LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận với đề tài: “Phân tích, thiết kế hệ
thống thông tin quản lý nhân sự cho công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh”, ngoài sự
cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ ban lãnh
đạo, nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa và các nhân viên trong công ty cổ
phần Việt Tiến Mạnh.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại Học Thương Mại,
đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế và thương mại điện tử
đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến thầy giáo Ths. Cù Nguyên Giáp đã tận tình hướng dẫn em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập cũng như trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp
mặc dù em rất cố gắng để hoàn thành tốt bài khóa luận nhưng khó tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Em kính mong quý thầy cô có thể chỉ bảo và giúp đỡ để bài khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý để tiếp tục cống hiến và đào tạo ra các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................4
1.1 Những khái niệm cơ bản...................................................................................4
1.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu............................................................5
1.2.1 Lý thuyết về hệ thống thông tin....................................................................5
1.2.2 Lý thuyết về phân tích thiết kế hệ thống thông tin.......................................7
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................................15
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................15
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.............................................................16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TIẾN MẠNH........17
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Việt Tiến Mạnh............................................17
2.1.1 Sơ lược về công ty..........................................................................................17
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................17
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh.................................................................................18
2.1.4 Văn hóa của công ty.......................................................................................19
2.1.5 Cơ cấu tổ chức................................................................................................20
2.2 Thực trạng về hệ thống thông tin quản lý nhân sự của công ty cổ phần Việt
Tiến Mạnh..............................................................................................................21
2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin quản lý nhân sự của công ty cổ
phần Việt Tiến Mạnh.............................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
NHÂN SỰ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TIẾN MẠNH............................24
3.1 Mô tả bài toán...................................................................................................24
3.2 Phân tích, thiết kế hệ thống...............................................................................25
3.2.1 Biểu đồ usecase..............................................................................................25
3.2.2 Biểu đồ lớp.....................................................................................................32
3.2.3 Biểu đồ trạng thái...........................................................................................32
3.2.4 Biểu đồ tuần tự...............................................................................................34
3.2.5 Biểu đồ hoạt động...........................................................................................38
3.2.6 Biểu đồ thành phần.........................................................................................40
3.2.7 Biểu đồ triển khai...........................................................................................40
3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu và giao diện.................................................................41
3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu....................................................................................41
3.3.2 Thiết kế giao diện...........................................................................................41
KẾT LUẬN............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng việt
Công nghệ thông tin
Hệ thống thông tin
Cơ sở dữ liệu
Việt Tiến Mạnh
CNTT
HTTT
CSDL
VTM
Từ viết tắt
UML
JSC
IT
AD
MD
AM
HR
Nghĩa tiếng anh
Unified Modeling Language
Joint Stock Company
Information Technology
Advertisement
Media
Asset Management
Human Resources Development
4
Nghĩa tiếng việt
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
Công ty cổ phần
Công nghệ thông tin
Quảng cáo
Truyền thông
Quản lý tài sản
Phát triển nhân lực
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình HTTT quản lý nhân sự tổng quát
Hình 1.2 Mô hình hệ thống thông tin
Hình 1.3 Sơ đồ chu trình xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
Hình 1.4 Ví dụ về biểu đồ usecase
Hình 1.5 Ví dụ về biểu đồ lớp
Hình 1.6 Ví dụ về biểu đồ trạng thái
Hình 1.7 Ví dụ về biểu đồ tuần tự
Hình 1.8 Ví dụ về biểu đồ hoạt động
Hình 1.9 Ví dụ về biểu đồ thành phần
Hình 1.10 Ví dụ về biểu đồ triển khai
Hình 2.1 Văn phòng tiếp khách tại trụ sở chính của công ty
Hình 2.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty
Hình 3.1 Usecase tổng quát
Hình 3.2 Usecase chi tiết chức năng quản lý nhân sự
Hình 3.3 Usecase chi tiết chức năng quản lý chấm công
Hình 3.4 Usecase chi tiết chức năng quản lý lương
Hình 3.5 Lớp tổng quát
Hình 3.6 Lớp chi tiết
Hình 3.7 Trạng thái lớp hồ sơ nhân viên
Hình 3.8 Trạng thái lớp bảng lương
Hình 3.9 Tuần tự chức năng tạo hồ sơ nhân viên
Hình 3.10 Tuần tự chức năng cập nhật hồ sơ nhân viên
Hình 3.11 Tuần tự chức năng tìm kiếm hồ sơ nhân viên
Hình 3.12 Tuần tự chức năng cập nhật số liệu chấm công
Hình 3.13 Tuần tự chức năng tra cứu số liệu chấm công
Hình 3.14 Tuần tự chức năng tính lương theo ngày công
Hình 3.15 Tuần tự chức năng cập nhật bảng lương
Hình 3.16 Tuần tự chức năng tra cứu bảng lương
5
Hình 3.17 Hoạt động quản lý hồ sơ nhân viên
Hình 3.18 Hoạt động quản lý chấm công
Hình 3.19 Hoạt động quản lý lương
Hình 3.20 Thành phần
Hình 3.21 Triển khai
Hình 3.22 Cơ sở dữ liệu
Hình 3.23 Giao diện màn hình chính
Hình 3.24 Giao diện
Hình 3.25 Giao diện
Hình 3.26 Giao diện
Hình 3.27 Giao diện
Hình 3.28 Giao diện
Hình 3.29 Giao diện
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
Quá trình hình thành và phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai
đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Đặc biệt, với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội và mức độ cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng cho sự phát triển
bền vững của công ty. Vì vậy, nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của
doanh nghiệp và là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.
