Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản trị chi phí tính giá thành công trình tại công ty cổ phần xây lắp bưu điện hà nội (HACISCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN



QUẢN TRỊ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN
HÀ NỘI ( HACISCO)


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH




HÀ NỘI - 2013

Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: Hoàng Thị Tuyết



Phản biện 1: ………………………………………………………………




Phản biện 2: ……………………………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
LỜI MỞ ĐẦU

1- Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh
tế thế giới, kinh tế trong nước khó khăn, chính sách tín dụng thắt chặt, hầu
hết các doanh nghiệp xây lắp đối mặt với bài toán giải quyết khó khăn và
tìm đường đi cho định hướng hoạt động cũng như duy trì và phát triển
doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần xây lắp Bưu điện Hà nội (Hacisco) là đơn vị xây lắp

thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành
lập từ năm 1979. Trước năm 2011 hầu hết các dự án, công trình mà
Hacisco thực hiện triển khai là các dự án do VNPT hoặc các đơn vị thành
viên VNPT là chủ đầu tư. Do đó vấn đề chi phí tính giá thành công trình
mang tính chất nội bộ. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay do chính sách cắt
giảm đầu tư của các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong đó có VNPT thì các
dự án, công trình xây lắp của VNPT và các đơn vị thành viên đặt hàng cho
Hacisco cũng giảm sụt. Công ty đứng trước khó khăn và sự lựa chọn tồn
tại hay không tồn tại. Để tồn tại và phát triển được, bên cạnh việc phục vụ
VNPT, các đơn vị thành viên VNPT, Hacisco buộc phải tham gia cạnh
tranh trên thị trường các đơn vị xây lắp. Trong bối cảnh đó việc tính toán
quản trị chi phí, xây dựng mức giá thành công trình hợp lý, cạnh tranh
thắng lợi và được khách hàng lựa chọn là vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Trên thực tế, công tác quản trị chi phí tính giá thành công trình tại Hacisco
trong thời gian qua còn nhiều bất cập phải đổi mới, hoàn thiện. Để tìm
được lời giải cho bài toán trên thì vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý, quản
trị trong doanh nghiệp, trong đó quản trị doanh nghiệp chi phí tính giá
thành công trình có vai trò đặc biệt quan trọng.
Là cán bộ đang công tác tại công ty với mong muốn ứng dụng kiến
2
thức học được trong chương trình đào tạo thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh
của Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông vào thực tế của đơn vị,
học viên lựa chọn đề tài “ Quản trị chi phí tính giá thành công trình tại
Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà nội (Hacisco)” là đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản trị chi phí và tính giá thành công trình của Công ty trên cơ
sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị chi phí tính giá thành công
trình của đơn vị xây lắp, thực trạng công tác quản trị chi phí tính giá thành

công trình tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội và tham khảo một
số mô hình quản trị chi phí của một số đơn vị xây lắp khác.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công
tác quản lý chi phí và tính giá thành công trình tại Hacisco.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm
quản trị chi phí và tính giá thành công trình của Hacisco giai đoạn 2011-2015.
4- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích hợp,
trong đó coi trọng phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử, hệ
thống và khái quát hoá trong đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên
quan tới nội dung nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Lựa chọn một vấn đề đang được Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà
Nội quan tâm, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Công ty và
đây cũng là vấn đề tâm huyết của học viên, luận văn đã hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu đã đặt ra và đạt được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị chi phí tính giá thành
3
công trình của đơn vị xây lắp.
- Thực trạng công tác quản trị chi phí tính giá thành công trình, đặc
biệt đánh giá được những mặt đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn
đến hạn chế của công tác này tại Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí tính giá
thành công trình của Hacisco có tính hệ thống, khả thi.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị chi phí và tính giá thành công
trình trong doanh nghiệp xây lắp.

