Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp ứng dụng bài giảng điện tử trong việc dạy trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.3 KB, 21 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, tiên tiến với nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của thế giới.Trong đó sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, ở
đó con người chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Bởi con người là nguồn lực, là yếu
tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Muốn nguồn lực của con
người được phát huy mạnh mẽ thì giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu để tạo
nhân lực bồi dưỡng nhân tài và đào tạo những con người mới có trí tuệ giầu tính
sáng tạo, những con người phát triển toàn diện.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, là
mắt xích vơ cùng quan trọng với mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo thế hệ
tương lai những con người có đức, có tài, thích ứng, chủ động hội nhập, nó giữ
vai trò quan trong là là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người
mới Xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trường Mầm non là môi trường thuận lợi nhất để
tạo ra những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành nhân cách và nó cũng là sự khởi
đầu để chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp một. Ngày nay việc giảng dạy ứng
dụng công nghệ thơng tin khơng cịn là điều mới mẻ đối với chúng ta. Năm học
2008-2009, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã triển khai cuộc vận động “ Năm học
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học từ Đại học,
Cao đẳng, cho đến THPT, THCS, Tiểu học và cả bậc học Mầm non
Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư trang thiết bị như: Tivi,
đầu đĩa, máy vi tính, máy chiếu, nối mạng Internet, một số trường còn đầu
tư cả máy quay phim, máy chụp ảnh…tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo
viên có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy. Qua đó, người
giáo viên Mầm non khơng chỉ phát được tối đa khả năng làm việc của mình mà
cịn trở thành một nhà giáo năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với yêu cầu
của người giáo viên trong thời đại hiện nay.
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành
giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Ứng dụng công


download by :


nghệ thông tin trong giáo dục Mầm non, hiện nay đã tạo ra những biến đồi về
chất lượng, hiệu quả giảng dạy của ngành. Nhiều phần mềm ứng dụng hữu ích
trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy
trên máy tính, máy chiếu, tivi, đầu đĩa…vừa tiết kiệm thời gian và chi phí của
giáo viên mà vẫn nâng cao được chất lượng, tính sáng tạo, hấp dẫn, sinh động và
hiệu quả của tiết dạy. Nếu trước đây giáo viên Mầm non phải vất vả để tìm kiếm
những biểu tượng, hình ảnh, đồ dùng trực quan… để phục vụ cho bài giảng thì
giờ đây với ứng dụng của cơng nghệ thơng tin, giáo viên có thể sử dụng mạng
Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, đa dạng. Giáo
viên có thể tự quay phim, chụp ảnh những hình ảnh gần gũi, quen thuộc làm tư
liệu cho bài giảng điện tử một cách dễ dàng.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Mầm non tạo ra một môi
trường dạy học tương tác giữa cô và trẻ và đạt được hiệu quả cao, nội dung, tư
liệu bài giảng chân thực, phong phú, giáo viên có thể chủ động lựa chọn tìm
kiếm, khai thác nguồn dữ liệu phục vụ giảng dạy một cách dễ dàng. Đặc biệt, các
hình ảnh sống động, tự nhiên, phù hợp, tác động tích cực đến trí tuệ và q trình
phát triển nhân cách của trẻ.
Nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường Mầm non cũng cịn rất
nhiều những khó khăn, khơng phải trường Mầm non nào cũng đầu tư đủ
về cơ sở vật chất, các phương tiện điện tử để thực hiện. Không phải giáo
viên nào cũng có thể thực hiện những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là các bước để xây dựng giáo án điện tử trên
phần mềm Power Point. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy có rất
nhiều ưu điểm nhưng để thực hiện và vận dụng có hiệu quả thì giáo viên khơng
chỉ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn phải linh hoạt sáng tạo, biết cách
khai thác triệt để nhưng phải phù hợp với giáo dục Mầm non, phù hợp với từng
lứa tuổi tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong

các hoạt động hàng ngày, góp phần phát triển tồn diện cho trẻ.
Vì những lý do như trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp ứng
dụng bài giảng điện tử trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non” để các

download by :


