Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành phố hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.31 MB, 100 trang )

AHỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN THỊ SÁNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH
VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY TRÊN ĐÀN BỊ NI TẠI
MỘT SỐ
TRANG TRẠI THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

download by :


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii

download by :



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Sáng

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa sau đại học,
Khoa Thú y cùng các Thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp
cận với những kiến thức khoa học về nông nghiệp trong 2 năm học tập ở trường.
Để hồn thành đề tài nghiên cứu này, tơi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các Thầy Cô giáo trong bộ môn Nội- Chẩn- Dược - Độc Chất, Khoa Thú y - Học viện
NNVN, trực tiếp là PGS.TS Phạm Ngọc Thạch.
Cùng với sự nỗ lực của bản thân, trong q trình thực hiện đề tài, tơi cũng luôn
nhận được sự động viên giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo cùng toàn thể bạn bè đồng
nghiệp của chuyên ngành Thú y TP Hà Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới nhà trường, các Thầy Cơ giáo, các cơ quan, bạn bè đồng nghiệp cùng người
thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Sáng

ii

download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Một số tư liệu về con bị................................................................................... 3

2.2.

Tình hình chăn ni bị trên thế giới và ở việt nam........................................... 3

2.2.1.

Tình hình chăn ni bị trên thế giới................................................................. 3

2.2.2.

Tình hình chăn ni bị ở việt nam ................................................................... 4

2.3.

Các giống bị hiện có ở việt nam ...................................................................... 7

2.3.1.

Giống bị nội .................................................................................................... 7


2.3.2.

Giống bò ngoại ................................................................................................ 7

2.3.3.

Các giống bò lai ............................................................................................... 9

2.4.

Đặc điểm tiêu hố ở bị .................................................................................. 10

2.4.1.

Tiêu hố ở miệng ........................................................................................... 11

2.4.2.

Tiêu hoá ở dạ dày .......................................................................................... 11

2.4.3.

Tiêu hoá tại ruột............................................................................................. 14

2.5.

Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở gia súc ................................................................ 14

2.5.1.


Khái niệm về tiêu chảy .................................................................................. 14

2.5.2.

Nguyên nhân gây viêm ruột tiêu chảy ............................................................ 15

2.5.3.

Cơ chế sinh bệnh viêm ruột tiêu chảy............................................................. 19

iii

download by :


2.5.4.

Bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy ở gia súc .................................................... 20

2.5.5.

Hậu quả của viêm ruột tiêu chảy .................................................................... 23

2.6.

Biện pháp điều trị hội chứng tiêu chảy ........................................................... 30

2.6.1.


Loại trừ những sai sót trong ni dưỡng ........................................................ 30

2.6.2.

Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn........................................ 30

2.6.3.

Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải ............................................... 31

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 35
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 35

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 35

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 35

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 35

3.4.1.

Một số chỉ tiêu lâm sàng ................................................................................ 35


3.4.2.

Một số chỉ tiêu huyết học ............................................................................... 35

3.4.3.

Xác định tổn thương bệnh lý đường ruột ........................................................ 36

3.4.4.

Xây dựng phác đồ điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ....................................... 36

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

3.5.1.

Một số chỉ tiêu lâm sàng ................................................................................ 36

3.5.2.

Một số chỉ tiêu huyết học ............................................................................... 36

3.5.3.

Xác định tổn thương bệnh lý đường ruột ở bò viêm ruột. ............................... 39

3.5.4.


Xây dựng phác đồ điều trị ở bò viêm ruột cấp: chia bò bệnh làm 2 lô và ứng
dụng trên 2 phác đồ điều trị khác nhau. .......................................................... 39

3.5.5.

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ......................................................... 40

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 42
4.1.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng ........................................................... 42

4.1.1.

Thân nhiệt...................................................................................................... 42

4.1.2.

Tần số hô hấp ................................................................................................ 44

4.1.3.

Tần số tim mạch ............................................................................................ 45

4.1.4.

Thể trạng ....................................................................................................... 45

4.1.5.


Trạng thái phân và số lần tiêu chảy trong ngày............................................... 47

4.2.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu ........................................... 48

4.2.1.

Số lượng hồng cầu ......................................................................................... 49

4.2.2.

Tỉ khối huyết cầu .......................................................................................... 51

iv

download by :


4.2.3.

Thể tích bình qn của hồng cầu .................................................................... 52

4.2.4.

Sức kháng của hồng cầu................................................................................. 52

4.2.5.


Hàm lượng huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình quân của hồng cầu ......... 54

4.2.6.

Số lượng bạch cầu ......................................................................................... 55

4.2.7.

Công thức bạch cầu ....................................................................................... 57

4.3.

Kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu........................................... 60

4.3.1.

Hàm lượng đường huyết ................................................................................ 60

4.3.2.

Độ dự trữ kiềm trong máu .............................................................................. 62

4.3.3.

Kiểm tra chức năng gan bằng phản ứng gros .................................................. 62

4.3.4.

Hoạt độ men sgot, sgpt trong huyết thanh ...................................................... 63


4.3.5.

Protein và các tiểu phần protein trong huyết thanh ......................................... 64

4.3.6.

Hàm lượng natri, kali trong huyết thanh ........................................................ 68

4.4.

Xác định tổn thương bệnh lý đường ruột ........................................................ 70

4.4.1.

Giải phẫu đại thể ............................................................................................ 70

4.4.2.

Giải phẫu vi thể ............................................................................................. 71

4.5.

Điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở bò ........................................................... 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 78
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 78

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 80
Phụ lục ...................................................................................................................... 85

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

A.

