Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.32 KB, 13 trang )



21
Thành lập doanh nghiệp độc lập thực hiện đầu tư xây dựng và phát
triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
b) Doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung hạ tầng
Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp cùng đầu tư xây dựng hạ
tầng và chia sẻ hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận.
c. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông từ nguồn xã hội hóa
Tỉnh huy động nguồn vốn xã hội hóa, thực hiện đầu tư xây dựng
phát triển hạ tầng tại các khu vực trọng điểm sau đó cho các doanh nghiệp
viễn thông thuê lại.
Trong mọi phương án, Sở Thông tin và Truyền thông đóng vai trò
trung gian, thông báo tới các doanh nghiệp viễn thông cùng đầu tư khi nhận
được chủ trương đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp các doanh
nghiệp viễn thông khác không phối hợp cùng đầu tư hoặc cùng đăng ký nhu
cầu, sau này sẽ không được cấp phép phát triển hạ tầng tại khu vực đầu tư,
kể cả trong trường hợp doanh nghiệp có hạ tầng không cho thuê lại tại khu
vực đó.
3.2. Giải pháp khoa học công nghệ
3.2.1. Sử dụng các loại ăng ten công nghệ mới kết hợp với việc
ngụy trang hệ thống ăng ten
Để nâng cao hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng thì một yếu tố
hết sức quan trọng đó là thiết kế và công nghệ của ăng ten. Thiết kế càng
nhỏ gọn, thông minh thì mức độ sử dụng chung càng tăng và hiệu quả sử
dụng chung càng lớn.
Hiện nay có một số công nghệ: “LightRadio” và ”C-RAN – mạng
truy nhập vô tuyến đám mây” đang được phát triển và phổ biến, sẽ giúp ích
rất nhiều cho việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
a) Công nghệ LightRadio: LightRadio là bộ giải pháp kiến trúc
mạng truy cập vô tuyến mang tính đột phá của Alcatel-Lucent. Kiến trúc




20
Giai đoạn 2016 – 2020: đảm bảo mức độ sử dụng chung cơ sở hạ
tầng đạt 20 – 30%.
Giai đoạn 2021 – 2030: cơ bản hạ tầng viễn thông được sử dụng
chung nhằm khai thác tối đa hiệu quả đầu tư, hạ tầng mạng ngoại vi (đấu nối
tới thuê bao) được sử dụng chung 100%.
3.1.2. Giải pháp quản lý nhà nước cấp tỉnh
3.1.2.1. Hệ thống văn bản
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ban hành, điều
chỉnh đồng bộ các văn bản sau để nâng cao hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ
tầng:
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (trong đó có nội
dung về sử dụng chung cơ sở hạ tầng).
- Quy định về quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật viễn thông thụ động.
- Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng trạm thông tin di động theo
hướng sử dụng chung.
- Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng mạng cáp theo hướng sử
dụng chung.
- Quy định về cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp
xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Phương thức quản lý quy hoạch:
- Đối với hạ tầng viễn thông nói chung và hạ tầng viễn thông dùng
chung nói riêng cần được quản lý trên hệ thống bản đồ số.
3.1.2.2. Phương thức thực hiện
Đối với cấp tỉnh trực tiếp quản lý về cơ sở hạ tầng dùng chung, có
3 phương thức để thực hiện sử dụng chung:
a) Thành lập doanh nghiệp hạ tầng




Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Minh Sơn


Phản biện 1:

Phản biện 2:


Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

ii



19
3.1.1.2. Phương thức thực hiện
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể về việc phân cấp
quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền trong việc quy hoạch hạ tầng
viễn thông thụ động, quy hoạch sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông tại
địa phương.
3.1.1.3. Lộ trình thực hiện
Để nâng cao hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng, Chính phủ cần
ban hành lộ trình sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông kết hợp với ngầm
hóa, phát triển hạ tầng thân thiện với môi trường. Đề xuất lộ trình như sau:
a) Đối với hạ tầng viễn thông xây mới
Các doanh nghiệp viễn thông khi xây dựng hạ tầng mạng thông tin
di động, hạ tầng cống, bể cáp tại các khu đô thị, khu du lịch, khu công
nghiệp, khu dân cư mới, khu hành chính mới phải công khai kế hoạch xây
dựng, phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông khác cùng thỏa thuận đầu
tư hoặc đăng ký hạ tầng dùng chung để thuê lại sau khi hạ tầng được xây
dựng.
Bộ giao thông, Bộ xây dựng công khai quy hoạch, kế hoạch mở
mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông, các công trình
xây dựng là cơ sở để các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch ngầm
hóa, sử dụng chung cơ sở hạ tầng đồng bộ với hạ tầng chung. Việc cấp phép
ngầm hóa, sử dụng chung cơ sở hạ tầng được thực hiện đồng thời với việc
mở mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông và các công
trình xây dựng.
b) Đối với hạ tầng viễn thông sẵn có
Giai đoạn 2013 – 2015: đảm bảo mức độ sử dụng chung cơ sở hạ
tầng đạt 5 – 10%.


18

Chương 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHUNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG VIỄN THÔNG

3.1. Giải pháp quản lý nhà nước
3.1.1. Giải pháp quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước
3.1.1.1. Hệ thống văn bản
Các văn bản cần ban hành và mục tiêu đạt được của các văn bản đó
như sau:
- Ban hành thông tư liên bộ (Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Thông tin
và Truyền thông) hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình
giao thông cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật
giao thông để lắp đặt cáp viễn thông;
- Ban hành thông tư liên bộ (Bộ Xây dựng – Bộ Thông tin và
Truyền thông) hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác công
trình ngầm cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để
lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
- Ban hành thông tư liên bộ (Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ
Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn về cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá
và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng
chung;
- Ban hành Quyết định về quy trình và chính sách ưu đãi đầu tư cho
các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông
(Bộ Tài chính).
- Chỉnh sửa nội dung thông tư số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT
ngày 11/12/2007 hướng dẫn về cấp phép xây dựng đối với công trình trạm
thu, phát sóng thông tin di động ở các khu đô thị.

iii
MỤC LỤC
Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TẠI
VIỆT NAM 5
1.1. Lợi ích của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông 5
1.1.1 Một số khái niệm về cơ sở hạ tầng viễn thông, sử dụng chung 5

1.1.2. Lợi ích của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông 5
1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông 6
1.2.1. Phát triển khoa học công nghệ 6
1.2.2. Xu thế hội tụ tại Việt Nam và trên thế giới 6
1.2.3. Quản lý nhà nước 7
1.3. Vai trò của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông 7
1.4. Kết luận chương 8
Chương 2 – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHUNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
VIỆT NAM 9
2.1. Giới thiệu Bộ Thông tin và Truyền thông 9
2.2. Công tác quản lý nhà nước về sử dụng chung hạ tầng viễn thông tại Việt
Nam 9
2.2.1. Quản lý nhà nước tại Bộ Thông tin Truyền thông 9
2.2.2. Quản lý nhà nước cấp tỉnh 10
2.3. Thực trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt Nam 11
2.3.1. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa ngành viễn thông và các ngành 11
2.3.2. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông 11
2.3.3. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại Thừa Thiên Huế 12
2.4. Một số giải pháp đã áp dụng tại Việt Nam 12
2.4.1. Giải pháp của Chính Phủ - Bộ Thông tin và Truyền thông 12
2.4.2. Giải pháp áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 13
2.5. Kết luận chương 14
2.5.1. Quản lý nhà nước cấp Trung ương: 14
2.5.2. Quản lý nhà nước cấp địa phương 16
2.5.3. Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng 17

iv
Chương 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHUNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
18
3.1. Giải pháp quản lý nhà nước 18

3.1.1. Giải pháp quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước 18
3.1.2. Giải pháp quản lý nhà nước cấp tỉnh 20
3.2. Giải pháp khoa học công nghệ 21
3.2.1. Sử dụng các loại ăng ten công nghệ mới kết hợp với việc ngụy trang
hệ thống ăng ten 21
3.2.2. Ứng dụng công nghệ xây dựng hệ thống cống, bể, cáp ngầm bằng kỹ
thuật khoan ngầm 22
3.2.3. Đề xuất thiết kế tuy nen, hào kỹ thuật, mương kỹ thuật và bố trí trên
tuyến đường thi công 22
3.3. Giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện 26
3.3.1. Triển khai cấp trung ương 26
3.3.2. Triển khai cấp tỉnh 26



