Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của VNPT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.21 KB, 27 trang )

1
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







ĐOÀN TIẾN DŨNG


PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ – XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA VNPT
HÀ NỘI


Chuyên nghành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính
Mã số: 60.48.15


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ





HÀ NỘI – 2012

1
Luận văn được hoàn thành tại:


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hữu Lập


Phảnbiện1:
……….……………………………… …………………


Phảnbiện2:
……………….….……………………….………………


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: …… giờ ……. ngày ……. tháng …… năm ………




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1
MỞ ĐẦU
Thế giới đang trong những năm đầu của thế kỷ 21,
thế kỷ của khoa học, công nghệ và tri thức. Quá trình toàn
cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên mọi khía

cạnh và lĩnh vực, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
đó. Toàn cầu hóa mang lại cho đất nước chúng ta rất nhiều
cơ hội để hội nhập, phát triển. Đi liền với những thời cơ
và cơ hội mới, toàn cầu hóa cũng làm chúng ta phải đối
diện với nhiều thách thức to lớn.
Thế kỷ 21 cũng đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ
của hệ thống các doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ
thông tin. Kể từ khi ra đời cho đến nay VNPT Hà Nội đã
không ngừng nỗ lực và phấn đấu để khẳng định vị trí là
một trong những doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ
thông tin hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy VNPT Hà Nội
luôn quan tâm và chú trọng đầu tư cho lĩnh vực Viễn
thông - công nghệ thông tin, trong đó coi công nghệ thông
tin như mạch máu nối mọi hoạt động của doanh nghiệp
mình. VNPT Hà Nội có hệ thống hạ tầng Viễn thông -
Công nghệ thông tin được trải rộng trên khắp địa bàn Hà
Nội chính vì vậy mọi hoạt động đầu tư như nâng cấp, sửa
chữa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng cần phải được
quản lý chặt chẽ và thống nhất theo quy định. Một trong
số những nhiệm vụ của VNPT Hà Nội đặt ra là phải quản
lý được lượng khối lượng thực hiện, tiến độ các dự án,
đảm bảo việc giải ngân kịp thời. Mặt khác để thuận lợi
trong công tác điều hành và quản lý cần tin học hóa hệ
thống đầu tư giúp cán bộ VNPT Hà Nội có thể tác nghiệp
trên hệ thống.
Đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống quản lý Đầu tư – Xây
dựng cơ bản tại VNPT Hà Nội” được tôi lựa chọn với mục
đích giải quyết phần nào mức độ phức tạp, nhằm tối ưu
hóa công tác điều hành tác nghiệp trong công tác quản lý
đầu tư.

Kết cấu của luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin Quản lý, chương này giới thiệu khái
niệm, các phương thức xử lý thông tin và lý thuyết về xây
dựng hệ thống thông tin quản lý.
Chương 2: Hiện trạng ứng dụng CNTT và nhu cầu tin
học hóa trong quản lý ĐT-XDCB của VNPT Hà Nội,
chương này trình bày khái quát về Ứng dụng CNTT, hiện
trạng và nhu cầu phát triển hệ thống thông tin trong Quản
lý ĐT-XDCB tại VNPT Hà Nội.
Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Quản lý ĐT-XDCB của VNPT Hà Nội, chương này
trình bày các yêu cầu về chức năng hoạt động của hệ
3
thống, phân tích hệ thống theo hướng mô hình hóa use
case, thiết kế CSDL vật lý, giao diện, thử nghiệm một số
chức năng của của hệ thống, đánh giá kết quả và hướng
phát triển.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian và
kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Phần hoàn thiện hệ thống sẽ được tôi tiếp
tục để có thể đưa hệ thống vào ứng dụng trong VNPT Hà
Nội trong thời gian sớm nhất. Kính mong các thầy cô và
đồng nghiệp cho các ý kiến để tôi có thể hoàn chỉnh được
những kiến thức của mình, làm hành trang cho công việc
sau này.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN
TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ

Tổng quan về hệ thống thông tin
Trong chương này giới thiệu khái niệm, các
phương thức xử lý thông tin và lý thuyết về xây dựng hệ
thống thông tin quản lý. Trong đó đưa ra thứ tự các bước
xây dựng hệ thống thông tin, cụ thể gồm:
1.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin:
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con
người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực
hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông
tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường.
Hệ thống quản lý
1.1.2. Các thành phần của hệ thống
Các thành phần gồm: đưa dữ liệu vào (nguồn), xử
lý, kho dữ liệu và đưa dữ liệu ra (đích).
5

Hình 1.1: Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin
1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý:
Là hệ thống thông tin được tin học hóa, có chức
năng thu thập, xử lý và truyền đạt mọi thông tin cần thiết
cho các đối tượng sử dụng thông tin trong guồng máy
quản lý.
Các thành phần hệ thống thông tin quản lý: bao gồm bốn
thành phần (thường gọi là tài nguyên của hệ thống) là tài
nguyên về phần mềm, tài nguyên về phần cứng, tài
nguyên về nhân lực và tài nguyên về dữ liệu.


