Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu ứng dụng WEB 2 0 vào chính phủ điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.48 KB, 25 trang )



- 1 -
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG





NGUYỄN THU HẰNG



NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG WEB 2.0 VÀO
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính
Mã số: 60.48.15




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2012





- 2 -


Lu
ận v
ăn đư
ợc hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Anh Tuấn


Phản biện 1: ……………………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………………………





Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông




- 3 -
MỞ ĐẦU
Nhân loại đang bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức với
công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế - xã hội. ICT
đã thâm nhập vào hầu hết các ngõ ngách của cuộc sống và đặc biệt là việc xây dựng một
nền hành chính hiện đại, sử dụng hiệu quả các công cụ thông tin và truyền thông nhằm phục
vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc – mọi nơi, thuận tiện và hiệu quả - Chính phủ điện tử
(CPĐT).
Tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), CPĐT đã được đưa vào chương trình
nghị sự với mục tiêu hàng đầu là kế hoạch hành động Châu Âu điện tử (eEurope Action
Plan) và đến nay được gọi là Kế hoạch hành động CPĐT (eGovernmen Action Plan). Với
mục địch cung cấp cho người dân các dịch vụ công một cách tốt nhất, giảm thiểu thời gian
chờ đợi, tăng hiệu quả, năng suất và tăng tính công khai, minh bạch của chính phủ.
Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư rất lớn cũng như
mong muốn của Chính phủ. Trong khi, cốt lõi của việc xây dựng CPĐT là việc thi hành cải
cách hành chính lại không phải là đơn giản. Cùng với đó là việc người dân chưa sẵn sang
trong việc sử dụng các dịch vụ hành chính công trên mạng cũng dẫn đến việc hiệu quả thấp
trong việc sử dụng các hệ thống CPĐT vốn được đầu tư rất tốn kém.
Trái ngược với sự phát triển chậm chạp của CPĐT, Web 2.0 đã phát triển với chi phí
thấp nhưng có được sự thành công rực rỡ. Dựa trên tư tưởng căn bản: mỗi một người dùng
là một nhà sản xuất về nội dung (nhật ký trên mạng – Blog, từ điển mở - Wiki, Flickr, …),

về cảm xúc cá nhân (Last.fm, de.li.cious), chia sẻ thông tin.
Hiệu quả xã hội trái chiều giữa một bên là dịch vụ công trực tuyến được đầu tư tốn
kém và một bên là các ứng dụng chi phí thấp – định hướng người dùng đã đặt ra một câu
hỏi:
Liệu các ứng dụng Web 2.0 có thể được triển khai
trên CPĐT để nâng cao hiệu quả, phục vụ tốt hơn
nhu cầu của người dân hay không?
Xuất phát từ quan điểm trên, trong giới hạn của luận văn này, em xin trình bày về các
ứng dụng Web 2.0 có liên quan và tác động như thế nào đến việc xây dựng CPĐT của các
nước trên thế giới cũng như CPĐT tại Việt Nam và đề xuất các chính sách thúc đẩy ứng
dụng Web 2.0 vào xây dựng CPĐT tại Việt Nam.
Cách tiếp cận của luận văn


- 4 -
Dưới góc độ ứng dụng nghiệp vụ, triển khai công nghệ thông tin (CNTT) trong các
cơ quan công quyền được thể hiện qua 2 khía cạnh: Ứng dụng CNTT trong các nghiệp vụ
quản lý bên trong bộ máy và ứng dụng CNTT trong cung cấp các dịch vụ công tới người
dân và doanh nghiệp. Web 2.0 và các thế hệ tiếp theo như điện toán đám mây, Web ngữ
nghĩa (Semantec Web) với phương pháp dữ liệu tập trung nhưng triển khai phân tán không
chỉ có những tác động hết sức tích cực tới các quy trình nghiệp vụ nêu trên mà còn làm cho
các dự án CNTT có chi phí thấp hơn, khả thi hơn có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai
CPĐT, nhất là trong thời điểm hậu khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ WEB 2.0
1.1 Khái niệm về Web 2.0
Thuật ngữ Web 2.0 lần đầu xuất hiện vào tháng 10/2004 khi Tim OReily – Chủ tịch
và Dale Dougherty – Phó Chủ tịch của OReily Media đưa ra tại một cuộc hội thảo về sự
phát triển tiếp theo của Web.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về Web 2.0, tuy nhiên đa số vẫn mô tả Web 2.0 ở
một số tính năng như khả năng giao tiếp, tính tương tác giữa các người dùng với nhau hay là

những yếu tố cho phép người dùng có thể tạo ra thông tin. Các loại dịch vụ Web 2.0 như
mạng xã hội, blog, các từ điển mở wiki, … đang có một sự phát triển như vũ bão và thực sự
đang làm biến đổi thế giới Internet từng ngày, từng giờ.
Nhìn vào các con số thể hiện sự gia tăng chóng mặt của mạng xã hội – đại diện tiêu
biểu nhất của Web 2.0, người ta có thể cảm nhận được mức độ ảnh hưởng của thế hệ web
này.
1.1.1 Quan điểm của Tim OReily
Theo Tim OReily, chưa có một định nghĩa nào mô tả Web 2.0 một cách chính xác,
tuy nhiên có thể hiển Web 2.0 thông qua các đặc tính sau đây:
- Web là nền tảng.
- Tập hợp trí tuệ cộng đồng.
- Dữ liệu có vai trò then chốt (Data is next Intel inside).
- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng.
- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng.
- Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị.
- Giao diện ứng dụng phong phú.
Web là nền tảng


- 5 -
Các hệ thống Web 2.0 sử dụng Web như một nền tảng đã đem lại cho người sử dụng
các ứng dụng phong phú, có khả năng chạy trên nhiều thiết bị, đem lại cho các nhà phát
triển phần mềm mô hình lập trình dễ dàng và nhanh chóng đồng thời tạo cơ hội cho các nhà
cung cấp có thể triển khai giải pháp nhanh chóng và linh hoạt. Với Web 2.0, người dùng
Internet, các nhà phát triển ứng dụng, các nhà cung cấp sẽ có những cái nhìn mới về việc sử
dụng và khai thác Internet theo từng khuôn nhìn của họ.
Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
Các mô hình, tư duy và kỹ thuật lập trình trong Web 2.0 có sự khác biệt rất lớn so với
lập trình thế hệ trước. Lập trình trong Web 2.0 dựa trên nền tảng dịch vụ, sử dụng giao thức
REST Representational State Transfer (là Web API sử dụng HTTP để tương tác với XLM