17
về sự phù hợp với quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Sở Thông
tin và Truyền thông.
- Xây dựng trạm BTS là công trình tạm nên chỉ nên quy định xin
giấy phép lắp đặt thay vì xin giấy phép xây dựng. Việc xin giấy phép xây
dựng thực tế mất nhiều thời gian và không cần thiết.
d) Thủ tục xin cấp “Giấy phép Xây dựng công trình ngầm hạ tầng
kỹ thuật đô thị”, “Giấy phép Lắp đặt các đường dây, cáp vào công trình
ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị”, “Giấy phép Xây dựng, cải tạo đường dây, cáp
đi nổi” thống nhất nhưng thực tế triển khai gặp nhiều khó khăn.
- Để triển khai ngầm hóa và phối hợp sử dụng chung hạ tầng với
các đơn vị khác hiện nay các đơn vị phải thực hiện các việc sau:
(1) Xin giấy phép đào đường của Sở Giao thông: ngoài những thủ
tục cần thiết thì doanh nghiệp cần tự đi xin văn bản đồng ý của 7 ngành khác
nhau quản lý về: Giao thông, Vỉa hè, Cây xanh, Điện lực, Thoát nước

(2) Giấy phép của Sở Giao thông (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ
cấp phép 300m cho 1 lần cấp phép. Doanh nghiệp sẽ được cấp phép tiếp
theo nếu như hoàn thành mọi thủ tục cho 300m đầu tiên. Thực tế có doanh
nghiệp thực hiện ngầm trên 1 tuyến đường dài 2km, thời gian hoàn thiện thủ
tục mất 3 năm.
(3) Xin giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng.
2.5.3. Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các ngành: viễn thông, giao
thông, điện lực, cấp thoát nước mới chỉ dừng lại ở việc khuyến khích. Một
số khu vực, địa phương quan tâm chưa triển khai trên phạm vi rộng.
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông
chưa được quan tâm. Tỷ lệ sử dụng chung còn thấp, phát triển hạ tầng các
mạng còn tràn lan, lãng phí, không có định hướng về phối hợp và sử dụng
chung.


16
2.5.2. Quản lý nhà nước cấp địa phương
a) Hệ thống văn bản cấp địa phương gần như chưa có, một số địa
phương có ban hành nhưng chỉ ở mức khuyến khích các doanh nghiệp sử
dụng chung cơ sở hạ tầng. Hiện nay, mới chỉ có UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế đã ban hành được tương đối đồng bộ hệ thống văn bản, thống nhất từ
văn bản quản lý và nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng
thông tin di động.
b) Quy hoạch phát triển viễn thông của các tỉnhđã đưa ra một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
hiệu lực của văn bản quy hoạch không cao, việc tổ chức thực hiện quy
hoạch chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức thực hiện cần có các văn bản
cấp trung ương (thực tế các văn bản này còn thiếu như trình bày ở trên). Cụ
thể một số giải pháp đã được đưa ra như sau:

- Quy định khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu, phát sóng
thông tin di động cho từng khu vực cụ thể.
- Quy định về việc xây dựng hạ tầng ngầm và đồng bộ tại các khu
đô thị mới, lộ trình ngầm hóa (theo tỷ lệ %) trên toàn tỉnh.
- Giải pháp tổ chức huy động nguồn lực xã hội để xây dựng hạ tầng
dùng chung.
c) Thủ tục cấp phép xây dựng trạm BTS
- Thủ tục cấp phép xây dựng trạm BTS không thống nhất trên cả
nước về hồ sơ, trình tự, thẩm quyền ban hành.Triển khai Thông tư liên tịch
số 12 thì có 52/63 tỉnh, thành phố ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh.
Mỗi địa phương lại có các quy trình cấp riêng, liên quan tới nhiều đơn vị
như UBND tỉnh, huyện, sở Xây dựng, sở Thông tin và Truyền thông.
- Nhiều tỉnh trong quy trình cấp phép xây dựng trạm BTS được
giao hẳn cho Sở Xây dựng, UBND các cấp mà không cần có sự thẩm định


