Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tuần 21 kế hoạch bài giảng FOTOR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.59 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn: ………………..
Ngày dạy: …………………
Tuần 21 – Tiết 41,42

HỌC CHƠI CÙNG MÁY TÍNH
Chỉnh sửa ảnh cùng phần mềm FOTOR
I. YÊU CẦ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết sử dụng phần mềm FOTOR.
- Học sinh sử dụng được công cụ Collage (ghép nhiều ảnh) để sắp xếp nhiều ảnh lại
thành một ảnh theo cùng một chủ đề hoặc theo bố cục của các khn mẫu có sẵn.
+ Khởi động được công cụ Collage.
+ Biết chọn được nhiều ảnh đưa ảnh ra Collage.
+ Hiểu và chọn được tỉ lệ khung ảnh.
+ Nhận biết được bố cục ảnh và thực hành chọn được bố cục ảnh.
+ Thực hiện được cách xóa một ảnh đã ghép vào khung.
+ Biết cách tạo Border trên ảnh đang ghép.
+ Học sinh dùng Fotor-Collage để ghép nhiều ảnh thành một ảnh.
+ Tạo được bố cục ảnh theo yêu cầu của giáo viên và theo sở thích của mình.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Tự làm được những việc ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của giáo viên
+ Thực hiện đúng kế hoạch học tập của giáo viên giao, không mải chơi làm ảnh
hưởng đến kết quả học tập của nhóm.
+ Tìm được những cách giải qút khác nhau của nội dung bài học.
+ Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm hoạt động của bản thân trong nhóm
khi được hướng dẫn phân cơng.


+ Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Biết xác định và làm rõ thơng tin để hồn thành nội dung bài học
+ Biết thu nhận thơng tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được
câu hỏi.


2.2. Năng lực đặc thù.
NLe: Hợp tác trong môi trường số
- Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông dụng theo hướng dẫn để chia
sẻ, trao đổi thông tin với bạn bè và người thân.
NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Tạo được các sản phẩm số đơn giản để phục vụ học tập.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ.
+ Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Có ý thực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong học tập
- Trung thực
+ Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh
dạn nói lên ý kiến của mình
+ Khơng đồng tình với các hành vi thiếu tập trung trong học tập.
- Trách nhiệm
+ Có trách nhiệm với bản thân: Có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe
khi làm việc với máy tính: Ngồi học đúng tư thế để bảo vệ sống lưng, mắt và cổ.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động tập thể: Tích cực tham gia các hoạt động học
theo nhóm .
+ Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy phòng tin học, bảo vệ thiết bị máy tính
phịng tin học, giữ vệ sinh chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Kế hoạch dạy học, tài liệu (Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4), phịng
máy tính có phần mềm Fotor, máy chiếu, phiếu bài tập.
- Học sinh: Chuẩn bị bài học, đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
1. KHỞI ĐỘNG
- Đưa ra một trường hợp cần chỉnh sửa
những bức ảnh kỉ niệm…, sao cho thật đẹp
để chia sẻ với bạn bè, người thân. Đưa ra - HS trả lời theo sự hiểu biết
các câu hỏi để HS trả lời.
- Từ đó giới thiệu cho học sinh phần mềm - HS lắng nghe
chỉnh sửa ảnh Fotor và một số chức năng
trong phần mềm Fotor.
- Vào bài mới
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khởi động Fotor
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
phần mềm Fotor, giới thiệu hình vẽ cho học


sinh quan sát.

- Fotor là công cụ chỉnh sửa ảnh đơn giản,
cơng cụ này có thể giúp cho các em làm đẹp
thêm bức ảnh của mình. Thực đơn Home
gồm:
+ Edit: Chỉnh sửa ảnh có sẵn.

+ Collage: Ghép nhiều ảnh.
+ Batch: Chỉnh sửa cùng lúc nhiều ảnh.
Hoạt động 2. Khám phá
- Giáo viên cho học sinh thực hiện thao tác
khởi động phần mềm Fotor.

- HS thực hiện thực hiện thao tác khởi
động và tìm hiểu các chức năng của phần
mềm Fotor.

3. THỰC HÀNH (Luyện tập)
Hoạt động 1: Khởi động COLLAGE
- Để biết cách sắp xếp nhiều ảnh lại thành 1
ảnh theo cùng chủ đề hoặc theo bố cục như
thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu Ghép nhiều ảnh - Học sinh lắng nghe và thực hiện.
qua công cụ Collage
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động - Học sinh quan sát và thực hành khởi
phần mềm Fotor.
động phần mềm Fotor.
Từ trang Home, nhấp chuột chọn Collage.