Chương 2: Thực trạng quản trị chi phí và tính giá thành công
trình tại Hacisco
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chi phí
và tính giá thành công trình của Hacisco


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
CÔNG TRÌNH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Doanh nghiệp xây lắp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xây lắp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất
công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu
4
tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thường được gọi
là các doanh nghiệp xây lắp. Do đó, khái niệm doanh nghiệp xây lắp được
nhìn nhận như sau:
Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng, lắp đặt, thi công các công trình, tư vấn kỹ thuật, lập dự án đầu tư,
thiết kế, thẩm định, chuyển giao kỹ thuật, sản xuất kinh doanh phụ kiện
xây lắp.
1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp.
So với các ngành sản xuất khác, các doanh nghiệp xây lắp có những
đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, xuất phát từ đặc điểm của sản
phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành XDCB, tạo nên đặc

trưng của các doanh nghiệp này, cụ thể như sau:
 Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản
phẩm xây lắp lâu dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm
xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công).
 Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận
với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây
lắp không thể hiện rõ.
 Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất
(xe máy, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm
đặt sản phẩm.
 Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công
trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc
tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình
đúng như thiết kế, dự toán.
 Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện cần
5
thiết như các loại xe máy, thiết bị, nhân công, phải di chuyển theo địa điểm
đặt công trình.
 Trong doanh nghiệp xây lắp sản phẩm xây lắp là những công trình,
vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc,
thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng càng dài.
Đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp hay chi tiết là sản phẩm xây lắp
có ảnh hưởng và tác động chi phối đến công tác quản trị chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Do đó, khi
nghiên cứu về quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
các doanh nghiệp xây lắp thì đặc trưng của doanh nghiệp này luôn được đề
cập và nghiên cứu kỹ lưỡng.
1.2. Chi phí và giá thành công trình trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ các hao phí về lao động vật hoá, tiền lương, tiền công và các chi
phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động xây
lắp trong một thời kỳ nhất định.
Độ lớn của chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp thường phụ
thuộc vào hai nhân tố:
 Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất
trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp.
 Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn
vị đã hao phí
1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp
Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của công tác quản lý, chi phí sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp được chia thành nhiều loại dựa trên
các tiêu thức khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu:
 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
6
 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế của
chi phí
1.2.3. Khái niệm giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành khối lượng công tác
xây lắp theo quy định với bên chủ đầu tư (trong đó khối lượng công tác
xây lắp là khối lượng các công việc được tính theo chỉ tiêu hiện vật nằm
trong thiết kế công trình.
1.2.4. Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Trong doanh nghiệp xây lắp người ta thường phân loại giá thành thành
các loại sau: Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm xây lắp, tùy
theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành
các trường hợp sau:
 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

 Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát
sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi
phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí
sản xuất chung.
 Giá thành tiêu thụ: (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu
phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức
Giá thành toàn
bộ của sản
phẩm
=

Giá thành sản xuất
của sản phẩm
+
Chi phí qu
ản lý
doanh nghiệp

+
Chi phí
bán hàng

 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
 Giá thành dự toán: Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định
được giá thành của sản phẩm xây lắp theo công thức:
7
Giá thành dự toán
sản phẩm xây lắp

=
Giá trị dự toán
sản phẩm xây lắp
-

Lãi định mức
Trong đó :
- Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ
- Giá trị dự toán xây lắp được xây lắp được xác định dựa vào đinh mức
đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của
thị trường, do đó giá trị dự toán chính.
Giá thành dự toán thường được xác định trên cơ sở các định mức kinh
tế kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước và cũng có thể được tính toán theo
công thức sau:
Giá thành dự toán
của công trình,
hạng mục công
trình
=

Giá trị dự toán
của công trình,
hạng mục công
trình
-

Thu nhập
chịu thuế
tính trước
-


Thuế giá
trị gia tăng
đầu ra
 Giá thành kế hoạch:
Giá thành kế
hoạch sản phẩm
xây lắp
=

Giá thành d
ự toán
sản phẩm xây lắp

-

Mức hạ giá
thành dự
toán
+

Chênh lệch
định mức

Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp.
 Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành khối lượng
xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình,
về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức
chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu

thi công.
 Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau
khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát
sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế có thể được tính
theo công thức sau:
8
Giá thành
thực tế của
công trình, HMCT
=

Giá thành dự toán
của công trình,
HMCT
+

Mức hạ giá
thành thực tế
Các phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí,
xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán.
Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
Ngoài ra trong xây dựng cơ bản cần phân biệt hai loại giá sau đây:
 Giá dự toán công trình: Là tổng chi phí cần thiết cho viêc đầu tư xây
dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết
kế thi công mà doanh nghiệp xây lắp đã được chủ đầu tư chấp nhận.
 Giá quyết toán công trình: Là toàn bộ chi phí hợp lý đã được thực
hiện trong quá trình xây lắp để đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1.2.5. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành trong Doanh nghiệp
xây lắp
Chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt biểu hiện của quá trình hoạt

