Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ QUANG HUY

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LƯƠNG SƠN – TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã ngành:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Quang Huy

`

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin được bầy tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Nguyễn Mậu Dũng Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường - Khoa Kinh tế & PTNT
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT đã trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ UBND thị trấn Lương
Sơn, UBND huyện Lương Sơn, cùng với các hộ dân sản xuất và sử dụng rau hữu cơ tại
xã Nhuận Trạch, Hợp Hồ, Thị trấn Lương Sơn, Cơng ty TNHH MTV Kết Nối Xanh
(Greenlink), Công ty Cổ Phần Đầu tư Tâm Đạt, Công ty TNHH Liên kết Sinh thái Việt
Nam (Econmart), Công ty TNHH Vinagap Việt Nam (VinaGap), các Cửa hàng giới

thiệu và bán rau hữu cơ Lương Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong qua
trình nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
ln giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Quang Huy

`

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu điì, hình ................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x

The thesis ........................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2


1.4.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ .............................. 5

2.1.1.

Khái niệm và vai trò của quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp .............. 5

2.1.2.

Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân .................... 8

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .... 13

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết trong sản xuất tiêu thụ
rau hữu cơ ......................................................................................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .............................. 29


2.2.1.

Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ trên thế giới .............. 29

2.2.2.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ở Việt Nam ................................... 31

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm trong quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .......... 34

2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ liên kết ................... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.

`

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

iii

download by :


3.1.1.


Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 38

3.1.2.

Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ................................................................................ 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 43

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 43

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 45

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 45

3.3.

Một số chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 47


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 49
4.1.

Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện
Lương Sơn ........................................................................................................ 49

4.1.1.

Khái quát tình hình sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ....................... 49

4.1.2.

Khái quát tình hình tiêu thụ rau hữu cơ của Huyện .......................................... 50

4.2.

Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn huyện Lương Sơn. ........................................................................ 51

4.2.1

Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn
huyện Lương Sơn ............................................................................................. 51

4.2.2.

Thực trạng mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn
huyện Lương Sơn ............................................................................................. 55

4.2.3.


Đánh giá mối liên kết giữa các tác nhân với hộ nông dân trong sản xuất
và tiêu thụ rau hữu cơ. ...................................................................................... 62

4.2.4.

Kết quả mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ ................................... 72

4.2.5

Những thuận lợi khó khăn của các hình thức liên kết trong tiêu thụ rau
hữu cơ trên địa bàn huyện................................................................................. 79

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ ....... 83

4.3.1.

Các yếu tố chủ quan......................................................................................... 83

4.3.2.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 85

4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ liên kết trong
tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn .......................................... 90


4.4.1.

Định hướng ....................................................................................................... 90

4.4.2.

Giải pháp chủ yếu ............................................................................................. 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.

`

Kết luận............................................................................................................. 95

iv

download by :


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với hộ nông dân ......................................................................................... 97

5.2.2.


Đối với Cơ quan nhà nước, Hợp tác xã và Chính quyền địa phương ............... 99

5.2.3.

Đối với thương lái, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ ........ 101

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 102

`

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghia tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

IPM

Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp

KHKT


Khoa học kỹ thuật

MNPB

Miền núi phía bắc

NTB

Nam Trung Bộ

PTNN-NT

Phát triển nơng nghiệp- nông thôn

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TMDV

Thương mại dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

`


Vietnamese Good Agricultural Partices

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Lương Sơn qua
3 năm ............................................................................................................ 41
Bảng 4.1. Tình hình biến động sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương sơn qua
3 năm ............................................................................................................ 49
Bảng 4.2. Thị trường tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn................................. 50
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các nhóm ................................................. 50
Bảng 4.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong liên kết ................................................. 52
Bàng 4.5. Thông tin chung của các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn
nghiên cứu .................................................................................................... 53
Bảng 4.6. Thông tin về doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ
sản phẩm ...................................................................................................... 55
Bảng 4.7. Liên kết của hộ với hợp tác xã trong tiêu thụ rau hữu cơ ............................ 56
Bảng 4.8. Liên kết của hộ với thương lái trong tiêu thụ rau hữu cơ ............................ 58
Bảng 4.9. Liên kết của hộ với doanh nghiệp chế biến trong tiêu thụ rau hữu cơ ......... 60
Bảng 4.10. Liên kết của hộ với siêu thị trong tiêu thụ rau hữu cơ ................................. 61
Bảng 4.11. Liên kết của hộ với cửa hàng bán lẻ trong tiêu thụ rau hữu cơ .................... 62
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với Hợp tác xã ............. 63
Bảng 4.13. Đánh giá của thương lái khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ.................. 64
Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về liên kết với doanh nghiệp chế biến .............................. 65
Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp chế biến khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ
với hộ nông dân............................................................................................ 66
Bảng 4.16. Đánh giá của hộ khi tham gia liên kết với siêu thị ....................................... 67

