Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.46 KB, 26 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




NGUYỄN THANH THÚY


THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU –
CHI NHÁNH HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BẠCH ĐỨC HIỂN




HÀ NỘI - 2012


Luận văn được hoàn thành tại


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. BẠCH ĐỨC HIỂN



Phản biện 1:…………………………………………………………


Phản biện 2: ……………………………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc ……… giờ ……… ngày …… tháng …. năm ……



Có thể tìm hiêu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và nhà nước đã đề
ra, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc: từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và

chậm phát triển, giờ đây nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá vững chắc, bước đầu thoát
khỏi những khó khăn do thời kỳ trước để lại. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu mà
Đảng và nhà nước đề ra: đến năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một nước Công nghiệp hoá
- Hiện đại hoá thì đòi hỏi cả nước cần phải nỗ lực hơn nữa. Trong giai đoạn này, Việt Nam
cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ… Điều này trên thực tế vấp phải
một trở ngại rất lớn đó là thiếu hụt vốn từ các thành phần kinh tế trong nước. Hơn nữa, các
dự án đầu tư (DAĐT) như vậy đòi hỏi số vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu mà không phải bất
kỳ doanh nghiệp (DN), cá nhân nào cũng có thể đáp ứng. Do vậy, sự trợ giúp từ phía hệ
thống ngân hàng là điều kiện quan trọng để DAĐT có thể thực hiện thành công.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính -
tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận. Mọi hoạt động của ngân hàng đều huớng tới hiệu quả kinh tế,
tìm cách phân tán và giảm thiểu rủi ro. Trong những năm trở lại đây, hệ thống tài chính thế
giới luôn biến động, sự cạnh tranh giữa các quốc gia diễn ra ngày càng khốc liệt nhằm giành
vị thế trên thương trường quốc tế; trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam
gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam một mặt phải đối mặt với những thách thức do yếu
tố cạnh tranh toàn cầu gây ra, mặt khác phải đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình thu hút và sử
dụng vốn, đặc biệt là thông qua việc đầu tư vào các dự án (DA) có hiệu quả để phục vụ cho
công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước theo đúng đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Để thực thi đường lối phát triển kinh tế đó, các ngân hàng cần chú trọng đến các hoạt
động đầu tư, đặc biệt là hoạt động cho vay vốn đầu tư. Hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro,
bất trắc, do biến động của thị trường cạnh tranh, tỉ giá hối đoái thay đổi Vì vậy, trước mỗi
DAĐT, ngân hàng đều phải tiến hành thẩm định DA một cách toàn diện, kỹ lưỡng, xem DA
có khả thi không, DN có khả năng hoàn vốn, thu lợi nhuận không, và nhất là có khả năng trả
nợ gốc, lãi cho ngân hàng không… trước khi quyết định đầu tư vốn cho DA. Như vậy, hoạt
động thẩm định vừa giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro vừa góp phần hạn chế tình trạng
2

một số DN kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ hoặc có thể phá sản, hạn chế tình trạng mất

khả năng trả nợ các nguồn vốn đầu tư của ngân hàng.
Có thể nói, thẩm định DAĐT là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo rằng
một khoản cho vay có thể đạt được ba tiêu chí cơ bản: lợi nhuận – an toàn – lành mạnh. Tuy
nhiên, trên thực tế, hoạt động thẩm định DAĐT của các NHTM vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế; vẫn còn nhiều DAĐT hoạt động không hiệu quả, ngân hàng không thu hồi được vốn
đầu tư do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Là một trong những ngân hàng lớn
trong hệ thống NHTM của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nói chung và Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội (ACB Hà Nội) nói riêng cũng không nằm ngoài
tình trạng này.
Để góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng TMCP Á Châu –
Chi nhánh Hà Nội, trong điều kiện không gian và thời gian cho phép, với những kiến thức
thu thập được trong quá trình học tập tại nhà trường và kinh nghiệm công tác thực tế tại
Ngân hàng TMCP Á Châu, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Thẩm định dự án đầu
tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, trong đó chủ yếu tập trung xem
xét nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế - tài chính của DAĐT. Đề tài được hoàn thành
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Bạch Đức Hiển – người hướng dẫn khoa học và sự
giúp đỡ của các cán bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn hệ thống hoá và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt
động thẩm định DAĐT của NHTM.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại ACB Hà Nội trong những năm
gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô để góp phần hoàn thiện hoạt
động thẩm định DAĐT tại ACB Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thẩm định DAĐT.
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động thẩm định DAĐT tại ACB Hà Nội, trong đó chủ
yếu tập trung nghiên cứu nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế - tài chính của DAĐT. Thời
gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2011.
3


4. Phương pháp nghiên cứu.
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực
hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương
pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá. Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa
học và thực tiễn của đề tài.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á
Châu – Chi nhánh Hà Nội.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
.
4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
1.1.1. Dự án đầu tư.
1.1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư.
Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm dò,
khai thác, sản xuất – kinh doanh, dịch vụ… ) và đưa vốn vào hoạt động của DN tương lai
trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh
tế - xã hội cho đất nước được đầu tư.
Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn tối đa hoá hiệu quả của đầu tư thì trước khi ra
quyết định đầu tư nhất thiết phải có DAĐT. DAĐT là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc
thực hiện mọi công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.

