Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 138 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH XUÂN

QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH

Ngành:

Mã số:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340401

PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…… tháng..… năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Xuân

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ q thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội
huện Kỳ Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…… tháng..… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Xuân

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hộp ....................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý bảo hiểm thất nghiệp .............. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan ................................................................................ 5

2.1.2.


Đối tượng, phạm vi, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp ................... 10

2.1.3.

Quy trình hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp ................................................. 14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu về quản lý bảo hiểm thất nghiệp .................................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm thất nghiệp ................................. 26

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 30

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới ................................. 30

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam .................................. 33

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho tăng cường quản lý bảo hiểm thất nghiệp huyện

Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình ..................................................................................... 35

iii

download by :


2.2.4.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 36

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 38
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 38

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 38

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 39

3.1.3.

Khái quát về bảo hiểm xã hội của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình .................... 43

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 47

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 47

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 48

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 50

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 50

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 52
4.1.

Thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình .......... 52

4.1.1.

Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp ................................... 52

4.1.2.

Ban hành và cụ thể hóa các Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ......................... 58


4.1.3.

Tổ chức thực hiện tuyên truyền về luật bảo hiểm thất nghiệp đến Người
sử dụng lao động và người lao động................................................................. 63

4.1.4.

Lập kế hoạch thu – chi BHTN .......................................................................... 66

4.1.5.

Tổ chức thực hiện BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình ............. 69

4.1.5.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện BHTN ở huyện Kỳ
Sơn, tỉnh Hồ Bình ........................................................................................... 75
4.1.6.

Kết quả thực hiện quản lý bảo hiểm thất nghiệp ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Hịa Bình 2015-2017 ........................................................................................ 82

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn,
Hịa Bình ........................................................................................................... 84

4.2.1.

Nhóm các yếu tố thuộc về người lao động ....................................................... 84


4.2.2.

Nhóm các yếu tố thuộc người sử dụng lao động .............................................. 89

4.2.2.

Các yếu tố thuộc cơ quan quản lý BHTN ......................................................... 92

4.2.3.

Chính sách của nhà nước về BHTN ................................................................. 94

4.2.4.

Quy định về xử phạt vi phạm Luật BHXH ...................................................... 96

4.3.

Định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý bảo hiểm thất
nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình ........................................... 97

iv

download by :


4.3.1.

Định hướng hoạt động của cơ quan BHXH huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình
trong thời gian tới ............................................................................................. 97


4.3.2.

Giải pháp tăng cường quản lý BHTN trên địa huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa
Bình .................................................................................................................. 99

4.2.6.

Giải pháp đối với người sử dựng lao động ..................................................... 108

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 110
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 110

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 111

5.2.1.

Đối với ngành BHXH ..................................................................................... 111

5.2.2.

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Sơn .............................................. 112

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 113
Phụ lục ........................................................................................................................ 116


v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DN

Doanh nghiệp


GTVL

Giới thiệu việc làm

HCSN

Hành chính sự nghiệp

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc và Việt Nam ........... 31

Bảng 2.2.

So sánh quy định bảo hiểm thất nghiệp ở Đức và Việt Nam .................... 33


Bảng 3.1.

Cơ cấu cán bộ viên chức BHXH huyện Kỳ Sơn ....................................... 47

Bảng 3.2.

Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 49

Bảng 4.1.

Thống kê các văn bản Trung ương ban hành nhằm mục đích quản lý
và hướng dẫn thực hiện BHTN.................................................................. 58

Bảng 4.2

Kết quả tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa
bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình ............................................................. 64

Bảng 4.3

Đánh giá của người tham gia về mức độ phù hợp của các lớp tập
huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Kỳ Sơn ........................ 65

Bảng 4.4.

Kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp qua các năm ...................................... 67

Bảng 4.5.

Kế hoạch chi bảo hiểm thất nghiệp qua các năm ...................................... 68


Bảng 4.6.

So sánh kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp của BHXH huyện Kỳ Sơn
với kế hoạch thu BHTN do BHXH tỉnh Hồ Bình giao năm 2017 ................ 69

Bảng 4.7.

Kết quả tiếp nhận đăng kí và giải quyết các thủ tục cho người lao động ...........70

Bảng 4.8

Tổng thu BHTN và tốc độ phát triển thu BHTN ....................................... 71

Bảng 4.9.