5
Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠ TẦNG
VIỄN THÔNG TẠI VIỆT NAM

1.1. Lợi ích của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
1.1.1 Một số khái niệm về cơ sở hạ tầng viễn thông, sử dụng
chung
-Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm nhà, trạm viễn
thông, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể,
hào và tuy nen kỹ thuật, v.v) được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giấy
phép viễn thông, giấy phép tần số thuê hoặc tự xây dựng để lắp đặt thiết bị
viễn thông.
- Cột ăng ten thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế,
lắp đặt ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng,mô phỏng lan can, mái

hiên, mái vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu
khắc, v.v, hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các
hình thức ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh.
-Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật là việc các tổ chức, cá
nhân bố trí, lắp đặt đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công
cộng (gọi chung là đường dây, cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp
năng lượng (gọi chung là đường ống) vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử
dụng chung.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là các công trình được
xây dựng để bố trí,lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: Cột ăng
ten; cột treo cáp (dây dẫn); cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật; đường đô thị;
hầm đường bộ; hầm đường sắt; cống ngầm; cầu đường bộ và cầu đường sắt.
1.1.2. Lợi ích của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
Tiết kiệm ngân sách.


6
Tiết kiệm chi phí và gia tăng mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Tiết kiệm chi phí xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp.
1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng chung cơ sở hạ tầng
viễn thông
1.2.1. Phát triển khoa học công nghệ
1.2.1.1. Công nghệ phát triển trạm thông tin di động
Công nghệ thông tin di động hiện thay đổi rất nhanh, từ công nghệ
2G phát triển lên 3G và tương lai gần là 4G (LTE).
Thiết thiết kế các trạm thu phát sóng thay đổi theo hướng nhỏ gọn,
tích hợp, thân thiện với môi trường. Như: Hệ thống LightRadio, C-RAN –
mạng truy nhập vô tuyến đám mây, trạm thu phát sóng ngụy trang.
1.2.1.2. Công nghệ phát triển mạng cáp
Chi phí đầu tư cáp quang đã giảm về mức thấp hơn giai đoạn trước

rất nhiều, do vậy các nhà mạng có xu hướng sử dụng cáp quang cho mạng
truy nhập. Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công nghệ hỗ trợ để tích
hợp nhiều dịch vụ trên 1 sợi cáp quang.
1.2.2. Xu thế hội tụ tại Việt Nam và trên thế giới
1.2.2.1. Hội tụ mạng
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam và trên thế giới
đang từng bước chuyển sang mạng thế hệ sau (Next Generation Network-
NGN).
1.2.2.2. Hội tụ thiết bị đầu cuối
Hội tụ thiết bị đầu cuối cho phép một thiết bị có thể sử dụng các
dịch vụ và công nghệ truy nhập khác nhau như truy nhập không dây, có dây,
truy nhập thoại, dữ liệu và đa phương tiện.
1.2.2.3. Hội tụ nội dung thông tin
Hội tụ nội dung thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự xuất
hiện và phát triển của ngành công nghiệp nội dung số bao gồm: phát triển


15
b) Hệ thống văn bản hướng dẫn về một số thủ tục cấp phép liên
quan đến hoạt động phát triển hạ tầng của doanh nghiệp chưa đầy đủ:
- Cấp giấy phép lắp đặt các đường dây, cáp vào công trình ngầm hạ
tầng kỹ thuật đô thị (hiện được áp dụng theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP
ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
- chưa có thông tư hướng dẫn liên bộ cho nội dung cấp phép liên quan đến
hạ tầng truyền thông);
- Cấp giấy phép hạ ngầm các tuyến cáp (hiện được áp dụng theo
Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị - chưa có thông tư hướng dẫn liên bộ cho
nội dung cấp phép liên quan đến hạ tầng truyền thông);
- Cấp giấy phép xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi (hiện được