DAĐT là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được
hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng bao gồm các thành phần
chính như sau:
- Các mục tiêu đạt được khi thực hiện DA.
- Các hoạt động của DA.
- Các nguồn lực.
1.1.1.2. Vai trò của dự án đầu tư.
Trong thực tế, DAĐT có vai trò to lớn đối với nhiều chủ thể kinh tế:
- Đối với Chủ đầu tư: DAĐT là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư.
- Đối với Nhà nước: DAĐT là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem
xét, phê chuẩn, cấp giấy phép đầu tư.
- Đối với nhà tài trợ và các định chế tài chính (NHTM, quỹ đầu tư,…): DAĐT là một
căn cứ rất quan trọng để các nhà tài trợ xem xét và đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ
chối tài trợ.
1.1.2. Khái quát về Ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại.
1.1.2.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại.

5

1.1.3. Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM.
1.1.3.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư .
Trên góc độ người tài trợ, các Ngân hàng, tổ chức tài chính, đánh giá DA chủ yếu
trên phương diện khả thi, hiệu quả tài chính và xem xét khả năng thu nợ của Ngân hàng, có
thể đưa ra khái niệm về thẩm định DAĐT như sau: “Thẩm định dự san đầu tư là quá
trình xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện
trên các nội dung, lựa chọn dự án để quyết định tài trợ hoặc cho vay vốn.”
1.1.3.2. Mục đích, vai trò và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động
cho vay của NHTM.

Thẩm định DAĐT nhằm mục đích giúp ngân hàng đưa ra quyết định chính xác có
cho vay hay tài trợ cho DA hay không?
Đối với các NHTM, thẩm định DAĐT, trong đó chủ yếu là thẩm định tài chính DA,
nhằm mục đích là đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của DAĐT, về
khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc
từ chối cho vay đầu tư DA. Qua thẩm định DAĐT, NHTM sẽ lựa chọn và tìm ra được
những DAĐT có hiệu quả để cho vay, đảm bảo đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng tín
dụng và hạn chế rủi ro
1.1.3.3. Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư tại NHTM.
Thẩm định DAĐT cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo được tính khách quan, toàn diện, chuẩn xác và kịp thời trong quá trình
thực hiện, để lựa chọn được các DAĐT có hiệu quả, có tính khả thi cao, có khả năng trả nợ
vay cho ngân hàng để tài trợ hoặc cho vay vốn
- Đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của các DA sau khi
được cấp tín dụng từ các NHTM.
1.1.3.4. Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại NHTM.
Căn cứ để thẩm định DA bao gồm:
- Hồ sơ DA: bao gồm 2 phần: Phần thuyết minh DA và phần thiết kế cơ sở.
- Căn cứ pháp lý.
- Căn cứ các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức của từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể.
- Căn cứ các quy ước, thông lệ quốc tế.
- Căn cứ các văn bản, quy định, quy trình và hướng dẫn nội bộ của ngân hàng.
6

1.2. Quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
1.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động xem xét, phân tích,
đánh giá các nội dung của dự án. Thông thường, quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư
của NHTM được tiến hành theo trình tự như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn (bao gồm cả hồ sơ dự án) của khách hàng.

- Thực hiện công việc thẩm định.
- Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư.
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
Việc thẩm định DAĐT sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài
chính và khả năng trả nợ của DA. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả
kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng DA.
Các nội dung chính khi thẩm định DA cần tiến hành phân tích đánh giá gồm:
1.2.2.1. Thẩm định mục tiêu và khía cạnh pháp lý của dự án.
Đối với bất kỳ DA nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải
đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác. Thông thường việc đánh
giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư DA.
Nội dung thẩm định này đồng thời xem xét tính hợp pháp của DA theo quy định của
pháp luật.
1.2.2.2. Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của DA.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của DA đóng vai trò rất quan trọng,
quyết định việc thành bại của DA và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng của DA. Các nội
dung chính cần xem xét, đánh giá khi thẩm định nội dung này gồm:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của DA.
- Đánh giá về cung sản phẩm.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm DA.
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DA.
1.2.2.3. Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào.
Trên cơ sở hồ sơ DA (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, Giấy phép
khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu,…) và đặc biệt tính kỹ thuật của
dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho
DA để kết luận được hai vấn đề chính sau:
7