động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp. Giữa chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đó đều là những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ
ra để sản xuất sản phẩm. Mối quan hệ này được thể hiện như sau:
Z = D
đk
+ C - D
ck

Trong đó: -Z là giá thành sản phẩm
- D
đk
, D
ck
là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
- C là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tuy nhiên, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự
khác nhau về mặt lượng. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
 Chi phí sản xuất luôn tính trong một thời kỳ nhất định còn giá
thành sản phẩm lại liên quan đến cả khối lượng xây dựng dở dang kỳ trước
chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây
9
dựng dở dang cuối kỳ.
 Chi phí sản xuất được tập hợp theo một thời kỳ nhất định còn giá
thành sản phẩm xây dựng là chi phí sản xuất được tính cho một công trình,
hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây dựng hoàn thành.
1.3. Quản trị chi phí và tính giá thành công trình xây lắp
1.3.1. Khái niệm quản trị chi phí tính giá thành công trình xây lắp
Quản trị chi phí tính giá thành công trình xây lắp là hệ thống quản trị
quá trình tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lặp một cách chính

xác, hợp lý, tính đúng, tính đủ và hợp lý giá thành công trình xây lắp.
1.3.2. Đặc điểm, yêu cầu quản trị chi phí tính giá thành công trình.
1.3.3. Vai trò quản trị chi phí tính giá thành công trình.
1.3.4. Nội dung quản trị chi phí tính giá thành công trình
1.4. Kinh nghiệm quản trị chi phí và tính giá thành công trình
của một số đơn vị xây lắp và bài học rút ra cho Hacisco
1.4.1. Kinh nghiệm quản trị chi phí và tính giá thành công trình của
một số đơn vị xây lắp
Bảng 1.1. : Bảng doanh thu của 10 công ty trong ngành xây lắp
viễn thông giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: Phòng TCKT các công ty trên
10
Như chúng ta thấy, doanh thu của các công ty xây lắp bắt đầu suy
giảm từ năm 2010. Doanh thu của 10 công ty trong ngành sụt giảm 7,7%
trong năm 2010 và tiếp tục sụt giảm mạnh 17,2% trong năm 2011. So với
năm 2009, doanh thu của 10 công ty này giảm tới 656 tỷ đồng. Sự sụt giảm
doanh số giai đoạn 2010 – 2011 báo hiệu ngành bắt đầu bước vào giai
đoạn suy thoái. Các công ty xây lắp phần lớn nhận thức rõ được đây không
phải là một sự suy giảm tạm thời mà là một sự suy giảm trong dài hạn quy
mô thị trường.
sụt giảm doanh số và tỷ suất lợi nhuận thấp.
Bảng 2: Bảng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của các công ty
xây lắp giai đoạn 2008 - 2011

Nguồn: Phòng TCKT các công ty trên
Bảng 2 cho thấy, trừ Công ty công trình Viettel, đa số các công ty xây
lắp công trình viễn thông đều có tỷ suất lợi nhuận thấp. Không có một
công ty nào (ngoài Công trình Viettel) có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
từ 15% trở lên trong suốt giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy kết quả kinh

doanh nghèo nàn của các công ty công trình xây lắp.
* Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và phát triển Bưu điện Hà Nội.
* Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bưu điện.
* Công ty cổ phần điện nhẹ viễn thông.
11
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Hacisco
Có thể rút ra một số bài học cho Hacisco như sau :
 Thực hiện thu hẹp quy mô, cắt giảm lao động và tinh giản bộ máy
hành chính nhằm tiết giảm chi phí hoạt động.
 Kiểm soát chặt chẽ chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí
 Hạn chế việc mua sắm mới tài sản cố định (máy thi công,….)
 Phương thức tính giá thành công trình của các đơn vị là hợp lý đó là
cách tính giá thành thực tế
 Các đơn vị chi phí đều được thống nhất phân loại theo từng khoản
mục chi phí
 Công tác quản trị chi phí và tính giá thành công trình được thể hiện
tương đối khoa học, đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục
công trình đã phản ánh được đặc thù sản xuất kinh doanh của loại hình
doanh nghiệp xây lắp đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý mà doanh
nghiệp đặt ra.