- Chuẩn bị hình ảnh: Nhấp chuột chọn
Add, tại hộp thoại Open file, chọn vị trí lưu
ảnh, giữ phím Ctrl, nhấn phím A để chọn
tất cả. Nhấp chuột vào nút Open để đưa
hình ra Collage.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 2: Sắp xếp ảnh.
- Giáo viên thử nghiệm cùng bạn, em hãy



điền vào chỗ trống những gì em ghi nhận - Học sinh thực hành thử nghiệm, sau đó
được:
thực hiện vào phiếu học tập.
1. Tại ô Select a ratio
- Nút lệnh 1: 1 có chiều ngang… chiều dọc
- Nút lệnh 4: 3 có chiều ngang… chiều dọc
- Nút lệnh 3: 4 có chiều ngang… chiều dọc
2. Chọn cách sắp xếp ảnh:
- Nhấp chuột vào số tương ứng với …muốn
- Học sinh thực hành thử nghiệm, sau đó
ghép.
thực hiện vào phiếu học tập.
- Mỗi số lượng ảnh sẽ có … kiểu sắp xếp
ảnh. Sau khi chọn xong kiểu sắp xếp, ta có
thể ………ảnh vào vị trí mong muốn.
Ta có thể nhấn giữ và kéo thả chuột để di
chuyển sang vị trí khác.

- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Tự khám phá
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu cách thực hiện thao tác
xóa một ảnh đã ghép vào khung.
Nhóm 2: Tìm hiểu về Borders.
Giáo viên mời đại diện 2 nhóm lên thực
hành trên máy chủ.
Giáo viên nhận xét.


- Học sinh lắng nghe
Học sinh thực hiện theo nhóm theo sự
hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh quan sát, nhận xét.
Học sinh lắng nghe.

TIẾT 2
4. VẬN DỤNG


Hoạt động 1: Vận dụng, sáng tạo
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Học sinh lắng nghe và thực hành theo
theo nhóm.
nhóm.
TRỊ CHƠI: Nhà thiết kế tài ba
- Dùng Fotor – Collage để tạo một bố cục
ảnh dạng Templates gồm có 5 ảnh được bố
trí như sau:
+Borders_Adjust:Corners(60),Shadow(70),
Width (80).
+ Borders_Colors: Xanh lá cây
Trình bày sản phẩm của mình.
+ Lưu bố cục vừa tạo với tên suu tam2.jpg
- Giáo viên quan sát học sinh thực hành và
hướng dẫn thực hành cho học sinh chưa đạt,
khích lệ học sinh thực hành tốt.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh:
Em có biết ?
Sau khi đưa hình vào bố cục, em có thể

nhấp chuột lên hình ảnh để xuất hiện thanh
Học sinh quan sát, lắng nghe.
cơng cụ chỉnh hình ảnh với các chức năng
phóng to, thu nhỏ, xoay trái, xoay phải, lật
dọc và xóa hình ảnh.

Hoạt động 2: Củng cố
* Tổ chức trị chơi: Ai nhanh nhất
Luật chơi: Giáo viên hướng HS chọn đáp
án đúng và ghi vào bảng con . Khi xuất hiện
câu hỏi trên màn hình máy chiếu, giáo viên
đọc câu hỏi và đưa ra trắc nghiệm lựa chọn
và bắt đầu thời gian làm bài sẽ hiển thị trên
màn hình. Học sinh chọn câu trả lời và viết
vào bảng con. Khi hết thời gian trả lời giáo
viên nhìn kết quả từ bảng của HS và xem ai
là người trả lời nhanh nhất.
Câu 1. Trong phần mềm Fotor để ghép
nhiều ảnh em vào công cụ nào nào sau
đây?
A.

- Học sinh chuẩn bị bảng con

- Học sinh quan sát và lắng nghe câu hỏi
và thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo
viên để tham gia trò chơi.

- Ghi vào bảng con để chọn đáp án đúng.



B.
C.

Đáp án: B.
Câu 2: Trong phần mềm Fotor để sắp xếp
hình ảnh cần ghép, em chọn nút lệnh nào
sau đây?
- Ghi vào bảng con để chọn đáp án đúng.
A.
B.
C.
Đáp án: C.
Nhận xét:
Hôm nay em đã:
- Hiểu bài tốt
- Thực hành tốt
- Tham gia hoạt động nhóm
- Tham gia hoạt động lớp
Và:
Nhận xét, tuyên dương những học sinhạt
động tích cực, nhắc nhở các em chưa chú
ý cần ố gắng tập trung và tham gia tích
cực hơn trong những tiết học khác.
Dặn dị:
Về nhà hãy thực hành ghép những hình ảnh
về gia đình, bạn bè hoặc những chủ đề khác
với phần mềm Fotor giới thiệu cho bạn bè
tác phẩm của mình. Chuẩn bị cho tiết học
tiếp theo.

Yêu cầu học sinh tắt máy tính. Xếp ghế vào
đúng vị trí.

Học sinh chú ý lắng nghe

Trong quá trình thực hành, học sinh quan
sát và rút ra kinh nghiệm và bài học.

Học sinh chú ý lắng nghe

Buôn Ma Thuột, ngày …. tháng … năm 2021
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN


Phùng Thị Như Hoa



×