Bảng 4.17. Đánh giá của siêu thị khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ nông dân....... 68
Bảng 4.18. Đánh giá của hộ về liên kết với cửa hàng bán rau hữu cơ ........................... 69
Bảng 4.19. Đánh giá của cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ khi liên kết tiêu thụ với hộ
nông dân ....................................................................................................... 70
Bảng 4.20. Phân tích SWOT trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ ..................................... 71
Bảng 4.21. Kết quả sản xuất rau hữu cơ giữa các hộ liên kết và chưa liên kết của
các hộ điều tra .............................................................................................. 73
Bảng 4.22. Chênh lệch giá bán giữa hộ liên kết và hộ chưa liên kết trong liên kết
tiêu thụ rau hữu cơ ....................................................................................... 75

`

vii

download by :


Bảng 4.23. Chênh lệch khối lượng và giá thu mua của thương lái trong liên kết
tiêu thụ rau hữu cơ với hộ liên kết và hộ chưa liên kết ................................ 76
Bảng 4.24. Chênh lệch lợi ích của doanh nghiệp trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ
với nhóm hộ liên kết và thương lái .............................................................. 77
Bảng 4.25. Chênh lệch khối lượng mua và giá mua của siêu thị, cửa hàng bán lẻ
rau hữu cơ khi tham gia liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ nhóm hộ
liên kết và thương lái.................................................................................... 78
Bảng 4.26. Đánh giá về lợi ích của hộ nông dân tham gia liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ ..................................................................................................... 80
Bảng 4.27. Lý do hộ nông dân không ký kết hợp đồng tiêu thụ rau hữu cơ .................. 81
Bảng 4.28. Khó khăn của nơng dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ....... 82
Bảng 4.29. Tiêu chí lựa chọn siêu thị, cửa hàng/quầy hàng bán rau hữu cơ .................. 85
Bảng 4.30. Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ........................ 87

Bảng 4.31. Tiêu chí quan trọng về sản phẩm để quyết định chọn mua rau hữu cơ ........ 87

`

viii

download by :


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 4.1.

Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các nhóm ............................................ 51

Hình 3.1.

Bản đồ huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình ............................................... 38

Hình 4.1.

Liên kết giữa nông dân và hợp tác xã trong tiêu thụ rau hữu cơ ............. 56

Hình 4.2.

Liên kết giữa nơng dân và thương lái trong tiêu rau hữu cơ ................... 57

Hình 4.3.

Mối liên kết tiêu thụ rau hữu cơ giữa nông dân với doanh nghiệp
chế biến ................................................................................................... 59


Hình 4.4.

Liên kết giữa nơng dân và siêu thị và cửa hàng bán lẻ trong tiêu
rau hữu cơ ................................................................................................ 61

`

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Quang Huy
Tên Luận văn Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình.
Ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong sản xuất nông nghiệp do đối tượng sản suất là các cơ thể sống, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, trải rộng nhiều vùng. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi
nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi, những loại thuốc kích
thích tăng trưởng thực vật khơng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ
sâu một cách khơng có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích thích sinh trưởng

khơng được phép sử dụng.
Q trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh rau
hữu cơ còn thiếu. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau còn hạn
chế. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá rau hữu cơ chưa
được mở rộng và phát triển. doanh nghiệp thu mua khơng ổn định. Để nâng cao tính
cạnh tranh của nơng sản hàng hố, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi, khuyến khích phát
triển sản xuất. Việc tăng cường mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ có vai trị rất quan trọng góp phần giải quyết những vấn đề trên. Xuất phát từ tình
hình thực tế trong việc sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của huyện tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ
nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình”.
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung về mối liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nơng dân. Đồng thời tìm hiểu thực
tiễn tổng quan về mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ở một số nước: Mỹ,
Nhật Bản, Thái Lan và ở Việt Nam.

- Để tiến hành đề tài, trước tiên tơi đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã
hội của địa bàn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm, chọn
mẫu nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp phân tích số liệu. Hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài được tiến hành điều tra tại các hộ nông dân sản xuất:
45 hộ; Hộ, người thu gom, thương lái: 30 người; doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất
kinh doanh rau hữu cơ: 10 đơn vị; Người tiêu dùng: 30 người trên địa bàn Huyện Lương
Sơn tỉnh Hịa Bình.

