Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện bình giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THỊ THOAN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017


Tác giả luận văn

Vũ Thị Thoan

i

download by :


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo giảng dạy tại Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam và các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển Nơng thơn, bộ
mơn Phân tích định lượng đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng
đúng đắn trong q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã
dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các anh chị trong cơ quan Bảo
hiểm xã hội huyện Bình Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q
trình hồn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thoan

ii

download by :



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình, hộp, sơ đồ ......................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội ............................4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH .................................................................4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................4

2.1.2.

Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội .............................................................8

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội .................................. 25


2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 28

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý chi bảo hiểm xã hội của một số địa phương ............. 28

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm ...................................................................................... 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 34

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Bình Giang ...................................................... 34

3.1.2.

Điều kiện Kinh tế - Xã hội của huyện Bình Giang..........................................35

3.1.3.

Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Bình Giang ..................................37


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43

iii

download by :


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................43

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................44

3.2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................47
4.1.

Thực trạng công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương. ..................................................................................................... 47

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang ...............47


4.1.2.

Thực trạng chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang ....................................48

4.1.3.

Thực trạng cơng tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang .......................52

4.1.4.

Các vấn đề cần tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương................................................................................... 80

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang ....... 81

4.2.1.

Nhóm yếu tố khách quan ............................................................................... 81

4.2.2.

Nhóm các yếu tố chủ quan ............................................................................. 83

4.3.

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương .......................................................................... 88


4.3.1.

Tăng cường cơng tác tun truyền thực hiện chính sách BHXH .....................88

4.3.2.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ......................................................... 90

4.3.3.

Bổ sung quyền cho cơ quan BHXH trong việc thanh tra, xử phạt vị phạm............91

4.3.4.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự
phối hợp của các cơ quan liên quan ................................................................ 92

4.3.5.

Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề
nghiệp cho công chức, viên chức BHXH ....................................................... 93

4.3.6.

Đẩy mạnh phương thức chi trả trực tiếp cho người hưởng qua tài khoản
cá nhân .......................................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.


Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................97

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 99
Phụ lục .................................................................................................................... 101

iv

download by :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASXH

Nghĩa tiếng Việt
An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH huyện

Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CB, CC, VC

Cán bộ, công chức, viên chức

ĐDCT

Đại diện chi trả

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

KQTTHC

Kết quả thủ tục hành chính

LĐHĐ

Lao động hợp đồng

NLĐ


Người lao động

SDLĐ

Sử dụng lao động

SL

Số lượng

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

v

download by :


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Bình Giang........................................ 36
Bảng 3.2. Số lượng CBCCVC, LĐHĐ cơng tác tại BHXH huyện Bình Giang
giai đoạn 2013-2016 .................................................................................. 42
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của CBCCVC, LĐHĐ của BHXH huyện Bình
Giang giai đoạn 2013-2016 ....................................................................... 43
Bảng 3.4. Bảng số liệu điều tra số mẫu ...................................................................... 44

