Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây của các hộ nông dân trên dịa bàn xã việt hùng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.29 KB, 126 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp - nông
dân và nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn. Nông
nghiệp phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống
vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo
chiều hướng lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào
sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Nghị quyết TW 7 đã
nêu rõ: “Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, đội ngũ trí thức với nông
dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; có chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh
nghiệp, trí thức về nông thôn, đóng góp tích cực và có hiệu quả cho quá trình phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo đường lối của Đảng”. Trên tinh thần
đó, để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho
người dân thì tăng cường các mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng.
Mục đích liên kết là để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đủ
sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, tạo ra môi
trường kinh doanh lành mạnh, an toàn trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Các quan hệ liên kết rất đa dạng và phong phú, mỗi một mối liên kết lại có vai trò
khác nhau khi được áp dụng vào quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.
Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đặt ra nhiều vấn đề: Mâu
thuẫn giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn thường xuyên xảy ra, phía chịu thiệt
thòi nhất là nông dân. Doanh nghiệp hoạt động thu mua nông sản thì thường thu
mua sản phẩm với giá cả và số lượng không ổn định. Tuy nhiên, lại có những
doanh nghiệp cần thu mua nông sản với số lượng lớn và ổn định thì nông dân lại
không đủ điều kiện cung ứng (do cách sản xuất nhỏ lẻ); việc cung ứng giống cây
trồng – vật nuôi chất lượng tốt chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì vậy, nhiều địa
1


phương đã gặp thất bại khi thực hiện các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ


nông sản phẩm.
Trong những năm gần đây xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh đã có những bước đi đúng hướng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất. Trước năm 1999, hầu hết diện
tích đất nông nghiệp của xã đều tập trung sản xuất 2 vụ lúa. Tuy nhiên từ
năm 1999 trở lại đây, Việt Hùng đã đưa cây khoai tây vào canh tác trong
vụ đông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao thu nhập cho
người dân. Hiện nay, ngoài hai vụ lúa với 960 ha, hàng năm xã gieo trồng
khoảng 430 ha rau màu, trong đó diện tích khoai tây chiếm trên 300 ha.
Việt Hùng đã trở thành xã sản xuất khoai tây lớn nhất Miền Bắc (Báo Bắc
Ninh, 25/01/2008). Với năng suất bình quân khoảng 15 tấn/ha, giá thu
mua như vụ đông 2007-2008, mỗi ha trồng khoai tây có thu nhập 40-45
triệu đồng (Báo Bắc Ninh, 25/01/2008). Một trong những yếu tố góp phần
tạo nên thành công này là do đã có sự hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Nhưng sự liên kết đó như thế nào và được thực hiện ở
các khâu nào của quá trình sản suất và tiêu thụ? Cơ chế, nội dung liên kết
ra sao? Các hộ nông dân và các tác nhân tham gia liên kết đó được những
lợi ích gì? Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ở đây đã có những tác
động đến việc sản xuất khoai tây như thế nào? Đâu là những vấn đề cần
hoàn thiện trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm? Cần phải có
những giải pháp gì để phát triển các mối liên kết đó trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm khoai tây ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh nói
riêng và sản xuất nông nghiệp trong cả nước nói chung? Nhằm góp phần
trả lời những câu hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối
quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây của các hộ nông dân
trên dịa bàn xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.

2



1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Phân tích các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây
ở xã Việt Hùng, huyên Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường các mối liên kết, thúc đẩy sản xuất khoai tây trên địa bàn xã.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn cơ bản về các mối liên kết
kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm.
+ Phân tích mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây ở
xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các mối quan hệ liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây ở xã Việt Hùng, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận, thực tiễn về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ khoai tây, với chủ thể là các hộ trồng khoai tây, các đơn vị bảo quản và
chế biến, các đơn vị cung cấp đầu vào và các cá nhân, tổ chức thu gom khoai
tây trên địa bàn xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải
pháp để phát triển các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây.
 Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu tại các hộ trồng khoai tây, cơ
sở thu gom, bảo quản và chế biến khoai tây. Đề tài được thực hiện trên địa
bàn xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
 Về thời gian

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 24/01/2010 – 20/05/2010.
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy
từ năm 2007 – 2009.
3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số lý luận cơ bản về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm
a) Các khái niệm về liên kết
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh ‘‘integration’’ mà trong hệ
thống thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập
của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây, khái niệm này được
biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây
là một số quan điểm về liên kết kinh tế:
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến
tri thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt
động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật
của nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các
hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân
công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên
kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau” [19].
David. W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng
“Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền
kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp
với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá
trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”