`

x

download by :



- Nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của các hộ nông dân
trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn. Với những hạn chế về tài nguyên như diện tích
đất trồng rau ngày một thu hẹp, tuy nhiên diện tích rau hữu cơ ngày càng được lựa chọn
phát triển cùng với xu hướng của người tiêu dùng mong muốn có những sản phẩm sạch
đảm bảo nhu cầu thiết yếu của con người.
- Nghiên cứu các tác nhân tham gia liên kết sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn như:
hộ nông dân với doanh nghiệp cửa hàng cung ứng vật tư vật tư đầu vào, hộ nông dân
với các nhân tố khoa học kỹ thuật (KHKT) trong chuỗi liên kết hộ Nông dân – Nhà
khoa học – doanh nghiệp.
- Nghiên cứu các tác nhân tham gia liên kết trong tiêu thụ sản xuất như: hộ nông
dân với hợp tác xã, hộ nông dân với thương lái, hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến
và tiêu thụ sản phẩm, hộ nông dân với siêu thị, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ và các yếu tố
ảnh hưởng từ hành vi người tiêu dùng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.
- Trong quá trình liên kết các tác nhân tham gia chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu
tố liên quan tác động như: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự hiểu biết
của hộ nông dân, của các bộ phận quản lý doanh nghiệp, thương lái...các nguồn lực của
các bên khi tham gia liên kết, và những mong muốn của các bên trong quá trình liên kết.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi liên
kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, từ đó chỉ ra những hạn chế, ưu khuyết điểm của
từng mối liên kết và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó, từ đó,
tăng cường các yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm tăng cường mối
liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện
Lương Sơn.
- Từ những vấn đề nghiên cứu trong đề tài tác giả đưa ra những định hướng đồng
thời kiến nghị với các cơ quan liên quan và các đơn vị quản lý nhà nước ở địa phương
có những chính sách phù hợp nhằm phát huy những lợi thế so sánh, tiềm năng về điều
kiện tự nhiên, lao động của vùng nhằm phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm tăng thu
nhập cải thiện đời sống nông hộ sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn.


`

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Author's name: Do Quang Huy
Thesis Name: Research on linkage relationships in production and consumption of
organic vegetables of farmer households in Luong Son District, Hoa Binh Province.
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture
In agricultural production, because the production is a living organism, it depends
on natural conditions, spreading in many areas. In the process of economic
restructuring, farmers focus only on productivity, intensive farming to run for profit. So,
they have grown vegetables in a way to indiscriminately fertilize the vegetables, kind of
drugs that stimulate plant growth do not ensure food hygiene and safety. Spraying
pesticides with no restrictions, even growth stimulants are not allowed.
The production and consumption of organic vegetables met high risks and organic
vegetable trading net is lacking. Enterprises investing in vegetable production and
consumption are limited. Specially, trading promotion activities for the promotion of
organic vegetables have not been expanded and developed. The purchasing business is
not stable. In order to improve the competitiveness of commodity agricultural products,
to open up the market for consumption, to encourage the development of production,
the strengthening of economic linkages in the production and consumption of organic
vegetables plays a very important role, contributing to solve the above problems.

Starting from the actual situation in producing and consuming organic vegetables of the
district, I selected the subject: “Research on linkage relationships in production and
consumption of organic vegetables of farmer households in Luong Son District, Hoa
Binh Province”.
The subject is carried out based on the theoretical background on the concept,
characteristics and content of linkages in the production and consumption of organic
vegetables of farmer households. At the same time, find out the overview of linkages in
organic vegetable production and consumption in some countries: USA, Japan,
Thailand and Vietnam.
- To carry out the subject, first, I learned about the nature, socio-economic
characteristics of the area. Through research methodology: point selection, sample
selection. The method of data collection. Method of data analysis. Research indicator
system. This subject was investigated in farmer households: 45 households;
Households, collectors, traders: 30 peoples; Enterprises, Organic vegetable trading and

`

xii

download by :


trading cooperatives: 10 units; Consumers: 30 peoples at the area of Luong Son District,
Hoa Binh Province.
- Research on the status of linkages in production and consumption of organic
vegetable farmers in Luong Son district. With resource constraints such as vegetable
acreage shrinking, however, the area of organic vegetables is more and more being
developed along with the trend of consumers wishing to have clean products ensuring
essential human needs.
- Research on the factors involved in linking organic vegetable production in the