và JSON) để truyền tải thông tin, đồng thời đặt sự tiện dụng và dễ dùng làm trọng tâm.
Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
Thông thường, chúng ta vẫn quen với những phần mềm khách chủ (client-server) với
các hoạt động trao đổi dữ liệu từ máy tính khách với tư cách là đối tượng “tiêu dùng” dữ
liệu đến máy tính chủ là đối tượng “phục vụ”. Tuy nhiên, khái niệm này không còn phù hợp
với những hệ thống điện toán ngang hàng P2P hay phía khách là những thiết bị đầu cuối
không phải là máy tính như máy nghe nhạc, điện thoại, thiết bị định vị, …
1.1.2 Quan điểm của cộng đồng Wikipedia
Web 2.0 được hiểu là thế hệ thứ 2 của việc thiết kế và phát triển ứng dụng Web, nó
sẽ làm cho truyền thông được dễ dàng hơn, chia sẻ thông tin, tham gia và thao tác Web an
toàn hơn. Khái niệm Web 2.0 đã dẫn tới sự phát triển của các cộng đồng, dịch vụ lưu trữ và
ứng dụng trên nền Web, như các mạng xã hội, chia sẻ video, từ điển mở wiki, blog, …
Đặc trưng của Web 2.0
Web 2.0 không chỉ thuần túy cung cấp thông tin như Web 1.0, mà người dùng còn có
thể chạy các phần mềm thông qua trình duyệt (thậm chí cả hệ điều hành – WebOS…). Các
trang Web 2.0 với “kiến trúc của sự tham gia – Architecture of participation” khuyến khích
người dùng có thể đưa ra các phần mềm mà họ sử dụng (qua Web), các dữ liệu giá trị gia
tăng (người dùng có thể thêm dữ liệu đánh dấu về vị trí trên Google map), ….
Công nghệ
Sự phát triển không ngừng của công nghệ hạ tầng Web 2.0 bao gồm các phần mềm
phía máy chủ, dịch vụ cung cấp tin tự động (conten-syndication qua RS), giao thức nhắn tin


- 6 -
(messaging-protocols), trình duyệt hướng tiêu chuẩn với công cụ mở rộng (plugins và
extensions) và rất nhiều các ứng dụng phía máy khách khác.
Thông thường, Web 2.0 bao gồm một số đặc tính công nghệ mà Andrew McAfee
tóm tắt bằng các chữ cái đầu như sau: SLATES
- Search (tìm kiếm): sự dễ dàng tìm kiếm thông tin dựa trên các từ khóa.
- Link (liên kết): sự liên kết ngang hàng với các nội dung liên quan.

- Authoring (cập nhật): Khả năng cập nhật liên tục nội dung, không chỉ với số ít
người có quyền cập nhật mà còn qua môi trường làm việc liên cộng tác (interlinked work).
- Tags (gắn thẻ): nội dung được phân lớp bằng việc gắn thẻ - một động tác rất đơn
giản, chỉ với một từ khóa người dùng tự định nghĩa có thể làm cho việc tìm kiếm đơn giản
hơn.
- Extensions (sự mở rộng): Các thuật toán mạnh sẽ thúc đẩy việc sử dụng Web như
một nền tảng ứng dụng.
- Signals (phát tín hiệu): Sử dụng công nghệ RSS có thể thông báo cho người dùng
những thay đổi về nội dung một cách nhanh chóng.
Phần mềm nền Web – xu thế và các công nghệ nền tảng
AJAX đã thúc đẩy sự phát triển ngày càng lớn mạnh, thậm chí còn lấn sang thị
trường phần mềm desktop của các ứng dụng nền Web như các ứng dụng xử lý văn bản,
bảng tính và trình diễn. Rất nhiều Website cung cấp ứng dụng WYSIWYG (What you see is
what you get) có đầy đủ tính năng của phần mềm desktop.
Các ứng dụng RIA (Rich Internet Application)
Các ứng dụng RIA là các ứng dụng Web có sự khác biệt cơ bản so với phần mềm
desktop là được thi hành qua trình duyệt Web bằng các trình cài thêm (plug-in hay add-on)
hay qua các máy ảo (virtual machines).
1.1.3 Quan điểm của tác giả
Tác động lớn nhất của Web 2.0 chính là xu thế nội dung được tạo bởi cộng đồng
người dùng (user-generated content), sự đóng góp trí tuệ của tập thể, đồng thời, Web 2.0
còn có những tác động đến sự thay đổi về thể chế, về cấu trúc các tổ chức xã hội từ mô hình
tập trung sang phi tập trung hóa một cách sâu rộng.
Sự phát triển của kinh tế, xã hội làm cho người dân có điều kiện về kinh tế để có thể
tiếp cận với máy tính, Internet và các công nghệ cao khác một cách dễ dàng và phổ biến
hơn. Cùng với các yếu tố trên, là sự mở rộng về chính trị, xây dựng một xã hội dân chủ cho


- 7 -
phép người dân có thể đóng góp tiếng nói, quan điểm của mình về các vấn đề xã hội cũng

như chính trị. Tính “mở”, tính minh bạch của chính phủ chính là một điều kiện quan trọng
để xây dựng Government 2.0, mà ở đó việc áp dụng các công nghệ tiên tiến của Web 2.0
vào CPĐT chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ.
1.1.4 Web 1.0 và sự khác biệt với Web 2.0
1.1.4.1 Khái niệm Web 1.0
Web 1.0 là những trang web gần như chỉ cho phép bạn đọc và đọc (read-only web).
Tất nhiên nó có thể cho phép “viết” vào số thẻ tín dụng hay hồ sơ xin việc của bạn nhưng nó
sẽ quyết định sử dụng những thông tin này như thế nào chứ không phải bạn. Rất ít trang
web cho phép bạn đưa các ý kiến của mình lên một cách tự do và nếu có nó lại chịu sự phân
loại của chủ trang web theo những cách khá thô sơ và cứng nhắc (ví dụ, các chủ đề trong
forum, bạn làm thế nào để tự tạo ra một chủ đề mới cho riêng mình?)
Sự chuyển đổi từ Web 1.0 sang Web 2.0 được xem như là một kết quả của các tiến
bộ về công nghệ như băng rộng, sự nâng cấp của trình duyệt và Ajax, sự phát triển của nền
tảng ứng dụng RIA (như Flash/Flex) và các công cụ mang tính đại chúng như Flickr hay
YouTube. Đặc trưng của Web 1.0 là sự không phổ biến PC, đường truyền hẹp và lối tư duy
phân phát thông tin “top-down”, tập trung, người dùng hưởng thụ thông tin một cách thụ
động. Web 2.0 đặc trưng cho việc tư duy “bottom-up”, phân quyền, phân cấp cho người
dùng có thể đóng góp thông tin một cách tích cực.
1.1.4.2 Phân biệt Web 1.0 và Web 2.0
Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất kỳ thông tin gì, cho phép họ
xác lập nhanh các mối quan hệ, chính vì thế Web 2.0 tạo được nguồn cảm hứng mới cho
người dùng – điều mà Web 1.0 không thể làm được…
Trong dòng chảy của Web 2.0, thuật ngữ “User Generated Content” – nghĩa là người
dùng tạo ra nội dung, ngày càng xuất hiện nhiều hơn. “Người dùng tạo ra nội dung” có thể
hiểu là: Đơn vị sở hữu Website chỉ đóng vai trò cung cấp kho lưu trữ, tính năng và giao
diện, còn phần nội dung sẽ được người sử dụng tạo nên. Như vậy, khả năng tương tác 2
chiều giữa người dùng và các Website được đẩy mạnh đến mức tối đa – điểm khác biệt lớn
nhất để tạo nên làn sóng Web 2.0.
Có thể nói, công nghệ đang cho phép cộng đồng sáng tạo nội dung nhưng ở khía
cạnh khác cần phải thấy được rằng, chính đòi hỏi và suy nghĩ của cộng đồng đã khiến các

nhà phát triển công nghệ phải chạy theo để mang đến những cộng cụ Web tối ưu hơn.