[4].
Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình
thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh
tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng
có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác
4


tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể
tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các
ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”
[18].
Trong các văn bản của nước ta thì liên kết kinh tế được hiểu là các hình
thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc
và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh
doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Trong các văn bản của nhà nước ta mà cụ thể là trong quy định ban
hành theo Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết là những
hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau
bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản
xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh
tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động
của mình để thực hiện [10].
Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế
khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện
mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội
chung [9].
Tổng hợp những khái niệm trên có thể tóm lược: “Liên kết kinh tế là

các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt được
lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp dồng đã ký kết với
những thoả thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc
bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.
b) Mục tiêu của liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các
hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến

5


hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác
nhiều hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản
lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của
các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước.
Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản
lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi
ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau những khoản lợi nhuận cao nhất.
Liên kết kinh tế giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và
quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản
lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin v.v…
Các hoạt động này được ghi thành hợp đồng kinh tế [10]
c) Phương thức liên kết kinh tế
Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một
ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số
công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết
theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến
nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường

mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước đó,
đồng thời bán sản phẩm cho các tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của
liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể giảm
đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian[7].
Liên kết theo chiều ngang (Liên kết giữa các tác nhân hoạt động trong
cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm
chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể
thong qua hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như hiệp hội khoai tây… Các
cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và

6


thong qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này có thể hạn
chế được sự ép giá của cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường [16].
Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi
thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên
kết có những ưu điểm riêng của nó.
e) Nội dung liên kết kinh tế
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết
kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác
nhân rất đa dạng, gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang đan xen lẫn nhau. Cơ
chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất từ
sản xuất đơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hoá và mức độ phức tạp của việc
cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ quan hệ chặt chẽ
giữa các tác nhân khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sơ đồ 2.1 Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân


kết các tác nhân trong quá trình sản xuất và
Sự thoả thuậnHình
hay thức
cam liên
kết giữa
Liên kết theo chiều dọc
tiêu thụ sản phẩm thể
hiện
hợpchiều
tác giúp
đỡ nhau vì lợi ích chung cho cả hai
Liên
kếtsự
theo
ngang
bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng và phát triển của cả hai
Cơbên.

kết phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu
Các cam kết,Khâu
thoảliên
thuận
sởđãi này
sở
Vốn, cơ sở vật chất
B
A xây dựngSản
phải được
thông
xuấtqua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và

Tiêucầu
thụthị trường.
dựa trên quan hệ cung
Các thoả thuận,
camliên
kết kết
phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực
Cơ chế
Hợp
đồng
kinh
tế nếu một bên không thực hiện đúng, đủ
hiện cam kết và các
hình
thức
phạt
Thoả thuận miệng
theo thoả thuận, cam
mối liên kết này thể hiện thông qua các hình
Muakết.
bánCác
tự do
thức liên kết với các nội dung như sau:
• Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán tự do trên thị trường là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng và chất lượng hàng

7



hoá mình cần, còn người bán khi thoả thuận được giá cả sẽ bán và thu được
tiền mặt đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực hiện
trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Bất kỳ bên mua hoặc bên bán hàng hoá
nào, nếu thoả thuận được với nhau thì hoạt động giao dịch được diễn ra. Thị
trường có vai trò định giá [14].
Thị trường tự do phản ánh quan hệ cung cầu của thị trường, do đó trong
một số trường hợp thương mại thị trường tự do không cho hiệu quả khi nó gây ra
các khó khăn trong điều hành hoạt động của thị trường và giữa các tác nhân.
Những nhu cầu về sự khác biệt sản phẩm từ cấp độ sản xuất đã đặt áp
lực lên các mối quan hệ thị trường tự do và có thể dẫn tới hình thức liên kết
dạng hợp đồng giữa các giai đoạn chủ chốt trong hệ thống thị trường hoặc
hình thức hợp nhất dọc (Barry, 1992).
• Hợp đồng miệng (Thoả thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản
giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc
nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất
lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng
miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác
nhân tham gia hợp đồng. hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác
nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, an em ruột thịt, bạn bè, ….), hoặc giữa
các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau
mà trong quá trình hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng
tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác.
Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên
tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá. Hợp đồng miệng cũng
có thẻ hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ
và các giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng bằng văn bản, thì hợp đồng miệng
lỏng lẻo và có tính pháp lý thấp hơn.
• Hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng)


8


Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là sự thoả thuận giữa nông
dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm
trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên kết theo hợp đồng là
quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua
nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002), liên kết dạng hợp đồng là hình thức một
công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định
trước khi mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ
sự điều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý,
những giao dịch này cói thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số
lượng nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được
thoả thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia
sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng [1] [2].
Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng tín
dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật... và hộ theo các hình thức:
- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và nua lại nông sản
hàng hóa.
- Bán vật tư mua lại sản phẩm.
- Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư,
thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn...
- Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó hộ
được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê, bán lại sản phẩm cho doanh
nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp [17].
f) Hình thức liên kết kinh tế
- Liên kết sản xuất: Là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng không
thay đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể.