area such as farmer households with enterprises, shops supplying input materials and
farmer households with scientific and technical factors in Farmer households
- Scientists - Enterprises linkage chain.
- Study the linking factors in consumption of production such as farmer
households with cooperatives, farmer households with traders, farmer households with
Processing and consuming products Enterprises, farmer households with Supermarkets,
organic vegetable retailers and other factors influencing consumer behavior on the
process of consuming organic vegetables.
- In the process of linking, the actors involved are influenced by all influencing
factors such as policy of the Party and the State, knowledge, understanding of farmer
households, Board of management businesses, traders ... the resources of the parties
when joining the linking, and the wishes of the parties in the linking process.
- Research on evaluation criteria among actors involved in the organic vegetable
production and consumption chain, thus pointing out the shortcomings, advantages and
disadvantages of each linkage and propose solutions to overcome those limitations,
thus, increase the positive factors and to limit the negative factors in order to strengthen
the linkage between agents in the production and consumption of organic vegetables in
Luong Son district.
- From research issues in the subject, the author sets out orientations, at the same
time, recommends relevant agencies and local State management units that they have
appropriate policies to promote comparative advantages, potentialities of natural
conditions and labor of the region in order to develop production to create incomegenerating products to improve the living standard of farmers producing organic
vegetables in Luong Son district.

`

xiii

download by :



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp do đối tượng sản suất là các cơ thể sống, phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, trải rộng nhiều vùng. Trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy
theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi, những loại
thuốc kích thích tăng trưởng thực vật khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Phun thuốc trừ sâu một cách khơng có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích
thích sinh trưởng khơng được phép sử dụng.
Rau là thực phẩm thiết yếu cho mọi người nhưng trong thực tế rau là loại thực
phẩm dễ bị ô nhiễm nhất so với các loại nông sản khác. Nguy cơ bị ngộ độc do ăn rau
cao hơn các nơng sản khác vì rau xanh được người tiêu dùng sử dụng ngay sau khi
thu hoạch và rau còn được dùng ăn sống nên những yếu tố gây ô nhiễm trên rau dễ
tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng (Sở Nông nghiệp
và phát triển nơng thơn thanh phố Hồ Chí Minh, 2014).
Huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình có địa hình bán sơn địa gần thủ đô Hà Nội.
Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng,
khiến nhiều diện tích trồng lúa đạt năng suất thấp. Từ năm 2008, được sự hỗ trợ của
dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN-PTNT Bắc bộ, huyện Lương Sơn
đã triển khai mơ hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn.
Dự án triển khai tại 7 đơn vị, gồm thị trấn Lương Sơn, xã Hoà Sơn, Nhuận
Trạch, Hợp Hoà, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh. đã triển khai dự án sản xuất rau hữu
cơ tại Thị trấn, Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hòa, Thành Lập, Cư Yên, Tân Vinh.
Đến năm 2016 trên địa bàn huyện Lương Sơn có 13 nhóm sản xuất rau hữu cơ và 1
hợp tác xã nông sản hữu cơ gồm 121 thành viên với diện tích sản xuất 17 ha tại Thị
trấn, Hịa Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hòa, Thành Lập, Cư Yên, Cao Răm, với hình thức
sản xuất theo nhóm, liên nhóm, hợp tác xã có sự tham gia của các doanh nghiệp, Ban
điều phối dự án trong việc đầu tư, sản xuất, bao tiêu sản phẩm, điều hành, lập kế
hoạch, giám sát q trình hoạt động của các nhóm. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là các

loại rau ăn lá như: rau cải, sup lơ, cà chua, rau ngót, rau dền, rau muống, rau thơm, bí
xanh, lặc lày (Đề án Phịng NNPTNN Lương Sơn, 2016).
Quá trình, sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ gặp rủi ro cao, mạng lưới kinh doanh
rau hữu cơ còn thiếu. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau
còn hạn chế. Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại cho lĩnh vực quảng bá rau hữu

`

1

download by :


cơ chưa được mở rộng và phát triển. doanh nghiệp thu mua khơng ổn định. Để nâng
cao tính cạnh tranh của nơng sản hàng hố, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi, khuyến
khích phát triển sản xuất. Việc tăng cường mối liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ có vai trị rất quan trọng góp phần giải quyết những vấn đề trên. Xuất
phát từ tình hình thực tế trong việc sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của huyện tôi lựa
chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối
liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương
Sơn – tỉnh Hịa Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn mối quan hệ liên kết trong sản xuất,
tiêu thụ rau hữu cơ.
- Đánh giá thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ

trên địa bàn huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết trong sản xuất,
tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình..
- Đề xuất các định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện mối
quan hệ liên kết trong sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối
quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình

- Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ sản xuất và các tác nhân tham gia vào
mối liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ bao gồm: hợp tác xã, thương lái, doanh nghiệp
chế biến, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng và giải pháp tăng cường liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ.