- 8 -
Nhiều người cho rằng không có yếu tố công nghệ, Web 2.0 không thể tồn tại. Điều
này đúng nhưng chưa đủ. Thực tế đã chỉ ra rằng, Web 2.0 sẽ không thể phát triển và tạo ra
làn sóng mạnh mẽ như hiện tại nếu không có sự đóng góp của cộng đồng. Với tầm quan
trọng của trí tuệ tập thể, tinh thần cộng đồng, khả năng chia sẻ và tương tác cao, Web 2.0
đang khiến quan điểm về truyền thông cũng dần thay đổi.
Cùng với đó, quan hệ khách – chủ trong Web 1.0 giữa người dùng và tổ chức sở hữu
Web đã bị phá vỡ một cách tương đối trong Web 2.0. Với Web 1.0, mối tương quan qua lại
giữa “khách” và “chủ” trên 1 mặt phẳng 1 chiều (chỉ giữa khách và chủ) và bó hẹp trong
không gian Website đó. Trong khi Web 2.0 nâng sự tương tác này lên không gian đa chiều,
không chỉ đơn thuần giữa khách và chủ, mà còn giữa khách với khách và chủ với chủ.
Theo nguyên cứu của Graham Cormode và Balachander Krishnamurthy (AT&T), các
Website 2.0 có những đặc tính như:
- Người dùng là thực thể ưu tiên số một trong hệ thống.
- Người dùng trong hệ thống có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.
- Người dùng có thể cung cấp thông tin dưới nhiều định dạng khác nhau: ảnh, video,
text …, có thể đánh thẻ (tagging), góp ý, đánh giá nội dung của người khác. Đồng thời đảm
bảo được quyền riêng tư và quyền chia sẻ thông tin.
- Cung cấp các giao diện API mở, để “bên thứ 3” (người dùng hoặc các nhà lập
trình) có thể mashup (trộn) các ứng dụng hay dữ liệu của Website với các thành phần khác
(ứng dụng hay dữ liệu) làm tăng giá trị của thông tin.
1.1.4.3 Cách thức Web 2.0 đưa thông tin đến người dùng
Web 2.0 mở ra nhiều cơ hội để đưa thông tin đến người dùng, từ việc xuất bản qua
web đến việc xuất bản qua RSS, email hay SMS… và ngược lại có nhiều cách để đưa thông
tin lên Web như rất nhiều ứng dụng sử dụng các hàm API công cộng chỉ được viết ra để đưa
thông tin lên Facebook (qua email, SMS …) hay có thể mashup từ nhiều nguồn tin khác
nhau … Điều này hoàn toàn không khả thi với Web 1.0.

Web 2.0 có thể được phân loại theo những đặc điểm:
- Chung chung và cụ thể.
- Tĩnh và động.
- Đóng và mở.
- Cá nhân và số đông.
Hoặc chúng được phân loại dựa vào chức năng:


- 9 -
- Chia sẻ thông tin như hình ảnh, phim, tin tức và âm nhạc.
- Tham gia.
- Hội họp.
- Hỗ trợ giám sát dịch vụ.
- Giao dịch.
1.2 Các công nghệ của Web 2.0
1.2.1 XML
XML được viết tắt bởi eXtensible Markup Lauguage, “Ngôn ngữ Đánh dấu Mở
rộng” được đề nghị bởi W3C để tạo ra các ngôn ngữ khác. Mục đích chính của XML là đơn
giản hóa việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau, đặc biệt là các hệ thống được kết
nối với Internet.
XML cung cấp một phương tiện dùng văn bản (text) để mô tả thông tin và áp dụng
một cấu trúc kiểu cây cho thông tin đó. Tại mức căn bản, mọi thông tin đều thể hiện dưới
dạng text, chen giữa là các thẻ đánh dấu (maskup) với nhiệm vụ ký hiệu sự phân chia thông
tin thành một cấu trúc có thứ bậc của các dữ liệu ký tự, các phần tử dùng để chứa dữ liệu, và
các thuộc tính của các phần tử đó.
Đơn vị cơ sở của XML là các ký tự theo định nghĩa của Universal Character Set (Bộ
ký tự toàn cầu). Các ký tự được kết hợp theo tổ hợp chuỗi hợp lệ để tạo thành một tài liệu
XML. Tài liệu này gồm một hoặc nhiều thực thể, mỗi thực thể thường là một phần nào đó
của các ký tự thuộc tài liệu, được mã hóa dưới dạng chuỗi các bit và lưu trữ trong một tệp
văn bản (text file).

Bằng cách cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc được phép, ý nghĩa của các
phần tử và thuộc tính có tính chất mở và có thể được định nghĩa bởi một giản đồ tùy biến
được, XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa trên
XML theo yêu cầu. Cú pháp chung của các ngôn ngữ đó là cố định – các tài liệu phải tuân
theo các quy tắc chung của XML, bảo đảm rằng tất cả các phần mềm hiểu XML ít ra cũng
phải có khả năng đọc (phân tích cú pháp – parse) và hiểu bố cục tương đối của thông tin
trong các tài liệu đó.
1.2.2 RSS
RSS được viết tắt bởi Really Simple Syndication là một định dạng nội dung Web
được tổng hợp và đọc bởi các công cụ đặc thù dựa trên chuẩn XML. RSS được dùng để
thông báo cho người dùng các thông tin mới trên các Website thông qua việc chia sẻ thông


- 10 -

tin. Thông tin này được cung cấp dưới dạng một tập tin XML được gọi là một RSS feed,
webfeed, RSS stream hay RSS channel.
1.2.3 Ajax
Có thể nói, đóng vai trò then chốt trong thế hệ thứ hai của Web là tổ hợp công nghệ
AJAX. Các ứng dụng Ajax đang phát triển nhanh chóng và được ứng dụng rất nhiều trên
các trang web nhằm tăng tính thân thiện và tiện lợi hơn cho các Website.
AJAX là gì?
AJAX, viết tắt từ Asynchronous JavaScript and XML (JavaScript và XML không
đồng bộ), là bộ công cụ cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ dữ liệu và
chỉ hiển thị những gì cần thiết, thay vì tải đi tải lại toàn bộ trang web. AJAX không phải một
công nghệ đơn lẻ mà là sự kết hợp một nhóm công nghệ với nhau. Trong đó, HTML và CSS
đóng vai hiển thị dữ liệu, mô hình DOM trình bày thông tin động, đối tượng
XMLHttpRequest trao đổi dữ liệu không đồng bộ với máy chủ web, còn XML là định dạng
chủ yếu cho dữ liệu truyền.
AJAX hoạt động như thế nào?