Hình 1.2: Toàn bộ quá trình diễn ra trong hệ thông tin quản lý
1.1.4. Các loại hình hệ thống thông tin

Các hệ thống thông tin có thể được phân loại theo các
chức năng chúng phục vụ.
 Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing
system - TPS).
 Hệ thống thông tin quản lý (Management
information system - MIS).
 Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision support
system - DSS).
 Hệ thống thông tin điều hành (Excutive
information system - EIS).
 Hệ thống chuyên gia (Expert System) .
 Hệ thống truyền thông và cộng tác
(Communication and collaboration system .
 Hệ thống tự động văn phòng (Office automation
system) .
1.1.5. Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin
Cơ sở dữ liệu (CSDL): CSDL máy tính là một kho
chứa một bộ sưu tập có tổ chức các file dữ liệu, các bản
ghi và các trưường.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) là một phần
mềm điều khiển mọi truy nhập đối với CSDL.
7

Hình 1.3: Mô hình CSDL trong hệ thống thông tin
Sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin
Mục tiêu cuối cùng của những cố gắng phát triển
hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên của tổ
chức những công cụ quản lý tốt nhất.
Các bước xây dựng hệ thống thông tin
Các bước xây dựng hệ thống thông tin trải qua 7 bước

 Khảo sát nhu cầu
 Phân tích chi tiết
 Thiết kế logic
 Lập phương án giải quyết
 Thiết kế vật lý
 Triển khai kỹ thuật hệ thống
 Các cài đặt thử nghiệm, khai thác, đánh giá.
Chương 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG
CNTT VÀ NHU CẦU TIN HỌC HÓA
TRONG QUẢN LÝ ĐT-XDCB CỦA VNPT
HÀ NỘI
Chương này trình bày thực trạng ứng dụng CNTT hiện có
tại VNPT Hà Nội, nghiên cứu hướng phát triển CNTT
trong lĩnh vực đầu tư XDCB mục đích cụ thể là Tin học
hóa hệ thống quản lý ĐT-XDCB tại VNPT Hà Nội. Cụ thể
các phần được trình bày như sau:
2.1. Khái quát về ứng dụng CNTT trong VNPT Hà
Nội:
Hệ thống thông tin tại VNPT Hà Nội bao gồm:
- Hệ thống mạng và hạ tầng CNTT: Hệ thống được chia
ra thành các vùng địa lý và các vùng logic.
- Hệ thống phần mềm và các chương trình quản lý: Là
một đơn vị lớn nên có rất nhiều phần mềm đặc thù, điển
hình các phần mềm quản lý:
 Hệ thống đối soát tính cước dịch vụ viễn thông.
 Hệ thống điều hành báo hỏng, sửa chữa 119 tập trung.
 Hệ thống quản lý mạng cáp.
9
 Hệ thống phát triển thuê bao.
 Hệ thống quản lý thanh toán.

 Hệ thống điều hành tác nghiệp văn bản.
 Hệ thống Mucos phục vụ dịch vụ 1088, hộp thư thoại,
dịch vụ trả lời tự động, quà tặng âm nhạc, báo thức tự
động
2.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT và nhu cầu phát triển hệ
thống thông tin trong Quản lý ĐT-XDCB của VNPT Hà
Nội
Hiện trạng: Thể hiện rõ về chính sách, cơ chế, nguồn lực
tham gia ứng dụng CNTT, công nghệ và hiện trạng đầu tư.
Trong đó:
Chính sách và cơ chế: thể hiện theo quy định của
Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam.
Nguồn lực tham gia: theo mô hình tổ chức, phân
cấp của VNPT Hà Nội.
Công nghệ hiện trạng đầu tư: nâng cấp và mở rộng
mạng lưới của VNPT Hà Nội luôn luôn đòi hỏi nhằm đáp
ứng về mặt công nghệ, giải pháp và chất lượng của dịch
vụ. Thực tế ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tại
VNPT Hà Nội vẫn còn thiếu, đặc biệt là trong công tác
quản lý đầu tư.
Nhu cầu phát triển hệ thống thông tin trong quản lý ĐT-
XDCB
Các hệ thống hạ tầng xây dựng, các công tác đó
muốn duy trì và phát triển luôn yêu cầu yếu tố đầu tư đi
kèm. Vì vậy các nhu cầu phát triển hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp như VNPT Hà Nội hàng năm là rất
lớn. Trong công tác quản lý đầu tư có thể chia ra các hạng
mục như sau:
- Nhu cầu về hệ thống mạng: Ứng dụng CNTT trong

