Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.04 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







CHU THỊ LAN PHƯƠNG




PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ











HÀ NỘI – NĂM 2012






















































Luận văn được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuyết


Phản biện 1: ……………………………………………………………………………

Phản biện 2: …………………………………………………………………………





Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế
do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề. Đồng thời, nếu như quy chuẩn về cơ cấu trình
độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/ 4 cao
đẳng /10 trung cấp thì thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam ở thời điểm năm 2010 là:
5,7 đại học/1,7 cao đẳng/3,5 trung cấp. Con số này cho thấy sự mất cân đối về cơ cấu
trình độ của lao động Việt Nam.

Trong khi đó, nền kinh tế phát triển cần một lực lượng lao động có kỹ năng
nghề, nhưng Việt Nam lại đang thiếu lao động chuyên môn được đào tạo bài bản ở
mọi trình độ từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến chất lượng của các quá trình
sản xuất, do đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững. Đồng thời, vấn đề việc
làm cũng trở nên căng thẳng. Hàng năm, trên 1 triệu lao động mới cần có việc làm,
tuy nhiên tiềm năng sử dụng lao động của các ngành đang tăng trưởng không thể
được tận dụng hết do thiếu lực lượng lao động đã qua đào tạo. Điện tử viễn thông,
Công nghệ thông tin là một trong những ngành rơi vào tình trạng trên.
Học viện Công nghệ Công nghệ Bưu chính viễn thông (Học viện) là cơ sở đào
tạo trực thuộc VNPT có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, điện tử, tin học phục vụ sự phát
triển của ngành Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin Việt nam và đáp ứng nhu
cầu xã hội. Nhận thức được sự mất cân đối giữa cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực: thầy
– thợ của Việt Nam hiện nay, Học viện đã chủ động xây dựng đề án triển khai đào tạo
cao đẳng nghề tại Học viện, ngày 16/11/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề đã
cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động dạy nghề số 69/2011/GCN– ĐKHĐDN
chính thức đánh dấu bước ngoặt mới của Học viện trong công tác đào tạo nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội – đó là đào tạo nghề trong Trường đại học.
Để tổ chức triển khai thành công đào tạo cao đẳng nghề, Học viện cần có các
cơ chế, chính sách và giải pháp tổng thể, đồng bộ. Nhận thức được sự cần thiết trên
và mong muốn kết quả luận văn tốt nghiệp của mình được gắn với thực tiễn của đơn
vị, góp phần vào sự phát triển của Học viện nói chung, hoạt động đào tạo cao đẳng
2

nghề nói riêng, học viên đã lựa chọn đề tài “Phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài đặt mục tiêu cao nhất vào việc xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm
hỗ trợ phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề chung về đào tạo cao đẳng nghề, khả năng

triển khai và phát triển đào tạo nghề tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và
kinh nghiệm đào tạo cao đẳng nghề thành công của một số cơ sở đào tạo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo Cao đẳng nghề, các
điều kiện triển khai đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn
thông .
Đề án triển khai đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện vừa được triển khai và cấp
phép, do đó, luận văn không thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo cao
đẳng nghề mà tập trung vào đánh giá khả năng triển khai và phát triển đào tạo cao
đẳng nghề của Học viện trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích hợp, trong đó
coi trọng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ thống và khái quát
hoá trong đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lựa chọn một vấn đề đang được Học viện quan tâm và đánh giá là quan trọng
cũng là vấn đề tâm huyết của học viên, luận văn dự kiến sẽ thực hiện theo mục tiêu đã
đặt ra nhằm đạt được các kết quả sau:
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đào tạo nghề và đào tạo cao
đẳng nghề của Việt Nam
- Luận văn thực hiện đánh giá, phân tích khả năng phát triển đào tạo Cao đẳng
nghề của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Đề xuất các giải pháp khá hệ thống và toàn diện nhằm phát triển đào tạo cao
đẳng nghề tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1.1-3

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan đào tạo nghề và đào tạo Cao đẳng nghề tại Việt Nam

Chương 2: Khả năng phát triển đào tạo Cao đẳng nghề tại Học viện Công
nghệ Bưu chính viễn thông
Chương 3: Giải pháp phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông




Chương 1- TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO
CAO ĐẲNG NGHỀ CỦA VIỆT NAM

1.1 . Tổng quan về đào tạo nghề
1.1.1. Khái niệm về đào tạo nghề
Đào tạo nghề được hiểu là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ
năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học.
1.1.2. Phân loại và các hình thức đào tạo nghề
1.1.2.1. Phân loại đào tạo nghề
1.1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề
1.1.3. Vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong tất cả các nguồn lực phục vụ sản xuất xã hội, nguồn nhân lực có vai trò
tiên quyết và quan trọng nhất. Yếu tố con người, vốn con người đã trở thành một yếu
tố quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết
định phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó góp
phần phát triển kinh tế xã hội.
1.2-4

