Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ HẢI YẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT
TẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ
THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Em cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2019
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hải Yến

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Phượng Lê, giảng viên
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em phương pháp nghiên cứu, phân tích
và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ mơn Kinh tế Nơng nghiệp
và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Lâm Thao, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội huyện Lâm Thao, cùng các đồng chí cán bộ, cơng chức của các Phịng
chun mơn thuộc UBND huyện Lâm Thao và các, xã, thị trấn đã giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo, bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hải Yến

ii


download by :


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Danh mục hình ............................................................................................................. ix
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực hiễn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ
trợ người khuyết tật ....................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5

2.1.2.


Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ....... 11

2.1.3.

Vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ........... 12

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người
khuyết tật ....................................................................................................... 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ
người khuyết tật ............................................................................................. 25

iii

download by :


2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết
tật .................................................................................................................. 28

2.2.1.

Kinh nghiệm ở một số nước về các chính sách hỗ trợ người khuyết tật .......... 29


2.2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn trợ giúp người khuyết tật ở Việt Nam ......................... 32

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................................. 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 37

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của huyện lâm thao........................................................... 37

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện lâm thao ................................................ 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 41

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ............................................. 43

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thơng tin ............................................... 45

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 48
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ở
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 49

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về người khuyết tật và công tác trợ
giúp người khuyết tật ..................................................................................... 49

4.1.2.

Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ người khuyết tật .................. 51

4.1.3.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................. 57


4.1.4.

Kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối
với công tác hỗ trợ người khuyết tật ............................................................... 78

4.1.5.

Đánh giá thành công, bất cập trọng hoạt động quản lý nhà nước về hỗ trợ
người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao ................................................. 80

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ
người khuyết tật ở huyện Lâm Thao............................................................... 85

4.2.1.

Hệ thống văn bản chính sách hỗ trợ người khuyết tật ..................................... 85

4.2.2.

Năng lực trình độ của cán bộ quản lý và sự phối hợp ..................................... 87

4.2.3.

Nguồn tài chính đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ .................... 91

4.2.4.


Cơng tác tun truyền, phố biến chính sách hỗ trợ người khuyết tật ............... 92

4.2.5.

Các quy đinh
̣ về thủ tu ̣c hành chı́nh, quy trı̀nh giải quyết ............................... 94

iv

download by :


4.3.

Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ
người khuyết tật ở huyện Lâm Thao............................................................... 95

4.3.1.

Căn cứ đề xuất ............................................................................................... 95

4.3.2.

Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về hỗ trợ người khuyết tật địa
bàn huyện Lâm Thao ..................................................................................... 96

4.3.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết
tật trên địa bàn huyện Lâm Thao .................................................................... 97


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 105

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ .............................................................................. 105

5.2.2.

Kiến nghị với Sở Lao động - TB&XH, UBND tỉnh Phú Thọ........................ 105

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 107
Phụ lục .................................................................................................................... 109

v

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


ASXH

An sinh xã hội

LĐ-TB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

MĐKT

Mức độ khuyết tật

NKT

Người khuyết tật

QLNN

Quản lý nhà nước

TCXH

Trợ cấp xã hội

TGXH

Trợ giúp xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hóa xã hội

vi

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phương pháp xác định dạng khuyết tật ...................................................... 18
Bảng 2.2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật .................................................. 19
Bảng 2.3. Bảng tính hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng cho NKT .................................. 22
Bảng 2.4. Tỷ lê ̣ bắ t buô ̣c nhâ ̣n NKT làm viê ̣c tại Nhật Bản........................................ 30
Bảng 3.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao ....................... 40
Bảng 3.2. Thu thập số liệu thông tin sơ cấp ............................................................... 44
Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu mẫu điều tra theo vùng ................................................... 45
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá khuyết tật qua các năm huyện Lâm Thao ........................ 55
Bảng 4.2. Đánh giá sự hài lòng của người khuyết tật/gia đình NKT đối với cơng
tác đánh giá khuyết tật của Hội đồng xác định MĐKT ............................... 56
Bảng 4.3. Số NKT hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng/hỗ trợ kinh phí chăm sóc tại
cộng đồng và số tiền chi trợ cấp xã hội cho NKT huyện Lâm Thao từ
năm 2016 đến 2018 ................................................................................... 58
Bảng 4.4. Kết quả hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho hộ gia đình có NKT
hoặc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc NKT từ năm 2016 đến 2018 ...... 59
Bảng 4.5. Đánh giá của NKT/gia đình NKT về mức độ hỗ trợ và tính kịp thời
của các chính sách hỗ trợ NKT .................................................................. 62