áp dụng theo Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ
về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - chưa có thông tư hướng dẫn
liên bộ cho nội dung cấp phép liên quan đến hạ tầng truyền thông).
c) Thiếu các văn bản liên quan đến các nội dung sau:
- Hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tổ chức, cá nhân
quản lý, khai thác công trình giao thông cho doanh nghiệp viễn thông sử
dụng chung hạ tầng kỹ thuật giao thông để lắp đặt cáp viễn thông;
- Hướng dẫn của Bộ Xây dựng hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý,
sử dụng, khai thác công trình ngầm cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng
chung hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
- Hướng dẫn về cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp
xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (đang xây dựng
dự thảo thông tư liên bộ giữa Bộ Tài chính – Bộ Xây dựng – Bộ Thông tin
và Truyền thông);
- Quy định ưu đãi đầu tư cho các tổ chức, cá nhân tham gia hạ
ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông.


14
87/KH-UBND về triển khai thực hiện sắp xếp dây thuê bao treo trên cột tại
thành phố Huế, trung tâm thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
2.5. Kết luận chương
Qua phân tích thực trạng về sử dụng chung cơ sở hạ tầng có một số
vấn đề tồn tại chưa được giải quyết như sau:
2.5.1. Quản lý nhà nước cấp Trung ương:
Chưa ban hành đầy đủ các văn bản cần thiết trong khung cứng và
các văn bản giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình phối hợp sử
dụng chung cơ sở hạ tầng như sau:
a) “Thông tư số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007
hướng dẫn về cấp phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng

thông tin di động ở các khu đô thị” nhiều điểm còn chưa phù hợp:
- Chưa thể hiện được định hướng về sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
Nếu theo hướng dẫn tại thông tư, việc cấp giấy phép xây dựng trạm thông
tin di động không thể hiện được sự phù hợp của vị trí lắp đặt với quy hoạch
chuyên ngành viễn thông và quy hoạch xây dựng chung của từng địa
phương, ở bất kỳ vị trí nào cũng được cấp phép nếu thỏa mãn các điều kiện
an toàn. Nếu triển khai như vậy dẫn đến tình trạng cấp phép và phát triển
trạm tràn lan, khoảng cách giữa các trạm quá ngắn, gây lãng phí và gây mất
mỹ quan đô thị.
- Thông tư thiếu chặt chẽ trong quá trình thực hiện, một số địa
phương trong quá trình thực hiện đã bổ sung thêm các yêu cầu trong hồ sơ
cấp phép như quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội, UBND
Quận đòi phải có “văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp với phường xã về
vị trí lắp đặt”; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu phải có “văn bản thẩm
định về vị trí lắp đặt của Sở Thông tin và Truyền thông phù hợp với quy
hoạch chung”


7
nội dung cho Internet; nội dung cho điện thoại di động; thương mại điện tử;
học tập điện tử; giao dịch trực tuyến Giai đoạn 2008 – 2011 tốc độ tăng
trưởng bình quân về doanh thu đạt 25%/năm, tốc độ tăng trưởng nhân lực
đạt 22%/năm, doanh thu ngành năm 2011 đạt 1,165 tỷ USD.
1.2.2.4. Hội tụ dịch vụ
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều đã triển khai cung cấp
đa dịch vụ tới cho người sử dụng như dịch vụ điện thoại cố định, Internet,
truyền hình theo yêu cầu (truyền hình cáp, truyền hình Internet) trên cùng
một đường truyền; dịch vụ di động, truy nhập Internet, truyền hình trên các
thuê bao.
1.2.3. Quản lý nhà nước

Sử dụng chung cơ sở hạ tầng được thực hiện hiệu quả thực tế gặp
rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những khó khăn:
- Thị trường viễn thông là thị trường tự do cạnh tranh, việc chia sẻ
hạ tầng với đối thủ là một điều các doanh nghiệp không dễ gì thực hiện.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng cần có sự phối hợp của nhiều ngành,
nhiều doanh nghiệp, nhiều bộ phận và cần thiết phải có hệ thống các văn
bản quy định rất đầy đủ, chặt chẽ.
- Các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đều sở hữu hạ tầng, không
muốn chia sẻ với các doanh nghiệp nhỏ.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong giai đoạn này sẽ cần nguồn tài
chính lớn.
1.3. Vai trò của sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ tiết kiệm tài nguyên,
tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm cảnh quan môi trường, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội phát triển nhanh, mạnh và bền vững.


