Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

lãnh đạo và quản lý trong khu vực công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.33 KB, 19 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “lãnh đạo”, “quản lý” là những từ thường được nói đến hằng
ngày, tuy nhiên, ý nghĩa và nội dung của những thuật ngữ ấy không phải ai cũng
có thể hiểu và nắm chắc. Đặc biệt là về mối quan hệ giữa chức năng lãnh đạo và
chức năng quản lý trong thực tế của các cơ quan, tổ chức.
Với tầm quan trọng và thực trạng nói trên; đồng thời, để nhằm có được
những nghiên cứu cơ bản về một số nội dung liên quan đến “lãnh đạo”, “quản
lý”, học viên xin chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa chức năng lãnh đạo, chức
năng quản lý - Phân tích và vận dụng thơng qua tình huống thực tiễn trong tổ
chức. Vận dụng lý thuyết lãnh đạo, quản lý vào cơ quan nhà nước thơng qua
tình huống trong thực tiễn” để nghiên cứu, tìm hiểu cho bài tiểu luận kết thúc
học phần Lãnh đạo và quản lý trong khu vực cơng của mình.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về quản lý
a. Quản lý
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp,
một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt
động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên
(hoặc tình nguyện viên) để hồn thành các mục tiêu của mình thơng qua việc áp
dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, cơng nghệ và nhân lực.
Trong đời sống xã hội, quản lí xuất hiện khi có hoạt động chung của con
người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các
hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của
tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước. Để thực hiện hoạt động quản lí cần
phải có tổ chức và quyền uy. Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền
uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản
lí, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện



2
quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối
tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
Chủ thể quản lí là cá nhân hay tổ chức - những đại diện có quyền hạn và
trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng
tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lí.
Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự quản lí được quy định bởi
nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn
giáo, quy phạm pháp luật... tuỳ theo từng loại hình quản lí.
Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà
nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng linh vực đời sống xã
hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra.
Quản lí nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ
quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội
theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.
Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động
của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một
thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lí
hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế
của Nhà nước.
b. Đặc điểm của quản lý
Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí đối với đối
tượng quản lí. Ở đây chủ thể của quản lí là con người hay tổ chức của con
người.Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diện có
quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết , phối hợp những hoạt động
riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất
định trong quản lý.
Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt
động chung của con người.
Như vậy, ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lí, bởi vì

hoạt động chung của nhiều người địi hỏi phải được liên kết dưới nhiều hình thức.


3
Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung
của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một
hoạt động chung thống nhất của cả một tập thể và hướng hoạt động chung đó
theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
Quản lí được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới
phân định rõ ràng chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và mối quan hệ của những
người tham gia hoạt đơng chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng
của cá nhân với tổ chức.
Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển chỉ đạo
cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của
mình. Quyền uy được hình thành dựa trên uy tín, khả năng chun mơn và các
quan hệ xã hội khác.
Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự này được quy định bởi
nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy
phạm tơn giáo.
Phương tiện: rất đa dạng tín điều tôn giáo, lương tâm, pháp luật, dư luật
xã hội.
c. Nhà quản lý
Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức
năng quản lý trong một tổ chức nhất định (tổ chức đó có thể là một tổ chức kinh
doanh hay phi kinh doanh).
Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc
của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý
là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật
chất và thơng tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
d. Chức năng của nhà quản lý

Một là, Hoạch định:
Hoạch định là việc xác lập mục tiêu và phương thức đạt tới mục tiêu. Xác
lập mục tiêu không những giúp cho mỗi người trong tổ chức biết rõ điểm đến