Tình hình hồn thành kế hoạch thu BHTN (2015 – 2017) ........................ 72

Bảng 4.10. Tình hình nợ đóng BHTN (2015 - 2017) .................................................. 72
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện chi bảo hiểm thất nghiệp .............................................. 73
Bảng 4.12. Kết quả thanh kiểm tra phát hiện vi phạm về thu nộp bảo hiểm thất
nghiệp ........................................................................................................ 76
Bảng 4.13. Tình hình tham gia đóng BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tỉnh
Hịa Bình giai đoạn 2015-2017 .................................................................. 82
Bảng 4.14. Số lao động tham gia BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tỉnh Hịa
Bình giai đoạn 2015 – 2017....................................................................... 84
Bảng 4.15. Nhận thức của người lao động về Bảo hiểm thất nghiệp........................... 85
Bảng 4.16. Thực trạng người lao động biết về quyền lợi được hưởng khi tham
gia bảo hiểm thất nghiệp............................................................................ 86
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ hiểu biết của người lao động về BHTN ........................ 87

Bảng 4.18. Đánh giá mức độ nhận thức của người sử dụng lao động ......................... 90

vii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện .............................................. 45

Sơ đồ 4.1.

Mối quan hệ giữa các cơ quan trong giải quyết BHTN........................... 56

Biểu đồ 4.1. Đánh giá của lãnh đạo các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính
sự nghiệp về kiểm tra công tác quản lý BHTN của huyện ...................... 77
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của người lao động về kiểm tra công tác quản lý BHTN
của huyện ................................................................................................. 78
Biểu đồ 4.5. Tỉ lệ hiểu biết của người lao động về BHTN .......................................... 85
Biểu đồ 4.6.

Tỉ lệ đánh giá mức thông tin tuyên truyền BHTN của người lao động ...........86

Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ đánh giá mức nhận thức của người sử dụng lao động về bảo
hiểm thất nghiệp ...................................................................................... 89
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ đánh giá mức thông tin tuyên truyền của cơ quan bảo hiểm tự
nguyện của người sử dụng lao động ........................................................ 90

Hộp:
Hộp 4.1.

Các hoạt động tổ chức đăng ký bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo đúng
quy trình và thực hiện đầy đủ .................................................................. 53

Hộp 4.2.

Cơng tác giới thiệu việc làm được thực hiện tốt thông qua số lượng
lao động đã có việc làm ........................................................................... 54

Hộp 4.3.

Sự quan tâm của doanh nghiệp sử dụng lao động còn hạn chế ............... 89

viii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Xuân
Tên luận văn: Quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình
Mã số: 8340410

Ngành: Quản Lý Kinh Tế
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp của
huyện Kỳ Sơn thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý bảo hiểm thất

nghiệp trên địa bàn huyện thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thơng tin
thứ cấp từ các cơ quan có liên quan về thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn huyện Kỳ Sơn. Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ điều tra, phỏng
vấn 128 mẫu gồm các đối tượng có liên quan như người sử dụng lao động, người lao
động, người hưởng trợ cấp thất nghiệp, Cán bộ phòng BHXH Kỳ Sơn với tổng mẫu.
Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận văn gồm phương pháp thống kê mô tả
và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp tại huyện
Kỳ Sơn.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Luận văn đã góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số khái niệm về thất nghiệp,
bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và quản lý bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng nội dung công
tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp, xác định đác yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm
thất nghiệp. Nghiên cứu đã tổng quan kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý
bảo hiểm thất nghiệp, từ đó rút ra một số bài học cho huyện Kỳ Sơn trong tăng cường
quản lý bảo hiểm thất nghiệp thời gian tới.
Thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã
đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc thực hiện BHTN ở huyện thời gian qua vẫn
còn nhiều tồn tại. Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH và Sở lao động thương binh xã hội
chưa thật nhịp nhàng ăn khớp trong việc giải quyết chế độ cho người được hưởng
BHTN nên chưa làm hài lòng người thụ hưởng chính sách bảo hiểm. Cịn có hiện tượng
trục lợi BHTN dẫn đến người hưởng BHTN nhưng lại xin việc làm và tham gia làm
việc trong thời gian hưởng BHTN.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý BHTN tại huyện
Kỳ Sơn gồm: Nhóm các yếu tố thuộc về người lao động như trình độ nhận thức hạn chế,
ý thức của người lao động chưa được tốt; nhóm các yếu tố thuộc người sử dụng lao

ix

download by :



