơng khoảng 30 tuổi (hiện chưa
xác định được nhân thân) đang ngồi uống nước cùng ơng Bình. Hải nói với ơng Bình “Đức
Anh mượn tiền hứa trả anh Mạnh mà hôm nay khơng thấy lên trả nên cháu phải lên”. Ơng
Bình khơng nói gì nên Minh và Hải đứng dậy xin phép về. Khi ra đến cổng nhà ơng Bình,
Hải gọi điện cho Đức Anh thì khoảng 5 phút sau Đức Anh cùng Kiều Văn Hưng – sinh năm
1996 ở cùng thôn đi xe mô tô về. Thấy Minh và Hải đến thì Đức Anh bảo vào nhà nói
chuyện cịn Kiều Văn Hưng đi lên tầng hai nhà Đức Anh. Lúc ngày trong phịng khách có
ơng Bình và một người đàn ơng lúc trước vẫn đang gồi uống nước. Hải bảo Đức Anh “Bạn
không lên xem tiền nong chỗ anh Mạnh thế nào à?”. Đức Anh nói: “dạo này tơi bí q, cho
tơi khất mấy tháng nữa” thì Hải nói “liệu mà lên trả tiền anh Mạnh”. Lúc này ơng Bình nói:
“ai cho vay tiền thì xuống mà địi”. Nghe ơng Bình nói vậy Minh nói “đi về, liệu mà xuống
trả tiền anh Mạnh”. Hải và Minh ra khỏi phòng khách nhà ơng Bình. Hải ra sân lấy xe cịn
Minh đi bộ xuống bậc hè, sau khi Minh đi cách bậc được 3- 4 mét, mặt quay ra phía cổng
thì Minh thấy bước 1 chân người chạy phía sau. Minh ngoảnh lại thì thấy ơng Bình tay cầm
dao phay (Minh khơng xác định được ơng Bình cầm dao bằng tay nào) giơ lên chém về phía
Minh, thấy vậy thì Minh giơ tay phải lên đỡ thì bị dao chém trúng vào mu bàn tay phải
khiến rách da, chảy máu. Minh quay mặt để chạy thì bị ơng Bình tiếp tục vung dao lên chém

2


vào bả vay trái, khuỷu tay trái, mặt sau cánh tay phải. Hải nhìn thấy Minh bị ơng Bình chém

nên bỏ lại xe mô tô chạy ra ngồi đường đi về hướng Nam Cường. Minh chạy ra ngoài đường
hướng về UBND xã Tam Đồng khoảng 200m rồi vào nhà anh Kiều Văn Vụ - sinh năm 1975
ở thôn Nam Cường, xã Tam Đồng. Thấy Minh bị chảy máu nên anh Vụ hỏi thì Minh nói:
“cháu vừa bị chém”. Minh được anh Vụ băng bó vết thương rồi Minh gọi điện cho Ngơ
Xuân Trường – sinh năm 1993 ở Xuân Mai 2, phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc thông báo về việc vừa bị chém và bảo Trường đến đưa Minh đi bệnh viện
cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bện viện Việt Đức điều trị đến ngày 28/02/2018 thì ra
viện.
Ngày 25/5/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mê Linh tiến hành đối chất giữa
Nguyễn Văn Minh với Kiều Đức Anh, bản thân anh Minh khẳng định Đức Anh đấm vào
thái dương của Minh còn Đức Anh không thừa nhận hành vi đấm anh Minh. Đức Anh
khơng thừa nhận cầm dao quẳng về phía sau có nhóm thanh niên như lời khai ban đầu.
Ngày 30/5/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mê Linh tiến hành đối chất giữa
Kiều Thanh Bình với Nguyễn Văn Minh. Bản thân anh Minh khẳng định chính ơng Bình là
người cầm dao chém gây thương tích cho anh Minh cịn ơng Bình cũng khẳng định khơng
cầm dao gây thương tích cho ai. Ngày 20/7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện
Mê Linh phối hợp cùng với Viện kiểm sát nhân dân huyện Mê Linh tiến hành thực nghiệm
điều tra đối với vụ án trên. Trong biên bản thực nghiệm điều tra có chữ ký ơng Bình kèm
nội dung “ Tơi khơng đồng ý với lời trình bày trên”. Do không đồng ý với biên bản thực
nghiệm, ông Bình đã sử dụng điện thoại di động nhãn hiệu OPPO ghi âm toàn bộ diễn biến
từ thời điểm trước khi ơng Hồng Văn Tùng đọc thơng qua biên bản thực nghiệm điều tra
cho đến khi Ông ký biên bản rồi ra về. Nội dung file ghi âm này đã được gửi đến Viện Khoa
Học Hình Sự - Bộ Công An để giám định theo công văn Số:02/C09-P6 ngày 08/01/2019.
Ngày 09/10/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mê Linh ra quyết định khởi tố
bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Kiều Thanh
Bình – SN: 21/12/1968, HKTT: thôn Nam Cường, xã Tam Đồng, Mê Linh, Hà Nội về hành
vi “Cố ý gây thương tích” quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Ngày 5/12/2018
VKSND huyện Mê Linh ban hành Cáo trạng số 01/CT-VKS đề nghị truy tố Kiều Thanh
Bình về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 của Bộ luật hình sự.
Ngày 10/4/2019, Hội đồng xét xử Tòa Án Nhân Dân Huyện Mê Linh – Thành Phố Hà Nội

đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 01/2019/HSST-QĐ. Ngày 2/7/2019, Hội
đồng xét xử Tòa Án Nhân Dân Huyện Mê Linh – Thành Phố Hà Nội ra quyết định trả hồ sơ
để điều tra bổ sung. Ngày 07/10/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mê Linh ra
bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố số 02/KLĐT(CAML).
2.Tư cách đương sự
Người tham gia tố tụng:

3


- Bị cáo: Kiều Thanh Bình – Sinh năm: 1968, trú tại: thôn Nam Cường, xã Tam Đồng,
-

Mê Linh, Hà Nội)
Bị hại: Nguyễn Văn Minh – Sinh năm: 1997, trú tại: thôn Đồng Cao,xã Ngọc Thanh,
TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Kiều Đức Anh – Sinh năm: 1995, trú tại: thôn Nam Cường, xã Tam Đồng, Mê Linh,
Hà Nội
- Nguyễn Đình Mạnh – Sinh năm: 1985, trú tại: thôn 4 Thạch Đà, Mê Linh, Hà Nội)
Người làm chứng:
- Nguyễn Văn Tiến – Công an viên xã Tam Đồng
- Trần Thị Huyền – Sinh năm: 1993, trú tại: thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, Mê Linh, Hà
Nội
- Vũ Thế Hải – Sinh năm: 1999, trú tại: thôn Hiền Lễ, xã Cao Minh, TP Phúc Yên,
Vĩnh Phúc)
- Người giám định: bà Nguyễn Ngọc Thanh – Giám định viên Trung tâm Pháp y Hà
Nội
II KẾ HOẠCH XÉT HỎI CỦA LUẬT SƯ

1. Hỏi bị cáo Tạ Văn Trường
- Vì sao bị cáo cho th phịng và gọi gái bán dâm đến bán dâm tại quán Ha Na vào tối
ngày 5/7/2018?
- Bị cáo đã thu bao nhiêu tiền của Thọ, Trung, Tuấn? Tiền đó là tiền gì? Sẽ xử lý số
tiền đó như thế nào?
- Tại sao bị cáo lại có ý định thỏa thuận với Liên về việc mua bán dâm tại quán?
- Tối hôm xảy ra sự việc, lúc anh Thành mới đến quán, bị cáo và anh Thành đã nói gì
với nhau?
- Bị cáo có được hưởng lợi gì từ việc chứa mại dâm tại quán Ha Na không?
- Anh Thành đã dặn bị cáo những gì khi làm việc tại quán?
- Liên và bị cáo có thỏa thuận gì về tiền giới thiệu mua dâm khơng?
- Từ khi làm việc ở đây, anh có biết ở qn có vụ bán dâm nào khơng?
2. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Phùng Thị Kim Liên
- Trước khi xảy ra sự việc ngày 5/8/2018, chị có tẩm quất cho khách nào tại qn Ha
Na khơng? Nếu có, tiền thu được ai hưởng? Có chia cho ai không?
- Chị thỏa thuận làm việc với anh Thành như thế nào? Hưởng lương như thế nào?
- Chị có bán dâm tại quán Ha Na trước khi Trường vào làm việc hay không?
- Việc chị bán dâm tại quán, anh Thành có biết khơng?
- Số tiền có được từ việc bán dâm chị có chia cho ai khơng?
- Chị có biết ai là Bắc khơng?