Từ lâu, mọi người đã tưởng tượng ứng dụng máy tính rồi sẽ được lưu và chạy hoàn
toàn trên web thay vì nằm bó buộc trong ổ cứng. Dù vậy, viễn cảnh đó vẫn chưa thể xảy ra
do ứng dụng web bị hạn chế bởi nguyên lý rằng tất cả các thao tác phải được thực hiện
thông qua HTTP (HyperText Transfer Protocol - Giao thức truyền tải qua siêu liên kết).
Những hoạt động của người sử dụng trên trang web sẽ tạo ra một yêu cầu HTTP tới server.
Máy chủ thực hiện một số khâu xử lý như lấy lại dữ liệu, tính toán, kiểm tra sự hợp lệ của
thông tin, sửa đổi bộ nhớ, sau đó gửi lại một trang HTML hoàn chỉnh tới máy khách. Về
mặt kỹ thuật, phương pháp này nghe có vẻ hợp lý nhưng cũng khá bất tiện và mất thời gian,
bởi khi server đang thực hiện vai trò của nó thì người dùng sẽ làm gì? Tất nhiên là chờ đợi.
Để khắc phục hạn chế trên, các chuyên gia phát triển giới thiệu hình thức trung gian -
cơ chế xử lý AJAX - giữa máy khách và máy chủ. Còn khi áp dụng AJAX, DHTML chỉ
thay thế đoạn tiêu đề và phần vừa chỉnh sửa, do vậy tạo nên các giao dịch trơn tru, nhanh
chóng.
Các ứng dụng AJAX phổ biến
Google Suggest hiển thị các thuật ngữ gợi ý gần như ngay lập tức khi người sử dụng
chưa gõ xong từ khóa. Còn với Google Maps, mọi người có thể theo dõi những thay đổi, xê
dịch, kéo thả bản đồ như trên môi trường desktop. Google Suggest và Google Maps là hai ví


- 11 -

dụ nổi bật về phương pháp ứng dụng web thế hệ mới. Hãng dịch vụ tìm kiếm hàng đầu thế
giới đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển AJAX. Hầu như mọi chương trình họ giới thiệu
gần đây, từ Orkut, Gmail đến phiên bản thử nghiệm Google Groups, đều là những ứng dụng
AJAX.
Những dự án trên cho thấy AJAX không phải là một công nghệ quá xa xôi mà đang
hiện diện ngay trong thế giới thực, từ mô hình rất đơn giản như Google Suggest đến tinh vi
và phức tạp như Google Maps.
Thách thức lớn nhất khi tạo ứng dụng AJAX không nằm ở khâu kỹ thuật bởi những
thành phần của nó đã xuất hiện từ lâu, hoạt động ổn định và được hiểu người biết đến.

1.2.4 RIA (Rich Internet Application)
RIA là ứng dụng nền Web nhưng có những đặc điểm tiêu biểu của các ứng dụng
desktop. RIA được thực hiện bởi các chuẩn hay các phần mềm mở rộng (plug-ins) của trình
duyệt hoặc được thực hiện trên các máy ảo. Các nền tảng RIA thường được nhắc đến như
Curl, Adobe Flash/Adobe Flex/AIR, Java/JavaFX…
Các phần mềm RIA có thể có rất nhiều ứng dụng khác nhau như: Ứng dụng văn
phòng hay bản đồ.
1.2.5 Mush up
Mashup cho phép người dùng thể hiện khả năng sáng tạo bất tận bằng cách “nối” hai
hay nhiều ứng dụng Web lại với nhau.
Một số công cụ tạo mashup (mashup editor)
Microsoft Popfly dành cho người không chuyên. Dựa trên nền tảng Silverlight, mọi
người có thể lập các dịch vụ online tương đối phức tạp nhưng lại không cần am hiểu về
HTML, XTML, CSS, AJAX Tất cả những gì họ phải làm là kéo - thả nội dung từ nguồn
này sang nguồn kia. Bởi thế, Steve Ballmer, Giám đốc điều hành Microsoft, mô tả Popfly là
công cụ của người bình dân chứ không nhất thiết phải dành cho "những cái đầu chứa mã lập
trình". Popfly miễn phí và tương thích Internet Explorer và Firefox.
Bốn nội dung mashup chính
- Bản đồ: Chẳng hạn người dùng lập bản đồ về bất động sản, cửa hàng quà tặng,
trường học tại một địa phương qua Google Maps.
- Video - ảnh: Ví dụ như dùng giao diện lập trình ứng dụng API của Flickr để tạo
mashup chia sẻ ảnh trên những site khác.


- 12 -

- Tìm kiếm - mua sắm: Là việc tích hợp search engine để tra cứu thông tin về du
lịch, nhà hàng
- Tin tức: Tiêu biểu nhất là Digg.com - dịch vụ hỗ trợ người sử dụng tập hợp tin tức
về công nghệ, văn hóa từ hàng loạt website khác nhau.

Bốn loại mashup tiêu biểu
- Consumer mashup: Trích xuất dữ liệu khác nhau từ nhiều nguồn và được tập hợp
lại dưới một giao diện đồ họa đơn giản.
- Data mashup: Trộn dữ liệu cùng loại từ nhiều nguồn, chẳng hạn gộp dữ liệu từ các
RSS feed vào một feed đơn nhất.
- Business mashup: Sử dụng cả hai loại mashup trên, thường là tích hợp data ở cả
trong và ngoài công ty. Ví dụ, công ty bất động sản A có thể phân tích thị phần khi so sánh
số căn nhà họ bán được tuần qua với danh sách tổng các ngôi nhà được bán trên thị trường.
- Telecom mashup là ứng dụng viễn thông tổng hợp, chẳng hạn kết hợp dịch vụ tin
nhắn từ công ty A, nhạc chuông của công ty B, thư thoại (voicemail) của công ty C
1.3 Các ứng dụng của Web 2.0
1.3.1 Blog
1.3.2 Wiki
1.3.3 Phần mềm như là một dịch vụ (Softwware as a Service - SaS)
Thông thường, phần mềm được viết, phát triển và cung cấp như là một sản phẩm
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Internet đã tạo nên một xu hướng mới: phát triển phần mềm thành
“dịch vụ theo yêu cầu” (SaS). Quan niệm này tương đối đơn giản: “Đừng mua phần mềm,
hãy thuê và sử dụng khi nào bạn cần”. Điều này cũng tương tự như việc thuê nhà hay ôtô
trong thời gian ngắn, phục vụ mục đích nhất thời, hơn là bỏ tiền mua cả một sản phẩm.
Khách hàng đăng ký thuê SaS qua Internet chỉ cần viết yêu cầu đến nhà cung cấp, trao đổi,
thực hiện theo thời hạn và “hoàn trả”. Hãng nghiên cứu toàn cầu IDC định nghĩa SaS là
“Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng
truy cập từ xa”.
Điểm mạnh của các sản phẩm SaS là giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm, chi
phí triển khai ứng dụng cũng như những rủi ro phát sinh trong quá trình duy trì hệ thống và
khả năng mở rộng về lâu dài, đồng thời nó không đòi hỏi phải có quá nhiều nhân lực lành
nghề để duy trì được các hệ thống công nghệ thông tin lớn.


- 13 -


1.3.4 Podcast
Podcast là việc xuất bản các file âm thanh lên web để khách hàng có thể download về
máy hay các phương tiện cá nhân khách như iPod … Podcast đi liền với RSS làm cho người
dùng có thể luôn biết các file cập nhật mới một cách thuận tiện. Rất nhiều các cơ quan chính
phủ hiện nay dùng Podcast (song song với các công cụ khác như văn bản …) để đưa đến
công chúng những thông điệp đa phương tiện làm cho việc truyền thông rất hiệu quả.
1.4 Xu thế ứng dụng Web 2.0 vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Sự thông dụng của Web 2.0 đi cùng với việc gia tăng các ứng dụng blog, wiki, mạng
xã hội đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng 2.0 trong rất nhiều lĩnh vực đời
sống kinh tế - xã hội như: thư viện 2.0, doanh nghiệp 2.0, PR 2.0, học tập 2.0 (Learning
2.0), du lịch 2.0 và chính phủ 2.0.