bạn đồng nghiệp cùng trao đổi nhằm đưa ra các phương pháp dạy học cần thiết
trong thực tế giáo dục trẻ đạt kết quả cao, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế
hạch giáo dục.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đề tài này giúp tơi có những biện pháp tốt nhất trong việc thiết
kế giáo án điện tử và ứng dụng những giáo án điện tử đó trong việc giảng dạy
hàng ngày.
- Từ những ứng dụng đó giúp tơi đạt hiệu quả cao trong cơng tác chăm sóc
và giáo dục trẻ tại lớp mà tôi phụ trách, giúp trẻ bước đầu làm quen với công
nghệ thông tin, phát triển tư duy, trí tuệ, tích cực sáng tạo và tiếp thu những kiến
thức, kỹ năng cơ bản, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của trẻ.
- Đề tài này giúp tơi có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, từ đó, khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên giáo dục để phục vụ
công tác giảng dạy.
III-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các biện pháp thiết kế giáo án điện tử
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc ứng dụng các giáo án điện tử trong các
môn học tại trường Mầm non Bản Ngoại.
- Nghiên cứu về hiệu quả chất lượng của các tiết dạy, ứng dụng giáo án điện
tử đã có tác động gì đến sự phát triển của trẻ. Từ đó tìm ra nhưng biện pháp vận
dụng tốt hơn trong việc xây dựng và ứng dụng các giáo án điện tử trong việc
giảng dạy các môn học tại trường, lớp tôi phụ trách.
IV- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu một số biện pháp ứng dụng bài giảng điện tử trong giáo dục
mầm non đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường Mầm non Bản Ngoại, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
V, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đàm thoại.

download by :


- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

download by :


B- NỘI DUNG
I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Trường Mầm non Bản ngoại nằm ở trung tâm xã Bản Ngoại, là một trong
10 trường thuộc vùng 135 của huyện Đại Từ. Là trường Mầm non đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 1, trường có mơi trường khang trang sạch đep, có đủ các trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Nhà trường năm thứ 2 thực hiện chương
trình giáo dục Mầm non mới, nhà trường luôn thực hiện đúng quy chế chuyên
môn, tổ chức các hoạt động sư phạm trong ngày theo chế độ sinh hoạt trong ngày
của bé theo thời khóa biểu, theo sự chỉ đạo của phịng giáo dục dào tạo Đại Từ.
Năm học 2010 – 2011, được sự phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5–6
tuổi, gồm 35 cháu, trong đó có 18 cháu thuộc diện con hộ nghèo.

Với những đặc điểm đó trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ tơi đã gặp
những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền, địa phương, các ban
ngành đồn thể, lãnh đạo Phịng giáo dục và Đào tạo. Chất lượng dạy và học của
nhà trường ngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường
được tham dự các lớp tập huấn chuyên đề, tham quan học tập thường xuyên để
nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Các cơ sở vật chất của nhà trường
cũng được đầu tư tương đối đầy đủ như: Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính, máy chiếu…
dần được bổ xung cho các lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Nhà trường cũng tạo điều kiện cho giáo viên học tập bồi dưỡng chủ động
trang thiết bị những kiến thức cơ bản về tin học. Đến nay đã có nhiều giáo viên
biết sử dụng máy vi tính, soạn giáo án và làm các loại hồ sơ, sổ sách khác bằng
máy tính, nhiều giáo viên tự thiết kế cho mình bộ giáo án điện tử và các bài
giảng có sử dụng ứng dụng của cơng nghệ thơng tin.
- Nhà trường đã cài đặt phần mềm Kisdmart, happykid, quả táo màu
nhiệm… vào các máy của các nhóm lớp tạo điều kiện giúp trẻ làm quen, bước
đầu hình thành cho trẻ những thói quen, kỹ năng sử dụng máy vi tính đơn giản.

download by :


Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa cô và trẻ trong
giờ học bằng giáo án điện tử.
- Nhà trường khuyến khích những tiết dạy của giáo viên có sử dụng ứng
dụng cơng nghệ thơng tin và được ban giám hiệu nhà trường dự giờ, đánh giá, rút
kinh nghiệm.
- Tại lớp 5 tuổi A do tôi phụ trách đã được nhà trường đầu tư một máy vi
tính, cài đặt phần mềm Kisdmart, happykid, quả táo màu nhiệm… tạo điều kiện

rất tốt để tôi vận dụng những kiến thức kỹ năng của mình trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Tôi đã tự xây dựng, thiết kế cho mình những bài giảng điện tử theo chủ đề,
có nội dung phù hợp với trẻ của lớp tôi ở nhiều môn học như: Chữ cái, Văn học,
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc, làm quen với
tốn…Thơng qua những tiết học đó, tơi thấy trẻ hào hứng, chủ động, sang tạo
trong giờ học, trẻ hoạt động tích cực và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và
đầy đủ, tác động mạnh đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ.
2. Khó khăn
Tuy nhiên trong q trình thực hiện tơi cũng gặp một số khó khăn :
- Kiến thức và kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn nhiều hạn chế.
- Do đa số phụ huynh là người làm nơng nghiệp nên khơng có nhiều hiểu
biết về cơng nghệ thơng tin nên cũng có một số phụ huynh khơng đồng tình ủng
hộ.
- Nhận thức của trẻ khơng đồng đều nên ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy.
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ ỨNG DỤNG BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG MẦM NON BẢN
NGOẠI VÀ TẠI LỚP 5 TUỔI A
Năm học 2010-2011 là năm tiếp theo thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy của trường Mầm non Bản Ngoại. Ban giám hiệu nhà trường đã
xây dựng kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm, đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện. Việc thiết kế và vận dụng giáo án điện tử
của giáo viên được khuyến khích. Nhiều giáo viên trong trường đã mạnh dạn, tự