4


- Ngồi chị ra, trước đây cịn có ai bán dâm tại đây khơng?
3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngô Văn Thành
- Anh với chị Liên thỏa thuận làm việc như thế nào? Hưởng lương ra sao?
- Anh với bị cáo Trường thỏa thuận làm việc như thế nào? Hưởng lương ra sao? Ngoài
lương ra, bị cáo Trường cịn được trả khoản tiền nào khác khơng?
- Số tiền hàng ngày Trường thu của khách đến quán Ha Na được xử lý như thế nào?

- Theo anh vì sao Trường lại chứa mại dâm tại quán Ha Na?
- Anh đã thỏa thuận, giao việc gì cho Trường và Liên?
- Trước đây, anh có biết việc Liên bán dâm tại quán không?
- Anh nêu rõ các mức giá tẩm quất tại quán?
- Bình thường, khách đến đây tẩm quất thì thanh tốn tiền cho ai?
- Hơm xảy ra vụ việc bán dâm, anh có ở qn khơng?
4. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Lê Thị Thanh Tâm
- Tối ngày 5/7/2018 tại sao chị lại đến quán Ha Na?
- Chị có nhận được điện thoại của ai là Bắc hay Trường gọi đến quán Ha Na bán dâm
không?
- Ai là người đã bảo chị đi khách tại quán Ha Na?
- Chị có biết số điện thoại 0974.061.663 là của ai khơng?
- Chị có biết Bắc là ai khơng?
- Trước đây chị có biết anh Trường và anh Thành khơng?
- Chị có thỏa thuận phân chia tiền bán dâm với anh Trường không?
5. Hỏi chị Ngô Thị Yến:
- Có khi nào chị thay chồng tới quán thu tiền kinh doanh không?
- Doanh thu của quán Ha Na có tốt khơng?
- Qn có đơng khách khơng và nguồn thu của quán ổn định không?
- Nguồn thu của quán Ha Na chủ yếu từ hoạt động nào?
- Ngoài quán Ha Na gia đình chị có nguồn thu nào khác khơng?
- Qn Ha Na kinh doanh gì? Chị có biết Trường, Liên, Tâm không?
- Chị Yến cho biết vào thời điểm khoảng 20-20h45 phút ngày 5/7/2018 trước khi xảy
ra sự việc tại quán, chị và anh Thành chồng chị làm gì, ở đâu?
- Chị có biết qn có dịch vụ gì khơng? và có sử dụng gái mại dâm khơng?

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ÁP DỤNG

- Luật hình sự
III LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGUYÊN ĐƠN

Kính thưa Hội đồng xét xử!

5


Kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa quý Luật sư đồng nghiệp và tất cả những người
tham gia tố tụng tại phiên tịa hơm nay!
Tơi là Luật sư Nguyễn Tuấn Khải, thuộc Văn phịng luật sư ABC, đồn luật sư TP. HCM.
Theo lời mời của bị cáo Kiều Thanh Bình, tơi có mặt với tư cách là người bào chữa cho bị
cáo Bình tại phiên tịa hơm nay. Bị cáo Kiều Thanh Bình bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện
Mê Linh truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình
sự.
Kính thưa Hội đồng xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia phần hỏi công khai tại
phiên tịa hơm nay, tơi xin trình bày một số ý kiến như sau:
Tơi cho rằng cịn thiếu chứng cứ dùng để chứng minh trong vụ án mà không thể bổ sung tại
phiên tòa và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn khởi tố, truy tố, xét xử, có
thể gây oan sai cho ơng Thanh Bình. Điều này được chứng minh bởi các phân tích sau đây:
Thứ nhất: Nguồn chứng cứ của vụ án có nhiều sai phạm, nhiều vật chứng được thu thập
nhưng chưa được điều tra làm rõ.
Biên bản xác định hiện trường ngày 19/02/2018 tại bút lục số 21: Biên bản này có ghi rõ nơi
dung “Tiếp giáp với hè nhà ơng Bình có 01 cây quất bị đổ xuống sân” nhưng vật chứng này
không được liệt kê vào Biên bản tạm giữ tài liệu đồ vật và tài liệu ngày 19/02/2018. Căn cứ
theo Biên bản giao nhận cáo trạng ngày 07/12/2018 Bị cáo có ghi vào nội dung “Tơi đề nghị
viện kiểm sát Mê Linh làm rõ trách nhiệm của kiểm sát viên và công an huyện Mê Linh về
việc cố tình bao che tội phạm bằng việc bỏ qua và cố tình khơng thu giữ cây quất nhà tơi bị
các đối tượng cầm đồ đập phá tối ngày 19/02/2018”. Trong các lời khai của bị cáo, bị cáo
cũng đã nhiều lần khẳng định lại tình tiết cây quất bị các đối tượng xã hội đập phá làm đổ
xuống sân gây thiệt hại tuy nhiên cán bộ điều tra cũng không làm rõ tình tiết này. Ngồi ra,
Biên bản xác định hiện trường ngày 19/2/2018 cịn có xác nhận nội dung “Ngồi ra, tại hiện
trường khơng phát hiện gì thêm” nhưng Biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu ngày 19/02/2018