Chương 2. SỰ CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI VÀ ƯU VIỆT
CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEB 2.0 VÀO CPĐT - GOVERNMENT 2.0
2.1 Sự cần thiết
Theo quan điểm của McKinsey, hiệu quả chưa cao của việc xây dựng CPĐT nói
chung và của các cổng thông tin điện tử nói riêng là do 3 nguyên nhân chính: sự không đồng
bộ và hiệu quả của các hoạt động trong bộ máy chính quyền; thiếu mô hình hóa các hoạt
động của bộ máy; chưa sẵn sàng cho phép người dân tham gia các hoạt động của chính
quyền.
Web 2.0 có rất nhiều tiềm năng và cơ hội mới trong việc ứng dụng vào CPĐT. Từ
việc tạo một không gian số để công dân có thể tham gia đóng góp một cách tích cực vào
công việc của chính phủ cho đến việc giám sát thi hành pháp luật, từ việc thúc đẩy sự hợp
tác liên ngành đến việc quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực, …
2.2 Tính khả thi và ưu việt
Công nghệ thay đổi mối quan hệ giữa chính phủ và công dân:
- Tổ chức lại chính quyền xung quanh những nhu cầu của người dân.
- Giảm chi phí.
- Xây dựng u-Gov (Chính phủ mọi lúc, mọi nơi).

- Tùy biến hóa các dịch vụ và tương tác giữa chính phủ và người dân.
- Cung cấp cho người dân những thông tin khách quan nhất.


- 14 -

Có thể nói, Web 2.0 có rất nhiều tiềm năng và cơ hội trong việc ứng dụng vào CPĐT.
Từ việc tạo ra một không gian số để công dân có thể tham gia đóng góp một cách tích cực
vào công việc của Chính phủ cho đến việc giám sát thi hành luật pháp, từ việc thúc đẩy sự
hợp tác liên ngành đến việc quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực …
2.2.1 Ứng dụng Web 2.0 vào công tác quản lý nhà nước
- Kinh tế - xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, càng đặt ra cho chính phủ nhiều
khó khăn phải giải quyết hơn, sự bất cân xứng thông tin trong xã hội, giữa chính phủ và
người dân và thậm chí cả nội bộ chính phủ ngày càng lớn.
Các công cụ Web 2.0 đã có được những ứng dụng trong CPĐT với các dẫn chứng
điển hình:
- Sự tham gia trực tiếp và hữu ích của các nguồn lực bên ngoài chính phủ (người
dân, giới chuyên gia) vào một số công đoạn nhất định trong quá trình ra quyết định.
- Các ứng dụng Web 2.0 làm cho sự phổ biến thông tin và tri thức trên Internet ngày
càng nhiều, đã thay đổi mối quan hệ người dân và doanh nghiệp với nhà nước, cùng với đó
là sự gia tăng chia sẻ thông tin giữa người dân và doanh nghiệp. Tính bất đối xứng về thông
tin giữa người dân và doanh nghiệp dần bị xóa bỏ. Vì vậy, các hoạt động quản lý nhà nước
cũng phải thay đổi theo.
- Hơn nữa, trong một xã hội hiện đại, công dân thường có những yêu cầu ngày càng
khắt khe hơn và luôn có xu hướng muốn thay đổi các hoạt động quản lý nhà nước.
Nghiên cứu tình huống
Với những ứng dụng của Web 2.0, các quyết định “khó khăn” của chính phủ liên
quan đến người dân và doanh nghiệp sẽ được cộng đồng hỗ trợ.
Peer-to-Patent ( là một sáng kiến của Trường Luật
NewYork và được bảo trợ bởi Văn phòng Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ. Mục địch của sáng kiến

này là làm tăng năng lực cấp bằng sáng chế cho cơ quan chuyên môn trong bối cảnh các đơn
xin cấp ngày càng nhiều, các lĩnh vực chuyên môn sâu, hẹp liên quan ngày càng mở rộng,
trong khi năng lực của cơ quan chuyên môn luôn có giới hạn, không theo kịp yêu cầu khách
quan.
2.2.2 Ứng dụng Web 2.0 trong cộng tác liên ngành
Việc phân cấp tổ chức các cơ quan của chính phủ theo các cấp, ngành khác nhau đã
tạo ra “Hiệu ứng tháp – Silo Effect” – hiệu ứng của việc phân mảng, giảm hiệu lực – hiệu
quả trong các hoạt động của Chính phủ vì việc chia sẻ thông tin là rất khó khăn.


- 15 -

- Tại các doanh nghiệp, Wiki đã được sử dụng một cách rất hiệu quả và ngày nay
cũng đã được các chính phủ sử dụng như một công cụ để nâng cao hiệu lực cộng tác liên
ngành.
Nghiên cứu tình huống
Intellipedia là một ứng dụng nội bộ được xây dựng trên nền Wiki để các cơ quan tình
báo của Hoa Kỳ có thể chia sẻ thông tin, cộng tác trực tiếp trong việc đưa ra những báo cáo
dựa trên những phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, không phân biệt cơ cấu tổ chức (chia sẻ
thông tin ngang hàng).
2.2.3 Ứng dụng Web 2.0 trong quản lý tri thức
Theo OECD, chính phủ có thể được xem như là một điển hình về tổ chức sâu về tri
thức. Quản lý tri thức là một yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
chính phủ. Trong khi các hệ thống quản lý tri thức truyền thông được ứng dụng cho các tri
thức có cấu trúc, thì các ứng dụng Web 2.0 lại cho phép việc chia sẻ thông tin một cách
không chính thức giữa những nhân viên với nhau.
Nghiên cứu tình huống
Allen và Overy là một công ty luật quốc tế nổi tiếng được thành lập vào năm 1930
với 4500 nhân viên và có văn phòng tại 19 nước trên thế giới. Để tối ưu hóa việc truyền tải
luồng thông tin giữa các văn phòng của công ty, họ đã triển khai một hệ thống quản lý tri

thức dựa trên nền Web 2.0.
Tình huống nghiên cứu Allen và Overy
Thách thức Chia sẻ thông tin phi chính thống – đặc biệt hữu ích trong việc đào tạo
nhân viên mới.
Ngữ cảnh Các ngành nghề chuyên môn sâu, văn hóa cộng tác trong công sở, chia sẻ
thông tin liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.
Chức năng Lập các blog nhóm, nhóm tin … triển khai nhanh chóng, gọn nhẹ
Vai trò của
người dùng
Người dùng của hệ thống tự cập nhật các nội dung trong blog
Về đảm bảo
chất lượng
Quản trị mềm, gọn với những đặc tính của Wiki. Triển khai trong môi
trường làm việc nhóm với văn hóa cộng tác cao.
Xác thực
người dùng
Mạnh, tích hợp với đăng nhập một lần.
Mức độ ứng Rất dễ dùng và triển khai. Đã và đang trở lên một khung cộng tác chuẩn


- 16 -

dụng trong nội bộ
Lợi ích Tăng cường chia sẻ tri thức nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Giảm
đáng kể lượng email. Kiến tạo nên những giá trị tri thức mới.
Rủi ro Thiếu sự cộng tác, phát sinh những chủ đề không phù hợp
Tham khảo
/>case-study
2.2.4 Ứng dụng Web 2.0 trong việc gia tăng tính minh bạch của Chính phủ
và thúc đấy sự tham gia của người dân vào các công việc của nhà nước