Thường thì hình thức liên kết chỉ thực hiện ở một số khâu hay lĩnh vực nào đó
của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Liên kết giữa nông dân trồng KT

9


và nhà máy chế biến thì hai bên phải có nghĩa vụ mua và bán số KT theo hợp
đồng đã kỹ kết dù cho thị trường có biến động như thế nào đi nữa [16].
- Liên doanh sản xuất: Là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia. Các
bên tham gia hùn vốn sẽ là các thành viên của doanh nghiệp liên doanh, có quyền
hạn trong quản lý doanh nghiệp, được hưởng lợi nhuận và rủi ro theo số vốn đóng
góp. Sau khi hùn vốn kinh doanh có thể có những thay đổi sau: Thường thì dẫn
đến hình thành các doanh nghiệp mới nhưng cũng có thể không hình thành doanh
nghiệp mới mà chỉ đổi mới phương thức hoạt động của doanh nghiệp cũ [16].
- Liên hiệp hóa sản xuất: Là kiểu liên kết ở mức độ cao theo chiều dọc,
chiều ngang theo một tổ chức thống nhất. Nói cách khác, sự liên kết này vừa làm
chủ thị trường, vừa làm dây truyền sản xuất ở mức độ cao, được thể hiện như:
Xí nghiệp liên ngành: Là hình thức liên kết dọc giữa 2 khâu sản xuất và
chế biến thành một tổ chức thống nhất hoặc liên kết giữa sản xuất với vận
chuyển để tiêu thụ sản phẩm.
Liên hiệp các xí nghiệp ngành là kiểu quản lý ngành ở phạm vi vùng
hay toàn quốc. Nó là kiểu liên kết ngang nhằm liên kết các xí nghiệp độc lập
trong toàn ngành. Các liêp hiệp xí nghiệp có chức năng vừa quản lý kinh tế
vừa quản lý kỹ thuật. Hình thức này có tác dụng lớn trong phối hợp phát triển
ngành hay vùng và giải quyết các vấn đề mà mỗi xí nghiệp không tự giải
quyết được như quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hay các công trình đầu
tư... [16].
g) Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục những bất lợi về quy mô
Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh

(hộ, HTX, doanh nghiệp) đều thực hiện một chuỗi các hoạt động từ cung cấp,
dịch vụ đầu vào và đầu ra; mỗi cung đoạn lại có những đầu vào khác nhau,
quy trình công nghệ khác nhau và mang tính đặc thù, hơn nữa để sản xuất một
loại sản phẩm đầu ra nào đó lại yêu cầu chủng loại vật tư, nguyên liệu đầu vào
khác nhau mà bản thân đơn vị sản xuất (hộ, HTX, doanh nghiệp) không tự sản

10


xuất ra tất cả, mà đó là kết quả của quá trình phân công lao động, liên kết hợp
tác của hai hay nhiều bên nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí sản
xuất và chủ động, ổn định sản xuất kinh doanh.
Trong một chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi hộ, cơ sở đều
có một hoặc một số lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên
biệt. Bên cạnh những hoạt động chính, còn một loạt các hoạt động phụ mà
bản thân cơ sở không thể thực hiện được, nhưng nó lại không thể thiếu đối với
cả chuỗi dây chuyền chính. Ví dụ, trong sản xuất khoai tây người ta sử dụng
các vật tư nông nghiệp chính là giống, phân đạm, thuốc BVTV… Các vật tư
này nằm ở nhiều vùng miền khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau đang quản
lý; người ta sẽ vận chuyển các vật tư này đến các nơi trồng khoai tây. Tại đây,
người sản xuất sẽ sử dụng các vật tư nông nghiệp này để sản xuất ra sản
phẩm. Các sản phẩm này là kết quả hoạt động của nhiều lĩnh vực, nhiều chủ
thể khác nhau mà mỗi hộ, doanh nghiệp khó có thể đảm nhận hết, hơn nữa
nếu có làm được thì ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các
liên kết giúp các hộ, doanmh nghiệp khắc phục hạn chế về quy mô và lĩnh
vực hoạt động theo hướng hiệu quả hơn. Hình thức kinh doanh này xuất hiện
từ lâu và hiện đang rất thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với những thay đổi
của thị trường.
+ Nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, điều đó buộc các nhà sản xuất

vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, vừa phải tìm cách
đa rạng hoá sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của
thị trường thì cần phải có thông tin và có đủ khả năng triển khia nhanh các
phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho nhà sản xuất
đạt được điều đó.
+ Liên kết kinh tế giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thể hiện
thông qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất,
thông qua hình thức đại lý bán hàng. Hình thức liên kết này, các cửa hàng

11


kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho người sản
xuất. Và nhờ đó, sản phẩm sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng
hơn, kịp thời hơn.
+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ có thể tiếp cận nhanh chóng với
các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các
trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.
Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc đẩy liên kết kinh tế. trong
thực tế, khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của
một hộ, một cơ sở hay doanh nghiệp, thì buộc các hộ phải tìm cách liên kết với
các đối tác khác để tìm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, kể cả việc tiến hành đặt
gia công sản xuất ở bên ngoài những phụ kiện phục vụ cho sản phẩm chính
của mình.
- Liên kết kinh tế giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Phát triển sản xuất là một quá trình vận động không ngừng, tích tụ tập
trung rồi lại chia tách, sáp nhập để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và
phù hợp với khả năng nội tại của doanh nghiệp nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cao nhất, mà lại giảm thiểu được rủi ro. Quá trình đó diễn ra thực chất
là thông qua các hoạt động liên kết kinh tế.