Hiện nay, nước ta đang trong thời đại phát triển công nghệ thông tin và tầm
quan trọng của công nghệ thông tin trong các tổ chức xã hội cũng như trong tất cả
các doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực đời sống, đơn giản hóa các hoạt động của con người. Cũng chính
vì lẽ đó, công nghệ thông tin đi vào các doanh nghiệp với một phương thức hoạt
động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian và
công sức mà không mất đi sự chính xác, còn làm cho công việc của con người được
thuận lợi và phát triển hơn.
Năm 2010, Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh(VTM Group) được thành lập, sau
8 năm hoạt động công ty tự hào là một trong những công ty cung cấp các dịch vụ
quảng cáo trực tuyến hàng đầu Việt Nam với các loại hình đa dạng. Công ty liên tục
mở rộng thị phần trên khắp cả nước, hình thành hệ thống khách hàng từ Bắc vào
Nam và năm 2014 đã chính thức được công nhận là đối tác của Google tại Việt Nam
(Google SMB Partner) trong lĩnh vực cung cấp quảng cáo trực tuyến. Thành lập từ
tháng 2/2010 với ba thành viên chủ chốt, đến tháng 6/2010 VTM Group đã mở rộng
lên đến 80 nhân viên. Bước sang năm thứ 5, với gần 400 nhân viên chuyên nghiệp
và phát triển cho đến nay đã có hơn 500 nhân viên. Số lượng nhân lực ngày một
tăng và việc quản lý nguồn nhân lực gặp phải không ít khó khăn do sự bất cập trong
quản lý nhân sự như việc phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền của cho công tác
quản lý nhân sự. Quản lý nhân sự không phải là việc đơn giản và trong quá trình
quản lý nhân sự luôn gặp phải những vấn đề khó khăn như việc quản lý nhân sự
bằng thủ công, sổ sách rất hay có sự nhầm lẫn, tốn thời gian hay số lượng nhân sự,
đội ngũ nhân sự luôn luôn thay đổi mà việc cập nhật hồ sơ không rõ ràng sẽ khiến
cho việc tìm kiếm thông tin bị cản trở và thiếu chính xác. Vì vậy, công ty muốn
ngày một phát triển hơn nữa thì việc có một HTTT quản lý nhân sự là vô cùng cần
thiết. Do vậy qua một thời gian thực tập tại công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài
“ Phân tích, thiết kế hệ thống tin quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần Việt Tiến
Mạnh” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-
Đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự cho công
ty cổ phần Việt Tiến Mạnh” được đề xuất cho doanh nghiệp với các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm, lý thuyết về hệ thống thông tin
quản lý, các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống và quy trình phân tích thiết kế
hệ thống với UML.
-
Khảo sát và đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhân sự tại công ty.
Từ đó đưa ra đánh giá và tiến hành phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin quản
lý nhân sự phù hợp, giải quyết được bài toán quản lý nhân sự của công ty, giúp công
ty đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý lao động, quản lý các công tác đào
tạo, khen thưởng, kỷ luật, quản lý lương thưởng cho cán bộ nhân viên...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là:
- Hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Công ty Cổ phần Việt Tiến Mạnh.
- Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần
Việt Tiến Mạnh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu khóa luận của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của
đề tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn trong một doanh nghiệp và trong khoảng thời
gian ngắn.
- Về không gian: HTTT quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ 28/02/2018 đến 24/04/2018.
