Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 143 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản Lý Đất Đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Nhạ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc ./.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Hùng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Quy hoạch đất
đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Đỗ Văn Nhạ, là người hướng
dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Yên Dũng, các
phòng ban và nhân dân trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân.
Với tấm lịng chân thành, tơi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Mạnh Hùng


ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3


1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 3

Phần 2. Nghiên cứu tổng quan .................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng dất ...................................................... 4

2.1.1.

Đất đai và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai ................................. 4

2.1.2.

Khái niệm ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất ..................... 6

2.1.3.

Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai.......................................................... 7

2.1.4.

Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................. 9

2.1.5.


Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với các quy hoạch khác ................... 10

2.2.

Cơ sở lý luận về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất.............. 11

2.2.1.

Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất ........................ 11

2.2.2.

Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất............................. 12

2.3.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và việt nam........... 13

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới............ 13

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của việt nam............................. 17

2.3.3.

Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh bắc giang............. 23


2.4.

Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của
đề tài.............................................................................................................. 25

iii

download by :


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 26
3.1.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 26

3.1.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện yên dũng ..................... 26

3.1.2.

Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện
yên dũng ........................................................................................................ 26

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện yên dũng ..................................................................................... 26


3.1.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất ....................... 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................................. 27

3.2.2.

Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu........................................... 28

3.2.3.

Phương pháp so sánh, đánh giá ...................................................................... 28

Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 29
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện yên dũng, bắc giang ....... 29

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 29

4.1.2.


Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 34

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường.............. 42

4.2.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện yên dũng ......... 44

4.2.1.

Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ........................................................... 44

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện yên dũng năm 2015 ......................................... 48

4.2.3.

Biến động sử dụng đất huyện yên dũng giai đoạn 2010-2015. ........................ 51

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện yên dũng ..................................................................................... 55

4.3.2.


Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2015 .............................................................................................................. 57

4.3.3.

Đánh giá tình hình thực hiện các cơng trình, dự án theo phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2015 ................................................................... 61

4.3.4.

Đánh giá tình hình chuyển mục đích theo quy hoạch...................................... 69

4.3.6.

Kế hoạch sử dụng đất 2016 ............................................................................ 74

4.3.7.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 huyện yên dũng ....................................................................... 89

4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất ....................... 94

iv

download by :



4.4.1.

Nâng cao chất lượng phương án qhsdđ........................................................... 94

4.4.2.

Xác định khả năng thực hiện cơng trình ......................................................... 96

4.4.3.

Đánh giá và huy động nguồn vốn ................................................................... 97

4.4.5.

Giải pháp về chính sách ................................................................................. 98

4.4.6.

Giải pháp về khoa học - công nghệ ................................................................ 99

4.4.7.

Giải pháp về chính sách ưu đãi, chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu
tư trở lại ......................................................................................................... 99

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 101
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 101


5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 102

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 103
Phụ lục .................................................................................................................... 106

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KCN


Khu công nghiệp

KT - XH

Kinh tế xã hội

KH

Kế hoạch

PTNT

Phát triển nông thôn

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TT

Thị trấn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng giai đoạn 2006 -2015 .............................. 35
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng năm 2015 ................................... 49
Bảng 4.3. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Yên Dũng

giai đoạn

2010-2015 ................................................................................................. 53
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Yên Dũng......... 55
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 ............ 57
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử
dụng đến năm 2015 ................................................................................... 59
Bảng 4.7. Các cơng trình, dự án đã thực hiện theo phương án quy hoạch giai
đoạn 2010-2020 (thực hiện đến năm 2015) ................................................ 62
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2010 đến năm
2015 theo quy hoạch được duyệt ............................................................... 70

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện thu hồi đất từ năm 2010 đến năm 2015 theo quy
hoạch được duyệt ...................................................................................... 72
Bảng 4.10. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 .............................................................. 80
Bảng 4.11. Các cơng trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch năm 2016 ...................... 82
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 theo kế
hoạch được duyệt ...................................................................................... 86
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện thu hồi đất năm 2016 theo kế hoạch được duyệt ........... 88

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Học viên: Trần Mạnh Hùng
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý đất đai;

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng 5 năm kỳ
đầu 2011-2015, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của
huyện Yên Dũng.
Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là:
-

Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

-

Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu

-

Phương pháp so sánh, đánh giá.

