Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán đối với một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.01 KB, 123 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DUNG

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN ĐỐI
VỚI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU –
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii

download by :



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dung

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hữu Ảnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Tài chính, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty cổ phần sản
xuất và thương mại Bắc Hưng, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh Đạo và Công ty

cổ phần vật liệu xâydựng Tân Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dung

ii

download by :


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT ........................................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CƠNG
TÁC KẾ TỐN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............................ 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.....................................................................4

2.1.1.


Khái niệm, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức cơng tác
kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất ..............................................................4

2.1.2.

Nội dung tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất ..................12

2.1.3.

Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa .............. 38

2.1.4.

Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ............................... 40

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TỐN TRONG
DOANH NGHIỆP .......................................................................................41

2.2.1.

Kinh nghiệm tổ chức cơng tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng – trường hợp các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt
Nam ............................................................................................................41

iii

download by :



2.2.2.

Kinh nghiệm tổ chức cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp ngành may
mặc trên địa bàn tỉnh Hải Dương .................................................................42

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng
trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ................................................44

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 46
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................................46

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................46

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................48

3.2.

TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU – TỈNH BẮC NINH .............49

3.3.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................52

3.3.1.

Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................52

3.3.2.

Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................52

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................... 54
4.1.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU –
TỈNH BẮC NINH .......................................................................................54

4.1.1.

Thực trạng tổ chức bộ máy kế tốn ..............................................................54

4.1.2.

Thực trạng tổ chức cơng tác kế toán trong tại các doanh nghiệp sản xuất
gạch trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ........................................60

4.1.3.

Tổ chức kiểm tra kế toán .............................................................................78


4.2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TẠI MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TIÊN DU – TỈNH BẮC NINH ....................................................................80

4.2.1.

Ưu điểm ......................................................................................................80

4.2.2.

Hạn chế .......................................................................................................81

4.3.

GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TOÁN CHO
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU .....................................................................84

4.3.1.

Hoàn thiện bộ máy kế tốn đảm bảo bố trí nhân sự phù hợp với trình
độ, năng lực, khối lượng cơng việc; chú trọng hồn thiện bộ phận kế
tốn quản trị ................................................................................................84

4.3.2.

Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn ............................................................85


iv

download by :


4.3.3.

Hồn thiện cơng tác kiểm tra kế tốn nghiêm túc, thực chất, có hiệu quả ..... 89

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 90

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................91

5.2.1.

Về phía cơ quan Nhà nước........................................................................... 92

5.2.2.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng....................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 96


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ Tài chính

BCTC

Báo cáo tài chính

CP

Cổ phần

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TK

Tài khoản


TT

Thơng tư



Quyết định

SX&TM

Sản xuất và thương mại

VLXD

Vật liệu xây dựng

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất gạch xây
dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ..................................... 49
Bảng 4.1. Hình thức bộ máy kế tốn và bố trí nhân viên của các doanh nghiệp
sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ........................ 54
Bảng 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán một số doanh nghiệp sản
xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ............................. 58
Bảng 4.3. Thực trạng cơng tác vận dụng chứng từ kế tốn tại một số doanh nghiệp
sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ..............61

Bảng 4.4. Thực trạng các loại chứng từ áp dụng tại một số doanh nghiệp sản
xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ............... 62
Bảng 4.5. Thực trạng hệ thống tài khoản tại một số doanh nghiệp sản xuất gạch
xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh............................... 67
Bảng 4.6. Một số tài khoản chi tiết mở bổ sung tại một số doanh nghiệp sản
xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ............... 68
Bảng 4.7. Thực trạng tổ chức hệ thống sổ kế toán của một số doanh nghiệp sản
xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ............... 74
Bảng 4.8. Thực trạng cơng tác kiểm tra kế tốn tại một số doanh nghiệp sản
xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh ............... 79

