Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 124 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ OANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Oanh

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
quản trị, Khoa kế toán – quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức các doanh nghiệp đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Oanh


iii

download by :


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ixi
Thesis abstract ................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2

1.3.1.


Mục tiêu chung.....................................................................................................2

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3

1.4.1.

Phạm vi về đối tượng nghiên cứu .........................................................................3

1.4.2.

Phạm vi về nội dung .............................................................................................3

1.4.4.

Phạm vi về không gian: ........................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................4
2.1

Cơ sở lý luận ........................................................................................................4

2.1.1.


Một số khái niệm ..................................................................................................4

2.1.2.

Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ..........................................................................9

2.1.3.

Các yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ................................................................................................................16

2.2

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................26

2.2.1.

Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại một số
nước trên thế giới ...............................................................................................26

2.2.2.

Năng lực cạnh tranh của DNNVV trong nước.....................................................28

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...................................................................31

2.2.4.


Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ..............................................................33

iv

download by :


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu................................................35
3.1.

Địa bàn nghiên cứu.............................................................................................35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................37

3.1.3.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đến năng lực cạnh tranh
của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................40


3.2.1.

Thu thập và sử lý số liệu .....................................................................................40

3.2.2

Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................41

3.2.3.

Phương pháp phân tích .......................................................................................41

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia.....................................................................................42

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................43
4.1.

Tình hình phát triển các dnnvv trên địa bàn tỉnh bắc ninh...........................................43

4.1.1.

Thực trạng số lượng doanh nghiệp ......................................................................43

4.1.2.

Thực trạng lao động trong các doanh nghiệp.......................................................44

4.1.3.


Thực trạng vốn của các DN ................................................................................45

4.1.4.

Sự đóng góp của DNNVV đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh .........................47

4.2.

Thực trạng năng lực cạnh tranh của các dnnvv tỉnh bắc ninh ..............................49

4.2.1.

Thực trạng năng lực cạnh tranh về các nguồn lực ...............................................49

4.2.2.

Tiến trình cạnh tranh ..........................................................................................70

4.2.3.

Các kết quả cạnh tranh........................................................................................76

4.2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Bắc
Ninh ...................................................................................................................77

4.3.


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dnnvv tỉnh bắc ninh ........................88

4.3.1.

Cơ sở khoa học ...................................................................................................88

4.3.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh
Bắc Ninh ............................................................................................................89

Phần V: Kết luận và kiến nghị .......................................................................................98
5.1.

Kết luận..............................................................................................................98

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................99

5.2.1.

Đối với Nhà nước ...............................................................................................99

5.2.2.

Đối với tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................99

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 101
Phụ lục ......................................................................................................................... 107


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN-XD:

Công nghiệp-xây dựng

Công ty TNHH:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN:

Doanh nghiệp

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV:


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

DT:

Doanh thu

DTT:

Doanh thu thuần

EFE:

External Factor Evaluation

IFE:

Internal Factor Evaluation

N-L-TS

Nông-lâm-thủy sản

NLCT:

Năng lực cạnh tranh


NVL:

Nguyên vật liệu

NSLĐ:

Năng suất lao động

TMDV:

Thương mại dịch vụ

VĐT:

Vốn đầu tư

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................... 8
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường ............................................................ 25
Bảng 3.1. Dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2015 theo độ tuổi, giới tính và địa lý ...................... 37
Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ............................................................. 42
Bảng 3.3. Ma trận các yếu tố bên trong ............................................................................ 42
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp và DNNVV theo thành phần kinh tế tỉnh Bắc Ninh
(2013 – 2015)................................................................................................. 43