công tác quản lý ĐT-XDCB có thể tận dụng hạ tầng
mạng sẵn có.
- Nhu cầu về giải pháp công nghệ đồng bộ: gồm kiến
trúc, giao thức truyền nhận, cơ sở dữ liệu…
- Nhu cầu theo chính sách bảo mật: theo chính sách, trên
ứng dụng, cơ sở dữ liệu, theo mức vật lý.
Các bài toán quản lý về ĐT-XDCB
- Quản lý giao nhiệm vụ: phòng ĐT-XDCB có trách
nhiệm cân nhắc về nguồn vốn, các yếu tố khả thi của dự
11
án tiến hành các bước giao nhiệm vụ để đơn vị triển khai
thực hiện. Quy trình thực hiện theo hình 2.4.
- Quản lý kế hoạch vốn: giống như một số doanh
nghiệp Nhà nước khác VNPT Hà Nội cũng quản lý nhiều
loại nguồn vốn khác nhau: Vốn tín dụng, vốn đầu tư phát
triển… Quy trình thực hiện theo hình 2.5 và 2.6
- Quản lý dự án: VNPT Hà Nội quản lý dự án bằng
cách giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch
đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện
dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn
trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích là từ góc độ
quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo
thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành,
mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Các nội dung
gồm: quản lý phạm vi, quản lý thời gian, quản lý chi phí…
Quy trình thực hiện theo hình 2.7 và 2.8.
- Quản lý nghiệp vụ thực hiện dự án: Trong công tác
đầu tư ngoài các bước và quy trình thực hiện theo nghiệp
vụ được quy định tại tổ chức thì quá trình thực hiện cũng
buộc phải tuân thủ các quy định của Nhà nước khi thực

hiện dự án, cụ thể được triển khai theo 3 bước lớn:
 Chuẩn bị đầu tư
 Thực hiện đầu tư
 Kết thúc đầu tư
Triển khai theo quy định cho bước chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư như hình 2.9 và 2.10.
13
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ
THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ ĐT-
XDCB CỦA VNPT HÀ NỘI
Trong chương này, luận văn được tập trung trình
bày hệ thống phần mềm phục vụ cho hệ thống thông tin
quản lý.
3.1. Chức năng của hệ thống cần có đầy đủ các phân
hệ quản lý sau:
 Phân hệ Quản trị hệ thống
 Phân hệ Quản lý giao nhiệm vụ
 Phân hệ Quản lý vật tư (vật tư phục vụ giao
nhiệm vụ)
 Phân hệ Quản lý Kế hoạch vốn
 Phân hệ Quản lý dự án
 Phân hệ Quản lý văn bản
 Phân hệ Điều hành tác nghiệp
- Phân hệ giao nhiệm vụ: thiết lập và quản lý các chủ
trương đâu tư được thể hiện trong bản Giao nhiệm vụ do
chuyên viên phòng Đầu tư đảm nhiệm
- Phân hệ quản lý Kế hoạch vốn: quản lý kế hoạch
vốn hàng năm và kế hoạch đầu tư dài hạn của VNPT Hà
Nội và các đơn vị thành viên; công cụ quản lý các nguồn
vốn đầu tư, phân bổ kế hoạch, bố trí các nguồn vốn đầu tư

