Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.89 KB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ KIM DUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẾN NĂM 2020 TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý đất đai
60.85.01.03
TS. Đỗ Văn Nhạ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Dung

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các nhà khoa học,
các thầy, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Văn Nhạ đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Tổng
cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Thị Kim Dung

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ ......................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................ 2

1.2.1.


Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ........................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............. 4

2.1.1.

Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................................................ 4

2.1.2.

Những đặc điểm, nguyên tắc và trình tự quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ....... 6

2.1.3.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế xã hội và bảo
vệ tài nguyên môi trường ................................................................................. 9

2.1.4.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam và các nước
trên thế giới ................................................................................................... 10


2.1.5.

Mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các loại quy
hoạch chuyên ngành khác .............................................................................. 13

2.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước
trên thế giới và Việt Nam ............................................................................... 16

2.2.1.

Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước
trên thế giới ................................................................................................... 16

2.2.2.

Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ................. 19

2.2.3.

Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh ....... 23

2.2.4.

Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của tỉnh Bắc
Ninh .............................................................................................................. 24

iii


download by :


2.2.5.

Một số nhận xét về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước
trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................ 25

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 31
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 31

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 31

3.2.1.

Phạm vi về không gian................................................................................... 31

3.2.2.

Phạm vi về thời gian ...................................................................................... 31

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 31

3.3.1.


Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 ................................................. 31

3.3.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ................................................ 31

3.3.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 .................. 31

3.3.4.

Đề xuất giải pháp nâng cao việc thực hiện sử dụng đất đến năm 2020 của
tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 32

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

3.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu............................................................. 32

3.4.2.

Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí ......................................................... 32

3.4.3.


Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp........................................... 33

3.4.4.

Phương pháp so sánh ..................................................................................... 33

3.4.5.

Phương pháp minh họa bằng bản đồ .............................................................. 33

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 34
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ............................... 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên ....................................................... 34

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 36

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................... 40

4.2.


Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2011-2015 ..................................................................................................... 42

4.2.1.

Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai .................................................... 42

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và biến động sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2015 ................................................................................................... 46

4.3.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 .................. 53

4.3.1.

Khái quát về phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................. 53

4.3.2.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015............................... 56

iv

download by :


4.3.3.


Đánh giá tình hình thực hiện các cơng trình, dự án theo phương án quy
hoạch sử dụng đất .......................................................................................... 60

4.3.4.

Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất ....... 63

4.3.5.

Đánh giá tình hình thu hồi đất theo quy hoạch sử dụng đất............................. 64

4.3.6.

Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2015 ................................................................................................... 65

4.4.

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020. .................................................................. 70

4.4.1.

Giải pháp về các bước lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ...................... 70

4.4.2.

Giải pháp về thời gian tổ chức thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất........71


4.4.3.

Giải pháp về nguồn vốn ................................................................................. 71

4.4.4.

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ............................................................. 71

4.4.5.

Giải pháp về bảo vệ môi trường, cải tạo và bảo vệ đất .................................... 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 73
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 73

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 73

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 75
Phần phụ lục................................................................................................................ 77
Danh mục phụ biểu, sơ đồ ........................................................................................... 78

v

download by :



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN

Công nghiệp

CSD

Chưa sử dụng

CTSN

Cơng trình sự nghiệp

ĐCQHSDĐ

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất


GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MNCD

Mặt nước chuyên dùng

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

QHSDĐ


Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 20112015) ........................................................................................................... 37
Bảng 4.2. Thu ngân sách nhà nước từ đất .................................................................... 46
Bảng 4.3. Biến động diện tích tự nhiên các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn
2011-2015 ................................................................................................... 47
Bảng 4.4. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 ................................................ 48
Bảng 4.5. Bảng tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 ........................................................................................ 54
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015 .................................. 57
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện công trình, dự án theo QHSDĐ đến năm 2015 ................. 61

Bảng 4.8. Kết quả việc chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.................. 63
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện thu hồi các loại đất giai đoạn 2011-2015 ......................... 64

vii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tỉnh Bắc Ninh ............................ 46
Biểu đồ 4.2. Biến động đất đai giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bắc Ninh ............................. 51
Biểu đồ 4.3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015............................... 60