Kết quả chính và kết luận
1) Yên Dũng là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bắc Giang,
gồm có 19 xã và 02 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 19174,38 ha và dân số là
136.925 người. Kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Dũng có diện
tích đất tự nhiên là 19174,38 ha, huyện có 13331,14ha; đất nông nghiệp 5804,91ha; đất
phi nông nghiệp và 38,33ha; đất chưa sử dụng. Ngồi ra huyện có vị trí địa lý, tài
nguyên đất đai, nguồn nước tương đối thuận lợi cho phát triển KT-XH.
2) Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực và những văn bản hướng dẫn thi
hành luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện được thực hiện ngày càng chặt chẽ. Công tác tham mưu cho cấp
trên được thực hiện kịp thời, giúp cho việc quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp.
3) Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng cho
thấy: Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã xác lập được sự ổn định về
mặt pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đó là căn cứ để tiến hành giao

viii


download by :


cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng pháp luật hiện hành, giúp các
ngành có cơ sở pháp lý đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.
Theo kết quả đánh giá, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp thực hiện được
13331,14 ha, đạt 110,63% so với quy hoạch được duyệt; chỉ tiêu sử dụng đất phi nông
nghiệp thực hiện được 5804,91 ha, đạt 83,62% so với quy hoạch được duyệt; chỉ tiêu
đất chưa sử dụng thực hiện được 38,33 ha, đạt 38,08% so với quy hoạch được duyệt.
Trong đó, một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện vượt so với quy hoạch được duyệt là đất
trồng cây hàng năm khác (đạt 167,34%); đất trồng cây lâu năm (đạt 235,18%); đất an
ninh (đạt 135,07%); một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện gần sát so với quy hoạch
được duyệt như: Đất đất chuyên trồng lúa nước (đạt 95%); đất nghĩa trang nghĩa địa
(đạt 98,26%%). Một số chỉ tiêu sử dụng đất chưa được chú trọng quan tâm chuyển đổi
kết quả thực hiện còn thấp so với quy hoạch đề ra như: đất có mặt nước chuyên dùng
(đạt 34,49%); đất cơ sở tôn giáo (đạt 35,08%); đất bãi thải, xử lý chất thải (đạt
25,82%);... Số lượng công trình thưc hiện được theo phương án quy hoạch sử dụng đất
cịn thấp. Số cơng trình chưa thực hiện là 204 cơng trình trên tống số 234 cơng trình với
tổng diện tích chưa thực hiện đúng quy hoạch là 1039,1 ha.
Nguyên nhân dẫn đến một số chỉ tiêu thực hiện không đúng với quy hoạch đã
duyệt là: Công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất khi lập phương án quy hoạch còn
chưa sát với thực tế do dự báo phát triển KT-XH thường ngắn và bị tác động bởi
nhiều yếu tố khách quan. Mặt khác do sự thay đổi kinh tế của thế giới cũng như của
Việt Nam, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH
cũng gặp nhiều khó khăn.
Phương án quy hoạch tập trung nhiều vào phân bổ đất cho những cơng trình nhỏ
lẻ, theo nhu cầu trước mắt. Nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài và chưa thể hiện
được vai trị điều tiết vĩ mơ của quy hoạch trong trường hợp KT-XH có sự biến động.
Vì vậy nên còn lúng túng trong khâu triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch tổng
thể KT-XH có sự điều chỉnh. Việc tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện

phương án quy hoạch sử dụng đất cịn nhiều bất cập, chưa được quan tâm đúng mức.
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quá dễ dàng sẽ dẫn tới phá vỡ không gian quy hoạch
chung đã được duyệt.
4) Giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng là tạo quỹ đất phục vụ
cho các mục tiêu phát triển, điều tiết thị trường bất động sản trong đó có thị trường sử
dụng đất. Vì vậy QHSDĐ phải thể hiện được tính chiến lược và tính ổn định. Quy
hoạch có tính định hướng lớn và thời gian dài, quy hoạch huyện cụ thể hoá những định
hướng sử dụng đất của cấp tỉnh.