Nguồn số liệu nghiên cứu từ năm 2014 đến cuối năm 2016.
- Đơn vị nghiên cứu: Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh.
4. Phương pháp thực hiện
Chất lượng khóa luận được quyết định bởi chính những thông tin thu thập
được tại công ty và khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp
nghiên cứu như: Thu thập tài liệu, điều tra phỏng vấn, phân tích xử ly dữ liệu,...
Phương pháp thu thập tài liệu:
Đây là phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu về đối tượng cần nghiên cứu
như: cơ cấu tổ chức, số lượng nhân viên, phương thức quản lý nhân viên,... Thu
thập tài liệu chính là phương pháp tạo ra đầu vào cho quá trình biến đổi dữ liệu
thành nguồn thông tin hữu ích.
-
Thu thập tài liệu qua các trang web, báo đài, internet,... để tìm hiểu tình
hình chung về công ty và các nghiệp vụ quản lý nhân sự của công ty.
-
Ngoài ra có thể thu thập tài liệu qua việc quan sát trực tiếp cơ sở hạ tầng,
môi trường làm việc của doanh nghiệp để nắm bắt được các nghiệp vụ quản lý nhân
sự tại công ty.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
-
Gửi phiếu phỏng vấn: chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn gửi tới các cán bộ
nhân viên của công ty để tìm hiểu những nội dung liên quan đến tình hình hoạt động
của công ty nói chung, thực trạng hệ thống thông tin quản lý nhân sự nói riêng và
nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty.
Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu:
-
Sau khi đã thu thập được các số liệu thì tiến hành tổng hợp, phân tích, so
sánh, đánh giá các dữ liệu thu thập được, có thể rút ra một số đánh giá về thực trạng
công tác quản lý nhân sự và tình hình phát triển hệ thống thông tin quản lý nhân sự
tại Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh. Từ đó, ta có thể nhận thấy tính cấp thiết của đề
tài khóa luận này.
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm các chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Thực trạng về hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Công ty cổ
phần Việt Tiến Mạnh.
- Chương 3: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự cho Công
ty cổ phần Việt Tiến Mạnh.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Những khái niệm cơ bản
Khái niệm quản lý nhân sự:
Quản lý nhân sự hay quản lý nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân
lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Quản lý nhân sự
có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu quản lý nhân sự:
Mục tiêu của quản lý nhân sự là có thể quản lý nhân viên một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất. Đó không chỉ là quản lý về lương, thưởng mà còn là quản lý hồ sơ,
quản lý tuyển dụng…
Tác dụng của quản lý nhân sự:
Quản lý nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn
đề lao động. Mỗi công ty hoạt động được đều phải có các phòng ban, có cấp trên,
cấp dưới, chính vì vậy công tác quản lý nhân sự tạo ra một bầu không khí cho
doanh nghiệp, công ty, giúp công ty hoạt động và phát triển. Đây có thể coi là một
yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của công ty.
Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý nhân sự:
Có 3 hình thức quản lý nhân sự sau:
- Lấy cá nhân làm trung tâm, tập trung ảnh hưởng: Phương pháp này có đặc
tính là quyền lực tập trung vào tay một nhân vật quan trong, nhân viên chỉ là công
cụ tạo lợi nhuận, không có quyền tham gia vào hoạch đinh, định hướng phát triền
công ty.Cơ này cứng nhắc không có chuyển biến, không phát huy được những ưu
điểm của các nhân viên.
- Cá nhân làm trung tâm nhưng theo hướng quản lý tập thể: Mô hình này có
đặc điểm là quyền lợi của doanh nghiệp được phân phối xuống từng nhân viên, mọi
chính sách đều xuất phát từ lợi ích chung, mọi nhân viên đều có quyền bày tỏ quan
điểm, có tính dân chủ.Nó phát huy được tối đa những ưu điểm của nhân viên.
- Tập thể lãnh đạo kiểu cũ: Nhiều người lãnh đạo nhưng không thấy vai trò
của người chỉ huy cao nhất dẫn đến việc trách nhiệm không được quy định cụ thể
cho cá nhân nào, nhiều công việc rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” bị
đình trệ hoặc có làm cũng không thành công. Thường xuất hiện nhiều hội đồng
kiểm duyệt với bất cứ một dự án nào.
Hình 1.1: Mô hình HTTT quản lý nhân sự tổng quát
-
Quản lý nhân viên bao gồm: Quản lý hồ sơ nhân viên, xử lý hợp đồng hết
hạn, quản lý thử việc.
