Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 142 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Một số giải pháp góp phần giảm nghèo
bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” là
công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng
trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng
đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin đƣợc trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, bản thân tôi luôn luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng
đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa đào tạo SĐH, đặc biệt là các thầy cô
giáo trong khoa Kinh tế đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu giúp cho tôi trang bị hành trang cho công
việc của mình sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – TS. Trần Văn Dƣ đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề
tài tốt nghiệp.


Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban
thuộc Cơ quan UBND huyện Kim Bôi, các xã điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi và bạn bè
tôi, những ngƣời luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Tuấn Đạt


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................... 3
Đối tƣợng nghiên cứu là tình hình giảm nghèo của các hộ gia đình nông
dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. ....................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
4.1. Về lý luận ............................................................................................ 3
4.2. Về thực trạng ....................................................................................... 4
4.3. Nội dung về giải pháp ......................................................................... 4
Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN ....................................... 5
1.1. Một số lý luận về giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân .............. 5
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế hộ nông dân...................... 5
1.1.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững ..................................................... 8
1.1.3. Nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững ................................... 14
1.1.4. Những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững ...................... 17


iv

1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nƣớc trên thế
giới và Việt Nam.......................................................................................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nƣớc trên
thế giới ...................................................................................................... 22
1.2.2. Kinh nghiệm về giảm nghèo cho các hộ nông dân ở Việt Nam .... 25
1.3. Tổng quan về các công trình công bố có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài ............................................................................................... 30
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 32
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi, tỉnh
Hòa Bình ...................................................................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 32

2.1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 37
2.1.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội............................................................... 44
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 46
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát............................... 46
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................ 47
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, tổng hợp số liệu ............................................. 48
2.3. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích ......................................................... 48
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ảnh điều kiện sản xuất của nông hộ .................. 48
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mức thu nhập và chi tiêu của nông hộ ........ 49
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ ........... 49
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo, giảm nghèo ................. 49
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 50
3.1. Thực trạng nghèo đói của các hộ dân trên địa bàn huyện Kim Bôi giai
đoạn 2011 - 2013 ......................................................................................... 50
3.1.1. Thực trạng nghèo đói chung trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn
2011 - 2013 ............................................................................................... 50
3.1.2. Thực trạng thoát nghèo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................ 52
3.1.3. Thực trạng tái nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi giai
đoạn 2011 - 2013 ...................................................................................... 54


v

3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn
2011 - 2013 .................................................................................................. 56
3.2.1. Các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi 56
3.2.2. Kết quả các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo tại huyện Kim Bôi .. 58
3.3. Tình hình giảm nghèo của các hộ điều tra ............................................ 62
3.3.1. Tình hình về chủ hộ điều tra .......................................................... 62

3.3.3. Nguồn lực của nông hộ .................................................................. 66
3.3.4. Kết quả sản xuất của hộ điều tra .................................................... 72
3.3.5. Tình hình về thu nhập và chi tiêu của hộ ....................................... 80
3.3.6. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố tác động dến giảm nghèo bền
vững .......................................................................................................... 84
3.3.7. Những vấn đề đặt ra cho công tác giảm nghèo theo hƣớng bền
vững ở huyện Kim Bôi ............................................................................. 90
3.4. Một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình ............................................................................................... 92
3.4.1. Định hƣớng và mục tiêu ................................................................. 92
3.4.1.1. Định hƣớng chung ....................................................................... 92
3.4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn
huyện Kim Bôi ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BQ

Bình quân

CNH


Công nghiệp hóa

CT

Chƣơng trình

HĐH

Hiện đại hóa

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

LĐ-TB&XH

Lao động thƣơng binh và xã hội

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

QLDA

Quản lý dự án


TT

Tỷ trọng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XDCB

Xây dựng cơ bản

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


TT

Trang

2.1

Các yếu tố khí hậu chủ yếu ở Kim Bôi năm 2012, 2013

33

2.2

Cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Bôi năm 2013

37

2.3

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Kim Bôi 2011 – 2013

39

2.4

Cơ cấu kinh tế ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

40

2.5


Các loại đƣờng giao thông chính ở huyện Kim Bôi

42

2.6

Biến động dân số, lao động huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