+ DA có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
+ Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên
nhiên liệu đầu vào là gì?
1.2.2.4. Thẩm định khía cạnh công nghệ - kỹ thuật của dự án.
Nội dung thẩm định khía cạnh này nhằm xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính
thích hợp và hiệu quả của các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho DA.
Nội dung thẩm định công nghệ – kỹ thuật của DA gồm:
- Thẩm định địa điểm xây dựng.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của DA.
- Công nghệ, dây chuyền thiết bị.
- Quy mô, giải pháp xây dựng.
- Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
1.2.2.5. Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
CBTĐ xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của CĐT. Xem xét năng lực,
uy tín các nhà thầu. Khả năng ứng xử của KH thế nào khi thị trường tiêu thụ dự kiến bị thu
hẹp hoặc có khả năng bị mất. Đánh giá về nguồn nhân lực của DA.
1.2.2.6. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
Thẩm định tài chính DAĐT bao gồm những nội dung sau:
a. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
- Tổng mức đầu tư DA.
Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài
chính và dự kiến khả năng trả nợ của DA.
Ngoài ra, cần tính toán, xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện
quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của DA sau này nhằm có cơ sở thẩm
định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện DA.
Phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện DA và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn
như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực
hiện DA để đảm bảo tiến độ thi công.
- Nguồn vốn đầu tư,

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cần rà soát lại từng loại nguồn vốn tham
gia tài trợ cho DA, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân
tích tình hình tài chính của CĐT để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu.
8

b. Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư.
Thẩm định tài chính của CĐT là việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại
của DN, qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau, sử dụng những số liệu từ
các Báo cáo tài chính.
Bảng 1.1. Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
TT

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

CÔNG THỨC TÍNH

MỤC ĐÍCH
I Chỉ tiêu thanh khoản (thanh toán)


A Nhóm chỉ tiêu chính

1 Khả năng thanh toán
hiện hành
= Tài sản ngắn hạn/
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng DN có thể
đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng TSLĐ
và đ
ầu t

ư ng
ắn hạn.

2
Khả năng thanh toán
nhanh
= (Tài sản ngắn hạn -
Hàng tồn kho)/ Nợ
ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh khoản
đối với các khoản nợ ngắn hạn của DN
bằng TSLĐ không kể hàng tồn kho.
3
Khả năng thanh toán
tức thời
= (Tiền và các khoản
tương đương tiền)/
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán
tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của
DN bằng tiền và các khoản tương đương
ti
ền.

B Nhóm chỉ tiêu bổ sung:


4
Thời gian thanh toán
công nợ (đơn vị: ngày)

= Giá trị các khoản
phải trả quân (đầu kỳ
và cuối kỳ)/ Giá vốn
hàng bán trung bình
ngày
Đây là khoảng thời gian chiếm dụng vốn
vay của DN. Thời gian càng dài thì khả
năng trả nợ vốn vay đúng hạn đối với ngân
hàng càng tốt và ngược lại.
II

Ch
ỉ ti
êu ho
ạt động


A
Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín
d
ụng nội bộ:


5
Vòng quay vốn lưu
động
= Doanh thu thuần/
Tài sản ngắn hạn
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng

TSLĐ của DN, cụ thể là cứ 1 đơn vị TSLĐ
sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đơn vị
doanh thu thuần.
6
Vòng quay hàng tồn
kho
= Giá vốn hàng bán/
Hàng tồn kho bình
quân
Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay
được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh
doanh để tạo ra doanh thu.
7
Vòng quay các khoản
phải thu
= Doanh thu thuần/
Các khoản phải thu
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ kinh
doanh, để đạt được doanh thu thì DN phải
thu bao nhiêu vòng.
9


8
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định
= Doanh thu thuần/
Giá trị còn lại của
TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị TSCĐ sử
dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đơn
vị doanh thu.
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung:


9
Doanh thu thuần / Tổng
tài sản bình quân
= Doanh thu thuần/
Tổng tài sản bình
quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản của
DN tạo ra bao nhiêu giá trị doanh thu.
10

Tốc độ tăng trưởng
doanh thu thuần trong
kỳ
= (Doanh thu thuần
kỳ hiện tại – Doanh
thu thuần kỳ trước)/
Doanh thu thuần kỳ
trước x100%
Chỉ tiêu này cho biết doanh thu của DN
tăng/ giảm so với kỳ trước như thế nào. Nó
phản ánh tốc độ tăng thị phần của DN.
III

Ch

ỉ ti
êu cân n
ợ v
à cơ c
ấu
tài s
ản, nguồn vốn


A
Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín
dụng nội bộ:


11

Tổng nợ phải trả/ Tổng tài
sản
= Tổng nợ phải
trả/ Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng tổng tài sản
được tài trợ bằng nợ của DN.
12

Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở
hữu
= Nợ dài hạn/ Vốn
chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng để tài trợ

cho t
ổng t
ài s
ản của nó.