Bảng 4.1. Thực trạng chi BHXH hằng tháng tại huyện Bình Giang ........................... 49
Bảng 4.2. Thực trạng chi BHXH một lần tại huyện Bình Giang................................. 50
Bảng 4.3. Thực trạng chi trợ cấp ốm đau, thai sản, DSPHSK tại huyện Bình
Giang ........................................................................................................ 52
Bảng 4.4. Dự tốn chi BHXH tại BHXH huyện Bình Giang ...................................... 53
Bảng 4.5. Số người hưởng các chế độ BHXH tại huyện Bình Giang.......................... 56
Bảng 4.6. Số lượng người hưởng chế độ BHXH hằng tháng tăng, giảm hằng năm
tại huyện Bình Giang................................................................................. 58
Bảng 4.7. Đánh giá công tác quản lý đối tượng qua điều tra năm 2016 ...................... 59
Bảng 4.8. So sánh thực hiện chi BHXH hàng tháng với kế hoạch .............................. 63
Bảng 4.9. So sánh tình hình thực hiện chi BHXH hằng tháng qua các năm ................ 64
Bảng 4.10. So sánh kết quả thực hiện và kế hoạch chi các chế độ BHXH một lần ....... 69
Bảng 4.11. Đánh giá của người hưởng chế độ BHXH một lần điều tra năm 2016 ....... 70
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện chi chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK........................... 74
Bảng 4.13. Thời điểm NLĐ nhận trợ cấp ốm đau, thai sản, DSPHSK qua điều tra
năm 2016 .................................................................................................. 75
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động điều
tra năm 2016 ............................................................................................. 76
Bảng 4.15. Số người, số tiền thu hồi do chi sai ............................................................ 77
Bảng 4.16. Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát qua điều tra năm 2016 ...................... 79
Bảng 4.17. Tình hình điều tra thời điểm NLĐ nhận được trợ cấp BHXH..................... 83
Bảng 4.18. Trình độ chuyên môn của Nhân viên Bưu điện huyện ................................ 85
Bảng 4.19. Mức độ hiểu về các chế độ BHXH của người hưởng chế độ BHXH ......... 86

vi

download by :


DANH MỤC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Bình Giang ......................................................34

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH huyện Bình Giang.............................. 41
Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang ........................ 47
Sơ đồ 4.2. Quy trình chi trả BHXH hàng tháng ......................................................... 61
Sơ đồ 4.3. Quy trình Chi trả chế độ BHXH một lần...................................................67
Sơ đồ 4.4. Quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK .................................71
Hộp 4.1.

Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác lập dự tốn chi BHXH của
BHXH huyện Bình Giang ........................................................................ 55

vii

download by :


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thị Thoan
Tên luận văn: Tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội
tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua và phân tích các yếu tố ảnh

hưởng để từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp từ các báo cáo, thu thập số liệu sơ cấp từ phiếu điều tra từ đó thống kê, lựa chọn tài
liệu, xử lý số liệu bằng phần mềm excel rồi dùng các phương pháp thống kê mô tả, so
sánh, phỏng vấn sâu để phân tích số liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Kết quả chính và kết luận: Qua nghiên cứu đề tài, luận văn đã đạt được một số
kết quả chính và kết luận như sau:
Đã đánh giá được thực trạng trong công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện
Bình Giang, cơng tác quản lý người hưởng được bám sát, chặt chẽ; công tác xét duyệt
chế độ BHXH đảm bảo đúng quy trình, đúng chế độ; công tác chi trả các chế độ BHXH
dài hạn và ngắn hạn đảm bảo kịp thời, đúng, đủ, đến tận tay người hưởng; công tác
kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, hiệu quả... Đồng thời, phân tích được
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương gồm 2 nhóm yếu tố đó là nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ
quan. Các yếu tố khách quan như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và các vùng
lân cận, sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước, điều chỉnh tiền lương của Chính phủ và
những quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện. Nhóm các yếu
tố chủ quan gồm: Nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động và thân nhân
người lao động; trình độ, năng lực của nhân viên Bưu điện; công tác xét duyệt chế độ
BHXH, công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát của cán bộ BHXH huyện; sự
phối hợp giữa các ngành liên quan. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tác giả mạnh rạn đề xuất
sáu giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang như
sau: tăng cường cơng tác tun truyền thực hiện chính sách BHXH; tăng cường công tác

viii

download by :



kiểm tra, giám sát; bổ sung quyền cho cơ quan BHXH trong việc thanh tra, xử phạt vi
phạm; tăng cường vai trị lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự phối hợp
của các cơ quan liên quan; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quán triệt tư tưởng, đạo
đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức BHXH; đẩy mạnh phương thức chi
trả trợ cấp BHXH trực tiếp cho người hưởng qua tài khoản cá nhân.

ix

download by :