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thị Kim Dung
Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 5 năm kỳ đầu

2011-2015, tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh
Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu: Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản
đồ liên quan đến kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được
phê duyệt.
- Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí.
- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp minh họa bằng bản đồ.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính
- Đánh giá được kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ
đầu (2011-2015) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đến năm 2015, đất nông nghiệp thực hiện được 49.686,30 ha, đạt tỷ lệ 84,87% so
với kế hoạch được duyệt; đất phi nông nghiệp thực hiện được 32.369,61 ha, đạt tỷ lệ
81,32% so với kế hoạch được duyệt. Đất chưa sử dụng kết quả thực hiện đạt 138,01%
so với kế hoạch được duyệt.
- Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất
giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bắc Ninh.

ix

download by :


+ Các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện QSDĐ cịn rườm rà, phức tạp; trình

độ chun mơn của cán bộ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế; Thu
hồi đất chưa gắn với đào tạo phát triển ngành nghề, giải quyết vấn đề an sinh xã hội.
+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mất nhiều
thời gian.
+ Thiếu vốn để thực hiện các cơng trình, dự án.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án
QHSDĐ đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh Bắc Ninh, cụ thể:
+ Giải pháp về các bước lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
+ Giải pháp về thời gian tổ chức thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.
+ Giải pháp về nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.
+ Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
+ Giải pháp về bảo vệ môi trường, cải tạo và bảo vệ đất.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện phương
án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, kế hoạch sử dụng
đất kỳ cuối 2016-20910, qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng chặt chẽ hơn.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Mastercandidate: Dao Thi Kim Dung
Thesis title: “Assessing the implementation of the land use planning projects by 2020 in
BacNinh province”.
Major: Land management

Code: 60.85.01.03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture - VNUA
Research Objectives
Evaluating the results of implementation of land use planning in BacNinh
Provinceduring 5 years beginning from 2011 to 2015, to find out the advantages and
disadvantages in the process of implementation planning, land use planswhichhave been
approved.
Proposing some measures to improve the implementation of land use planning
projects by 2020 accordance with practical development of BacNinh province.
Materials and Methods
- Methods of collecting documents and data: survey, collect the data, documents
and maps related to the results of implementing the land use plan which was approved.
- Methods of evaluation according to the criteria.
- Statistical methods, analysis, synthesis.
- Comparative method.
- The method of illustrating by maps.
Main findings and conclusions
Main results
- Review the results of implementation of the land use planning criteria for 05
years (2011-2015) in BacNinh province
By 2015, agricultural land was done 49686.30 ha, equivalent to 84.87% rate
compared with the approved plan; non-agricultural land was done 32369.61 hectares,
equivalent to 81.32% rate compared with the approved plans. The results of
implementing the Unused land achieved 138.01% as compared with the approved plans.
- The main reason affecting the results of the implementation of land use
indicators for the period 2011-2015 of BacNinh province:
+ The provisions of the order and procedures for land use rights cumbersome and
complicated; professional qualifications of staff planning, land use planning is limited;
xi


download by :


Land acquisition is not tied to career development training, solve the problem of social
security.
+ The preparation, appraisal, approval planning, land use planning take a
long time.
+ Lack of funds to implement the projects.
- Propose some solutions to improve the implementation of land use planning
project by 2020 accordance with practical development of BacNinh Province; in detail:
+ Solutions for the step of establishing and implementing land use planning.
+ Solution on time implementation criteria of land use planning.
+ Solution for funds to implement the plan.
+ Solutions on human resource training.
+ Solutions to environmental protection, improvement and soil conservation.
Conclusion
Research results of topics contribute to improvethe efficiency of the
implementation of the land use plan by 2020 in BacNinh province, the land use plan for
the period 2016-2019, thereby improving the efficiency of state management of land in
BacNinh province.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã

hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng thể thay
thế được, đặc biệt là đối với các hoạt động sản xuất của con người. Việc sử dụng
đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia,
nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chương
III khoản 1 Điều 54 ghi rõ “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn
lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.
Luật Đất đai năm 2013, tại Chương II, Điều 22 quy định “Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai; Luật đã dành riêng Chương IV quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(từ Điều 35 đến Điều 51) bao gồm quy định nguyên tắc, trách nhiệm, nội dung và
thẩm quyền lập và xét duyệt, thẩm định QHSDĐ.
Từ đó cho thấy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có vai trị và vị trí đặc
biệt quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để Nhà
nước thống nhất quy hoạch và quản lý đất đai theo Hiến pháp và pháp luật, đảm
bảo đất đai được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao.
Kết quả việc lập QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ
đầu (2011 - 2015): Cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
17/2011/QH13 ngày 22/11/2011; cấp tỉnh có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã lập và được Chính phủ xét duyệt đạt 100%; cấp huyện: có 352 đơn
vị hành chính cấp huyện được UBND cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (chiếm 45,86%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,74%); còn lại 24 đơn vị hành chính
cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,40%).
Công tác tổ chức lập QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Cấp tỉnh đã được Chính phủ xét
duyệt tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 09/01/2013; cấp huyện có 8/8 huyện,
thành phố, thị xã đã lập và được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt theo
quy định; cấp xã có 123/126 xã, phường, thị trấn đã lập và được phê duyệt quy


1

download by :


định. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (20112015) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Đến năm 2015, đất nông nghiệp thực hiện được
49.686,30 ha, đạt tỷ lệ 84,87% so với kế hoạch được duyệt; đất phi nông nghiệp
thực hiện được 32.369,61 ha, đạt tỷ lệ 81,32% so với kế hoạch được duyệt.
Công tác tổ chức triển khai thực hiện phương án QHSDĐ ở Bắc Ninh bước
đầu cho thấy đã được triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ. Tuy nhiên,
phương án quy hoạch dụng đất một số địa phương cịn chưa được quan tâm đúng
mức, một số cơng trình như KCN, cụm công nghiệp, khu đô thị... chưa triển khai
hoặc triển khai nhưng chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng manh
mún, không thu hút được đầu tư gây ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của tỉnh.
Như vậy, việc đánh giá tình hình thực hiện phương án QHSDĐ đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 có ý nghĩa rất lớn, làm cơ sở, căn
cứ cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện
phương án QHSDĐ hiện nay, phù hợp với thực tiễn phát triển là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu, thực hiện đề tài “Đánh giá tình
hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Bắc
Ninh” là rất cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, tìm ra
những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương
án QHSDĐ đến năm 2020 phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Yêu cầu
- Phải có đầy đủ số liệu chính xác về thực trạng sử dụng các loại đất về số

lượng, chất lượng, phân bố loại hình sử dụng, hiệu quả sử dụng đất, xu thế biến
động các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai cho quá trình phát triển KTXH của tỉnh.
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2015; rút ra được những tồn tại trong quá trình thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất.
- Các gải pháp đề xuất có tính thực tiễn và khả thi.

2

download by :


1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, kế
hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-20910, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng chặt chẽ hơn.

3

download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH, KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển, là tư liệu sản xuất đặc biệt và
việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền KT-XH. Do vậy,
QHSDĐ sẽ là một hiện tượng KT-XH. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa
học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và
xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý
của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo
pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của
xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất.
Khi nghiên cứu về QHSDĐ có rất nhiều cách nhận định khác nhau. Có
quan điểm cho rằng QHSDĐ chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện
việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và
thiết kế xây dựng đồng ruộng... Bên cạnh đó, có quan điểm lại cho rằng QHSDĐ
được xây dựng trên các quy phạm của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế
của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên,
bản chất của QHSDĐ không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của
QHSDĐ khơng nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng không thuộc về hình thức
pháp lý mà nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất
đặc biệt, coi đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất.
Xét trên phương diện mục đích của QHSDĐ, tổ chức nơng lương thế giới
(FAO - Food and agriculture Organization) đã khẳng định: “Quy hoạch sử dụng
đất thực chất là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế theo cách
để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương án sử dụng đất làm
tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Người
nông dân và những người sử dụng đất đai khác nên tham gia vào các hoạt động
trong QHSDĐ, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa nhu
cầu phát triển thực tiễn với lý thuyết phát triển bền vững” (FAO,1993).
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ
mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng
của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội về kinh tế quốc dân (Võ Tử Can, 2001).