B Nhóm chỉ tiêu bổ sung:


13

Hệ số TSCĐ/ Vốn chủ sở
hữu
= TSCĐ/ Vốn chủ
sở hữu x 100%
Chỉ tiêu này cho biết giá trị TSCĐ của DN
được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu chiếm
bao nhiêu %.
14

Tốc độ gia tăng Tài sản
= (Tổng tài sản kỳ
hiện tại- Tổng tài
sản kỳ trước)/
Tổng tài sản kỳ
trước x 100%
Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng về quy mô
của DN.

15


Khả năng trả nợ gốc trung
và dài hạn
= (Thu nhập sau
thuế dự kiến năm
tới + Chi phí khấu
hao dự kiến năm
tới)/ Vốn vay
trung dài hạn đến
hạn trả trong năm
tới.
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả nợ gốc
trung và dài hạn của DN trong năm tiếp
theo.

10

IV

Chỉ tiêu thu nhập


A
Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín
dụng nội bộ:


16

Lợi nhuận gộp/ Doanh thu
thuần

= Lợi nhuận thuần
từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ/
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh doanh
của DN, cứ 1 đơn vị doanh thu thuần trong
kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận gộp

17

Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh/ Doanh thu
thuần
= (Lợi nhuận
thuần từ hoạt động
kinh doanh- Thu
nhập từ hoạt động
tài chính+ Chi phí
cho hoạt động tài
chính)/ Doanh thu
thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị doanh thu
thuần thu được trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đơn vị lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
18

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn
chủ sở hữu bình quân
(ROE)
= Lợi nhuận sau

thuế/ Vốn chủ sở
hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị vốn chủ
sở hữu bình quân đầu tư vào SXKD trong
kỳ thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN càng
cao.
19

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng
tài sản bình quân (ROA)
= Lợi nhuận sau
thuế/ Tổng tài sản
bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản
bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tổng tài
sản của DN càng cao.
20

EBIT/ Chi phí lãi vay
= (Lợi nhuận trước
thuế + Chi phí lãi
vay)/ Chi phí lãi
vay

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng đòn
cân nợ của DN, cứ 1 đơn vị chi phí lãi vay

bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi
nhu
ận tr
ư
ớc thuế v
à lãi vay.


c. Thẩm định dự trù tài chính của DA.
Ở nội dung này, NHTM sẽ thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các bảng dự
trù tài chính. Các bảng tài chính được thẩm định thông thường bao gồm:
- Bảng dự trù doanh thu từ hoạt động của DA: bao gồm doanh thu do bán sản phẩm
chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu
của DA được lập trên cơ sở công suất khả thi và mức sản xuất dự kiến của DA đã được xác
định trong phần phân tích kỹ thuật.
11

- Bảng dự trù chi phí sản xuất (dịch vụ): chỉ tiêu này được tính cho từng năm trong
suốt cả đời DA. Việc tính chi phí sản xuất (dịch vụ) dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm,
kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của DA.
- Bảng dự trù lỗ lãi: trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm
tiến hành dự tính mức lãi lỗ hàng năm của DA. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu
quả tuyệt đối trong từng năm hoạt động của đời DA.
- Bảng dự trù cân đối kế toán của DA: bảng dự trù cân đối kế toán của DA được tính
cho từng năm hoạt động của DA, mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của DA
thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của DA. Đây là
tài liệu giúp CĐT cũng như NHTM phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính
của DA.
- Bảng dự trù cân đối thu – chi (dòng tiền của DA):
Dòng tiền của DA là dòng chi phí và lợi ích (doanh thu) của DA trong suốt quá trình

hoạt động. Dòng tiền của DA bao gồm dòng chi phí và dòng lợi ích.
Trên cơ sở thẩm định tính chính xác, hợp lý của các bảng này, NHTM tiến hành phân
tích tài chính DA để xem xét tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của DA qua các năm và
thường sử dụng các phương pháp sau:
+ Phân tích các tỷ lệ tài chính.
+ Phân tích các luồng tiền mặt.
d. Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính.
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để có thể đánh giá hiệu quả tài chính DA.
Mỗi phương pháp xem xét hiệu quả DA ở những khía cạnh khác nhau, có ưu điểm và nhược
điểm riêng.
Các phương pháp chủ yếu đánh giá hiệu quả tài chính DA thường được các NHTM
sử dụng là:
- Phương pháp Giá trị hiện tại ròng - NPV
+ Giá trị hiện tại ròng của một DAĐT là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các
luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị vốn đầu tư ban đầu.
NPV = -C
0
+



n
t
t
r
C
1
)1(

Trong đó :