44

2.7

Một số chỉ tiêu tổng hợp về giáo dục năm học 2012 - 2013

45

2.8

Tổng hợp số hộ điều tra trên địa bàn

47

3.1

Thực trạng nghèo đói ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

51

3.2
3.3

3.4

3.5

3.6
3.7
3.8
3.9

Thực trạng thoát nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi
giai đoạn 2011 - 2013
Thực trạng tái nghèo ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013
Vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn
Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013
Cơ cấu vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa
bàn Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013
Ảnh hƣởng của các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện
Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013
Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2013
Tình hình nhà ở và trang bị sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra
năm 2013
Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra năm 2013

3.10 Tình hình về nhân khẩu, lao động của hộ điều tra

53
55
58

59


61
63
65
67
68


viii

3.11 Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ điều tra năm 2013

70

3.12 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của hộ điều tra

71

3.13

Năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của các nhóm hộ
điều tra năm 2013

73

3.14 Tình hình về vật nuôi của các nhóm hộ điều tra năm 2013

75

3.15 Chi phí sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 20


77

3.16 Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra năm 2013

79

3.17 Tình hình thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2013

81

3.18 Tình hình chi tiêu và tích lũy của hộ điều tra năm 2013

82

3.19

3.20

Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến nghèo và tái nghèo của hộ
nông dân ở huyện Kim Bôi
Kết quả khảo sát về tác động của yếu tố chính sách đối với đời
sống hộ nông dân

85

88


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ địa lý huyện Kim Bôi

32

3.1

Số hộ nghèo tại Kim Bôi giai đoạn 2011 - 2013

52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm đổi mới, công tác xóa đói, giảm nghèo ở nƣớc ta đã
đạt nhiều thành tựu quan trọng, đƣợc nhân dân ghi nhận và bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của
Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời

nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn
và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ; đồng thời thể
hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
mà Việt Nam đã cam kết. Mục tiêu này đã đƣợc cụ thể hóa trong các nghị
quyết, quyết định nhƣ Nghị quyết Số: 80/NQ-CP của Quốc hội về định hƣớng
giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2012 đến năm 2020, quyết định Số:
1489/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013 – 2015.
Những năm qua, việc tập trung thực hiện thành công Chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội và các chƣơng trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để
ngƣời nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các
huyện, xã nghèo đƣợc tăng cƣờng; đời sống ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ
rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm
2011. Thành tựu giảm nghèo của nƣớc ta thời gian qua đƣợc cộng đồng quốc
tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, số hộ đã thoát
nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo
hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn
còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất
là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


2

Kim Bôi là huyện nằm giữa rìa phía đông của tỉnh Hòa Bình, có địa bàn
rộng, dân cƣ đông, chủ yếu là dân tộc Mƣờng (chiếm 83%) dân số. Do ảnh
hƣởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, tập quán canh tác, đến nay, Kim Bôi vẫn
là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển chậm. Chƣa có sản phẩm
hàng hóa, sản xuất còn mang tính tự cấp, tự túc nên đời sống của nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn. Là một trong số 23 huyện nghèo theo quyết định số

293/QĐ-TTg về việc Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ
tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo. Trong những năm gần đây, huyện đã có nhiều nhóm
giải pháp cụ thể bao gồm cả tuyên truyền, tổ chức và nhóm giải pháp về cơ
chế, chính sách và các bƣớc thực hiện cho từng giai đoạn nhằm giảm nghèo
và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên trong thời gian tới cần có
những biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa nhằm giảm nghèo nhanh và bền
vững, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp
góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng giảm
nghèo của các hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo
bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, giảm
nghèo bền vững cho các hộ nông dân;


3

- Đánh giá thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Kim Bôi.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững cho các hộ
nông dân;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ nông

dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là giải pháp giảm nghèo cho các hộ gia đình
nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu thực trạng giảm nghèo của các hộ nông dân và một số
yếu tố tác động đến giảm nghèo. Từ đó đƣa ra một số giải pháp chủ yếu góp
phần giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi,
tỉnh Hòa Bình.
3.2.2. Phạm vi về không gian và thời gian
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về giảm nghèo bền vững cho các
hộ nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thu thập liên quan tới giảm nghèo tập
trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013. Số liệu khảo sát, điều tra năm
2013.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Về lý luận
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nông dân, kinh tế
hộ nông dân; Khái niệm về nghèo, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững; Đề
cập đến nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững; Sự cần thiết giảm nghèo
bền vững và những nhân tố tác động đến giảm nghèo bền vững.