4
mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trên tồn bộ tiến trình. Mỗi cấp
độ đều có mục tiêu gọi là Hệ thống mục tiêu của tổ chức.
Xác lập mục tiêu và phương hướng đạt mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng
nhất của người quản lý. Càng lên cấp cao thì xác lập mục tiêu càng quan trọng vì
vậy thời gian dành cho cơng việc đó càng nhiều. Càng xuống cấp dưới thì việc
tổ chức thực hiện càng quan trọng vì mục tiêu có làm được hay không là phụ
thuộc vào các việc nhỏ hàng ngày.
Hai là, Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện là chức năng thứ hai của Người quản lý. Với một công
ty đã rõ ràng về cơ cấu tổ chức, mô tả công việc mỗi vị trí thì nhiệm vụ chính
của người quản lý đó là: Giao việc, hỗ trợ, kiểm sốt và điều chỉnh.
Giao việc kết hợp đào tạo áp dụng trong trường hợp nhân viên cịn đà phát
triển, có nghĩa là còn khả năng học hỏi. Người quản lý giao việc ở cấp độ khó
hơn trình độ hiện có của nhân viên, đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực mới thực hiện
được. Ở cấp độ này quản lý sẽ phải sát sao hơn nhằm điều chỉnh để nhân viên
làm đúng.
Trao quyền là việc người quản lý tách một phần quyền tương ứng với một
nhóm trách nhiệm cụ thể của người quản lý để giao cho người nhân viên.
Về nguyên tắc người quản lý nhìn càng xa các cơng việc trong tương lai
thì càng dễ giao việc mà khơng gây áp lực tiến độ quá nhiều cho nhân viên.
Ba là, Lãnh đạo
Lãnh đạo là việc nhà quản lý tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ
chức, hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Bốn là, Kiểm tra

Kiểm tra là việc nhà quản lý đo lường thực tế công việc mà các cá nhân,
bộ phận đã thực hiện, từ đó phát hiện những vấn đề đồng thời đưa ra phương
hướng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
e. Vai trị của nhà quản lý
Nhà quản lí đóng vai trị quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu
quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản


5
lí đảm đương nhiều vai trị khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung
nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện:
– Vai trị giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngồi là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hồn thành mục
tiêu chung.
– Vai trị thơng tin:
+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.
+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.
+ Cung cấp thông tin cho bên ngồi.
– Vai trị quyết định:
+ Đây là vai trị quan trọng nhất của người quản lý.
+ Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những
quyết định của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản
lý cần thực hiện các vai trò cụ thể sau:
Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung:
Nhà quản lý phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lý cao
hơn và với toàn thể nhân viên trong công ty. Về nguyên tắc, một nhà quản lý tốt
phải đặt lợi ích của tập thể trong tính tồn thể. Vai trị của nhà quản lý vì thế chủ
yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp

quản lý cao hơn và nhu cầu của nhân viên.
Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể:
Đạo đức tốt và tinh thần tập thể là hai thành phần chủ yếu của một nhóm.
Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả
làm hài lịng, sự vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà
quản lý như một bó hoa trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một
chiếc bánh gatơ. Tóm lại, những hành động như thế phải được tiến hành đủ để
cho nhân viên thấy được nhà quản lý có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ
hết lịng hết sức vì cơng việc chung.


6

Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự:
Để hồn thành một cơng việc theo cách có lợi nhất, con người ln cần có
sự an tồn. Nhà quản lý sẽ không bao giờ thành công nếu như đặt sự an tồn và
sức khỏe của nhân viên vào vịng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tượng mà
nhà quản lý phải tìm kiếm sự trợ giúp và lịng trung thành ở họ vì thế nhất thiết
phải tạo cho họ niềm tin và sự an toàn.
Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm:
Nhà quản lý tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực
những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân
sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản
lý đã đào tạo được người thay thế mình trong tương lai, một nhân vật có đủ khả
năng được thăng tiến, điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.
2.1.2. Lý luận chung về lãnh đạo
a. Lãnh đạo
Lãnh đạo (leadership) là một quá trình ảnh hưởng xã hội, nhằm tối đa hóa
nỗ lực của đội nhóm để đạt được mục tiêu đề ra. Đó là nghệ thuật thúc đẩy một
nhóm người hành động cùng hướng tới mục tiêu chung. Trong mơi trường kinh

doanh, điều này có nghĩa là định hướng chiến lược hành động cho người lao
động và đồng nghiệp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp."
Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của nhà quản trị. Khả năng lãnh
đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng để trở thành một quản
trị viên giỏi.
Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính
nghệthuật, hay một q trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự
nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiếu của tổ chức. Khơng
những thế, lãnh đạo cịn là tạo ra sư thay đổi.
Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh đạo hoạt động để
giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận động tối đa các khả năng của
nhóm.