Công an xã Tam Đồng lại có thu giữ thêm 01 (một) con dao phay cán gỗ tròn, lưỡi dao bằng
kim loại màu xám. Biên bản tạm giữ tài liệu, đồ vật ngày 19/02/2018 tại bút lục số 22: Biên
bản này đã vi phạm Khoản 2 Điều 133 BLTTHS 1. Biên bản này có thêm vật chứng là 01
(một) con dao phay cán gỗ tròn, lưỡi dao bằng kim loại màu xám tuy nhiên có dấu hiệu bị
tẩy xóa số liệu chiều dài con dao nhưng lại khơng có chữ ký xác nhận của người tẩy xóa.
Theo Biên bản làm việc ngày 21/05/2019 “ơng Tư và chị Huyền Trình bày khi thu giữ con
dao do ơng Bình giao nộp thì Cơng an xã không tiến hành đo đạc con dao cụ thể mà chỉ
mang tính ước lượng. Cịn ai là người chỉnh sửa độ dài con dao trong biên bản thì chúng tôi
không biết”. Biên bản tạm giữ tài liệu, đồ vật ngày 19/02/2018 này thực tế được Bà Trần
Thị Huyền – cơng an viên xã Tâm Đồng khơng có mặt tại hiện trường (nhà bị cáo) vào ngày
19/02/2018 để ghi chép mà được lập vào sáng ngày 20/02/2018 tại trụ sở Cơng an xã Tam
Đồng vì vậy Biên bản khơng có chữ ký của bị cáo Bình. Có thể thấy Biên bản tạm giữ tài
liệu, đồ vật tại hiện trường đã có nhiều sai phạm, khơng phản ánh hết được sự thật khách
quan, không căn cứ trực tiếp vào Biên bản xác định hiện trường ngày 19/02/2018 để thu

6


thập đầy đủ chứng cứ. Biên bản này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc điều tra và giải quyết
vụ án, định tội cho bị cáo Kiều
Thanh Bình nhưng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến hồ sơ vụ án đã đi lệch
hướng điều tra cho những giai đoạn tiếp theo. Biên bản tạm giữ tài liệu, đồ vật đã khơng
tn thủ đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định nên khơng có giá làm nguồn chứng cứ
để giải quyết vụ án. (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 198, Khoản 2 Điều 133 và khoản 2 Điều 87
BLTTHS). Còn những vật chứng của vụ án chưa được điều tra: Tại Biên bản xác định hiện
trường ngày 19/02/2018 cịn có những vật chứng như “04 (bốn) viên gạch đặc đã bị vỡ màu
đỏ nhạt, trong đó có 1 viên vỡ nửa và 01 (một) một cánh cửa kính được làm bằng khung gỗ,
có 08 ơ kính, trong đó có 02 ơ kính đã bị vỡ, cùng nhiều mảnh vỡ khác bị vỡ vụn” nhưng đã
không được cơ quan điều tra làm rõ vì sao lại có sự xuất hiện của những vật chứng này.
Những vật chứng này cũng có trong Biên bản tạm giữ tài liệu, đồ vật ngày 19/02/2018