`

2

download by :


+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở 3 đơn vị hành chính
trực thuộc huyện Lương Sơn được chọn làm điểm nghiên cứu là Thị trấn Lương Sơn,
xã Hợp Hòa và xã Nhuận Trạch. Các điểm nghiên cứu này là đại diện cho vùng sinh
thái và có quy mơ sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, người nơng dân có kinh nghiệm

trong sản xuất ngành hàng rau hữu cơ. Đề tài cũng tập trung chọn một số cơ sở sản
xuất-tiêu thụ rau trong mối liên kết như hợp tác xã, doanh nghiệp, để nghiên cứu.
+ Phạm vi thời gian: số liệu và các tư liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập
trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay. Số liệu điều tra hộ nông dân, hợp tác
xã, thương lái, doanh nghiệp chế biến, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, số liệu điều tra sơ
cấp năm 2013 - 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn – tỉnh Hịa Bình” có một
số đóng góp và ý nghĩa như sau:
1. Đề tài đã vận dụng lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả của các
mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.
2. Nâng cao hiệu quả của các mối liên kết trong sản sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình được nghiên
cứu và đánh giá trong tình hình tỉnh Hịa Bình đang đẩy mạnh tiến trình thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới theo Quyết định 491/QĐ-tiêu thụg ngày
16/4/2009 và Quyết định 342/QĐ-tiêu thụ ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ. Q trình nghiên cứu, đánh giá cũng như tiến hành điều tra tại 02 xã, 01 thị trấn
(Thị trấn Lương sơn; xã Nhuận Trạch; xã Hợp Hòa) của huyện Lương Sơn giúp các
hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ và cán bộ quản lý có một cái nhìn tổng qt, tồn
diện về thực trạng năng lực, hiệu quả của quan hệ mối liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn.
3. Luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết của các hộ
nông dân sản xuất với các tác nhân tham gia cung ứng sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá trung thực thực trạng năng lực hiệu quả
của các tác nhân tham gia vào mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
trên địa bàn huyện Lương Sơn.
4. Các giải pháp của đề tài được đề xuất trên cơ sở phân tích và đánh giá thực
trạng cũng như phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết


`

3

download by :


của hộ nông dân và các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn. Kết quả nghiên cứu và các giải pháp của đề tài áp
dụng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quà của các tác nhân tham gia trong mối quan hệ
liên kết sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn huyện Lương Sơn, từ đó đưa ra những nhận
định, đề xuất phương hướng, mục tiêu cho ngành sản xuất rau hữu cơ của huyện
Lương Sơn trong những năm tiếp theo.

`

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT RAU
HỮU CƠ
2.1.1. Khái niệm và vai trò của quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm Liên kết
Trong xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác hóa đang diễn ra trên tồn cầu tồn lãnh
thổ. Việt Nam cũng đang và từng bước tham gia vào q trrình tồn cầu hóa thể hiện

ở chỗ tham gia WTO, APTA..., liên kết với các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế
đất nước.
Theo Từ điển Ngôn ngữ học (1992) thì: “Liên kết” là kết lại với nhau từ
nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ. Liên kết đề cập đến hai hay từ nhiều đối
tưng có tính độc lập tương đối với nhau cùng thực hiện một công việc khi một cá
nhân không thực hiện được hoặc cùng thực hiện để mang lại lợi ích tốt hơn hoặc
chia sẻ rủi ro.
Vậy ta có thể hiểu: '' Liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các
đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo
hướng có lợi nhất trong khn khổ pháp luật của nhà nước''.
b. Khái niệm về liên kết kinh tế
Theo David W. Pearce (1999) cho rằng: “Liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà
các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông
nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là
một yếu tố của quá trình phát triển”. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng
bền vững.
Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình
thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế
dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất
trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiểm năng
của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể tiến hành theo chiều dọc
hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một quốc gia hay nhiều
quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.
Theo Hồ Quế Hậu (2008) thì: “liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan

`

5


download by :


giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân
công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung”.
Theo Quyết định số 38-HĐBT ngày 10/4/1989 thì “Liên kết kinh tế là
những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng
nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản
xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất”. Sau
khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng
nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để
thực hiện.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, khơng kể quy
mơ hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự
thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho
các bên.
c. Khái niệm liên kết về sản xuất và tiêu thụ trong sản xuất nông nghiệp
Q trình liên kết trong sản xuất nơng nghiệp: Là hình thức liên kết được thể
hiện của 3 yếu tố cơ bản là: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động
trong đó sức lao động là yếu tố chủ thể của sản xuất còn tư liệu sản xuất (gồm đối
tượng lao động và tư liệu lao động) đóng vai trị là khách thể của sản xuất.
* Sức lao động là tồn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong
quá trình lao động. Hay nói cách khác sức lao động chính là khả năng lao động của
con người.
* Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người
tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Đối tượng lao động tồn tại dưới 2 dạng: dạng có sẵn trong tự nhiên và dạng đã
qua lao động chế biến hay còn gọi là nguyên liệu.
* Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn
sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động

thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người.
Cả 3 yếu tố trên mới chỉ nói lên khả năng diễn ra sản xuất hay đó chính là
những điều kiện để q trình sản xuất có thể diễn ra. Muốn biến khả năng đó thành
hiện thực thì phải biết kết hợp các yếu tố theo công nghệ nhất định. Hay nói cách
khác phải biết liên kết lại thành một khối thống nhất để đem lại hiệu quả cho từng cá
thể tham gia vào quá trình liên kết

`

6

download by :


Trong sản xuất rau đối tượng mà con người tác động vào là các cây rau, chúng
có thời gian sinh trưởng và phát triển riêng, vì thế con người chỉ sử dụng các tư liệu
lao động trong một thời kỳ nhất định để tác động vào đối tượng này.
Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp: Mục đích của tiêu thụ sản phẩm
là bên bán mong muốn bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao, còn bên mua
mong muốn mua được hàng tốt, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối
cùng hoặc nhu cầu của quá trình sản xuất – kinh doanh tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm
là quá trình gắn kết sản xuất với tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người sản xuất
chế biến và tiêu thụ, giữa người mua và người bán.
Liên kết tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phân cơng lao động xã hội, trong
đó các hộ, các doanh nghiệp phối hợp, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau thông qua các cam
kết, các thỏa thuận điều kiện tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân chịu sự tác động của
nhiều nhân tố kinh tế, kỹ thuật, chính trị, xã hội khác nhau. Về mặt kinh tế, yếu tố có
ảnh hưởng lớn nhất là chế độ kinh tế - xã hội, tức chế độ sở hữu và cơ chế vận hành
nền kinh tế. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và nơng dân cịn bị chi phối

bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết kinh tế còn phụ thuộc vào đặc
điểm ngành nghề, sản phẩm và nguyên liệu cụ thể.
2.1.1.2. Vai trò của liên kết
a. Vai trò của liên kết trong sản xuất kinh doanh
Liên kết trong sản xuất kinh doanh là sự hợp tác cùng phát triển giữa các bên
không kề quy mô hay loại hình sở hữu. Liên kết chính là sự đảm bảo của các bên tham
gia vào quá trình liên kết trong sản xuất kinh doanh liên kết là tất yêu và là xu thế phát
triển trong giai đoạn hội nhập toàn thế giới như hiện nay được thể hiện cụ thể là:
-Liên kết giữa các chủ thể nhằm khắc phục những bất lợi về quy mơ, loại sản
phẩm trong nền kính tế nói chung và thị trường nơng sản nói riêng.
- Liên kết trong sản xuất kinh doanh giúp nhau phản ứng nhanh và tạo cơ hội
đối phó với thị trường
- Liên kết giúp các chủ thể giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh trong
sản phẩm.
b.Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Liên kết là hình thức hợp tác đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên
liên quan. Liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất và các nhà khoa học giúp cho sản
phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao hơn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng

`

7

download by :


thời đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán nơng
sản trên thị trường. Liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và các nơng hộ cho
phép xóa bỏ đọc quyền đối với các doanh nghiệp trong việc ép cấp, ép giá khi mua
sản phẩm nông nghiệp.