download by :


tin trong việc thiết kế và vận dụng những bài giảng điện tử vào quá trình dạy trẻ.
Thể hiện trong đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, các tiết thao
giảng trong trường, nhiều tiết sử dụng giáo án điện tử được thực hiện rất thành

công.
- Bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp khác luôn xác định cho mình
phương châm vừa làm vừa học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ
thông tin. Tôi thực hiện thiết kế giáo án điện tử sau đó đưa vào thực hành tại lớp
để các bạn đồng nghiệp dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm. Trong những giờ học
hàng ngày trên, tôi đưa giáo án điện tử vào các giờ phù hợp như: Khám phá
khoa học, toán, chữ cái, văn học, âm nhạc, tạo hình…Và cũng đã gặt hái được
một số thành cơng.
Tuy nhiên vì việc thiết kế và vận dụng giáo án điện tử trong giảng dạy ở
trường vẫn còn ở giai đoạn đầu nên còn rất nhiều khó khăn và tồn tại:
+ Việc đầu tư về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị cơng nghệ thơng tin
cịn nhiều hạn chế. Nhà trường chưa có phịng máy vi tính riêng, chưa có giáo
viên phụ trách riêng phòng máy, các thiết bị khác như máy quay phim, máy chụp
ảnh chưa đủ để giáo viên thực hiện…
+ Kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên còn
nhiều hạn chế, nhiều giáo viên cao tuổi chưa biết sử dụng máy hoặc còn né tránh.
Nhiều giáo viên đã biết sử dụng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở soạn thảo văn bản
thông thường còn thiết kế giáo án điện tử và vận dụng nó trong giảng dạy thì cịn
ít người làm được.
+ Việc sử dụng máy nhiều khi rơi vào tình thế bị động như mất điện, điện
yếu tắt máy, máy bị vi rút…Mỗi khi có sự cố như vậy thì giáo viên khó có thể
thực hiện bài giảng của mình một cách thuận lợi và chưa đạt được mục tiêu yêu
cầu đề ra.
+ Việc đánh giá các tiết dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn nhiều hạn
chế, nhiều giáo viên chưa biết vận dụng bài giảng điện tử sao cho phù hợp và
chưa phát huy được vai trò ưu việt cũng như hiệu, chất lượng của nó.

download by :



+ Chưa khai thác được nguồn tư liệu giáo dục phong phú từ mạng Internet
và các phần mềm ứng dụng khác để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Thực trạng nêu trên được thể hiện qua bảng sau:
Tổng số giáo viên 30
Tiêu chí đánh giá

Số giáo viên biết
ứng dụng CNTT

1. Giáo viên biết sử dụng máy tính

15

Tỷ lệ
50%

thơng thường
2. Giáo viên biết sử dụng thành thạo

6

20%

9

30%

6

20%


máy tính
3. Giáo viên chưa biết sử dụng
4. Giáo viên biết thiết kế và biết ứng
dụng giáo án điện tử

III,

MỘT

SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀO VIỆC DẠY
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.

download by :


Từ những thực trạng trên tôi thấy việc thiết kế một giáo án điện tử và ứng
dụng nó một cách đạt hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết đối với giáo viên
Mầm non. Để tự thiết kế được giáo án điện tử phù hợp với chủ đề, phù hợp với
lứa tuổi của trẻ, trước hết người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về tin học,
nắm được các bước cần thiết để xây dựng giáo án điện tử, cùng với niềm say mê
không ngừng học hỏi và sáng tạo để phục vụ chính q trình giảng dạy của mình.
1. Chuẩn bị mơi trường học tập cho trẻ
Việc áp dụng giáo án điện tử vào tiết dạy có đạt hiệu quả hay khơng cịn
phụ thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị môi trường học tập, các nguyên vật liệu, học
liệu giúp trẻ học tốt hơn. Trước khi thực hiện một tiết dạy, cô giáo phải chuẩn bị
đầy đủ, sắp xếp hợp lý đối với trẻ.
Trước hết việc trang trí, xắp sếp lớp học theo chủ điểm là rất quan trọng,
đặc biệt là các bài tập mở trong các góc hoạt động của trẻ, nó kích thích sự tị mị
khám phá tích cực của trẻ. Các ngun vật liệu, học liệu cần cho cơ và trẻ trong