Axít

ĐVC

Đơn vị cacbon

E. coli

Escherichia coli

ELISA


Enzime Linked Immunosozbent Assay

FAO

Food and Agricultural Organisation

Hb

Hemoglobin

HF

Holstein Friesian

HLHSTbq

Hàm lượng huyết sắc tố bình quân

LBC

Lâm ba cầu

LT

Heat labile toxin (độc tố khơng chịu nhiệt)

NĐHSTbq

Nồng độ huyết sắc tố bình quân


Pr

Protein

sGOT

Serum -glutamat-oxaloaxetat-transminaza

sGPT

Serum -glutamat-pyruvat-transminaza

SKTĐ

Sức kháng tối đa

SKTT

Sức kháng tối thiểu

ST

Heat Stabile toxin (độc tố chịu nhiệt)

TKHC

Tỉ khối huyết cầu

VFA


Volative fatty acids (axít béo bay hơi)

Vh/c

Thể tích bình qn của hồng cầu

VTM

Vitamin

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu đàn bò Việt Nam từ 2014 – 2017 .....................................................5
Bảng 4.1. Thân nhiệt, mạch đập và tần số hơ hấp của bị viêm ruột tiêu chảy ............43
Bảng 4.2. Thể trạng của bò viêm ruột tiêu chảy .........................................................46
Bảng 4.3. Trạng thái phân và số lần tiêu chảy trong ngày ở bò viêm ruột tiêu chảy ........47
Bảng 4.4. Số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, thể tích bình qn của hồng cầu
ở bị viêm ruột tiêu chảy ............................................................................50
Bảng 4.5. Sức kháng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố
bình quân của hồng cầu ở bò viêm ruột tiêu chảy.....................................53
Bảng 4.6. Số lượng bạch cầu và cơng thức bạch cầu ở bị bị viêm ruột tiêu chảy .......56
Bảng 4.7. Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu ở bò viêm ruột
tiêu chảy....................................................................................................61
Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra chức năng gan bằng phản ứng Gros và hoạt độ men

sGOT, sGPT trong huyết thanh bò viêm ruột tiêu chảy ..............................63

Bảng 4.9. Hàm lượng Protein tổng số và tỉ lệ các tiểu phần Protein trong huyết
thanh bò viêm ruột tiêu chảy .....................................................................65
Bảng 4.10. Hàm lượng natri, kali trong huyết thanh của bò viêm ruột tiêu chảy ..........69
Bảng 4.11 . Các vị trí tổn thương trên đường tiêu hóa bị viêm ruột tiêu chảy ...............72
Bảng 4.12. Một số biến đổi giải phẫu vi thể ở đường tiêu hóa trong bệnh viêm
ruột tiêu chảy ở bị.....................................................................................72
Bảng 4.13. So sánh hiệu quả 2 phác đồ điều trị bò viêm ruột tiêu chảy ........................76

vii

download by :


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ chế và hậu quả của viêm ruột tiêu chảy ....................................... 23
Hình 2.2. Sự phân chia dịch thể của cơ thể động vật ................................................. 24
Hình 2.4. Các thể mất nước ...................................................................................... 26
Hình 3.1. Máy 18 chỉ tiêu huyết học ......................................................................... 36
Hình 3.2. Máy định lượng đường huyết .................................................................... 38
Hình 4.1. Bị khoẻ mạnh bình thường ....................................................................... 46
Hình 4.2. Bị viêm ruột tiêu chảy cấp tính và mãn tính .............................................. 46
Hình 4.3. Trạng thái phân của bị khoẻ ...................................................................... 48
Hình 4.4. Trạng thái phân của bị viêm ruột cấp tính và mãn tính .............................. 48
Hình 4.5. Các loại bạch cầu ở bò viêm ruột tiêu chảy ................................................ 60
Hình 4.6. Sự tổn thương ở đường tiêu hố của bị viêm ruột tiêu chảy....................... 71
Hình 4.7. Hiện tượng xung huyết ruột, các mạch quản dãn rộngchứa đầy hồng
cầu (độ phóng đại 15 x 40). ....................................................................... 73
Hình 4.8. Hiện tượng xuất huyết ruột, hồng cầu thoát khỏi mạch quản (độ phóng

đại 15 x 40). .............................................................................................. 73
Hình 4.9. Lơng nhung dính lại với nhau, đứt nát (độ phóng đại 15 x 40). .................. 73

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Thị Sáng
Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn
bị ni tại một số trang trại thuộc thành phố Hà Nội và thử nghiệm phác đồ điều trị”
Ngành: Thú y

Mã số: 8640101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Xác định được quá trình biến đổi lâm sàng của bò khi mắc bệnh viêm ruột
tiêu chảy.
- Xác định được sự biển đổi một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hố máu khi bị mắc
bệnh viêm ruột tiêu chảy.
- Xác định rõ tổn thương bệnh lý ở đường ruột khi bò bị viêm ruột tiêu chảy
- Xây dựng phác đồ điều trị. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao,
góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: xác định một số tiêu lâm
sàng, xác định một số tiêu huyết học, xác định tổn thương bệnh lý đường ruột ở bò viêm
ruột, xây dựng phác đồ điều trị ở bò viêm ruột cấp, phương pháp lấy mẫu và bảo quản
mẫu và phương pháp xử lý số liệu.

Kết luận chính và kết luận:
1. Khi bò viêm ruột tiêu chảy (đặc biệt ở thể cấp tính), thân nhiệt, tần số tim
mạch, tần số hô hấp, số lần tiêu chảy trong ngày đều tăng cao, thân nhiệt 39,74 ±
0,150C; tần số tim mạch ở mức 92 ± 0,17 lần/phút; tần số hô hấp 31 ± 1,63 lần/phút.
Số lần tiêu chảy 10 – 12 lần với phân lỗng, nhiều nước ở bị viêm ruột cấp tính.
2. Số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở bò viêm ruột
tiêu chảy đều tăng; Tuy nhiên, thể tích bình qn của hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình
quân và sức kháng của hồng cầu lại giảm so với bò khoẻ mạnh bình thường.
3. Khi bị viêm ruột tiêu chảy, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn tăng
lên, nhưng bạch cầu ái toan và lâm ba cầu lại giảm.
4. Hàm lượng đường huyết và độ dự trữ kiềm trong máu ở bò viêm ruột tiêu
chảy đều giảm mạnh so với bị khoẻ mạnh bình thường. Cụ thể, hàm lượng đường huyết

ix

download by :