8
1.4. Kết luận chương
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp, người sử dụng và lợi ích chung cho toàn xã hội. Sử dụng chung
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kết cấu hạ tầng chung của xã
hội, thúc đẩy sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và
an ninh quốc phòng của đất nước.
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố: sự phát triển khoa học công nghệ, công tác quản lý nhà nước và hơn
hết đó là đòi hỏi của người dân.
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông đã được nhận thức và có
nhiều giải pháp được đưa ra để thúc đẩy, tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên,
thực tế mức độ sử dụng chung trong viễn thông còn rất hạn chế, cần thiết

phải có các giải pháp mang tính đồng bộ, đột phá để thúc đẩy công tác này.


13
2.4.2. Giải pháp áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4.2.1.Quản lý xây dựng các trạm BTS theo hướng sử dụng chung
Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định
629/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch trạm thu phát sóng thông tin di động
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; Quyết định 13/2013/QĐ-UBND ban
hành quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch trạm thu phát
sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
quyết định số 21/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy trình thủ tục đối
với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Trong các quyết định này có nêu rõ lộ trình và giải pháp sử dụng
chung cơ sở hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động.
2.4.2.2. Về công tác quản lý chỉ đạo triển khai ngầm hóa:
- Năm 2005 ban hành Chỉ thị số 44/2005/CT-UBND ngày
03/10/2005 về việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, truyền hình cáp ở
thành phố Huế, trung tâm thị trấn, thị tứ và các khu đô thị mới trên địa bàn
tỉnh.
- Năm 2008: ban hành Quyết định số 2653/2008/QĐ-UBND ngày
22/11/2008 về ban hành quy định quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Năm 2010: ban hành Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày
28/01/2010 về ban hành Quy định sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2011: tỉnh ban hành Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND Ban
hành quy định về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn
tỉnh; Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 về ban hành quy định

tam thời về quản lý việc treo cáp thuê bao trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số


12
Thống kê cả nước hiện có khoảng 104.000 trạm BTS, trong đó tỷ lệ
sử dụng chung vị trí giữa các doanh nghiệp khác nhau đạt 6%, tỷ lệ sử dụng
chung thiết bị 5%, tỷ lệ dùng chung vị trí của các công nghệ khác nhau đạt
25%.
2.3.3. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại Thừa Thiên Huế
2.3.3.1. Mạng ngoại vi
Viễn thông Thừa Thiên Huế (VNPT) đã thực hiện ngầm hóa được
tổng số 107/264 tuyến đường (59%) trong thành phố Huế, 300 tuyến đường
trên toàn tỉnh trong đó 22 tuyến trọng điểm diễn ra lễ hội Festival đã xây
dựng hệ thống cống, bể cáp, sử dụng chung hạ tầng với các doanh nghiệp
viễn thông trên địa bàn thành phố.
2.3.3.2. Mạng lưới các trạm thu phát sóng thông tin di động
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 mạng điệnthoại di động, tổng số vị trí
xây dựng là 975 trạm:Vinaphone: 240, MobiFone: 255, Viettel Mobile: 343
(đã thống kê cả hạ tầng của EVN), GMobile: 44, SFone: 16, Vietnamobile:
77 vị trí. Bán kính phục vụ bình quân 1 trạm 1,63km.Trong đó 100% các
doanh nghiệp triển khai 3G trên cùng hạ tầng với 2G; 10% số trạm dùng
chung cho 2 doanh nghiệp; 0,5% số trạm dùng chung cho 3 doanh nghiệp;
0,7% trạm ngụy trang.
2.4. Một số giải pháp đã áp dụng tại Việt Nam
2.4.1. Giải pháp của Chính Phủ - Bộ Thông tin và Truyền thông
Chính Phủ - Bộ Thông tin và Truyền thông mới chỉ ban hành các
văn bản khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng chứ
chưa có giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong
lĩnh vực viễn thông.