12
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH CÔNG TRÌNH TẠI HACISCO

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ
phần xây lắp Bưu điện Hà Nội.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Công ty Hacisco.

Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội là doanh nghiệp cổ phần
hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có tên giao dịch quốc tế là :
Hanoi Post & Telecommunications Constructions & Installation Joint
Stock Company (Tên viết tắt là : Hacisco)
Trụ sở chính Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội tại Số 51 -
Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội.
Năm 2000, Công ty Xây lắp Bưu điện Hà Nội đã được Cổ phần hoá và
chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
(Hacisco) kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2000 theo quyết định số 950/QĐ-
TCBĐ ngày 13/10/2000 của Tổng cục Bưu điện.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Hacisco.
Công ty Cổ Phần Xây Lắp Bưu Điện Hà Nội (Hacisco). được tổ chức
theo mô hình Công ty Cổ phần gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Ban TGĐ điều hành và khối quản lý của Công ty.
13
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Hacisco



















2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Xây lắp các công trình chuyên ngành bưu chính - viễn thông như:
thi công các công trình cáp thông tin đường dài, các loại cáp đồng, cáp sợi
quang, xậy dựng BTS, hạ ngầm hệ thống cáp thông tin …
 Sản xuất và lắp đặt cột anten tự đứng, bệ bê tông, lắp đặt các loại
anten vô tuyến, lắp đặt các trạm vi ba băng rộng, băng hẹp.
 Thiết kế các công trình xây lắp mạng viễn thông.
 Xây dựng nhà trạm, trụ sở bưu điện một số tỉnh, các công trình dân
dụng và các công trình của các đơn vị khác……
BAN KIỂM
SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ KHỐI SẢN XUẤT


PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN


PHÒNG

KẾ
HOẠC
H KỸ
THUẬT



NGHIỆP
THIẾT
KẾ
CÁC XÍ
NGHIỆP
XÂY
LẮP
BƯU
CHÍNH
VIỄN
THÔNG

NGHIỆP
SẢN
XUẤT
THƯƠN
G MẠI
BƯU
ĐIỆN


PHÒNG
TỔ

CHỨC
HÀNH
CHÍNH
14
2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian gần đây.
Là một Công ty Cổ phần gần như sớm nhất của ngành Bưu chính viễn
thông Việt nam trong lĩnh vực xây lắp, Hacisco có những lợi thế ban đầu
rất tốt như được nhà nước miễn giảm 2 năm liên tiếp được miễn giảm thuế
100% và hai năm tiếp sau được miễn giảm thuế 50%. Ý thức của Cán bộ
công nhân viên về sở hữu rõ ràng hơn rất nhiều vì vậy họ trách nhiệm hơn
trong công việc được giao. Năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn.Ý
thức của người sử dụng vốn và sử dụng nguồn lao động tăng lên một cách
rõ rệt đó là sử dụng lao động đúng người đúng việc đúng chuyên môn.
Công ty chủ động tìm kiếm công ăn việc làm mang lại hiểu quả cao cả
trong và ngoài ngành. Mở rộng ngành nghề kinh doanh để đem lại doanh
thu cao cũng như lợi nhuận tăng trưởng qua các năm. Công ty hoạt động
lâu năm trong ngành nên có những khách hàng gắn bó và tạo công ăn việc
làm ổn định cho Công ty.
Cổ phần của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chiếm 28 %
Vốn điều lệ là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì nó tạo điều kiên cơ chế
thoáng hơn cơ chế 51 % vốn điều lệ của Nhà nước nắm giữ. Trong thời
gian qua, hoạt động của Hacisco đã đạt được kết quả thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng tổng hợp kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
điện Hà Nội năm 2009-2011 như sau:
15

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động SXKD của Công ty Hacisco giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: triệu đồng
TT


Chỉ tiêu

số
2009 2010 2011
So sánh

2010/2009 2011/2010
CL % CL %
1

2

3

4

5

6

7=(5
-
4)