THESIS ABSTRACT
Author: Vu Thi Thoan
Thesis title: “Strengthen management of social insurance spending in Binh Giang
district, Hai Duong province”
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Study Objective:
Based on the current state of management of social insurance payment in Binh
Giang district, Hai Duong province, and analyzing the factors influencing the
management of social insurance spending in Binh Giang district, Hai Duong province.
Reason for social insurance in Binh Giang district, Hai Duong province in the coming
time.
Research method:
The thesis uses the method of secondary data collection from the reports,
collecting primary data from the questionnaire from which statistics, document

selection, data processing by excel software. Then use statistical methods to describe,
compare, and in-depth interviews to analyze data to achieve the research objectives set.
Main results and conclusions:
Through research on the topic, the thesis has achieved some main results and
concluded as follows:
The status of social insurance payment management in Binh Giang district has
been assessed and the management of beneficiaries is closely followed. The work of
reviewing and approving the social insurance shall ensure the proper process and
regime; Long-term and short-term social insurance payment schemes must be timely,
adequate and adequate to the beneficiaries; At the same time, the factors influencing the
management of social insurance spending in Binh Giang district, Hai Duong province
are analyzed, including 2 groups of factors It is a group of objective factors and groups
of subjective factors. The objective factors such as socio-economic conditions of the
local and surrounding areas, the adjustment of state policies, adjustment of salary of the
Government and regulations on powers, functions and responsibilities. Department of
Social Insurance. Group of subjective factors include: awareness of employers, workers
and relatives of employees; Qualification and capacity of the Post Office staff;
Reviewing the social insurance, dissemination, inspection and supervision of district

x

download by :


social insurance officials; Coordination between related sectors. Based on the analysis
of causes and factors affecting the management of social insurance spending in Binh
Giang district, the author strongly recommends six solutions to strengthen the
management of social insurance spending in Binh Giang district as follows:
Strengthening propaganda on the implementation of social insurance policy;
Strengthening the inspection and supervision; Supplement the right to the social

insurance agency in the inspection and handling of violations; Strengthening the
leadership role of the Party committees, the Government and the coordination of related
agencies; Regular professional training, thorough knowledge of ethics and professional
ethics for social insurance officials, civil servants and employees; Promoting direct
payment of social insurance benefits to beneficiaries through personal accounts.

xi

download by :


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội lớn trong hệ thống an sinh
xã hội của nước ta. Với mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động khi
không may gặp phải rủ ro do ốm đau, sinh con, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động phải nghỉ việc khơng có nguồn thu nhập, chính sách
bảo hiểm xã hội đã ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với người lao động và
được người lao động quan tâm, tham gia ngày càng rộng rãi. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, khi nước ta đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, các khu, cụm cơng nghiệp được hình thành ở hầu hết các huyện, thị xã
thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc số người
tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng cao, cùng với nó là số người thụ hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng lớn. Việc làm thế nào để chi trả chế độ bảo
hiểm xã hội đúng, đủ, đến tận tay người hưởng không để lạm dụng quỹ bảo hiểm
xã hội luôn là một câu hỏi lớn đặt ra đối với cơ quan bảo hiểm xã hội nói chung
và Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang nói riêng.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang quản lý và chi trả trên 3.500
người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó người
trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Mỗi năm Bảo hiểm xã hội huyện duyệt chi

chế độ BHXH một lần cho hơn 600 người lao động đã nghỉ việc; duyệt chi ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho gần 3.000 lượt người. Tổng số
tiền chi các chế độ BHXH mỗi năm hơn 170 tỷ đồng cho người hưởng chế độ
BHXH trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc chi trả tiền trợ cấp ốm đau, thai sản,
dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động ở hầu hết các đơn vị sử dụng
lao động đặc biệt là các đơn vị lớn đều không được kịp thời theo quy định. Việc
quản lý và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn huyện
mặc dù đã chi đúng, chi đủ, chi kịp thời nhưng vẫn cịn tình trạng thu hồi từ 1-3
tháng tiền lương hưu, trợ cấp BHXH do người hưởng đã chết mà đại diện chi trả
không báo giảm kịp thời...(Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo năm 2015 của
BHXH huyện Bình Giang).
Mặt khác, Bảo hiểm xã hội huyện Bình Giang nói riêng và ngành Bảo hiểm
xã hội nói chung đã và đang tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tạo
1

download by :