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập trung.......................... 14
Sơ đồ 2.2. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức phân tán .......................... 16
Sơ đồ 2.3. Mơ hình bộ máy kế tốn theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán........... 18
Sơ đồ 2.4. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn nhật ký – sổ cái .................. 25
Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ .................. 27
Sơ đồ 2.6. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn nhật ký chung .................... 29
Sơ đồ 2.7. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký – chứng từ ........... 31
Sơ đồ 2.8. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế tốn trên máy vi tính .............................. 32
Sơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất gạch đất sét nung bằng cơng nghệ lị tuynel ................. 51
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty cổ phần sản xuất và thương mại
Bắc Hưng .................................................................................................. 55
Sơ đồ 4.2. Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty cổ phần vật liệu xây dựng Tân
sơn ............................................................................................................ 56

Sơ đồ 4.3. Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty cổ phần vật liệu xây dựng Minh
Đạo ........................................................................................................... 57
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ nghiệp vụ chi tiền tại một số
doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du –
tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................ 66

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung
Tên luận văn: Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn đối với một số doanh nghiệp sản
xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Kế tốn

Mã: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại một số
doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các
giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn cho một số doanh nghiệp sản xuất
gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin:
- Thông tin thứ cấp: tổng hợp lý luận về tổ chức công tác kế tác trong doanh
nghiệp sản xuất; thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện,
số liệu thống kê về kinh tế xã hội...

- Thông tin sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu do tác giả nghiên cứu, thu thập thông
qua các cuộc điều tra hoặc phỏng vấn những đối tượng là trưởng phịng kế tốn các
doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến tổ chức cơng tác kế tốn của doanh nghiệp.
Cách thức thu thập: qua phiếu điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến
đề tài nghiên cứu và ghi chép nội dung phỏng vấn.
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê mơ tả: Thống kê mơ tả được sử dụng để mơ tả những đặc
tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức
khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản
về mẫu và các thước đo. Thông qua các bảng mô tả chi tiết về những chỉ tiêu được phân
tích từ nguồn dữ liệu thu thập được.
Phương pháp thống kê so sánh: So sánh những điểm tương đồng và khác biệt
trong tổ chức công tác kế tốn của các cơng ty sản xuất gạch với lý thuyết và so sánh
giữa các công ty sản xuất gạch với nhau...
Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ những thơng tin, số liệu thu thập được tơi
sẽ phân tích sự cần thiết và không cần thiết của những thông tin thu được để tổng hợp
lại đưa vào luận văn.

ix

download by :


Kết quả nghiên cứu của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp
sản xuất;
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn đối với một số doanh
nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đã lựa chọn chế độ kế toán phù hợp, thực trạng
tổ chức cơng tác kế tốn bao gồm Tổ chức bộ máy kế toán, Tổ chức vận dụng hệ thống

chứng từ; Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản; Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách; Tổ
chức hệ thống báo cáo kế toán và Tổ chức kiểm tra kế tốn có nhiều ưu điểm như các
doanh nghiệp đã tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, hệ thống chứng từ kế toán
được lập, kiểm tra, luân chuyển, lưu trữ tương đối tốt; hệ thống tài khoản tuân thủ đúng
quy định và có mở thêm các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý; các doanh nghiệp
lựa chọn áp dụng hình thức ghi sổ phù hợp; hệ thống báo cáo tài chính được thực hiên
đúng quy định về các loại báo cáo, mẫu biểu, phương pháp lập và thời hạn nộp. Bên
cạnh những ưu điểm còn một số hạn chế ở khâu ký duyệt chứng từ, một số tài khoản
chưa được phát huy hết tác dụng của tài khoản chi tiết, việc ghi sổ kế tốn đơi lúc chưa
kịp thời, cơng tác lập báo cáo kế tốn quản trị chưa được chú trọng; cơng tác kiểm tra kế
toán chưa sát sao, chặt chẽ.
Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực
tiễn nhằm hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn cho một số doanh nghiệp sản xuất gạch
xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Dung
Title: Completing the accounting cycle in brick- making enterprises- A case study in
Tien Du district- Bac Ninh province
Major: Accounting

Major code: 8340301

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Name of Scientific Supervisor: Associate Proffesor Dr. Le Huu Anh