Các ứng dụng Web 2.0 làm tăng tính minh bạch xã hội do việc người dân có thể tổng
hợp, phân tích và giám sát các hành động của Chính phủ. Mặc dù thông tin công cộng
thường là công khai, tuy nhiên tính minh bạch thông tin hay bị gián đoạn do các tác động
“định hướng lại” thông tin theo nhiều cách khác nhau.
Nghiên cứu tình huống
E-petitions là một sáng kiến được triển khai bởi Văn phòng Thủ tướng Anh, nó cho
phép người dân có thể đưa ra những kiến nghị trực tiếp tới Thủ tướng, đồng thời có thể xem
và biểu quyết những kiến nghị của người khác.
Tính huống nghiên cứu E-petitions
Thách thức Xây dựng được mối liên kết tốt hơn giữa Thủ tướng và công dân.
Ngữ cảnh Website chính thức của Chính phủ Anh
Chức năng Người dân có thể đưa ra những khuyến nghị, xem và bình chọn các
khuyến nghị của người dân khác. Người dân cũng có thể biết những
khuyến nghị của mình có bị từ chối hay không và vì sao.
Vai trò của
người dùng
Người dân có thể đưa ra các khuyến nghị và có thể bình chọn các khuyến
nghị của người khác.
Tính mới Trước đây, mặc dù người dân có thể gửi những khuyến nghị của mình
đến Thủ tướng, nhưng không thể xem hay bình chọn những khuyến nghị
của người khác.
Tính sở hữu Đặt tại website của Thủ tướng Anh, nhưng được quản lý bởi một tổ chức
phi lợi nhuận.
Về đảm bảo
chất lượng
Có sự quản lý tập trung, biên tập trước khi đăng tải, nhưng hầu hết các
khuyến nghị đều được liệt kê.


- 17 -


Xác thực
người dùng
Có sự đánh đổi giữa tính bảo mật và việc nâng cao tính dễ dùng.
Mức độ ứng
dụng
Sau 6 tháng hoạt động đã có 2.1 triệu lượt phản hồi, có khuyến nghị đạt
tới 1.8 triệu chữ ký ủng hộ.
Lợi ích Nâng cao sự cộng tác của công dân.
Rủi ro Các hành vi phá hoại.
2.2.5 Ứng dụng Web 2.0 cho việc cung cấp dịch vụ công
Cung cấp các dịch vụ công chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân,
giảm chi phí … là một trong những yêu cầu đặt ra cho chính phủ, nhất là trong xu thế
CNTT&TT phát triển mạnh mẽ hiện nay. Xây dựng các giải pháp công nghệ chỉ là điều kiện
cần, trong khi đó, trọng tâm trong việc cung cấp dịch vụ công điện tử đến người dân chính
là việc làm cho các giải pháp thực sự hữu ích với người dân.
2.2.6 Ứng dụng Web 2.0 vào việc thi hành kỷ cương pháp luật
Có thể nói, việc thi hành kỷ cương pháp luật là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của
Chính Phủ. Web 2.0 với vai trò tiên phong của người dân đã có những mẫu hình trợ giúp rất
đắc lực cho chính phủ trong việc thi hành pháp luật. Người dân có thể giám sát và cảnh báo
người khác khi họ vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tính tự quản của cộng
đồng, giảm tải các công việc vốn đã hết sức nặng nề của Chính phủ.
2.3 Vấn đề an ninh – bảo mật thông tin
Hầu hết các dữ liệu gửi lên các blog và diễn đàn đều là các nội dung thừa (spam và
mã độc). Các nghiên cứu an ninh của Websense đã chỉ ra rằng 85% các nội dung đưa lên
blog và các diễn đàn là spam và mã độc, và 5% thực sự là mã độc, gian lận, tấn công lừa
đảo. Trung bình có từ 8.000 đến 10.000 đường dẫn được đưa lên mỗi blog trong một tháng
nên người dùng cần thận trọng khi nhấn vào chúng.
Vậy các kết quả tìm kiếm trên những hàng đầu tiên của Google có thực sự an toàn?
Người sử dụng tưởng rằng các kết quả tìm kiếm được liệt kê đầu tiên là an toàn, nhưng thực

sự là họ có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc rất lớn từ những kết quả ấy.


- 18 -

Chương 3. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG WEB 2.0 VÀO
XÂY DỰNG CPĐT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG TẠI
VIỆT NAM
3.1 Kinh nghiệm của Singapore
Chính phủ Singapore đã nhận thức được việc sử dụng CNTT&TT để phục vụ người
dân tốt hơn không chỉ cung cấp thông tin nhiều hơn, mà còn là việc cung cấp các yếu tố cần
thiết, toàn diện hơn để khuyến khích sự tham gia của người dân vào các công việc của
Chính phủ. Kênh thông tin di động là một trong những phương tiện như thế và các cơ quan
của chính phủ cũng được khuyến khích sử dụng các mạng xã hội như một công cụ để truyền
thông tin tới người dân – những khách hàng của họ.
Ứng dụng mạng xã hội (social media) trong công tác tập hợp ý kiến công dân:
Vào tháng 10/2006, Singapore đã thiết lập một cơ quan Chính phủ có tên là REACH
để kết nối, tập hợp ý kiến và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào các hoạt động của
Chính phủ.
3.2 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
3.2.1 Ứng dụng của Wiki và Youtube trong đầu thầu
3.2.2 Ứng dụng Wiki và Blog trong điều tra số liệu
3.2.3 Bảo vệ môi trường
Các công nghệ và dịch vụ Web 2.0 đang được Chính phủ Hoa Kỳ ứng dụng
Công nghệ Ví dụ Cơ hội/tiềm năng ứng dụng trong Chính
phủ
Blog 33 cơ quan của chính phủ
có blog tiêu biểu như:
USA.gov, Webcontent.gov,

GovGab.gov
Mang lại một kênh giao tiếp mới, không
chính thức với người dân, đồng thời cũng
mở rộng đối tượng đối thoại (nhất là thanh
niên) với Chính phủ
Wiki Core.gov, Wiki của NASA Tăng cường khả năng tham gia của cộng
đồng vào việc quản lý dự án, chia sẻ tri thức,
khuyến khích sự tham gia của các website
thứ 3 như Wikipedia …
Chia sẻ dữ Thư viện dữ liệu đa Tiết kiệm chi phí …


- 19 -

liệu đa
phương tiện
phương tiện của USA.gov,
NASA và Youtube, Flickr

Podcasting Trang Web của Nhà trắng,
NASA, USA.gov
Làm cho thong điệp của Chính phủ được
đưa tới người dân trực quan và sinh động
hơn
Mạng xã hội Các trang mạng xã hội trên
Facebook của các cơ quan
Chính phủ như NASA
Kết nối một cách không có giới hạn, trong
không gian nhiều chiều với người dân và các
cơ quan khác

Mashup Các website của Chính phủ
trộn các dữ liệu của các
trang Google Earth và
Google Map
Làm cho dữ liệu do Chính phủ cung cấp trở
lên hữu dụng và trực quan hơn. Đồng thời,
làm tiền đề cho việc chia sẻ dữ liệu của
chính phủ cho người dân và doanh nghiệp
cũng như chia sẻ dữ liệu liên ngành
3.3 Hiện trạng phát triển CPĐT tại Việt Nam
3.3.1 Đánh giá của Liên Hiệp Quốc về chỉ số sẵn sàng cho CPĐT năm 2011
(E-government readliness index)
Trong báo cáo năm 2011 của Liên Hiệp Quốc về CPĐT, Việt Nam có chỉ số sẵn sàng
cho CPĐT (E-government readliness index) là 0.4558, xếp hạng thứ 83/190 (tăng so với
năm 2010 là 0.3640 với xếp hạng 90).
Chỉ số đánh giá Web dựa trên 3 yếu tố:
- Có trang Web chính thức của chính phủ.
- Mức độ dịch vụ cung cấp trên các trang Web chính phủ (theo 3 mức cao dần: cung
cấp thong tin; có giao tiếp; có giao dịch).
- Các trang Web trong 5 lĩnh vực then chốt: giáo dục, y tế, lao động/nhân sự, dịch vụ
phúc lợi xã hội và dịch vụ tài chính.
Ngoài ra Liên Hiệp Quốc cũng đưa ra những đánh giá về chỉ số tham gia điện tử (e-
participation), chỉ số này nhằm đánh giá mức độ đối thoại và tương tác giữa người dân và
chính phủ.