C
o
: là vốn đầu tư ban đầu của DA tính tại thời điểm 0.
12

C
t
: là dòng tiền thuần của đầu tư ở năm t
n : là số năm hoạt động của DA.
r : là tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho DA.
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của DAĐT là chi
phí sử dụng vốn thực hiện DA.
Độ tin cậy của phương pháp NPV phụ thuộc rất lớn vào khả năng xác định lãi suất
chiết khấu.
- Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return).
+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất mà
chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm
trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, tỷ suất
doanh lợi nội bộ là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại
ròng (NPV) của khoản đầu tư bằng không (= 0).
0
)1(
0
1





C

IRR
C
NPV
n
t
t
t

- Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP).
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn DA.
Sử dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả tài chính DA sẽ xác định được
khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai mà DA đem lại
có thể bù đắp được lượng vốn đầu tư ban đầu.
- Phương pháp chỉ số lợi nhuận(PI).
Chỉ số lợi nhuận cũng là một thước đo khả năng sinh lời của một DAĐT có tính đến
yếu tố giá trị thời gian của tiền. Chỉ số lợi nhuận được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hiện
tại của các khoản thu nhập từ DA và vốn đầu tư ban đầu của DA:
 
0
1
1
C
r
C
PI
n
t
t
t






e. Thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án.
NHTM xác định tất cả số nợ gốc và lãi mà DA phải trả nợ hàng năm, so sánh với
nguồn trả nợ từ khấu hao, phần lợi nhuận dùng để trả nợ và các nguồn khác. Nếu DA không
có đủ khả năng trả nợ thì phải tìm các giải pháp để bù đắp.
13

f. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư .
Độ an toàn về mặt tài chính của DA được thể hiện trong các mặt sau:
- An toàn về nguồn vốn.
- Khả năng trả nợ của DA.
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư của NHTM.
1.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Theo phương pháp này, việc thẩm định DA được tiến hành theo một logic, từ tổng
quát đến chi tiết. Thẩm định chi tiết kế thừa các kết luận của thẩm định tổng quát, thẩm định
tổng quát làm tiền đề cho thẩm định chi tiết.
1.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt
của DA để có sự đánh giá đúng khi thẩm định DA. Từ đó, có thể rút ra các kết luận đúng
đắn về DA để ra quyết định đầu tư được chính xác.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của DA đối với sự biến động của
các yếu tố có liên quan, đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
1.2.3.4. Phương pháp triệt tiêu rủi ro.
Phương pháp này dựa trên các căn cứ, mức độ của các chỉ tiêu để hạn mức cho các
vấn đề của DA, không cho phép sự xuất hiện các rủi ro DA trong quá trình thẩm định và
thực hiện.

1.2.3.5. Phương pháp dự báo.
Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kê, dựa trên các
căn cứ, kinh nghiệm và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp, để kiểm tra cung cầu về
sản phẩm của DA, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu,… ảnh hưởng trực tiếp đến
tính khả thi của DA, để đưa ra các xu hướng, dự báo các khả năng có thể xảy ra của DA.
1.2.3.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực cần thẩm
định của DA xem những đánh giá của họ về từng lĩnh vực đó như thế nào?
1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư của
NHTM.
Hoạt động thẩm định DAĐT bị chi phối bởi nhiều nhân tố, song có thể phân chia
thành hai nhóm là: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. .
14

1.3.1. Các nhân tố khách quan.
1.3.1.1. Môi trường kinh tế.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý
1.3.1.3. Khách hàng.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan.
1.3.2.1. Năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của CBTĐ (yếu tố con người).
1.3.2.2. Thông tin, tài liệu thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định.
1.3.2.3. Phương pháp và tiêu chuẩn thẩm định.
1.3.2.4. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định.
1.3.2.5. Tổ chức công tác thẩm định.
1.3.2.6. Thời gian và chi phí ảnh hưởng đến thẩm định dự án.
Kết luận chương I: Nghiên cứu cơ sở lý luận về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư của
Ngân hàng thương mại, nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng
thương mại, chương 1 luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau đây:
- Trên cơ sở hệ thống hoá những quan niệm về thẩm định dự án đầu tư của các tổ chức
và các nhà nghiên cứu trước đó, luận văn đã xây dựng khái niệm khoa học về thẩm định dự

án đầu tư, làm rõ bản chất và vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định
tài trợ hoặc cho vay vốn. Luận văn đã phân tích, làm rõ sự cần thiết phải thẩm định dự án
đầu tư, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp và các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm
định DADT tại NHTM.
Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội trong các chương sau.


15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU –
CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Ngân hàng TMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do
NHNNVN cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ
Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Hội
sở chính của ACB được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ
ngày 31/10/06 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
Vốn điều lệ của ACB tính đến 31/12/2011 đạt 9.377 tỷ đồng.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi
nhánh Hà Nội.
ACB Hà Nội được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 14/12/1993 theo Giấy
chấp thuận số 0016/GCT và đặt trụ sở ban đầu tại số 16-18 Phan Chu Trinh – Quận Hoàn
Kiếm – TP Hà Nội. Từ ngày 01/12/1999 đến nay, ACB Hà Nội chuyển trụ sở về số 184 -
186 Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.
2.1.2. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý.