4

4.2. Về thực trạng
Đề tài đã đánh giá thực trạng về tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện
Kim Bôi; Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo; Đi sâu nghiên cứu tình hình

nghèo, giảm nghèo của các hộ điều tra. Đồng thời phân tích ảnh hƣởng của các
nhân tố tác động đến giảm nghèo. Từ đó, rút ra những hạn chế và những vấn đề
đặt ra cho công tác giảm nghèo theo hƣớng bền vững ở huyện Kim Bôi.
4.3. Nội dung về giải pháp
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững cho các hộ
nông dân ở huyện Kim Bôi, Hòa Bình bao gồm:
Nâng cao nhận thức và quyết tâm thoát nghèo của chính ngƣời nghèo, hộ
nghèo; Giải pháp tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; Tăng cƣờng đào tạo nhân lực;
Giải quyết việc làm; Tăng cƣờng công tác khuyến nông khuyến lâm; Tăng
cƣờng cơ sở vật chất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; Giải pháp
tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội; Hoàn chỉnh
chính sách hỗ trợ giảm nghèo thông qua các chƣơng trình, dự án đầu tƣ và Các
giải pháp về tổ chức thực hiện: nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng,
trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng. Thêm vào đó là
một số giải pháp cụ thể cho các hộ nghèo và hộ tái nghèo trên địa bàn huyện.


5

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN

1.1. Một số lý luận về giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân
1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và phát biểu của các tổ
chức, các nhà khoa học về hộ gia đình nhƣ: cuộc hội thảo của các nhà khoa học
tại Hà Lan năm 1980; Nhà khoa học Harris (1981) ở viện nghiên cứu phát triển
trƣờng Đại học Tổng hợp Susex (London - Anh); ở Mỹ có Wallerstan (1982),

Wood (1981 - 1982), Smith (1985), Martin và Bellhel (1987); Nhóm các nhà
nhân chủng học (Waller (Áo) 1982, Wood (Mỹ) 1982) hay các nhà nghiên cứu
thuộc Liên hợp quốc cũng đã đƣa ra nhiều khái niệm về hộ gia đình. Các quan
niệm trên chỉ ra rằng:
Hộ là những ngƣời cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung
và có chung một ngân quỹ; Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác; là nhóm
ngƣời chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung trong một
mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ; Hộ là một đơn vị
tự nhiên tạo nguồn lao động; Hộ là một đơn vị bảo đảm tái sản xuất nguồn lao
động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung; Hộ là một tập hợp những
ngƣời cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo
ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Như vậy, hộ là 1 tập
hợp những người có chung huyết thống, có quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng.


6

1.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân
Về nông hộ hay hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông
dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh
đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thƣờng
nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia
cục bộ vào các thị trƣờng và có xu hƣớng hoạt động với mức độ không hoàn
hảo cao" [14]. Hộ nông dân là hình thức kinh tế gắn lao động của một gia đình
nông dân với một mảnh đất nhất định (đất của riêng hoặc của ngƣời khác) và
một số công cụ, sức kéo cần thiết để khai thác mảnh đất ấy.
Ở nƣớc ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
nhà khoa học Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ

chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng,
nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” [28]. Còn theo nhà
khoa học Nguyễn Sinh Cúc [9] , trong phân tích điều tra nông thôn năm
2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao
động thƣờng xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng
trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng,
bảo vệ thực vật,...) và thông thƣờng nguồn sống chính của hộ dựa vào nông
nghiệp". Có thể thấy, hộ nông dân có phƣơng tiện kiếm sống từ ruộng đất,
sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động
phi nông nghiệp. Đặc điểm của nông hộ có tính 2 mặt (tính kinh tế gộp)
vừa là ngƣời sản xuất vừa là ngƣời tiêu dùng.
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các học giả
có thể thấy rằng:
Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi
nông nghiệp.