7
b. Vai trò của chức năng lãnh đạo
Thực chất của chức năng lãnh đạo là tác động lên con người. Tất cả các
chức năngkhác của quản trị như hoạch định, tổ chức , kiểm tra sẽ khơng hồn
thành tốt nếu nhà trị không hiểu được và không phát huy được yếu tố con người,
vì suy cho cùng con người với tư cách là chủ thể vừa là đối tượng của kinh
doanh là nhân tố bên trong quyết định sự thành bại của một tổ chức.
Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người. Lãnh đạo là
quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và
nhiệt tình phấnđấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Người lãnh đạo không
đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi
người hồn thànhcác mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người quản lý lập kế hoạch,
tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những họat
động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và
lãnh đạo tốt.
Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và

điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hồn thành các mục tiêu
của tổ chức. “Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lơi cuốn người
khác, vì đơi khi đó chỉ là sự mị dân. Đó cũng khơng phải là khả năng gây cảm
tình và thuyết phục người khác vì đây chỉ là kỹ năng của người phụ trách bán
hàng. Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực
hiện công việc đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con
người vượt qua những giới hạn thơng thường. Để có được khả năng lãnh đạo
như thế thì khơng gì tốt hơn là một mơi trường doanh nghiệp được xây dựng
trên những quy định chặt chẽ về quy định và trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao
trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của từng cá nhân cũng như công việc
của họ"
Chức năng lãnh đạo tao điều kiện để các bộ phận của bộ máy liên kết lại
với nhau,để tập thể đoàn kết, hoạt động của các bộ phận ăn khớp nhau, nhờ đó
thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu.


8
Chức năng lãnh đạo có liên quan đến việc ra quyết định, tổ chức truyền
đạt va thực hiện các quyết định bằng cách giao việc, ra lệnh, động viên, khen
thưởng cấp dưới, tích cực hóa thái độ và tinh thần làm việc của người lao động,
đó là những yếu tố liên quan trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
c. Các nội dung cơ bản của lãnh đạo trong tổ chức
Thứ nhất, Hiểu rõ con người trong tổ chức:
Đây là nội dung đầu tiên hết sức quan trọng mà nhà quản trị phải nắm
vững để có thể đưa ra các quyết định và lựa chọn các phương pháp lãnh đạo phù
hợp.
Hiểu rõ con người đã là một điều khó nhưng đáp ứng những địi hỏi của
họ lại càng khó khăn hơn bởi:
- Tính đa dạng về các nhu cầu của con người.

- Khả năng có hạn của nhà quản trị trong tổ chức.
- Việc đáp ứng nhu cầu của từng người bị ràng buộc bởi các chi phối của
nhu cầu chung của cả hệ thống và các hệ thống bên ngồi có liên quan.
- Con người trong hệ thống bị phân tách theo nhiều nhóm trong khi các
nhóm này có tính độc lập với hệ thống.
Thứ hai, Đưa ra các quyết định lãnh đạo phù hợp:
Sản phẩm của nhà quản trị suy tới cùng là quyết định. Nhà quản trị luôn
phải sángsuốt định ra những quyết định đúng đắn, các chương trình, tính chất
hoạt động của các bộ phận và cá nhân trong hệ thống nhằm đạt tới mục tiêu đã
định. Vậy có thể nói những quyết định của nhà quản trị có thể đem lại sự phát
triển hoặc đẩy tổ chức đến chỗ khó khăn khơng thể tồn tại được.
Thứ ba, Xây dựng nhóm làm việc:
Đây cũng là một nội dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo. Trong điều
kiện hoạt động với quy mô đông người, việc phân cấp và phân công quản trị là
một tất yếu khách quan, đây là nguyên tắc chuyên môn hóa trong quản trị. Trong
mỗi tổ chức thơng thường đều được chia thành những phân hệ và nhóm nhỏ,
mỗi phân hệ và nhóm này hoạt động theo cùng một nhóm chức năng nhiệm vụ.