động như ý thức chấp hành quy định về chính sác bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế; các
yếu tố thuộc cơ quan quản lý BHTN như tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ làm
công tác bảo hiểm; chính sách của nhà nước về BHTN; và quy định về xử phạt vi phạm
Luật BHXH.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường quản lý bảo hiểm thất nghiệp
tại huyện Kỳ Sơn thời gian tới như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền về hệ thống
pháp luật và quy định về Luật BHTN; Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người tham
gia BHTN và đơn vị sử dụng người lao động tham gia BHTN; Tăng cường hệ thống chế
tài khen thưởng và xử phạt đối với người tham gia và vi phạm về BHTN; Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong thực hiện quản lý BHTN; Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý BHTN; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ quản lý BHTN; Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan ban ngành chức năng có
liên quan trong thực hiện quản lý BHTN.

x

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thanh Xuan
Thesis Title: Management of unemployment insurance in Ky Son District, Hoa Binh
Province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture

Research Objective: This study aims to assess the current status of
unemployment insurance management in Ky Son district and propose measures to
strengthen the management of unemployment insurance in the district in future.
Research Methods: This study uses secondary data collected from the relevant
agencies on the status of unemployment insurance management in Ky Son district.
Primary data for the study was collected from the survey and interviews of 128 samples
such as: employers, employees, unemployed labors, Ky Son social insurance office. The
data analysis methods used in this study are descriptive statistical method and the
comparative method to clarify the status of unemployment insurance management in Ky
Son district.
Main findings and Conclusions:
The study contributes to the systematization and clarification of concepts of
unemployment,

unemployment

insurance,

management

and

unemployment

insurance management, developing contents of the management of unemployment
insurance, identifying factors affecting management of unemployment insurance.
The study has reviewed the experience of other localities about unemployment
insurance management, and draw lessons learned for Ky Son district in enhancing
unemployment insurance management.
The status of unemployment insurance (UI) management in Ky Son district has

achieved many positive results, but the UI’s implementation still has problems in this
district. The coordination between the Social Insurance Agency and Department of
Labor, Invalids and Social Affairs is not synchronized to meet the regime for UI
beneficiaries, so that doesn’t satisfy to the unemployment criteria. There is also the
profiteering of UI from people who receive UI, but they apply for jobs and work during
time of receiving UI.
The results of study show that factors affecting UI management in Ky Son district
are as: Group of factors belonging to labor like limited awareness level, poor attitudes of

xi

download by :


employees; Group of factors belonging to employer as the sense of compliance with
unemployment insurance policy is limited; Factors of the UI management agency as the
organizational structure and capacity of insurance officers; state policies on UI; and the laws
on sanctioning violations of the Law on Social Insurance.
Some solutions are proposed to strengthen the management of unemployment
insurance in Ky Son district in the future as: Strengthening propaganda about the legal
system and regulations on UI Law; Improving mechanisms and policies for UI
participants and organization using UI insurers; Strengthening the system of sanctions
for reward and punishment of participants and violation of UI; Promoting the reform of
administrative procedures in the management of UI; Strengthening the application of
information technology in UI management; Enhancing training and fostering for UI
managers; Strengthening coordination between related functional agencies in
implementing UI management.