-
Quản lý chấm công: Quản lý nghỉ phép, quản lý vào ra công ty, quản lý
nhật ký làm việc, quản lý đăng ký lịch làm việc, tích hợp máy chấm công.
-
Quản lý lương: Quản lý tính lương thời vụ, lương thời gian, tính lương
theo sản phẩm.
-
Quản lý chức vụ: Quản lý cấp bậc, chức vụ trong tổ chức của doanh
nghiệp.
-
Quản lý các chế độ: các chế độ khen thưởng, phụ cấp ốm đau bệnh tật,
thai sản.
-
Quản lý đào tạo: Tổ chức lớp học, đánh giá học viên và giáo viên.
Nếu ta ứng dụng tin học vào công tác nhân sự thì dữ liệu của hệ thống thông
tin quản lí nhân sự tại cơ quan sẽ được lưu trữ và bảo quản trên các phương tiện nhớ
của máy tính điện tử, các chương trình quản lý nhân sự cho phép ta lưu trữ, sắp xếp,
tìm kiếm các thông tin về nhân sự một cách nhanh chóng, thuận lợi.
1.2 Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.2.1
Lý thuyết về hệ thống thông tin
Hệ thống: Là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ
ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung. Trong hoạt
động có trao đổi vào ra với môi trường ngoài (Giáo trình phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin, 2009, Thạc Bình cường, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội).
Thông tin: Là các tin tức mà con người trao đổi với nhau, hay nói rộng hơn
thông tin bao gồm những tri thức về các đối tượng. Thông tin vừa là nguyên liệu
đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý. Tiếp nhận và xử lý thông tin
là yêu cầu cần thiết của nhà quản lý, để thực hiện các chức năng và các hoạt động
quản lý, hoạch định chính sách, các quyết định kinh tế đối với các doanh nghiệp
(Giáo trình phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, 2009, Thạc Bình Cường, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội).
Hệ thống thông tin (Information system): Là tập hợp người, thủ tục và các
nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin trong một tổ chức.
Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp: là một hệ thống thu thập, xử lý, lưu
trữ và cung cấp các thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phối hợp và kiểm soát
trong doanh nghiệp. Mọi quyết định và hành động của doanh nghiệp đều dựa trên
cơ sở tiếp nhận các thông tin.
Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System): Là hệ thống
tổng hợp các thông tin của các hệ thống xử lý nghiệp vụ về các hoạt động trong nội
bộ doanh nghiệp và các thông tin thu thập từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp để
cung cấp thông tin ở mức độ tổng hợp hơn cho các nhà quản lý các cấp.
Nguồn
Thu thập
Đích
Xử lý và lưu giữ
Kho dữ liệu
Hình 1.2: Mô hình hệ thống thông tin
Phân phát
1.2.2
Lý thuyết về phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin nào cũng phải trải qua một số giai đoạn nhất định, các giai
đoạn đó là: Khảo sát, phân tích, thiết kế, cài đặt, khai thác và bảo dưỡng. Trong đó
giai đoạn phân tích, thiết kế là giai đoạn vô cùng quan trọng.
Giai đoạn phân tích là nhằm đi sâu vào bản chất và chi tiết của hệ thống, cho
thấy hệ thống phải thực hiện những việc gì và dữ liệu mà nó đề cập là những dữ liệu
nào, có cấu trúc ra sao. Giai đoạn thiết kế là nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt
hệ thống, để sao cho hệ thống thỏa mãn được các yêu cầu mà giai đoạn phân tích đã
đưa ra, đồng thời lại thích ứng với các ràng buộc trong thực tế.
Hình 1.3: Sơ đồ chu trình xây dựng và phát triển hệ thống thông tin
Có 2 cách tiếp cận chính trong phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là:
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng chức năng
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng đối tượng
1.2.2.1 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng chức năng
Phân tích hướng chức năng là sự nghiên cứu, điều tra, xem xét các chức năng
của hệ thống một cách tỉ mỉ, toàn diện để xác định những yêu cầu về thông tin và
các quá trình của hệ thống cùng với các mối quan hệ giữa các quá trình đó, cũng
như quan hệ với các hệ thống khác.
Thiết kế hướng chức năng: Là việc xác định cấu trúc phần cứng và phần mềm,
xác định các modul chương trình, các giao diện và dữ liệu cho hệ thống để thỏa mãn
yêu cầu của người sử dụng.
Phương pháp chung để phân tích:
- Cần phân rã những chức năng lớn, phổ quát thành những chức năng khác
nhỏ hơn để đi vào chi tiết.