Research Objecitves
Based on the understanding and evaluating of accounting cycle in some brickmaking enterprises in Tien Du district, Bac Ninh province, the research propose
solutions to complete the accounting cycle in such enteprises.
Research Methodology
Data collection
- Secondary data: was collected from documents, text-books which retated to
theories on accounting cycle as well as the socio-economic situations of the research
area and financial statements of brick- making enterprises.
- Primary data: was conducted by questionnaire survey. The inteviewees were
chief of accounting in brick- making enterprises.
Data analysis
Descriptive statistics: used to describe the basic characteristics of data collected
from empirical research in a variety of ways. Descriptive statistics and inferential
statistics provide a simple summary of patterns and measures.
Comparative statistical analysis: Comparison of the similarities and differences
in the accounting cylce between the brick companies in theory as well as in practice.
Comprehensive Analysis: To sumarize the informative data for the research.
Research results
The research reviews theoritical framework on accounting cycle in enterprises;
The results shows that brick- making enterprises have applied appropriate
accounting cycle includes: Analyze source documents, Journalize transactions in the
journal, Post entries to the accounts in the ledger, Prepare a trial
balance and prepare financial statements. The enterprises strictly comply with the
current accounting regime and applied detailed accounts if were required. Preparation of

xi

download by :



financial statements implemented in accordance with regulations on types, forms of and
was submit on time. In contrast, some accounts have not been fully used as detailed
accounts; Post entries to the accounts in the ledger sometimes not timely; Managerial
accounting report has not been paid attention; Audit report did not importantly care.
Based on the scientific and practical results, the research proposed some
solutions to complete accounting cycle in some brick- making enterprises in Tien Du
district - Bac Ninh province.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây đang trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng, trong xu thế đó tất yếu phải từng bước hoàn thiện hệ
thống pháp lý phù hợp với các nước trên thế giới. Hiện nay, hệ thống pháp lý kế
tốn Việt Nam khơng ngừng được đổi mới và phát triển từng bước đáp ứng được
yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tếtiếp cận
với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trên cơ sở hệ thống pháp lý về kế toán của
nhà nước quy định, các doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức công tác kế tác sao
cho phù hợp với doanh nghiệp mình và đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
Tổ chức công tác kế tốn trong doanh nghiệp là một khâu của cơng tác tổ
chức, quản lý và điều kiện để thực thi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ
công tác quản lý. Nội dung của tổ chức công tác kế tốn là trọng tâm xun suốt
trong q trình xây dựng và vận dụng hệ thống pháp lý kế toán vào từng doanh
nghiệp cụ thể. Tổ chức cơng tác kế tốn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp, để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh

nghiệp phải tổ chức cơng tác kế tốn một cách khoa học, hợp lý. Tổ chức cơng
tác kế tốn khoa học, hợp lý sẽ tạo điều kiện cung cấp thông tin một cách kịp
thời, đầy đủ và trung thực, đáp ứng yêu cầu cơng tác quản lý kinh tế, tài chính và
giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những
hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tổ chức công
tác kế tốn phải thích ứng với điều kiện về quy mơ, đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh có một số doanh
nghiệp sản xuất gạch, chủ yếu áp dụng công nghệ sản xuất gạch tuynel. Với cơng
suất tương đối lớn các doanh nghiệp có thể sản xuất sản lượng gạch đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của người dân, các tổ chức trên địa bản tỉnh và một số địa phương
lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên... Để có thể phát triển ổn
định và bền vững như vậy một phần là do các doanh nghiệp đã tiến hành tổ chức
cơng tác kế tốn cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý, khoa học. Tuy nhiên,
đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa, chất lượng

1

download by :


đội ngũ nhân viên kế tốn cịn chưa cao nên tổ chức cơng tác kế tốn chưa được
chú trọng và cịn nhiều hạn chế cần được hồn thiện hơn. Nhận thức được thực
tiễn quan trọng đó tơi quyết định lựa chọn đề tài “Hồn thiện tổ chức cơng tác
kế tốn đối với một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn
huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại một
số doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh, đề

xuất các giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn cho một số doanh
nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh
nghiệp sản xuất;
- Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại một số doanh nghiệp
sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn cho
một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh
Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống tổ chức cơng tác kế tốn của một số
doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát là kế tốn trưởng và các nhân viên kế tốn của cơng ty
nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức
cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất; Đánh giá thực trạng tổ chức cơng
tác kế tốn của một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện
Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh; Từ đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện tổ chức cơng

