Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài tập làm văn hay ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.46 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài Tập làm văn hay
ở Trường THCS
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Kim Dung
Môn: Ngữ văn
Trường THCS Tô Hiệu

Vĩnh Yên, năm 2018

download by :


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài Tập làm văn
hay ở Trường THCS

Vĩnh Yên, Năm 2018

download by :


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN


1. Lời giới thiệu
1.1.Về mặt lí luận
Qua thực tế giảng dạy và học tập, chúng ta ai cũng nhận thức được rằng: dạy văn,
học văn không phải là chuyện đơn giản mà nó địi hỏi ở chúng ta sự nghiên cứu, tìm
hiểu, tiếp thu bằng cả tri óc và tâm hồn. Có khi ta cảm thụ được nhưng lại trình bày sự
hiểu biết của mình thì khơng đạt u cầu. Một bà tập làm văn là kết quả của sự tổng
hợp các kiến thức đã học về lí thuyết tập làm văn- kiến thức văn học- kiến thức xã
hội- kĩ năng dùng từ diễn đạt. Để biến những kiến thức đó trở thành của mình thì phải
có một thời gian dài miệt mài rèn luyện, đặc biệt là phải có sự ham thích nữa. Chính vì
thế mà học sinh bậc THCS viết được bài văn hay hoặc trở thành người học sinh giỏi
văn là một điều rất khó.
1.2. Về mặt thực tiễn
Là một giáo viên đã từng giảng dạy nhiều năm về bộ môn này, nhiều năm liền
làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi suy nghĩ rất nhiều khi kết quả học văn của
học sinh chưa cao. Nhiều em tỏ ra khơng thích mơn học, cứ nghĩ đến học văn, viết văn
là các em ngại; các tiết học của môn văn ít có sự hào hứng, sơi nổi. Thực tế trên thực
ra cũng do nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân cơ bản mà chúng ta ít chú ý
đến rèn luyện, hướng dẫn, sửa chữa cách diễn đạt bài văn cho các em, nhưng hay đã
chú ý nhưng chưa biết hướng dẫn như thế nào cho thành hệ thống, thói quen trong
cách diễn đạt để nâng cao chất lượng học văn.
Tôi thấy rằng với các em học sinh THCS khi vốn văn học còn nhiều hạn chế, để
viết được bài tập làm văn hay, ngoài sự chuẩn bị về mặt nội dung, ý tứ sâu sắc, các em
học sinh cần phải được trang bị thêm một số kiến thức cơ bản về cách diễn đạt để bài
viết giàu sức thuyết phục. Nhưng hướng dẫn như thế nào? Bắt đầu từ đâu? thì lại là
một việc rất khó, khơng phải người giáo viên nào cũng dễ dàng làm ngay được. các
em đã viết được những bài văn hay dần dần sẽ tạo thói quen khi viết, sẽ thận trọng
hơn trong cách diễn đạt. Như vậy tôi tin rằng kết quả học văn của các em sẽ khá lên.
Các em sẽ say mê, thích thú mơn học.
Từ những suy nghĩ trên, tơi mạnh dạn đưa ra một số cách giúp các em diễn đạt
hay trong bài tập làm văn để bản thân và đồng nghiệp tham khảo áp dụng.


download by :


2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài tập
làm văn hay ở trường THCS.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Thị Kim Dung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Tô Hiệu- phường Đống Đa- thành
phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0984.298.346
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Giáo viên: Lê Thị Kim Dung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực dạy học Ngữ văn THCS, đặc biệt phần
tập làm văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc dùng thử: Tháng 11/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung sáng kiến
7.1.1. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu
7.1.1.1. Tình hình xã hội
Văn học là mơn học chính trong các cấp phổ thơng nhưng chưa được các em
học sinh và phụ huynh chú ý. Một trong những nguyên nhân là do sự tác động của xã
hội. Mặt khác đất nước ta đang phát triển theo con đường cơng nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước nên nhiều người hiểu biết khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Chính
vì thế mà học sinh thích đi sâu khám phá các mơn như: Tin học, Tốn học, Vật lí, Hóa
học, Ngoại ngữ…hơn những mơn Văn học, Lịch sử, Địa lí…đó là một trong những
ngun nhân khiến các em khơng thích học văn, ngại viết văn.
7.1.1.2. Thực trạng của giáo viên dạy văn