1.2 Tổng quan hoạt động đào tạo Cao đẳng nghề của Việt Nam
1.2.1. Về quy mô đào tạo Cao đẳng nghề của Việt Nam .

Theo tổng kết của Tổng cục dạy nghề, quy mô đào tạo nghề tăng nhanh (năm
1998 dạy nghề cho 522,6 ngàn người, đến năm 2010 là 1.748 ngàn người- tăng 3,32
lần), trong đó dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 4,77 lần (từ
75,6 ngàn người lên 360 ngàn người); nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2010
là 30% (thực hiện vượt mục tiêu chiến lược giáo dục đề ra là 26%).
1.2.2. Hệ thống các cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề của Việt Nam
Tính đến hết năm 2010, cả nước có hơn 1000 cơ sở dạy nghề đào tạo ở 3 trình
độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề, trong số đó có 110 trường cao đẳng nghề, 300
trường trung cấp nghề và 810 trung tâm dạy nghề, có 39 trường đại học, cao đẳng
đăng ký hoạt động dạy nghề. Trong số 110 trường cao đẳng nghề, có hơn 80 trường
đào tạo nghề liên quan đến IT, hơn 30 trường có đào tạo trên 3 nghề liên quan đến,
hoặc tập trung vào các nghề IT như: Quản trị mạng máy tính; Lập trình mạng máy
tính; Quản trị cơ sở dữ liệu; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính. Qua tìm hiểu, thì
đối với 3 nghề chuyên ICT như ở trên đây, đến nay chưa có đơn vị nào tổ chức đào
tạo ở bậc Cao đẳng.
1.2.3. Đánh giá năng lực đào tạo Cao đẳng nghề của các cơ sở đào tạo hiện
nay
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều cơ sở dạy nghề còn đào tạo trên cơ sở
năng lực và kinh nghiệm có sẵn; chưa chủ động tổ chức đào tạo theo nhu cầu của
doanh nghiệp và thị trường lao động. Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề…) chưa đáp ứng
được yêu cầu. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề chậm được triển khai.
1.3. Các yếu tố tác động tới đào tạo nghề tại VN
1.3.1. Bối cảnh Quốc tế và trong nước
- Các tác động khách quan từ yêu cầu của việc toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, yêu cầu về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường lao
động Quốc tế
- Các chủ trương, chính sách, định hướng về phát triển dạy nghề; các chỉ tiêu,
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
1.2-5


1.3.2. Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề
Trong đào tạo nghề thì để có thể đào tạo tốt, ngoài những yếu tố khách quan
(sinh viên, xã hội), một tổ chức đào tạo cần có được 3 yếu tố chính, đó là:
1.3.3.1. Chương trình đào tạo tốt
1.3.2.2 Thầy giáo giỏi và cán bộ quản lý chuyên nghiệp
1.3.2.3 Môi trường thực hành phù hợp
1.4. Kinh nghiệm đào tạo cao đẳng nghề thành công của một số cơ sở đào
tạo
1.4.1. Phát triển đào tạo cao đẳng nghề thành công của một số cơ sở đào tạo
Quan niệm và xu hướng hiện nay về đào tạo nghề ở Việt Nam chưa được coi
trọng và thông thường học sinh thường lựa chọn các trường nghề sau khi không đỗ
đại học hoặc không đủ khả năng để thi đại học. Theo đánh chung của các trường đào
tạo cao đẳng nghề thì: “Đầu vào hạn chế, đầu ra khó khăn, định mức đào tạo thấp là
những trở ngại trong quá trình phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo tại các
trường nghề. Trong bối cảnh khó khăn chung về cơ chế chính sách, về nhận thức của
người học đối với hệ đào tạo cao đẳng nghề… nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều
trường cao đẳng nghề đã thu được thành công trong phát triển đào tạo cao đẳng nghề.
1.4.1.1. Trường Cao đẳng thực hành FPT
1.4.1.2. Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa
1.4.1.3. Trường Cao đẳng nghề CNTT Ispace
1.4.2. Bài học rút ra đối với Học viện
- Chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập; đội ngũ
giảng viên.
- Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp hỗ trợ cơ sở đào tạo trong việc tham gia tư vấn, xây dựng nội dung chương
trình đào tạo; phương tiện thực hành; nhận SV thực tập; sát hạnh trình độ, kỹ năng
SV khi ra trường cũng như hỗ trợ việc làm cho SV sau tốt nghiệp.
- Việc đảm bảo giới thiệu việc làm cho sinh viên; xuất khẩu lao động;
- Xây dựng và tổ chức đào tạo các nghề thuộc chương trình trọng điểm (được

Nhà nước cấp kinh phí đầu tư từ các chương trình mục tiêu Quốc gia; các dự án
ODA)
1.2-6

- Chú trọng đến việc đào tạo ý thức, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp
cho học sinh, sinh viên nhà trường.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh của Học viện

Chương 2- NĂNG LỰC TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG
NGHỀ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG

2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Học viện Công nghệ Bưu
chính viễn thông (PTIT)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của PTIT
Triển khai nghị quyết TW2, tháng 7/1997 Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 516/TTg thành lập Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc Tổng
công ty BCVT Việt nam trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị đào tạo - nghiên cứu trực
thuộc Tổng công ty BCVT Việt nam (Đại học Thông tin liên lạc được thành lập năm
1953, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện được thành lập năm 1966; Viện Kinh tế Bưu
điện được thành lập năm 1975; Trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thông II được
thành lập năm 1988).
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, kế thừa truyền thống gần 60 năm vẻ
vang của các đơn vị Nghiên cứu, Đào tạo trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và
Công nghệ thông tin tiền thân, Học viện đã khẳng định được vị thế là một trong
những trường đại học chuyên sâu có uy tín của Quốc gia về đào tạo và nghiên cứu
Viễn thông, công nghệ thông tin và là một trong số ít đơn vị của Việt nam đi đầu
trong làm chủ công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo được các sản phẩm về viễn
thông và CNTT.
Bên cạnh đó, là đơn vị Nghiên cứu, Đào tạo công lập nhưng không hưởng

ngân sách Nhà nước và trong những năm gần đây không có nguồn thu sự nghiệp từ
Tập đoàn VNPT, đến nay Học viện đã hoàn toàn tự chủ, tự cân đối được mọi chi phí
hoạt động thường xuyên. Đặc biệt, các hoạt động Nghiên cứu khoa học của Học viện
đều được thực hiện theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và nguồn thu từ hoạt động
1.2-7

nghiên cứu khoa học đã chiếm tới 30% tổng nguồn thu của Học viện, đạt và vượt chỉ
tiêu đề ra của Chính phủ cho các trường Đại học Việt nam vào năm 2020 (25%).
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của PTIT
 Đào tạo cán bộ khoa học – công nghệ về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông,
điện tử, tin học và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và trên đại học;
 Thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ phục vụ
nhu cầu phát triển ngành Bưu chính viễn thông và của xã hội;
 Nghiên cứu về chiến lược, chính sách, qui hoạch phát triển mạng lưới và dịch
vụ Bưu chính- Viễn thông, về tổ chức quản lý và quản trị kinh doanh, về khoa học-
công nghệ, thông tin khoa học, chuyển giao công nghệ để phục vụ nhu cầu phát triển
của Tập đoàn và xã hội
 Tư vấn về khoa học-công nghệ; tham gia thẩm định về khoa học-công nghệ
các dự án, các công trình của Tập đoàn, của Nhà nước và các thành phần kinh tế;
 Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật; giám định, đo lường chất lượng
thiết bị sản phẩm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử và tin học.
2.1.3. Hoạt động đào tạo và một số kết quả hoạt động đào tạo của Học viện
thời gian gần đây
2.1.3.1- Về Ngành nghề đào tạo :
2.1.3.2- Về chương trình đào tạo
2.1.3.3- Về phương pháp đào tạo
2.1.3.4- Về học liệu phục vụ cho đào tạo:
2.1.3.5- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thư viện
2.1.3.6- Về hoạt động hợp tác Quốc tế
2.1.3.7- Kết quả đào tạo

Trong 15 năm xây dựng và phát triển, bằng sự nỗ lực của tập thể CBCNV, Học
viện đã xây dựng được lực lượng đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, cũng
như có được chương trình đào tạo theo chuẩn quốc gia; chuẩn Quốc tế và phương
pháp đào tạo mới, hệ thống học liệu, trang thiết bị thí nghiệm thực hành tương đối
đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của người học. Thực tế, trong những năm qua quy mô
và chất lượng đào tạo của Học viện đã không ngừng được nâng lên. Học viện luôn
duy trì vị thế là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu của quốc gia về đào
1.2-8

tạo viễn thông, CNTT và một số chuyên ngành khác với nhiều cấp bậc đào tạo khác
nhau như: đào tạo sau đại học; đại học; cao đẳng; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn.
Với hai cơ sở đào tạo tại Tp. Hà nội và Tp. Hồ Chí Minh, kể từ khi thành lập
tới nay, Học viện đã đào tạo được 45 Tiến sĩ (chưa kể 60 học viên hiện đang làm
nghiên cứu sinh tại Học viện); 687 thạc sĩ (chưa kể 1.091 học viên đang theo học hệ
đào tạo cao học); 5.471 kỹ sư, cử nhân; 4.182 sinh viên cao đẳng; đào tạo bồi dưỡng
ngắn hạn trực tiếp 257.094 lượt người; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn qua mạng từ xa
27.440 lượt người. Đến thời điểm hiện nay, lưu lượng sinh viên các hệ đào tạo dài
hạn có mặt tại Học viện đạt 28.067. Từ năm 2010, Học viện đã có sinh viên từ các
nước phát triển đến học tập, thực tập tại Học viện, mở ra một trang mới để thực hiện
quyết tâm đưa Học viện hội nhập với các trường tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới. Học viện cũng đã triển khai thành công nhiều chương trình đào tạo sang các
nước Lào, Campuchia, Myanmar…
Đến năm 2011, Học viện đã hoàn toàn tự chủ, tự cân đối được mọi chi phí và
Tập đoàn BCVT Việt nam chỉ hỗ trợ một phần chi phí khấu hao tài sản cố định.
Nguồn thu dịch vụ của Học viện từ 10 tỷ đồng (năm 2006) sau 5 năm đã tăng lên 150
tỷ đồng, đưa tổng nguồn thu năm 2011 đạt gần 350 tỷ đồng. Đến nay, sau 5 năm
chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự thu học phí, lưu lượng sinh viên đào tạo dài
hạn thường xuyên tại Học viện đã tăng từ 9.200 (năm 2006) lên 28.067(năm 2011).
Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với ngành được đào tạo đạt
khoảng 96,8%. Để duy trì chất lượng đầu ra, mặc dù học phí thu cao hơn các Trường