điều kiện thuận lợi cho người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH.
Các thủ tục, giấy tờ được tinh giản, bỏ qua nhiều bước kiểm sốt của chính
quyền địa phương và đơn vị sử dụng lao động cũng đồng nghĩa với việc dễ bị
làm giả mạo hồ sơ thụ hưởng hoặc tham gia BHXH với mục đích trục lợi quỹ
BHXH...
Những điều trên đã làm giảm đi tính nhân văn và mục đích thiết thực của
chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta.
Trước thực trạng trên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tăng cường
quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” nhằm làm
rõ quản lý chi bảo hiểm xã hội là gì? Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian qua như thế nào? Các yếu tố
nào ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải

Dương? Những giải pháp gì để tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình
Giang, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội
trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội.
- Đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi bảo hiểm xã hội cấp huyện.

2

download by :


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi
bảo hiểm xã hội tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tập trung cho cấp quản lý
huyện.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương.

- Phạm vi về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017. Số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ năm
2013 đến 2015; số liệu sơ cấp được nghiên cứu tại năm 2016, 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý chi
bảo hiểm xã hội.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích được thực trạng của cơng tác quản
lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; đã chỉ ra được những yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi BHXH tại
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

3

download by :


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2005): “Bảo hiểm xã hội là một chế độ
pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao
động, của người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm
trợ giúp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm
hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết”.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1952) đưa ra khái niệm như sau: “ BHXH
là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một loạt

các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội
dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, tàn tật và chế; đồng thời bảo đảm
chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con''. Khái niệm này của Tổ chức
Lao động Quốc tế đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế
và mặt xã hội.
Ở Việt Nam, Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội
quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH được thể chế hóa và thực
hiện theo Luật. Theo đó “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để
người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước được hình
4

download by :


thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ
của Nhà nước” (Quốc hội, 2014).
Như vậy, dưới gốc độ pháp lý, BHXH là một chế định pháp lý bảo vệ người
lao động và sử dụng quỹ BHXH do người lao động, người sử dụng lao động và
sự hỗ trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động, thân nhân người lao động
nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống khi họ không may gặp rủi ro ốm đau, thai sản,

tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động hay hết tuổi lao
động phải nghỉ việc khơng có thu nhập.
2.1.1.2. Chế độ bảo hiểm xã hội
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy
định cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chính sách BHXH đối với người lao
động. Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối
tượng, điều kiện để được hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng, nghĩa vụ và
mức đóng góp cho từng chế độ BHXH cụ thể.(Phạm Đỗ Nhật Tân và Nguyễn
Thị Kim Phụng, 2008).
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1952) đưa ra quy định tối thiểu về
chế độ BHXH với 9 chế độ, bao gồm: Chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất
nghiệp; trợ cấp tuổi già; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp gia
đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tử tuất.
Về nguyên tắc, BHXH phải đảm bảo an toàn kinh tế cho mọi người lao
động trong mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động. Tuy nhiên, tùy
theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong từng giai đoạn mà các chế
độ BHXH được quan tâm khác nhau.
Ở Việt Nam, chính sách BHXH được quan tâm từ rất sớm. Ngay sau khi
cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, việc thực hiện chính sách BHXH đã
được triển khai, những quy định về BHXH đã lần lượt được ra đời, đánh dấu đầu
tiên là Sắc lệnh số 54/SL ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời quy
định những căn cứ, điều kiện để công chức nhà nước được hưởng chế độ hưu trí;
Tiếp theo là Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa quy định cụ thể về chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động,
trợ cấp hưu trí và tử tuất đối với cơng chức Nhà nước; Sắc lệnh 77/SL ngày
22/5/1950 quy định chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử
tuất đối với công nhân. Đến ngày 27/12/1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành

5


download by :


Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước
kèm theo Nghị định 218/CP. Điều lệ quy định Quỹ BHXH được thành lập và
thuộc Ngân sách nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước phải đóng vào
quỹ BHXH một tỷ lệ nhất định của quỹ lương. Các chế độ BHXH được quy định
gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mất sức lao động;
hưu trí và tử tuất (Chính phủ, 1961).
Sau một thời gian thực hiện chính sách BHXH, Nước ta tiếp tục đối mới,
điều chỉnh để phù hợp với tình hình, điều kiện mới của đất nước, các văn bản quy
định về BHXH lần lượt ra đời:
Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ
BHXH áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao động
theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Các chế độ
được quy định trong Nghị định này gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Nghị định số 12/CP đã bỏ chế độ
mất sức lao động. (Chính phủ, 1995a).
Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ
BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội
nhân dân và công an nhân dân. Nghị định đã quy định các chế độ BHXH áp dụng
cho lực lượng vũ trang gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất (Chính phủ 1995b).
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ ban hành
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ
sinh hoạt phí đối với cán bộ xã phường, thị trấn (Chính phủ, 1998).
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành Luật BHXH số 71/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2007, theo đó BHXH được chia làm 3 loại với các chế độ BHXH khác
nhau: BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: chế độ ốm đau, chế độ thai san, chế

độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Các quy
định về BHXH bắt buộc có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007; BHXH tự nguyện
gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Các quy định về BHXH tự nguyện có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2008; BHXH thất nghiệp gồm: Trợ cấp thất nghiệp,
hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm. Các quy định về BHXH thất nghiệp có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 (Quốc hội, 2006).

6

download by :


Ngày 16/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
thông qua Luật Việc làm số 38/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, trong
đó quy định cụ thể về bảo hiểm thất nghiệp và những quy định về bảo hiểm thất
nghiệp quy định tại Luật BHXH số 71/2006/QH11 hết hiệu lực. Từ đó chế độ
bảo hiểm thất nghiệp tách ra khỏi các chế độ BHXH (Quốc hội, 2013).
Trải qua 9 năm triển khai thực hiện, Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã có
tác động mạnh mẽ đến đời sống của người lao động, thực hiện được mục đích an
sinh xã hội của chính sách BHXH. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất
nước, Luật BHXH số 71/2006/QH11 dần bộc lộ những điểm chưa phù hợp hoặc
khơng cịn phù hợp với tình hình hiện tại. Vì vậy, Luật BHXH số 58/2014/QH13
đã được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày
20/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã thay thế Luật BHXH số
71/2006/QH11. Các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật BHXH số
58/2016/QH13 gồm: BHXH bắt buộc có các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; BHXH tự nguyện có các chế độ: hưu
trí, tử tuất (Quốc hội, 2014).
2.1.1.3. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
a. Trách nhiệm quản lý, chi trả các chế độ BHXH

BHXH tỉnh, BHXH huyện là cơ quan tổ chức thực hiện chi trả các chế độ
BHXH cho người hưởng, người lao động theo quy định. Hàng năm, BHXH tỉnh
tổ chức tổng kết đánh giá công tác chi trả các chế độ BHXH công tác phối hợp
thực hiện với các đơn vị liên quan, đề xuất các biện pháp quản lý, các giải pháp
thực hiện cho năm tiếp theo. Các tổ chức làm Đại diện chi trả phải được cơ quan
BHXH ký Hợp đồng quản lý, chi trả các chế độ BHXH theo phân cấp của BHXH
Việt Nam. Các tổ chức, cán bộ thực hiện chi trả phải đảm bảo đúng nguyên tắc
chi trả; thực hiện đúng các điều, khoản trong hợp đồng đã ký kết. BHXH cấp trên
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi trả và quản
lý người hưởng của cơ quan BHXH cấp dưới, các Đại diện chi trả, đơn vị sử
dụng lao động, người hưởng theo quy định. Cán bộ BHXH, cán bộ chi trả không
được ký nhận thay các chế độ BHXH, BHTN của người hưởng. Đối với những
trường hợp chi trả không đúng người hưởng, quản lý người hưởng không chặt
chẽ, không báo giảm kịp thời theo quy định dẫn đến thất thốt về tiền thì phải
được thu hồi đầy đủ bồi hoàn ngay cho quỹ BHXH; đối với cán bộ BHXH chịu
7