giảm xuống còn 3,40 ± 0,27mmol/l (ở bò viêm ruột cấp tính) và 2,70 ± 0,47 mmol/l
(ở bị viêm ruột mãn tính). Độ dự trữ kiềm trong máu cũng giảm tương ứng xuống còn
384,40 ± 0,69mg% và 357,40 ± 0,39mg%.
5. Lượng dung dịch Hayem trong phản ứng Gros ở bò viêm ruột tiêu chảy giảm
xuống còn 1,50 ± 0,02ml (cấp tính) và 1,25 ± 0,01ml (mạn tính). Ngược lại, hàm
lượng men sGOT và sGPT ở bò viêm ruột tiêu chảy đều tăng theo thứ tự lên đến
69,00 ± 1,50 UI/l; 34,00 ± 2,40 UI/l (viêm cấp tính) và 69,58 ± 1,05 UI/l; 40,05 ± 0,67
UI/l (viêm mãn tính).
6. Protein tổng số trong huyết thanh bò viêm ruột tiêu chảy tăng lên đến
11,13 ± 0,99 g%. Tuy nhiên, chỉ có globulin tăng, đặc biệt là β và γ - globulin, còn
albumin lại giảm. Vì vậy, tỉ lệ A/G ở bị viêm ruột giảm rõ so với bò khoẻ.
7. Hàm lượng natri trong huyết thanh bò viêm ruột giảm rõ còn 137,5 ± 0,30

mEq/l (viêm cấp tính) và 139,05 ± 0,20 mEq/l (viêm mãn tính). Hàm lượng kali trong
huyết thanh thay đổi khơng đáng kể khi bị bị viêm ruột tiêu chảy.
8. Khi bò viêm ruột tiêu chảy, những tổn thương bệnh lý chủ yếu tập trung ở
đường ruột, bò bị rối loạn tiêu hóa và viêm ruột thể cata. Các biến đổi vi thể: ruột xung
huyết và xuất huyết ; tuyến ruột tăng tiết và thối hố; lơng nhung bị biến dạng.
9. Ở phác đồ 2, có sự bổ sung nước và chất điện giải, thuốc giảm tiết dịch và co
bóp ruột cho hiệu quả điều trị cao với thời gian điều trị ngắn hơn.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Thi Sang
Thesis title: Research some pathological characteristics of enteritis diarrhea in cows in
some farms in Hanoi and experiment treatment regimen"
Major:Veterinary

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To determine the clinical changes of cows when cows are infected enteritis
diarrhea.
- To determine the conversion of some physiological and biochemical targets
when cows are infected enteritis diarrhea.
- To determine clearly pathological lesions in the intestines when cows are
infected enteritis diarrhea.
- To construct the treatment regimen. Thence, propose effective treatment

regimen, contribute to reducing the damage caused by the disease.
Materials and Methods
The thesis uses the following research methods: determination of some clinical
criteria, determination of some hematologic, determination of pathological lesions in the
intestines when cows are infected enteritis diarrhea, construction of the enteritis diarrhea
treatment regimen, sampling and preservation methods and data processing methods.
Main findings and conclusions
1. When cows are infected enteritis diarrhea (especially in acute), body
temperature, cardiovascular frequency, respiratory frequency, number of diarrhea
during the day increase. Body temperature is 39.74 ± 0,150C; cardiovascular rate is 92
± 0,17 times/min; respiratory frequency is 31 ± 1,63 times/min. Number of diarrhea is
10-12 times with dilute, too much water in cows infected acute enteritis.
2. Red blood cell, hematocrit, hemoglobin in enteritis diarrhea are increased;
However, mean corpuscular volume, mean corpuscular Hemoglobine and red blood cell
resistance decrease compared to healthy cows.
3. When cows are infected enteritis diarrhea, Granulocyte, Monocyte increase,
but eosinophilia and trichomoniasis decrease.
4. Blood glucose levels and alkalinity reserve in blood in cows infected enteritis

xi

download by :


diarrhea significantly reduce compared to healthy cows. Specifically, blood glucose
content dropped to 3.40 ± 0.27/ l (in cows infected acute enteritis diarrhea) and 2.70

± 0.47 mmol / l (in cows infected chronic enteritis diarrhea). Alkalinity reserve in
blood also reduce to 384.40 ± 0.69 mg% and 357.40 ± 0.39 mg% respectively.
5. The amount of Hayem in Gross reaction in cows infected enteritis diarrhea

reduce to 1.50 ± 0.02ml (acute) and 1.25 ± 0.01ml (chronic). In contrast, the amount
of sGOT and sGPT yeast in cows infected enteritis diarrhea increase in order of
69.00 ± 1.50 UI/l; 34.00 ± 2.40 UI / l (acute inflammation) and 69.58 ± 1.05 UI / l;
40.05 ± 0.67 UI / l (chronic inflammation).
6. Total serum protein of cows infected enteritis diarrhea increase to
11.13 ± 0.99 g%. However, only globulin increases, especially β and γ - globulin and
albumin decrease. Thus, the A/G ratio in cows infected enteritis decreases significantly
compared with healthy cows.
7. Sodium serum content of cows infected enteritis diarrhea decreases
significantly to 137.5 ± 0.30 mEq / l (acute inflammation) and 139.05 ± 0.20 mEq / l
(chronic inflammation). Serum potassium content changes insignificantly when cows
are infected enteritis diarrhea.
8. When cows are infected enteritis diarrhea, the pathological lesions are mainly
concentrated in the intestinal tract, cows are adigestive disorders and enteritis cata.
Corpuscle transformations include: intestinal congestsand hemorrhage, intestinal tract
increases secretion and degeneration, deformed velvet.
9. In the second regimen, the addition of water and electrolyte, the lowering of
the secretion and the contraction of the intestine results in a higher therapeutic effect
with shorter treatment times.