Bảng 4.6. Tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng và số tiền hỗ trợ
chi phí mai táng ......................................................................................... 64
Bảng 4.7. Ý kiến của về mức hỗ trợ mai táng phí và cơng tác chi trả kinh phí trợ
cấp mai táng phí ........................................................................................ 65
Bảng 4.8. Tổng hợp cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật ................................ 66
Bảng 4.9. Hỗ trợ người khuyết tật chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng ............... 68
Bảng 4.10. Ý kiến của người khuyết tất, gia đình người khuyết tật về hoạt động
hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng .......................................... 69
Bảng 4.11. Tình hình học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục từ
năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018............................................. 70
Bảng 4.12. Tình hình học sinh khuyết tật được hưởng chính sách miễn, giảm học
phí và học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập ................................ 71

vii

download by :


Bảng 4.13. Ý kiến của NKT, gia đình NKT về chính sách hỗ trợ giáo dục cho
người khuyết tật ........................................................................................ 72
Bảng 4.14. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2016-2018 trên
địa bàn huyện Lâm Thao ........................................................................... 74
Bảng 4.15. Kết quả hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật ............................................... 74
Bảng 4.16. Kết quả hỗ trợ người khuyết tật xây dựng nhà đại đoàn kết, vay vốn
phát triển kinh tế ....................................................................................... 75
Bảng 4.17. Tình hình khắc phục cơng trình cơng cộng thuận lợi cho người khuyết
tật .............................................................................................................. 76
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến của người khuyết tật/đại diện NKT về tác động của
chính sách trợ giúp xã hội đến đời sống người khuyết tật. .......................... 78
Bảng 4.19. Kết quả kiểm tra và xử lý các vi phạm thực hiện chính sách hỗ trợ

người khuyết tật ........................................................................................ 79
Bảng 4.20. Chất lượng cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật huyện Lâm Thao ......................... 88
Bảng 4.21. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với
công tác hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao .................................. 89
Bảng 4.22. Các hình thức tun truyền phổ biến chính sách hỗ trợ người khuyết
tật .............................................................................................................. 93
Bảng 4.23. Đánh giá của người khuyết tật về cơng tác tun truyền phổ biến
chính sách hỗ trợ người khuyết tật ............................................................. 94
Bảng 4.24. Đánh giá của người khuyết tật về cơng tác thủ tục hành chính và quy
trình giải quyết .......................................................................................... 95

viii

download by :


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Bộ máy QLNN thực hiện công tác hỗ trợ NKT cấp huyện ............... 14
Sơ đồ 2.2. Chính sách TGXH của Nhâ ̣t Bản ............................................................... 29
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật huyện
Lâm Thao.................................................................................................. 49
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao ......................... 51
Sơ đồ 4.3. Quy trình xác định khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
cấp xã thực hiện ........................................................................................ 52
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trı ̀n h ra quyế t đi nh
̣ chı́ nh sá ch TGXH ............................. 101

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đánh giá của cán bộ về nguồn tài chính ............................................. 92


DANH MỤC HỘP
Hô ̣p 4.1. Ý kiế n của đại diện lãnh đạo UBND cấp xã về công tác đánh giá khuyết
tật ở địa phương........................................................................................... 53
Hô ̣p 4.2. Ý kiế n củ a NKT/gia đình NKT về quy trình đánh giá khuyết tật ........... 53
Hô ̣p 4.3. Ý kiế n của gia đình người khuyết tật về chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc
người khuyết tật đặc biệt nặng ..................................................................... 61
Hô ̣p 4.4. Ý kiế n của cán bơ ̣ phịng Lao động - TB&XH về cơng tác BTXH đố i
với NKT trên điạ bàn huyện ........................................................................ 63
Hộp 4.5. Đánh giá của cán bộ về xây dựng các cơng trình cơng cộng thuận lợi
cho người khuyết tật .................................................................................... 77

ix

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thị Hải Yến
Tên Luận văn: Quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Lâm Thao
- tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với người khuyết tật
(NKT), trong đó trọng tâm là cơng tác hỗ trợ người khuyết tật, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện

Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về
hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn sâu cán
bộ ở huyện, xã, cán bộ các cơ quan phối hợp và phỏng vấn bán cấu trúc phỏng vấn gia
đình và người khuyết tật trên 2 vùng là vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển và
vùng có điều kiện kinh tế xã hội cịn khó khăn làm điểm khảo sát. Tác giả sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với
cơng tác hỗ trợ người khuyết tật, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu cho thấy, năm 2018 huyện Lâm Thao có tổng số 2.791 người
khuyết tật, chiếm tỷ lệ 2,67% dân số. Huyện đã có phân phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho
các cơ quan chuyên môn phụ trách trực tiếp thực hiện các chính sách trợ giúp NKT như:
Bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục đào tạo… một cách đồng bộ, phù
hợp với nguyện vọng NKT và xu thế phát triển của xã hội, có tác động tích cực đến ổn
định đời sống NKT trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lâm
Thao. Tuy nhiên vẫn cịn hiện tượng: Tiêu chı́ xác đinh
̣ đớ i tươ ̣ng quá chă ̣t hoặc chưa
thực sự chính xác, nhiề u đớ i tươ ̣ng khuyết tật nhẹ có hồn cảnh khó khăn chưa đươ ̣c thu ̣
hưởng chı́nh sách; mức trợ giúp xã hô ̣i thấp, chưa phù hơ ̣p với thực tiễn; một số chính
sách chưa được triển khai rõ nét ở địa phương như: Hỗ trợ NKT tham gia giao thông
công cộng, nhà ở công cộng, dịch vụ văn hóa thể thao… nhiề u văn bản dẫn đế n khó
khăn trong tổ chức thực hiê ̣n; bô ̣ máy thực thi chính sách ở cơ sở chưa đủ ma ̣nh để đáp

x

download by :



ứng với yêu cầ u thực tiễn; nguồ n tài chı́nh thiế u, cơ chế quản lý liên ngành dẫn đế n khó
khăn trong viê ̣c bảo đảm nguồ n lực cho chı́nh sách; chưa xác đinh
̣ đươ ̣c phương pháp,
công cu ̣ truyền thông phù hơ ̣p, hiệu quả thực hiện chưa thường xuyên; quy đinh
̣ về thủ
tu ̣c hành chı́nh, quy trı̀nh quyế t đinh
̣ chı́nh sách phức ta ̣p, đặc biệt cịn tình trạng đối
tượng hưởng chưa đúng, để sót đối tượng…
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý nhà nước về hỗ trợ NKT tại huyện Lâm Thao
trong những năm tiếp theo cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Đổi mới quy trình
xác định đối tượng khuyết tật, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành
trong việc xác định đối tượng khuyết tật và nhóm đối tượng hưởng các chính sách hỗ
trợ, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thực hiện quản lý nhà nước, tăng cường công
tác tuyên truyền, đổi mới trình tự, thủ tục ban hành quyết định theo hước giảm bớt giấy
tờ, rút gắn thời gian thực hiện, đề xuất thay đổi bổ sung bộ công cụ xác định mức độ
khuyết tật, đổi mới hoạt động trợ giúp xã hội cho NKT tại cộng đồng.

xi

download by :


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thi Hai Yen
Thesis title: State management for disabled people in Lam Thao district - Phu Tho province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research purpose
Assessing the status of state management for disabled people, in which the focus is
on supporting disabled people, analyzing the factors affecting the state management on
supporting disabled people in Lam Thao district, Phu Tho province. From there proposed
solutions to improve the state management on disability support in the area in the future.
Research Methods
The thesis used secondary data collection methods, in-depth interviews with
district and commune officials, officials of coordinated agencies and semi-structured
interviews to interview families and disabled people. In the two regions, there are areas
with socio-economic development conditions and areas with severe socio-economic
conditions as survey points. The author used descriptive and comparative statistical
methods to assess the state management status for supporting disabled people, propose
solutions to strengthen state management for the support of disabled people in the
district during the next time.
Main results and Conclusion
Through research, it was found that in 2018, Lam Thao district had a total of
2,791 disabled people, accounting for 2.67% of the population. The district has assigned
specific tasks to specialized agencies in charge of directly implementing disability
support policies such as social protection, health care, education and training support in
synchronous, matching the aspirations of disabled people and development trends of
society, have a positive impact to stabilize the life of disabled people in the area,
contributing to economic and social development of Lam Thao district. However, there
is still a phenomenon: It is necessary to determine whether the subject is too tight, or not
really accurate, many mild disabilities people with difficult circumstances have not been
benefited from the policy; low level of social assistance, not suitable with reality; Some
policies have not been implemented clearly in the locality such as: supporting disabled
people to participate in public transport, public housing, cultural and sports services
with many documents lead to difficulties in implementation; The policy implementation
apparatus at the grassroots level is not strong enough to meet practical requirements;