công lập khác nhưng Học viện vẫn tạo ra sức hút với xã hội, hiện điểm chuẩn vào
Học viện vẫn ổn định ở mức cao của các Trường lớp trên (18-20 điểm).
Hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cũng được tăng cường mở rộng cả về
số lượng các khóa đào tạo, số lượng học viên tham gia và cả chất lượng nội dung đào
tạo, đáp ứng được yêu cầu của người học, nhu cầu đào tạo của Tập đoàn VNPT và xã
hội. Ngoài ra, Học viện còn triển khai hợp tác với các đối tác nước ngoài để thành lập
đơn vị mới là Trung tâm đào tạo chứng chỉ Quốc tế nhằm phát triển thị trường chất
lượng cao cho sinh viên của Học viện và xã hội; đồng thời phát triển thêm các loại
hình bồi dưỡng mới như ngoại ngữ, tin học… Học viện còn mở dần thị trường đào
tạo bồi dưỡng ngắn hạn sang các nước ban Lào, Campuchia, Myanmar… góp phần
thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, kinh tế của Học viện, Tập đoàn VNPT.
1.2-9

2.2. Năng lực triển khai đào tạo Cao đẳng nghề của Học viện công nghệ
Bưu chính viễn thông (PTIT)
Với năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động Nghiên cứu, Đào tạo, có
thể khăng định Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có đủ khả năng để triển
khai tổ chức đào tạo tốt hệ cao đẳng nghề, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Năng lực triển khai đào tạo cao đẳng nghề của Học viện
được xem xét và phân tích trên các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo, qui mô
đào tạo như sau:
2.2.1. Chương trình đào tạo, học liệu và tài liệu giảng dạy, học tập
2.2.2. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý
2.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và môi trường thực hành thực tập
2.2.4. Thương hiệu uy tín và một số lợi thế khác
2.2.4.1- Thương hiệu, uy tín của Học viện trong đào tạo dài hạn về ICT
2.2.4.2- Kinh nghiệm trong đào tạo nghề
2.2.4.3. Một số lợi thế khác của Học viện trong triển khai tổ chức đào tạo cao
đẳng nghề
Mạng lưới các cơ sở đào tạo của Học viện rộng khắp trên cả nước, sẵn sàng

cho triển khai nhanh, đồng bộ, quy mô lớn… nhưng vẫn đảm bảo và thống nhất được
chất lượng.
Học viện là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn kinh tế lớn, chủ lực của Nhà
nước:
- Học viện hoạt động theo cơ chế gần với cơ chế của doanh nghiệp.
- Học viện có điều kiện thường xuyên làm việc và tạo được mối quan hệ gắn
kết, sâu rộng với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong
và ngoài Tập đoàn đang hoạt động trong các lĩnh vực CNTT, truyền thông, quản lý,
tài chính, dịch vụ, …
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao và luôn thay đổi rất nhanh,
Học viện vừa có Trường Đại học, vừa có các Viện nghiên cứu và lại nằm ngay trong
mạng lưới của doanh nghiệp nên đã tạo ra mô hình gắn kết hữu cơ giữa Đào tạo
(trường Đại học), Nghiên cứu khoa học (Các Viện nghiên cứu đầu ngành) và Sản
xuất kinh doanh
1.2-10

Học viện đảm bảo sẽ triển khai tổ chức đào tạo tốt hệ cao đẳng nghề, góp phần
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Theo đó, ngày 16/11/2011,
Học viện đã được Tổng cục dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nghề
(giấy phép số 69/2011/GCN-ĐKHĐDN).