xii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bị là vật nuôi gắn chặt chẽ với người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa đến
nay. Chăn ni bị khơng những cung cấp thịt, sức kéo, phân bón mà cịn cung
cấp nguyên liệu cho một số ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Đẩy mạnh chăn ni

bị thực chất là tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người
nơng dân, song song với nó là cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày
càng cao của người tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của FAO, 2016, 2017 tỷ lệ
tiêu thụ các loại thịt trên thế giới như sau: thịt lợn trên 45%, thịt gia cầm gần 25
%, thịt trâu, bò, dê, cừu, hươu, ngựa 28 – 29%, số còn lại khoảng trên 1% là thịt
của các vật nuôi khác (Cục Chăn nuôi, 2017).
Để ngành chăn ni phát triển tồn diện, cân đối, tận dụng tối đa thế
mạnh về điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng sinh thái, tạo ra nhiều sản
phẩm đa dạng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bên cạnh việc phát
triển ngành chăn nuôi lợn, gia cầm thì chăn ni đại gia súc, đặc biệt là chăn ni
bị đang là vấn đề rất được quan tâm.
Ở nước ta, lượng thịt trâu bò, dê cừu cung cấp cho thị trường trong nước
trong những năm gần đây chiếm 8 -9%. Cụ thể, năm 2014 là 8,72%, năm 2015 là
8,85% và năm 2016 là 8,95 %. Riêng tiêu thụ thịt bò chiếm 6,38% năm 2014,
6,47% năm 2015 và 6,55% năm 2016 (TCTK, 1/10/2016). Đàn bị được ni ở
khắp các vùng sinh thái trong cả nước, hàng năm đóng góp một lượng lớn thực
phẩm cho tiêu dùng. Ngồi ra, nó còn là nguồn cung cấp sữa cho các nhà máy
chế biến, đáp ứng sức cày kéo cho nông dân và còn cung cấp lượng phân hữu cơ
đáng kể cho ngành trồng trọt.
Mặc dù nghề chăn ni bị đã được hình thành từ lâu ở nước ta nhưng quy
mô chăn nuôi cịn nhỏ, bình qn mỗi hộ ni từ 3 - 5 con, phương thức chăn
ni cịn mang tính quảng canh, tận dụng là chủ yếu nên năng suất chăn nuôi cịn
thấp. Đồng thời, trong q trình chăn ni, nơng hộ luôn phải đối mặt với rất
nhiều dịch bệnh xảy ra trên đàn bò. Một trong những bệnh thường gặp và gây ra
những thiệt hại đáng kể là bệnh viêm ruột tiêu chảy. Đó là nguyên nhân làm giảm
sức kéo, giảm khả năng sinh trưởng phát triển của đàn bò.

1

download by :



Xuất phát từ những nhu cầu thực tế, với mục tiêu đưa ra những kết luận
mang tính khoa học về đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm ruột tiêu chảy ở đàn bị
ngồi tự nhiên, từ đó đưa ra biện pháp điều trị có hiệu quả và góp phần thúc đẩy
ngành chăn nuôi phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy,
chúng tơi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý
bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò nuôi tại một số trang trại thuộc thành
phố Hà Nội và thử nghiệm phác đồ điều trị”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được quá trình biến đổi lâm sàng của bò khi mắc bệnh viêm
ruột tiêu chảy.
- Xác định được sự biển đổi một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hố máu khi bị
mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy.
- Xác định rõ tổn thương bệnh lý ở đường ruột khi bò bị viêm ruột tiêu chảy
- Xây dựng phác đồ điều trị. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh đạt hiệu
quả cao, góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bò
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cung cấp những thông tin ý mới, có
tính khoa học về đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm ruột tiêu chảy ở đàn bị ngồi
tự nhiên, từ đó đưa ra biện pháp điều trị có hiệu quả và góp phần thúc đẩy
nghành chăn ni gia súc hiện nay.
Làm cơ sở để các nhà khoa học, các cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp
nhằm hạn chế bệnh viêm ruột tiêu chảy trên đàn bị góp phần giảm thiệt hại cho
người chăn nuôi.

2


download by :


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ CON BỊ
Bị là lồi gia súc nhai lại thuộc họ sừng rồng (Bovidae), phân họ Bovinae,
gồm hai nhánh: bò (Bovina) và trâu (Bubalina), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ
guốc chẵn (Artiodactyta), lớp có vú (Manmalian).
Nhánh bị (Bovina) có 4 phân nhánh:
1. Bos
2. Poephagus
3. Bibos
4. Bison
Giống Bos chỉ có một lồi, Bos primigeaius Bojanus là tổ tiên của bị nhà,
chỉ còn một dòng với tên khoa học là Bos Taurus, trong đó có bị Zebu là xuất xứ
của nhiều giống bò nhà hiện nay (Đặng Huy Huỳnh,1986).
Poephagus mutus Prezewalski là bị Tây Tạng hoang và con cháu thuần
hố của nó.
Bị Banteng (hay Tsin) của Đông Nam châu Á là Bibos Javanicus hoặc
Uibos banteng. Bị Banteng đã được thuần hố thành bò Bali. Gaus (hay
seladang) ở Bắc Ấn Độ và bán đảo Malaixia là Bibos Gaurus. Bị Gaus được
thuần hố thành bò Gayal hoặc Mithan (Đào Văn Tiến, 1971).
Giống bò Bison gồm hai loài là Bison bison châu Mỹ (Linnaeus) và Bison
bonasus châu Âu (Linnaeus).
Bị nhà được thuần hố từ bị rừng khoảng 8.000 - 7.000 năm trước Công
nguyên. Lúc đầu bị được thuần hố và ni ở Ấn Độ, từ đó lan sang Nam Á, Địa
Trung Hải và Trung Âu, về sau phát triển ở châu Âu, châu Á và châu Phi (Đặng
Huy Huỳnh, 1986).
2.2. TÌNH HÌNH CHĂN NI BỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình chăn ni bị trên thế giới

Mức độ phát triển của ngành chăn bò phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và
địa lí tự nhiên khác nhau ở mỗi nước. Sự phát triển rất cao của ngành chăn ni
bị sữa tập trung ở phần lớn các nước: châu Âu, Bắc Mỹ, Tân Tây Lan và châu

3

download by :


