Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.7 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
MÔN:
KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIẢI
QUYẾT CÁC VỤ VIỆC HÀNH CHÍNH

HỒ SƠ LS.HC: 12
KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

HỌ TÊN

:

LÊ THỊ THƯ

NGÀY SINH

:

SỐ BÁO DANH

:

LỚP

:

DIỄN ÁN LẦN


:

02

NGÀY DIỄN ÁN

:

15/07/2021

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC
I.TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN..................................................................................................................3
II.Luận cứ bảo vệ người khởi kiện.........................................................................................................6

2


I.

TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Người khởi kiện: Bà Nguyễn Thị Tuyết (chủ cơ sở kinh doanh nhà trọ
Hoàng Lan)
Người bị khởi kiện: Chánh Thanh tra Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
G.L (Ông Trần Ngọc Minh).
Ngày 23/12/2013, Đồn kiểm tra thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

G.L đã đến kiểm tra nhà trọ Hoàng Lan của bà Nguyễn Thị Tuyết tại địa chỉ: Tổ 9,
phường Đông Lân, thành phố P, tỉnh GL. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện phịng số
11 có ơng Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành khơng có Giấy kết hơn,
đang quan hệ vợ chồng; phịng số 9 có ông Phan Văn và bà Nguyễn Thị Thùy
không có Giấy kết hơn đang ở chung phịng xem tivi; khơng vào sổ bà Nguyễn Thị
Lành. Sau đó, Đồn kiểm tra đã lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC
ngày 23/12/2013, kết luận: Chủ cơ sở nhà trọ Hoàng Lan đã thiếu tinh thần trách
nhiệm để xảy ra hành vi vi phạm như trên.
Ngày 10/03/2014 Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L
ban hành quyết định số 23/QĐ-XP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn
hóa, thể thao và du lịch. Theo đó, xử phạt bà Tuyết 15 triệu đồng về hành vi “thiếu
tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm” căn cứ Điều 25 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động văn hóa – thơng tin;
Do khơng đồng ý với quyết định xử phạt hành chính, bà Tuyết đã có đơn khiếu
nại lần đầu ngày 24/03/2014 đối với Quyết định số 23/QĐ-XP.
Ngày 20/04//2014, Chánh thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành Quyết định số 01/QĐ-TTr về việc giải quyết khiếu nại, giữ nguyên quyết định
số 23/QĐ-XP.
Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, ngày 02/05/2014, bà
Nguyễn Thị Tuyết làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh GL hủy bỏ quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
số 23/Q-XPHC ngày 10/3/2014 của Chánh thannh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh GL.
Ngày 13/5/2014, TAND tỉnh GL ban hành Thông báo thụ lý án hành chính số
03/2014/TB-HC.
Ngày 10/9/2014, TAND tỉnh GL ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
04/2014/QĐST-XX.


I.

KẾ HOẠCH HỎI
3


Đương sự

Câu hỏi

Đại diện theo ủy Ông Tuấn cho biết, ngày 23/12/2013, tại nhà trọ Hoàng Lan
quyền của người do bà Tuyết làm chủ đã xảy ra sự việc gì?
khởi kiện – ông Mai
Anh Tuấn
Cơ sở kinh doanh của bà Tuyết có quy định rằng khi cho
th phịng trọ phải kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn của khách khơng?
Ơng cho biết Đồn kiểm ta của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh GL đến cơ sở kinh doanh của bà Tuyết
vào ngày nào? Biên bản vi phạm hành chính được lập cùng
hay khơng?
Khi đồn kiểm tra đến nhà trọ của bà Tuyết thì có đọc quyết
định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra không?
Bà Tuyết nhận được Quyết định số 23/QĐ-XP của Chánh
Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào ngày nào?
Ơng cho biết, khi có quyết định số 23, bà Tuyết có bị thiệt
hại gì khơng? Nếu có thì là những gì?
Khi những người đến th phịng trọ, bà Tuyết có biết được
mục đích của họ hay khơng?
Ơng cho biết, khi muốn th phịng ở nhà trọ của bà Tuyết

thì người thuê phải làm các thủ tục gì? Xuất trình loại giấy
tờ nào?
Có phải những người đến th phịng đều được đăng ký và
ghi sổ đúng không?