tiết học đó, ví dụ: Các đồ vật dụng làm thí nghiệm: Chai, lọ nhựa, ca cốc, phễu,
vải vụn, nước, sỏi đá, bột mầu…; các đồ dung cho trẻ hoạt động nhóm: Tranh
ảnh, keo dán, kéo, bìa giấy…; Các đồ dung cho trẻ hoạt động cá nhân: thẻ chữ
cái, thẻ số, con giống…Các phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin như: Máy
chiếu, màn hình, máy vi tính , đài, loa, đầu đĩa, tivi…cân chuẩn bị kết nối một
cách kỹ càng và thuận tiện cho cơ giáo vừa có thể điều khiển được mà vẫn có thể
thực hiện được các hoạt động cùng với trẻ. Màn hình đặt vừa tầm nhìn của trẻ
khơng cao quá, không thấp quá, không xa quá, không gần q, đảm bảo để trẻ
nhìn rõ mà khơng ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của trẻ.
2. Thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint
Từ một chủ đề cụ thể, xác định nội dung kiến thức cần cung cấp cho trẻ là
gì, xác định những hoạt động của trẻ trong tiết học đó.
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật”, mơn Khám phá khoa học: Tìm hiểu
về một số loại hoa, tôi đã xác định những nội dung kiến thức cần cung cấp cho
trẻ cụ thể như sau:
- Tên gọi, đặc điểm, màu sắc của các loại hoa

download by :


- Ích lợi của các loại hoa
- Hoa nở như thế nào?
- Cách chăm sóc, bảo vệ hoa
Từ những nội dung đó tơi tiến hành lựa chọn hình ảnh phù hợp cho từng
nội dung, hình ảnh có thể là quay phim, chụp ảnh các cảnh thật, gần gũi xung
quanh trẻ hoặc tìm kiếm các hình ảnh đó trên mạng Internet…
Sau khi tìm kiếm và lựa chọn được các hình ảnh phù hợp tôi tiến hành xây
dựng thành giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint như sau: Nhấp chuột vào
Start  ProgramsMicrosoft OfficeMicrosoft PowerPoint mở ra slides đầu
tiên. Sau đó tiến hành chọn hình nền, phơng chữ, chèn các tranh ảnh cần thiết

cho bài day theo thứ tự định sẵn. Tạo các hiệu ứng sinh động bằng cách vào
Slides Show Custom Animation để lựa chọn.

Hoa Ly

Hoa đồng tiền

Có thể lựa chọn những bài hát hay bản nhạc lồng ghép vào các slides hoặc
ghi âm những lời nói ngộ nghĩnh, lời kể chuyện phù hợp với các hình ảnh bằng
cách lựa chọn slides cần chèn sau đó vào Insert  Movies and sound Sounds
from file Vào đường dẫn lựa chọn các bài hát, đoạn nhạc từ máy tính hoặc từ
đĩa CD, VCD, các đoạn được ghi âm sẵn  Okcửa sổ chọn Automaticalli
hoặc When clicked  xuất hiện hình một chiếc loa trên slides cần chèn. Phần
quan trọng là để đoạn âm thanh đó chạy đồng thời với các hình ảnh như thế nào
cho phù hợp vừa là để tạo hứng thú , sinh động cho bài giảng nếu là bài hát hoặc
đoạn nhạc vừa là cung cấp kiến thức cho trẻ kịp thời cùng những hình ảnh thơng
qua các đoạn ghi âm. Nếu đoạn ghi âm đó chỉ cần chạy trong 1 slides thì chỉ cần

download by :


một thao tác như trên là xong. Nhưng nếu muốn đoạn nhạc hoặc âm thanh đó
chạy đồng đều trong nhiều slides thì làm như sau: click vào Slides Show
Custom Animation nhìn sang cửa sổ bên phải thấy biểu tượng hình tam giác
trắng click vào mũi tên trỏ xuống chọn Effec option cửa sổ Play sound hiện ra,
tiếp theo chú ý phần Stop Playing click vào After chọn số slides cần cho nhạc
chạy vào ơ trống, tính từ slides vừa chèn nhạc muốn nó chạy bao nhiêu slides sau
thi điền số đó ví dụ muốn chạy 3 slides sau thi điền số 3 sau đó click OK là xong.
Thiết kế xong giáo án điện tử vậy cịn trình chiếu chúng như thế nào? Ban
đầu tôi rất băn khoăn và không biết xử lý ra sao vì khi coppy nó sang một máy