Bảng 4.2. Lao động trong DNNVV tỉnh Bắc Ninh (2013 – 2015) .................................... 45
Bảng 4.3. Vốn của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh......................................................... 46
Bảng 4.4. Đóng góp của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (2013 – 2015) ............. 48
Bảng 4.5. Thu nhập của lao động trong DNNVV tỉnh Bắc Ninh (2013 – 2015) ............... 48
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu cơ bản của DNNVV (2013 – 2015).......................................... 49
Bảng 4.7. DNNVV tỉnh Bắc Ninh theo quy mô vốn (2013 – 2015) .................................. 50
Bảng 4.8. Vốn DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của tỉnh năm 2015 ......................... 50
Bảng 4.9. Tình hình nguồn vốn của các DNNVV tỉnh Bắc Ninh ...................................... 51
Bảng 4.10. Lao động DNNVV Bắc Ninh theo loại hình DN năm 2015 ............................ 52
Bảng 4.11. Doanh thu và thu nhập bình quân cho 1 lao động năm 2015 ........................... 56
Bảng 4.12. Trình độ học vấn của chủ DNNVV ................................................................ 57
Bảng 4.13. Tình hình đầu tư tài sản cố định của các DNNVV tỉnh Bắc Ninh ................... 59
Bảng 4.14. Đầu tư vào TSCĐ của các DNNVV của tỉnh năm 2015 ................................. 60
Bảng 4.15. Xuất xứ công nghệ của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................... 61
Bảng 4.16. Mức độ tiên tiến hiện đại của dây chuyền thiết bị........................................... 62
Bảng 4.17. Ý kiến của DN về tính đồng bộ công nghệ, thiết bị ........................................ 63
Bảng 4.18. Tỷ lệ giá trị còn lại của thiết bị trong các DNNVV......................................... 65
Bảng 4.19. Tình hình chi phi NVL................................................................................... 68
Bảng 4.20. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .................................................. 69
Bảng 4.21. Tình hình tăng trưởng thị phần của DNNVV ................................................. 71
Bảng 4.22. Tỷ lệ đa dạng và đổi mới sản phẩm của các DNNVV..................................... 72
Bảng 4.23. Đánh giá về chính sách giá sản phẩm của doanh nghiệp ................................. 74

vii

download by :


Bảng 4.24. Kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV ..................................................... 76
Bảng 4.25. Hiệu suất sử dụng lao động và chỉ số quay vịng vốn ..................................... 77

Bảng 4.26. Tình hình đất đai của các DN điều tra ............................................................ 83
Bảng 4.27. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ................................................. 87

viii

download by :


DANH MỤC HÌNH

Sơ đồ 2.1. Mơ hình kim cương ........................................................................................ 11
Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất của doanh nghiệp............................................................... 12
Sơ đồ 2.3. Mơ hình 5 tác lực của Micheal Porter.............................................................. 24
Biểu Đồ 4.1. Cơ cấu số DNNVV theo loại hình DN năm 2015 ........................................ 45
Biểu đồ 4.2. Lao động DNNVV phân theo số năm kinh nghiệm ...................................... 54
Biểu đồ 4.3. Đánh giá dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp ..................... 77
Biểu đồ 4.4. Nhu cầu bổ sung nguồn vốn ......................................................................... 85

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
Học viên: Nguyễn Thị Oanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.04.10
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Bắc
Ninh đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp chuyên
gia để so sánh và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh
3. Kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho
thấy các DNNVV trên địa bàn có năng lực cạnh tranh ở mức “trung bình” so với các
DNNVV trong phạm vi cả nước. Các DNNVV trên địa bàn có lợi thế cạnh tranh về chất
lượng nguồn nhân lực, giá cả cũng như chất lượng của những hàng hóa truyền thống…
- Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khơng có lợi thế cạnh tranh cả về chất
lượng và giá cả, việc tạo lập thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp bị xem nhẹ, chưa
thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Khâu đa dạng và phát triển sản phẩm
mới cịn gặp nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu thị trương yếu, hệ thống kênh phân phối
hình thành một cách lỏng lẻo, quan hệ giữa các tác nhân trong kênh phân phối không chặt
chẽ, trong khi đó hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại ít được quan tâm hoặc tổ
chức thiếu chuyên nghiệp. Năng lực tài chính cịn hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp; công nghệ
sản xuất chưa theo kịp mặt bằng chung thế giới, việc đổi mới quy trình cịn ít và chậm;
năng lực quản trị của chủ DN và đội ngũ quản lý còn yếu kém, thiếu kiến thức về quản trị
kinh doanh và điều hành doanh nghiệp;
- Các nhân tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: tình trạng thiếu đất trong sản xuất kinh doanh và thị trường vốn
cho các DNNVV cịn khó khăn.