Đứng trước một cơ hội sản xuất lớn, nhiều khi vượt quá khả năng sản
xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu
doanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án dẫn đến hiệu quả
thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này, nhiều doanh nghiệp đã
biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia
thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo
năng lực của từng doanh nghiệp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án
chỉ phải chịu một phần rủi ro nếu có.
Ở một khía cạnh khác, hai doanh nghiệp trước đây là đối thủ cạnh tranh
của nhau, cạnh tranh trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường,

12


đến nay để giảm thiểu rủi ro cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để
phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền.
Như vậy Nhà nước cần khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phục vụ nhu cầu
đa dạng của xã hội nhưng mặt khác, Nhà nước cũng cần có giải pháp chính
sách quản lý vĩ mô nhằm hạn chế độc quyền dẫn đến lũng đoạn thị trường và
lũng đoạn nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của
dân cư.
d) Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế
Để các chủ thể tham gia liên kết đạt được mục tiêu phát triển bền vững
các liên kết kinh tế phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
1. Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh:. Đây chính là mục tiêu của mọi
hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi các
phương thức sản xuất của từng thành viên khi ra nhập tổ chức kinh tế hợp tác
nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khác phải đạt mục
tiêu hiệu quả.

2. Liên kết phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tham gia của
các bên. Các liên kết chỉ thành công và hiệu quả khi được xây dựng trên cơ sở
tự nguyện của các bên tham gia để giải quyết những khó khăn hoặc tìm kiếm
lợi ích cao hơn thông qua liên kết. Chỉ khi tự nguyện tham gia, các chủ thể
liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại của mình, xây dựng nên mối quan
hệ hiệu quả, bền chặt vì lợi ích chung đồng thời đem hết khả năng cùng chịu
trách nhiệm về những thất bại hay rủi ro trong liên kết. Mọi liên kết kinh tế
được thiết lập mang tính hình thức hay là kết quả của những quyết định mang
tính chủ quan, áp đặt sẽ không thể tồn tại và không thể đem lại lợi ích cho các
bên tham gia.
3. Các bên tham gia được dân chủ, bình đẳng trong các quyết định
của liên kết. Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự
đóng góp của các chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có quan hệ chặt

13


chẽ đến lợi ích của chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành,
giám sát và phân phối lợi ích trong liên kết không có nghĩa là cào bằng
quyền lợi và trách nhiệm mà trên cơ sở những đóng góp của mỗi bên. Để
có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định của liên kết phải đảm bảo tính
công khai, minh bạch và được thực hiện thông qua một cơ chế điều phối
chung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm
2.1.2.1 Các yếu tố từ hộ sản xuất

Đối với người sản xuất do trình độ hiểu biết còn hạn chế về liên kết, về
hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi trước mắt mà

không nhìn lâu dài. Họ sợ sự rằng buộc về mặt pháp luật khi kí kết hợp đồng.
Mặt khác, có những hộ sản xuất mặc dù đã kí hợp đồng tiêu thụ với doanh
nghiệp nhưng nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán, thậm chí một số hộ nhiều
nông dân trên cùng một diện tích và sản lượng lại kí hợp đồng tiêu thụ dẫn đến
tình trạng phá vỡ hợp đồng, làm các công ty không chủ động được nguyên liệu.
Một yếu tố ảnh hưởng nữa là mặc dù công ty tạo điều kiện cho người
dân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua phân bón, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp
nông dân không “chung thuỷ” với công ty sẵn sàng bán cho công ty khác khi
họ trả giá cao hơn.
Một thực tế khó khăn ảnh hưởng đến sự liên kết giữa công ty và hộ sản
xuất đó là hộ sản xuất luôn muốn chất lượng hàng hoá của mình là cao trong
khi đó thực tế lại không đạt như vậy. Vì vậy, dẫn đến tình trạng xảy ra các
mâu thuẫn trong thu mua giữa công ty và hộ sản xuất không bán theo hợp
đồng với công ty mặc dù công ty đã đầu tư ban đầu (hộ sản xuất sẵn sàng đi
đến với các công ty và cơ sở sản xuất khác mà hộ không kí kết).
Sản xuất của hộ vẫn tự phát, không tập trung, quy mô kinh tế của hộ rất
nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa. Đã
14


thế tư tưởng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như hộ không
giám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng mà quyền lợi
mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.
Như vậy, nhận thức của liên kết sản xuất của hộ rất kém, các lý do
chính trên là làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất
của hộ được hiệu quả hơn cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên.
2.1.2.2 Các yếu tố từ doanh nghiệp

Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn

tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho
nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ với nông dân... nhất là vào thời điểm
chính vụ nông sản.
Chế tài mà công ty đưa ra để sử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng có hiệu
lực chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn
xảy ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm mà giá hơn giá thị trường.
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng
nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương, với hộ
nông dân chưa cao.
2.1.2.3 Các yếu tố từ đơn vị cung ứng dịch vụ kỹ thuật

Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnh
hưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ. Tổ chức khoa học giữ vai trò rất
quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng
dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảm
chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ
động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong việc triển khai các
chương trình, dự án nghiên cứu. Ngay cả những hợp đồng được kí kết thông
qua hoạt động liên kết thì quyền lợi vật chất của các cơ quan khoa học hay
các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng.
15


2.1.2.4 Các yếu tố từ nhà nước

Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản
xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền ít có vai trò trọng
tài để giải quyết.
Vai trò, chức năng về trung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn

hạn chế do chính sách và do bản thân chính quyền (nhất là chính quyền cấp
cơ sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm là trọng tài để giải quyết
các vấn đề ảnh hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để tự
cơ sở chế biến và hộ sản xuất thoả thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.
Chưa xác định rõ về sự rằng buộc, trách nhiệm, lợi ích giữa các bên
tham gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất là khi cơ sở chế biến
vi phạm hợp đồng.
Chính sách chưa thật sự đi sát với người sản xuất nông sản, còn ở dạng
chung chung khiến cho hộ nông dân gặp khó khăn trong khi vận dụng vào liên kết.
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên khi tham gia
liên kết và chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vững
trong sản xuất nông sản và muốn có một quá trình liên kết bền vững thì cần
giải quyết tốt những yếu tố ảnh hưởng trên.

2.1.3 Một số vấn đề chú ý về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây
2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây.

a) Đặc điểm kỹ thuật
Cây khoai tây vốn là một cây ưa lạnh có nguồn gốc ở vùng cao nhiệt
đới (từ 1000 m trở lên). Trải qua quá trình chọn lọc và thuần hoá, nó có thể
được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau bao gồm các vùng ôn đới, á nhiệt đới
và nhiệt đới với các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác nhau từ vùng đồng
bằng đến vùng núi cao (Struik and Wiersema, 1999). Cây khoai tây là một loại
cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, khoai tây là
cây vụ đông quan trọng trong công thức luân canh Lúa Xuân - Lúa mùa sớm Khoai tây.
16


+ Củ khoai tây có dạng tròn, vỏ củ màu vàng, ruột củ vàng, mắt củ có
khả năng chống lại sự va chạm từ bên ngoài.

+ Khoai tây có đặc điểm dễ trồng và dễ chăm sóc, thích hợp với loại
đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới tiêu nước, tốt
nhất là ruộng luân canh với lúa nước
+ Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày. Thông
thường trồng khoai tây vào vụ đông từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời vụ
trồng khoai tây:
- Vụ sớm: trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.
- Vụ chính: trồng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối
tháng 1, đầu tháng 2.
- Vụ Xuân: trồng vào tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3.
b) Đặc điểm kinh tế
Khoai tây là một loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng
ngắn(từ 80 - 100 ngày): Ở Đồng bằng Sông Hồng có mùa đông lạnh rất thích
hợp để trồng khoai tây, Cây khoai tây trở thành cây vụ đông không thể thiếu ở
miền này, bởi trong ba tháng mùa đông, trồng cây lúa hay bắp đều không có
hiệu quả kinh tế, không cho năng suất cao được như khoai tây vốn thích
hợp với khí hậu lạnh lẽo. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho
thấy việc trồng và chăm sóc khoai tây rất dễ, khi bảo đảm đủ các yếu tố như
khâu giống, làm đất, bón phân...sẽ cho năng suất rất cao từ 15 - 30 tấn
củ/ha/vụ.
Sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Trên thế giới, cây khoai tây được coi
là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và
ngô (Steveson, Loria, Frane và Weingartner, 2001) do giá trị của khoai tây có
giá trị dinh dưỡng rất cao nên được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Tất
cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu thiết yếu là tiêu dùng lương thực,
thực phẩm, trong khi đó các nước phát triển thường chú trọng đến phát triển