nhưng đã không được cơ quan điều tra, thực nghiệm lại hiện trường một cách khách quan,
trung thực. Cụ thể, dẫn chứng theo Biên bản thực nghiệm điều tra ngày 20/07/2018, những
vật chứng này cũng đã không được đưa vào để dựng lại hiện trường, điều tra lại để làm rõ,
trong khi đây lại là tình tiết vơ cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến đến lời của Kiều
Đức Anh và lời khai của bị cáo Kiều Thanh Bình.
Biên bản thực nghiệm điều tra ngày 20/07/2018 tại bút lục số 44-46: Biên bản thực nghiệm
điều tra đã bị làm sai lệch, được cơ quan điều tra viết thêm nội dung buộc tội bị cáo Kiều
Thanh Bình, cụ thể phần viết thêm vào biên bản có nội dung: 1 BLTTHS là viết tắt của Bộ
Luật Tố Tụng Hình Sự số 101/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015 có hiệu lực thi hành
ngày 01/07/2016. “Sau đó Minh gọi điện cho bạn đến đón đưa Minh đi cấp cứu tại Bệnh
viện đa khoa huyện Mê Linh. Kết luận: Trên cơ sở cuộc thực nghiệm điều tra có đủ hồ sơ
khẳng
định: Việc ơng Kiều Thanh Bình cầm dao chém gây thương tích cho anh Nguyễn Văn Minh
như đã được mơ tả trong q trình thực nghiệm điều tra là có căn cứ. Cuộc thực nghiệm điều
tra đã được chụp ảnh, vẽ sơ đồ”. Ngồi ra, Bị cáo Bình đã sử dụng điện thoại di động nhãn
hiệu OPPO ghi âm toàn bộ diễn biến từ thời điểm trước khi ơng Hịang Văn Tùng đọc thông
qua biên bản thực nghiệm điều tra cho đến khi bị cáo Bình ký biên bản rồi ra về. Nội dung
file ghi âm này đã được gửi đến Viện Khoa Học Hình Sự - Bộ Cơng An để giám định theo
Công văn số:02/C09-P6 ngày 08/01/2019 để giam định. Đối chiếu Bản dịch nội dung file
ghi âm của Viện khoa học hình sự Bộ Cơng an với Biên bản thực nghiệm điều tra đủ căn cứ
khẳng định:” Sau khi ông Kiều Thanh bình ký biên bản thực nghiệm điều tra tại UBND xã
Tam Đồng rồi ra về, CQĐT đã tự viết thêm nội dung buộc tội ơng Bình vào phần biên bản
bỏ trống”. Tại phần chữ ký bị cáo Bình cũng đã ghi rõ “Tơi khơng đồng ý với lời trình bày
trên” tại Biên bản thực nghiệm.
Xét thấy biên bản thực nghiệm đã bị cơ quan điều tra làm sai lệnh đi so hiện trường vụ án.
Cùng với với chứng cứ, vật chứng chưa được làm rõ gây ra nhiều tinh tiết mâu thuẫn, ảnh
hưởng đến việc kết luận điều tra buộc tội bị cáo Bình. Biên bản thực nghiệm điều tra ngày
20/07/2018 không thể dùng làm chứng cứ để xử lý hồ sơ vì có những sai phạm như trên.
Thêm nữa, Biên bản thực nghiệm cũng cho thấy việc mâu thuẫn lớn với lời khai của những