x

download by :



4. Kết luận chủ yếu
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Bắc Ninh trong năm 2015 là trung bình. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có
khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại. Giá cả, chất lượng sản phẩm,
năng lực kỹ thuật và quy mơ kinh tế là các vấn đề chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
DNNVV tỉnh Bắc Ninh.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Project title: Improving the competitiveness of small and medium-sized enterprises in the
province of Bac Ninh
Students: Nguyen Thi Oanh
Major in business administration
Code: 60.34.04.10
Instructors: Dr. Nguyen Quoc Chinh
1. Objectives of the study
On the basis of a baseline study of the competitiveness of small and medium-sized
enterprises in Bac Ninh province proposed solutions to improve the competitiveness of
small and medium-sized enterprises in Bac Ninh province in the near future
2. Research Methodology
Thesis using descriptive statistical methods, comparison and expert methods to
compare and assess the status of the competitiveness of small and medium-sized
enterprises in the province of Bac Ninh

3. Findings
- Research and competitiveness situation of small and medium-sized enterprises in
Bac Ninh province showed small and medium-sized enterprises in the province have
competitiveness at the "average" compared to small businesses and recently in the country.
The small and medium-sized enterprises in the province have a competitive advantage in
terms of quality human resource, price and quality of traditional goods ...
- The small and medium-sized enterprises in the province of Bac Ninh has no
competitive advantage in terms of both quality and price, creating a brand for products and
enterprises are overlooked, not really regarded brands as assets enterprise products. Sewing
diversity and development of new products was difficult. Business market research, the
system of distribution channels loosely formed, the relationship between the actors in the
distribution channel is not tight, while promotional activities and trade promotion were less
interested or lack of professional organizations. Financial capacity is limited, low equity;
production technology has not kept pace world average level, the renewal process have
been few and slow; governance capacity of business owners and management teams are
weak, lack of knowledge of business administration and business operators;

xii

download by :


- The main external factor affecting the competitiveness of small and medium-sized
enterprises in the province of Bac Ninh: the shortage of land in production and business
and capital market for small and medium-sized enterprises also difficult.
4. Conclusion mainly
Research results show that the competitiveness of small and medium-sized
enterprises in 2015 in Bac Ninh province is average. Enterprises with foreign investment
have higher competitiveness compared to the rest of the enterprise. Price, product quality,
technical capacity and economies of scale are the main problems of small and mediumsized enterprises in Bac Ninh province. Since then propose solutions to improve the

competitiveness of small and medium-sized enterprises in Bac Ninh province.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cạnh tranh ln là vấn đề sống cịn của các DN. Thương trường chỉ dành chỗ
đứng và chiến lợi phẩm cho những kẻ mạnh. Để tồn tại trên thương trường DN ln
phải tìm cách vươn lên thành kẻ mạnh. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của DN chính là tiêu chí phấn đấu của các DN Việt Nam, trong đó có các
DNNVV. Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhưng có tới hơn 95% là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Trong những năm qua các DNNVV lớn mạnh
không ngừng về số lượng và chất lượng. DNNVV hoạt động trên nhiều lĩnh vực và
có mặt ở khắp các vùng miền trong cả nước, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng, tích
lũy của nền kinh tế quốc dân. DNNVV đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế,
đóng góp 40% GDP cả nước.
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đóng vai trị đơ thị
trung tâm cấp vùng, phát triển công nghệ nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các
loại công nghiệp chế biến của vùng phía nam, đơng nam đồng bằng sông Hồng.
Thời gian vừa qua, DNNVV tỉnh Bắc Ninh phát triển với số lượng nhanh chóng,
hoạt động trong mọi ngành nghề và lĩnh vực, góp phần tích cực làm thay đổi bộ
mặt của tỉnh. Tuy nhiên theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cịn ở
mức thấp kém so với thế giới, đặc biệt là loại hình DNNVV: sản phẩm cịn yếu về
chất lượng, chưa có sản phẩm chủ lực, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Điểm yếu
cũng chính là khó khăn lớn nhất của các DNNVV chính là quy mơ nhỏ, vốn ít,
trang thiết bị kỹ thuật và cơng nghệ sản xuất lạc hậu nên chất lượng sản phẩm

chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Việc tiếp cận và nắm bắt thơng tin thị
trường cịn nhiều hạn chế, trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ chun mơn,
trình độ tin học của lực lượng lao động thấp. Đội ngũ cơng nhân kỹ thuật lành
nghề và kỹ sư có trình độ bậc cao cịn rất ít. Gia nhập tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn với nhiều cấp độ, nhiều
đối thủ hơn, nguy cơ phá sản sẽ tăng…
Đứng trước thực trạng chung đó, một loạt câu hỏi bỏ ngỏ cần được nghiên cứu
và trả lời như: thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh như thế nảo? Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các

1

download by :


DNNVV tỉnh Bắc Ninh là gì? Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng những giải pháp nào?
Theo tiêu chí phấn đấu chung của DN cả nước, các DNNVV tỉnh Bắc Ninh
luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh. Song trên thực tế DNNVV tỉnh Bắc Ninh
vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. Vì vậy, để có chỗ đứng vững trên thị trường, các
doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh phải có những bước đi đúng đắn, những chiến lược
được lên một cách kỹ lưỡng trong điều kiện hiện nay. Từ những tình hình biến động
trong nước và quốc tế, những vấn đề nội tại của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh,
em nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh còn
yếu kém.
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh là: Nguồn vốn nhỏ; chất lượng lao động thấp; khoa học

công nghệ lạc hậu.
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng các giải pháp sau:
+ Tăng cường nguồn vốn của các DNNVV.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV.
+ Đầu tư máy móc thiết bị, cơng nghệ mới.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh
Bắc Ninh đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV, cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2

download by :


- Định hướng và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
DNNVV tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi về nội dung
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh

- Thực trạnh năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
1.4.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thu thập để nghiên cứu đề tài từ năm 2013 đến năm 2015
- Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 1/2015 đến tháng 4/2016
- Các giải pháp đề xuất áp dụng trong giai đoạn 2016-2020
1.4.4. Phạm vi về không gian:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về DNNVV, cạnh tranh và nâng cao năng lưc
cạnh tranh.
- Nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong phát triển và nâng cao năng lực cạnh
tranh của các DNNVV của các địa phương trong và ngồi nước. Từ đó, rút ra kinh
nghiệm cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất nhóm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Các học thuyết kinh tế thị trường dù trường phái nào đều thừa nhận rằng:
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung – cầu
và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường là đặc trưng cơ bản của
kinh tế thị trường; cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường.
Cạnh trạnh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác
nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Theo C.Mác “ Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được
những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “ cạnh tranh là sự
phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn
các Doanh nghiệp khác”.
Cạnh tranh theo định nghĩa của Đại từ điển Việt là “Tranh đua giữa những cá
nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”.
Theo cuốn Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam đã chọn định
nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp cả các doanh nghiệp, ngành và quốc gia như
sau: “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra
việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thơn tính lẫn nhau giữa các đối
thử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình”.
Theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh – sự phấn đấu đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh sảy ra khi hai bên hay nhiều bên cố
gắng giành lấy thứ mà khơng phải ai cũng có thể giành được”.
Ngồi ra, cịn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh
tranh… Song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau:
- Cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của chủ thể
cùng tham dự.