ix

download by :


- Đối với cơng tác lập quy hoạch: Cần có sự điều tra đánh giá cụ thể, chính xác về
tiềm năng của địa phương nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch; việc
thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thường liên quan đến nhiều cấp, nhiều
ngành vì vậy cần có quy chế quản lý quy hoạch để đảm bảo quy hoạch được thực hiện
đồng bộ, thống nhất.
- Đối với công tác tổ chức thực hiện quy hoạch: Việc thực hiện quy hoạch sử dụng
đất thường liên quan đến nhiều cấp, ngành ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy địi hỏi phải có cơ
chế quản lý và tổ chức thực hiện chặt chẽ trong nhiều năm. Do đó, để làm được điều
này, trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, UBND huyện cần xây
dựng các chương trình, mục tiêu phát triển cụ thể và giao cho các ngành thực hiện.

x

download by :



THESIS ABSTRACT
Thesis author: Tran Manh Hung
Thesis Title: “Evaluating the implementing land plan until 2020 in Yen Dung
district, Bac Giang province.
Major: Land management

Code: 60 85 01 03

Training facility: Vietnam National University of Agriculture
Thesis Purpose
- To evaluate the results of implementation of land use planning in Yen Dung
district for the first 5 years 2011-2015 then to find out advantages and disadvantages in
the process of implementing the approved land use plan.
- To propose some solutions to improve the implementation capacity of land use
plan to 2020 suitable to the practical development of Yen Dung district.
Research Methodology
In the thesis, using the following main research methods as:
- Method of investigation and collection of secondary material
- Method of investigation and data collection of primary material
- Methods of statistics, analysis and data processing
- Method of comparison and evaluation.
Main results and conclusions
1) Yen Dung is a mountainous district, located in the southeastern part of Bac
Giang Province. It consists of 19 communes and 02 towns with a total natural area of
19174.38 ha and the population of 136,925 people. According to the research results on
current land use in Yen Dung district, in 19174.38 hectares of natural land area, the
district has 13331.14 hectares of agricultural land; 5804.91 hectares of non-agricultural
land and 38.33 hectares of unused land. In addition, the district has a geographic
location, land resources and water resources that are relatively favorable for socioeconomic development.

2) Since the Land Law in 2013 came into force and the legal documents guiding
the law implementation created a tighter legal corridor in the state’s land management
in the district, the advisory work for the superiors is carried out in a timely manner,
which helps land use management in order.

xi

download by :


3) Through the results of the implementation of land use planning in Yen Dung
district, we can see that the implementation of land use planning has established the
legal stability in the State’s land management. It is the basis for land allocation and land
use purpose conversion in accordance with current law, helping other sectors have legal
basis to invest in the district development.
According to the evaluation results, the agricultural land use index was 13331.14
ha, reaching 110.63% compared with the approved plan; The non-agricultural land use
index was 5804.91 ha, achieving 83.62% compared with the approved plan; Unused
land index was 38.33 ha, reaching 38.08% compared with the approved plan. Of which,
some land use indicators exceeded those in the approved plan such as annual tree
planting land index (reaching 167.34%); Land index for perennial crops (reaching
235.18%); Security land (reaching 135.07%); Some land use indicators were close to
those in the approved plan such as land index for wet rice cultivation (95%); Land index
for Cemetery graveyard (reaching 98.26 %%). However, there are a number of land use
indexes, whose implementation results have not been paid much attention and were
lower than those in the planned ones such as land with special-use water surface
(reaching 34.49%); Land for religious facilities (reaching 35.08%); Land for waste
dump and waste treatment (reaching 25.82%) ... The number of works, which are
possible as in the plan, is low. The number of unfinished works is 204 works on the
total of 234 works with a total area of 1039.1 hectares.