xii

download by :


lack of financial resources, interdisciplinary management mechanisms lead to
difficulties in securing policy resources; no suitable communication methods and tools
have been identified, and the implementation efficiency has not been frequent;
regulations on administrative procedures, complicated decision-making processes, in
particular, the situation of beneficiaries is not correct, to miss out the subject.
To well implement the state management on the support of disabled people in
Lam Thao district in the following years, it is necessary to apply the following solutions
simultaneously: Innovating the process of identifying disabled people, strengthening
close coordination between levels and sectors in identifying disabled people and groups
of beneficiaries of support policies, improving the capacity of the system of
implementing state management, strengthening propaganda and innovation, the
procedure for issuing a decision to reduce the number of documents, shortening the
implementation time, proposed to supplement the tools to determine the level of
disability, to renew social assistance activities for disabled people in the community.

xiii

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 13 tháng 12 năm 2006, Liên hợp quốc đã chính thức thông qua công ước
về quyền của người khuyết tật - một công ước đầu tiên về nhân quyền trong thế kỷ
XXI- để bảo vệ và nâng cao quyền cũng như cơ hội của khoảng 650 triệu người

khuyết tật trên tồn thế giới. Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước,
mặc dù điều kiện cịn nhiều khó khăn, song phát huy truyền thống nhân ái của
dân tộc, Đảng và Nhà nước ta từ rất sớm luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ
những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người khuyết tật. Nước ta đã tham gia
các cam kết quốc tế về người khuyết tật, ban hành hệ thống văn bản pháp luật, các
chương trình, đề án nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật hòa nhập cộng
đồng, cụ thể: Ngay từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945
thì vấn đề nhóm người yếu thế trong xã hội đã được quy định - Bộ cứu tế xã hội là
tiền thân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập; Hiến pháp các
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều có những quy định xác lập trách nhiệm của
nhà nước, vai trò của xã hội và gia đình đối với người khuyết tật; Viê ̣t Nam đã cam
kết tham gia Chiến lược Incheon nhằm “Hiện thực hóa quyền” cho người khuyết tật
giai đoạn 2013 - 2022 được Liên Chính phủ cùng các tổ chức người khuyết tật các
nước Châu Á-Thái Bình Dương thơng qua ngày 01/11/2012 tại Incheon, Hàn Quốc;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và
đến ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 đã được
Quốc hội ban hành thay thế Pháp lệnh về người tàn tật; Ủy ban quốc gia về người
khuyết tật được thành lập là cơ chế đa ngành thúc đẩy hịa nhập người khuyết tật;
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt các chương trình, đề án trợ
giúp người khuyết tật.
Là cơng dân, thành viên của xã hội, người khuyết tật (NKT) tuy khiếm khuyết
về thể chất song có quyền được bình đẳng, tham gia tích cực vào các hoạt động phát
triển xã hội, đồng thời họ có quyền được gia đình, nhà nước và cả xã hội quan tâm.
Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về NKT đã tạo ra những
chuyển biến tích cực đối với đời sống NKT, giúp NKT tự tin hơn, giảm dần những
rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi của NKT, tạo động
lực để họ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, việc thực
hiện chính sách pháp luật đối với NKT vẫn cịn những hạn chế, nhiều chính sách

1


download by :