xii


download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) luôn là lĩnh vực được các quốc gia trên thế
giới quan tâm. BHTN là một trong những chính sách an sinh xã hội (ASXH),
thực hiện chức năng bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi bị
mất việc làm. Ở Việt Nam, chính sách BHTN đã được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm, thực hiện đối với người lao động. Mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài
chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong
một chừng mực nhất định từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao
động để có nhiều cơ hội mới về việc làm. BHTN là một phần của Bảo hiểm xã
hội (BHXH) do vậy đối tượng của BHTN cũng giống như đối tượng của BHXH.
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm diễn biến phức tạp đang là vấn đề
bức xúc ở nước ta trong thời gian qua cũng như hiện nay. Do đó, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm
như: Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về “Lao
động, tiền lương và xã hội”; Quyết định 227/HĐBT ngày ngày 29/12/1987 của
Hội đồng Bộ trưởng về việc “Sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế các cơ quan
hành chính sự nghiệp”; Quyết định 176/HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng
Bộ trưởng “Sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh”; Nghị định
41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về “Chính sách đối với lao động
dơi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước”; Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày
08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về “Chính sách tinh giản biên chế đối với
lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập”... Tuy nhiên, việc ban hành và
thực hiện các chế độ trợ cấp mất việc làm còn nhiều bất cập chưa thực sự hiệu
quả, bị động, không đảm bảo lâu dài cho cuộc sống của người lao động… để giải
quyết được các vấn đề trên cần một chính sách tổng thể vì vậy BHTN đã ra đời

và được áp dụng vào thực tiễn đời sống. Từ 01/01/2009, Việt Nam chính thức
thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
BHXH huyện Kỳ Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hịa Bình ngồi
nhiệm vụ thu chi BHXH và BHYT, BHXH huyện cịn có nhiệm vụ thu chi
BHTN đối với NSDLĐ và NLĐ trên địa bàn huyện. Năm 2009 là năm đầu tiên
triển khai thực hiện BHTN nên còn gặp nhiều khó khăn và kết quả chưa cao. Tuy

1

download by :


nhiên, đến nay việc thu chi BHTN ở BHXH huyện dần đi vào ổn định, số người
tham gia và được giải quyết hưởng BHTN tăng một cách nhanh chóng qua các
năm. Cụ thể, năm 2015 có 5.462 người tham gia và năm 2017 tăng đến 6.265
người tham gia BHTN. Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không
ngừng tăng lên, năm 2015 số người được chi trả là 854 người với số tiền là 3.617
triệu đồng; đến năm 2016 số người được chi trả tăng lên 1.005 người với số tiền
chi trả là 3.922 triệu đồng; Năm 2017 số người được chi trả là 1.139 người với số
tiền đã chi trả là 5.057 triệu đồng. Trong đó số số chi trợ cấp thất nghiệp một lần
như sau: Năm 2015 có 6 người với số tiền 25triệu đồng; đến năm 2016 đã tăng
lên 3 người, số tiền đã chi trả là 16 triệu đồng. đến năm 2017 đã tăng lên 13
người, số tiền đã chi trả là 79 triệu đồng.
Tuy nhiên, là một chính sách mới nên việc triển khai BHTN thời gian qua
cũng phát sinh khơng ít những vấn đề bất cập. Việc xác định người lao động có
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không cịn gặp khó khăn;
nhận thức của một số người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan ban
ngành, các tổ chức về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, nhiều người
chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, chưa biết điều kiện để được hưởng
bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp là khá lớn. Sự

phối hợp giữa hai cơ quan BHXH và Sở Lao động- Thương binh và xã hội chưa
chặt chẽ để phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động trong việc thanh toán BHTN, giảm bớt thủ tục
hành chính, kiểm sốt kịp thời khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
tránh tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Về bộ máy tổ chức và
kinh phí thực hiện chính sách chưa đồng bộ gây nhiều khó khăn cho việc triển
khai thực hiện.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao xây dựng, hoàn thiện việc thực hiện chính
sách về BHTN có hiệu quả? Giải pháp nào thúc đẩy mục tiêu đó? Từ việc nhìn
nhận, đánh giá nghiêm túc thực trạng quản lý BHTN trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
trong tình hình hiện nay, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý bảo hiểm
thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn

2

download by :


huyện Kỳ Sơn thời qua; đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường quản
lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bảo hiểm
thất nghiệp;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên
địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015 – 2017;

(4) Đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý bảo hiểm
thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn:
- Thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn thời
gian qua diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa
bàn huyện Kỳ Sơn thời gian qua?
- Để tăng cường quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
thời gian tới cần đề xuất những giải pháp cụ thể nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng khảo sát là cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Sơn,
lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động ở huyện Kỳ Sơn, đại diện cơng đồn
và người lao động đang làm việc tại Doanh nghiệp và các đơn vị HCSN huyện
Kỳ Sơn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình;
những đơn vị, cơ quan trên địa bàn huyện do cơ quan BHXH quản lý.