The causes leading to some indicators missed the targets in approved plan were:
Forecasting land use demand when planning was not close to reality because the
forecast of socio-economic development was short-term and influenced by many
objective factors; on the other hand, due to the economic changes in the world as well
as in Vietnam, the forecast of land use demand meeting the socio-economic
development targets also met many difficulties.
The plan focused more on allocating land for small buildings according to shortterm need, which lacked long-term strategic vision and didn’t express the
macroeconomic regulating role of the plan in the case socio-economic situations
changed. Therefore, it was still embarrassing in the implementation and passive when
the overall socio-economic master plan had been adjusted. The implementation and
implementation monitoring of the land use plan was still inadequate and lacked proper
attention. The easy plan adjusting and addition will lead to disruption of the approved
general planning space.
4) Solutions to improve the efficiency of land use planning:

xii

download by :


Land use planning are important for creating land funds for development
purposes, regulating the real estate market including the land use market. Therefore,
Land use planning must be strategic and stable. The planning must have high and longterm orientation and district planning concretizes the provincial land use orientation.
- For the planning work: It is necessary to have a specific and accurate
assessment on the potential of the locality in order to improve the feasibility of the
planning approach; The implementation of land use planning is often related to many
levels and sectors, therefore, it is necessary to have plan management regulations to
ensure planning synchronized and consistent.
- For the planning implementation: The implementation of land use planning is
often related to many levels and sectors in many areas. Therefore, it requires a strict

management and implementation mechanism for many years. For this purpose, basing
on the approved land use plan, the District People's Committee should build specific
development programs and targets to assign them to the sectors for implementation.

xiii

download by :


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sự chuyển dịch
kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp đã và đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Kinh nghiệm thực tiễn cùng với
đổi mới tư duy và nhận thức đã trả lại cho đất đai giá trị đích thực vốn có của nó
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành của môi trường
sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là địa bàn phân bố khu dân
cư và tổ chức các hoạt động KT-XH, an ninh quốc phòng. Mặt khác việc sử dụng
đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực,
quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống của từng người dân cũng như vận
mệnh của cả quốc gia.
Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả
nhất. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài”
(Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013).
Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định: quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai. Việc cho thuê đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong điều 35, Luật đất đai

năm 2013 quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực
hiện ở 5 cấp, đó là: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an
ninh. Trong đó cấp huyện có vị trí quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế
hoạch SDĐ. Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) cấp huyện, cụ thể hoá QHSDĐ
cấp tỉnh trên địa bàn cụ thể. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư
29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.

1

download by :


Tuy vậy trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn còn
nhiều tồn tại hạn chế như: việc công khai quy hoạch, quản lý quy hoạch cịn chưa
được chú trọng, cơng tác điều tra cơ bản, cơng tác dự báo cịn hạn chế nên một số
phương án quy hoạch chưa phù hợp, chất lượng thấp. Việc bố trí quỹ đất cho các
thành phần kinh tế khơng sát với nhu cầu, vì vậy dẫn đến tình trạng một số nơi
(quy hoạch không khả thi, quy hoạch treo), một số nơi lại phải điều chỉnh bổ
sung nhiều lần, cơng tác kiểm tra giám sát có lúc cịn bng lỏng, việc vi phạm
quy hoạch xảy ra nhiều nơi gây bức xúc trong nhân dân ở một số địa phương.
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là một huyện có nhiều thuận lợi, nằm sát
thành phố Bắc Giang, có quốc lộ 1B chạy qua, nên có cơ hội để giao lưu với thị
trường bên ngoài, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngay từ đầu huyện đã
nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đối với việc
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó cơng tác lập quy hoạch sử dụng
đất đã được huyện áp dụng từ năm 1998, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển

kinh tế, xã hội của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn bộc lộ một số tồn tại. Đặc biệt sau
khi quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và đưa vào thực hiện, tình hình theo
dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn bất cập trong quản lý và sử dụng
đất. Quy hoạch sử dụng đất phải thường xuyên điều chỉnh, thay đổi để kịp với
tình hình sử dụng đất và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Song vẫn cịn tình
trạng “quy hoạch treo” hoặc điều chỉnh chưa kịp những biến động trong quá
trình thực thi quy hoạch.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng 5
năm kỳ đầu 2011-2015, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển
của huyện Yên Dũng.