cho từng dự án, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện
giải ngân của các đơn vị trực thuộc VNPT Hà Nội.
- Phân hệ quản lý dự án: Đây là phân hệ lớn nhất,
quản lý toàn bộ thông tin về từng dự án đầu tư, từ khâu
chuẩn bị đến khâu kết thúc. Mục tiêu của phân hệ là xây
dựng được kho dữ liệu về dự án đầu tư, bao gồm chi tiết
thông tin dự án, tiến độ thực hiện, các gói thầu, những cán
bộ tham gia thực hiện, khối lượng công việc, …; góp phần
giúp việc thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy trình của
Nhà nước, Tập đoàn và VNPT Hà Nội.
- Phân hệ quản lý vật tư: Phân hệ lưu trữ các vật tư
cho dự án, số lượng vật tư được cung cấp theo văn bản
giao nhiệm vụ dựa trên kho vật tư thực tế.
- Phân hệ quản lý văn bản: Phân hệ lưu trữ hệ thống
văn bản luật, các văn bản theo quy định của Nhà nước,
của Tập đoàn và của VNPT Hà Nội, phân hệ giúp cập
nhật, lưu trữ các văn bản cần thiết khi tra cứu, cập nhật
các sửa đổi và điều chỉnh, hết hạn của văn bản.
15
- Phân hệ quản lý thông tin điều hành tác nghiệp:
Phân hệ tổ chức xây dựng luồng đi linh hoạt của từng loại
dự án, kế hoạch vốn, giao chủ trương tới các nút người
dùng, luồng đi này được định nghĩa bởi phân hệ quản trị.
- Phân hệ quản trị: Xác thực và quản lý người dùng
thông qua tài khoản được khai báo trên hệ thống, bảo mật
thông tin theo các chính sách, phân quyền các chức năng
cho từng nhóm, từng tài khoản theo các chức năng chương
trình, định nghĩa các luồng đi của hồ sơ dự án, tổ chức và
quản lý các file văn bản.
3.2. Mô hình hóa hệ thống:

Use case các thành phần nghiệp vụ
Chuyen vien
(from Use Case View)
Lanh dao VNPT
HN
(from Use Case View)
Lap Du an
(from Use Case Vi e w)
Phe duyet
(from Use Case View)
Lap KH von
(from Use Case View)
Lap ke hoach von
(from Use Case View)
Dieu chinh, bo sung KH von
(from Use Case View)
Lap nhiem vu
(from Use Case View)
Chuan bi dau tu
(from Use Case View)
Thuc hien dau tu
(from Use Case View)
Ket thuc dau tu
(from Use Case View)
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<include>>
<<include>>


Hình 3.1: Mô hình Use Case tổng quát trong ĐT-XDCB tại VNPT HN
Ứng dụng UML trong lĩnh vực ĐT-XDCB của
VNPT Hà Nội, Use case dùng để mô tả chức năng công
tác nghiệp vụ đầu tư như: Giao nhiệm vụ, lập kế hoạch
vốn, lập dự án… để từ đó sắp xếp, tạo ra một quy tắc
chung cho toàn hệ thống.
Tính toán và phân rã các use case:
- Phân rã use case lập nhiệm vụ
- Phân rã use case lập kế hoạch vốn
- Phân rã use case lập dự án
Sau khi hoàn thành phân rã biểu đồ use case, công việc
tiếp theo như vai trò của người phát triển hệ thống là biểu
diễn các scenario
Use case các thành phần tham gia hệ thống:
Usecase có 3 tác nhân:
 Quản trị (Administrator)
 Chuyên viên
 Lãnh đạo
Mỗi tác nhân khi đăng nhập vào hệ thống sẽ có những
chức năng khác nhau.
Administator có chức năng là người có quyền cao nhất:

17
+ Có thể tạo, xóa và chỉnh sửa các thông tin của các
account.
+ Có thể định nghĩa các luồng đi, các nút, các nhóm đối
tượng theo phân cấp đơn vị.
+ Phân quyền các chức năng cho user, nhóm.
+ Tổ chức sao lưu định kỳ và phục hồi hệ thống.

Các đối tượng trong mô hình chức năng Quản trị hình
thành nhờ vào sự phân quyền cao nhất của người quản trị
hệ thống. Thông thường các đối tượng thuộc nhóm này
tham gia vào công tác quản lý hệ thống, quản lý và gỡ rối
các chức năng, xử lý sự cố, sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Mô hình lớp triển khai nhiệm vụ trong dự án (hình 3.12)
Biểu đồ lớp là một trong những biểu đồ quan trọng
nhất, có tính quyết định trong tiến trình phát triển phần
mềm hướng đối tượng của bài toán. Trong pha phân tích
bài toán ĐT-XDCB tại VNPT Hà Nội, biểu đồ lớp chưa
được xây dựng hoàn chỉnh mà chỉ có các nhiệm vụ chính
là:
 Xác định các lớp
 Xác định các thuộc tính và một số phương thức cơ
bản (chưa chi tiết các phương thức).
 Bước đầu chỉ ra một số mối quan hệ trong sơ đồ
lớp.
Mô hình hoạt động của đối tượng trong dự án Hình 3.13:
Là biểu đồ mô tả đối tượng nói chung trong bài toán quản
lý ĐT-XDCB.
3.3. Thiết kế hệ thống:
Mô tả các thực thể, quan hệ, mô hình quan hệ CSDL trong
module Giao nhiệm vụ, kế hoạch vốn.
3.3.1. Thiết kế CSDL
Mô tả các thực thể và các mối quan hệ:
Bảng 3.1: Mô tả thực thể và các mối quan hệ
STT Thực thể Ý nghĩa
1 Dự án
Đối tượng nghiệp vụ trong
đầu tư