tính khác thì các hiệu ứng và các đoạn âm thanh không thể chạy được, vậy phải
làm thế nào? Sau khi tìm hiểu tơi học được cách đóng gói chúng lại để có thể
mang đi coppy sang máy khác trình chiếu hiệu ứng và các đoạn âm thanh vẫn
chạy bình thường, cách lam như sau: vào Menu File chọn Package for CD, chọn
tiếp coppy folder nếu là lưu trong máy tính, chọn tiếp Browse… chọn đường dẫn
đến nơi cần lưu, chọn OK. Nếu để coppy ra đĩa CD thì Menu File chọn Package
fỏ CD, chọn tiếp coppy CD, cho đĩa CD vào ổ đĩa nhấn OK là xong.
Thiết kế một giáo án điện tử có thể nói là rất đơn giản nhưng nó cũng rất
khó bởi lẽ: Nếu cách sắp xếp các bức tranh và hình ảnh khơng hợp lý thì sẽ
khơng thể truyền tải hết nội dung của bài, nếu các hiệu ứng của các hình ảnh đơn
điệu quá thì cũng khơng gây được sự hứng thú đối với trẻ, còn nếu lạm dụng các
hiệu ứng, hoặc mà sắc lịa loẹt thì cũng gây ảnh hưởng tới q trình truyền tải
kiến thức, nó sẽ khiến trẻ chỉ chú ý tới hình ảnh mà khơng chú ý gì đến lời nói
của cơ giáo.
3. Vận dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy
Xây dựng được một giáo án điện tử đã khó nhưng để vận dụng nó có hiệu
quả cịn khó hơn, giáo án điện tử khơng hồn tồn thay thế được hết các đồ dung
trực quan trong một tiết dạy, nó chỉ góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện, gây hứng thú,
giúp trẻ nhận biết kiến thức một cách dễ dàng hơn, vậy vận dụng nó như thế nào
là điều mà tôi rất băn khoăn. Tôi tiến hành thử nghiệm các giáo án do tôi xây
dựng vào quá trình giảng dạy thực tế tại lớp mình, vận dụng ở một số môn học

download by :


như: Khám phá khoa hoc về môi trường xung quanh, Văn học, Làm quen với
chữ cái, làm quen với tốn.
Ví dụ: Với bài dạy “Làm quen với chữ cái h, k”, chủ điểm “ Thế giới thực
vật ” tôi xây dựng giáo án điện tử với một số hình ảnh: Hoa hồng, hoa loa kèn,
chùm khế, hoa huệ…dưới những hình ảnh có từ kèm theo, khi giới thiệu đến chữ

nào thì chữ đó xuất hiện.

Có thể phân tích cả các nét chữ để trẻ dễ dàng nhận biết, chữ h có một nét xổ
thẳng, một nét móc, chữ k có một nét xổ thẳng, hai nét xiên…Kết hợp với việc
trẻ được quan sát nhận biết chữ cái, các chữ cái rời, phát âm các chữ cái… từ
đó trẻ có thể nhận biết các chữ cái một cách dễ dàng.

download by :


Đến phần trị chơi với các chữ cái có thể tạo ra các hiệu ứng sinh động cho
các nét chữ trên màn hình yêu cầu trẻ tìm đúng các nét chữ đúng để ghép thành
các chữ cái, cô chuẩn bị các nét chữ cho trẻ có thể bằng thanh gỗ mỏng, thanh
nhựa hoặc bằng bìa cát tơng, cơ đưa ra yêu cầu sau đó cho trẻ chơi, để ghép
chữ h cần những nét chữ nào ghép lại với nhau trẻ sẽ tìm và ghép sau đó cơ và
trẻ cùng kiểm tra kết quả trên màn hình.
Với mơn văn học, tơi đã ghi âm giọng kể chuyện của mình sau đó lồng
vào các hình ảnh sao cho phù hợp, như vậy đến giờ dậy tôi sử dụng kết hợp
giữa kể chuyện trực tiếp với kể chuyện qua giáo án điện tử một cách nhịp
nhàng nhất và làm cho trẻ rất hứng thú. Ngồi ra tơi có thể sử dụng hình ảnh để
giúp trẻ tập kể chuyện theo tranh ở các giờ hoạt động buổi chiều.
Tương tự như vậy, ở mỗi môn học có một cách ứng dụng khác nhau tạo
điều kiện tốt nhất giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học” thơng qua các bài giảng
điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới
trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở trẻ những
nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc
sống.
4. Tổ chức cho trẻ làm quen với ứng dụng cơng nghệ thơng tin thơng
qua các trị chơi.
Các trị chơi trên các phần mềm đã cài đặt sẵn như: Kisdmart, happykid,