2

download by :


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương án QHSDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (20112015) huyện Yên Dũng đã được UBND tỉnh Bắc Giang duyệt tại Quyết định số
131/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2013.
- Thực tiễn việc thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ được duyệt theo thời gian
và không gian tại huyện Yên Dũng.

- Các văn bản, các tài liệu liên quan đến lập và thực hiện QHSDĐ huyện
Yên Dũng giai đoạn 2010-2020 huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: số liệu thống kê về đất đai, điều kiện tự nhiên, KT-XH lấy
trong giai đoạn 2005 - 2015; hiện trạng sử dụng đất lấy năm 2015. Kết quả thực
hiện phương án QHSDĐ được tính đến 31/12/2015.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự
phát triển KT-XH bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án QHSDĐ trên địa bàn huyện Yên Dũng trong những năm tiếp theo,
qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.

3

download by :


PHẦN 2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG DẤT
2.1.1. Đất đai và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai
2.1.1.1. Khái niệm về đất
“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với
những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa
hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hố tính...),
tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu,

lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề
xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng
đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển KT-XH nên QHSDĐ là
một hiện tượng KT-XH thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế (Đồn Cơng Quỳ, 2006). Trong đó, tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử
dụng đất đai. Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như
điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... Tính pháp chế:
xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
2.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Mục tiêu của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất là phát huy tối đa tiềm năng
đất đai nhằm đạt hiệu quả KT-XH, mơi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy,
phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện quy
luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện quy luật KT-XH và các yếu
tố kỹ thuật. Theo Viện điều tra quy hoạch đất đai (1998) có ba nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến sử dụng đất là:
Nhân tố điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, cần chú ý đến việc thích
ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như của các yếu
tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ
nhưỡng, xói mịn... để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất.

4

download by :


Trong đó khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến việc sử dụng đất đai, sau đó là
điều kiện đất đai và các yếu tố khác.

Khí hậu là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng. Tổng
tích ơn nhiệt, nhiệt độ bình qn, sự chênh lệch nhiệt độ, cường độ ánh sáng... có
ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi...
Chế độ nước, lượng mưa, lượng bốc hơi ý nghĩa quan trọng cho việc giữ nhiệt độ
và độ ẩm của đất, cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, thảm thực vật,
gia súc và thuỷ sản...
Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc
và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn... thường dẫn tới sự khác
nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất và phân bổ các ngành nông,
lâm nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực, vị trí địa lý của
vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều
kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, cơng dụng và hiệu quả sử dụng
đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ các quy luật tự nhiên, tận
dụng các lợi thế nhằm đạt lợi ích cao nhất về KT-XH và mơi trường.
- Nhân tố kinh tế xã hội: điều kiện KT-XH bao gồm các yếu tố: điều kiện
dân số và lao động, điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội,
trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, chế độ KT-XH.
Phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và
mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Việc sử dụng đất như thế nào được
quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện KT-XH, kỹ thuật
hiện có; quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi về kỹ thuật và mức độ đáp ứng
của chúng...; quyết định bởi nhu cầu thị trường. Trên thực tế hiệu quả sử dụng
đất có sự khác biệt lớn, nguyên nhân chủ yếu là do các điều kiện KT-XH: vốn,
nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng.
Trình độ phát triển KT-XH khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác
nhau. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hiệu quả sử dụng đất cũng
được nâng lên. Nhờ có thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến mà chúng ta có
những nghiên cứu về lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái của từng vùng, chế tạo ra máy móc, cơng cụ sản xuất theo cơng

nghệ tiên tiến... tạo điều kiện nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất, đảm bảo cho sự