9
Mỗi nhóm khơng hoạt động tốt và khơng hình thành được mối dây liên hệ chặt
chẽ với các nhóm khác thì kết quả hoạt động chung cho tồn bộ hệ thống khơng
thể tốt đẹp được.
Thứ tư, Dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt:
Quá trình lãnh đạo tổ chức hoạt động là quá trình hướng tới mục tiêu, viễn
cảnh trong tương lai vì vậy nhà quản trị khó có thể tự khẳng định được tổ chức
mình hoạt động tốt và lâu bền do môi trường đầy biến động bên ngồi. Nhà lãnh
đạo ln phải tỉnh táo vạch ra mọi tình huống, đối chiếu với mục đích và mục
tiêu mong muốn căn cứ vào khả năng thực tế, cơ hội và nguồn lực có thể có
được để đối phó với mọi tình huống hạn chế hoặc loại bỏ tình huống xấu, tận

dụng khai thác các tình huống tốt.
Thứ năm, Giao tiếp và đàm phán:
Quá trình lãnh đạo là quá trình tiếp xúc và làm việc với con người thông
qua hoạtđộng giao tiếp và đàm phán cho nên người lãnh đạo khơng thực hiện tốt
nội dung này thìkhó có thể đưa tổ chức giành lấy các mục tiêu mong muốn.
Như chúng ta đã biết khơng phải ai cũng có khả năng giao tiếp và đàm
phán tốt. Nó phải trải qua thời gian tự rèn lun chính mình hay nói cách khác là
con người phải có trong mình những kinh nghiệm vốn hiểu biết sẵn có và thêm
nhiều yếu tố khác để trở thành người giao tiếp tốt, giao tiếp tốt địi hỏi phải lắng
nghe khơng chỉ là chuyển giao thơng điệp một chiều, cần phải có một cách giao
tiếp hiệu quả trong việc tiếp nhận thơngđiêp, khơng thì sẽ khó đạt được điều
mong muốn.
Đàm phán cũng vậy ta cần phải nhiệt tình tự tin, phải có sự cơng nhận,
liêm chính, hịa đơng với mọi người, kiểm sốt, sang tạo và ln tìm ra cách để
giải quyết vấn đề một cách thông minh, linh hoạt để đem lại hiệu quả cao.
d. Phương pháp lãnh đạo
- Khái niệm phương pháp lãnh đạo: Phương pháp lãnh đạo con người
trong hệ thống là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của
người lãnh đạo lên con người cùng với các nguồn lực khác của tổ chức để đạt
được các mục tiêu quản trị đề ra.


10
- Đặc điểm của các phương pháp lãnh đạo:
+ Các phương pháp lãnh đạo hết sức biến động, được thể hiện ở các hình
thức biểu hiện của mỗi phương pháp tại mỗi thời điểm, mỗi đối tượng khác nhau
là khônggiống hẳn nhau.
+Các phương pháp lãnh đạo luôn luôn đan kết vào nhau. Điều này là cách
xử lý nhược điểm của mỗi phương pháp lãnh đạo riêng lẻ, chỉ có kết hợp chúng
lại người ta mới có thể phát huy được ưu điểm của mọi phương pháp lãnh đạo

và hạn chế phần nhược điểm của chúng.
+ Các phương pháp lãnh đạo chịu tác động to lớn của nhu cầu và động cơ
làm việc củangười bị tác động xét theo thời gian và không gian diễn ra sự lãnh
đạo.
- Nội dung của các phương pháp lãnh đạo gồm:
Một là, phương pháp hành chính
+ Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ
thống quản trị và kỷ luật doanh nghiệp.
+ Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là những
cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động
dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc địi hỏi người lao
động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
Vai trị của phương pháp hành chính:
+Xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, nó là khâu nối các
phương pháp quản trị khác lại.
+Thông qua phương pháp này, doanh nghiệp có được những quy định bắt
buộc để giấu được bí mật ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong
doanh nghiệp rất nhanh chóng.
Tác động của phường pháp hành chính: tác động theo 2 hướng
+Tác động về mặt tổ chức
+Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản trị.
Để sử dụng phương pháp hành chính, cần nắm vững các yêu cầu:


11
+ Thứ nhất, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó
có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Khi đưa ra một quyết
định hành chính phải cân nhắc tính tốn đến các lợi ích kinh tế…
+ Thứ hai, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền
hạn của người ra quyết định. Mỗi bộ phận, mỗi cán bộ quản trị sử dụng quyền

hạn của mình phải có trách nhiệm về việc sử dụng quyền hạn đó. Ở cấp càng
cao, phạm vi tác động càng rộng, nếu làm sai thì tổn thất càng lớn. Người ra
quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
-Ưu điểm của phương pháp hành chính
+ Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất
cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất.
+ Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức
ép tâm lý, tạora bầu khơng khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
+ Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành
động theo ý mình.
+ Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong cơng việc,
mang lại hiệu quả rất cao.
+ Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều
kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực.
- Nhược điểm của phương pháp hành chính
+ Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh
thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại mơi trường sống…
+ Khơng có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó khơng bắt buộc.
+ Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương
pháp tác động khác.
Hai là, Các phương pháp kinh tế: Các biện pháp kinh tế tác động vào đối
tượng bị quản trị thơng qua các lợi ích kinhtế, để cho đối tượng bị quản trị tự
chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ mà
không cần thường xuyên tác động vê mặt kinh tế .


12
+ Tác động thơng qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con
người tích cực lao động. động lực đó sẽ càng lớn nếu nhận thức đầy đủ và kết
hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong doanh nghiệp.

+ Thực chất các phương pháp kinh tế là đặt mỗi người lao động, mỗi tập
thể lao động vào những điều kiện kinh tế họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi
ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp.
Điều đó cho phép người lao động lựa chọn con đường hiệu quả nhất để
thực hiện nhiệm vụ của mình .
- Ưu điểm của phương pháp kinh tế:
+ Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất
cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất.
+ Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức
ép tâm lý, tạora bầu khơng khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
+ Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành
động theo ý mình.
+ Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong cơng việc,
mang lại hiệu quả rất cao.
+ Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều
kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực.
- Nhược điểm của phương pháp kinh tế:
+ Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh
thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại mơi trường sống…
+ Khơng có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó khơng bắt buộc.
+ Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương
pháp tác động khác.
- Doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp kinh tế theo những
hướng sau:
+ Định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù
hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng
thời gian, từng phân hệ của doanh nghiệp


13

+ Sử dụng các định mức kinh tế , các biện pháp địn bẩy, kích thích kinh
tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân phấn đấu hồn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
2.2. Quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý.
Nhưng có thể khái quát thành hai khuynh hướng điển hình:
Một là: Lãnh đạo và quản lý là đồng nhất với nhau.
Hai là: Lãnh đạo và quản lý là hoàn toàn khác biệt.
Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt.
Để thấy được lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt, cần
phải căn cứ vào các phương diện sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng có
thể được gọi là một nhà quản lý, và ngược lại, một nhà quản lý có thể được coi
là một nhà lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện: chỉ những nhà
quản lý cấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp
trung và cấp thấp thường không được gọi là nhà lãnh đạo.
Thứ hai, xét về phương diện mục tiêu (Nội dung) hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý đó là các hoạt động này dù được
thực thi theo cách nào thì cũng nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thuộc về tính chất của mục tiêu mà
chúng hướng tới. Mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hướng, chiến lược, định
tính; Mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lượng.
Thứ ba, về phương thức hoạt động.
Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là: hoạt động lãnh đạo và hoạt
động quản lý đều phải được thực hiện trên cơ sở khoa học và nghệ thuật để phối
hợp các nguồn lực nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.
Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thể hiện ở chỗ: hoạt động lãnh đạo
là hoạt động nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ nhân viên và duy trì kỷ luật,