Úc. Các nước có nền kinh tế kém phát triển ở châu Á và châu Phi chủ yếu tập
trung chăn ni bị thịt hoặc bị kiêm dụng thịt - cày kéo. Cũng cần thấy rằng ở
các nước châu Á có số lượng gia súc có sừng là rất lớn, nhưng sức sản xuất của
chúng thấp, sản phẩm ít nên khơng đáp ứng được nhu cầu về thịt và sữa (Nguyễn
Trọng Tiến và cs., 2001).
Theo Cục Chăn nuôi (2017), trong những năm gần đây, sự phát triển của
ngành chăn nuôi trâu, bị có một số biểu hiện: ở các nước châu Âu, cùng với sự
phát triển cao của ngành chăn nuôi lấy sữa (Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển và
một số nước khác), sự phát triển về số lượng và sức sản xuất sữa tương đối ổn
định. Ở Mỹ xuất hiện sự biến đổi về tỉ lệ giữa đàn trâu, bò hướng sản xuất sữa
và thịt. Ở đây đang có khuynh hướng mở rộng nghề ni bị lấy thịt và thu hẹp
bị lấy sữa. Điều này có liên quan đến nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự phát
triển các giống bò thịt còn thấy ở các nước Trung và Nam Mỹ.
Theo tài liệu của FAO (2010), sản xuất thịt trên tồn thế giới đạt 142,2
triệu tấn, trong đó thịt trâu, bò đạt 45,4 triệu tấn, chiếm 32%. Các nước châu Âu,
Bắc và Trung Mỹ phát triển ngành chăn ni bị lấy thịt rất mạnh, đặc biệt ở Mỹ,
sản lượng thịt bị chiếm 24,4 % tổng sản lượng tồn thế giới.
Sự phát triển của ngành chăn ni trâu, bị cũng đã tạo ra khoảng 300 giống bò
(121 giống bò Zebu) và 38 giống trâu.
Phương thức ni dưỡng đàn trâu, bị tuỳ thuộc vào điều kiện và tập quán
của từng nước. Ở các nước châu Âu, chăn ni bị theo hướng thịt, sữa chiếm ưu

thế. Hệ thống quản lý chủ yếu là bãi chăn - chuồng nuôi cùng với việc sử dụng rộng
rãi đồng cỏ lâu năm, khẩu phần thức ăn trong giai đoạn mùa hè là thức ăn thô xanh
và cỏ trên đồng cỏ, cịn mùa đơng dùng thức ăn nhiều nước, củ quả. Ở đây, người ta
đặc biệt chú ý đến thức ăn củ quả phơi tái. Thức ăn tinh trong khẩu phần bò sữa và
bê là 20 đến 30 %, còn khi vỗ béo bò lấy thịt là 30 đến 40 %. Đối với bị sữa, trong
giai đoạn ni tại chuồng, bò được bổ sung thức ăn 2 lần vào thời gian vắt sữa.
Khi nuôi dưỡng bê hậu bị, người ta cho ăn sữa và thức ăn tinh hạn chế.
Nhiều nước như Anh, Pháp, Đan Mạch sử dụng rất phổ biến loại sữa thay thế và
thức ăn tinh hỗn hợp (Cục Chăn ni, 2017).
2.2.2. Tình hình chăn ni bị ở Việt Nam
Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn ni năm 2017 gặp nhiều biến động,
đặc biệt là giá thịt lợn giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ.

4

download by :


Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu
tăng trở lại nhưng vẫn khơng đủ để người chăn ni có lãi. Tình trạng giá thấp
kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ
đàn, treo chuồng. Tuy nhiên, chăn ni gia cầm và bị vẫn đang phát triển khá tốt
và ổn định. Theo kết quả điều tra chăn ni kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có
27,4 triệu con, giảm 5,7%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,7 triệu tấn,
tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản
lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng trứng
gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%.
Đàn trâu, bị cả nước trong năm nhìn chung khơng có biến động lớn.
Trong vài tháng cuối năm, một số tỉnh có xuất hiện các ổ dịch lở mồm long móng
trong phạm vi nhỏ lẻ nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn bị phát triển khá tốt do có

nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước, dự án đầu tư của các tổ chức, doanh
nghiệp được triển khai, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế
cao. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn trâu cả nước có 2,49 triệu
con, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt
87,9 nghìn tấn, tăng 1,5%; đàn bị có 5,6 triệu con, tăng 2,9%, sản lượng thịt bò
hơi xuất chuồng đạt 321,7 nghìn tấn, tăng 4,2%, sản lượng sữa bị đạt 881,3 triệu
lít, tăng 10,8%. Một số tỉnh phát triển tốt đàn bò sữa, chiếm tỷ trọng lớn trong sản
lượng sữa cả nước là Hồ Chí Minh đạt 285,5 triệu lít, tăng 2,4%; Nghệ An đạt
225,9 triệu lít, tăng 9,5%; Sơn La đạt 81,8 triệu lít, tăng 11,4%; Lâm Đồng đạt
75,5 triệu lít, tăng 8,0%; Hà Nội đạt 40,2 triệu lít, tăng 2,01%.
Bảng 2.1. Số liệu đàn bị Việt Nam từ 2014 – 2017
Năm

2014

2015

2016

2017

Toàn Quốc (Triệu/con)

5,156

5,234

5,367

5,616


Nguồn: Tổng cục TK (2015, 2016, 2017, 2018)

Từ năm 2014 đến 2017, đàn bò đã tăng từ 5,156 triệu con lên 5,616 triệu
con. Hiện nay đã có nhiều tỉnh thành tham gia dự án phát triển giống bị thịt chất
lượng cao. Hàng nghìn bị thịt giống cao sản đã được nhập về nước trong hai năm
vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển chăn ni bị của nhân dân. Tỉ lệ
đàn bị lai chiếm trên 30% tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò thịt
chất lượng cao. Một số tỉnh đã có các trang trại bị tư nhân qui mơ lớn hàng trăm
con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm

5

download by :