8=5/4

9=6
-
5


10=6/5

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01

113.155

84.678

81.766

-28.477

75,83

-2.912

96,56

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

0

-

-

-

-


-

-

3
Doanh thu thu
ần về bán h
àng và cung c
ấp
dịch vụ
10

113.155

84.678

81.766

-28.477

75,83

-2.912

96,56

4 Giá vốn hàng bán 11

96.509


71.712

72.761

-24.797

74,31

1.049

101,46

5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
20

16.646

12.966

9.005

-3.680

77,89

-3.961


69,45

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21

4.083

4.599

3.875

516

112,64

-724

84,26

7
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
22

23

772

253

316


15

546

22

-456

-208

40,93

5,93

230

7

172,78

146,67

8

Chi phí bán hàng

24

-


8

-

8




9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25

5.708

9.444

7.172

3.736

165,45

-2.272

75,94

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30

14.249


7.797

5.162

-6.452

54,72

-2.635

66,20

16

TT

Chỉ tiêu

số
2009 2010 2011
So sánh

2010/2009 2011/2010
CL

%

CL

%


11 Thu nhập khác 31

2.566

473

2.591

-2.093

18,43

2.118

547,78

12 Chi phí khác 32

12

3,4

936

-8,6

28,33

932,6


275.529

13 Lợi nhuận khác 40

2.554

469,6

1.655

-2.084

18.39

1.185,4

352,43

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50

16.803

8.266

6.817

-8.537

49,19


-1.449

82,47

15
Chi phí thu
ế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
51

4.079

1.081

1.428

-2.998

26,5

347

132,1

16

Chi phí thu
ế thu nhập doanh nghiệp ho
ãn l

ại

52

-

-

-

-

-

-

-

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60

12.724

7.185

5.389

-5.539

56,47


-1.796

75,00

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

2.136

915

678

-1.221

42,84

-237

74,10


Nguồn số liệu: Phòng TCKT Công ty Hacisco
17

Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Xây
lắp Bưu điện Hà Nội trong 03 năm 2009, 2010, 2011 nêu tại bảng 01 ta có
nhận xét chung như sau:
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có
lãi nhưng có chiều hướng giảm sút.
Tất cả những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn

vị mỗi năm một thấp.
- Số chênh lệch đều âm và chiếm tỷ lệ thấp hơn 100% so với năm
trước. Cụ thể:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm 2009
giảm 28.477 triệu đồng chiếm tỷ lệ 75,83% tức là giảm 24,17%. Doanh thu
năm 2010 giảm thì giá vốn hàng bán năm 2010 cũng giảm một lượng với
giá trị tuyệt đối là 24.477 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 74,31% tức là
giảm 25,69% so với năm 2009. Điều đó làm cho lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm 3.680 triệu đồng tương ứng
giảm 22,11% so với năm 2009.
+ Thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty lại có sự tăng trưởng là
do một số yếu tố tác động: doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 tăng
516 triệu tương ứng với mức tăng 12,64% nhưng chi phí tài chính lại giảm
456 triệu tương ứng giảm 59,43%. Cụ thể: Doanh thu từ họat động tài
chính tăng là do những yếu tố: cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2010 tăng
so với năm 2008 là 1.023 triệu đồng tướng ứng với mức tăng 96%, lãi bán
chứng khoán tăng 391 triệu đồng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 cũng tăng 3.736 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 165,45%.
+ Với những yếu tố cần tăng thì lại giảm còn những yếu tố cần giảm
thì lại tăng ngoài dự tính dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty chỉ còn lại một con số quá ít ỏi là 7.185 triệu đồng
18

trong năm 2010, trong khi đó năm 2009 là 12.724 triệu đồng, nghĩa là nó
giảm đi 5.589 triệu đồng chỉ chiếm 56,47% giảm 43,53% so với năm 2010.
+ Sự ổn định từ họat động sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng tới
doanh thu hoạt động khác làm doanh thu hoạt động khác giảm 2.093 triệu
đồng tương ứng giảm 81,57%.
+ Thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác đều giảm

đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán sau thuế giảm nhiều hơn so với tỷ lệ
giảm của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghĩa là tổng lợi
nhuận sau thuế giảm 5.539 triệu đồng tương ứng 43,53% với số tiền tuyệt
đối chỉ còn 7.185 triệu đồng so với năm 2008 là 12.724 triệu đồng.
- Chiều hướng giảm sút ấy vẫn giữ nguyên trong năm 2011, cụ thể:
+ Doanh thu 2011 so với 2010 giảm 2.912 triệu đồng chỉ còn chiếm
96,56% giảm 3,44%. Nhưng với giá cả thị trường ngày càng đắt đỏ giá vốn
hàng bán lại tăng lên 1.049 triệu đồng trong năn 2011 trong khi doanh thu
giảm xuống điều đó làm cho lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2011 giảm 3.961 triệu đồng chiếm tỷ lệ 69,45% so với
năm 2010.
+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 724 triệu đồng với tỷ lệ giảm
84,26% nhưng chi phí hoạt động tài chính năm 2011 lại tăng 230 triệu
đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 172,78%, chi phí quản lý doanh
nghiệp giảm 2.272 triệu đồng chỉ còn chiếm 75,94 % so với năm 2010. Lợi
nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 giảm 2.635 triệu
chiếm 66,2% so với năm 2010 tương ứng với số tiền tuyệt đối là 5.162
triệu đồng. Thu nhập từ hoạt động khác tăng lên 2.118 triệu đồng. Tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế chỉ còn 6.817 triệu đồng giảm 17,53% so với
năm 2010.
Với xu thế chung của cơ chế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt
và quyết liệt, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu
19

đắt đỏ, công nghệ thi công tiên tiến của các doanh nghiệp ngày càng nhiều,
vì thế việc khẳng định vị thế của Công ty CP Xây lắp Bưu điện Hà Nội nói
riêng và các doanh nghiệp xây dựng nói chung trong thị trường hiện nay là
một việc đòi hỏi nhiều trí tuệ hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh nghiệp
đều làm ăn thua lỗ doanh thu giảm sút nhưng Công ty CP Xây lắp Bưu
điện Hà nội vẫn duy trì được mức doanh thu cao và vẫn có lãi chứng tỏ

Công ty đã rất cố gắng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
minh, tuy rằng có giảm sút nhưng Công ty CP Xây lắp Bưu điện Hà Nội
vẫn là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
2.2. Hiện trạng công tác quản trị chi phí và tính giá thành công
trình tại Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện Hà Nội.
* Tổ chức tập hợp chi phí tính giá thành công trình tại Công ty.
Tập hợp chi phí tính giá thành công trình tại Công ty Hacisco được
tuân theo trình tự sau:
 Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công
trình, hạng mục công trình.
 Tính toán và phân bổ các chi phí có liên quan trực tiếp đến công
trình, hạng mục công trình
 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình có
liên quan theo tiêu thức thích hợp.
 Xác định chi phí dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm
hoàn thành.
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí sủ dụng máy thi công
* Chi phí sản xuất chung
* Xác định khối lượng sản phẩm dở dang
Cuối mỗi quý cán bộ kỹ thuât, chỉ huy công trình và bên chủ đầu tư ra
công trường để nghiệm thu phần công trình hoàn thành và xác định giá trị
20

dở dang cuối quý. Sau đó cán bộ kỹ thuật lập Bảng kiểm kê khối lượng
xây lắp và giá trị dở dang cuối quý theo dự toán theo từng khoản mục rồi
gửi lên phòng kế toán. Trên cơ sở đó kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ như sau:








2.3. Đánh giá công tác quản trị chi phí và tính giá thành công
trình tại Công ty.
2.3.1. Những mặt đã đạt được.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được lập theo đúng quy định và
đảm bao phù hợp với hoạt động kế toán tại đơn vị.
- Công tác hạch toán và phương pháp tính giá thành tại Công ty đúng
chế độ, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình tại công ty.
- Công tác hạch toán và quản lý chi phí vật tư
- Quản trị chi phí nhân công: quá trình lao động của công nhân được
theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công
- Quản trị chi phí máy thi công: công tác hạch toán các chi phí liên
quan đến máy thi công thành một khoản riêng, rõ ràng
- Chi phí chung khác: tương tự chi phí sử dụng máy thi công, chi phí
sản xuất chung được tổng hợp thành bảng riêng
2.3.2. Những mặt hạn chế, cần hoàn thiện.
- Công tác luân chuyển chứng từ còn chậm.
- Hạn chế đối với công tác quản lý và hạch toán chi phí
Giá trị của
KLXLDD
cuối kỳ
CPSXKDDD
đầu kỳ
Giá trị dự
toan KLXL
hoàn thành