7


người có liên quan trong vụ án. Đoạn video của Bà Kiều Thị Thu Hà – người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan không được điều tra, giám định: Căn cứ theo Biên bản ghi lời khai
của Bà Hà từ
bút lục 106 – 111 có khẳng định việc bà Hà đã quay lại đoạn video lúc xảy ra sự việc ngày
19/02/2018 khi có đám thanh niên tới nhà bị cáo Bình chửi bới, cầm theo hung khí dao,
kiếm và vật sắt nhọn. Đoạn video này được bị cáo Bình giao nộp theo Đơn tố giác ngày
29/03/2018 và cũng được nhắc đến theo lời khai của bị cáo Bình trong Biên bản đối chất
ngày 30/05/2018 nhưng cơ quan tiến hành tố tụng đã không điều tra, làm rõ. Đoạn video
cũng là nguồn chứng cứ được thu thập cần điều tra, nhưng lại không được giám định và
nhắc đến trong Bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát. Cơ quan tiến hành tố tụng đã vi
phạm việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 88 BLTTHS.
Thứ hai bản kết luận giám định pháp y thương tích được thu thập khơng hợp pháp. Theo
Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố số 02 ngày 7/10/2019 của CQCSĐT- CA huyện Mê
Linh, Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế Hà Nội trả lời việc giám định thực hiện dựa trên Biên
bản xác minh thương tích ngày 21/02/2018 của Bác sĩ BV Mê Linh với CBĐT Cơng An
Thạch Đà và Trích sao bệnh án của Bệnh viện Việt Đức. Như vậy, hồ sơ giám định CQĐT
gửi đi giám định chỉ có trích sao bệnh án, khơng có bản sao hợp pháp hồ sơ bệnh án. Tuy
nhiên, Giám định viên đã không yêu cầu CQĐT bổ sung bản sao hồ sơ bệnh án của bị hại
Nguyễn Văn Minh mà tự tiến hành sao chụp hồ sơ bệnh án của BV Việt Đức là chưa đúng
với Quy trình giám định pháp y ban hành kèm theo Thơng tư số 47/2013/TT-BYT ngày
31/12/2013 của Bộ Y tế. Như vậy Bản kết luận giám định pháp y số 260/TTPY ngày
29/3/2018 của Trung tâm pháp Y Hà Nội khơng có giá trị pháp lý, không được sử dụng làm
chứng cứ để giải quyết vụ án.
Thứ ba chưa tìm ra được hung khí gây ra thương tích cho Nguyễn Văn Minh để buộc tội bị
cáo Kiều Thanh Bình. Con dao cán gỗ gửi giám định không phát hiện thấy vết máu: Biên
bản tạm giữ tài liệu, đồ vật ngày 19/02/2018 đã thêm vật chứng là 01 (một) con dao phay
cán gỗ tròn, lưỡi dao bằng kim loại màu xám, chiều dài con dao đã bị tẩy xóa nhưng kết

luận giám định ngày 18/06/2018 cũng đã “khẳng định con dao không phát hiện thấy dấu vết
máu” phù hợp với hiện trường cũng không có dấu vết máu vì Biên bản xác định hiện trường
ngày 19/02/2018 cũng đã xác định rõ “Ngoài ra, tại hiện trường
khơng phát hiện gì thêm”.
Vết thương của Nguyễn Văn Minh có phát hiện vết máu: Biên bản ghi lời
khai của Ông Kiều Văn Vụ từ bút lục số 88-91 có ghi nhận rõ vết thương của Minh “có
chảy nhiều máu” hoàn toàn trái ngược với Biên bản xác định hiện trường khơng có

xuất hiện vết máu và con dao cán gỗ gửi giám định cũng khơng phát hiện thấy dấu vết
máu.

8


Chưa tìm ra được hung khí gây án của bị cáo Bình: Biên bản tạm giữ tài
liệu, đồ vật ngày 19/02/2018 mặc dù đã có sự sai lệnh, khơng phản ánh đúng với sự
thật khách quan cộng thêm Biên bản xác định hiện trường ngày 19/02/2018 thì cũng
chưa có thêm vật chứng nào để buộc tội bị cáo Bình.
Có thể thấy chứng cứ con dao cán gỗ được giám định khơng phát hiện ra vết
máu hồn tồn đã bảo vệ cho lời khai của bị cáo Bình. Kết luận giám định ngày
18/06/2018 khẳng định con dao không phát hiện thấy dấu vết máu và chưa tìm được
bất cứ chứng cứ nào gây án buộc tội bị cáo Kiêu Văn Bình nhưng Kết luận điều tra
ngày 07/10/2018 của cơ quan cảnh sát điều tra và Cáo trạng của Viện Kiểm Sát vẫn
buộc tội bị cáo Kiều Thanh Bình cố ý gây thương tích cho bị hại Nguyễn Văn Minh là
chưa có cơ sở.
Thứ tư, về mục đích, động cơ, phạm tội không xác định. Thân chủ tôi và bị hại Nguyễn Văn
Minh vốn khơng quen biết nhau, trước đây khơng có mâu thuẫn gì. Xuất phát của việc bị hại
Minh đến nhà thân chủ tôi là theo lệnh của anh Nguyễn Đình Mạnh. Tuy nhiên, trong suốt
quá trình điều tra, cơ quan điều tra Cơng an huyện Mê Linh khơng có động thái để làm sáng
tỏ vấn đề này. Ngày 08/12/2017, Kiều Đức Anh đến quán cầm đồ Mạnh ở thôn 2, Thạch Đà,