17



các ngành công nghiệp, dịch vụ nên việc sản xuất nông nghiệp thường không
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, làm cho cán cân cung - cầu luôn mất thăng
bằng, điều đó có lợi cho người sản xuất.. Nông dân trồng khoai tây có thu
nhập cao hơn 30,8% so với những hộ không trồng khoai tây. Cây Khoai tây
còn có tác dụng cộng hưởng làm lợi cho các hoạt động nông nghiệp khác như
như chăn nuôi lợn và trồng lúa cũng có hiệu quả hơn. Do luân canh lúa với
khoai tây đã làm: năng suất lúa tăng thêm 15%, giảm 100% phân bón vụ xuân
và 30% phân bón vụ mùa, giảm 14-24% chi phí lao động và giảm 24-46% chi
phí làm đất (do dất tơi xốp và màu mỡ hơn) (Đỗ Kim Chung, 2003). Kết quả
là, hộ trồng khoai tây có thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi cao hơn so với
những hộ không trồng khoai tây (Đỗ Kim Chung, năm 2003) . Năng suất bình
quân của khoai tây hiện nay khoảng 15 tấn/ha, mỗi ha trồng khoai tây cho thu
nhập 50-55 triệu đồng (Nguồn: Báo Bắc Ninh, 25/01/2010). Đặc biệt đối
tượng tiêu dùng của thị trường khoai tây rất rộng lớn, Điều đó cũng thúc đẩy
các hộ nông dân phát triển sản xuất khoai tây cung cấp cho thị trường, tạo
công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân.
2.1.3.2 Một số chú ý về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây
Trong thực tế để duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết luôn là một
vấn đề khó và chịu nhiều yếu tố tác động bởi nhiều những mâu thuẫn, bất cập
trong qua trình triển khai thực hiện giữa tác nhân cung cấp với tác nhân thu mua.
Mục tiêu lựa chọn đối tác mua là phải thuận tiện, giá cả phải cao, ổn định song
thực tế trong liên kết kinh tế muốn ràng buộc trách nhiệm hai bên thì các tác nhân
phải có hợp đồng ký kết, số lượng thường cố định, giá cả thường không được như
mong đợi.
Mục tiêu lựa chọn đối tác cung cấp đầu vào là sản phẩm phải có chất
lượng tốt, giá cả phải chăng, ổn định về số lượng. Trong thực tế, mặt hàng

18



tôm lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố, nên chất lượng số lượng thường không
ổn định, giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra thường xuyên biến động.
Liên kết trong tiêu thụ thì phải chú ý đến việc bảo quản KT do đặc
điểm củ KT dễ bị trầy vỏ, xây xát nên phải chú ý đến khâu vận chuyển và
đóng gói để tránh làm củ KT bị xấu mã dẫn đến phải bán với giá thấp.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm trên thế
giới
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm giữa các tác nhân có
thề diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên
thế giới cho thấy đây là mô hình đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt
là hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát
triển điển hình như là ở Trung Quốc, Kenya...
2.2.1.1 Ở Trung Quốc

Sản lượng chè của Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới.
Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển
rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này đã khuyến khích các thành phần
công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc
gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh
nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà
khoa học trong các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất
của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất thực hiện nhất thể hoá sản xuất - chế biến- tiêu thụ, đưa sản xuất nông
nghiệp phát triển theo hướng quy mô hoá, chuyên môn hoá và thâm canh hoá.
Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hoá:
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là
doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình


19


thức ký hợp đồng, khế ước,cổ phần... rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản
xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông
sản định hướng sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn
định cho doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và
nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các
thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân
yên tâm sản xuất.
Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: Các tổ chức hợp tác
nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh
doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như
chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.
Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: Đây là hình thức
chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ... Giữa
các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt
nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các
chợ công ty này tác động hướng dân nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ
đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.
2.2.1.2 Ở Kenya
Kenya là nước sản xuất chè đứng thứ tư trên thế giới vào năm 2006. Ở
đây, chè là nguồn đổi ngoại tề mà Kenya kiếm được. Vào năm 2002, chè
chiếm khoảng 20% GDP nông nghiệp của Kenya. Sản xuất chè của Kenya
được mở rộng với tốc độ nhanh. Năm 1963, Kenya đã sản xuất được 18 tấn và
đến năm 2000 đã sản xuất được 260.000 tấn và đạt được 350.000 tấn vào nằm
2005. Có được năng suất và sản lượng cao như vậy là do nhà nước Kenya tạo
mặt bằng cho các doanh nghiêp sản xuất và đóng gói sản phẩm, tăng diện tích

trồng chè cho nông dân, quy hoạch đồn điền đổi thửa, định hướng chuyển

20


dịch phù hợp, giới thiệu cho nông dân các mô hình sản xuất mới hiệu quả
cao...Cùng với những chính sách khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp yên tâm
đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất...Ví dụ: Chính sách khi doanh nghiệp đọng
vốn do nông dân mất mùa chưa trả được nợ, chính sách khấu trừ thuế VAT,
đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân.
Để doanh nghiệp gắn bó lâu dài với nông dân nhà nước tạo điều kiện
cho doanh nghiệp áp dụng cơ chế lãi với nông dân (việc này có thể thực hiện
trước khi đánh thuế thu nhập), đồng thời cho phép doanh nghiệp thành lập
quỹ hỗ trở rủi ro do thiên tai và rớt giá. Doanh nghiệp ngoài việc sử dụng
thành tựu khoa học và công nghệ chung của xã hội, họ còn mua các nghiên
cứu khoa học của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, nhằm đạt
hiệu quả cao trong sản xuất và kinh doanh của mình.

