Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề thi HSG tỉnh môn sinh 9 thầy nguyễn duy khánh SINH HỌC 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.86 KB, 2 trang )

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
Thời gian làm bài: 120 phút.
Câu I: (4,0 điểm)
1). Phân biệt quá trình phiên mã với q trình dịch mã. Tại sao q trình tổng hợp
prơtêin phải thực hiện qua trung gian mARN?
2). Chức năng của gen cấu trúc là gì? Nếu gen bị đột biến sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
phân tử prôtêin do gen mã hóa?
3). Người ta tiến hành phân tích sinh hóa một phân tử axit nuclêic được tách ra từ tế bào
của một người bệnh và thu được kết quả như sau: tỷ lệ các loại nuclêôtit loại A, T, G lần
lượt là 20%; 20%, 35%. Có thể rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu trúc và nguồn gốc của
loại axit nuclêic này?
Câu II: (4,0 điểm)
1). Cho hình vẽ quá trình phân bào của một tế bào (Y) ở một cây lưỡng bội X có kiểu
gen dị hợp về tất cả các cặp gen. Trên các NST có trong tế bào Y có các gen tương ứng
là A, B, D, e, M, m, N, n).
a. Tế bào Y đang ở giai đoạn nào của quá trình
phân bào? Kết thúc q trình trên sẽ tạo ra tế bào
con có bộ NST như thế nào?
b. Viết kiểu gen của tế bào Y và giải thích vì sao
tế bào con tạo thành lại có bộ NST như trên.
c. Cây X có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao
tử bình thường? Biết rằng q trình giảm phân
khơng xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
2). Biểu đồ sau đây minh họa sự biến đổi hàm lượng ADN trong một tế bào của người
qua các giai đoạn của chu kì tế bào.

a. Hãy xác định các giai đoạn tương ứng với các kí tự I, II, III, IV, V trên biểu đồ và giải
thích.
b. Biết rằng hàm lượng ADN nhân của tế bào 2n ở người là 6,6 x 10 -12 gam. Hãy xác
định hàm lượng ADN nhân có trong tinh bào bậc I, tinh bào bậc II và tinh trùng của
người.


3). Tại sao ở kì trung gian sau kì cuối I của giảm phân không diễn ra sự nhân đôi của
NST? Một bạn học sinh cho rằng: “Giảm phân II thực chất là quá trình nguyên phân”.
Theo em, nhận định này đúng hay sai? Hãy đưa ra các dẫn chứng để làm sang tỏ vấn đề
này.
Câu III: (4,0 điểm)
1). Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống?
2). Khi tiến hành giao phấn giữa hai dịng bí ngơ thuần chủng quả dẹt với quả dài người
ta thu được F1 đồng loạt có quả dẹt. Một bạn học sinh liền nhận định rằng: “Tính trạng


quả dẹt là trội hồn tồn so với tính trạng quả dài”. Theo em, nhận định đó đúng hay
sai? Vì sao?
3). Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định
thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Các
gen quy định các tính trạng này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường tương
đồng, cấu trúc của nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân tạo giao tử.
Cho hai cây P của loài thực vật này giao phấn với nhau thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình,
trong đó có kiểu hình cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%. Biện luận tìm kiểu gen và kiểu hình
của P.
Câu IV: (4,0 điểm)
1). Giống thỏ Himalaya có hiện tượng phần thân lơng màu trắng muốt, trong khi đó các
phần đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lơng màu đen. Để tìm hiểu
hiện tượng này các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: Cạo phần lông màu trắng trên
lưng thỏ và thường xuyên buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lơng mọc lên lại có
màu đen. Biết màu sắc lơng ở giống thỏ này do gen tổng hợp sắc tố mêlanin qui định và
các tế bào trên cùng một cơ thể là có kiểu gen giống nhau.
a) Em hãy giải thích hiện tượng trên.
b) Trong sinh học, hiện tượng trên được gọi là gì? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của hiện
tượng đó đối với đời sống sinh vật.
2). Ở lúa, xét hai cặp gen (A,a) và (B,b) nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

Cho hai cây có kiểu gen lai với nhau: P : ♂ AaBb x ♀ aaBB. Trong quá trình tạo giao tử
đã phát sinh đột biến nên ở đời sau người ta thu được con lai F 1 dị bội có kiểu gen
AaaBB. Viết các sơ đồ lai thể hiện cơ chế phát sinh cơ thể F1 nói trên?
3). Giả sử ở sâu bọ, khả năng kháng thuốc là do một cặp gen qui định. Gen bình thường
khơng có khả năng kháng một loại thuốc trừ sâu A. Do đột biến, gen trở nên có khả
năng kháng loại thuốc trừ sâu A. Gen đột biến có thể có đặc điểm và vai trị gì đối với
quần thể sâu bọ?
Câu V: (1,5 điểm)
1). Dựa vào đồ thị sau đây, hãy cho
biết: Nên sinh con ở độ tuổi nào để
đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh
mắc hội chứng Đao?
Giải thích vì sao tuổi của mẹ càng lớn
thì tỷ lệ trẻ mới sinh mắc hội chứng
Đao càng cao?
2). Bệnh nhân Đao khơng có khả năng
sinh con. Vậy tại sao vẫn xếp Đao vào
nhóm bệnh di truyền ở người?
Câu VI: (2,5 điểm)
1). Ở nước ta, các nhà chọn giống đã tạo được con lai kinh tế giữa bị vàng Thanh Hóa
và bị đực Honsten Hà Lan chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm, tỷ lệ bơ
4 – 5%.
a. Hãy giải thích sự biểu hiện của F1 trên bằng cơ sở di truyền học ?
b. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống khơng? Vì sao ?
2). Thế hệ ban đầu của một giống cây trồng (Io) có tỷ lệ các kiểu gen như sau : 0,7 AA :
0,2 Aa : 0,1 aa. Biết rằng các cây có kiểu gen aa khơng có khả năng sinh sản hữu tính.
Theo lí thuyết, sau một thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ I1 tỷ lệ các kiểu gen sẽ
thế nào? Nếu các kiểu gen aa biểu hiện thành kiểu hình có lợi thì làm cách nào để duy
trì dịng này ?




×