quả táo màu nhiệm…đã bước đầu góp phần cho trẻ làm quen dần với việc ứng
dụng công nghệ thông tin. Qua các trị chơi đó những kến thức về mơi trường
xung quanh được khắc sâu, trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái và các chữ
số.
Ngồi các trị chơi đó, trong mỗi tiết học tơi có thể thiết kế một số trị
chơi nhằm kích thích trẻ hoạt động, củng cố kiến thức cho trẻ. Trẻ cũng cảm thấy
say mê và tích cực tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ:
- Trị chơi “Ơ cửa bí mật” nhằm củng cố nhận biết của trẻ về các chữ cái
vừa học: Trên màn hình có nhiều ơ của được gắn số thứ tự, chia trẻ thành các

download by :


nhóm, từng nhóm trẻ sẽ chọn một ơ cửa, cơ đọc câu đố về hình ảnh phía sau ơ
cửa đó cho trẻ đốn, sau đó mở ơ cửa để kiểm tra kết quả, trẻ phải đọc chữ cái có
trong từ bên dưới bức tranh.
- Xây dựng một số trò chơi khác để cho trẻ tự tập điều khiển chuột của
máy tính như: “ Tìm các chữ cái đã học trong từ dưới tranh” với trị chơi này, cơ
đưa ra một số hình ảnh có từ kèm theo, u cầu trẻ tìm đúng chữ cái đã học, trẻ
dung chuột click vào chữ cái trong từ nếu chọn đúng sẽ kèm theo âm thanh như “
đúng rồi” hoặc “ Bé giỏi quá” nếu khơng đúng sẽ có âm thanh “ Bé thử lại
nào”…ví dụ như tìm chữ h trong “ Hoa hồng”, tìm chữ k trong “Hoa loa kèn”…
- Hoặc với trị chơi “Tìm đúng số lượng tương ứng” trong mơn Làm
quen với tốn. Với trị chơi này trẻ phải điều khiển chuột đêpr xếp các con vật,
đồ vật đúng số lượng với chữ số tương ứng…
Đó chỉ là một vài ví dụ đơn giản, còn rất nhiều những trò chơi khác nữa
giúp trẻ học say mê mà rất nhẹ nhàng, tiếp thu được kiến thức một cách đầy đủ
nhất. Vẫn với môn làm quen với chữ cái ở cuối năm học vừa là củng cố kiến
thức của trẻ vừa là giúp những trẻ còn yếu kém nhận biết được các chữ cái làm

nền tảng cho việc vào học ở lớp 1 sau này, tôi đã sử dụng phần mềm Window
Movie Maker đưa các chữ cái và hình ảnh tạo thành những đoạn phim ngắn, có
các hiệu ứng sinh động kèm theo để cho trẻ học, qua đó trẻ nhận biết các chữ cái
rất nhanh và vui vẻ hứng thú.
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1, Kết quả
Sau một năm tiến hành thử nghiệm và áp dụng giáo án điện tử vào các tiết
dạy, tôi đã thu được một số kết quả sau:
Sau một năm tiến hành thử nghiệm và áp dụng giáo án điện tử vào các tiết
dạy, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Đối với cơ giáo
- Tích lũy cho mình được rất nhiều kinh nghiệm về cơng nghệ thông tin,
hiểu biết thếm về kiến thức và kỹ năng thực hành thiết kế xây dựng và áp dụng
giáo án điện tử.

download by :


- Khả năng thiết kế và ứng dụng giáo án điện tử đạt kết quả khá cao
- Tích lũy được nhiều giáo án điện tử hữu ích ở tất cả các môn học
- Khai thác được nhiều tài liệu từ kho tang tư liệu giáo dục thông qua mạng
Internet.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử phục vụ giảng dạy, một số giáo
viên chưa biết sử dụng máy tính chủ yếu là giáo viên cao tuổi.
Những kết quả đó được thể hiện rõ ở bảng sau:
Tổng số giáo viên 30
Tiêu chí đánh giá