- 20 -

3.3.2 Báo cáo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT&TT Việt
Nam năm 2011 (Vietnam ICT Index 2011)

Báo cáo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT&TT Việt Nam năm
2011 (Vietnam ICT Index 2011) của khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh thành phố
là năm thứ 6 liên tiếp được Hội Tin học Việt Nam (VAIP) phối hợp với Văn phòng Ban chỉ
đạo quốc gia về CNTT thực hiện việc thu thập số liệu, phân tích, đánh giá và công bố.
Mục tiêu của việc thực hiện báo cáo này là nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT&TT của các bộ, ngành, tỉnh thành phố và các doanh nghiệp hàng
năm; Góp phần làm sáng tỏ bức tranh toàn cảnh về phát triển và ứng dụng CNTT&TT của
Việt Nam.
3.3.3 Hiện trạng phát triển các cổng thông tin điện tử tại Việt Nam
Báo cáo đánh giá, xếp hạng website các Bộ, ngành, địa phương được Bộ Thông tin
và Truyền thông công bố lần đầu tiên vào tháng 7/2008 dựa trên 02 tiêu chí: Số lượng truy
cập và mức độ cung cấp dich vụ công; đã cho thấy bức tranh khái quát về mức độ phát triển
website của các cơ quan nhà nước Việt Nam.
Mức độ truy nhập là một thông số bằng giá trị của chỉ số Reach của trang thông tin
được cung cấp bởi dịch vụ mạng Alexa. Thông số này có ý nghĩa là phần trăm số người
dùng Internet trên toàn cầu có truy cập vào Website.
Bốn mức xếp loại dịch vụ công trực tuyến
Một dịch vụ công trực tuyến được coi là đạt mức độ 1 nếu như dịch vụ đảm bảo cung
cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ
tục hành chính đó.
Một dịch vụ công trực tuyến được coi là đạt mức độ 2 nếu như dịch vụ đó đạt được
các tiêu chí mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử
dụng có thể in ra giấy hoặc điền vào các mẫu đơn.
Một dịch vụ hành chính công được coi là đạt mức 3 nếu như dịch vụ hành chính công
đó đạt được các tiêu chí mức 2 và cho phép người sử dụng điền trực tiếp vào các mẫu đơn,
hồ sơ và gửi trực tiếp tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý
hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng trừ việc thanh toán chi phí và trả kết
quả sẽ đòi hỏi người sử dụng dịch vụ đến trực tiếp cơ quan cung cấp dịch vụ.



- 21 -

Một dịch vụ hành chính công được coi là đạt mức 4 nếu như dịch vụ hành chính công
đó đạt được các tiêu chí mức 3 và việc thanh toán chi phí được thực hiện trực tuyến, gửi và
nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc qua mạng.
3.3.4 Cải cách thủ tục hành chính – Đề án 30
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê
duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý của nhà nước giai
đoạn 2007-2010 (được gọi tắt là Đề án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008
ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai,
minh bạch nhằm thống kế, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Mục tiêu của Đề án 30:
- Hoàn thành và công khai trên Internet cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính,
mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính
và toàn bộ các văn bản pháp luật có liên quan trên cơ sở đã được đơn giản hóa theo các tiêu
chí về tính hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý của thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ
khai hành chính và yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính.
- Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định
hành chính.
- Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính để kiểm soát thủ tục hành chính ở các
cấp chính quyền trong phạm vi toàn quốc và duy trì kết quả thực hiện Đề án 30 sau khi kết
thúc đề án vào cuối năm 2010.
- Văn bản của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để sửa đổi, bãi bỏ, hủy
bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, yêu cầu
hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính không hợp pháp, không cần thiết và không
hợp lý.
Đề án 30 bao gồm 3 giai đoạn.
3.3.5 Khuyến khích người dân tham gia vào các công việc của Chính phủ
Rất nhiều các quan chức của Chính phủ đã “đăng đàn” trả lời các chất vấn của nhân
dân trực tuyến qua mạng. Có thể nói việc sử dụng Internet như một công cụ để Chính phủ

có thể biết đến những thắc mắc của nhân dân, nghe người dân không chỉ hỏi mà còn thảo
luận, “hiến kế” về những chính sách vĩ mô đang trở nên một mẫu hình mới của một nền dân
chủ thực sự, mà ở đó, trí tuệ cộng đồng được phát huy một cách tối đa.


- 22 -

3.4 Hiện trạng phát triển Web 2.0 tại Việt Nam
Cũng như trào lưu Web 2.0 trên thế giới, các ứng dụng Web 2.0 tại Việt Nam đã
nhanh chóng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu triển khai ứng dụng Web
2.0 vào hoạt động của doanh nghiệp mình như VinaGame với Zing.vn. Có thể nói, việc ứng
dụng Web 2.0 trong xây dựng các trang Web giải trí ở Việt Nam đang hứa hẹn là một thị
trường tiềm năng mang lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp. Các trang web 2.0 thu được
lợi nhuận lớn từ quảng cáo trực tuyến, dịch vụ giá trị gia tăng, sự chia sẻ doanh thu với các
tổng đài viễn thông, phí thành viên, phí lưu trữ nội dung và nhiều loại nguồn doanh thu
khác. Các trang Web 2.0 phải đạt được ba yếu tố quan trọng nhất để thu hút quảng cáo trực
tuyến, đó là: sản phẩm; cộng đồng và sự phù hợp với từng nhóm khách hàng quảng cáo.
3.5 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Web 2.0 vào việc xây dựng
CPĐT tại Việt Nam
3.5.1 Ví dụ về mô hình cung cấp dịch vụ hành chính công tại Việt Nam
Việc xây dựng chính phủ điện tử là một phần trong chiến lược cải cách hành chính
hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền các cấp giúp người
dân và doanh nghiệp làm việc nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, để ngay từ cấp cơ sở thực hiện được việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và
điều hành, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của lãnh đạo chính quyền và hơn cả
là ý thức của người dân. Một mô hình điểm cấp phường đi đầu trong việc ứng dụng CNTT
ngay tại Thủ đô Hà Nội đó là phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân.
Là Trang thông tin điện tử phường đầu tiên của quận Thanh Xuân, trang web của
phường Khương Mai cung cấp thông tin cho các cư dân của phường, trên Trang thông tin
điện tử này có đầy đủ các thông tin của bộ máy Lãnh đạo phường và tên tuổi của các cán bộ

chuyên trách, các thông tin về thủ tục hành chính của Phường cũng được tra cứu một cách
dễ dàng, đặc biệt là việc thu thuế nhà đất qua mạng, đăng ký kết hôn và khai sinh trên môi
trường Internet.
Ưu điểm
- Trong nhiều trường hợp, các trang web chứa rất nhiều nội dung thông thường
trong trang. Nếu sử dụng các phương pháp truyền thống, những nội dụng đó sẽ phải nạp lại
toàn bộ với từng yêu cầu. Tuy nhiên, nếu sử dụng các ứng dụng Web 2.0, một ứng dụng
web có thể chỉ yêu cầu cho các nội dung cần thiết phải cập nhật, do đó giảm lượng lớn băng
thông và thời gian nạp trang.