7

Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Nhƣ vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ
thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.3. Khái niệm kinh tế nông hộ
Trong những nghiên cứu của mình, C.Mác đã thấy rằng: Phát triển
nông nghiệp không giống nhƣ phát triển công nghiệp, kinh tế nông trại gia
đình tỏ ra là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và "Nông
nghiệp hợp lý mâu thuẫn với phát triển kinh doanh chủ nghĩa tư bản"[5]. Sau

các công trình nghiên cứu về kinh tế nông dân của C.Mác và V.I.Lênin đã
xuất hiện một xu hƣớng nghiên cứu về sự phát triển kinh tế hộ nông dân. GS.
Frank Ellis trƣờng Đại học Tổng hợp Cambridge (1988) cho rằng: "Kinh tế
nông hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở
bốn yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng”[14]. Traianov đã cho
rằng: Hình thức kinh tế nông hộ có khả năng thích ứng và tồn tại trong mọi
hình thức sản xuất và ông chú ý đến đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi
cũng nhƣ các đặc điểm khác của sản xuất nông nghiệp để hƣớng tới một sự
hợp tác không phải "Vô chủ hóa" hoặc "Tạp chủ hóa" trong nông nghiệp.
Từ những tƣ tƣởng, những quan điểm, khái niệm và những đặc điểm của
kinh tế hộ nông dân nhƣ đã nêu ở trên chúng ta có thể rút ra đƣợc bản chất của
kinh tế hộ nông dân thể hiện ở những khía cạnh sau:
Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế, trong đó các thành viên hoạt động
và làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích của bản thân, của gia đình và
của toàn xã hội. Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế thích nghi nhất với đặc
điểm của sản xuất nông nghiệp, nơi mà các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi sự quan
tâm sát sao, sự chăm sóc đóng lúc của con ngƣời.


8

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế phổ biến mang tính chất đặc thù
ở mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi nƣớc trên thế giới. Kinh tế hộ nông dân là đơn
vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất, vừa tiêu dùng (mà ngƣời ta thƣờng gọi tự cấp tự
túc) sản phẩm mà hộ làm ra có thể đƣợc tiêu dùng luôn với vai trò là tƣ liệu sản
xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
Cũng nhƣ những thành phần kinh tế khác, Kinh tế hộ nông dân phải vận
dụng tổng hợp các quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế khách quan trong quá
trình tồn tại và phát triển của mình. Kinh tế hộ nông dân không những giải quyết
tốt các mục tiêu của hộ nông dân mà còn giải quyết tốt vấn đề môi trƣờng sinh

thái và vấn đề xây dựng nông thôn mới.
1.1.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về nghèo
Trên thế giới vấn đề nghèo đói đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau
nhƣ: nghèo về văn hoá, nghèo về tri thức, nghèo về kinh tế. Dƣới góc độ kinh tế,
nghèo cũng đƣợc xem xét với các lát cắt khác nhau nhƣ: nghèo về lƣơng thực
thực phẩm, nghèo về điều kiện sinh hoạt, nghèo trong mối quan hệ với giàu,
nghèo trong việc bị hạn chế tiếp cận các nguồn lực phát triển; nghèo trong việc
khó tiếp cận đƣợc thị trƣờng...Vậy nghèo đƣợc hiểu nhƣ thế nào?
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình
Dƣơng do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức
vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu vực đó
thống nhất cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đó được XH
thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của
từng địa phương [4]. Đây là khái niệm tƣơng đối đầy đủ và bao quát nên có
thể coi đây là định nghĩa chung nhất và có tính hƣớng về phƣơng pháp nhận
diện nét chính yếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia. Ƣu điểm của khái


9

niệm này là đó làm rõ đƣợc bộ phận dân cƣ nghèo là: "Tùy theo trình độ phát
triển KT-XH và phong tục tập quán từng địa phƣơng"...
Quan niệm nghèo của Việt Nam: Về cơ bản quan niệm nghèo của Việt
Nam thống nhất với khái niệm nghèo của ESCAP. Quan niệm nghèo ở đây có 2
dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối
thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nƣớc sinh hoạt, y tế, giáo

dục và vệ sinh môi trƣờng. Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc
gia và cũng đƣợc mở rộng dần.
Nghèo tƣơng đối là tình trạng một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới mức
trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tƣơng đối gắn liền với
sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cƣ so với mức sống trung bình
của địa phƣơng ở một thời kỳ nhất định. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm.
Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tƣơng đối. Tính chất
và đặc trƣng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố
chính trị, văn hóa và trình độ phát triển KT-XH của vùng, miền, quốc gia, khu
vực. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của
việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp giảm nghèo ở nƣớc ta, nhất là vùng dân cƣ
nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
1.1.2.2. Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo đói
* Tiêu chí xác định nghèo
- Chỉ số đánh giá đói nghèo:
Dựa trên những định nghĩa về đói nghèo ở Việt Nam, thƣớc đo sử dụng
phổ biến hiện nay để đánh giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số ngƣời sống dƣới
chuẩn nghèo.