Số giáo viên biết
ứng dụng CNTT


1. Giáo viên biết sử dụng máy tính

6

Tỷ lệ
20%

thơng thường
2. Giáo viên biết sử dụng thành thạo

21

70%

3

10%

12

40%

máy tính
3. Giáo viên chưa biết sử dụng
4. Giáo viên biết thiết kế và biết ứng
dụng giáo án điện tử
* Đối với trẻ
- Bước đầu được làm quen với máy vi tính, cách điều khiển chuột, bàn phím
thơng qua phần mềm Kidsmart, Happy kid: 35 trẻ trong lớp học được tham gia

và 32/35 đã tự điều khiển được, biết cách thực hiện bài tập, trò chơi.
- Hứng thú tích cực vào hoạt động đặc biệt là các giờ có ứng dụng giáo án điện
tử. Do vậy nhận thức của trẻ cũng phát triển tốt hơn thông qua việc tự giác học
tập khám phá.
- Khi tổ chức các giờ học với giáo án điện tử, trẻ tham gia hào hứng, háo hức
được phát biểu, được nêu ý kiến của mình về đối tượng một cách dễ dàng, thoải
mái, trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hiểu sâu hơn về các hiện tượng, sự vật
xung quanh thơng qua các hình ảnh sống động, nắm bắt kiến thức nhanh hơn và
nhớ lâu hơn.

download by :


2, Nguyên nhân và bài học thực nghiệm
a, Nguyên nhân
Hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm non là hoạt động vui chơi, do vậy những
bài học đưa vào cứng nhắc sẽ khiến trẻ chán nản, khơng có hứng thú để tiếp thu
kiến thức. Khi vận dụng ứng dụng các bài giảng điện tử vào tiết dạy như một
hoạt động vui chơi đối với trẻ sẽ giúp trẻ hứng thú và thu được nhiều kết quả
hơn.
Mặt khác khi chúng ta sử dụng các bài giảng điện tử sẽ giúp trẻ “Học mà
chơi, chơi mà học”. Những gì mà chúng ta cần cung cấp cho trẻ sẽ được trẻ tiếp
thu một cách nhẹ nhàng, nhưng lại khắc sâu vào tâm trí trẻ thơng qua những hình
ảnh sinh động, ngộ nghĩnh.
b, Bài học kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu, tụ học hỏi, tìm tịi các biện pháp để thiết kế xây dựng
giáo án điện tử, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản than và cho cả
bạn bè, đồng nghiệp với những ai có thu hút, say mê ứng dụng công nghệ thông
tin.
- Để thực hiện tốt việc thiết kế bài giảng điện tử thì bản than người giáo viên

Mầm non cần mạnh dạn, tự tin, khơng ngại khó và khơng ngừng sáng tạo, qua đó
tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê..
Chắc chắn nhiều bạn đồng nghiệp của tôi sẽ có nhiều khám phá mới mẻ và sẽ tạo
ra những bước đột phá mới trong q trình ứng dụng cơng nghệ thông tin trong
giảng dạy, tự thiết kế, xây dựng cho mình những bài giảng điện tử với mục đích
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Khi thiết kế, xây dựng giáo án điện tử cần xác định rõ nội dung kiến thức định
cung cấp cho trẻ là gì, sau đó lựa chọn các hình ảnh phù hợp, nên xắp sếp các
slides đơn giản có sự lien kết chặt chẽ với nhau thuận lợi trong quá trình vận
dụng thực tế.
- Hạn chế tối đa những trục trặc trong tiến trình bài giảng bởi vì có khi chỉ vì một
trục trặc nhỏ cũng làm bạn lúng túng, mất bình tĩnh khiến cho không thể điều
khiển tiết dạy theo ý muốn và đtj được hiệu quả.

download by :


- Thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức về tin học bởi lẽ khoa học công nghệ
luôn phát triển không ngừng, nếu không học hỏi thêm bạn sẽ trở thành lạc hậu,
không cập nhập được tri thức mới.
- Thường xuyên khám phá kho tàn kiến thức, tư liệu giáo dục từ mạng Internet:
Thư viện giáo án điện tử Violet; mammon.edu.vn; trang tìm kiếm google.com…
và các phần mềm hỗ trợ đắc lực cho việc soạn thảo giáo án điện tử như:
PowerPoint, Windows movie make…và các phần mềm giáo dục khác.
- Phương pháp áp dụng tốt nhất là thực hành trên máy tính và thực hành trên tiết
dạy, cùng với sự khám phá, học hỏi thường xuyên, liên tục về công nghệ thông
tin.
- Điều quan trọng giúp tôi cũng như các bạn thành cơng chính là sự tự tin, năng
động, niềm say mê và không ngừng khám phá, sáng tạo.
- Với các bài giảng điện tử mà tơi đã xây dựng có thể vận dụng trong các tiết học