Chương 3- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG
NGHỀ TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG

3.1. Quan điểm, chiến lược và định hướng phát triển của Học viện đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển của Học viện đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020.
Trên cơ sở những định hướng chiến lược phát triển toàn diện và lâu dài của đất

nước sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, những kinh nghiệm học hỏi được
từ các trường tiên tiến có điều kiện tương đồng trong khu vực và trên thế giới, cũng
như sau khi phân tích thực trạng và các điều kiện của Học viện, Học viện đã xây
dựng chiến lược phát triển của Học viện đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020.:
Học viện xác định:
(1) Phát triển Học viện theo mô hình trường đại học nghiên cứu hoạt động theo
cơ chế doanh nghiệp, tự chủ tự chịu trách nhiệm; lấy hoạt động NCKH làm nòng cốt;
sử dụng tiềm lực KHCN tạo ra chất lượng và uy tín của Học viện; hoạt động đào tạo
được thực hiện “xoay quanh” sự phát triển năng lực của KHCN; thực hiện gắn kết
chặt chẽ giữa nghiên cứu với đào tạo và với sản xuất kinh doanh; tiệm cận nhanh tới
mô hình Trường đại học nghiên cứu trong khu vực và của thế giới;
(2) Phát triển Học viện trở thành tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công
nghệ và kinh doanh hiện đại, đa ngành, đa lĩnh vực bằng chiến lược:
 Tập trung xây dựng các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao, chuyên
sâu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hổ Chí Minh để đến năm 2020 được công
nhận là tổ chức đào tạo nghiên cứu đạt chất lượng, trình độ và đẳng cấp Quốc tế.
1.2-11

 Phát triển các hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua hệ
thống các cơ sở, các phân hiệu trải dọc toàn quốc để góp phần tích cực thực hiện Đề
án Đưa Việt nam thành nước mạnh về CNTT và Đề án phát triển nguồn nhân lực
CNTT của Việt nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Phấn đấu để được Chính phủ lựa chọn thành Trường trọng điểm Quốc gia
về ICT; nhanh chóng hội nhập hệ thống đại học và nghiên cứu khoa học trong khu
vực và thế giới; là địa chỉ đầu tư và hợp tác tin cậy, hấp dẫn đối với xã hội và các tổ
chức doanh nghiệp trong nước và Quốc tế, góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
(4) Phát triển, mở rộng thêm các văn phòng, chi nhánh, phân hiệu, trung tâm
nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp cùng tham gia góp vốn… với trình độ tiên tiến tại

các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ của đất
nước; nhanh chóng có các cơ sở (văn phòng đại diện, chi nhánh, phân hiệu, doanh
nghiệp cùng tham gia góp vốn…) ở nước ngoài.
Với quan điểm phát triển như trên, mục tiêu cụ thể chiến lược phát triển Học
viện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Học viện như sau:
 Học viện kết hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo và với sản
xuất kinh doanh để đáp ứng nhanh các yêu cầu của thực tiễn sản xuất kinh doanh, góp
phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng trong việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam và của Bộ Thông tin và
truyền thông; Góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của
Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án đưa Việt nam thành
nước mạnh về CNTT và Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT thông qua việc đáp
ứng nhanh chóng các nhu cầu về khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đồng bộ,
lành nghề;
 Tạo ra một mô hình mới, có ý nghĩa chính trị xã hội cao, có hiệu quả thực tiễn
cao để huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp Nhà nước nòng cốt và từ xã hội cho
nghiên cứu khoa học và cho giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của
doanh nghiệp và của xã hội;
 Là tổ chức nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ do Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt nam đầu tư và quản lý, Học viện vừa đáp ứng tốt nhu cầu
trong SXKD của Tập đoàn, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội của một Tập
1.2-12

đoàn kinh tế nòng cốt, chủ đạo của Nhà nước đó là thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ
tham gia phát triển tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của đất
nước.
3.1.2. Quan điểm phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
 Đến năm 2015:
- Khẳng định uy tín, vị thế là đơn vị dẫn đầu, chủ trì trong việc xây dựng các

chương trình khung cho các ngành cao đẳng nghề chuyên sâu trong lĩnh vực ICT;
- Xây dựng và tổ chức đào tạo các nghề thuộc chương trình trọng điểm.
- Mở thêm 4 đến 6 chuyên ngành đào tạo Cao đẳng nghề chuyên sâu trong lĩnh
vực ICT, trong đó có 2 đến 3 chuyên ngành đào tạo thuộc chương trình đào tạo nghề
trọng điểm. Được Tổng cục dạy nghề cấp phép tổ chức công tác kiểm định chất lượng
nghề.
- Tập trung phát triển và mở rộng qui mô đào tạo cao đẳng nghề ICT (đặc biệt
là các tỉnh miền Trung và miền Nam) để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; đề án đưa Việt nam trở thành nước mạnh
công nghệ thông tin.
- Qui mô đào tạo cao đẳng nghề là 8.000 học sinh.
- Duy trì, phát triển mối liên hệ hữu cơ, bền chặt giữa giữa Học viện với các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT.
- Có một trường cao đẳng nghề nằm trực thuộc Học viện.
 Đến năm 2020:
- Trở thành 1 trong 10 cơ sở đào tạo hàng đầu của Việt nam về đào tạo cao
đẳng nghề trong lĩnh vực ICT;
- Khẳng định uy tín, vị thế là 1 trong 10 đơn vị kiểm định chất lượng nghề hàng
đầu của Việt nam;
- Chuyển từ đào tạo theo niên chế sang tích lũy năng lực nghề theo tín chỉ.
- Tổ chức đào tạo một số nghề chất lượng cao, nghề trọng điểm bằng tiếng
Anh.
- Qui mô đào tạo cao đẳng nghề là 20.000 học sinh.
- Đạt tỷ lệ 80% số lượng sinh viên của Học viện sau khi tốt nghiệp có đủ khả
năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động Quốc tế; Đạt trên
1.2-13

95% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động
đánh giá đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Phát triển hoạt động đào tạo cao đẳng nghề của Học viện tại thị trường Quốc

tế; có cơ sở đào tạo cao đẳng nghề tại một số nước trong khu vực.
3.2. Giải pháp phát triển đào tạo cao đẳng nghề tại PTIT
3.2.1. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, ngoài chuẩn về trình độ đào
tạo và trình độ sư phạm, phải đạt chuẩn về kỹ năng nghề.
- Xây dựng mối hợp tác bền chặt với đội ngũ các giảng viên là các “thợ lành
nghề” trong các doanh nghiệp.
- Mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi và học tập kinh nghiệm, chương trình
đào tạo nghề của các nước, đặc biệt là các nước thành công trong phát triển đào tạo
nghề.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nước ngoài để triển khai các chương trình, các
khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và hội nhập Quốc tế cho đội ngũ giảng viên.
- Tạo điều kiện để các giảng viên tiếp cận và nắm bắt các thông tin về khoa
học kỹ thuật, mạng lưới của Tập đoàn cũng như của thế giới;
- Đầu tư có trọng điểm và chính sách thu hút nhân tài để phát triển đội ngũ cán
bộ đầu đàn, đầu ngành và các chuyên gia vào làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động
đào tạo của Học viện. Chăm lo phát triển đội ngũ giáo sư chất lượng cao có thể tham
gia giảng dạy Quốc tế;
- Phát triển sự tham gia hướng dẫn thực hành của cán bộ phụ trách sản xuất
đến từ doanh nghiệp. Các cán bộ, kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm của mình cho người học. Qua đó, nhà trường cũng tiếp cận được
những công nghệ mới để thay đổi chương trình, giáo trình đào tạo, đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp. Các cán bộ giảng dạy của cơ sở đào tạo có điều kiện cọ xát
thực tế, cập nhật các kiến thức và kỹ năng công nghệ, nâng cao năng lực giảng dạy và
nghiên cứu; học sinh, sinh viên có điều kiện áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
3.2.2. Hiệu chỉnh và hoàn thiện chương trình, bài giảng, học liệu phù hợp
- Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ICT trong và
ngoài nước; với các trường dạy nghề của các nước phát triển về trao đổi chương trình
1.2-14


đào tạo, học liệu; trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo;chuyển giao công nghệ,
phương pháp giảng dạy.
- Phát triển chương trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và
tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và quốc tế.
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo linh hoạt hơn, tăng cường trang bị
kiến thức thực tiến cho sinh viên; chú trọng đến việc đào tạo ý thức, kỷ luật lao động,
tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên nhà trường. Chương trình học nên có
sự kết hợp với doanh nghiệp theo cách: Học viện chỉ đào tạo một số mô-đun nhất
định, để học viên có những kiến thức cơ bản, sau đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục đào tạo
ở một số mô-đun khác, để học viên nâng cao kỹ năng của mình và phù hợp với công
việc thực tế. Đào tạo theo mô hình này sẽ tận dụng tối đa được các trang thiết bị hiện
có, vừa hiệu quả, vừa tránh lãng phí tiền của và thời gian cho cả cơ sở đào tạo cũng
như doanh nghiệp. Hoặc Học viện phối hợp với các doanh nghiệp để cùng trao đổi và
điều chỉnh cho chương trình đào tạo phù hợp với các yêu cầu thực tế của doanh
nghiệp. Để xác định thời gian cho từng mô-đun, môn học đào tạo nghề tự chọn cũng
cần thiết phải phân tích công việc như đối với các mô đun và môn học đào tạo nghề
bắt buộc. Học viện giao một số môn học cho kỹ sư hoặc thợ bậc cao của các doanh
nghiệp trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh
nắm bắt được các yêu cầu thực tiễn sản xuất. Các mô-đun và môn học đào tạo nghề tự
chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.
- Tăng thời lượng dạy và học ngoại ngữ một cách hợp lý. Đầu tư thỏa đáng về
cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu cho học và thực hành ngoại ngữ của sinh viên. Từng
bước thay đổi phương pháp kiểm tra và đánh giá trình độ ngoại ngữ cho sinh viên
theo thông lệ và các chuẩn mực Quốc tế.
- Thường xuyên hoàn thiện hệ thống bài giảng; giáo trình đảm bảo bắt kịp sự
thay đổi mới về công nghệ.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với chương trình tiên tiến, đáp
ứng yêu cầu “lấy người học làm trung tâm”;
- Mở rộng hoạt động giao lưu Quốc tế giữa sinh viên Học viện với các nước

khác thông qua các chương trình giao lưu, hội thảo sinh viên, gửi sinh viên xuất sắc
của Học viện đi đào tạo, thực tập ngắn hạn ở các trường đào tạo về ICT của nước
ngoài.
1.2-15