10

Tỷ lệ nghèo đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số
này là cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu
“giảm nghèo” của quốc gia và thế giới. Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch
giữa mức chi tiêu của ngƣời nghèo với ngƣỡng nghèo, tính bằng tỷ lệphần trăm
so với ngƣỡng nghèo. Khi so sánh nhóm dân cƣ trong một nƣớc, khoảng cách
nghèo cho biết tính chất và mức độ nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
- Chỉ tiêu đánh giá:

Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá nghèo đói ở Việt Nam đƣợc tính trên
nhiều phƣơng diện khác nhau căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
nƣớc ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cƣ hiện nay. Có thể
đƣa ra một số chỉ tiêu chính để đánh giá đói nghèo nhƣ sau:
Chỉ tiêu về thu nhập: Thu nhập bình quân một ngƣời một tháng (hoặc năm)
đƣợc đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thƣờng dùng lƣơng thực (gạo)
để đánh giá. Thu nhập ở đây đƣợc hiểu là thu nhập thuần tuý và cần xác định rõ
chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu tháng để xác định mức đói nghèo.
Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Căn cứ trên hiện trạng về nhà cửa
và các đồ dùng sinh hoạt. Chỉ tiêu này mang tính chất tƣơng đối vì phụ thuộc
vào thời điểm đánh giá chỉ tiêu.
Chỉ tiêu tƣ liệu sản xuất: Những ngƣời nghèo đói có ít thậm chí rất ít tƣ liệu
sản xuất bên cạnh đó tƣ liệu sản xuất của họ lại thô sơ. Một bộ phận lớn ngƣời
nghèo còn thiếu ruộng đất canh tác, sản xuất.
Chỉ tiêu về vốn: tính trên số tiền đƣợc sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
Ngƣời nghèo hiện nay đa phần là đi vay nợ hoặc vay tín dụng của ngân hàng và
các tổ chức tài chính vi mô.
Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói còn xét trên nhiều yếu tố khác
nhƣ giáo dục, y tế, nguy cơ dễ bị tổn thƣơng, không có tiếng nói và không có
quyền lực.


11

* Chuẩn nghèo
Bộ Lao động – Thƣơng binh & Xã hội là cơ quan thƣờng trực của chƣơng
trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kỳ. Lúc đầu nghèo
đƣợc xác định tiêu chí đánh giá là dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang
chỉ tiêu thu nhập, kết quả là đã 6 lần công bố, điều chỉnh chuẩn nghèo đói cho
từng giai đoạn khác nhau[3].

Theo Quyết định số 170 / 2005 / QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ xác
định chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2011 là: Vùng thành thị: 260.000
đồng/ngƣời/tháng; Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000
đồng/ngƣời/tháng.
Ngày 30/01/2012 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định Số 09/2012/QĐTTg điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2012 – 2015 nhƣ sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/ngƣời/tháng (từ 4.800.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/ngƣời/tháng (từ 6.000.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/ngƣời/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/ngƣời/tháng.
Để xác định đƣợc ngƣỡng nghèo đói thì điểm mấu chốt của vấn đề là phải
xác định đƣợc chuẩn mực đói nghèo. Do chuẩn đói nghèo là khái niệm động, nó
biến động theo thời gian và không gian nên không thể đƣa ra đƣợc những chuẩn
mực chung cho đói nghèo để áp dụng trong công tác xóa đói giảm nghèo, mà cần
phải có các chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kỳ lịch sử.
1.1.2.3 Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cƣ nghèo nâng cao mức sống, từng
bƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lƣợng ngƣời