ở trường tôi và ở tất cả các trường khác đối với lứa tuổi Mầm non. Với các đồng
nghiệp chưa thạo về kỹ năng tin học, cũng có thể sử dụng được các bài giảng này
khi in sao ra đĩa CD.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Với những biện pháp “Một số biện pháp ứng dụng baig giảng điện tử vào
việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non” mà tôi đã nêu trên áp dụng vào thực tế
trẻ trong lớp và đã thu được kết quả tốt. Theo tôi với các phương pháp này có
khả năng ứng dụng cho tất cả các trường Mầm non, không những áp dụng cho
lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi mà cịn có thể áp dụng cho các độ tuổi khác.

download by :


C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
Ứng dụng công nghệ thơng tin trong giáo Mầm non nói chung và ở trường
Mầm non Bản Ngoại nói riêng đã thu được một số kết quả đáng kể, song cũng
cịn khơng ít khó khăn và thách thức. Nó khơng chỉ địi hỏi sự quan tâm đầu tư
về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo, các trường Mầm non,
phụ huynh học sinh mà còn đòi hỏi sự say mê nhiệt huyết không ngừng phấn
đấu, học hỏi và sáng tạo của người giáo viên.
Nếu thực hiện tốt việc xây dựng và thiết kế giáo án điện tử cũng như vận
dụng nó một cách sáng tạo có hiệu quả trong quá trình giảng dạy thì sẽ mang
lại niềm say mê hứng thú học tập của trẻ em, đồng thời góp phần rất lớn trong
việc phát triển về nhận thức, năng lực, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức của trẻ, giúp
trẻ có kiến thức sơ đẳng ban đầu, mạnh dạn tự tin trước khi bước vào trường
Tiểu học.
Thực hiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong bâc học Mầm non có rất
nhiều hữu ích trong cơng tác giáo dục trẻ như:
- Trẻ rất hứng thú và nhận thức nhanh hơn trong các tiêt học

- Khuyến khích được sự tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua các bài tập mở
trong các hoạt động hàng ngày.
- Khuyến khích trẻ phát triển tư duy thơng qua các trị chơi
- Tạo điều kiện cho trẻ làm quen, tiếp xúc vơi công nghệ thông tin
- Cung cấp cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống thơng qua các hình ảnh sống
đơng.
II- KIẾN NGHỊ
Quan việc nghiên cứu cũng như thực hiện đề tài này, tơi có một số kiến
nghị như sau:
- Nhà trường cần tiếp tục cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất cũng như các trang
thiết bị phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nối mạng
Internet tới các máy tính để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tìm kiếm các
tư liệu phục vụ trong quá trình giảng dạy.

download by :


- Nhà trường, Phòng, Sở tổ chức nhiều các lớp tập huấn về công nghệ thông tin
giúp cho giáo viên có nhiều cơ hội được học tập kiến thức cũng như trao đổi
kinh nghiệm về công nghệ thông tin với bạn bè đồng nghiệp.
- Giáo viên cần phối hợp tốt với nhà trường, bạn đồng nghiệp, phụ huynh học
sinh trong q trình thực hiện ứng dụng cơng nghệ thơng tin cũng như q trình
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát sao, đánh giá đúng chất
lượng của các giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin và rút kinh nghiệm cụ thể,
kịp thời để giáo viên có thể thực hiện một cách tốt nhất.
Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy
trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp.


Tôi xin chân thành cản ơn!
Bản Ngoại, ngày 25 tháng 4 năm 2011
Người viết

Nguyễn Thị Như Quỳnh

download by :


MỤC LỤC

Trang

A-PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài

1

II- Mục đích nghiên cứu

3

III- Nhiệm vụ nghiên cứu

4

IV- Đối tượng nghiên cứu

4


V- Phương pháp nghiên cứu

4

B-NỘI DUNG
I- Đặc điểm tình hình
1, Thuận lợi

5

2, Khó khăn

5

II- Thực trạng của việc ứng dụng bài giảng điện tử vào giảng
dạy tại trường Mầm non Bản Ngoại và tại lớp 5 tuổi A

7

III- Một số biện pháp ứng dụng bài giảng điện tử vào việc dạy trẻ
5-6 tuổi ở trường Mầm non
1, Chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ

9

2, Thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint

10

3, Vận dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy


12

4, Tổ chức cho trẻ làm quen với ứng dụng công nghệ thông tin qua
các trò chơi

14

IV- Kết quả đạt được
1, Kết quả

15

2, Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

15

V- Khả năng ứng dụng của đề tài

19

C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1, Kết luận

20

2, Kiến nghị

20


download by :


download by :



×