2

download by :


tác kế toán cho một số doanh nghiệp sản xuất gạch xây dựng trên địa bàn huyện
Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu không gian tại một số doanh nghiệp sản xuất gạch
trên địa bàn huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh, gồm: Công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Bắc Hưng, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Tân Sơn,
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Minh Đạo.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài điều tra, thu thập dữ liệu về tổ chức công tác kế toán tại một số
doanh nghiệp trong năm 2017.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC
CƠNG TÁC KẾ TỐN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1.1. Khái niệm, vai trò, đối tượng, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức cơng tác
kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất
2.1.1.1. Khái niệm về tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất
Hiện nay, có nhiều tài liệu khác nhau của các nhà khoa học kinh tế nghiên
cứu về tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp, họ đưa ra những khái niệm
khác nhau về tổ chức kế toán trong doanh nghiệp.
Dưới góc độ xem xét kế tốn là cơng việc thu nhận, xử lý cung cấp thông
tin về tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình về vốn phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin cho việc ra quyết định
thì: “Tổ chức kế tốn là việc thiết lập mối liên hệ giữa phương pháp kế toán trong
từng nội dung hạch toán cụ thể và trong từng điều kiện cụ thể nhằm phản ánh
chính xác, kịp thời tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị” (Trần

Trọng Nghĩa, 2000);
“Tổ chức kế toán là việc giải quyết các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu
thành bản chất của hạch toán kế toán như tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận
dụng các phương pháp kế toán, các chế độ, các chuẩn mực về kế toán...”
(Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Xuân Tiến, 2010);
“Tổ chức kế tốn chính là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa đối tượng
kế toán (nội dung kế toán); phương pháp kế toán, bộ máy kế toán, với những con
người am hiểu nội dung, phương pháp kế toán biểu hiện qua hình thức kế tốn
thích hợp trong một đơn vị cụ thể, để phát huy cao nhất tác dụng của kế tốn
trong cơng tác quản lý đơn vị (Đồn Xn Tiên, 2010).
Theo quan điểm cá nhân của tác giả cho rằng quan điểm thứ ba về khái
niệm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp hợp lý nhất bởi theo tác giả
quan điểm thứ nhất mới chỉ đưa ra được một trong các yếu tố cấu thành nên tổ
chức cơng tác kế tốn là phương pháp kế tốn và hạch toán kế toán chưa đề cập
đến yếu tố con người; quan điểm thứ hai tuy có đề cập đến yếu tố con người

4

download by :


nhưng diễn đạt chưa đầy đủ còn quan điểm thứ ba là đầy đủ nhất, đề cập đầy đủ
cả nội dung kế toán, phương pháp kế toán, bộ máy kế tốn, ngồi ra tác giả cịn
đề cập rõ hơn yếu tố con người phải am hiểu nội dung, phương pháp kế tốn thì
cơng tác kế tốn mới phát huy được tác dụng cao nhất.
2.1.1.2. Vai trị của tổ chức cơng tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức kế toán là việc xác lập các mối quan hệ giữa các phương pháp kế
toán (phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế tốn, phương
pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán) trong từng nội dung nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong điều kiện cụ thể nhằm phản ánh chính xác, kịp thời

tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Tổ chức kế tốn được xác định là
cơng việc thu thập xử lý, kiểm tra phân tích mọi hoạt động kinh tế - tài chính
phát sinh trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời, chính
xác về tài sản và sự vận động của tài sản cho các đối tượng sử dụng thơng tin và
u cầu quản trị của chính doanh nghiệp.
Tổ chức kế tốn trong doanh nghiệp khơng chỉ mang lại lợi ích cho chính
bản thân doanh nghiệp mà cịn đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý
kinh tế của nền kinh tế:
- Đối với các nhà quản lý, thơng tin kế tốn tài chính, kế tốn quản trị giúp
cho các nhà quản lý quyết định các chiến lược, chính sách kinh doanh để có các
quyết định đúng đắn nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì
thơng tin kế tốn nhận được phải chính xác, kịp thời, đầy đủ.
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan thuế, thống kê, kế hoạch
và đầu tư… thì thơng tin kế tốn là cơ sở thu thuế cho ngân sách Nhà nước cũng
như căn cứ cho cơ quan thống kê, sở kế hoạch đầu tư thu thập, xử lý thông tin
giúp nhà nước hoạch định chính sách vĩ mơ.
- Đối với nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng: thơng qua các thơng tin kế tốn
các nhà đầu tư tìm hiểu được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
lựa chọn đối tác kinh doanh, tương tự các tổ chức tín dụng cũng nắm bắt được
tình hình tài chính, tiềm năng, khả năng thanh tốn của cơng ty, một khi ngân
hàng, tổ chức tín dụng bỏ ra một khoản tiền cho doanh nghiệp vay, họ xem xét
trước hết là khả năng thanh tốn khoản vay như thế nào với tình hình kinh doanh
hiện tại cũng như trong tương lai của công ty, sau đấy mới bàn đến việc trả lãi
suất tiền vay (Đoàn Xuân Tiên, 2010).

5

download by :



2.1.1.3. Đối tượng của tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp là một vấn đề mang tính thực tiễn và
cụ thể với từng đơn vị kế toán. Khái niệm về tổ chức kế toán đã chỉ rõ, tổ chức kế
toán là việc giải quyết tổng hòa các mối quan hệ giữa các yếu tố nghiệp vụ kế
toán với con người làm lao động kế tốn, nó bao gồm việc tổ chức bộ máy kế
tốn và tổ chức cơng tác kế tốn.
Vì vậy, đối tượng của tổ chức kế tốn trong doanh nghiệp là mối liên hệ
giữa các yếu tố của chu trình kế tốn với bộ máy kế tốn (từ lập chứng từ, ghi sổ
kế toán cho đến tổng hợp, lập báo cáo tài chính). Q trình tổ chức kế tốn cần
được chuyển hóa từ lý thuyết thành cơng việc cụ thể và các bước tiến hành cụ
thể. Cần phải tiến hành tổ chức từng yếu tố trong chu trình kế tốn và liên kết
tồn bộ cơng tác kế tốn bằng nhận thức của con người làm kế toán, nhằm tạo ra
mối liên hệ hài hịa trong cơng việc kế tốn.
Tồn bộ cơng tác kế tốn chia ra thành các phần hành cụ thể. Tổ chức các
phần hành kế toán cần phải dựa vào đặc điểm của mỗi loại vốn trong quá trình
vận động, đồng thời căn cứ vào số lượng, qui mô nghiệp vụ ở từng đơn vị kế tốn
cơ sở để sắp xếp cơng việc.
Trong đối tượng của tổ chức kế toán phải coi trọng yếu tố con người,
những lao động kế toán trực tiếp thực hiện các phần hành trong chu trình kế tốn.
Lao động kế tốn ngày nay có sự trợ giúp của máy móc hiện đại, nếu được tổ
chức một cách khoa học, phù hợp với trình độ chun mơn của từng người sẽ tạo
ra sự hài hịa giữa các khâu, các mắt xích trong tồn bộ cơng tác kế tốn của
doanh nghiệp. Ngồi ra tổ chức cơng tác kế tốn cịn phải quan tâm đến các mối
quan hệ giữa bộ phận kế toán với bộ phận khác trong doanh nghiệp (Nguyễn Thị
Tâm và Nguyễn Xuân Tiến, 2010).
2.1.1.4. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường do
vậy các chính sách kinh tế, các chế độ, thể lệ kế tốn đã có những đổi mới căn
bản. Vì vậy nhiệm vụ của tổ chức kế toán trong doanh nghiệp là phải tạo ra nghệ
thuật tổ chức để đưa luật và các văn bản pháp qui vào hoạt động kế tốn. Vì vậy,

nhiệm vụ của tổ chức kế tốn trong doanh nghiệp được đặt ra như sau:
- Tổ chức cơng tác kế tốn khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