Thực hiện liên kết thông qua các hợp đồng giữa hộ nông dân với các doanh
nghiệp giúp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu có điều kiện mở rộng quy mơ
hoạt động do có sự ổn định về số lượng, chất lượng và tiến độ của nguyên liệu nông
sản đẩu vào cung cấp cho sản xuất chế biến.
Đồng thời làm tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới giúp nơng
dân giải phóng sức lao động, tăng giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản
phẩm nơng nghiệp.
Liên kết cịn thúc đẩy q trình phát triển của tiến bộ khoa học (TBKH) giúp
cho việc vận dụng khoa học vào sản xuất là điều tất yếu của sản xuất nông nghiệp,
nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hiện đại.
Liên kết nông hộ với các doanh nghiệp chế biến còn làm thúc đẩy sản xuất tự
cung tự sang sản xuất hàng hóa làm nguyên liệu cho đầu vào cơng nghiệp giúp q
trình sản xuất tiêu thụ ngày càng hiệu quả hơn.
Gắn kết các hộ nông dân với nhà khoa học và với doanh nghiệp làm cho khoảng
cách giữa các tầng lớp được giảm bớt có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về xã hội nói
chung. Mối liên kết này sẽ giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau trong quá trình sản xuất
kinh doanh gắn kết cả mặt tăng hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội nói chung (Lê
Trịnh Minh Châu và cs., 2005).
2.1.2. Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân
2.1.2.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ và rau hữu cơ
a. Nông nghiệp hữu cơ
Theo tổ chức ADDA office Việt Nam thì: Nơng nghiệp hữu cơ nên được hiểu
theo quan điểm bao trùm nhất. Nó mang một ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa
chỉ xem hữu cơ là “không phun thuốc hóa học” và “ khơng bón phân hóa học”. Canh
tác hữu cơ cố gắng làm việc cùng thiên nhiên nhiều tới mức có thể. Định hướng này
áp dụng cho cả cây trồng và vật ni nhằm tạo nền móng bền vững cho sự sống của
con người cũng như cho môi trường thiên nhiên xung quanh. (Văn phòng Ban điều
phối PGS Việt Nam, 2017).
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong
tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp


`

8

download by :


hữu cơ với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật ni, tạo ra những sản phẩm
có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng
cao độ màu mỡ của đất). Đó là phương pháp ni, trồng rau quả, thực phẩm mà
không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú
trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: '' Nơng nghiệp hữu cơ là một biện pháp
canh tác phối hợp sự toàn diện, đưa vật nuôi sinh trưởng và phát triển trong một hệ
thống canh tác tự nhiên''.
b. Khái niệm về rau hữu cơ
Khái niệm rau sạch là dùng chung cho cả rau an toàn và rau hữu cơ. Cả hai loại
rau này đều được sản xuất trên vùng đất đã được kiểm tra các điều kiện về an toàn thực
phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành (có thể đó là của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn của Việt Nam đối với rau an tồn, hoặc theo các yêu
cầu nghiêm ngặt quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, được cấp chứng nhận đạt
chuẩn hữu cơ USDA organic (Mỹ) và EU organic farming (Liên minh châu Âu).
Điểm khác nhau: Rau an toàn được sản xuất theo quy trình khơng đảm bảo tn
thủ quy trình nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng như: vẫn được
phép sử dụng hóa chất, số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng, dư lượng đạm nitrat, dư
lượng kim loại nặng vẫn cịn nhưng khơng được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, phải
tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm tạo ra thực sự an toàn cho người
sử dụng.

Rau hữu cơ về bản chất người ta gọi đó là thực phẩm hữu cơ (organic food), sử
dụng công nghệ Bio (sinh học) để sản xuất nên các sản phẩm này.
Rau hữu cơ được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an tồn tuyệt đối, được
ni trồng theo phương thức hồn tồn tự nhiên, khơng dùng phân bón hóa học mà
chỉ dung phân hữu cơ, đất sạch, nước sạch, khơng hóa chất, khơng thuốc trừ sâu,
thuốc kích thích tăng trưởng, thậm chí là khơng dùng giống biến đổi gen, và phải qua
quy trình sản xuất và kiểm tra rất nghiêm ngặt của tiêu chuẩn quốc tế.
Rau hữu cơ thường xấu mã, có lá dầy, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào
có thể cảm nhận độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy các bộ phận phát triển rất
cân đối, khơng có dấu hiệu thân cây mập. Thân rắn chắc chứ khơng bóng mượt, rau
để ngồi nhiệt độ thường sẽ lâu héo. Khi nấu lên, rau hữu cơ ăn giòn, có vị ngọt, mùi
đậm đà do thời gian sinh trưởng dài ngày hơn nên có khả năng tích lũy dinh dưỡng

`

9

download by :


nhiều hơn rau an tồn. Rau an tồn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động
của các loại phân hóa học (Lưu Văn Huy, 2012).
Rau hữu cơ (tự nhiên) khó trồng (phụ thuộc giống, thổ nhưỡng khí hậu...) nên
khơng một đơn vị sản xuất nào có thể trồng đầy đủ các loại rau, củ. Rau hữu cơ có
địa chỉ và ghi quy trình sản xuất, cơ quan cấp phép rõ ràng. Nên mua ở các cửa hàng
là đại lý của các công ty chuyên về ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt.
Tốt nhất, người mua chọn mua ở những cửa hàng uy tín, có đủ kinh nghiệm
kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch, nhập rau của nhiều đơn vị sản xuất khác nhau
(vừa bảo đảm rau sạch, vừa bảo đảm cung cấp những loại rau ngon nhất của các
vùng). Tránh việc mua rau ở các cửa hàng khơng uy tín, sẽ dễ bị trà trộn rau củ ở các