- Phát triển các chương trình liên kết đào tạo, đào tạo chuyển tiếp giữa Học
viện với các trường đào tạo nước ngoài và cấp bằng song song.
3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống xưởng thực hành
- Đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng diện tích quỹ đất ở các Phân hiệu của Học
viện;
- Đầu tư có trọng điểm để từng bước hiện đại hoá các khu giảng đường hiện có
(các phòng học, hội thảo đạt chuẩn Quốc tế) phục vụ cho các chương trình đào tạo
của Học viện;
- Đầu tư xây dựng và tăng cường trang thiết bị dạy nghề, các xưởng thực hành
hiện đại, đồng bộ theo nghề, phù hợp với chương trình đào tạo, đạt chuẩn khu vực và
chuẩn Quốc tế;
- Xã hội hóa phát triển cơ sở vật chất, trong đó đặc biệt là vận động, tìm kiếm tài
trợ của doanh nghiệp, cựu sinh viên trong và ngoài nước để kết nối, hiện đại hóa cơ sở
học liệu, thiết bị thực hành;
- Tăng cường đầu tư và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý,
điều hành, đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Nâng cấp hệ thống thư viện điện tử, thư viện số của Học viện. Xây dựng và
phát triển kho tài nguyên số của Học viện: mua cơ sở dữ liệu toàn văn các tạp chí
khoa học nước ngoài phù hợp với ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu khoa học của
Học viện; xây dựng sách điện tử (e-book). Tăng cường số đầu sách, tài liệu tham
khảo cần thiết cho thư viện; mua giáo trình, tài liệu tham khảo của một số trường đại
học tiên tiến trên thế giới;
- Quản lý, khai thác triệt để, có hiệu quả cơ sở vật chất của Học viện.
3.2.4. Xây dựng cơ chế tài chính hợp lý và chính sách ưu tiên đối với người
học

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi với những người thuộc nhóm đối tượng
đặc thù, nhất là đối với những đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số,
người tàn tật, người nghèo, cận nghèo ….
- Hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;
1.2-16

- Thực hiện chế độ phân cấp, phân quyền mạnh cho các đơn vị trực tiếp tổ
chức đào tạo nghề nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
3.2.5 Các giải pháp khác:
 Tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo nghề
- Đảm bảo chất lượng đầu vào của sinh viên, học viên thông qua tổ chức các kỳ thi
tuyển sinh hoặc xét tuyển một cách nghiêm túc. Nâng dần tiêu chuẩn và điều kiện xét
tuyển. sinh viên học cao đẳng nghề.
- Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi hết học phần trong suốt khoá học; kết hợp cả hình
thức thi vấn đáp và thi viết; cải tiến cách ra đề thi và chấm thi, tăng cường áp dụng hình
thức thi trắc nghiệm, đảm bảo đánh giá đúng năng lực, tinh thần và thái độ học tập của
từng sinh viên; kiên quyết loại bỏ những sinh viên có học lực yếu trong quá trình đào tạo;
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn và quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy, học
tập của giáo viên và sinh viên. Từng bước hoàn thiện, nâng cao chuẩn đầu ra đối với sinh
viên;
- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm định nội bộ các chương trình đào tạo
theo các tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo cao đẳng nghề của một số tổ chức
kiểm định chất lượng có uy tín ở trong và ngoài nước;
- Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia đào tạo, các nhà tuyển dụng để đánh giá
của sinh viên, phản hồi của các cựu sinh viên trên cơ sở đó thường xuyên điều chỉnh nội
dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp;
- Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nội bộ theo các tiêu chuẩn đảm
bảo chất lượng Quốc tế.
 Đẩy mạnh gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và với thực tế hoạt

động SXKD
- Đẩy mạnh việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các Viện nghiên cứu
chuyên nghiệp cho đội ngũ giảng viên và học viên, sinh viên Học viện thông qua việc
huy động các nghiên cứu viên tham vào việc xây dựng, lựa chọn các khung chương trình
đào tạo của Học viện; tham gia viết bài giảng, giáo trình cũng như đánh giá, phản biện
các bài giảng, giáo trình do giảng viên Học viện biên soạn; tăng số lượng giờ giảng,
hướng dẫn các sinh viên thực tập, viết đồ án, luận văn tốt nghiệp của các nghiên cứu
viên;
1.2-17