Nhìn chung giáo viên ít có sự tìm tịi đổi mối trong cách dạy văn. Giáo án lên
lớp còn sơ sài, copy trên mạng, giáo án chung chung chưa phát hiện được những cái

download by :


hay, cái mới mẻ trong bài dạy. Nhiều giáo viên chưa nắm chắc được đặc trưng bộ
mơn, chưa tìm cách thu hút học sinh say mê môn học. Đặc biệt là phân môn Tập làm
văn phần lớn giáo viên mới chỉ cung cấp khái niệm về thể loại, cách tìm ý, dựng đoạn,
lập dàn ý, chưa chỉ ra cách hành văn, diễn đạt riêng từng thể loại như thế nào. Việc
chấm và sửa chữa bài cho học sinh cũng còn những hạn chế như giáo viên chỉ phê lỗi
chính tả, chữ viết, dùng từ một cách chung chung với bài văn nào cũng được mà chưa
đi sâu sửa lỗi diễn đạt hành văn, câu văn, giọng văn cho đúng, cho hay. Chính vì thế
kết quả dạy văn trong các trường cũng như qua các kì thi Thành phố, tỉnh chưa cao so
với các môn khác.
7.1.1.3. Thực trạng của học sinh học Ngữ văn
Thực tế cho thấy kết quả học văn của nhiều học sinh hiện nay so với các môn
học khác nhất là các mơn khoa học tự nhiên có một sự chênh lệch rất lớn, các em rất
lười học văn. Nhiều em viết đi viết lại một bài văn mà người đọc vẫn không sao chấp
nhận được về hành văn, lối diễn đạt, sử dụng từ ngữ, câu cú…hầu hết các em đều
chưa có tủ sách văn học riêng, thậm chí các tác phẩm được học đoạn trích các em
cũng khơng đọc tác phẩm, có một vài em kể cả tác phẩm hay đoạn trích trong sách
giáo khoa các em cũng khơng đọc hết. Các em chưa có thói quen ghi chép tư liệu văn
học, sổ tay văn học, vì thế vốn văn học rất nghèo nàn ít ỏi.
Khi viết các bài Tập làm văn nhiều học sinh còn lơ mơ khi nắm bắt thể loại của
đề bài, chứ cha nói đến việc rèn rũa rũa hành văn, lối viết riêng cho thể loại. Chính vì
thế mà học sinh thường bị bế tắc trong cách diễn đạt, vốn ngôn ngữ hạn chế lại không
được bổ sung bồi dưỡng nên thành thử các em rất lúng túng, vụng về trong khi viết.
Nhiều bài viết nội dung khá đầy đủ nhưng lập luận không chặc chẽ, dùng từ đặt câu
bừa bãi, sắp đặt không theo trật tự nào cả, kết quả học văn của các em không cao, dẫn

đến các em chán viết văn, học văn.
Sau đây là một số số liệu điều tra trong năm 2016- 2017 ở hai lớp 9 ở trường
chúng tơi:
H/S bình thường với mơn
Văn

H/S thích mơn Văn

H/S chán học môn Văn

35%

25%

40%

- Kết quả học văn của học sinh đại trà

download by :


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

10%


25%

40%

25 %

- Kết quả học sinh giỏi văn thành phố của trường chúng tôi năm học 2016- 2017
như sau: Đồng đội xếp thứ 7/10 trường. cá nhân có 15 học sinh dự thi cấp thành phố.
Kết quả như sau:
Điểm 1, 2

Điểm 3,4

Điểm trên 5

0=0

10=66,7%

5=33,3%

Từ kết quả trên khiến bản thân tơi ln trăn trở với những tìm tịi đổi mới. Tơi
nghĩ rằng mình cần đổi mới cách dạy văn, nhất là rèn cách viết văn cho các em. Từ đó
ngồi việc tìm hiểu thể loại, trang bị về nội dung kiến thức, tôi chú ý rèn luyện cách
diễn đạt cho các em.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tham khảo nhiều sách có liên quan đến môn văn
học của trường THcs. Để đi nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy này tôi đã phải tiến
hành nhiều phương pháp. Sau đây là một số phương pháp chính:

7.1.2.1. Điều tra
7.1.2.1.1. Về phía học sinh
Tơi thu lượm một số bài viết của các em học sinh đã làm và được phê chấm, chú
ý đến cả học sinh trung bình, khá, giỏi ở các thể loại, ở đủ các khối lớp. Qua đó giáo
viên phải nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu của từng bài, tìm ra nguyên nhân và cách
khắc phục.
Nhìn chung, bài làm của các em dừng ở mức độ hoàn thành yêu cầu. mức độ chất
lượng chưa cao bởi vì các em chưa biết chọn lọc từ ngữ, hình ảnh để diễn đạt ý. Lập
luận đơn điệu, chưa có sự đối chiếu so sánh với các tác giả, tác phẩm đương thời. các
em chưa chú ý thể hiện thái độ của người viết trước một vấn đề văn học. cảm xúc
khơng đích thực, cịn gị bó, gượng ép. Thành thử bài viết rất khơ khan, đơn điệu,
khơng có sức thuyết phục người đọc.
7.1.2.1.2. Về phía giáo viên
Thực hiện giờ dạy trên lớp: Tôi đã đi dự giờ tập làm văn của một giáo viên trong
trường tiết: “ Dựng đoạn văn trong bài phân tích tác phẩm”

download by :


Tiết dạy này của giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh trả lời các bài tập trong sách
giáo khoa rồi cuối cùng đi đến kết luận cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo
khoa. Trong khi gợi ý làm bài tập, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh cách dùng từ,
câu, hình ảnh, giọng văn trong từng bài mà chỉ đi sâu khai thác ý. Cho nên các em
chưa nhận rõ được cách diễn đạt hay trong từng đoạn mà các em được đọc. nên tiết
dạy đi rất nhanh mà kiến thức và kĩ năng em nhận được ít, các em chưa say sưa, hào
hứng với bài học.
Thực hiện chấm, chữa bài Tập làm văn: Giáo viên chấm bài chưa cặn kẽ, mới
dừng lại ở việc chấm ý theo nội dung đề bài, bố cục bài văn hoàn chỉnh hay chưa.
Điều này được thể hiện ở lời phê: bài làm đủ ý, bố cục hồn chỉnh, trình bày sạch sẽ…
Tương ứng với lời phê là điểm 8.

Vấn đề ở đây là: Giáo viên chưa chú trọng đến cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt,
lập luận trong quá trình phân tích- giảng giải- tổng hợp- chuyển tiếp. Trên cơ sở đó
học sinh phải biết “gói” vấn đề, nâng cao để rút ra ý nghĩa tư tưởng. từ đó bộc lộ cảm
xúc của mình về vấn đè phân tích.
Khi nắm được những lỗi sai của học sinh, giáo viên phải chữa lỗi cụ thể theo
trình tự: lỗi sai- chưa đúng- viết hay đẻ học sinnh có thói sửa lỗi khi viết văn.
7.1.2.2. Nghiên cứu
Tôi đã đọc và nghiên cứu thêm một số tài liệu có thể nói rất hay như: “ Những
bài thi chọn lọc học sinh giỏi quốc gia” của Nguyễn Sỹ Bá, “ Văn bồi dưỡng học sinh
năng khiếu THCS”của Nguyễn Đăng Mạnh…Nghiên cứu những sách đó, tơi thấy tác
giả của từng bài viết tỏ ra rất xuất sắc trong cách diễn đạt, những bài viết tự nhiên dễ
gây cảm tình cho người đọc, đặc biệt đó là cách dùng từ, dùng hình ảnh, dùng hình
ảnh trong cuốn: “ Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu” của Nguyễn Đăng mạnh chỉ ra
nhiều cách tạo hứng thú, chất lượng trong một giờ văn đặc biệt hướng dẫn học sinh
tạo ra những bài văn có chất lượng cao.
7.1.2.3. Đối chứng
Tơi đi đối chứng giữa giờ dạy của giáo viên trên lớp với sự hướng dẫn qua nhiều
tài liệu, đối chứng giữa bài viết của học sinh mình dạy, của trường mình với những bài
viết của các em trong văn chọn lọc rồi tìm ra những hạn chế của người giáo viên khi
lên lớp.
7.1.2.4. Rút ra kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế

download by :