6

download by :


- Tăng cường và phát huy đầy đủ chức năng của kế tốn trong quản lý
kinh tế - tài chính của doanh nghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường,
bao gồm cả chức năng của kế toán tài chính và kế tốn quản trị.
- Tổ chức ghi chép tổng hợp phản ánh thực trạng các đối tượng của hạch
toán kế toán bằng các mối liên hệ hữu cơ giữa các phương pháp chun mơn của
kế tốn với con người làm kế toán cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
- Tổ chức kế toán chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật, đơn vị thời
gian lao động theo từng đối tượng kế toán để minh họa cho kế tốn tài chính tổng
hợp và kế tốn quản trị trong đơn vị.
- Tổ chức cung cấp các thông tin kế toán dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế
được lựa chọn có cơ sở khoa học để giúp quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung
và quản lý từng tổ chức, từng đơn vị kinh tế nói riêng.
- Tổ chức kiểm tra cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp để bảo vệ tài sản,
vật tư, tiền vốn nhằm chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động tài chính
trong mỗi doanh nghiệp.
- Tổ chức phân tích thơng tin số liệu kế toán, đồng thời tham mưu, đề xuất
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị.
- Tạo ra sự kết hợp hài hòa các nội dung của tổ chức cơng tác kế tốn bằng
mối quan hệ giữa lao động kế toán và nghiệp vụ kế toán (Nguyễn Thị Tâm và
Nguyễn Xuân Tiến, 2010).
2.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức cơng tác kế tốn

a) Đặc điểm về tổ chức, quản lý và phân cấp hạch toán của mỗi doanh nghiệp
Do đặc điểm của kế toán là ghi chép đầy đủ, liên tục và có hệ thống q
trình hoạt động của doanh nghiệp nên tổ chức kế toán trong doanh nghiệp phải
sắp xếp chu trình kế tốn theo một trình tự nhất định phù hợp với quy mơ, cơ cấu
tổ chức và cách thức quản lý của mỗi doanh nghiệp.
b) Người sử dụng và thông tin cần thiết
Việc xác định người sử dụng thông tin là điều cần thiết đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào vì báo cáo được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử
dụng thơng tin. Do đó, khi xây dựng khn mẫu lý thuyết kế tốn, các nhà chức
trách ln phải xác định người sử dụng thơng tin là ai? Chỉ có thế thì khn mẫu
lý thuyết được xây dựng mới có thể áp dụng phù hợp vào thực tế.

7

download by :


Người sử dụng thông tin thường chỉ giới hạn ở hai đối tượng là nhà quản
lý và cơ quan quản lý như cơ quan thuế, cục thống kê, sở kế hoạch và đầu tư...
Để phục vụ cho hai đối tượng sử dụng thơng tin trên, hệ thống kế tốn của doanh
nghiệp thường đơn giản, các báo cáo tài chính thường khơng phức tạp, ít chỉ tiêu.
Ngồi ra, việc xây dựng một hệ thống kế toán đơn giản cũng phù hợp với chi phí
mà doanh nghiệp có thể chi trả.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển và cần mở rộng qui mơ thì nhu cầu
về vốn ngày càng cao. Lúc này, các báo cáo đơn giản không thể giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu huy động vốn từ các chủ nợ hoặc nhà đầu tư bên ngồi.
Khi đó, doanh nghiệp buộc phải xây dựng một hệ thống kế toán mới mà có thể
lập được các báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin hơn nhằm đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của các đối tượng sử dụng thông tin này.
c) Các quy định pháp lý