dành cho NKT vẫn cịn thiếu tính khả thi địi hỏi cơ quan chức năng cần sớm tháo
gỡ như: Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, dạy nghề, việc làm, cơng trình
cơng cộng; một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đẩy đủ về vấn đề
NKT, xem công tác NKT thuộc trách nhiệm của ngành LĐ-TB&XH và trợ giúp
NKT chỉ là hoạt động từ thiện. Thêm vào đó, ở một số nơi, cơng tác chỉ đạo triển
khai thực hiện Luật Người khuyết tật còn chậm, chưa kịp thời, thiếu sâu sát, vẫn cịn
tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT. Vì vậy, làm thế nào để các chính sách
đối với người khuyết tật đi vào cuộc sống, người khuyết tật được tiếp cận, thụ hưởng
đầy đủ nhất các chính sách xã hội, thể hiện rõ nhất truyền thống đạo lý tốt đẹp của
dân tộc ta đó là một vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Lâm Thao là huyện đồng bằng xen đồi thấp của tỉnh Phú Thọ có diện tích tự
nhiên 97,69 km2, dân số 104,337 nghìn người, có hệ thống giao thơng khá thuận lợi,
là cửa ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa
Thủ đơ Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội, giao lưu văn hố, khoa học cơng nghệ giữa các địa phương trong và
ngoài huyện. Trong những năm qua huyện Lâm Thao đã quan tâm thực hiện các
chính sách xã hội đối với NKT với mục đích giúp họ vượt qua khó khăn, có cuộc
sống ổn định, hịa nhập cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, do hậu quả chiến tranh để lại, là huyện nông nghiệp, mật độ dân số đông,
dễ bị tác động chi phối bởi yếu tố thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tai nạn
giao thông, tai nạn lao động... Số lượng cán bộ làm công tác Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện hiện nay chưa phù hợp và tương xứng với nhiệm vụ được
giao, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành ngày càng được tăng cường,
đối tượng quản lý được mở rộng nhưng lực lượng cán bộ thì mỏng. Mặt khác, những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và xu thế tồn cầu hóa làm cho số đối tượng
yếu thế cần trợ giúp của Nhà nước ngày càng gia tăng, đang tác động mạnh mẽ đến

công tác QLNN đối với NKT trên địa bàn huyện.Vậy QLNN đối với công tác NKT
ở huyện Lâm Thao diễn ra như thế nào? Kết quả đạt được của QLNN đối với NKT
ở huyện Lâm Thao? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới QLNN đối với NKT ở huyện
Lâm Thao? Giải pháp nào là cần thiết để hoàn thiện QLNN đối với NKT ở huyện
Lâm Thao?
Từ yêu cầu thực tiễn và những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn
huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ”.

2

download by :


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với người khuyết tật,
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác QLNN đối với NKT trên địa bàn
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác QLNN đối với NKT trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với
người khuyết tật;
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với NKT trên địa bàn huyện
Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với NKT trên địa bàn
huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về NKT trên địa bàn
huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với công tác hỗ
trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, trong đó đối
tượng nghiên cứu là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp quản lý và thực thi
chính sách về người khuyết tật, các tổ chức, cá nhân và những vấn đề liên quan
đến quản lý công tác hỗ trợ người khuyết tật như: Hệ thống văn bản, tổ chức bộ
máy, đối tượng thụ hưởng chính sách...
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-. Phạm vi nội dung: Trong các vấn đề về người khuyết tật thì hỗ trợ người
khuyết tật là hoạt động có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, đồng thời là nội dung
quan trọng trong công tác quản lý NKT nói chung. Quản lý nhà nước đối với
người khuyết tật bao gồm những nội dung nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý,
xác định đối tượng thụ hưởng, công tác kiểm tra giám sát công tác hỗ trơ, thực
hiện các chính sách hỗ trợ người khuyết tật, trong đó thì nội dung thực thi chính
sách hỗ trợ đối với người khuyết tật là nội dung chủ yếu. Do vậy, tác giả giới hạn
phạm vi nghiên cứu của đề tài là QLNN đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật,

3

download by :


những kết quả đạt được trong QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT, từ đó đưa ra
giải pháp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm
Thao - tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thời gian 3 năm, từ
năm 2016 đến năm 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đóng góp về lý luận

Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với
công tác hỗ trợ người khuyết tật; hệ thống nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước
đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật gồm: Phân tích tổ chức bộ máy quản lý,
xác định đối tượng thụ hưởng chế độ đối với người khuyết tật, đánh giá thực
trạng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối
với công tác hỗ trợ người khuyết tật. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra 5 nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật.
Đóng góp về thực tiễn
Tác giả đã nêu rõ những hạn chế, bất cập về bộ máy quản lý nhà nước về
người khuyết tật, phân tích được cơng tác quản lý trong việc xác định các đối
tượng được hỗ trợ của nhà nước và nêu rõ quản lý công tác triển khai xác định các
đối tượng là NKT và chỉ ra những bất cập, những vẫn đề còn hạn chế, lỏng lẻo
trong việc quản lý công tác xác định đối tương NKT, đánh giá công tác kiểm tra
giám sát công tác NKT để xác định mức độ sai phạm trong công tác quản lý công
tác hỗ trợ NKT. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ người khuyết tật, trong đó yếu tố trình độ
cán bộ quản lý là yếu tố tác động nhiều nhất để cải thiện công tác quản lý.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở, căn cứ để đề xuất một số giải pháp thực tiễn
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết
tật; kết quả nghiên cứu cũng có thể giúp các địa phương khác có điều kiện tương
đồng như huyện Lâm Thao tham khảo, áp dụng trong công tác quản lý.