4

download by :



- Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể mà các bên đều
muốn giành lấy để cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao.
- Cạnh tranh diễn ra trong một mơi trường cụ thể có ràng buộc chung mà các
bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp
lý, các thơng lệ kinh doanh…
- Trong q trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng
nhiều công cụ khác nhau: Cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm; cạnh
tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm; cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh
tranh thơng qua hình thức thanh tốn…
Với phương pháp tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm đủ mọi
biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thơng
thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản
xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong q
trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi
nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
2.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả
năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả
năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức
cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là “khả năng tồn tại, duy
trì hoặc gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp”.
Chúng ta cần phân biệt năng lực cạnh tranh hàng hóa, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Về khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp (NLCT) với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc

gắn NLCT với vị trí của doanh nghiệp trên thị trường theo thị phần mà nó chiếm
giữ thơng qua khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh hướng vào đổi mới cơng nghệ,
giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại phát triển bền
vững của doanh nghiệp.

5

download by :


Trước tiên, theo quan điểm của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
thì: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh trong
nước và ngồi nước”.
Ngồi ra, cịn rất nhiều học thuyết đã được xây dựng để phân tích về năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nổi bật nhất trong các học thuyết về năng lực
cạnh tranh gần đây là học thuyết của Michael Porter. Trong các tác phẩm của mình,
ơng đã có những nghiên cứu rất toàn diện về năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, công ty và năng lực cạnh tranh của ngành cũng như của quốc gia.
Theo ơng: ‘Để có thể cạnh tranh thành cơng, các doanh nghiệp phải có được
lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là
có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình. Để
duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được lợi thế cạnh
tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng
cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả cao hơn”.
Như vậy, khi tiếp cận NLCT của doanh nghiệp cần chú những vấn đề cơ
bản sau:
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, phải lấy yêu cầu của khách hàng là
chuẩn mực đánh giá NLCT của doanh nghiệp.
- Yếu tố cơ bản tạo nên sức cạnh tranh trong việc lôi kéo khách hàng phải là

thực lực của doanh nghiệp. Thực lực này chủ yếu được tạo thành từ các yếu tố nội
tại của doanh nghiệp và được thể hiện ở uy tín của doanh nghiệp.
- Khi nói đến NLCT của doanh nghiệp ln hàm ý so sánh với doanh nghiệp
hữu quan (đối thủ cạnh tranh) cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên NLCT
thực thụ, thực lực của doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ
cạnh tranh. Chính nhờ lợi thế này, các doanh nghiệp có thể giữ được khách hàng
của mình và lơi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Các biểu hiện NLCT của doanh nghiệp có quan hệ ràng buộc nhau. Một
doanh nghiệp có NLCT mạnh khi nó có khả năng thỏa mãn đầy đủ nhất tất cả
những yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh nghiệp nào có được u cầu
này, thường thì chỉ có lợi thế về mặt này, lại có yếu thế về mặt khác. Bởi vậy, việc
đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của từng doanh nghiệp có ý nghĩa
quan trọng với việc tìm các giải pháp nâng cao NLCT.

6

download by :


Do đó, có thể hiểu: “NLCT của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các địi hỏi
của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
2.1.1.3. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nói đến DNNVV là nói đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay
quy mô của các doanh nghiệp. Việc phân loại tiêu thức DNNVV phụ thuộc vào loại
tiêu thức sử dụng quy định giới hạn phân loại quy mô doanh nghiệp. Điểm khác biệt
cơ bản trong khái niệm DNNVV giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức
đánh giá quy mô doanh nghiệp và lượng hóa các tiêu thức ấy thơng qua những tiêu
chuẩn cụ thể.

Các nhóm tiêu chí phân loại DNNVV: Thơng thường, để phân loại DNNVV
thường dựa theo hai tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
-

Tiêu chí định tính: Là tiêu chí dựa trên những đặc trưng cơ bản của

DNNVV như đầu mối quản lý, mức độ phức tạp của quản lý, mức độ chun mơn
hóa… Tiêu chí này phản ánh chính xác bản chất vấn đề nhưng lại khó xác định
trong thực tế. Vì vậy mà tiêu chí này chỉ dùng để tham khảo kiểm chứng.
-