download by :


hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm (kể cả cán
bộ liên đới) (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2016).
Cơ quan bưu điện phải đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển
và trong suốt thời gian chi trả tại các điểm chi trả. Tổng Công ty Bưu điện chịu
trách nhiệm khi đơn vị, cá nhân thuộc Bưu điện các cấp để xảy ra mất tiền trong
quá trình vận chuyển và trong khi chi trả dù bất kỳ nguyên nhân chủ quan hay
khách quan. Nếu xảy ra rủi ro mất tiền phải có phương án bù đắp ngay để tiếp tục
chi trả cho người hưởng, không để xảy ra khiếu kiện, gây khó khăn cho người
hưởng (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2016).
b. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH

Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), chi trả các chế độ
BHXH gồm các nguyên tắc sau:
- Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.
- Đảm bảo chi trả kịp thời và đầy đủ các chế độ của người hưởng.
- Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
- Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.
- Chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch.
2.1.2. Nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội
2.1.2.1. Nội dung chi bảo hiểm xã hội
Theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, nội dung chi BHXH bao gồm:
a. Chi từ nguồn Ngân sách nhà nước cho người hưởng chế độ BHXH trước ngày
01/01/1995, gồm:
* Các chế độ BHXH hàng tháng: lương hưu(hưu quân đội và hưu công
nhân viên chức); trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp theo
Quyết đinh số 91; trợ cấp theo Quyết định số 613; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp
phục vụ người bị TNLĐ-BNN; trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi
dưỡng).
* Các chế độ BHXH một lần:
- Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng
lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng

8

download by :


tháng đã nghỉ việc, chết.
- Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động,
trợ cấp 91, trợ cấp theo Quyết định số 613, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐBNN hàng tháng đã nghỉ việc, chết.

- BHXH một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng
tháng ra nước ngoài định cư.
- Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị
TNLĐ-BNN.
- Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg.
b. Chi từ nguồn quỹ BHXH cho người hưởng các chế độ BHXH từ ngày
01/01/1995, gồm:
* Quỹ hưu trí, tử tuất chi:
- Chế độ BHXH bắt buộc hàng tháng: Lương hưu (hưu quân đội và hưu
công nhân viên chức); trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn; trợ cấp tuất (định suất
cơ bản, định suất nuôi dưỡng).
- Chế độ BHXH tự nguyện hàng tháng: Lương hưu.
- Các chế độ BHXH một lần:
+ Chế độ BHXH bắt buộc: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; BHXH một lần;
trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất một lần; trợ cấp khu vực một lần.
+ Chế độ BHXH tự nguyện: Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu; BHXH một lần
đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng; trợ cấp tuất một
lần; trợ cấp mai táng; trợ cấp khu vực một lần.
+ BHXH một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng ra nước ngồi định cư.
- Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, cán bộ xã, phường, thị trấn đã
nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng, người từ đủ 80 tuổi trở lên
đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
* Quỹ TNLĐ-BNN theo Luật An toàn, vệ sinh lao động chi:
- Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ TNLĐ-BNN.
9

download by :



- Trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh
tật; chi phí khám giám định y khoa đối với trường hợp người lao động chủ động
đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả khám giám định
đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ
cấp một lần khi chết do TNLĐ-BNN; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt,
dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (bao gồm các hoạt động: Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp,
phục hồi chức năng lao động, điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN theo yêu cầu của cơ
quan BHXH, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm
TNLĐ-BNN); hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp khi trở lại làm việc; DSPHSK sau khi điều trị ổn định thương tật,
bệnh tật; trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng
tháng ra nước ngoài định cư.
* Quỹ ốm đau, thai sản chi:
- Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; DSPHSK sau khi ốm đau, thai sản.
2.1.2.2. Phân cấp quản lý chi BHXH
a. Phân cấp trong quản lý người hưởng
Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016) quản lý người hưởng
các chế độ BHXH được phân cấp như sau:
* BHXH Việt Nam
Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, hướng dẫn việc quản lý người hưởng
lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định của Luật BHXH, Luật An
tồn, vệ sinh lao động (khơng bao gồm người lao động hưởng trợ cấp thất
nghiệp).
* BHXH tỉnh
- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý người hưởng lương hưu và
trợ cấp BHXH hàng tháng trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý.
- Hàng tháng, tổng hợp dữ liệu người hưởng duyệt tăng mới, từ tỉnh khác

chuyển đến vào phần mềm quản lý.
- Giảm người hưởng trên Danh sách chi trả do: Chuyển đi tỉnh khác nhận
chế độ BHXH hàng tháng; người hết thời hạn hưởng; người có quyết định thơi
hưởng, dừng hưởng chế độ BHXH, đồng thời giảm trên phần mềm quản lý.

10

download by :


- Tạm dừng in Danh sách chi trả đối với trường hợp quá 6 tháng liên tục
không lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
- Phương thức quản lý người hưởng: BHXH tỉnh ký Hợp đồng dịch vụ quản
lý người hưởng và chi trả các chế độ BHXH qua hệ thống bưu điện với Bưu điện
tỉnh để quản lý người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo Danh sách và
hướng dẫn của cơ quan BHXH. Nội dung quản lý người hưởng của cơ quan bưu
điện:
+ Quản lý người hưởng nhận các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt
và người hưởng nhận các chế độ BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân.
+ Báo giảm người hưởng do: Người hưởng chết; người hưởng xuất cảnh
trái phép; người hưởng bị tịa án tun bố mất tích.
* BHXH huyện
- Chịu trách nhiệm quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng
tháng trên địa bàn huyện thuộc phạm vi quản lý.
- Xét duyệt Giấy đề nghị truy lĩnh, tiếp tục nhận chế độ BHXH đối với
người hưởng nhận bằng tiền mặt có thời gian từ 6 tháng trở lên khơng đến nhận
tiền đã tạm dừng in danh sách chi trả.
- Tổng hợp các trường hợp giảm do: Người hưởng chết; người hưởng xuất
cảnh trái phép, người hưởng bị tòa án tuyên bố mất tích.
- Tổng hợp người hưởng di chuyển: Chuyển tổ chi trả trong cùng xã;

chuyển xã trong địa bàn huyện; chuyển huyện khác trong tỉnh.
- Tổng hợp người hưởng thay đổi phương thức nhận chế độ: Người hưởng
lĩnh chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá
nhân và ngược lại; thay đổi tài khoản cá nhân.
- Tổng hợp người hưởng quá 6 tháng liên tục không đến lĩnh lương hưu, trợ
cấp BHXH hàng tháng.
b. Phân cấp quản lý dữ liệu về người hưởng:
Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016) quản lý dữ liệu về
người hưởng các chế độ BHXH được phân cấp cụ thể:
* BHXH Việt Nam
Xây dựng phần mềm quản lý tập trung dữ liệu về người hưởng trên toàn
11

download by :


quốc tại BHXH Việt Nam, dữ liệu được dùng chung cho các đơn vị có liên quan
khai thác, sử dụng.
* BHXH tỉnh (Phòng CĐ BHXH)
- Cập nhật dữ liệu của người hưởng lương hưu, các chế độ BHXH hàng
tháng từ hồ sơ của người hưởng vào phần mềm để quản lý trên địa bàn tỉnh, gồm:
Họ tên; ngày tháng năm sinh, giới tính; ảnh chân dung người hưởng; số sổ
BHXH/số định danh; số CMND (mã công dân); số điện thoại (của người hưởng,
của người thân khi cần liên hệ); địa chỉ email (nếu có); địa chỉ cư trú (ghi đầy đủ
số nhà, ngõ, ngách/hẻm, đường phố, tổ/thơn/xóm/ấp, xã/phường/thị trấn,
huyện/quận/thị xã/thành phố, tỉnh/thành phố); địa chỉ nơi nhận chế độ; tài khoản
cá nhân (nếu có); thời điểm bắt đầu hưởng; thời gian chuyển đi tỉnh khác, thời
gian chuyển từ tỉnh khác đến (nếu có); điều chỉnh, hủy, tạm dừng, hưởng tiếp
(nếu có).
- Hàng tháng, cập nhật dữ liệu của người hưởng tăng, bao gồm: Người