Quy định pháp lý là các chính sách quản lý kinh tế tài chính mà cơ quan
nhà nước ban hành nhằm bắt buộc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Các quy
định pháp lý bao gồm: Luật kế tốn và các nghị định của Chính phủ về kế toán;
Các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam; Chế độ kế toán.
Luật kế toán và các nghị định của Chính phủ về kế tốn:
Luật kế tốn là các văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội thông
qua và Chủ tịch nước công bố. Luật kế toán quy định khung pháp lý cơ bản về kế
toán đảm bảo sự tuân thủ thống nhất cao trong việc thực hiện cơng tác kế tốn và
sự quản lý thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung của Luật kế
tốn có: các quy định chung về kế tốn, tổ chức cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy
kế toán, hoạt động nghề nghiệp về kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và chế
tài xử lý trong kế toán.
Nghị định về kế toán là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban
hành. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế
toán mà Quốc hội quy định trong luật, giao cho Chính phủ hướng dẫn và triển
khai thực hiện. Luật kế toán và các nghị định tạo thành hệ thống pháp luật về kế
toán. Hệ thống pháp luật kế tốn là khn khổ pháp lý mà mọi người làm kế
toán, quản lý kế toán và liên quan đến kế toán phải tuân thủ.
Các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam
Chuẩn mực kế toán quốc tế là những quy ước chung của kế toán do Ủy
ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) thuộc Liên đoàn quốc tế (IFAC) xây

8

download by :


dựng. Các chuẩn mực này bao gồm những quy định diễn giải về các phương
pháp kế toán cần thực hiện.
Chuẩn mực kế toán quy định những nguyên tắc và phương pháp kế toán

cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế tốn vừa có những
quy định mang tính pháp quy về các ngun tắc, phương pháp kế tốn nhằm đảm
bảo tính trung thực, khách quan, hợp lý và khả năng so sánh của thơng tin kế tốn,
tạo ra độ tin cậy cao cho những người sử dụng. Chuẩn mực kế tốn cịn bao gồm các
quy định mang tính hướng dẫn, giải thích thống nhất các phương pháp tính tốn và
thủ tục ghi chép. Mục tiêu cuối cùng của chuẩn mực kế toán là quy định thống nhất
nội dung, cách trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kế tốn được hình thành ở các quốc gia có nền kinh tế thị
trường là một nhu cầu tất yếu khách quan. Chuẩn mực kế tốn tạo điều kiện cho
việc tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp, có căn cứ khoa học đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho cán bộ kế toán thực hiện cơng tác kế tốn một cách chủ động,
phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp trong môi trường pháp lý chung.
Tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp phải trên cơ sở các chuẩn
mực kế toán quốc tế, các chuẩn mực kế toán trong nước để vừa mang tính đặc
thù riêng của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp lại vừa mang xu thế hòa nhập thế giới.
Chế độ kế toán:
Chế độ kế toán là văn bản pháp luật do Bộ Tài chính ban hành nhằm quy
định hoặc hướng dẫn những nội dung, phương pháp kế toán cụ thể mang tính đặc
thù trong một số lĩnh vực. Những vấn đề về chứng từ kế toán, tài khoản kế tốn,
sổ kế tốn, báo cáo tài chính là những nội dụng cụ thể được giải quyết trong chế
độ kế toán.
Ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 200/2014/TTBTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán.
Ngày 26/8/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 133/2016/TT-BTC
về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp đã ban hành, các doanh nghiệp
tiến hành nghiên cứu, cụ thể hóa và xây dựng chế độ kế tốn, tổ chức vận dụng các
nội dung hạch toán kế toán cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh, phù hợp với yêu
cầu quản lý từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động, từng thành phần kinh tế.
Trong phạm vi quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, các doanh nghiệp phải nghiên cứu áp


9

download by :