3

download by :


- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2015 đến năm 2017

+ Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2017
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2020
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018
1.5. ĐÓNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số khái niệm về thất
nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý và quản lý bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng
nội dung công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp, xác định đúng các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý bảo hiểm thất nghiệp. Luận văn đã đưa ra được nhiều dẫn
liệu, minh chứng phong phú về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bảo hiểm
thất nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam đồng thời rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
cơng tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, đồng thời
cũng đánh giá được những bất cập trong công tác quản lý bảo hiểm thất nghiệp
trên địa bàn huyện. Đây là cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý bảo hiểm thất nghiệp tai huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hồ Bình. Kết quả
nghiên cứu của luận văn là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà quản lý hoạt
động trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung, bảo hiểm huyện Kỳ Sơn nói riêng nhằm
có những giải pháp quản lý hiệu quả bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về lao động

Quá trình lao động là quá trình kết hợp giữa 3 yếu tố của sản xuất, đó là:
Sức lao động - Đối tượng lao động - Tư liệu lao động, mà trước hết là giữa con
người với tư liệu lao động.
Trong lao động một người có thể sử dụng một hay nhiều cơng cụ lao
động, có thể vận hành điều khiển một hay nhiều thiết bị mà mỗi loại thiết bị có
một mức độ hiện đại khác nhau
Mối quan hệ giữa tư liệu lao động và sức lao động bao gồm:Yêu cầu của
máy móc thiết bị với trình độ kỹ năng của người lao động.Yêu cầu điều khiển và
công suất thiết bị với thể lực con người.Tính chất đặc điểm của thiết bị tác động
về tâm sinh lý của người lao động. Số lượng công cụ thiết bị so với số lượng lao
động các loại.
Mối quan hệ giữa con người với đối tượng lao động: ở đây cũng có những
mối quan hệ tương tự như trên, đặc biệt là mối quan hệ giữa kỹ năng, hiệu suất
lao động với khối lượng chủng loại lao động yêu cầu và thời gian các đối tượng
lao động được cung cấp phù hợp với quy trình cơng nghệ và trình tự lao động.
Mối quan hệ giữa người với người trong lao động gồm Quan hệ giữa lao
động quản lý và lao động sản xuất; Quan hệ giữa lao động công nghệ và lao động
phụ trợ; Quan hệ hiệp tác giữa các loại lao động (Nguyễn Văn Định, 2008).
2.1.1.2. Khái niệm về thất nghiệp
*Thất nghiệp: Là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà khơng
tìm được việc làm, hoặc tình trạng người lao động đang làm việc mà bị mất
việc làm.
Thất nghiệp là một trong những “căn bệnh” phổ biến của nền kinh tế. Đó
là, tình trạng của nền kinh tế, trong đó, một bộ phận của lực lượng lao động
khơng có việc làm, họ đang tích cực đi tìm việc.

5

download by :



Thất nghiệp làm cho NLĐ khơng có thu nhập, trong khi ln phải tốn kém
những chi phí đi tìm việc làm. Hơn nữa, thất nghiệp làm cho đời sống tinh thần
của NLĐ và gia đình họ ln nặng nề. Các nhà xã hội học cho rằng: thất nghiệp
là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tệ nạn xã hội.
Thất nghiệp có ảnh hưởng lớn khơng chỉ đến NLĐ, mà cịn đến tồn bộ
nền kinh tế, đó là: sự lãng phí nguồn nhân lực (đặc biệt là sự lãng phí nguồn nhân
lực chất lượng cao), kéo theo sự lãng phí các nguồn lực kinh tế khác; sự giảm sút
tổng sản lượng của nền kinh tế… Ngồi ra, khi có tình trạng thất nghiệp, xã hội
phải chi ra những khoản TCTN, những khoản chống và khắc phục các tệ nạn xã
hội do thất nghiệp (Nguyễn Văn Định, 2008).
Có nhiều tiêu chí để phân loại thất nghiệp. Cụ thể:
Căn cứ vào loại hình thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành
những loại sau: Thất nghiệp theo giới tính; Thất nghiệp theo lứa tuổi; Thất
nghiệp theo vùng lãnh thổ; Thất nghiệp theo ngành nghề; Thất nghiệp theo dân
tộc, chủng tộc… (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010b).
Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có các loại thất nghiệp sau:
(1) Thất nghiệp do bỏ việc, họ là những người tự ý xin thôi việc vì những lý
do khác nhau như tiền cơng thấp, cơng việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa,...
(2) Thất nghiệp do mất việc là NLĐ khơng có việc làm do chủ sử dụng
lao động cho thôi việc vi một lý do nào đó.
(3) Thất nghiệp do mới vào, họ là những người lần đầu tiên tham gia vào lực
lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
(4) Thất nghiệp do quay lại, họ là những NLĐ đã rời khỏi lực lượng lao
động, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Căn cứ vào
nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp dưới đây:
(5) Thất nghiệp dai dẳng, là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm
được trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người
tạm thời khơng có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh
tế mà lực lượng lao động và các cơng việc tìm người luôn thay đổi.