- Xét mối quan hệ giữa các chức năng.
- Chuyển từ mô tả vật lý sang mô tả logic.
- Chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới ở mức logic.
- Phân tích theo cách từ trên xuống (từ tổng quát đến chi tiết), phần này ta sử
dụng biểu đồ phân cấp chức năng.
- Sử dụng biểu đồ luồng dữ liệu.
Đặc trưng của phương pháp hướng chức năng là phân chia chương trình chính
thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công
việc xác định. Trong phương pháp hướng chức năng phần mềm được thiết kế dựa
trên một trong hai hướng: hướng dữ liệu và hướng hành động.
Cách tiếp cận hướng dữ liệu xây dựng phần mềm dựa trên việc phân rã phần
mềm theo các chức năng cần đáp ứng và dữ liệu cho các chức năng đó. Cách tiếp
cận hướng dữ liệu sẽ giúp cho những người phát triển hệ thống dễ dàng xây dựng
ngân hàng dữ liệu.
Cách tiếp cận hướng hành động lại tập trung phân tích hệ phần mềm dựa trên
các hoạt động thực thi các chức năng của phần mềm đó.
Phương pháp hướng chức năng tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán
nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được bài toán có thể
cài đặt được ngay, sử dụng các hàm ngôn ngữ lập trình hướng cấu trúc. Phương
pháp này có ưu điểm là tư duy phân tích thiết kế rõ ràng, chương trình sáng sủa dễ
hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm sau:
- Không hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng chức năng phụ thuộc
chặt chẽ vào cấu trúc dữ liệu và bài toán cụ thể, do đó không thể dùng lại một modul
nào đó trong phần mềm này cho phần mềm mới với các yêu cầu về dữ liệu khác.
- Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn. Nếu hệ thống thông tin lớn,
việc phân ra thành các bài toán con cũng như phân các bài toán con thành các modul và
quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ là không phải là dễ dàng và dễ gây ra các lỗi
trong phân tích và thiết kế hệ thống, cũng như khó kiểm thử và bảo trì.
1.2.2.2 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng đối tượng
Phương pháp phân tích hướng đối tượng hình thành giữa thập niên 80 dựa trên
ý tưởng lập trình hướng đối tượng. Phương pháp này đã phát triển, hoàn thiện và
hiện nay rất phổ dụng. Nó dựa trên một số khái niệm cơ bản sau:
-
Đối tượng (Object): Gồm dữ liệu và thủ tục tác động lên dữ liệu này.
-
Đóng gói (Encapsulation): Không cho phép tác động trực tiếp lên dữ liệu
của đối tượng mà phải thông qua các phương pháp trung gian.
-
Lớp (Class): Tập hợp các đối tượng có chung một cấu trúc dữ liệu và cùng
một phương pháp.
-
Kế thừa ( Heritage): Tính chất kế thừa là đặc tính cho phép định nghĩa một
lớp mới từ các lớp đã có bằng cách thêm vào đó những dữ liệu mới, các phương
pháp mới có thể kế thừa những đặc tính của lớp cũ.
Phương pháp hướng đối tượng tập trung vào cả hai khía cạnh của hệ thống là
dữ liệu và hành động. Cách tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy theo cách
ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời thực. Một hệ
thống được chia thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao
gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng
trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau và hệ thống sẽ được xây dựng bằng
cách kết hợp các đối tượng đó lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác
giữa chúng. Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội hơn phương pháp hướng
chức năng như sau:
Ưu điểm của phương pháp hướng đối tượng
-
Đối tượng độc lập tương đối: che giấu thông tin, việc sửa đổi một đối
tượng không gây ảnh hưởng lan truyền sang đối tượng khác.
-
Những đối tượng trao đổi thông tin được với nhau bằng cách truyền thông
điệp làm cho việc liên kết giữa các đối tượng lỏng lẻo, có thể ghép nối tùy ý, dễ
dàng bảo trì, nâng cấp, đảm bảo cho việc mô tả các giao diện giữa các đơn thể bên
trong hệ thống được dễ dàng hơn.
-
Việc phân tích và thiết kế theo cách phân bài toán thành các đối tượng là
hướng tới lời giải của thế giới thực.
-
Các đối tượng có thể sử dụng lại được do tính kế thừa của đối tượng cho
phép xác định các modul và sử dụng ngay sau khi chúng chưa thực hiện đầy đủ các
chức năng và sau đó mở rộng các đơn thể đó mà không ảnh hưởng tới các đơn thể
đã có.