Đồng,…(Cục Chăn nuôi, 2017).
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, phương thức chăn ni bị thịt hiện nay
chủ yếu là chăn ni quảng canh, ít đầu tư vào thức ăn, đồng cỏ, chuồng trại. Chỉ
một số ít các trang trại quy mơ lớn có đầu tư vào chuồng trại, đồng cỏ nhưng
cũng ở mức độ thấp do nguồn vốn hạn chế hoặc thiếu tư vấn kĩ thuật, công nghệ
phù hợp. Kết quả điều tra kĩ thuật tình hình chăn ni bò tại các địa phương cho
thấy việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật rất hạn chế, ví dụ như chưa sử dụng thức
ăn tinh ni bị hay ủ rơm với u rê chỉ được một số ít các hộ áp dụng (chưa đến
5%). Thực sự, tại Việt Nam chưa có ngành chăn ni bị thịt theo hướng hàng
hố và chuyên nghiệp, thịt bò cung cấp trên thị trường chủ yếu là thịt từ trâu bò
bị loại thải (khi già yếu, bệnh,…) và bê đực nuôi vỗ béo.
Quy mô chăn nuôi phổ biến hiện nay là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ.
Khảo sát bước đầu tại Ninh Thuận, một tỉnh có đàn bị tương đối đơng thuộc khu
vực Dun hải miền Trung cho thấy hộ chăn ni bị quy mô dưới 10 con chiếm

hơn 75%. Tại Trà Vinh, tỉnh có đàn bị đơng nhất khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long, tỉ lệ hộ chăn ni có quy mơ nhỏ (dưới 5 con) chiếm hơn 82%. Tại khu vực
các tỉnh Đông Nam Bộ, bước đầu nhiều trang trại chăn nuôi bị có quy mơ lớn với
200 -1000 con/trang trại đã được hình thành, chăn ni theo hướng sản xuất hàng
hố đang được hình thành và phát triển. Nhiều trang trại chăn ni bị đã đầu tư hệ
thống chuồng trại quy mô, đúng quy cách kĩ thuật, đồng cỏ cao sản, hệ thống phối
giống và quản lí giống được chú ý đúng mức (Cục Chăn ni, 2017).
Bên cạnh đó, ngành chăn ni trâu bị sữa cũng dần được hình thành. Trong
những năm 70, nhờ sự giúp đỡ của các nước Trung Quốc, Cu Ba, Ấn Độ,… ngành
đã xây dựng các trung tâm sản xuất sữa: Mộc Châu, Lâm Đồng, Sông Bé, Phùng
Thượng, Phù Đổng, Ba Vì, TH True Milk. Theo cục chăn ni, giai đoạn 20112016, đàn bị sữa nước ta đã tăng gần 2 lần, từ 142.700 con lên 283.990 con.
Năm 2016, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt gần 800.000 tấn. 10 tỉnh có số
lượng bị sữa lớn nhất cả nước năm 2016 là: TP.HCM (90.132 con); Nghệ An
(62.393 con); Sơn La (20.124 con); Lâm Đồng (19.284 con); Hà Nội (15.385
con); Long An (14.443 con); Sóc Trăng (9.905 con); Vĩnh Phúc (8.699 c0n); Gia
Lai (7.056 con); Tây Ninh (6.619 con). Năng suất sữa tươi của nước ta năm 2016
là 4.423 tấn/con/năm. Trong đó, những ‘’đại gia ‘’ về chăn ni và chế biến sữa
của việt Nam có thể kể đến, như: TH True Milk với đàn bò 45.000 con; Vinamilk
27.000 con (thu mua từ 12.000 con bị của nơng dân); Mộc Châu 20.000 con;

6

download by :


Hoàng Anh Gia Lai 11.000 con; Freshland Campinia Việt Nam 3.000 con. Nhờ
sự giúp đỡ của chính phủ Cu Ba, chúng ta đã xây dựng trung tâm ni trâu bị
đực giống phục vụ chương trình nhân giống trong cả nước. Các chương trình
nghiên cứu ni thích nghi các giống trâu bò ngoại như Holstein friesian ở Mộc
Châu, Lâm Đồng, giống bị Sind và Sahiual ở Ba Vì. Các chương trình lai tạo

cũng được triển khai tốt.
Việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ cũng đạt kết quả tốt, hàng nghìn héc ta
đồng cỏ luân phiên đã được xây dựng mới, các giống cỏ năng suất cao như cỏ
Mộc Châu (Paspalum urvillei steua), cỏ Ghinê (Pamicum maximum), cỏ
Pangola, cỏ Voi, King glas, Stylo centhes,… đang được mở rộng ra nhiều vùng
khí hậu khác nhau (Cục Chăn ni, 2017).
2.3. CÁC GIỐNG BỊ HIỆN CĨ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Giống bị nội
Bị Việt Nam có nguồn gốc từ bị Bos Taurus, nhánh bị châu Á, có u như
bị Ấn Độ, hầu hết có màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm nên có tên chung là
bị vàng Việt Nam. Bị này ni chủ yếu làm sức kéo từ lâu đời, chưa được cải
tạo nên không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, khơng có tên riêng mà thường được
gọi theo địa danh: bị Thanh Hố, bị Nghệ An, bị Bình Định, bị Phú n, bị
Cao Bằng,… Bị vàng Việt Nam có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, khối lượng bò
cái khi trưởng thành thường chỉ đạt 160 - 180 kg, bò đực 250 - 280 kg. Bò cái 3,5
tuổi đẻ lứa đầu. Tỉ lệ đẻ hàng năm là 47 - 50 %, bê sơ sinh nặng 12 - 14 kg. Sản
lượng sữa bình quân 300 - 400 kg, vừa đủ cho bê bú. Tỉ lệ thịt xẻ 42 - 44 %
(Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.3.2. Giống bò ngoại
2.3.2.1. Bò Hà Lan (Holstein Friesian)
Bò Hà Lan được tạo ra ở tỉnh Fulixon thuộc phía bắc Hà Lan từ thế kỉ
XIV. Ngày nay, giống bò này được phân bố rất rộng trên thế giới và được coi là
một trong sáu giống bị sữa có tác dụng lớn trong ngành chăn ni. Giống bị này
có đặc điểm màu lơng lang trắng đen, một số có màu lang trắng đỏ hoặc toàn
màu đen. Sáu điểm trắng đặc trưng cho giống bò Hà Lan là điểm trắng ở trán, vai
có vệt trắng kéo dài xuống bụng và bốn chân, đi trắng.
Bị cái Hà Lan nặng 450 - 470 kg, bò đực nặng 750 - 1100 kg. Bê sơ sinh
đạt 35 - 45 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 40 - 45 %. Sản lượng sữa bình quân trong một chu kì