14
kỷ cương của họ, do vậy, yếu tố nghệ thuật phải được đặt lên hàng đầu và cùng
với nó là phải sử dụng yếu tố khoa học; hoạt động quản lý là hoạt động nhằm
duy trì kỷ luật, kỷ cương và động viên, khích lệ nhân viên, do vậy, yếu tố khoa
học được đặt lên trước và cùng với nó là yếu tố nghệ thuật
Từ những quan niệm về lãnh đạo và về mối quan hệ giữa lãnh đạo và
quản lý, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý, có thể đưa ra một định nghĩa
về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau:
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích
cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm
hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
2.3. Chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý trong một số tình
huống thực tiễn
2.3.1. Chức năng cơ bản của người lãnh đạo:
- Một là, chức năng đổi mới, kiến tạo lại tổ chức (thay đổi khuôn mẫu cũ,
tạo ra hướng đi mới): người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi.
Đó là chức năng quan trọng nhất. Người lãnh đạo trước hết phải là người
xác định được tầm nhìn mới và truyền bá tầm nhìn đó trong tổ chức. Người lãnh
đạo kiến tạo, xác định mục tiêu đổi mới, giúp mọi người chấp nhận được mục
tiêu đổi mới, khuyến khích hợp tác các thành viên, giúp họ làm việc cùng nhau
để đạt được sự thay đổi đó. Họ tạo ra tầm nhìn mới cho tương lai của tổ chức.
Người lãnh đạo cần bác bỏ những khn mẫu cũ trong văn hóa tổ chức,
phải đứng bên ngồi để nhìn vào tổ chức của mình, phát hiện cái cần thay đổi và
giải thích tại sao cần có sự thay đổi đó.
Người lãnh đạo đổi mới truyền bá tầm nhìn mới tới những người dưới
quyền. Người lãnh đạo ln tìm những hành động biểu tượng cho tầm nhìn
tương lai. Họ thường tạo ra sự chú ý ngay từ đầu khi muốn thay đơi tầm nhìn ở
người dưới quyền…

Sau đó người lãnh đạo đổi mới thực hiện hóa tầm nhìn đã tạo ra về tổ
chức doanh nghiệp.


15
Đây là cơng việc khó khăn, nhiều người đã thất bại thậm chí khơng nhận
được sự ủng hộ nhất định.
- Hai là, chức năng tạo động lực cho tổ chức: lãnh đạo được hiểu như 1
nghệ thuật hay 1 quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức. Những người dưới quyền có xu
hướng tuân theo người lãnh đạo mà họ cho là có khả năng đáp ứng được nhu
cầu, nguyện vọng của họ.
Như vậy người lãnh đạo và khuyến khích động cơ thúc đẩy ở người lao
động có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nếu hiểu được động cơ thúc đầy, hiểu
được mong muốn của người lao động, thì người lãnh đạo khơng chỉ đáp ứng nhu
cầu của họ mà cịn khuyến khích, khơi dậy những động cơ phù hợp, đồng thời
kìm hãm những động cơ không phù hợp.
Người lãnh đạo cần phân biệt các loại nhu cầu khác nhau của tổ chức và
của các thành viên, để có thể khuyến khích mọi người làm việc. Người lãnh đạo
sử dụng mục tiêu để tăng cường động cơ làm việc . Để người lao động chấp
nhận mục tiêu của tổ chức cần khuyến khích sự tham gia của họ vào việc xác
định mục tiêu đó. Mục tiêu phải được các thanh viên trong tổ chức chấp nhận và
được cho là khả thi. Từ đó họ sẽ xuất hiện động cơ nội sinh có tác động tích cực
tới việc đạt được mục tiêu đổi mới chung của tổ chức.
Người lãnh đạo cá nhân hóa việc khen thưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của
từng cá nhân. Việc trả công dựa vào kết quả công việc sáng tạo.
Người lãnh đạo cịn là người xây dựng văn hóa, tạo dựng bầu khơng khí
làm việc thích hợp.
- Thứ ba, chức năng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức thể hiện
giá trị hay những ý tưởng xã hội và những niềm tin mà những thành viên cùng

nhau chia sẻ. Những giá trị niềm tin được thể hiện thông qua các biểu tượng, tập
tục, nghi lễ, truyện truyền miệng.
Một tổ chức thành cơng cần có nền văn hóa lành mạnh và ý thức mục tiêu
rõ ràng. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối với công tác
lãnh đạo.