9
Chương 2 – THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHUNG HẠ
TẦNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát;
viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công
nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin
truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2.2. Công tác quản lý nhà nước về sử dụng chung hạ tầng
viễn thông tại Việt Nam
2.2.1. Quản lý nhà nước tại Bộ Thông tin Truyền thông
Hiện nay, định hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
được thể hiệntrong hệ thống văn bản quản lý nhà nước, cụ thể tại một số văn
bản như sau:
- Luật viễn thông – Luật số 41/2009/QH12 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
23 tháng 11 năm 2009 có 2 điều (điều 45 và điều 60) quy định về sử dụng
chung cơ sở hạ tầng.
- Nghị định 25/2011/NĐ-CP ban hành ngày 6/4/2011 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông có 2 điều quy
định chi tiết về sử dụng chung cơ sở hạ tầng:
- Thông tư 14 /2013/TT-BTTTTviệc lập, phê duyệt và tổ chức thực
hiệnquy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương xác định
yêu cầu chung của việc xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tại
địa phương phải đảm bảo 4 yêu cầu trong đó yêu cầu thứ 2 là yêu cầu về sử
dụng chung cơ sở hạ tầng:



10
2.2.2. Quản lý nhà nước cấp tỉnh
2.2.2.1. Văn bản quản lý nhà nước
Cấp tỉnh hiện nay thực hiện nội dung quản lý nhà nước về sử dụng
chung cơ sở hạ tầng viễn thông thông qua 2 loại văn bản sau:
- Các chỉ thị, quy chế, quyết địnhvề hạ tầng viễn thông (trong đó có
nội dung về sử dụng chung cơ sở hạ tầng). Theo thống kê, cả nước hiện có
trên 5 tỉnh đã ban hành được các văn bản có định hướng về sử dụng chung
cơ sở hạ tầng viễn thông: Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Quảng
Nam, Thừa Thiên Huế, ĐắK Nông.
- Quy hoạch ngành viễn thông (trong đó có nội dung hạ tầng viễn
thông), quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động. Hiện nay trên cả nước có
61/63 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành quy hoạch viễn thông (ngoại trừ
Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tuyên Quang).
2.2.2.2. Thủ tục cấp phép

a) Thủ tục cấp phép xây dựng trạm thông tin di động: căn cứ vào
hướng dẫn tại thông tư số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007
hướng dẫn về cấp phép xây dựng đối với công trình trạm BTS. Tùy thuộc
vào từng địa phương có bổ sung thêm các loại giấy tờ trong hồ sơ xin cấp
phép. Thủ tục cấp phép chia làm 2 thủ tục con: (1) cấp phép xây dựng trạm
thông tin di động loại 1 và (2) cấp phép xây dựng trạm thông tin di động loại
2.
Ngoài các văn bản yêu cầu bắt buộc trên, tùy thuộc vào từng địa
phương có bổ sung thêm một số yêu cầu như:
- Văn bản được sự đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông về sự
phù hợp với quy hoạch ngành, tương thích từ trường;
- Văn bản được sự đồng ý của Sở Xây dựng về sự phù hợp với quy

hoạch cảnh quan kiến trúc;
- Thông báo kế hoạch triển khai xây dựng mạng di động của Sở
Thông tin và Truyền thông;


11
b) Thủ tục hành chính cấp phép liên quan đến xây dựng công trình
viễn thông

Để thực hiện việc xây dựng hạ tầng viễn thông liên quan đến hạ
tầng mạng cáp, các doanh nghiệp cần xin 3 loại giấy phép sau:
- Giấy phép Xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Giấy phép Lắp đặt các đường dây, cáp vào công trình ngầm hạ
tầng kỹ thuật đô thị.
- Giấy phép Xây dựng, cải tạo đường dây, cáp đi nổi.
2.3. Thực trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
tại Việt Nam
2.3.1. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa ngành viễn thông và
các ngành
a) Sử dụng chung hệ thống cống, bể cáp
Tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế là
những tỉnh đi đầu trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Nội dung ngầm
hóa và sử dụng chung được bắt đầu thực hiện vào năm 2008.
b) Sử dụng chung hệ thống cột treo cáp
Theo thống kê, tổng số cột điện trên cả nước đạt gần 2 triệu cột, 1,5
triệu cột điện được EVN cho thuê lại các doanh nghiệp viễn thông. Tỷ lệ sử
dụng chung cột đạt tỷ lệ 75%. Nhưng việc sử dụng chung cột giữa EVN với
các doanh nghiệp viễn thông đang gặp khó khăn về giá thuê lại không hợp
lý và chưa có cơ chế giải quyết.
2.3.2. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn

thông
a) Sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn: hiện có VNPT, Viettel, SPT
xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn quốc tế. Các doanh nghiệp viễn thông tại
Việt Nam đều thuê lại hạ tầng của 3 doanh nghiệp nói trên.
b) Hệ thống cột ăng ten thông tin di động:


26

Hình 4: Bản vẽ mô tả hầm, mương kỹ thuật trên tuyến đường

3.3. Giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện
3.3.1. Triển khai cấp trung ương
- Thành lập Ban Chỉ đạo sử dụng chung cơ sở hạ tầng để thống
nhất và tập trung chỉ đạo triển khai trên cả nước, bao gồm: Lãnh đạo Chính
phủ - Trưởng ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương –Phó trưởng ban, đại
diện Lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và
Công nghệ - Ủy viên ban chỉ đạo;
3.3.2. Triển khai cấp tỉnh
- Thành lập Ban Chỉ đạo sử dụng chung cơ sở hạ tầngcấp tỉnh để
thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai trên toàn tỉnh, bao gồm: Lãnh đạo
Ủy ban nhân dân - Trưởng ban chỉ đạo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công thương –Phó trưởng
ban, đại diện Lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và
Công nghệ - Ủy viên ban chỉ đạo.



23

Trong các khu công nghiệp, khu đô thị mới, tuyến đường giao
thông xây mới hoặc cải tạo cần thiết kế tuynel kỹ thuật cho hệ thống hạ tầng
bao gồm:Đường ống cấp nước; Đường ống thoát nước; Đường điện cao áp;
Đường điện hạ thế; Cáp điện chiếu sáng; Ống thông tin bưu điện. Tất cả các
hệ thống này cần được thiết kế và tính toán đầy đủ cho nhu cầu hiện tại,
chuẩn bị sẵn sàng cho nhu cầu tương lai.
Hình 1: Mặt cắt dọc điển hình tuy nen kỹ thuật
b) Thiết kế hào kỹ thuật
Hào kỹ thuật hình chữ U được chia làm 3 ngăn: ngăn dẫn cáp điện
lực, ngăn lối đi để bảo trì sửa chữa, ngăn dẫn cáp viễn thông.
Chiều cao tối thiểu 2,1m (đèn 20mm, mũ an toàn 65mm, người
1750mm, giầy 35mm, độ cao tự do 50mm).
Chiều rộng tối thiểu cho lối đi để bảo trì sửa chữa 80mm.
Trên thành hào có gắn các giá đỡ cáp và khay dẫn cáp phù hợp với
từng chủng loại.


24
Hào được thiết kế thành các module, mỗi module dài khoảng 0,5m
để dễ dàng vận chuyển và lắp ghép.
Nắp đậy hào được thiết kế thành từng tấm, có các khớp lắp ghép
với nhau.

Hình 2: Bản vẽ mô tả thiết kế hào kỹ thuật
c) Thiết kế mương kỹ thuật
Mương kỹ thuật hình chữ U được chia làm 2 ngăn: ngăn dẫn cáp
điện lực và ngăn cáp viễn thông.
Khoảng 200m sẽ bố trí hầm cáp để bảo trì, sữa chữa.
Trên thành mương có gắn các giá đỡ cáp và khay dẫn cáp phù hợp
với từng chủng loại.



25
Mương được thiết kế thành các module, mỗi module dài khoảng
0,5m để dễ dàng vận chuyển và lắp ghép.

Hình 3: Bản vẽ mô tả thiết kế mương kỹ thuật

d) Bản vẽ bố trí hào, mương kỹ thuật trên tuyến đường

×