được duyệt mới, người chuyển từ tỉnh khác đến, người hưởng có Quyết định
hưởng tiếp.
- BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện cập nhật thông tin thay đổi của người
hưởng tại Thông báo thay đổi thông tin của người lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng vào phần mềm để theo dõi, quản lý (phân quyền cập nhật bổ sung
thơng tin nếu người hưởng nộp tại BHXH tỉnh thì BHXH tỉnh cập nhật, nếu
người hưởng nộp tại BHXH huyện thì BHXH huyện cập nhật). Cơ quan BHXH
tạm chưa chi trả trong trường hợp người hưởng có thay đổi thơng tin cá nhân mà
không Thông báo, khi người hưởng bổ sung đầy đủ thông tin thay đổi tiếp tục chi
trả cho người hưởng.
- Cung cấp dữ liệu thông tin của người hưởng (bao gồm người hưởng nhận
bằng tiền mặt và người hưởng nhận qua tài khoản cá nhân) cho cơ quan bưu điện
để quản lý người hưởng.
* Cơ quan Bưu điện
- Hướng dẫn người hưởng kê khai bổ sung thông tin cá nhân khi có thay
đổi hoặc kê khai chưa đầy đủ vào mẫu biểu theo quy định để quản lý và tổng hợp
chuyển cho cơ quan BHXH bổ sung hoặc thay đổi dữ liệu về người hưởng.
- Trường hợp người hưởng không thông báo thông tin cá nhân khi có thay
đổi, cơ quan BHXH phát hiện hoặc cơ quan bưu điện phát hiện phải kịp thời
12

download by :


thông báo ngay cho cơ quan BHXH để cơ quan BHXH lập Thông báo chuyển cơ
quan bưu điện gửi người hưởng biết để bổ sung thông tin.
c. Phân cấp nội dung chi trả trợ cấp BHXH
Theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), chi trả trợ cấp BHXH
được phân cấp như sau:
* BHXH tỉnh

BHXH tỉnh chi trả và quyết toán các chế độ:
- Ốm đau, thai sản, DSPHSK cho người lao động thuộc các đơn vị sử dụng
lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp;
- Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN; trợ cấp một lần khi chết do TNLĐBNN; chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; chi hỗ trợ
phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm
việc thuộc đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp;
- Chi phí giám định thương tật, bệnh tật, chi phí khám giám định y khoa
đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm
khả năng lao động và kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng bảo
hiểm xã hội;
- Chi một lần khi nghỉ hưu và truy lĩnh những tháng chưa lĩnh cho người
hưởng có nhu cầu nhận tại BHXH tỉnh; BHXH một lần đối với người đang
hưởng chế độ BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư;
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động bảo lưu thời gian đóng
BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con
nuôi trong trường hợp người hưởng có nhu cầu nhận chế độ tại BHXH tỉnh;
- Chi trả chế độ hỗ trợ học nghề cho các cơ sở đào tạo nghề; chi hỗ trợ đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho đơn vị sử
dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp.
BHXH tỉnh ký Hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ
BHXH qua hệ thống bưu điện với Bưu điện tỉnh để tổ chức chi trả các chế độ:
- Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng;
- Các chế độ BHXH một lần cho người hưởng do BHXH tỉnh, BHXH
huyện giải quyết hưởng theo phân cấp, gồm: Trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất; trợ
cấp khu vực; BHXH một lần; một lần khi nghỉ hưu...
13

download by :



×