16
Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng văn hóa ln chú ý đến hệ
giá trị của tổ chức,ý thức được tầm quan trọng của các chuẩn mực văn hóa và
tìm cách đưa chúng vào mối tương tác, vào cơng việc hàng ngày và tạo hình hài
cho các sự kiện trong hoạt động của tổ chức.
Người lãnh đạo là người tìm kiếm, xác định, truyền bá những giá trị và
niềm tin những cái diện mạo mới cho tổ chức. Người lãnh đạo đưa ra những giá
trị niềm tin mới nếu chúng chưa có trong tổ chức. Xã hội hóa những thành viên
mới trong nền văn hóa của tổ chức, truyền lại những giá trị này thơng qua việc
giữ gìn truyền thống tập tục tốt, loại bỏ những quan niệm lạc hậu k còn phù hợp.
Người lãnh đạo tạo ra bầu khơng khí làm việc thích hợp. Yếu tố quan
trọng ngự trị bầu khơng khí trong tổ chức đó là mối quan hệ qua lại giữa các
thành viên cởi mở, tin tưởng, bình đẳng, dụng hịa, vị tha. Người lãnh đạo có thể
khuyến khích hình thành mối quan hệ đồng nghiệp chân thành giữa các thành
viên thông qua giao tiếp hàng ngày.
- Bốn là, chức năng xây dựng tổ chức học tập: Để xây dựng tổ chức học
tập, người lãnh đạo cần phải biết tự nhận thức chính mình và tạo điều kiện cho
mọi người học tập. Tự nhận thức là sự nhận thức cao nhất của con người.
Với tư cách là người đứng đầu, người lãnh đạo trước hết cần nhận thức
đúng đắn về bản thân, về vị trí và vai trị của mình, những giá trị mà mình thừa
nhận, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cần nhận thức thực tiễn và bản chất
nhiệm vụ của mình để tạo ra cấu trúc tổ chức phù hợp và tạo điều kiện cho mọi
người học tập. Viêc học tập được tạo động lực từ chính q trình làm việc, lao

động trong cơ quan tổ chức. Mọi công việc chỉ được thực hiện tốt nhất khi có sự
tham gia của tìm kiếm, khám phá, áp dụng tri thức mới, tri thức được đào tạo ra
trong quá trình làm việc. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trị tạo động lực cho hình
thành và phát triển tổ chức học tập. Lãnh đạo cịn được gọi là q trình giáo dục.
Người lãnh đạo cần có vai trị trí tuệ trong phân tích và truyền đạt kiến
thức. Sử dụng quyền lực trong vai trò giáo dục ở đây được tiến hành bằng việc
trao quyền cho cấp dưới nhận thức những điều kiện hiện tại và những thời cơ


17
cho sự thay đổi. Người lãnh đạo còn tạo ra cấu trúc tổ chức và điều kiện cho mọi
người học tập, trưởng thành và phát triển.
2.3.2. Chức năng cơ bản của người quản lý
- Một là, chức năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là hành động quan trọng
cho cả người quản lý và nhân viên. Người quản lý có nhiệm vụ chuyển kế hoạch
chiến lược thành kế hoạch hành động. Lập kế hoạch liên quan đến xác định
những việc phải làm và thời gian cho phép làm những công việc đó. Tun bố
cơng việc phải làm rõ ràng và chi tiết, cho phép dự tính nguồn lực cho giải quyết
công việc cụ thể. Trong việc lập kế hoạch, người quản lý phải rất cụ thể, chi tiết
để mọi việc được nhận biết và đánh giá ở mọi thời điểm.
- Hai là, chức năng tổ chức công việc: Khi kế hoạch đã được xác lập,
người quản lý cần quyết định phân bổ và phối hợp nguồn lực như nào để đạt
được mục tiêu đề ra. Tổ chức là quá trình phân chia cơng việc ra những thành tố
có thể quản lý được và giao cho các đơn vị thực hiện để đạt được kết quả mong
muốn. Khi thực hiện chức năng tổ chức, người quản lý cần đặt ra và trả lời các
câu hỏi về các yếu tố quyết định tầm quản lý và số lượng cấp tổ chức, các yêu tố
xác định khuôn khổ của việc phân chia bộ phận, các loại quan hệ quyền hạn
trong tổ chức, sự phân bố quyền lực trong tổ chức.
- Ba là, chức năng chỉ đạo điều hành: Chức năng điều hành thể hiện ở sự
phối hợp công việc của các bộ phận của tổ chức trong 1 kế hoạch chung. Những