7


download by :


300 ngày đạt 5000 kg.
Ở nước ta, bò Hà Lan được nuôi ở vùng Mộc Châu (Sơn La), Tam Đường
(Lai Châu), Than Uyên (Lai Châu), Đức Trọng (Lâm Đồng). Năng suất sữa đạt
4500 kg/ chu kì, có con cao sản đạt 6500 kg (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.3.2.2. Bò Zebu
Bò Zebu hay còn gọi là bò U (Bos Taurus Indicus) để chỉ tất cả những
giống bị nhiệt đới có u ở vai nuôi nhiều ở Ấn Độ, Pakixtan, Cu Ba và một số
nước châu Phi. Trong nhóm bị Zebu có các giống bị Sind, Sahiwanl, Ongol,
Brahman,… Bị Zebu có yếm phát triển, mặt dài, trán dô, tai cúp, sừng thẳng,
chân thanh chắc, lông màu nâu hoặc nâu cánh dán, màu trắng, màu xám, màu
vàng,… So với bò châu Âu thì nhỏ con hơn, nhưng thích hợp với khí hậu nóng
ẩm, chống chịu được với nhiều loại bệnh kí sinh trùng nhiệt đới.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nhập một số bị Sahiwal ni ở
nơng trường Dục Mĩ (Khánh Hòa) để nhân thuần và dùng con đực cải tạo đàn bò
vàng Việt Nam. Năm 1987, nước ta cũng nhập 250 con của Pakixtan nuôi ở nông
trường Việt Nam - Mơng Cổ (Ba Vì) (Nguyễn Văn Thưởng, 2003).
2.3.2.3. Bị Jersey
Bò Jersey được tạo thành ở đảo Jersey nước Anh, do sự tạp giao giữa
giống bò Bsơtanhơ (Pháp) và bò địa phương về sau có tăng thêm máu bị
Nocmangdi (Pháp).
Bị Jersey có màu lơng xám hoặc vàng xám, đầu nhỏ, mặt cong, mắt lồi,
cổ thanh dài, có yếm phát triển. Bò cái nặng 300 - 350 kg, bò đực nặng 400 - 450
kg. Sản lượng sữa bình quân đạt 3000 kg/ chu kì.
Hiện nay, nước ta có nhập giống và tinh đơng viên của giống bị này, đang
dùng cho phối giống với bò Laisind và bò lai F1 HF để nâng cao sản lượng sữa
và tỉ lệ mỡ sữa của những giống này (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).

2.3.2.4. Bò nâu Thụy Sĩ
Bò nâu Thụy Sỹ được tạo thành ở vùng núi Anpơ của Thụy Sỹ. Giống bị
này có khả năng thích nghi với vùng núi cao, có sức chịu đựng tốt, thích nghi
nhanh với nhiều loại khí hậu khác nhau. Nhìn chung có màu lơng thuần nhất là
màu nâu. Thể trọng bò cái 650 - 700 kg, bò đực là 800 - 950 kg, bê sơ sinh 31 37 kg. Sản lượng sữa bình quân là 3500 - 4000 kg/ chu kì.

8

download by :


Năm 1970, nước ta đã nhập giống bò này từ Cu Ba. Qua theo dõi thấy
giống bị này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta (Nguyễn
Văn Thưởng, 2003).
2.3.2.5. Bò Hereford
Đây là giống bò thịt của Anh, được tạo ra ở đảo Hereford bằng phương
pháp nhân giống thuần chủng chọn lọc và tăng cường dinh dưỡng. Giống này có
màu lơng đỏ khác nhau; đầu, ngực, phần dưới bụng, bốn chân và đi có màu
trắng. Bị cái trưởng thành nặng 500 - 550 kg, có khi đến 700 - 750 kg, bò đực
800 - 900 kg, có thể tới 1100 kg. Bê sơ sinh nặng 28 - 34 kg. Sản lượng sữa bình
quân là 1200 - 1800 kg/ chu kì.
Hiện nay, Việt Nam đã nhập tinh đơng lạnh của giống Hereford cho lai
với bị cái Laisind để thăm dò khả năng cho thịt của con lai (Nguyễn Trọng Tiến
và cs., 2001).
2.3.3. Các giống bò lai
2.3.3.1. Bò lai Sind
Là bị lai được hình thành trên cơ sở cho lai giữa bò vàng Việt Nam với bò
Sind ấn Độ. Hiện nay đàn bò này chiếm khoảng 15 - 30 % tổng số đàn bò nội và
được phân bố ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt ở Ba Vì, vùng phụ cận Hà Nội, Biên
Hòa, vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh.

Khối lượng bị cái lúc trưởng thành nặng 280 - 320 kg, bò đực nặng 450 500 kg. Sản lượng sữa bình quân đạt 918,9 kg/ chu kì. Bê sơ sinh đạt 18 - 25 kg.
Bị lai Sind có khả năng thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước (Nguyễn Trọng
Tiến và cs., 2001).
2.3.3.2. Bò lai HF (Holstein Friesian)
Là bò lai giữa bò đực giống HF với bò cái Sind ở các mức độ khác nhau.
Trong nhóm bị lai này có:
- Bị lai F1 với 1/2 máu bò HF: là kết quả lai đời một giữa đực giống HF
với bò cái lai Sind. Hầu hết bò cái lai F1 có màu lơng đen. Bị F1 trưởng thành
con đực nặng 500 - 600 kg, bò cái nặng 350 - 420 kg, bê sơ sinh nặng 25 - 30 kg.
Sản lượng sữa bình quân đạt 2000 - 3000 kg/ chu kì.
- Bị lai F2 với 3/4 máu bị HF: là kết quả lai cấp tiến giữa bò đực giống
HF với bò cái F1 1/2 máu bò HF. Về ngoại hình, bị lai F2 gần giống như bị HF