(6) Thất nghiệp do cơ cấu, là thất nghiệp do khơng có sự đồng bộ giữa tay
nghề, trình độ được đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay

6

download by :


đổi. Nó xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối giữa cung và cầu
cục bộ trên thị trường lao động.
(7) Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm
xuống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng
cầu giảm, kéo theo cầu lao động giảm.
(8) Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định
cao hơn mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động
yếu thế trên thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép
của cơng đồn, nghiệp đồn. - Thất nghiệp do công nghệ do áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật và cơng nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con
người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận NLĐ trong các dây chuyền
sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ (Nguyễn Văn Định. 2008).
(9) Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện do kinh tế phát triển mang tính chu kỳ.
Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia
tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật
Phân loại thất nghiệp theo quan điểm hiện đại
(10) Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp do không chấp nhận mức lương
hiện hành của thị trường nên không đi làm, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc. Thất nghiệp khơng tự nguyện là thất nghiệp do khơng tìm được việc làm, mặc dù
có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc với mức lương hiện hành của thị trường
lao động (Nguyễn Văn Định, 2008).
(11) Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao
động ở trong trạng thái cân bằng. ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng

thái toàn dụng lao động. Ngồi ra, cịn có các loại thất nghiệp khác như thất nghiệp
tạm thời, thất nghiệp do thời vụ, thất nghiệp bán phần, thất nghiệp toàn phần.
* Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN ra đời mang yếu tố khách quan, gắn liền với nền kinhtế thị truờng.
Mối quan hệ giữa các bên tham gia bảo hiểm chỉ tồn tại và phát huy vai trị khi
có sự quản lý vĩ mơ của Nhà nuớc. Nhà nuớc với tư cách là chủ thể quản lý phải
sử dụng các công cụ quản lý nhằm thực hiện đuợc mục tiêu chiến lựơc của Nhà
nước trong đó có chính sách BHTN.
Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật
quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp thu nhập

7

download by :


cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở
lại làm việc. Như vậy,có thể nhận thấy:
- Chủ thể QL là Nhà nuớc.
- Đối tượng BHTN là những NLĐ tham gia đóng BHTN và chủ sở hữu
lao động. Chỉ NLĐ nào tham gia đóng BHTN mà bị thất nghiệp thì mới đuợc
hưởng lợi từ BHTN. Chủ sở hữu lao động đuợc coi là đối tượng của chính sách
BHTN khi họ phải tuân thủ theo những qui định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng
góp tài chính hỗ trợ NLĐ khi họ bị thất nghiệp.
BHTN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thơng qua việc
đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của nhà nước, nhằm hỗ trợ về mặt thu
nhập cho NLĐ trong thời kỳ họ bị mất việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm
việc làm mới trong thị trường lao động. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010b).
Như vậy có thể thấy BHTN vừa là cơng cụ góp phần giải quyết thất
nghiệp vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng. Với cách tiếp cận này,