- Tạo cơ chế để các giảng viên của Học viện tích cực tham gia nghiên cứu, thực
hiện các hợp đồng KHCN của các Viện nghiên cứu;
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo, trao đổi học thuật giữa
các giảng viên, các nghiên cứu viên trong Học viện và với các trường đại học, viện
nghiên cứu của Việt nam và trên thế giới;
- Tạo điều kiện để các giảng viên, nghiên cứu viên thường xuyên được tiếp cận
các thông tin quản lý, khoa học kỹ thuật, mạng lưới của Tập đoàn cũng như của thế giới.
- Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống phòng thí nghiệm thực hành, tăng
cường đưa sinh viên đi thực tập, tìm hiểu cũng như tham gia vào các đề tài nghiên cứu
khoa học của các Viện nghiên cứu, tiếp cận và làm quen, thực tập trên thực tế mạng lưới
bưu chính viễn thông của VNPT.
 Xây dựng chiến lược Marketing tuyển sinh, tăng cường các hoạt động quảng
bá thương hiệu, hình ảnh và tư vấn tuyển sinh hệ Cao đẳng nghề của Học viện
- Nghiên cứu, xác định rõ nhu cầu xã hội và doanh nghiệp để xây dựng chiến
lược tuyển chọn sinh viên đầu vào.
- Chuyên nghiệp hóa các hoạt động PR, marketing;
- Xây dựng mạng lưới tuyển sinh với các nhóm khách hàng/nguồn tuyển sinh
mục tiêu.
- Chủ động trong việc liên hệ với các doanh nghiệp để ký các hợp đồng tuyển
sinh, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực do mình đào tạo; phối hợp với các doanh

nghiệp trong suốt quá trình giảng dạy và quản lý.
- Triển khai tích cực, có hệ thống công tác xây dựng và phát triển thương hiệu
 Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo Cao đẳng
nghề.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp ICT thuộc các nước trong khu vực và quốc tế .
- Mở rộng hoạt động liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học với các
Trường đại học, các Trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới; đẩy mạnh hoạt động
trao đổi sinh viên;
- Lựa chọn, nhập khẩu một số chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài trong
lĩnh vực đào tạo Cao đẳng nghề để tạo ra sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo của Học viện;
1.2-18

 Điều chỉnh các cơ chế, chính sách quản lý điều hành nội bộ theo hướng
phân cấp, phân quyền mạnh trong quản lý, tăng cường giám sát, quản trị điều hành.

KẾT LUẬN
Đề tài được nghiên cứu với mong muốn của người thực hiện là vận dụng
những lý luận khoa học, thực tiễn kinh nghiệm thành công của các cơ sở đào tạo khác
để đưa ra phương hướng và giải pháp mang tính chất thực tiễn, hiệu quả, có thể vận
dụng vào hoạt động đào tạo cao đẳng nghề của Học viện, nhằm nâng cao chất lượng,
xây dựng hình ảnh, uy tín của Học viện trong lĩnh vực đào tạo cao đẳng nghề, góp
phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Học viện đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.
Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau :
- Tổng quan hình hình về đào tạo nghề nói chung và đào tạo cao đẳng nghề nói
riêng; Đánh giá năng lực của các cơ sở đào tạo nghề; Các yếu tố tác động đến đào tạo
nghề tại Việt nam; Kinh nghiệm đào tạo nghề thành công của 1 số cơ sở đào tạo, từ
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Học viện.

- Khái quát về sự hình thành và phát triển của Học viện; sứ mạng, tầm nhìn;
kết quả hoạt động đào tạo của Học viện trong thời gian qua; Phân tích các lợi thế của
Học viện so với các cơ sở đào tạo khác cũng như năng lực của Học viện trong triển
khai đào tạo cao đẳng nghề; Các quan điểm, mục tiêu chiến lược và định hướng phát
triển Học viện nói chung; phát triển cao đẳng nghề nói riêng đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.
- Từ các phân tích và đánh gía đầy đủ, có khoa học về thực trạng hoạt động
đào tạo nghề hiện nay; các yếu tố tác động đến đào tạo cao đẳng nghề, kinh nghiệm
đào tạo nghề thành công của 1 số cơ sở đào tạo cũng như kinh nghiệm của Học viện
trong hoạt động đào tạo, các thế mạnh cũng như các điểm còn hạn chế của Học viện
có ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động đào tạo cao đẳng nghề tại Học viện để đề
xuất ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao uy tín, vị thế của Học viện trong lĩnh vực
đào tạo cao đẳng nghề và góp phần để Học viện hoàn thành được các mục tiêu, chiến
lược đã đặt ra.
Quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã cố gắng vận dụng
tối đa những kiến thức mới được truyền đạt từ các nhà khoa học trong và ngoài Học
1.2-19

viện Công nghệ bưu chính viễn thông. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo, đặc biệt cô giáo, TS.Hoàng Thị Tuyết đã tận tình giúp đỡ để hoàn
thành công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình.
Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn tốt nghiệp cao học, cùng khả
năng kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bản luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và đồng nghiệp.






×