Mê Linh, Hà Nội của Nguyễn Đình Mạnh vay số tiền 25.000.000đ. Theo khai nhận của
Kiều Đức Anh tại bút lục 130, 133 việc Đức Anh chưa trả được tiền vì là chưa thống nhất
được số tiền phải trả sau khi tính lãi suất. Điều này hồn tồn mâu thuẫn với lời khai của
Nguyễn Đình Mạnh. Mạnh khai rằng Đức Anh chỉ vay 25.000.000 đồng và khơng có lãi
suất (Bút lục 75-78). Bên cạnh đó lời khai của chị Kiều Thị Thu Hà (Bút lục 111) cùng với
lời khai của anh Đức Anh khai nhận rằng đã từng đến cơ sở cầm đồ của anh Mạnh vào ngày
30 Tết để trả số tiền 35 triệu đồng bao gồm cả gốc lẫn lãi nhưng không được chấp thuận.
Đây là vấn đề cần phải được làm rõ bởi nếu số tiền cịn nợ theo đúng số tiền của Mạnh thì
Đức Anh hồn tồn có thể thực hiện việc trả nợ điều đó đồng nghĩa với việc khơng xảy ra
vụ việc tối ngày 29/2/2018. Liên quan đến hành vi gây rối, đe dọa của nhóm thanh niên với
gia đình thân chủ tôi. Trong đơn tố giác của thân chủ tôi (bút lục 9), ghi nhận ngày
17/02/2018 (tức ngày mùng 2 tết) Mạnh cho 3 người xăm trổ đầy người, hung hãn đến nhà
đe dọa gia đình bị cáo, đi gặp con trai bị cáo và yêu cầu phải trả số tiền là 51.000.000đ
(Năm mươi mốt triệu đồng) cả gốc lẫn lãi số tiền vay của Mạnh. Thân chủ tơi có gửi kèm
file ghi âm và ảnh các đối tượng vào đòi nợ, đe dọa gia đình. Với các hành vi của nhóm
thanh niên đến nhà thân chủ tơi gây rối,
đe dọa vào tối ngày 19/2/2018 (Bút lục 10), Bị cáo Bình cũng gửi đến cơ quan chức năng
đoạn quay lại hành vi khai nhận tại bút lục 109. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 84, Điều 87
BLTTHS 2015 thì dữ liệu điện tử cũng là một nguồn chứng cứ. Cụ thể các file ghi âm, ảnh,
video của bị cáo nộp có vai trị quan trọng có thể xác định sự có mặt của Mạnh, Minh, Hải
cũng như ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa tiến
hành kiểm tra, thu thập, giám định để làm rõ việc này đi ngược lại với nguyên tắc thu thập
chứng cứ quy định tại khoản 4 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

9


Kính thưa HĐXX, từ những thiếu xót về những chứng cứ, vi phạm về thủ tục tố tụng tại hồ
sơ vụ án và để đảm bảo sự thật khách quan của vụ án, tránh oan sai cho người bị buộc tội.
Tơi kính đề nghị HĐXX xem xét căn cứ các Điều 85, 86, 204; điểm a, d khoản 1 Điều 280;