-
Hệ thống hướng đối tượng dễ dàng được mở rộng thành các hệ thống lớn
nhờ tương tác thông qua việc nhận và gửi các thông báo.
UML và công cụ phân tích thiết kế
UML là một ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất bao gồm những ký hiệu hình
học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các
thiết kế của một hệ thống.
Nó là một ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hóa, xây dựng và làm tư liệu cho nhiều
khía cạnh khác nhau của một hệ thống. UML có thể được sử dụng làm công cụ giao
tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần mềm.
Mục đích sử dụng ngôn ngữ UML:
-
Mô hình hóa các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
-
Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô
hình hóa.
-
Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có
nhiều ràng buộc khác nhau.
-
Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.
Thành phần mô hình chính trong UML gồm các biểu đồ:
- Biểu đồ use case: Biểu diễn sơ đồ chức năng của hệ thống. Từ tập yêu cầu
của hệ thống, biểu đồ use case sẽ phải chỉ ra hệ thống cần thực hiện điều gì để thoả
mãn các yêu cầu của người dùng hệ thống đó. Đi kèm với biểu đồ use case là các
kịch bản.
Hình 1.4 Biểu đồ usecase hệ thống bán hàng trực tuyến
- Biểu đồ lớp: Biểu diễn cái nhìn tĩnh về hệ thống dựa trên các khái niệm lớp,
thuộc tính và phương thức. Mỗi biểu đồ lớp chỉ ra cấu trúc tĩnh của các lớp trong hệ
thống. Các lớp biểu diễn cho các sự vật mà hệ thống quan tâm. Các lớp có thể liên
quan với nhau theo nhiều cách: Liên kết (kết nối với nhau), phụ thuộc (lớp này phụ
thuộc hay dùng một lớp khác), khái quát hóa (một lớp được khái quát hóa thành một
lớp khác) và gói (cùng gom vào một gói). Các mối liên quan đó được trình bày
trong biểu đồ lớp cùng với cấu trúc bên trong của mỗi lớp, gồm các thuộc tính và
các thao tác.
Hình 1.5 Biểu đồ lớp trong hệ thống thư viện
- Biểu đồ trạng thái: Biểu diễn các trạng thái và sự chuyển trạng thái của các
lớp. Mỗi biểu đồ trạng thái thường là một sự bổ sung cho lời miêu tả một lớp. Nó
chỉ ra tất cả các trạng thái mà đối tượng của lớp này có thể có, và những sự kiện nào
sẽ gây ra sự thay đổi trạng thái.
Hình 1.6 Biểu đồ trạng thái hệ thống mua hàng
- Biểu đồ tuần tự: Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và giữa các đối
tượng và tác nhân theo thứ tự thời gian. Khía cạnh quan trọng của biểu đồ này là chỉ
ra trình tự các thông điệp được gửi giữa các đối tượng.
Hình 1.7 Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập
- Biểu đồ hoạt động: Biểu diễn các hoạt động và sự đồng bộ, chuyển tiếp các
hoạt động của hệ thống trong một lớp hoặc kết hợp giữa các lớp với nhau trong một
chức năng cụ thể.
Hình 1.8 Biểu đồ hoạt động rút tiền tại cây ATM
- Biểu đồ thành phần: Là biểu đồ mô tả các thành phần và sự phụ thuộc của
chúng trong hệ thống. Các thành phần của hệ thống có thể là: Thành phần mã nguồn
có ý nghĩa vào thời điểm dịch chương trình, thành phần mã nhị phân là mã trình nhị
phân được dịch từ mã chương trình nguồn, thành phần thực thi là tệp chương trình
có thể thực thi được (các tệp .exe).
Hình 1.9 Biểu đồ thành phần ứng dụng máy ATM
- Biểu đồ triển khai: Chỉ ra cấu hình các phần tử xử lý lúc chương trình chạy,
các nút trên mạng và các tiến trình phần mềm thực hiện trên những phần tử đó. Nó
chỉ ra mối quan hệ giữa các phần cứng và phần mềm của hệ thống. Biểu đồ triển
khai chỉ ra toàn bộ các nút trên mạng, kết nối giữa chúng và các tiến trình chạy trên
chúng.
Hình 1.10 Biểu đồ triển khai hệ thống quản lý ngân hàng
Quy trình phân tích thiết kế hệ thống bằng UML
-
Các bước phân tích thiết kế hướng đối tượng được chia làm hai pha:
Pha phân tích:
-
+ Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân
tích tiến hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để
mô tả lại các chức năng của hệ thống. Một thành phần quan trọng trong biểu đổ use
case là các kịch bản mô tả hoạt động của hệ thống trong mỗi use case cụ thể.