BHTN có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích.
Với chức năng bảo vệ, BHTN tổ chức bù đắp thu nhập cho người thất nghiệp và
tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Với
chức năng khuyến khích, BHTN khích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc
làm và sẵn sàng đi làm việc. Qua hai chức năng này có thể thấy, BHTN khơng
chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ mà cịn có ý nghĩa đối với cả NSDLĐ và nhà nước.
Đối với NSDLĐ, do có BHTN, nên khi thất nghiệp xảy ra đối với NLĐ, NSDLĐ
khơng phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm cho họ. Hơn nữa, khi
NLĐ biết rõ nếu thất nghiệp mình sẽ được trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm
việc cho doanh nghiệp hơn. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao
động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Đối
với nhà nước, nhờ có BHTN nên gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất
nghiệp xảy ra (thường vào thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách nhà nước eo hẹp
lại phải chi nhiều cho các vấn đề xã hội khác). Mặt khác, khi có trợ cấp thất
nghiệp, vấn đề căng thẳng xã hội sẽ khơng xảy ra, nhà nước khơng cịn phải lo
đối phó với các cuộc biểu tình, khơng phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các
tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất nghiệp gây ra.
Khái niệm BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
- quỹ BHTN - do sự đóng góp của các bên tham gia (người sử dụng lao

8

download by :


động, người lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo cuộc sống cho
người lao động khi gặp rủi ro về việc làm. Trợ cấp thất nghiệp của Nhà
nước, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc khác với việc hình thành quỹ BHTN
là một quá trình liên tục có sự tham gia của các bên liên quan cùng đóng
góp: người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước.

BHTN cịn là sự đóng góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với nhau. Bảo
hiểm xã hội Việt Nam (2010b).
2.1.1.3 Khái niệm quản lý
Theo F.W taylor: Là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa
học quản lý và là “ông tổ” trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận dưới
góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hồn thành cơng việc của
mình thơng qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn thành
công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo Herry Fayol: là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là
người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời cận- hiện
đại đến nay, quan niệm rằng: Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu:
Lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát nỗ lực của cá nhân, bộ
phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra (Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo J.H.Donnelly, James Gibson và J.M.Ivancevich: trong khi nhấn mạnh
đến hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một
quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của
những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không
thể nào đạt được (Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là một tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra
(Nguyễn Xuân Hải, 2010).
Theo tác giả Nguyễn Xuân Hải (2010): Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong
điều kiện môi trường luôn biến động.

9


download by :


2.1.1.4. Khái niệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý BHTN là sự tác động của Chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
thơng qua hình thức điều khiển, chỉ đạo hệ thống và quy trình BHTN theo những
văn bản Quy phạm pháp luật, quy định, quy tắc nhằm để hệ thống đó vận hành
theo ý muốn của chủ thể quản lý và đạt được mục đích đã đề ra (Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, 2010b).
+ Chủ thể Quản lý BHTN là: Chính phủ, cơ quan quản lý lao động.
+ Đối tượng của BHTN là: NLĐ nói chung.
+ Phạm vi áp dụng BHTN: NLĐ làm công ăn lương, cán bộ, cơng chức
và một số đối tượng khác.
Chính sách BHTN là một trong những chính sách được Nhà nước ban hành
để giải quyết mâu thuẫn không thể tự giải quyết được giữa NLĐ và NSDLĐ trong
việc đáp ứng quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người về việc làm, góp phần
đảm bảo ASXH. Quản lý BHTN thực chất bao gồm một chuỗi các hoạt động sau:
Quản lý quá trình thu: Dựa trên cơ sở thông tin NDSLĐ đăng ký về số
lượng người tham gia, mức lương của đơn vị, BHXH tỉnh tiến hành tổ chức thu
BHTN từ đơn vị sử dụng lao động. Trên thực tế, công việc này còn gồm cả các
hoạt động lên kế hoạch thu BHTN trên địa bàn, tổ chức thu và kiểm soát trong và
sau quá trình thu (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009a).
Quản lý quá trình chi: Sau khi NLĐ xác nhận là đã mất việc làm và có
quyết định của Giám đốc Sở LĐTB&XH được hưởng TCTN, cơ quan BHXH
phải thực hiện chi trả tiền TCTN cho đối tượng hưởng. Cũng giống tổ chức thu
BHTN, tổ chức chi BHTN cũng bao gồm lên kế hoạch chi tháng, quý, năm và
kiểm soát số tiền chi nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHTN. Đồng thời tổ chức
chi BHTN, chi BHYT, chi hỗ trợ tìm việc làm, chi hỗ trợ học nghề cho NLĐ.
Công việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề và giới thiệu việc làm được thực hiện
bởi TTGTVL tỉnh. Tuy nhiên, cơ quan BHXH tỉnh cũng cần phải giám sát hoạt