gì được xác định trong kế hoạch được người quản lý đưa vào lịch trình thực hiện
và duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận những gì đã nhất trí và được tổ chức
thông qua. Thực hiện chức năng điều hành, người quản lý phối hợp cơng việc
hài hịa giữa các bộ phận, duy trì việc thực hiện các cơng việc theo tiến độ trên
cơ sở những giải quyết khó khăn, vướng mắc của các bộ phận. Người quản lý
cần có hiểu biết sâu sắc về cơng việc, có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo vấn
đề liên quan tới pháp lí, tới quan hệ đối tác. Điều quan trong nhất của chức năng
điều hành là duy trì mọi hoạt động diển ra bình thường theo lộ trình, theo tiến độ
đã định. Người lãnh đạo cần có thói quen sâu sát, chi tiết, nắm vững cơng việc
đang diễn ra, những khó khăn có thể gặp phải.


18
- Bốn là, chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá khơng chỉ là q
trình xác định việc thực hiện có tuân thủ kế hoạch đã đặt ra hay không và công
việc tổ chức thực thi công việc đã đạt đươc mục tiêu hay chưa. Kiểm tra còn là
q trình phân tích những bất cập giữa những gì đã lập kế hoạch và những gì đã
đạt được và từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch và cơng việc tổ chức để đạt được
mục tiêu. Kiểm tra đánh giá có chức năng duy trì trạng thái ổn định. Người quản
lý cần duy trì trạng thái ổn định của tổ chức, cần giải quyết những vấn đề trong
phạm vi ngắn hạn, người quản lý làm việc như người quản trị truyền thống.
Ví dụ: Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Biên Hịa nói riêng và tỉnh Đồng
Nai nói chung việc cán bộ, lãnh đạo và cán bộ, công chức vị phạm các quy định
của pháp luật không phải là trường hợp hiếm thấy, nhất là các vi phạm liên quan
đến công tác đất đai và xây dựng cơ bản, điều này gây ảnh hưởng đến hình ảnh
các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơng chức nói chung trước Nhân dân, ảnh hưởng
đến uy tín của Đảng trước quần chúng Nhân dân nói riêng vì đa số những đồng
chí lãnh đạo, chỉ huy này hầu hết là cán bộ đảng viên. Để xây dựng lại hình ảnh
của đội ngũ CBCC nói chung, cán bộ đảng viên nói riêng trước Nhân dân, các
cấp ủy Đảng nói chung, cấp ủy Đảng thuộc Thành ủy Biên Hịa nói riêng có

nhiều điều chỉnh và phương án nhằm thay đổi những nhân sự không đủ tín
nhiệm, có nhiều vi phạm làm ảnh hưởng đến cơng tác lãnh đạo, điều hành quản
lý của hệ thống chính trị, cụ thể là điều chuyển, luân chuyển, điều động một số
đống chí Bí thư Đảng ủy Phường về các vị trí mới, phân cơng nhiệm vụ Bí thư
Đảng ủy Phường đối với một số đồng chí xét thấy phù hợp.
Chính sự đổi mới trong tư duy và phong cách của những nhà lãnh đạo mới
đã giúp phát triển và nâng cao chất lượng công tác từ cấp cơ sở, góp phần đóng
góp và phát triển TP. Biên Hịa như ngày hôm nay.
3. KẾT LUẬN
Chức năng lãnh đạo và chức năng quản lý ln gắn bó với nhau và trên
một phương diện nào đó, chúng có những điểm chung giống nhau; đồng thời
luôn tồn tại song song với nhau và đi đôi với nhau: quản lý – lãnh đạo – chỉ huy.
Đây cũng là một vấn đề rộng lớn để học viên nghiên cứu sâu xa hơn và tiếp cận


19
bằng nhiều những phương thức khác nhau.
Trong khuôn khổ của bài làm của học viên chưa thể giải quyết thấu đáo
được các yêu cầu của đề tài đặt ra mà chỉ là những nghiên cứu chưa phải là toàn
diện nhất đối với các nội dung, yếu tố liên quan đến chức năng lãnh đạo, quản lý
và các mối liên hệ. Trong thời gian tới, học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiều
hơn và trau dồi nhiều hơn nữa về việc cơng tác quản lý nhà nước nói chung và
về chức năng lãnh đạo, chức năng quản lý trong thực thi cơng vụ đảm bảo tồn
diện và đúng quy định, u cầu đề ra.



×