2 Kế hoạch vốn
Đối tượng nghiệp vụ trong
đầu tư
3 Nhiệm vụ
Chủ trương trong công tác
đầu tư
4 Gói thầu
Thành phần trong hoạt
động của dự án
5 Hình thức thầu
Cách thức tổ chức thực
hiện
6
Chương trình đầu

Đối tượng phân loại dự án
19
7 Nhà thầu Đơn vị tham gia triển khai
8 Phòng ban Các đơn vị trong tổ chức
9 Lãnh đạo Lãnh đạo trong một đơn vị

10 Chuyên viên
Các chuyên viên trong
đơn vị
Mối quan hệ giữa các thực thể:
 Mỗi nhiệm vụ có thể có một hoặc nhiều dự án được
triển khai
 Một dự án có một hay nhiều loại vốn
 Một dự án có một hay nhiều gói thầu
 Một chương trình đầu tư có thể có một hay nhiều

loại dự án
 Một gói thầu có một hình thức thầu
 Một dự án có nhiều hình thức thầu cho từng loại
gói thầu
 Một phòng ban có một hay nhiều chuyên viên, có
một hoặc nhiều lãnh đạo.
 Mỗi chuyên viên thực hiện một hay nhiều dự án
hoặc một hay nhiều kế hoạch vốn.
 Mỗi chuyên viên tiếp nhận một hay nhiều nhiệm vụ
3.3.2. Thiết kế vật lý
Xây dựng các bảng CSDL về thông tin dự án,
thông tin chủ trương, thông tin danh sách nhà thầu trúng
thầu, thông tin về gói thầu, các bảng này có các thuôc tính,
độ rộng, mô tả cụ thể.
3.3.3. Thiết kế giao diện:
Mô tả giao diện cơ bản cho từng tài khoản khi đăng nhập
hệ thống, trang chủ của từng đối tượng.
3.3.4. Thử nghiệm theo chức năng hệ thống:
Mô tả các bước giao nhiệm vụ, lập dự án, xem thông tin
về kế hoạch vốn.
Định hướng phát triển
 Hệ thống cần được hoàn thiện, thử nghiệm tổng thể để
có thể không những áp dụng trong phạm vi quản lý và
điều hành tác nghiệp tại VNPT Hà Nội mà được áp
dụng thống nhất trong phạm vi toàn Tập đoàn
VNPT.
 Thiết kế động trên từng trường thông tin của hệ thống
để đáp ứng các thay đổi theo yêu cầu, quy định của
mỗi đơn vị.
 Thương mại hóa sản phẩm.


21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong hệ thống
quản lý, có khả năng tạo dựng cơ sở dữ liệu hợp nhất và
các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý,
hỗ trợ việc phân tích các thông tin và đưa ra các quyết
định đúng đắn. Các phương pháp và biện pháp cho từng
bước xây dựng nhằm đưa hoạt động của tổ chức đi đúng
mục tiêu.
Các yêu cầu về hội nhập kinh tế thế giới là những thách
thức của các tổ chức, doanh nghiệp, điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao chất lượng, dịch
vụ. Xuất phát từ những nhu cầu đó VNPT Hà Nội nói
riêng đã rất thiết thực trong việc ứng dụng CNTT vào
công tác điều hành quản lý, trong đó việc tạo lập hệ thống
thông tin là yếu tố cơ bản và cần thiết tại mọi quy trình
hoạt động của VNPT Hà Nội.
Trên cơ sở lý thuyết về phân tích thiết kế hệ thống thông
tin. Luận văn đã nghiên cứu, thực hiện thiết kế hệ thống
thông tin quản lý ĐT-XDCB của VNPT Hà Nội nhằm tin
học hóa hệ thống quản lý đầu tư, điều hành tác nghiệp,

×