4


Đại diện theo ủy
quyền của người bị
kiện – ông Dương
Văn Thành (Phó
Chánh thanh tra Sở
VH, TT và DL tỉnh
GL)

Vị đại diện Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau
đây gọi là ông Thành) hãy cho biết ngày tiến hành kiểm tra
nhà trọ của bà Tuyết là ngày nào?
Tại thời điểm kiểm tra, thì trong nhà trọ có những ai? Và
những người này đang làm gì?
Căn cứ vào đâu để Đoàn kiểm tra kết luận những người
trong nhà trọ đang mua bán dâm?
Khi lập Biên bản kiểm tra nhà trọ có những ai là người làm
chứng?
Tại sao trong biên bản lại khơng ghi rõ điều khoản xử phạt?
Ơng Thành hãy cho biết những căn cứ để xử phạt hành
chính đối với bà Tuyết? Đồn kiểm tra đã áp dụng những
văn bản nào?
Các văn bản áp dụng đó có hiệu lực như thế nào?

Ông cho biết từ ngày lập biên bản đến ngày ra quyết định xử
phạt là bao nhiêu ngày?
Thời hạn xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Tuyết kể từ
ngày lập biên bản đối chiếu với Điều 66 Luật XLVPHC là
đúng hay sai?
Ông cho biết hành vi của bà Tuyết đang vi phạm trong lĩnh
vực nào?
Theo Quyết định số 23/QĐ-XP ngày 10/03/2014, ghi nhận
bà Tuyết đã có hành vi vi phạm hành chính: “thiểu tinh thần
trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt
động mại dâm” đúng không?

5


II.

Luận cứ bảo vệ người khởi kiện

LUẬN CỨ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO NGUYÊN ĐƠN
Phiên tòa sơ thẩm - TAND tỉnh GL
Vụ án “Kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính”
giữa
Người khởi kiện:

bà Nguyễn Thị Tuyết

Người bị kiện:


Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh GL

Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa đại diện Viện kiểm sát cùng toàn thể quý vị
đang có mặt tại phiên tịa ngày hơm nay!
Tơi, Luật sư Lê Thị Thư thuộc Công ty Luật TNHH TN – Đồn Luật sư Thành
phố Hà Nội có mặt để bảo vệ quyền và lợi ích cho người khởi kiện là bà Nguyễn
Thị Tuyết trong vụ án “Kiện yêu cầu hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số
23/QĐ-XPHC ngày 10/03/2014 của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh G.L” được TAND tỉnh GL xét xử ngày hơm nay.
Tơi xin trình bày quan điểm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện là bà Nguyễn Thị Tuyết như sau:
Tôi xin khẳng định, bà Nguyễn Thị Tuyết yêu cầu hủy Quyết định xử phạt
hành chính số 23/QĐ-XP ngày 10/03/2014 của Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh G.L là hồn tồn có cơ sở.
 Khẳng định hành vi vi phạm khơng có trên thực tế:

Khi Đồn kiển tra tiến hành kiểm tra nhà nghỉ của bà Nguyễn Thị Tuyết, đến
các phịng số 11, phịng số 9 thì thấy tại phịng số 11 có ơng Nguyễn Văn Thường
và bà Nguyễn Thị Lành đang quan hệ tình dục.
Tại Điều 3 Pháp lệnh 10/2003/PL-UBTVQH11 về phịng chống mại dâm giải
thích rõ ràng như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
...1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả
tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho
người bán dâm để được giao cấu.
3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. …”
Qua nghiên cứu tài liệu hồ sơ có trong vụ án, tơi nhận thấy rằng khơng có bất

kỳ chứng cứ nào chứng minh tại thời điểm thực hiện kiểm tra, trong nhà nghỉ
Hồng Lan có diễn ra hành vi mua bán dâm.
6


Đồng thời, tại văn bản tường trình ngày 23/12/2013 thì ông Thường khai rằng
ông và bà Lành là vợ chồng. Do đó khơng có căn cứ cho rằng đây là hành vi mua
bán dâm.
Từ đó đi đến khẳng định rằng: khơng thể kết luận bà Tuyết có hành vi thiếu
trách nhiệm tạo điều kiện cho người khác lợi dụng để hoạt động mua dâm, bán dâm
như Đoàn kiểm tra đã nêu trong biên bản vi phạm và quyết định xử phạt.
 Về trình tự thủ tục:
- Thứ nhất, Biên bản 1/BB-VPHC ngày 23/12/2013 ghi không đầy đủ thông
tin Biên bản 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013 ghi không đầy đủ thông tin: Không ghi
thông tin của người chứng kiến, Thông tin về người xử phạt khơng đầy đủ (khơng
có giấy CMND, thơng có thông tin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Không
ghi cụ thể căn cứ xử phạt
Thứ hai, Thời gian lập biên bản lúc 21h là không đúng quy định. Theo quy
định thời gian ban đêm đều được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
- Thứ ba, Vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt Theo Đ66 Luật xử lý vi
phạm hành chính. Ngày 23/12/2013, Đội điều tra lập biên bản vi phạm nhưng đến
ngày 10/3/2014 mới ra quyết định xử phạt. Theo quy định thì trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày lập biên bản phải ra quyết định xử phạt nhưng trong trường hợp
này đã quá thời hạn. Trường hợp của bà Tuyết không thuộc trường hợp có tình tiết
phức tạp hay cần bổ sung chứng cứ hay thuộc trường hợp phải giải trình; Nếu có
thuộc trường hợp này thì thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt cũng chỉ là 60 ngày.
Căn cứ theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:
“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử
phạt hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà khơng thuộc trường hợp giải

trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày,
kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và
thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61
của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có
thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình
bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn
không được quá 30 ngày.”
Như vậy, cho dù đã có cơng văn xin gia hạn thời gian ra quyết định xử phạt
thì quyết định xử phạt hành chính số 23/QĐ-XP vẫn được xác định là ban hành quá
thời hạn quy định.
 Về nội dung:
1. Biên bản vi phạm hành chính số 11 vi phạm nghiêm trọng về thể thức
7


Trong Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao
và du lịch số 11/BB-VPHC đã không ghi rõ điều khoản áp dụng để xử phạt. Đồng
thời phần người làm chứng (người chứng kiến) không ghi nhưng đến cuối văn bản
vẫn có chữ ký của những người làm chứng. Đối với phần thông tin của người bị
kiểm tra là bà Nguyễn Thị Tuyết cũng không ghi cụ thể. Do đó khơng thể dùng biên
bản này làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính số 23 đối với bà Tuyết.
Tại khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể như
sau:
“Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập
biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của
người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa
điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và
bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người

vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại
diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình...”.
Như vậy, tơi khẳng định việc lập biên bản của đoàn kiểm tra đã vi phạm
nghiêm trọng về thể thức và nội dung được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012. Vì thế, khơng thể lấy một văn bản vi phạm để làm căn cứ ra quyết định
xử phạt hành chính đối với bà Tuyết.
2. Áp dụng sai căn cứ xử phạt sai
Thứ nhất, đoàn kiểm tra đã lập biên bản số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013
Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Trong
biên bản này đã căn cứ vào Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động văn hóa – thơng tin. Đây là
một văn bản chưa có hiệu lực. Cụ thể, Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Do vậy việc Đoàn kiểm tra áp dụng căn cứ pháp
luật này là hoàn toàn sai. Một văn bản quy phạm pháp luật khơng thể được áp dụng
khi chưa có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XP đã áp dụng
khoản 1 Điều 25 Nghi định số 167/2013/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 167)
ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thơng
tin. Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra sự việc, tức ngày lập Biên bản 11/BB-VPHC –
ngày 23/12/2013, Nghị định 167 chưa có hiệu lực pháp luật. Nghị định 167 chỉ có
hiệu lực thi hành kê từ ngày 28/12/2013.
Cụ thể, Điều 25. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm,
bán dâm:
8


“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng
đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động

mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý.”
Tại khoản 1 Điều 73 Nghị định 167 về điều khoản chuyển tiếp quy định:
“1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
tồn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phịng, chống
bạo lực gia đình xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị
phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, thì áp dụng các quy định có lợi cho cá
nhân, tổ chức vi phạm.”
Trong trường hợp này, áp dụng quy định tại Nghị định 167 là khơng có lợi cho
bà Tuyết so với việc áp dụng quy định tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP hoặc nghị định
178/2004/NĐ-CP (bị thay thế bởi Nghị định 167). Cụ thể là khơng có lợi về mức
tiền phạt đối với các hành vi tạo điều kiện hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy
ra hoạt động mua bán dâm tại cơ sở do mình làm chủ.
Như vậy, việc áp dụng Nghị định 167 để xử phạt bà Nguyễn Thị Tuyết, dẫn
đến làm tăng trách nhiệm hành chính và khơng có lợi cho người vi phạm. Điều này
là trái với nguyên tắc hồi tố nói chung và quy định về chuyển tiếp tại Nghị định 167
nói riêng.
=> Như vậy, có thể kết luận việc ra quyết định xử phạt số 23/QĐ-XPHC về
mặt áp dụng pháp luật là hoàn tồn sai.
Theo đó, tơi đề nghị HĐXX:
Hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPHC ngày
10/03/2014 của Chánh thannh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh GL.
Trên đây là toàn bộ quan điểm pháp lý của tơi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
cho thân chủ của tôi là bà Nguyễn Thị Tuyết.
Xin cảm ơn HĐXX, cảm ơn đại diện VKS và quý vị đã lắng nghe!
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2021
LUẬT SƯ BẢO VỆ
(đã ký)
Lê Thị Thư

9




×