Tiêu chí định lượng: Là những tiêu chí nhằm lượng hóa những tiêu chí

định tính nói trên. Tiêu chí này sử dụng các tiêu thức về số lượng như số lao động,
tài sản, vốn góp hay doanh thu, lợi nhuận.
Theo định nghĩa về DNNVV ở Việt Nam, việc phân loại DNNVV theo hai
tiêu chí là lao động bình qn và vốn đăng ký. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ – CP
về trợ giúp phát triển DNNVV định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động
bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Căn cứ vào tình hình kinh tế xã
hội cụ thể của ngành, của địa phương, trong quá trình thực hiện các chương trình trợ
giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một
trong hai chỉ tiêu trên.
Các tiêu chí về DNNVV ở Việt Nam (lao động và vốn đăng ký) khơng có
quy định lượng tối thiểu và do đó DNNVV theo định nghĩa của Việt Nam bao gồm
cả những doanh nghiệp siêu nhỏ theo cách hiểu của nhiều quốc gia khác.

7


download by :


Việc sử dụng một trong hai tiêu chí (vốn đăng ký và bình quân lao động)
khiến cho việc xác định một doanh nghiệp có phải là DNNVV hay khơng đơi khi
gặp khó khăn, đơi khi bỏ sót đối tượng của các chương trình trợ giúp, đơi khi có
doanh nghiệp khơng thuộc đối tượng trợ giúp của chương trình lại vẫn được tham
gia. Hơn nữa, chỉ tiêu số lượng lao động bình qn trong năm là chỉ tiêu có tính
động rất lớn do hiện tượng lao động theo vụ mùa ở Việt Nam rất phổ biến và số lao
động này thay đổi cơng việc thường xun nên càng gây khó khăn trong việc xác
định doanh nghiệp có phải là DNNVV hay khơng.
Lượng hóa tiêu chí phân loại DNNVV ở Việt Nam như sau:
Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh
nghiệp

Quy mô

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

siêu nhỏ
Số lao

Tổng

Số lao


Tổng nguồn

động

nguồn vốn

động

vốn

1. Nông, lâm

10 người

20 tỷ đồng

nghiệp và thủy sản

trở xuống

trở xuống

từ trên 10
người đến

từ trên 20 tỷ
đồng đến

từ trên 200
người đến


200 người

100 tỷ đồng

300 người

2. Công nghiệp và
xây dựng

10 người
trở xuống

20 tỷ đồng
trở xuống

từ trên 10
người đến

từ trên 20 tỷ
đồng đến

từ trên 200
người đến

200 người

100 tỷ đồng

300 người


3. Thương mại và

10 người

10 tỷ đồng

từ trên 10

từ trên 10 tỷ

từ trên 50

dịch vụ

trở xuống

trở xuống

người đến

đồng đến 50

người đến

50 người

tỷ đồng

100 người


Khu vực

Số lao động

Nguồn: Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ – CP về trợ giúp phát triển DNNVV

* Đặc điểm DNNVV:
Thứ nhất, quy mơ nhỏ, ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường
hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức
mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các

8

download by :


nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân, tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân
lực tại chỗ.
Thứ hai, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng
nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm sản xuất
thường không được coi trọng về mặt chất lượng, tuổi đời.
Thứ ba, số lượng và chất lượng lao động trong DNNVV thấp. Đặc biệt trong
các DN nhỏ, nhân công thường là người trong gia đình, giám đốc thường đảm
nhiệm cả vai trị điều hành, nhân sự, marketing…
* Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghệ hóa, hiện đại hóa.
- Góp phần quan trọng trong khai thác, phát huy các nguồn lực và tiềm năng
còn tiềm ẩn trong xã hội.
- DNNVV có vai trị quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của dân cư, góp

phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cư, giữa
các vùng, các địa phương.
- Góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ các doanh nhân năng động, các nhà
quản trị DN tài năng.
- Đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phần làm tăng GDP.
- Góp phần đưa nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn.
2.1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh
2.1.2.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Theo quan điểm của Adam Smith, lợi thế tuyệt đối được hiểu là sự khác biệt
tuyệt đối về năng suất lao động cao hơn hay chi phí lao động thấp hơn để làm ra
cùng một loại sản phẩm. Mơ hình mậu dịch quốc tế của một quốc gia là chỉ xuất
khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những sản phẩm
khơng có lợi thế tuyệt đối. Mở rộng vấn đề ra, nếu mỗi quốc gia tập trung chun
mơn hóa sản xuất vào loại sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối thì tài nguyên của
đất nước sẽ được khai thác có hiệu quả hơn và thơng qua biện pháp trao đổi mậu
dịch quốc tế các quốc gia giao thương đều có lợi hơn do tổng khối lượng các loại
sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của mỗi quốc gia tăng nhiều
hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản xuất toàn bộ.

9

download by :


Tuy nhiên, thức tế thì chỉ có một số ít nước có lợi thế tuyệt đối, cịn những
nước nhỏ hoặc nghèo tài nguyên thì việc trao đổi mậu dịch quốc tế có xẩy ra
khơng? Lý thuyết Lợi thế tuyệt đối không trả lời được mà phải dựa vào lý thuyết so
sánh của David Ricardo.
2.1.2.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Theo lý thuyết của Ricardo, các quốc gia khơng có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối

và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện nhờ vào lợi thế cạnh
tranh này.
Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ tiêu hao nguồn lực để sản
xuất ra sản phẩm A (quốc gia 1) so với sản phẩm B (quốc gia 2) của một quốc gia
thấp hơn quốc gia khác và ngược lại quốc gia 2 sẽ có tỷ lệ tiêu hao nguồn lực giữa
sản phẩm B so với sản phẩm A là thấp hơn so với quốc gia 1 mặc dù có thể quốc gia
1 có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cả hai sản phẩm A và B so với quốc gia 2. Do đó,
quốc gia 1 tiến hành chun mơn hóa sản xuất sản phẩm A và quốc gia 2 tiến hành
chun mơn hóa sản xuất sản phẩm B và hai quốc gia tiến hành trao đổi cho nhau
thì cả hai quốc gia đều có lợi.
Tuy nhiên, theo quan điểm hai quốc gia thì việc cạnh tranh chỉ được xét trên
hai quốc gia mà thôi. Trên thực tế, không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn nhau
mà thị trường thế giới có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới và lý luận
của David Ricardo đã bỏ qua chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, đây
là cơ sở cho việc mua bán trao đổi giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Michael Porter đưa ra quan điểm “Lợi thế
cạnh tranh quốc gia” giải thích hiện tượng thương mại quốc tế ở góc độ doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh quốc tế, vì thế đã lấp được chỗ trống của lý thuyết về lợi
thế so sánh. Trước M. Porter, lý luận về tăng trưởng kinh tế và các cơng trình
nghiên cứu chính sách, phần nhiều đặt trọng tâm phân tích kinh tế vĩ mơ. Nhưng
riêng M. Porter lại chú trọng nêu bật vao trò của doanh nghiệp. Ơng cho rằng của
cải nhiều hay ít là do năng suất sản xuất quyết định. Năng suất sản xuất phụ thuộc
vào môi trường cạnh tranh của mỗi nước. Môi trường cạnh tranh sinh ra trong một
khuôn khổ mà kết cấu của nó giống như một viên kim cương có 4 cạnh cơ bản. Do
đó thường gọi là “Lý luận kim cương” theo sơ đồ 2.1 dưới đây.

10

download by :



Tổng hợp nghiên cứu trong quá khứ, xây dựng mô hình lý luận gồm 4 nhân tố
giữ vai trị mấu chốt đối với sự cạnh tranh thành công của doanh nghiệp, ngành tại
một nước nhất định. Ông lập luận rằng công ty hầu như thành công trong ngành
công nghiệp hoặc phân khúc công nghiệp mới mà kim cương được thuận lợi, ưu đãi
nhất. Ông cũng cho rằng kim cương là hệ thống tác động lẫn nhau. Tác động của
một thuộc tính phụ thuộc vào biểu hiện của các yếu tố khác. Theo mơ hình này, việc
kết hợp yếu tố sản xuất, nhu cầu trong nước, cạnh tranh trong nước với doanh
nghiệp chủ chốt là nhân tố quyết định sự thành công của một nước trong thương
mại quốc tế. Bốn nhân tố trong mơ hình kim cương của M. Porter được miêu tả
như sau:

Chiến lược công ty, cơ
cấu và đối thủ cạnh tranh

Điều kiện về
yếu tố sản xuất

Điều kiện cầu

Những ngành liên
quan và bổ trợ

Sơ đồ 2.1. Mơ hình kim cương
- Nhóm các điều kiện về yếu tố sản xuất: Là các yếu tố đầu vịa sản xt của
các cơng ty mà M. Porter phân loại thành 5 nhóm sau: Nguồn tài nguyên vật chất,
nguồn nhân lực; nguồn tri thức; nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Ở đây, ông nhấn mạnh
đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực trời
cho ban đầu. Chất lượng các yếu tố đầu vào càng cao thì càng tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh thành cơng.
- Nhóm các điều kiện nhu cầu sản phẩm: Phản ánh nhu cầu thị trường trong
nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp biểu hiện trên hai mặt số
lượng và mức độ tinh vi của nhu cầu. Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong

11

download by :


nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số
cầu lớn, có những khách hàng địi hỏi cao và mơi trường cạnh tranh trong ngành
khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn.
- Nhóm các yếu tố có liên quan đến chiến lược của công ty, cơ cấu và cường
độ cạnh tranh:
Chiến lược của cơng ty đó là các kiểu hoạt động mà công ty sử dụng để đạt
được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn gồm các chiến lược chi phí thấp, khác biệt hóa,
tập trung hoặc kết hợp các kiểu chiến lược. Các chiến lược chung khác như tăng
trưởng, duy trì hoặc tái cấu trúc. Chiến lược tăng trưởng thể hiện tính cạnh tranh
cao hơn vì khả năng theo đuổi chiến lược tăng trưởng thể hiện sức khỏe toàn diện
của doanh nghiệp.
Cấu trúc phản ánh kết cấu của ngành, nó mơ tả một ngành có mức độ tập trung
hay phân tán, cạnh tranh hay độc quyền, toàn cầu hay nội địa. Cấu trúc của ngành càng
phức tạp biểu thị cấp độ cạnh tranh càng nhiều và tính cạnh tranh cao hơn.
Cường độ cạnh tranh biểu thị về số lượng đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh
trạnh giữa các cơng ty trong ngành là mạnh, trung bình hay khơng có cạnh tranh…
Ngành nào có mơi trường cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ dẫn đến các
công ty trong nước có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn.
- Nhóm các yếu tố các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và liên quan:
Một ngành cơng nghiệp thành cơng trên tồn thế giới có thể tạo nên lợi thế cạnh

tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan. Những ngành cơng nghiệp có tính cạnh
tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đổi mới và quốc tế hóa các ngành ở giai đoạn
sau trong chuỗi hệ thống giá trị. Bên cạnh những nhà cung cấp, những ngành cơng
nghiệp có liên quan cũng rất quan trọng. Đây là những ngành công nghiệp có thể sử
dụng và phối hợp riêng lẻ với nhau trong chuỗi giá trị hoặc chúng có liên quan đến
những sản phẩm bổ sung (ví dụ như máy vi tính và phần mềm ứng dụng).
Trong lý luận của mình, M. Porter dành cho chính phủ và doanh nghiệp một
vai trị mới, có tính chất xây dựng và khả thi trong tiến hành nâng cao sức cạnh
tranh. Đối với chính phủ thì việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tích
cực tạo ra mơi trường thúc đẩy nâng cao năng suất. Trong lĩnh vực này (như hàng
rào thương mại, định giá…), chính phủ cần phải giảm bớt can thiệp nhưng ở lĩnh
vực khác (như bảo vệ cạnh tranh, giáo dục) thì chính phủ cần phải phát huy vai trị
tích cực của mình. Có nghĩa là chính phủ cần tạo ra môi trường tốt cho cạnh tranh.

12

download by :


×