dụng danh mục tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và lựa chọn hình thức kế tốn phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, phù hợp với trình độ
chun mơn kế tốn của đơn vị.
d) Lực lượng lao động kế toán trong đơn vị và cơ sở vật chất, phương tiện trang
bị cho bộ phận kế tốn.
Áp dụng máy vi tính vào cơng tác kế tốn sẽ giảm đi đáng kể một khối
lượng cơng việc mà trước đây lao động kế toán phải đảm nhiệm. Do đó tổ chức
kế tốn trong điều kiện tự động hóa có nhiều điểm khác biệt so với lao động kế
tốn thơ sơ trước đây.
Dựa trên các thuật tốn và phần mềm đặc trưng của kế toán, người soạn
lập chương trình đã sử dụng kỹ thuật để thu thập tài liệu và xử lý các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, cho ra các thông tin cần thiết theo yêu cầu của quản lý. Nhân
viên kế toán chỉ việc chuẩn bị các điều kiện về máy và nhập dữ liệu từ các chứng
từ gốc vào máy, máy vi tính sẽ tự xử lý cho các thông tin đầu ra như sổ kế toán,
báo cáo kế toán.
e) Các dịch vụ tài chính – kế tốn
Dịch vụ tài chính kế tốn là loại hình hoạt động nhằm trợ giúp, tư vấn cho
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về luật pháp, chế độ, thể chế tài chính kế tốn
của nhà nước, cũng như việc lập, ghi sổ kế tốn, tính thuế và lập báo cáo tài
chính. Hiện nay, các dịch vụ tài chính kế tốn phổ biến thường là dịch vụ làm kế
tốn, lập báo cáo tài chính, các dịch vụ thuế như hướng dẫn và tư vấn thuế, lập tờ
khai thuế... và các dịch vụ kế toán quản trị như phân tích, đánh giá hoạt động
kinh doanh và lập chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Hiện nay loại hình dịch vụ này đang phát triển rất mạnh và mang tính

chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu kế toán ngày càng cao của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dịch vụ này cịn giúp doanh nghiệp giải quyết mẫu thuẫn: vừa
mong muốn một hệ thống kế toán hiệu quả, vừa mong muốn bỏ ít chi phí để đầu
tư. Sự ra đời của thị trường cung cấp dịch vụ này có ảnh hưởng lớn đến tổ chức
cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp. Trước đây, khi muốn tổ chức một hệ
thống kế toán, doanh nghiệp phải thuê một đội ngũ nhân viên, điều này làm tốn
chi phí, thời gian của doanh nghiệp nhưng đôi khi hiệu quả lại không như mong
muốn. Bây giờ, các doanh nghiệp có thể đến các cơng ty cung cấp các dịch vụ tài
chính kế tốn, với tính chun nghiệp cao, các dịch vụ do công ty này cung cấp

10

download by :


giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và đem lại hiệu quả như doanh
nghiệp mong đợi (Trần Trọng Nghĩa, 2000).
2.1.1.6. Ngun tắc tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức cơng tác kế tốn trong doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Tổ chức cơng tác kế tốn phải đúng những qui định trong luật kế toán và
chuẩn mực kế toán.
Đối với Nhà nước, kế tốn là một cơng cụ quan trọng để tính tốn, xây
dựng và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu chi, thanh toán của nhà nước, điều
hành nền kinh tế quốc dân. Do đó, trước hết tổ chức cơng tác kế tốn phải theo
đúng những qui định về nội dung cơng tác kế tốn, về tổ chức chỉ đạo cơng tác
kế tốn ghi trong Luật kế tốn và Chuẩn mực kế tốn.
- Tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp với các chế độ, chính sách, thể lệ
văn bản pháp qui về kế toán do nhà nước ban hành.
Việc ban hành chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước nhằm mục đích quản

lý thống nhất cơng tác kế tốn trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy tổ chức
cơng tác kế tốn phải dựa trên cơ sở chế dộ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản
kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính mà nhà nước qui định để vận
dụng một cách phù hợp với chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước
trong từng thời kỳ. Có như vậy việc tổ chức cơng tác kế tốn mới khơng vi phạm
những nguyên tắc, chế độ qui định chung của nhà nước, đảm bảo việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của kế tốn góp phần tăng cường quản lý kinh tế của các
cấp, các ngành, góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài chính của các cấp, các
ngành, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Tổ chức cơng tác kế tốn phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoạt động quản lý và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm và điều kiện hoạt động kinh doanh khác
nhau. Vì vậy, khơng thể có một mơ hình cơng tác kế tốn tối ưu cho tất cả các doanh
nghiệp nên để tổ chức tốt cơng tác kế tốn doanh nghiệp thì việc tổ chức cơng tác kế
tốn phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động quản lý, qui mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.

11

download by :


×