9

download by :


với màu lông lang trắng đen. Khối lượng trưởng thành con đực nặng 600 - 700
kg, con cái nặng 400 - 500 kg, bê sơ sinh nặng 30 - 35 kg. Sản lượng sữa bình
quân 3000 - 3500 kg/ chu kì.
- Bị lai F2 có 1/4 máu HF (lai phản giao): là kết quả lai giữa đực giống
Sind hoặc lai Sind với bò cái F1 1/2 máu bò HF. Con lai nuôi thịt đến 24 tháng
tuổi đạt 290 - 300 kg (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.3.3.3. Bò lai Charolais
Là kết quả lai kinh tế giữa đực giống Charolais với bò cái lai Sind để tạo
ra đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt. Bê lai Charolais nuôi ở nông trường Hà Tam (Gia
Lai) đến 27 tháng tuổi đạt 293 - 300 kg.
2.4. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HỐ Ở BỊ
Tiêu hố là quá trình phân giải thức ăn từ miệng tới ruột già nhằm biến

đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp của thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ
thể có thể hấp thu được. Q trình tiêu hố diễn ra dưới ba tác động: cơ học, hoá
học và vi sinh vật học. Ba quá trình này diễn ra đồng thời và có ảnh hưởng tương
hỗ lẫn nhau dưới sự điều tiết của thần kinh và thể dịch.
Bị là lồi gia súc nhai lại, dạ dày có bốn túi gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách và dạ múi khế. Dạ cỏ là phần quan trọng trong quá trình tiêu hố của bị.
Khi cịn nhỏ (dưới một năm tuổi) bê uống sữa, sữa thơng qua sự đóng mở của
rãnh thực quản để đi thẳng từ miệng qua dạ lá sách xuống dạ múi khế. Lúc này,
sữa tiêu hoá chủ yếu ở dạ múi khế nên khối lượng dạ múi khế chiếm tới 70 %
khối lượng dạ dày của bê, các dạ khác chỉ chiếm 30 % khối lượng. Khi bò trưởng
thành, dạ cỏ phát triển mạnh và chiếm tới 80 % khối lượng dạ dày của bò, dạ múi
khế chỉ còn 7 %, dạ tổ ong và dạ lá sách chiếm 13 %.
Rãnh thực quản bắt đầu từ thượng vị qua dạ tổ ong - lá sách đến dạ múi
khế và có hình lịng máng. Khi bê uống sữa hoặc nước, cơ mép rãnh thực quản
khép chặt lại làm cho rãnh thực quản như một cái ống, sữa và nước chảy thẳng
qua dạ lá sách vào dạ múi khế.
Thụ quan của phản xạ khép rãnh thực quản phân bố ở lớp màng nhầy của
lưỡi, miệng và hầu. Thần kinh truyền vào của phản xạ khép rãnh thực quản là
thần kinh lưỡi, thần kinh dưới lưỡi và nhánh hầu của thần kinh sinh ba. Trung
khu phản xạ ở hành não liên hệ chặt chẽ với trung khu bú, mút. Thần kinh truyền
ra là thần kinh mê tẩu. Khi cắt dây mê tẩu thì phản xạ khép rãnh thực quản bị

10

download by :


mất. Một số chất hoá học gây khép rãnh thực quản như NaCl, Na2SO4, đường,…
Con vật càng trưởng thành thì rãnh thực quản càng khơng thể khép chặt hồn
tồn được. Lúc đó rãnh thực quản chỉ cịn là cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia

súc uống.
2.4.1.Tiêu hố ở miệng
Q trình tiêu hố ở miệng bao gồm tiêu cơ học và tiêu hoá hoá học. Nước
bọt tiết ra từ 3 đôi tuyến, bao gồm tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới
lưỡi cùng nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác trong lớp thượng bì niêm mạc miệng. Sự
phân tiết nước bọt ở lồi nhai lại là q trình liên tục và kiềm tính, nó làm đệm
cho sản phẩm axit trong q trình lên men dạ cỏ. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng
làm ướt và tăng bề mặt tiếp xúc của thức ăn giúp cho quá trình nuốt và nhai lại,
cung cấp các chất điện giải như: Na+, K+, Mg++, Ca++, photpho và urê. Lượng
nước bọt tiết khá nhiều (75-100lít/ngày đêm) và có độ kiềm khá cao (pH = 8,1),
có tác dụng bảo đảm độ ẩm và độ kiềm thích hợp trong dạ cỏ, tạo điều kiện thuận
lợi cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động, có chứa nhiều vitamin C cần cho vi sinh vật
dạ cỏ phát triển (Nguyễn Trọng Tiến và cs., 2001).
2.4.2. Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày của gia súc nhai lại gồm 4 túi, 3 túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá
sách) gọi chung là dạ dày trước. Dạ dày trước không có tuyến tiết dịch tiêu hố, chỉ
có các tế bào phụ tiết dịch nhầy. Túi thứ tư là dạ múi khế, dạ này thực sự có các
tuyến tiết dịch tiêu hố. Dung tích dạ dày bị rất lớn từ 140 - 230 lít, bê 95 - 150 lít.
Dạ cỏ được coi như “một thùng lên men lớn”, tiêu hoá ở dạ cỏ đóng một
vai trị hết sức quan trọng trong q trình tiêu hố của gia súc nhai lại: 50% vật
chất khơ của khẩu phần được tiêu hố ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ của
khẩu phần được biến đổi mà khơng có sự tham gia của enzim tiêu hoá. Tiêu hoá
cellulose và một số chất khác của thức ăn được thực hiện nhờ các enzim của vi
sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.
Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38- 410C, độ ẩm 80-90%, môi trường yếm khí,
nồng độ oxy nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại lâu
trong dạ cỏ, môi trường ở dạ cỏ gần như trung tính (pH = 6,5-7,4) và tương đối
ổn định nhờ tác dụng trung hòa axit của các muối phosphat và bicacbonate trong
nước bọt. Với các điều kiện như vậy, dạ cỏ là môi trường thuận lợi cho khu hệ vi
sinh vật trong dạ cỏ sinh sản và phát triển (Vansoest, 1982; Allison, 1984).


11

download by :


×