Tơi tìm tịi phát hiện những cái mới mẻ, những cái hay, cái khó đúc rút thành
kinh nghiệm truyền thụ cho các em về môn học, vừa dạy tôi vừa đối chiếu so sánh kết
quả với trước đó và các giáo viên khác, luôn kết hợp dạy văn, dạy Tiếng Việt để bổ
sung cho môn Tập làm văn. Khi học về mỗi thể loại, tôi phải đi sâu hơn vào việc rèn
luyện hành văn, giọng văn, từ ngữ riêng cho từng thể loại. Chuẩn bị kĩ kiến thức, kĩ

năng viết bài, lấy kết quả của bài này so với kết quả của những bài trước đó, đồng thời
uốn nắn ngay những mặt còn hạn chế trong cách viết, cố gắng gây sự thoải mái, nhẹ
nhàng khi dạy.
7.1.3. Những công việc đã làm
Trên một số bài viết, học sinh luôn phải chú ý đến hai mặt nội dung và hình thức
của bài văn. Khi giảng dạy cho các em, người giáo viên phải chú ý đến cả hai mặt này,
nhưng về hình thức một số bài văn, giáo viên cũng như học sinh cịn hạn chế nhiều.
nên tơi xin được trình bày một số kinh nghiệm giúp các em diễn đạt hay hơn trong khi
viết văn, để từ đó các em u thích hứng thú với mơn văn, nâng cao chất lượng bộ
môn.
7.1.3.1. Cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ khi viết
Biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác là một trong những yếu tố
quyết định để có cách diễn đạt hay. Dù là loại văn sáng tác hay nghị luận, nếu đó là
một bài văn hay, đọc lên chúng ta đều thấy người viết có vốn từ ngữ phong phú và
đặc biệt họ sử dụng rất chính xác và linh hoạt. từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ sẽ lột tả
được thần thái của sự vật, sự việc, làm cho bài viết giàu sức thuyết phục.
Tùy từng loại văn mà có cách sử dụng sao cho phù hợp; trong văn sáng tác
thường dùng từ tượng hình, tượng thanh; nhưng văn nghị luận lại không thường xuyên
dùng những loại từ đó.
Ví dụ: Khi miêu tả tâm trạng của mình trên con đường tới dự buổi lễ khai giảng
của năm học, học sinh thường tả tâm trạng: “ trong lịng em cảm thấy vui thích vơ
cùng” nhưng nếu thay từ “ vui thích” bằng từ “ xơn xao, rạo rực” khi mới diễn tả được
đầy đủ tâm trạng của em học sinh ngày đầu tiên đến trường.
Giáo viên có thể đưa ra một đoạn thơ sau để các em tìm hiểu tại sao lại dùng từ
đó.
“ Tơi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát

download by :