-
+ Xây dựng biểu đồ lớp: Xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một
số phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp.
-
+ Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng
thái trong hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Pha thiết kế:
-
+ Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: Tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm
bổ sung các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính.
-
+ Xây dựng các biểu đồ tuần tự: mô tả chi tiết hoạt động, mối quan hệ của
các đối tượng và tác nhân đã xác định trong pha phân tích.
-
+ Xây dựng biểu đồ hoạt động: Mô tả hoạt động của các phương thức
phức tạp trong mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp.
-
+ Xây dựng biểu đồ thành phần: xác định các gói, các thành phần và tổ
chức phần mềm theo các thành phần đó.
-
+ Xây dựng biểu đồ triển khai: xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao thức và dịch vụ hỗ trợ.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1
Tình hình nghiên cứu trong nước
Đề tài thứ nhất: “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại
Công ty TNHH Hưng Long”, tác giả Nguyễn Hoàng Đức, Trường Đại học Bách
Khóa TP. Hồ Chí Minh.
Trong đề tài này tác giả đã khảo sát thực trạng và phân tích được lý thuyết về
bài toán hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty TNHH Hưng Long.
Nhưng vẫn còn một số thiếu sót trong quá trình phân tích thiết kế chức năng
tính lương cũng như các chức năng quản lý hồ sơ nhân viên nghỉ việc, nhân viên xin
thôi việc, nhân viên chuyển phòng,…
Đề tài thứ hai: “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại
Công ty TNHH TBA Việt Nam”, tác giả Hoàng Thế Quyền, Đại học Vinh.
Nội dung của đề tài đã khái quát được các chức năng cơ bản cho công việc
quản lý nhân sự như: chấm công, quản lý hồ sơ nhân viên,… và phân tích thiết kế
hệ thống thông tin quản lý theo phương pháp hướng đối chức năng.
Hạn chế: tác giả chưa phân tích thiết kế chức năng quản lý công việc của nhân
viên, một số các chức năng chưa thực sự hiệu quả như tính lương, và một số chức
năng dư thừa khác.
Đề tài thứ ba: “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại
Công ty TNHH Minh Trí” do sinh viên Trần Thị Thu Hương - Trường Đại học công
nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện.
Những nội dung mà đề tài đã giải quyết được là phân tích, khảo sát hiện trạng
và từ đó phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự theo phương pháp
hướng đối tượng UML.
Hạn chế: Đề tài được thực hiện theo phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
thông tin hướng đối tượng. Tuy nhiên, phương pháp này cho thấy nhược điểm là
chưa thấy rõ được mối quan hệ và sự thống nhất của giai đoạn phân tích với giai
đoạn thiết kế, đặc biệt là thiết kế CSDL cho hệ thống, gây khó khăn trong việc
nghiên cứu đề tài.
1.3.2
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hệ thống quản lý nhân sự xuất hiện từ rất lâu và mang đến hiệu quả rất lớn
nâng cao năng suất làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp. Trong những năm qua đã
có rất nhiều hệ thống quản lý nhân sự mới hiệu quả hơn thay thế những phầm mềm
quản lý nhân sự cũ, những phát sinh trong hệ thống nhân sự không ngừng được
nghiên cứu và cải tiến nhằm nâng cao tốc độ, tính bảo mật, hiệu quả trong việc quản
lý nhân sự. Có rất nhiều phần mềm quản lý nhân sự được đánh giá cao của trên thế
giới phải kể đến như: gói quản trị nguồn lực (Enterprise Resrouce Planning- ERP)
của SAP (một nhà cung cấp nổi tiếng của Đức), hệ thống chấm công, nghỉ phép (ERoster), Hệ thống quản lý thông tin nhân viên (Personnel Information), Hệ thống
tính lương (Payroll).
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TIẾN MẠNH
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Việt Tiến Mạnh
2.1.1 Sơ lược về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh
Tên viết tắt: VTM GROUP
Tên tiếng anh: VTM Joint Stock Company (VTM – JSC)
Địa chỉ trụ sở chính: 35 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (04) 3 259 5281 – (04) 3 259 5374
Fax: (04) 3 259 5281
Email:
Website:
Thời gian thành lập: Ngày 24 tháng 02 năm 2010.
Vốn điều lệ:
10.000.000.000 đồng.