4

download by :


Về mặt bản chất: đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong
lĩnh vực sử dụng đất (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất
như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển KT-XH. Như vậy, QHSDĐ
sẽ là một hiện tượng KT-XH thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế, trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu.
- Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,
hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai
(khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của
xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi trường” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “QHSDĐ là
việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu
phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời
gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia QHSDĐ theo thời gian để
thực hiện trong kỳ QHSDĐ” (Quốc hội - Luật Đất đai, 2013).
- Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích
nhất định.

- Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu
cầu và mục đích sử dụng.
- Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp
tiên tiến.
- Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - mơi trường.
Như vậy, về thực chất, QHSDĐ là q trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao

5

download by :


nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
2.1.2. Những đặc điểm, nguyên tắc và trình tự quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Những đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại qui hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm qui hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:
a. Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Mỗi
hình thái KT-XH đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai
mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
b. Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy
hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu
cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; QHSDĐ đề cập đến nhiều lĩnh vực về

khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và
đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái...
c. Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế
xã hội quan trọng (sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đơ thị hố, cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài
hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính
chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm.
Thời hạn của QHSDĐ (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng
đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) thường từ trên 10 năm đến 20 năm
hoặc lâu hơn.
d. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế
thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại
thể, khơng dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi).

6

download by :


đ. Tính chính sách
QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây
dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất
đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thể hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các
mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch KT-XH;
tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và mơi trường
sinh thái.
e. Tính khả biến
Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và

tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ khơng cịn phù hợp. Việc
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là
cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. QHSDĐ luôn là quy
hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện...” với chất lượng, mức độ hoàn
thiện và tính phù hợp ngày càng cao (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
2.1.2.2. Nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất có tính tổng thể rất cao, nội dung đề cập tương đối
rộng nên khi lập phương án QHSDĐ cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật đất đai.
- Luật Đất đai năm 2003 (Điều 21) quy định 8 nguyên tắc lập QHSDĐ, cụ
thể như sau:
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh.
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế
hoạch sử dụng đất phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt.
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới.
+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh.
+ Dân chủ và công khai.

7

download by :


+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét

duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó (Quốc hội - Luật Đất đai, 2003).
- Luật Đất đai năm 2013 (Điều 35) quy định 8 nguyên tắc lập QHSDĐ, cụ
thể như sau:
+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh.
+ Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với
QHSDĐ của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với QHSDĐ đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm
tính đặc thù, liên kết của các vùng KT-XH; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện nội
dung sử dụng đất của cấp xã.
+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
+ Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Dân chủ và công khai.
+ Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt (Quốc hội - Luật Đất đai, 2013).
2.1.2.3. Trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc lập QHSDĐ cấp tỉnh theo các trình tự gồm
6 bước như sau:
Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.
Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi
khí hậu, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực tác động đến việc
sử dụng đất.
Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử

dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm
năng đất đai.

8

download by :


Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thơng qua, xét duyệt và cơng bố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Theo quy định tại Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, việc lập QHSDĐ cấp tỉnh bao gồm 7 bước sau:
Bước 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu.
Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường tác
động đến việc sử dụng đất.
Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và phân kỳ quy hoạch
sử dụng đất.
Bước 5: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất và
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, các tài liệu có liên quan.
Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và công bố cơng khai.
2.1.3. Vai trị của quy hoạch sử dụng đất trong phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ tài nguyên môi trường
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục

tiêu phát triển KT-XH của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được
tiến hành có vai trị rất to lớn, cụ thể:
- Định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công
tác quản lý nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để
phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn
hoá - xã hội.
- Hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục
đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất, ngăn ngừa được các hiện tượng