Giá trị dự
toán
KLXLDD
cuối quý
CPSXKDD
PS Trong kỳ

+

Giá trị dự
toán KLXLĐ
cuối quý
=
+

x
21

- Hạn chế khi áp dụng phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành sản
phẩm xây lắp
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Hiện nay, Tập đoàn chủ yếu là tập chung đầu tư lớn vào hệ thống
thông tin di dộng vì nó đem lại hiệu quả cao nhất cho tập đoàn giai đoạn
này. Chính vì vậy mà thế mạnh của Công ty là xây lắp các hệ thống thông
tin cố định như thi công các hệ thống cống bể, cáp cũng bị tác động,
không có đơn đặt hàng.


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH CỦA HACISCO

3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong giai đoạn 2011 - 2015.
3.2. Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả quản trị chi phí và tính
giá thành công trình của Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện Hà nội.
3.2.1. Hoàn thiện công tác quản trị chi phí đầu vào.
- Quản lý chặt chẽ vốn lưu động
- Quản lý sử dụng dự trữ và bảo quản vật liệu
- Quản lý chi phí kinh doanh
3.2.2. Hoàn thiện công tác tính giá thành công trình.
- Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ
- Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.3. Rút ngắn quy trình thanh quyết toán công trình.
- Nâng cao năng suất lao động
- Giảm chi phí sản xuất chung
- Tăng cường công tác quản trị trong Công ty
22

3.2.4.Hoàn thành nhanh các công trình thi công dở dang.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Quản lý vốn cố định và tài sản cố định
- Chủ động lập kế hoạch đầu tư mới và thanh lý máy móc thiết bị
3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.2.7. Các giải pháp khác.
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Đối với Nhà nước
- Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp xây lắp.
- Cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu
- Tạo cơ sở pháp lý và hình thành đấu thầu qua mạng.

-Thực hiện đổi mới việc hình thành giá và quản lý giá, chi phí xây dựng.
- Hoàn thiện nội dung và phương pháp lập đơn giá tổng hợp trong xây
dựng cơ bản.
- Hoàn thiện định mức các chi phí tính theo tỷ lệ trong dự toán xây lắp
- Hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý tài chính
3.3.2. Đối với Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt nam
- Tập đoàn cần tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên được chủ động
về việc sử dụng nguồn vốn của mình.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý để lập giá trị dự toán xây
lắp, hệ thống định mức dự toán chuyên ngành Bưu chính viễn thông chính
xác và thực tế hơn.
- Đưa ra hệ thống chỉ tiêu ngành:
Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá kết quả hoạt động của Công ty nhưng
chỉ tiêu này chỉ thực sự có ý nghĩa khi có một chuẩn mực để so sánh.
Bộ tài chính cùng các cơ quan liên quan có thẩm quyền cần xúc tiến
công khai tình hình hoạt động của các đơn vị, xâydựng một hệ thống chỉ
23

tiêu trung bình ngành, để từ đó các Công ty có mục tiêu phấn đấu và có thể
thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Có như vậy Công ty
mới tìm ra giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
vốn lưu động nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung.
- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán xây lắp của các tổ chức tư
vấn bằng việc nâng cao chất lượng công tác đo bóc tiên lượng công tác xây
lắp, áp dụng chương trình chuẩn, thống nhất định mức đồng thời chặt chẽ
trong khâu phê duyệt dự toán.


KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa

các doanh nghiệp là một yếu tố khách quan. Bởi vậy doanh nghiệp luôn
phải hoàn thiện mình để tiến lên phía trước hoặc là doanh nghiệp sẽ tụt
hậu, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản nếu không biết phát huy những tiềm
năng và nắm bắt kịp thời sự thay đổi của nền kinh tế.
Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật
như một số năm trước đây. Khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá
tập trung, các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền
vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, quản
trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính hình thức.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hoạt
động sản xuất kinh doanh theo phương hướng riêng và phải tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị
trường, quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn
phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan.Như vậy, quản trị chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là phần không thể thiếu

×