2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội những năm gần đây.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.
2.1.3.3. Thu lãi từ hoạt động tín dụng.
2.1.3.4. Các hoạt động khác.
- Hoạt động thanh toán quốc tế.
- Hoạt động thanh toán trong nước.
- Hoạt động bảo lãnh và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Dịch vụ thẻ.
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử.
16

2.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
2.2.1. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
2.2.2. Căn cứ tiến hành thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
2.2.2.1. Căn cứ pháp lý.
- Các văn bản pháp luật chung của Nhà nước
- Các văn bản về chính sách và định hướng tín dụng của ACB.
2.2.2.2. Căn cứ đề xuất cho vay đầu tư DA.
2.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
Quy trình thẩm định đầu tư DA tại ACB Hà Nội bao gồm các bước chi tiết như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và tìm hiểu nhu cầu.
- Bước 2: Thẩm định sơ bộ.
- Bước 3: Thẩm định chi tiết hồ sơ và lập Hồ sơ thẩm định.
- Bước 4: Kiểm tra kết quả thẩm định, kiểm soát Tờ trình thẩm định.
- Bước 5: Phê duyệt khoản vay và thông báo kết quả cho KH.
- Bước 6: Hoàn tất thủ tục đảm bảo tiền vay và Ký hợp đồng tín dụng.
- Bước 7: Giải ngân.
- Bước 8: Lưu trữ hồ sơ.

- Bước 9: Kiểm tra, giám sát khoản vay.
- Bước 10: Tái đánh giá DA đã tài trợ.
- Bước 11: Thanh lý.
2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư ACB Hà Nội.
2.2.4.1. Thẩm định mục đích và khía cạnh pháp lý của DA.
2.2.4.2. Thẩm định về tổ chức quản lý thực hiện của DA.
2.2.4.3. Thẩm định nội dung thị trường của DAĐT .
2.2.4.4. Thẩm định khía cạnh công nghệ - kỹ thuật của DA.
2.2.4.5. Thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội của DA.
2.2.4.6. Thẩm định khía cạnh tài chính của DA.
2.2.5. Ví dụ minh họa về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng thuỷ điện Nậm Tông.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Thuỷ điện Sapa.

17

A. Giới thiệu khách hàng.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thuỷ điện Sapa.
- Đại diện theo pháp luật: Giám đốc – Ông Cù Mạnh Thủy.
- Vốn điều lệ : 228 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu : 22,5 tỷ đồng
- Ngành kinh doanh chính: Đầu tư, kinh doanh thủy điện.
B. Nhu cầu vay vốn.
- Số tiền vay : 286.000.000.000 đồng (Hai trăm tám sáu tỷ đồng).
- Thời hạn vay : 156 tháng. Thời hạn ân hạn : 48 tháng
- Mục đích : Đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Tông.
- Tổng mức đầu tư: 760.662 triệu đồng (bao gồm cả VAT).
* Quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 02/08/07, SPC được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số 1202000096
với vốn điều lệ ban đầu là 180 tỷ đồng. Ngày 22/04/09, SPC đã thay đổi đăng ký kinh doanh
lần thứ 2 để tăng vốn điều lệ lên thành 228 tỷ đồng.

* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của SPC.
- Theo Báo cáo tài chính năm 2007, năm 2008 và Báo cáo nhanh 6 tháng đầu năm
2009 do công ty cung cấp, tình hình tài chính của SPC như sau:
STT Khoản mục 31/12/2008 Tỷ trọng 30/06/2009 Tỷ trọng
I Tài sản ngắn hạn 4,826

34%

2,771

14%

1 Tiền 1,959

13.8%

490

17.7%

2 Phải thu ngắn hạn 2,793

19.7%

-

0.0%

3 Tài sản ngắn hạn khác 74


0.5%

2,281

82.3%

II Tài sản dài hạn 9,360

66%

16,635

86%

1 Tài sản cố định 9,360

66%

16,635



Tổng tài sản 14,186

100%

19,406

100%


III Nợ phải trả 8,686

61%

406

3%

1 Nợ ngắn hạn 8,686

61%

406

100%

2 Nợ dài hạn -

0%

-

0%

IV Vốn chủ sở hữu 5,500

39%

19,000


98%

1 Vốn chủ sở hữu 5,500


19,000



Tổng nguồn vốn 14,186

100%

19,406

100%


Do Công ty Điện lực 1 là đơn vị đứng ra bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ nợ của
SPC tại ACB đồng thời PC1 cũng là cổ động chi phối (chiếm 70% vốn điều lệ) đối với
SPC nên cán bộ tín dụng ACB tập trung phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt
động SXKD của PC1.
18

- Theo Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán các năm 2007, 2008 và báo cáo
nhanh tại thời điểm 30/06/2009, tình hình tài chính của PC1 như sau:

STT Khoản mục Năm 2007 Tỷ lệ Năm 2008 Tỷ lệ 6T/2009 Tỷ lệ
1 Doanh thu thuần 10,263,337


100% 11,419,549

100% 6,060,388

100%
2 Giá vốn hàng bán 9,290,464

90.52% 10,217,117

89.47% 5,622,709

92.78%
3 Lợi nhuận gộp 972,873

9.48% 1,202,432

10.53% 437,679

7.22%
4 Doanh thu hoạt động tài TC 44,511

0.43% 56,492

0.49% 19,875

0.33%
5 Chi phí hoạt động tài chính 89,745

0.87% 212,841


1.86% 52,136

0.86%


Trong đó: lãi vay 70,713

0.69% 120,698

1.06% 50,406

0.83%
6 Chi phí bán hàng 385,947

3.76% 519,388

4.55% 267,070

4.41%
7 Chi phí quản lý DN 382,328

3.73% 466,968

4.09% 228,932

3.78%
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 159,364

1.55% 59,727


0.52% (90,584) -1.49%
9 Thu nhập khác 14,277

0.14% 28,341

0.25% 6,342

0.10%
10 Chi phí khác 6,004

0.06% 11,206

0.10% 2,792

0.05%
11 Lợi nhuận khác 8,273

0.08% 17,135

0.15% 3,550

0.06%
12 Tổng lợi nhuận trước thuế 167,637

1.63% 76,861

0.67% (87,034) -1.44%


LN trong công ty liên kết 1,508


0.01% -

0.00%

0.00%

- Khả năng khai thác, sử dụng tài sản:
Đơn vị: triệu đồng
STT Khoản mục 2007 Tỷ lệ 2008 Tỷ lệ 30/06/2009 Tỷ lệ
I Tài sản ngắn hạn 3,890,390 30%

4,238,417
30% 4,951,280

33%

1 Tiền 1,709,303 13%

1,459,877
10% 1,429,106

10%

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn -

0%

2,000
0% 2,000


0%

3

Ph
ải thu ngắn hạn

1,153,382
9%

1,604,812
12%

2,112,931

14%

4

Hàng t
ồn kho

915,169
7%

1,096,588
8%

1,205,121


8%

5 Tài sản ngắn hạn khác 112,537 1%

75,141
1% 202,122

1%

II Tài sản dài hạn 9,190,947 70%

9,701,822
70% 10,001,446

67%

1

Ph
ải thu d
ài h
ạn

-

0%


0%


-


0%

2

Tài s
ản cố định

8,806,343
67%

9,189,258
66%

9,517,832

64%

3 Bất động sản đầu tư 1,445 0%

1,414
0% 1,414

0%

4 Đầu tư tài chính dài hạn 100,097 1%


247,731
2% 284,273

2%



Đ
ầu t
ư vào cty liên k
ết

65,360
0%

123,006
1%

159,656

1%



Đ
ầu t
ư dài h
ạn khác

34,737

0%

124,725
1%

124,617

1%

5 Tài sản dài hạn khác 283,061 2%

263,419
2% 197,927

1%


Tổng tài sản 13,081,337 100%

13,940,239
100% 14,952,726

100%


19

- Cơ cấu nguồn vốn tài trợ.
STT


Khoản mục 31/12/07 Tỷ lệ 31/12/08 Tỷ lệ 30/06/09 Tỷ lệ
I

N
ợ phải trả

7,564,098

58%

8,390,268

60%

9,238,529

62%
1 Nợ ngắn hạn 4,153,173 32% 4,542,186 33% 4,821,815

32%

Vay và nợ ngắn hạn 301,047 2% 385,308 3% 221,443

1%

Trong đó, vay DH đến hạn trả 295,053 2% 381,108 3% 218,087

1%

Phải trả người bán 1,136,744 9% 1,232,740 9% 1,033,421


7%

Phải trả nội bộ 1,215,975 9% 1,786,200 13% 2,416,602

16%

Phải trả, phải nộp NH khác 698,724 5% 522,230 4% 685,490

5%
2 Nợ dài hạn 3,410,925 26% 3,848,082 28% 4,416,714

30%

Vay và nợ dài hạn 3,398,457 26% 3,835,007 28% 4,416,714

30%
II

V
ốn chủ sở hữu

5,432,682

42%

5,426,642

39%


5,575,974

37%
1 Vốn chủ sở hữu 5,282,083 40% 5,211,967 37% 5,438,703

36%
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 150,599 1% 214,675 2%

137,271

1%
III

Lợi ích của cổ đông thiểu số 84,557

1% 123,329 1% 138,223 1%
T
ổng nguồn vốn

13,081,337

100%

13,940,239

100%

14,952,726

100%



- Khả năng thanh toán.
TT

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 6T/09
1 Khả năng thanh toán hiện hành 0.92