5

download by :


phát triển bền vững. Như vậy, các điều kiện KT-XH có tác động khơng nhỏ tới
sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất hiệu quả của
con người. Vì vậy, khi lựa chọn phương án sử dụng đất, ngoài việc dựa vào
quy luật tự nhiên thì các yếu tố KT-XH cũng khơng kém phần quan trọng.
- Nhân tố khơng gian: Tính khơng gian của đất đai bao gồm: vị trí địa lý,
địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai phải khai thác tại chỗ nên sự thừa thãi của
nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Do đó,
khơng gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Sự bất biến của tổng diện tích đất đai khơng chỉ hạn chế khả năng mỏ rộng
khơng gian sử dụng đất, mà cịn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai.
Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đai theo loại, số lượng được sử
dụng căn cứ sức sản xuất của đất và yêu cầu sản xuất của xã hội nhằm đảm bảo
nâng cao năng lực của đất đai.
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng, nhà
xưởng, giao thông... mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và giá trị kinh tế cao. Như vậy nhân tố khơng gian ảnh hưởng tới q
trình sử dụng đất, nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả sử dụng đất.
2.1.2. Khái niệm ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là công cụ giúp cho các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh
nhân, công dân trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Quy
hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều quyền
lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Quy hoạch giúp các thành viên của mỗi cộng

đồng tham gia vào việc định hướng phát triển toàn diện với việc cung cấp các
dịch vụ cơ bản, bảo vệ môi trường và những biến đổi trong khoa học cơng nghệ.
Có thể hiểu QHSDĐ là bản “tổng hợp” của sự phát triển, trong đó phản
ánh cụ thể các ý tưởng về tương lai của các ngành các cấp nhịp nhàng và cân đối,
thơng qua những trình tự hành chính và pháp lý nhất định để trở thành quy chế xã
hội, mọi người đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện. Quá trình tổ chức thành lập,
thực hiện điều chỉnh QHSDĐ là quá trình huy động lực lượng xã hội vào sự
nghiệp công cộng theo phương thức dân chủ, đó cũng là q trình xây dựng và
củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Do đó QHSDĐ vừa là phương thức để
phát triển vừa là công cụ để xây dựng.

6

download by :


2.1.2.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản
lý và sử dụng đất đai. Đây là công cụ hữu hiệu tạo ra những điều kiện lãnh thổ
cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Ở Việt Nam, QHSDĐ được
hiểu là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm sử dụng
hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối tương quan với các tài nguyên thiên
nhiên khác gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố
quỹ đất vào các mục đích sử dụng đất ở nhiều phạm vi khác nhau. QHSDĐ mang
tính dự báo, phải thể hiện được những mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH.
Sau khi được phê duyệt, QHSDĐ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai
để các cấp, các ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất phù hợp với
yêu cầu của từng giai đoạn phát triển, xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi
phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
Trong hệ thống QHSDĐ ở nước ta theo Luật Đất đai 2013 thì quy định

chia theo 3 cấp hành chính trong đó có QHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp
huyện trong đó quy hoạch cấp tỉnh và cấp huyện là 2 bộ phận quan trọng:
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh vị trí trung tâm, tạo khung sườn trung
gian giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương. Nó có tác dụng
trực tiếp tới việc sử dụng đất của các Bộ, ngành, Vùng, các huyện, các dự án;
đồng thời cũng có vai trị cụ thể hóa, bổ sung, hồn thiện QHSDĐ cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở để cụ thể hóa QHSDĐ cấp tỉnh và
cả nước trực tiếp chỉ đạo và khống chế QHSDĐ của nội bộ các ngành, các xí nghiệp,
kế thừa quy hoạch cấp trên.
2.1.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác nhau về
không gian), nhiệm vụ và nội dung QHSDĐ ở các giai đoạn lịch sử khác nhau
(về thời gian) là rất khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của QHSDĐ
bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất
chưa sử dụng);
- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về
sử dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất

7

download by :


đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng
và chất lượng đất đai).
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh; xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra
các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử

dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội,
tính khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các
đặc điểm của QHSDĐ được thể hiện cụ thể như sau (Đồn Cơng Quỳ, 2006):
Tính lịch sử - xã hội: lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát
triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái KT-XH đều có một phương thức sản xuất của
xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong
QHSDĐ, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa
người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai. QHSDĐ thể hiện đồng thời
vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các
mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó ln là một bộ phận của phương thức sản xuất
của xã hội.
Tính tổng hợp: tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài
nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; QHSDĐ đề cập đến nhiều lĩnh
vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông,
công nghiệp, môi trường sinh thái...
Tính dài hạn: căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của
những yếu tố KT-XH quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến
lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược phát triển
KT-XH. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong
thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của QHSDĐ
thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn.
Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ: Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ
chỉ dự kiến trước các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố

8


download by :


sử dụng đất. Vì vậy, QHSDĐ mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch
mang tính chỉ đạo vĩ mơ, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất.
Tính chính sách: QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính
sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các chính sách và quy định
có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên
mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kế hoạch KT-XH; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất
đai và mơi trường sinh thái.
Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước, theo
nhiều phương diện khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi
hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh
tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ khơng
cịn phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp thực
hiện và cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch, QHSDĐ ln là
quy hoạch động, một q trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện..." với chất lượng, mức độ hồn
thiện và tính phù hợp ngày càng cao (Đồn Cơng Quỳ, 2006).
2.1.4. Ngun tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với QHSDĐ của cấp trên.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

9

download by :


- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất
phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2.1.5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với các quy hoạch khác
* Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là tài liệu mang tính khoa học,
mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển KT-XH, được luận chứng bằng nhiều
phương án KT-XH về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo khơng gian
có tính đến chun mơn hố và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các
đơn vị cấp dưới. Đó là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ
khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH. Trong đó, có đề cập
đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu.
Còn đối tượng của QHSDĐ là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ
vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, KT-XH điều chỉnh
cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối
sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy, QHSDĐ là cụ thể hoá quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH, nhưng nội dung của nó phải được điếu hoà thống
nhất với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.
* Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển KTXH đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi

về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới
quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm, . ..
trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông
nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của QHSDĐ. QHSDĐ tuy dựa trên
quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nơng nghiệp, nhưng
chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hồ quy hoạch phát triển nơng
nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và
không thể thay thế lẫn nhau.
* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào kế hoạch dài hạn phát triển KT-XH, quy hoạch đô thị sẽ định
ra tính chất, quy mơ, phương châm xây dựng đơ thị, các bộ phận hợp thành của
đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển

10

download by :


của đơ thị được hài hồ và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và
sản xuất. Tuy nhiên, trong QHSDĐ được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài
hạn về vị trí, quy mơ và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian
trong khu vực quy hoạch đô thị. Quy hoạch đơ thị và QHSDĐ cơng nghiệp có
mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các
chỉ tiêu chiếm đất xây dựng..., trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với
QHSDĐ. QHSDĐ sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
* Quan hệ giữa QHSDĐ cả nước với QHSDĐ của địa phương
Quy hoạch sử dụng đất cả nước với QHSDĐ của địa phương cùng hợp
thành hệ thống QHSDĐ hoàn chỉnh. QHSDĐ cả nước là căn cứ của QHSDĐ các
địa phương (tỉnh, huyện, xã). QHSDĐ cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch
cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh. Mặt khác,

QHSDĐ của các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và
hoàn thiện QHSDĐ của cả nước.
* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa
phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp
thành của QHSDĐ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của
QHSDĐ. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và
tổng thể, cục bộ và tồn bộ, khơng có sự sai khác về quy hoạch theo không gian
ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng
chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy
hoạch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn
cục (QHSDĐ).
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Bản chất của tính khả thi là sự biểu thị khả năng thực hiện của phương án
QHSDĐ khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc yếu tố nhất định cả về phương diện
tính tốn và thực tiễn. Do vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về lý luận, tính khả
thi của phương án QHSDĐ bao hàm : (i) “Tính khả thi lý thuyết”- được xác định
và tính tốn thơng qua các tiêu chí với những chỉ tiêu phù hợp ngay trong quá
trình xây dựng và thẩm định phương án QHSDĐ; (ii) “Tính khả thi thực tế” chỉ

11

download by :


×