động này để tổ chức chi cho hợp lý (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009a).
2.1.2. Đối tượng, phạm vi, nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp
2.1.2.1. Đối tượng, phạm vi của bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một bộ phận của BHXH, là bảo hiểm bồi thường cho người lao
động bị thiệt hại về thu nhập do mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều

10

download by :


kiện tham gia vào thị trường lao động (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2009a).
Mục đích của BHTN là trợ giúp một phần nào đó về mặt tài chính cho
người thất nghiệp giúp họ ổn định cuộc sống, tạo điều kiện tham gia vào thị
trường lao động với những cơ hội việc làm mới.
BHTN có nhiều điểm khác so với các loại hình khác như: Khơng có hợp
đồng, người tham gia và người thụ hưởng quyền lợi là một, không có việc
chuyển rủi ro của người bị thất nghiệp sang người có khả năng thất nghiệp.
BHTN khơng có dự báo chính xác về số lượng và phạm vi, có thể bị thiệt hại về
kinh tế rất lớn, đặc biệt là trong những thời kì nền kinh tế bị khủng hoảng.
a. Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp
Tại điều 2 Nghị định 28/ 2015/N Đ- CP ngày 12/3/2015 cho biết:
(1) Người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm.
(2) Người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã
hưởng tiền lương và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
(3) Tổ chức bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội), trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm

thành lập được giao các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Việc
làm (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm).
Đối tượng của BHTN giống đối tượng của BHXH đó là người lao động.
Đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử dụng lao động
(đối tượng tham gia rộng hay hẹp là tùy thuộc vào quy định và điều kiện cụ thể
của từng nước), đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia BHTN là người
có khả năng lao động và trong độ tuổi lao động, bao gồm:
Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có sử dụng một
số lượng lao động nhất định.
Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định
(thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các
đơn vị hành chính sự nghiệp (theo quy định của Nhà nước).

11

download by :


Những người lao động độc lập, những người làm thuê theo mùa, những
công nhân, viên chức Nhà nước thường không thuộc đối tượng tham gia BHTN.
Bởi khi làm công chức nhà nước, họ được tuyển dụng và bổ nhiệm lâu dài nên
khả năng thất nghiệp thấp. Còn đối với những người lao động độc lập, những
người làm thuê theo mùa do cơng việc của họ khó xác định thu nhập để xác định
phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, cơng việc khơng ổn định và khơng đủ thời
gian đóng phí bảo hiểm. Vì rủi ro trong việc làm cũng xuất phát từ người sử dụng
lao động trong chừng mực nào đó, nên họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN
cho người lao động mà họ sử dụng. Rủi ro trong BHTN là rủi ro việc làm, rủi ro
nghề nghiệp. Vì vậy, đối tượng tham gia của BHTN ít hơn so với BHXH (Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).
b. Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN

Để được hưởng trợ cấp BHTN, cần có các điều kiện như sau:
(1) Người tham gia bảo hiểm phải đóng bảo hiểm trong một thời gian
nhất định.
(2) Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động.
(3) Phải đăng kí thất nghiệp, đăng kí tìm việc làm tại cơ quan lao động có
thẩm quyền do Nhà nước quy định (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).
(4) Phải sẵn sàng làm việc.
(5) Có sổ BHXH để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn
quy định.
Người thất nghiệp dù có đóng BHTN nhưng không được hưởng trợ cấp
khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị sa thải do vi
phạm kỷ luật, từ chối không đi làm việc do cơ quan lao động việc làm giới thiệu
(nước ta qui định là sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội
giới thiệu mà khơng có lý do chính đáng).
Để được hưởng trợ cấp BHTN, người lao động phải có một thời gian nhất
định đã tham gia BHTN. Việc đặt ra thời gian này có tác dụng đảm bảo chỉ những
người thường xuyên tham gia hoạt động kinh tế mới được xem như bị mất thu
nhập do thất nghiệp. Ngồi ra quỹ BHTN có thể đảm bảo số đóng góp của mỗi
người lao động đạt tới một mức tối thiểu trước khi xảy ra thất nghiệp. Điều này
góp phần cân đối quỹ tài chính của BHTN (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2010a).

12

download by :


×