4

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC HIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật
a. Khái niệm khuyết tật
Theo Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật của Liên hiệp quốc
(2006): Khuyết tật là một khái niệm đang phát triển và khuyết tật là kết quả của
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người bị suy giảm chức năng và những rào cản về
quan điểm và môi trường ngăn cản sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào xã
hội một cách bình đẳng với những người khác.
Mặc dù định nghĩa về khuyết tật thay đổi theo thời gian và không gian,
nhưng về cơ bản khuyết tật được xem là một tình trạng, hoặc một chức năng,
được đánh giá là đã bị khiếm khuyết nghiêm trọng so với tình trạng bình thường
của đại đa số dân chúng. Khuyết tật thường được dùng để chỉ những khiếm
khuyết chức năng cá nhân, bao gồm khiếm khuyết về mặt thể chất, khiếm khuyết
về giác quan, khiếm khuyết về nhận thức, khiếm khuyết về trí tuệ hoặc những
vấn đề tâm trí. Nhiều mơ hình, khái niệm đã được đưa ra để giải thích khuyết tật,
trong đó có hai mơ hình chính là mơ hình y học và mơ hình xã hội về khuyết tật.
Mơ hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính khuyết tật.
Trong mơ hình y học của khuyết tật, khuyết tật là tình trạng thể chất của
một cá nhân làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra những thiệt thòi cho cá
nhân đó. Như vậy chữa trị hoặc kiểm sốt khuyết tật đồng nghĩa với việc xác
định, tìm hiểu, kiểm sốt cũng như tác động lên khuyết tật. Vì vậy, cần đầu tư
cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật
về mặt y học, giúp những NKT có một cuộc sống bình thường
Ngược lại, mơ hình xã hội của khuyết tật cho rằng những rào cản và định
kiến cũng như sự không chấp nhận của xã hội (có chủ ý hoặc khơng chủ ý) là
những yếu tố chính, xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết
tật. Mô hình này cho rằng, một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ
hoặc thể chất (những khác biệt mà đơi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so
với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ khơng dẫn đến các khó


5

download by :


khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng
xử tích cực. Mơ hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những
thay đổi cần thiết của xã hội.
Ngồi hai mơ hình khuyết tật nêu trên, cịn có một số mơ hình ít phổ biến
hơn như: Mơ hình đạo đức, NKT phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với
khuyết tật của chính họ; mơ hình chun nghiệp, theo đó nhà cung cấp dịch vụ tự
quyết định cần phải làm gì để điều trị khuyết tật, cịn người khuyết tật giữ vai trò
là bệnh nhân thụ động; mơ hình từ thiện...
Kỳ thị người khuyết tật: Là thái độ kinh thường hoặc thiếu tơn trọng NKT
vì lý do khuyết tật của người đó.
Phân biệt đối xử người khuyết tật: Là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi,
phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết
tật của họ.
Các dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật
nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác (Luật
người khuyết tật, 2010).
b. Khái niệm người khuyết tật
Điều 1, Công ước quốc tế về người khuyết tật (2006), người khuyết tật bao
gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác
quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự
tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những
người khác.
Điều 1 Pháp lệnh Người tàn tật (1998) định nghĩa: “Người tàn tật theo quy
định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị
khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới

những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Điều 1, Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII thơng qua (2010) nêu rõ: “Người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được
biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Để phù hợp với tổng thể vấn đề nghiên cứu, tác giả lựa chọn khái niệm về
NKT theo Điều 1 của Luật người khuyết tật (2010).