Mã số thuế:
0104494988
Người đại diện pháp luật: Tổng giám đốc Hoàng Việt
Hình 2.1: Văn phòng tiếp khách tại trụ sở chính
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập từ tháng 2/2010 với ba thành viên chủ chốt, đến tháng 6/2010 VTM
Group đã mở rộng lên đến 80 nhân viên. Bước sang năm thứ 5, với gần 400 nhân
viên chuyên nghiệp, VTM Group đã và đang trở thành đối tác tin cậy của hơn
15.000 khách hàng, triển khai hơn 5.000 chiến dịch lớn, nhỏ trong và ngoài nước
thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. VTM Group tự hào là một trong những công
ty cung cấp các dịch vụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu Việt Nam với các loại
hình đa dạng.
Ngày 1/3/2014 VTM Group đã chính thức được công nhận là đối tác của
Google tại Việt Nam (Google SMB Partner) trong lĩnh vực cung cấp quảng cáo
trực tuyến.
Để duy trì chất lượng dịch vụ tốt nhất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm cho
đến nay VTM Group luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển con người,
nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc và thường xuyên hỗ trợ khá ch hàng và
mang tới các giá trị gia tăng khác.
2.2.1.2 Triết lý kinh doanh
VTM Group luôn trung thành với triết lý kinh doanh “Sát cánh cùng thương
hiệu của doanh nghiệp – Thành công của doah nghiệp là thành công của VTM
Group”.
Chúng tôi cam kết đảm bảo lợi ích cao nhất cho khách hàng, đặt lợi ích khách
hàng lên hàng đầu trong các lĩnh vực: Quảng cáo trực tuyến, Công nghệ thông tin,
Quản lý tài sản, Phát triển nhân lực…
Với đội ngũ nhân viên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, chúng tôi luôn
hướng tới cung cấp các dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý, để mỗi khi nhắc đến Việt
Tiến Mạnh là khách hàng nhắc đến sự hài lòng.
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Việt Tiến Mạnh là tập đoàn gồm 5 công ty thành viên:
1. VTM – IT Công ty cổ phần Công nghệ thông tin Việt Tiến Mạnh
2. VTM – AD Công ty cổ phần Quảng cáo Việt Tiến Mạnh
3. VTM – MD Công ty cổ phần Truyền thông Việt Tiến Mạnh
4. VTM – AM Công ty cổ phần Quản lý tài sản Việt Tiến Mạnh
5. VTM – HR Công ty cổ phần Phát triển nhân lực Việt Tiến Mạnh
Trong đó ngành mũi nhọn tập trung cung cấp các dịch vụ quảng cáo trực tuyến
- Internet Marketing:
Các dịch vụ quảng cáo của Google
- Quảng cáo theo từ khóa tìm kiếm - Google Adwords
- Quảng cáo trên mạng hiển thị - Google Display Network
Quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Youtube
Quảng cáo trên hệ thống báo điện tử - Banner Adnetwork - PR Marketing
Cung cấp dịch vụ quảng cáo LCD
Cung cấp dịch vụ Hosting, Server & Phát triển hệ thống
Cung cấp dịch vụ tên miền
Cung cấp dịch vụ thiết kế website
Tối ưu hóa thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm - SEO
Hình 2.2: Lĩnh vực kinh doanh
2.1.4 Văn hóa của công ty
VTM Group quan niệm rằng con người chính là nhân tố tạo nên thành công.
“Những người thực hiện ước mơ” chúng tôi luôn mang trong mình những tính cách
vui vẻ thân thiện, làm hết sức chơi hết mình, thái độ tích cực, đam mê công việc,
năng động trẻ trung,...
Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty, thương hiệu của công
ty chính là văn hóa của công ty, và khách hàng của công ty đang bỏ tiền “mua
những giá trị văn hóa đó”. Nói cách khác, nếu thương hiệu của bạn hứa hẹn mang
lại cho khách hàng sự tin cậy thì bạn phải là người đáng tin cậy.
Một bộ phận marketing có thể “vẽ ra” những gì mà một thương hiệu hứa hẹn
với khách hàng của mình nhưng những nhà lãnh đạo và toàn bộ con người của tổ
chức đó phải “ủng hộ, phát huy và gìn giữ” lời hứa đó. Ngày nay, văn hóa của một
tổ chức được xem như yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu.
VTM Group áp dụng phương châm “người lãnh đạo là người đầy tớ phục vụ”.
Trách nhiệm hàng đầu của ban lãnh đạo công ty là phục vụ để hỗ trợ phát triển nhân