12

nghèo giảm. Nói một cách cụ thể hơn, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận
dân cƣ nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là
chuyển từ tình trạng có ớt điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện
lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi ngƣời. Nói giảm nghèo
trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống nhƣ khái niệm nghèo, khái niệm

giảm nghèo chỉ là tƣơng đối. Bởi nghèo có thể tái sinh mỗi khi quan niệm nghèo
và chuẩn nghèo thay đổi. Hoặc có những biến động khác tác động đến nhƣ:
khủng hoảng, lạm phát, thiên tai vv...Vì vậy, việc đánh giá mức độ giảm nghèo
cần đƣợc xem xét trong một không gian và thời gian nhất định.
Đối với nƣớc ta hiện nay tình trạng nghèo đói là do nền kinh tế nƣớc ta
đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang
nền kinh tế hiện đại. Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độ
sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong khi đó
trình độ sản xuất mới, tiên tiến chƣa đóng vai trò chủ đạo nên dẫn đến có sự
giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cƣ.
Ở góc độ quốc gia: Giảm nghèo ở nƣớc ta chính là quá trình chuyển đổi
trình độ sản xuất cũ lạc hậu còn tồn tại sang trình độ sản xuất mới cao hơn.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình giúp ngƣời nghèo có
khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên
cơ sở đó để họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bƣớc thoát ra khỏi tình
trạng nghèo đói.
1.1.2.4. Khái niệm về giảm nghèo bền vững
Để hiểu rõ khái niệm giảm nghèo bền vững thì trƣớc hết chúng ta phải
hiểu thể nào là phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm
đáp ứng những nhu cầu của hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [18]. Phát triển bền vững là sự phát triển
hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên
để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại


13

nhƣng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để
phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lƣợng cuộc sống của
các thế hệ trong tƣơng lai. Phát triển bền vững là một vấn đề có tính tổng thể

có nghĩa là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.
Nhƣ vậy, nội dung của giảm nghèo bền vững là một trong những nội dung
của phát triển bền vững, nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và môi
trƣờng. Vấn đề giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hƣởng
đến phát triển bền vững của mỗi địa phƣơng.
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng: “giảm nghèo bền vững là việc giúp cho
các hộ nghèo có thu nhập ổn định để thoát nghèo và có các kỹ năng, kỹ thuật để
có khả năng ứng phó với những bất lợi xảy ra để không tái nghèo”. Giảm nghèo
bền vững còn có nghĩa là giảm nghèo một cách hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Tính chất bền vững ở đây đƣợc hiểu là những việc làm hôm
nay không làm phƣơng hại đến tƣơng lai, ngƣời nghèo sẽ thoát nghèo không chỉ
bằng các chính sách an sinh xã hội mà phải bằng các hoạt động hỗ trợ sinh kế, tự
thân thoát nghèo. Họ không chỉ trông chờ vào các chƣơng trình phúc lợi xã hội,
chƣơng trình dự án để thoát nghèo mà còn biết cách áp dụng để phát triển sản
xuất, thu nhập ổn định, cố gắng nỗ lực để không tái nghèo.
1.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo
Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá
dựa trên số lƣợng ngƣời nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống
mà phải căn cứ trên nhiều khía cạnh khác nhau:
Giảm nghèo bền vững nhìn theo khía cạnh thu nhập của người dân:
Giảm nghèo bền vững đó là thu nhập của ngƣời dân đạt mức 1,5 lần
chuẩn nghèo; Giảm nghèo bền vững là hoạt động hỗ trợ để ngƣời dân có ý chí


14

tự vƣơn lên tạo đƣợc nguồn thu nhập ổn định và đáp ứng những nhu cầu cơ bản
của con ngƣời; Giảm nghèo bền vững là không thuộc diện nghèo 3 năm trở lên.
Giảm nghèo bền vững nhìn dưới giác độ năng lực của người dân:

Ngƣời dân cần có khát vọng và đƣợc hƣớng dẫn cách làm ăn mới có thể
giảm nghèo bền vững; Trong nền kinh tế thị trƣờng, muốn thoát nghèo bền
vững thì ngƣời dân phải đƣợc và có khả năng tham gia vào "sân chơi" của thị
trƣờng; Muốn giảm nghèo bền vững thì ngƣời dân phải biết cách làm ăn và có
khả năng chống chọi với những rủi ro.
Giảm nghèo bền vững nhìn dưới góc độ xã hội:
Giảm nghèo bền vững chỉ đƣợc giải quyết khi duy trì quan hệ xã hội tốt,
ngƣời nghèo hết nghèo và vƣơn lên khá giả khi trong lúc khó khăn họ tìm đƣợc
sự giúp đỡ; Do tập quán nên phụ nữ ít đƣợc tham gia các hoạt động xã hội,
không tham dự tập huấn cách làm ăn.
Để đi đến nhận thức thống nhất về giảm nghèo bền vững, nghiên cứu
này xin đi từ quan niệm về giảm nghèo và quan điểm về bền vững. Nếu nhƣ
giảm nghèo đƣợc hiểu là kết quả từ sự nỗ lực của nhà nƣớc, cộng đồng và
ngƣời dân là cho ngƣời dân đạt mức sống vƣợt trên mức sống tối thiểu thì bền
vững đƣợc hiểu là có khả năng chống đỡ đƣợc hay có khả năng chịu đƣợc. Khi
kết quả từ những nỗ lực của nhà nƣớc, cộng đồng và ngƣời dân đạt đƣợc mức
sống cao hơn mức sống tối thiểu và có khả năng duy trì trên mức tối thiểu này
khi gặp (đối mặt) với các cú sốc, hay rủi ro thông thƣờng thì có thể giảm nghèo
là bền vững. Quan điểm này chỉ ra rằng để giảm nghèo bền vững không chỉ
dừng lại ở mức sống cao hơn mà còn đòi hỏi những điều kiện, yếu tố duy trì và
phát triển kết quả đó.
1.1.3. Nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững
Thứ nhất, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo, vùng nghèo.


15

Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng nhƣ các nƣớc
khác nhau lựa chọn phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Nhìn
chung các quốc gia đều căn cứ vào chỉ tiêu chính là thu nhập để đánh giá. Nhƣ

vậy, tăng thu nhập cho đối tƣợng nghèo là nội dung cần đƣợc quan tâm nhất đối
với công tác giảm nghèo.
Thứ hai, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển và dịch vụ công
đối với ngƣời nghèo, vùng nghèo.
Phần lớn ngƣời nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thƣờng là xa các trung tâm kinh tế và
dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác.
Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt, thiếu thông tin,
thiếu chợ đầu mối, thiếu vốn, đất sản xuất và thị trƣờng, giao thông đi lại khó khăn
Nghèo thƣờng gắn liền với dân trí thấp. Do nghèo mà không có điều kiện
đầu tƣ cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp thì không
có khả năng tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và
không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ, văn minh của nhân loại nên dẫn
đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo phải
nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho ngƣời nghèo là giải pháp có
tính chiến lƣợc lâu dài.
Thêm vào đó là phải tạo điều kiện để giúp ngƣời nghèo tiếp cận có hiệu
quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ vv... Hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc
sức khỏe tốt hơn, hạn chế đƣợc bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao
động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trƣởng và phát triển.
Thứ ba, giảm thiểu sự tổn thƣơng cho ngƣời nghèo để giảm nghèo
mang tính bền vững.


16

Trong thực tiễn ngƣời nghèo rất dễ bị tổn thƣơng giảm nghèo có tình
trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thoát nghèo một thời
gian do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: gặp thiên tai, tai nạn, rủi ro trong

sản xuất, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát
triển vv...
Vì vậy, nhiệm vụ của công tác giảm nghèo không chỉ hỗ trợ để ngƣời
nghèo vƣợt qua ngƣỡng cửa nghèo một cách thụ động mà phải có giải pháp
tích cực để bản thân ngƣời nghèo chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo vững
chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. Đồng thời Nhà nƣớc phải có chính
sách, giải pháp giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trƣởng và giảm
nghèo. Trong những trƣờng hợp cần thiết phải có sự trợ giúp kịp thời để họ
vƣợt qua sự biến động của cuộc sống. Phải xây dựng chiến lƣợc giảm nghèo
dài hạn và chiến lƣợc này phải đƣợc đặt trong tổng thể chiến lƣợc phát triển
KT-XH chung của quốc gia, địa phƣơng.
Thứ tư, giảm nghèo trƣớc hết phải ƣu tiên các đối tƣợng chính sách,
vùng cách mạng, gắn giải quyết vấn đề kinh tế với chính trị - xã hội.
Ở nƣớc ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bƣớc phát triển
vƣợt bậc, đời sống của đa số dân cƣ đƣợc cải thiện; công tác giảm nghèo đã
thu đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mức sống của ngƣời dân vẫn
cũng thấp, phân hóa thu nhập có xu hƣớng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân
cƣ vẫn sống nghèo đói. Trong đó có một số vùng cách mạng, vùng dân tộc ít
ngƣời vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hội nhập cộng đồng và không đủ sức
tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp
giảm nghèo tập trung cho đối tƣợng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mục
tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.


×