9

download by :


tiêu cực, chanh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô
nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh
tế - xã hội.
- Định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát
triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển; góp một
phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Viện Điều tra Quy
hoạch đất đai, Tổng cục Địa chính, 1998).
2.1.3.1. Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng KTXH góp phần đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác quản lý nhà nước về đất
đai, đảm bảo phân bổ và chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển, khắc phục
các mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, đáp ứng
nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các KCN, khu kinh tế, khu
đô thị, thương mại, dịch vụ, các khu dân cư..., góp phần quan trọng thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị - xã hội của
cả nước và các địa phương; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả,

bảo vệ cảnh quan, mơi trường sinh thái và toàn vẹn lãnh thổ (Viện Điều tra Quy
hoạch đất đai, Tổng cục Địa chính, 1998).
2.1.3.2. Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh được xây dựng căn cứ vào
QHSDĐ cấp quốc gia; cụ thể hóa các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch cấp quốc gia
kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển KT-XH trong phạm vi tỉnh; định
hướng và phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cho cấp huyện, góp phần đảm bảo tính
thống nhất trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, là cơ sở pháp lý quan trọng
cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập
hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra
việc quản lý sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai ở các địa phương đi vào nề
nếp (Viện Điều tra Quy hoạch đất đai, Tổng cục Địa chính, 1998).
2.1.4. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam và các nước
trên thế giới
2.1.4.1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam
- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được lập theo 04 cấp đơn vị hành chính, bao gồm: cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã.

10

download by :


- Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 36), quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được lập theo 03 cấp đơn vị hành chính, bao gồm: cấp quốc gia, cấp
tỉnh và cấp huyện; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phịng, đất an ninh.
QHSDĐ đóng vai trị quan trọng trong q trình sử dụng đất. Luật Đất đai
quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp: cấp quốc gia, tỉnh, huyện. Luật quy định
lồng ghép nội dung của các vùng KT-XH vào QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ

cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, đồng bộ giữa các
quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp
trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc lập QHSDĐ tiến hành theo trình tự từ
trên xuống dưới và sau đó bổ sung hồn chỉnh từ dưới lên, đây là q trình có
mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô,
giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là tồn bộ diện tích
tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực
hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái
chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính
là: Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh
tế quốc dân; cụ thể hoá một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và
đơn vị hành chính cấp cao hơn; làm căn cứ, cơ sở để các ngành (cùng cấp) và các
đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành và
địa phương mình; làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm
(căn cứ để giao, cấp đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật
Đất đai); phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai.
- QHSDĐ cấp quốc gia: Được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền KTXH, trong đó xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước
nhằm điều hòa quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, điều chỉnh cơ cấu sử dụng
đất và thực hiện quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh: Xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng; cụ thể hóa các chỉ tiêu chủ yếu của
quy hoạch cả nước kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển KT-XH
trong phạm vi tỉnh.

11


download by :


- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện: Xây dựng trên cơ sở định hướng
của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan
hệ đất đai. Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển
KT-XH và các điều kiện cụ thể khác của huyện, đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ
các loại đất; xác định các chỉ tiêu định hướng về đất đai đối với quy hoạch ngành
trên phạm vi của huyện, làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành dồn điền đổi thửa nhằm thực hiện các
phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể.
- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành, gồm:
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất giao thông, thủy lợi….
Đối tượng của QHSDĐ theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng
và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã được xác
định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng). QHSDĐ giữa
các ngành có quan hệ chặt chẽ với QHSDĐ của vùng và cả nước.

2.1.4.2. Hệ thống Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới
- Trung Quốc tiến hành lập QSHDĐ từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng
và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho
các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường. QHSDĐ được lập theo 4
cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc
tỉnh), cấp huyện và cấp xã.
- Cộng hòa Liên bang Nga, hệ thống QHSDĐ chia thành 2 cấp: quy hoạch

tổng thể và quy hoạch chi tiết.
- Nhật Bản, hệ thống QHSDĐ chia thành 2 cấp: quy hoạch tổng thể và quy
hoạch chi tiết.
- Cộng hồ Liên bang Đức, vị trí của QHSDĐ được xác định trong hệ thống
quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đơ
thị. Trong đó, QHSDĐ được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp
đô thị.

12

download by :


×