nơi nhập hàng không rõ nguồn gốc (Minh Anh – Tạp chí Gia đình và Trẻ em,
15/4/2015).
Vậy ta có thể hiểu: Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hồn tồn tự
nhiên, khơng bón phân hố học; khơng phun thuốc bảo vệ thực vật; khơng phun
thuốc kích thích sinh trưởng; khơng sử dụng thuốc diệt cỏ; không sử dụng sản phẩm
biến đổi gen.
Người trồng rau hữu cơ được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và
bảo quản rau, Đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các
kim loại nặng (thủy ngân, asen), không bị ảnh hưởng của nước thải cơng nghiệp (do
ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý) (Bùi Ngọc Châu, 2014).
c. Khái niệm về sản xuất rau hữu cơ:
Là phương pháp canh tác chủ yếu dựa vào quy luật tự nhiên của một hệ sinh
thái cân bằng trong đó sức khoẻ vật nuôi, đất đai, con người và môi trường sinh thái
ln được bảo vệ và duy trì bền vững. Quá trình sản xuất dựa vào tiến trình sinh thái,
tăng cường đa dạng sinh học và khép kín chu trình dinh dưỡng phù hợp với điều kiện
địa phương. Không được phép sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong các vật tư
đầu vào (Sở NN &PTNT Hà Nội, 2013).
2.1.2.2. Quy trình sản xuất rau hữu cơ
Quy trình sản xuất rau hữu cơ (Văn phòng Ban điều phối PGS Việt Nam
4/4/2017) cần tuân thủ và tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất
- Khu vực sản xuất phải an toàn về nguồn đất, nước theo quy định. Khơng có
ơ nhiễm bởi nhà máy, cơng trường, bệnh viện, nghĩa trang giao thông và nước thải
sinh hoạt.

`

10

download by :



+ Bước 2: Tạo vùng đệm cách ly
- Mỗi khu vực sản xuất phải tạo một vùng đệm thích hợp để ngăn chặn nguy cơ
xâm nhiễm từ bên ngoài.
+ Bước 3: Làm phân ủ nóng
- Phân được ủ nóng sẽ làm tăng tối đa các chất hữu cơ cho đất, giúp phục hồi và
duy trì tạo độ phì nhiêu của đất. Đất khỏe sẽ cho cây trồng khỏe mạnh, có khả năng
chống lại sự xâm hại của sâu bệnh.
+ Bước 4: Chuẩn bị đất
- Xử lý đất bằng nguồn nhiệt nóng của mặt trời, hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh
để tiêu diệt các nguồn sâu, bệnh có trong đất trước khi gieo trồng.
+ Bước 5: Trồng và chăm sóc
- Trồng luân, xen canh cây họ đậu và nhiều loại cây khác nhau trên cùng ruộng,
cùng luống để tăng đa dạng sinh học. Điều hòa lại cân bằng sinh thái trong khu vực
sản xuất. Tưới bằng nước giếng, không dùng chất kích thích sinh trưởng.
+ Bước 6: Quản lý dịch hại
- Trồng cây dẫn dụ, cây xua đuổi, làm bẫy bả, luân xen canh, sử dụng giống chịu
đề PHÒNG. Sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc để CHỐNG. Ủ đất và làm cỏ bằng tay
để kiểm sốt cỏ dại. Khơng phun thuốc trừ cỏ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
+ Bước 7: Thu hoạch và sơ chế
- Rau hữu cơ được thu hoạch và sơ chế, làm sạch bằng nguồn nước sạch. Không
để lẫn tạp với các sản phẩm thông thường. Cho phép mức thiệt hại 10% trên rau ăn lá
do khơng dùng thuốc trừ sâu hóa học.
2.1.2.3. Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ
a. Điều kiện của đất và nước để sản xuất rau hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường
Đất trồng rau hữu cơ phải đảm bảo cáo tiêu chí về đất trồng rau của bộ nơng
nghiệp như kim loại nặng, dư lượng hố chất bảo vệ thực vật, (QCVN 03:
2008/BTNMT ; QCVN 15: 2008/BTNMT) cịn phải đảm bảo khơng canh tác 3 năm

hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.
Về làm đất: thường phải chọn vị trí đặc biệt tốt. Cách ly các nguồn hóa học tác
động đến nơng phẩm. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân hữu cơ để tạo
điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

`

11

download by :


×