1.01

1.02

1.08

2 Khả năng thanh toán nhanh 0.69

0.77

0.76

0.81

3 Vốn lưu động thuần -263,641

32,270

77,339

347,552



* Quan hệ tín dụng của KH: SPC chưa phát sinh quan hệ tín dụng với bất kỳ TCTD nào.
Cty Điện lực 1 là thành viên góp vốn chủ yếu, đã có quan hệ tín dụng với ACB
khoảng 3 năm, dư nợ > 200 tỷ, tổng số tiền cho vay > 800 tỷ đồng.
D. Thẩm dịnh DAĐT .
* Mục tiêu, căn cứ đề xuất đầu tư.
* Nguồn vốn đầu tư – Tính khả thi của nguồn vốn.
- Nguồn vốn đầu tư và tiến độ thực hiện.
- Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư.
* Thị trường và khả năng tiêu thụ.
- Sản phẩm.
- Thị trường sản phẩm của DA .
- Khả năng tiêu thụ.
20

* Các yếu tố đầu vào
* Đánh giá về phương diện kỹ thuật.
- Địa điểm xây dựng.
- Công nghệ sản xuất.
- Gải pháp thi công, thực hiện.
* Tổ chức, quản lý DA.
* Thẩm định tài chính DA.
- Căn cứ tính toán, giải trình các thông số cơ bản.
+ Các thông số chính của DA: Thông số về vốn lưu động, Nhóm thông số vận hành
DA, Thông số về khấu hao, Phương án trả nợ .
+ Kết quả tính toán hiệu quả tài chính của DA.
NPV @ 8.56% 218,964

IRR 12.27%


Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (tính cả thời gian xây dựng) 11


+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Lưu chuyển tiền tệ.
+ Khả năng trả nợ của DA/ của DN.
* Phân tích rủi ro.
- Đánh giá SWOT.
- Phân tích độ nhạy.
- Nhận diện rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro.
E. Kết luận.
* Về DN vay vốn.
* Về Công ty Bảo lãnh.
* Về tài sản đảm bảo.
* Về DA Nậm Tông.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
* Về quy trình thẩm định.
* Về nội dung thẩm định.
* Về tổ chức và phân cấp thẩm định, phê duyệt.
21

* Về phương pháp thẩm định.
* Về cán bộ thẩm định
* Về thời gian thẩm định.
* Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ số liệu phục vụ cho quá trình thẩm định.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những hạn chế.
* Về tổ chức thẩm định.
* Về phương pháp thẩm định

* Về nội dung và quy trình thẩm định.
* Về mạng lưới thông tin.
* Về cán bộ thẩm định
* Các hạn chế khác.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Nội dung và quy trình thẩm định của ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện:
- Công tác thu thập, quản lý và lưu trữ thông tin của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu.
* Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô:
+ Môi trường xã hội: hệ thống các cơ quan tư vấn về thẩm định DA, đặc biệt là
phương diện kỹ thuật, thị trường chưa phát triển.
- Nguyên nhân từ phía CĐT.
Kết luận Chương II:
Bằng các số liệu cụ thể, thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý
thuyết với thực tế, chương 2 luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội; đưa ra những hạn chế trong thời gian qua; Từ đó,
luận văn đã phân tích nguyên nhân của những hạn chế.
Những phân tích, đánh giá thực trạng và cùng với các lý giải trong chương 2 là cơ
sở đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.
22

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh
Hà Nội trong thời gian tới.
3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ACB Hà Nội.
3.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định.
3.2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư.
3.2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư.
- Đối với nội dung thẩm định KH vay vốn.
- Đối với nội dung thẩm định phương diện kỹ thuật.
- Đối với nội dung phân tích thị trường.
- Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính.
- Về xác định thời hạn và phương thức trả nợ.
- Đối với nội dung phân tích độ an toàn của DA thông qua phân tích rủi ro.
3.2.4. Giải pháp về phương pháp thẩm định.
3.2.5. Giải pháp về công nghệ - kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin.
3.2.6. Giải pháp về trình độ chuyên môn của CBTĐ.
3.2.7. Giải pháp về quản lý tổ chức và điều hành thẩm định dự án đầu tư.
3.2.8. Giải pháp khác.
3.3. Một số điều kiện thực hiện các giải pháp.
3.3.1. Đối với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan
3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước và các NHTM khác.
3.3.3. Với chủ đầu tư.
Kết luận chương III: Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đưa ra những giải pháp
chủ yếu để hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội. Để các giải pháp có
cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích thực
23

trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB Hà Nội giai đoạn 2007 - 2011. Trên cơ sở đó,
luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ACB
Hà Nội trong thời gian tới. Đây là những giải pháp cụ thể, trực tiếp trên các phương diện từ đổi
mới nhận thức về công tác thẩm định dự án, về tổ chức thẩm định dự án, về nội dung thẩm
định, về phương pháp thẩm định dự án và một số giải pháp khác có liên quan.


×