6

download by :


2.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
a. Khái niệm quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý.
Theo Aunapuff, 1994: “Quản lý là một hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một
khoa học và là một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý
con người nhằm đạt được mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động vừa ổn định
bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động
của một đơn vị, tổ chức”.
Theo một cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống
gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ
cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý) (Phan Huy
Đường, 2015).
Theo Phan Văn Kha (2007): “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công

nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật
chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt
động để đạt được các mục đích đã định”.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu
đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Phan Huy Đường, 2015).
Các khái niệm “Quản lý” tuy có khác nhau nhưng chúng có chung những
điểm chủ yếu sau đây: Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay
một nhóm xã hội, chúng là những tác động có tính định hướng. Những tác động
đó được phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Một cách tổng quát nhất: Quản lý được xem là quá trình tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, đó là sự kết hợp giữa trí thức
và lao động trên phương diện điều hành. Dưới góc độ chính trị, quản lý được
hiểu là hành chính, là cai trị; nhưng dưới góc độ xã hội, quản lý là điều hành,
điều khiển, chỉ huy. Dù dưới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý phải dựa những

7

download by :


cơ sở, nguyên tắc đã được định sẵn và nhằm đạt được hiệu quả của việc quản lý,
lức là mục đích quản lý.
Tóm lại: Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ
thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của nhà quản lý nhằm đạt được
mục đích đặt ra từ trước. Là một yếu tố thiết yếu quan trọng, quản lý không thể
thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản
lý càng lớn và nội dung càng phức tạp.

b. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
nhà nước. Quản lý nhà nước là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà
nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội
(Phan Huy Đường, 2015).
+ Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các
phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, QLNN là hoạt
động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành
pháp, cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Chủ thể QLNN là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được
trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và
hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
- Mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển
bền vững trong xã hội.
+ Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu
yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung
cịn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành
chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội
bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ

8

download by :



chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,
ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp cịn đồng
nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước với các đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà
nước: Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện
ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thơng qua phương tiện
nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là
văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản
lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính
sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật;
dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ
quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể
triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp
dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong
hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những
thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ
thống của bộ máy hành chính nhà nước.
- Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những
chủ thể có quyền năng hành pháp: Cách hiểu phổ biến hiện nay thì nhà nước có ba
quyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền năng hành pháp trước
hết và chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên trong rất nhiều
hoạt động khác như: việc ổn định tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt
động quản lý được tiến hành bởi các bộ…Trong những trường hợp này quyền năng
hành pháp cũng thể hiện rõ nét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động
hành pháp của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất,
được tổ chức chặt chẽ: Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ
máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung

ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy
được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm
sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp,
tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau.
Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh

9

download by :


tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo
sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính cịn được tổ
chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho
chính quyền địa phương.
- Thứ tư, hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và
điều hành: Tính chấp hành và điều hành của hoạt động QLNN thể hiện trong việc
những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực
hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì
cũng khơng được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp
dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định
pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật. QLNN là một dạng đặc biệt của quản lý,
được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháp hành pháp và tư pháp để
quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, QLNN mang tính quyền lực
đặc biệt là tính tổ chức cao, và có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để
thực hiện mục tiêu, hơn cả là quản lý nhà nước ở Việt Nam mang nguyên tắc tập
trung dân chủ. QLNN khơng có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý và nó ln đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức.
c. Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
* Hỗ trợ người khuyết tật: Là sự giúp đỡ của xã hội bằng các nguồn lực của

Nhà nước và của cộng đồng đối với người khuyết tật nhằm giúp họ bảo đảm
được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
* Bảo trơ ̣ xã hô ̣i/trợ giúp xã hội/trợ cấp xã hội: Là hệ thống các chính sách,
chế độ, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội
dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi,
yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hồ
nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công
bằng xã hội” (Nguyễn Thị Vân, 2007).
* QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT: Là sự tác động có tổ chức, có căn cứ
pháp lý của các cơ quan nhà nước đối với các đối tượng người khuyết tật nhằm
giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt, đảm bảo cuộc sống để hòa nhập với cộng
đồng xã hội. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, cơ
chế và chính sách phát triển lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật nhằm thực hiện mục
tiêu, đường lối của Đảng, Nhà nước đã định theo (Phan Huy Đường, 2015).
* Cơ quan QLNN về công tác hỗ trợ người khuyết tật gồm:

10

download by :


- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người khuyết tật nói chung và
cơng tác hỗ trợ NKT nói riêng.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện
quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật.

2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
a. Đặc điểm quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở
mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”.
- Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện q trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực
hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi
nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng quản
lý phải có một chương trình nhất qn, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch
ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các
quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi
của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên,
liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định,
không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của nhà nước
giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện tồn hoạt động của mình và hệ
thống hành vi xã hội được ổn định. (Phan Huy Đường, 2015).
b. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
- Quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật bao giờ cũng

11

download by :



×