2.2.2 Quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm ở Việt
Nam
2.2.2.1 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển các mối quan
hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm
- QĐ 80/2002/TTg của Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Quyết định 80 và và việc liên kết 4
nhà là một chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển bền vững, là thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, tiến tới nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại
- Chỉ thị 25/2008/TTg: Việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng
- Thông tư số 77/2002/TT-BNN ngày 28/8/2002 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản.
- Thông tư số 04/2003/TT-BTC: Hướng dẫn một số vấn đề về tài chính
thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua

21


hợp đồng: Hỗ trợ về đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, về tín dụng đầu
tư phát triển nhà nước, hỗ trợ tài chính vùng khó khăn, hỗ trợ chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về chính sách thuế, hỗ trợ xuất khẩu và xúc
tiến thương mại
- Nghị Quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 38/HĐBT ngày 10 tháng 4
năm 1989 “liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ” Quy định về
liên kết kinh tế giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế kinh doanh sản xuất, lưu
thông dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02
tháng 01 năm 2001” về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối
với các dự án phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án phát
triển nông nghiệp”.
2.2.2.2 Thực trạng về quan hệ liên kết trong sản xuất tiêu thụ nông sản phẩm
ở Việt Nam
a) Đối với khoai tây
Từ chỗ phải nhập khẩu khoai tây, bây giờ khoai tây trở thành cây trồng
trong các tháng vụ đông ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và trồng quanh năm
ở nhiều nơi của tỉnh Lâm Đồng. Trong tương lai không xa, Việt Nam có thể
xuất khẩu khoai tây.
Qua một dự án phát triển khoai tây của Đức năm 2000 cho thấy các
tháng mùa đông lạnh ở Đồng bằng Sông Hồng có thể trồng khoai tây, Chính
phủ Cộng hoà Dân chủ Đức trước đây đã cung cấp giống giúp nông dân phía

Bắc. Cây khoai tây trở thành cây vụ đông không thể thiếu ở miền này, bởi
trong ba tháng mùa đông, trồng cây lúa hay bắp đều không có hiệu quả kinh
tế, không cho năng suất cao được như khoai tây vốn thích hợp với khí hậu
lạnh. Năm 2000, Chính phủ Đức, thông qua tổ chức hợp tác hỗ trợ kỹ thuật
GTZ đã hỗ trợ Việt Nam bốn triệu euro cho dự án mang tên "Thúc đẩy sản
xuất khoai tây ở Việt Nam" như một cách nối tiếp sự giúp đỡ của Đông Đức

22


trước đây, được thực hiện ở tám tỉnh, thành phía Bắc. Dự án chia làm nhiều
giai đoạn mà giai đoạn hai kết thúc với mục tiêu hỗ trợ nông dân kỹ thuật
trồng khoai tây thương phẩm, nhân giống khoai tây sạch bệnh. Giai đoạn ba
kéo dài tới năm 2009, trong đó tính tới chuyện đưa ra mô hình liên kết bốn
nhà, gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà thu mua và chế biến thành chuỗi
liên hoàn, đồng thời hình thành hiệp hội khoai tây. Dự án còn đặt tham vọng
xa hơn là đưa khoai tây trở thành cây nông sản có tiềm lực của Việt Nam.
Khó khăn nhất của nông dân trồng khoai tây ở miền Bắc là khâu giống.
Do giống nhập khẩu từ châu Âu dù có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt,
nhưng lại quá đắt đỏ với túi tiền của nông dân vốn đang sản xuất còn manh
mún. Trong khi đó, khoai tây của Trung Quốc dù năng suất thấp, hay nhiễm
bệnh và lẫn lộn giữa khoai tây giống với khoai tây thương phẩm nhưng giá lại
rẻ, dễ tìm kiếm trên thị trường. Trước năm 2000, gần như toàn bộ diện tích
khoai tây ở miền Bắc, trồng bằng giống khoai tây nhập tiểu ngạch trôi nổi từ
Trung Quốc.
Dự án nói trên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, là hỗ trợ cho chính các nhà khoa học, công ty sản xuất giống và nông
dân Việt Nam tự liên kết với nhau để nhân giống khoai tây sạch bệnh và tự
mình phát triển khoai tây với kỹ thuật sản xuất được trang bị đầy đủ.
Khoai tây giống của dự án bán cho nông dân khi vào vụ đông với giá chỉ

bằng 75% giá khoai tây giống nhập từ châu Âu. Mục tiêu của dự án là có 3.000
héc ta khoai tây thương phẩm, xấp xỉ 10% diện tích khoai tây của miền Bắc
được trồng theo kỹ thuật và giống do dự án cung cấp vào năm nay.
Tuy nhiên, dự án đã thúc đẩy diện tích khoai tây ở miền Bắc tăng lên
mạnh mẽ, từ 20.000 héc ta lên hơn 35.000 héc ta hiện nay, tập trung nhiều ở
Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Năng suất khoai tây cũng được cải thiện
rõ rệt, bình quân tăng từ 11 tấn lên 13 tấn/héc ta, nhiều nơi có năng suất 18-20