- 23 -

- Việc dùng các yêu cầu không đồng bộ (asynchronous request) cho phép giao diện
người dùng của ứng dụng hiển thị trên trình duyệt giúp người dùng trải nghiệm sự tương tác
cao, với nhiều phần riêng lẻ.
- Việc sử dụng các ứng dụng Web 2.0 có thể làm giảm các kết nối đến server, do các
mã kịch bản (script) và các style sheet chỉ phải yêu cầu một lần.
3.5.2 Môi trường thể chế - chính sách
3.5.2.1 Ban hành Luật Tiếp cận thông tin và khuyến khích người dân tham gia
vào các công việc của Chính phủ - hình thành một Chính phủ mở
3.5.2.2 Về quản lý Blog
3.5.2.3 Thành lập Tổ công tác xây dựng Government 2.0
3.5.3 Xây dựng lộ trình ứng dụng Web 2.0
- Xác định một cách rõ rang cơ hội và thách thức do Web 2.0 mang lại.
- Xây dựng môi trường thể chế sẵn sàng cho việc tập hợp và sử dụng trí tuệ cộng
đồng trong quá trình ra quyết định của Chính phủ.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu thế CNTT&TT ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
- Đẩy mạnh giáo dục, ý thức cộng đồng trong bối cảnh Blog, mạng xã hội đang trở

thành một hiện tượng nóng hổi của xã hội cả về những mặt tích cực cùng như tiêu cực.
3.5.4 Ứng dụng Web 2.0 trong xây dựng Cổng thông tin công quyền
Xây dựng các cổng thông tin điện tử lấy người dân làm trung tâm. Nhằm thu hút
người dân truy cập nhiều hơn, các Cổng thông tin điện tử cần có nhiều dịch vụ công trực
tuyến và thông tin thực sự có ích hơn với người dân và doanh nghiệp. Chú trọng các chỉ tiêu
về chất lượng thông tin như:
- Hàm lượng thông tin (e-information).
- Tính tham gia của công dân – doanh nghiệp (e-consultation).
- Ra quyết định (e-decision making).
3.5.5 Web 2.0 trong các ứng dụng tác vụ quản lý
Xây dựng các cơ sở dữ liệu, thư viện phần mềm, dịch vụ Web về quản lý đất đai, bản
đồ … để không chỉ các cơ quan của Chính phủ mà người dân và doanh nghiệp có thể kết
nối, khai thác chung nhằm tận dụng tối đa nguồn lực xã hội trong việc giải quyết các vần đề
chung như: quản lý đất đai, khắc phục hậu quả thiên tai, giao thông …


- 24 -

3.5.6 Ưu tiên sử dụng các giải pháp Phần mềm như một dịch vụ (SaS) trong
các cơ quan Nhà nước
Trong bối cảnh ngân sách ngày càng khó khăn, thì mô hình ứng dụng SaS trong
Chính phủ là một giải pháp hợp lý. Không chỉ phù hợp với các ứng dụng lớn như quản trị
quan hệ khách hàng (CRM) hay quản trị nguồn lực (ERP), SaS còn rất phù hợp với những
giải pháp quản trị Website.
SaS có thể mang lại cho việc xây dựng CPĐT những lợi thế như sau:
- Tiết kiệm chi phí.
- Tiết kiệm nguồn nhân lực.
Có thể nói, SaS mang lại cho ứng dụng CNTT một cách nhìn nhận mới, mà ở đó,
việc đầu tư cơ sở hạ tầng một cách tràn lan và tốn kém như ngày nay là không cần thiết. Vì
vậy, cần đưa ra các khung pháp lý về quản lý đầu tư, thẩm định dự án … ưu tiên cho các dự

án đầu tư theo các giải pháp SaS để khuyến khích các cơ quan Nhà nước tận dụng tối đa
những ưu thế vượt trội của Web 2.0 nhằm tiết kiêmk tối đa nguồn lực tài chính và thiết bị,
nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Tổ chức thực hiện:
- Thành lập 03 Trung tâm dữ liệu mạng (IDC) quy mô quốc gia tại 3 miền: Bắc,
Trung, Nam nhằm hỗ trợ các chính quyền địa phương triển khai và lưu trữ bộ cơ sở dữ liệu
dùng chung.
- Thiết lập cơ chế tài chính đặc thù để đầu tư hạ tầng cũng như chi phí hợp lý để cho
các địa phương có thể thuê dung lượng tại các Trung tâ, dữ liệu quốc gia này.
3.5.7 Vấn đề An toàn - bảo mật dữ liệu
Cần nhận thức đúng đắn những cơ hội, ưu điểm cũng như những rủi ro, thách thức
của các công cụ Web 2.0 như: Truy cập bất hợp pháp (hack), phát tán virus, đăng tải những
thông tin vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do cá nhân … Các cơ quan chức năng liên
quan đến vấn đề an ninh thông tin như Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam
(VNCert) cần thường ký đưa ra những cảnh báo về những rủi ro, về bảo mật tới các cơ quan
nhà nước cũng như doanh nghiệp và người dân trong môi trường mạng ngày càng có nhiều
tương tác qua lại, điển hình như Web 2.0 như ngày nay.
Đồng thời các chuẩn an toàn, bảo mật dành riêng cho các cổng thông tin điện tử của
các cơ quan chính phủ vẫn chưa được ban hành. Do vậy, cần nhanh chóng xây dựng, nghiên
cứu và ban hành các bộ chuẩn hay đặc tả về vấn đề này.


- 25 -

KẾT LUẬN
Thật sự, Web 2.0 không phải là cái gì đó hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web
hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng lâu nay, chỉ có điều giờ đây chúng ta làm việc
với web theo cách khác. Các website không còn là những "ốc đảo" mà trở thành những
nguồn thông tin và chức năng, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng
web và người dùng.

Không phải là viễn cảnh, Web 2.0 đã hiện hữu quanh chúng ta với hàng loạt website
thế hệ mới. Xu hướng chuyển đổi sang Web 2.0 đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế tất yếu.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển và ứng
dụng CNTT đối với nền kinh tế xã hội và đang tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển
CNTT để tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước
phát triển. Một mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là xây dựng được một nền hành chính trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất
cho nhân dân và CPĐT là giải pháp hữu hiệu.
Luận văn là cái nhìn tổng quan về Web 2.0, các công nghệ của Web 2.0, các ứng
dụng và xu thế ứng dụng Web 2.0 vào CPĐT của các nước trên thế giới cũng như đề xuất
ứng dụng vào CPĐT tại Việt Nam. Web 2.0 có thể sẽ là tương lai của CPĐT tại Việt Nam.
Hướng phát triển của luận văn: Nghiên cứu tính khả thi và lộ trình ứng dụng Web 2.0
vào CPĐT tại Việt Nam. Ngoài ra cần phải có nghiên cứu về việc đảm bảo an toàn – bảo
mật dữ liệu cho các dịch vụ ứng dụng Web 2.0.






×