điểm c khoản 6 Điều 326 Bộ luật Tố
tụng Hình sự 2015, Thông tư liên tịch số 02/2017 để trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm
rõ những vấn đề còn mâu thuẫn nêu trên trong vụ án. Trên đây là những quan điểm của Luật
sư với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Kiều Thanh Bình. Kính đề nghị HĐXX xem xét
và quyết định, tơi tin tưởng rằng bằng sự cơng minh, chính trực của mình, HĐXX sẽ có một
phán quyết thật chính xác.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe!
LUẬT SƯ BÀO CHỮA
Nguyễn Tuấn Khải
IV. NHẬN XÉT VỀ BUỔI DIỄN ÁN
1. Thư ký phiên tòa:
- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tuân theo quy định về pháp luật
- Giọng nói to, rõ.
- Tác phong, trang phục phù hợp.
- Phần trình bày cịn vấp.
2. Thẩm phán phiên tịa:
- Thẩm phán được phân công thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình: tuân theo đúng
trình tự tham gia tại phiên tịa; có nghiên cứu và nắm rõ nội dung hồ sơ vụ án.
- Giọng nói rõ, nhưng chưa dứt khốc.
- Tác phong, trang phục phù hợp.
- Có sự dẫn dắt, điều khiển phiên tòa theo đúng quy định pháp luật.
- Phần hỏi các đương sự có sự chuẩn bị, nội dung câu hỏi phù với để làm rõ vấn đề.
3. Hội thẩm nhân dân 1:
- Hội thẩm thực hiện tốt vai trò, đặt câu hỏi phù hợp cho các đương sự.
- Trang phục phù hợp
- Giọng nói cịn nhỏ, ngập ngừng,
4. Hội thẩm nhân dân 2:
- Hội thẩm thực hiện tốt vai trò, đặt câu hỏi phù hợp cho các đương sự
- Tác phong, trang phục phù hợp
- Giọng nói to, rõ

5. Đại diện Viện kiểm sát:
- Tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.
- Đặt câu hỏi cho đương sự phù hợp

10


- Có chuẩn bị phần phát biểu của Đại diện Viện kiểm sát đầy đủ nội dung vụ án, thể
hiện những ưu điểm và hạn chế trong quá trình tố tụng của Tòa án và tại phiên tòa sơ thẩm.
- Giọng nói to, rõ, nhưng cịn ngập ngừng
- Tác phong, trang phục phù hợp với phiên tòa.
6. Luật sư nguyên đơn:
- Có sự chuẩn bị tốt khi trình bày u cầu của nguyên đơn, các luận cứ chặt chẽ, thuyết
phục trong bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
- Đặt câu hỏi đúng trọng tâm, có sự chuẩn bị giữa câu hỏi của luật sư và câu trả lời của
nguyên đơn.
- Sử dụng điều luật phù hợp với quy định hiện hành.
- Tuân thủ trình tự hỏi và đáp tại phiên tịa, tn theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên
tòa.
- Phần luận cứ để bảo vệ cho nguyên đơn: có sự chuẩn bị về quy định pháp luật và các
tài liệu, chứng cứ cần thiết đảm bảo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ; cần
hạn chế phần tóm tắt nội dung vụ án trong phần này; luật sư chưa nêu rõ căn cứ pháp lý cho
phần phản biện.
- Trang phục lịch sự, phù hợp với phiên tịa.
- Phần trình bày yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn còn dài dòng.
- Phần hỏi các đương sự còn phụ thuộc vào kịch bản.
- Giọng trình bày có phần thiếu tự tin, cần nói to hơn, dứt khốt hơn,
7. Luật sư bị đơn:
- Có sự chuẩn bị tốt khi trình bày u cầu của bị đơn
- Bản luận cứ chặt chẽ, thuyết phục

- Sử dụng điều luật phù hợp với quy định hiện hành.
- Tuân thủ trình tự hỏi và đáp tại phiên tòa, tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tịa.
- Đặt câu hỏi đúng trọng tâm, có sự chuẩn bị giữa câu hỏi của luật sư và câu trả lời của bị
đơn.
- Luật sư có hỏi bị đơn xoay quanh về hoàn cảnh.
- Tuy nhiên ở phần phản biện ý kiên của luật sư nguyên đơn, chưa nêu rõ căn cứ pháp lý.
8. Nguyên đơn:
− Thực hiện tốt vai diễn nguyên đơn, tuân theo sự điều khiển của phiên tịa, có nghiên cứu
và nắm rõ nội dung hồ sơ.
− Phần trả lời có sự tự tin, thể hiện được tinh thần khởi kiện và nguyện vọng của nguyên
đơn.
− Giọng nói rõ, trang phục lịch sự
9. Bị đơn:
- Bị đơn sự chuẩn bị tốt về tinh thần, câu trả lời đúng trọng tâm, rõ ràng.

11


- Có phần phản biện ý kiến luật sư nguyên đơn rõ ràng.
- Trang phục lịch sự.

12



×