23


tấn/héc ta. Nhưng quan trọng nhất, dự án đã góp phần thay đổi tập quán sử
dụng giống, kỹ thuật trồng khoai tây của nông dân.
Ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đã lập ra tổ liên kết sản xuất và tiêu
thụ khoai tây. Chẳng hạn, mô hình tổ liên kết với 11 nông dân ở thôn Nghiêm
Xá, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh chỉ trong năm 2004 đã đưa ra
thị trường 5.000 tấn khoai tây, chiếm 60% sản lượng khoai tây của huyện Quế
Võ.
Giờ đây, khoai tây Việt Nam không chỉ bán cho tiêu dùng trong nước
mà thương nhân còn mang khoai tây của các tỉnh phía Bắc sang bán ở Lào,
Campuchia, xuất khẩu chính ngạch sang Singapore nhưng sản lượng chưa
đáng kể.
b) Đối với nông sản phẩm khác ngoài khoai tây
Nhằm phát triển các vùng nguyên liệu bền vững tại nhiều địa phương
thì nhiều mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm của các
hộ nông dân đã xuất hiện. Với mục đích là để có được những sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra môi trường
kinh doanh lành mạnh, an toàn trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế quốc tế
thì việc liên kết bốn nhà là vô cùng quan trọng. Điển hình một số nơi đã thực
hiện thành công mô hình này như: Bắc Ninh, Quảng Trị,...

- Tại Bắc Ninh
Nhà máy chế biến cà chua cô đặc Hải Phòng đã phối hợp với Hợp tác
xã Trung Nghĩa và Phòng Kinh tế - Tài Chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh tổ chức xây dựng mô hình 50 ha cà chua thâm canh cung cấp nguyên
liệu chế biến cho nhà máy. Sự liên kết kinh tế này đã đẩy mạnh phong trào
xây dựng cánh đồng cà chua có thu nhập cao. Xã Trung Nghĩa (Yên Phong)
quy hoạch vùng chuyên canh giống cà chua Mỹ, cà chua Trang Nông 005 tại

24


thôn Đông Mai với trên 60 ha làm vùng nguyên liệu cho nhà máy Chế biến cà
chua Hải Phòng, năng suất đạt từ 1,5 đến 2 tấn/sào, cho thu nhập từ 1,2 đến
1,5 triệu đồng/sào. HTX đứng ra đảm nhận vai trò liên kết giữa người dân,
doanh nghiệp, nhà khoa học. Công ty TNHH Trang Nông cung cấp giống,
Trạm khuyến nông chuyển giao kỹ thuật tới người dân và HTX thu mua nông
sản thông qua hình thức ký hợp đồng với các tổ thu gom. Ban đầu, xã hỗ trợ
cho mỗi hộ tham gia trồng thí điểm 30.000đồng/sào và giống, miễn phí thủy
lợi vụ đông. Kết quả, năm 2006 diện tích trồng cà chua ở Đông Tiến đạt gần
100 mẫu, tăng gấp đôi so với năm 2003 với hơn 400 hộ tham gia đề án này.
Trung bình một sào cho năng suất 2,4 tấn, thu lãi 2 triệu đồng/sào và sản
phẩm sản xuất ra không bị tồn đọng, thậm chí có thời điểm còn không có
hàng để bán, cao hơn 2-2,5 lần so với cấy lúa [15].
- Tại Quảng Trị
Trong những năm qua, sản xuất nông sản hàng hoá qua chế biến ở
Quảng Trị đã có những bước chuyển biến đáng kể. Kết quả trên là nhờ vào sự
phấn đấu của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người nông dân trong
việc gắn kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị
trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông-công nghiệp-dịch vụ ngay trên
địa bàn nông thôn tỉnh và việc nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công

nghiệp với nông nghiệp, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm của
các hộ nông dân.
Tuy nhiên, mối quan hệ liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến
với nông dân, hộ nông thôn vẫn luôn là vấn đề thời sự trong đời sống kinh tế
- xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tình trạng doanh nghiệp chế
biến thiếu nguyên liệu cho sản xuất, nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng cung ứng
nguyên liệu… hoặc ngược lại, tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất
mùa” luôn là nỗi lo của nông dân, tình trạng nông sản hàng hoá do nông dân
sản xuất ra khó tiêu thụ, trong khi các nhà chế biến không thể cung ứng đủ

25


×