Gió lộng xơn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lịng ta ngân nga tiếng hát”
( “ Mẹ Tơm”- Tố Hữu)
Trong khổ thơ trên tại sao tác giả lại không dùng từ “ lao xao”, “ rì rào” mà lại
viết là “ gió lộng xơn xao”? Bởi vì khổ thơ khơng chỉ là cảnh sóng, gió một buổi trưa
miền biển mà cịn nổi lên một tâm trạng bồi hồi, xơn xao, náo nức, sung sướng của
người con đi xa, nay trở lại thăm quê hương thứ hai, nơi đã nơi mình thời hoạt động
cách mạng bí mật.
Trong văn nghị luận nhiều học sinh phân tích nhân vật từ đầu đến cuối chỉ có
một cách gọi tên như: anh ta, chị ấy hoặc nhà thơ. Nếu giáo viên hướng dẫn cho các
em nhiều cách gọi tên khác đi thì bài viết sẽ sinh động hơn, tránh nặng nề, nhàm chán.
Ví dụ: Khi phân tích nhân vật lão Hạc ( Ngữ văn 8- tập 2) ta có thể gọi tên các
nahu tùy từng đoạn như: Người cha giàu lòng yêu thương con, người nơng dân nghèo
khổ, con người giàu lịng tự trọng…
Sử dụng từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ tức là hợp văn cảnh ta có đoạn văn hay, câu
văn hay. Ngược lại để rơi vào sáo rỗng, khoe chữ như vậy, ta phải hướng dẫn kĩ hơn
trong cách dùng từ trong từng văn cảnh.
Với cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh vừa gợi tả, gợi cảm xúc, nhà phê bình văn
học Lê Bảo đã từng nhận xét về bài thơ: “ Bạch Đằng hải khẩu”: “ Cửa biển Bạch
Đằng là mảnh đất đó “ cây đời” Nguyễn Trãi mãi mãi xanh tươi. Và đến lượt mình,
thứ cây “ một mình lạt thuở ba đông” ấy tạo ra một thứ hổ phách, phục linh ni lớn
thế hệ sau ơng, tiếp nối dịng sữa ngọt ngào là lịng tự hào, tự tơn dân tộc.
7.1.3.2. Sử dụng linh hoạt các kiểu câu của Tiếng Việt
Biết vận dụng tất cả các loại câu một cách linh hoạt và tùy vào từng lúc, từng
nơi, đúng lúc, đúng chỗ, tùy vào giọng văn của từng đoạn mà có những loại câu cho
phù hợp.
Ví dụ: Khi diễn tả tình cảm của mình trước một hình ảnh nào đó ta có thể dùng
những kiểu câu dài. Nhưng khi lên án tố cáo nhân vật nào đó ta có thể dùng câu văn
ngắn, hay để diễn tả trực tiếp thái độ tình cảm của mình, người ta thường dùng câu

cảm thán. Xuân Diệu viết: “ Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt
của mụ văng ra mãi tới ngàn năm”.

download by :


Khi muốn gây sự chú ý cho người đọc, ta có thể dùng câu nghi vấn, loại câu có
hai mệnh đề ( hơ ứng) cũng có nhiều tác dụng làm thay đổi giọng văn, làm cho bài
viết phong phú.
Ví dụ: Khi viết về Ngô Tất Tố qua tác phẩm: “ Tắt đèn”: “ Càng gần gũi người
nông dân bao nhiêu Ngô Tất Tố càng thấu hiểu nỗi khổ tâm dày vị trong lịng họ bấy
nhiêu. Ơng khơng những lên án bọn cường hào ở làng Đơng Xá mà ơng cịn lên án tất
cả bọn quan lại đương thời trong xã hội”.
Khi dùng loại câu khẳng định hoặc phủ định cần chú ý tránh cách diễn đạt tuyệt
đối tức là phải uyển chuyển có mức độ trong nhận xét đánh giá.
Ví dụ nhiều học sinh viết: “ Chỉ có văn học mới đem lại niềm vui và hạnh phúc
cho con người”, lẽ ra chỉ viết: “ Văn học đã thực sự góp phần đem lại niềm vui và
hạnh phúc cho con người”.
Trong nhiều trường hợp câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của
phủ định nhằm nhấn manhj vào sự khẳng định.
Ví dụ: “ Nhà văn nhất định phản ánh trong sáng tác của mình những sự kiện…”
được viết lại là: “ Nhà văn không thể không phản ánh trong sáng tác của mình những
sự kiện…” thì sự khẳng định được nhấn mạnh hơn nhiều, cũng trong từng thể loại mà
có từng loại câu cho phù hợp.
Ví dụ: Như văn miêu tả thường sử dụng câu trần, nhưng trong văn kể chuyện lại
dùng câu hỏi, câu cảm, câu đối thoại. Điều quan trọng là giáo viên phải chỉ ra được tại
sao lại dùng những kiểu câu khác nhau đó trong mỗi thể loại.
7.1.3.3. Sử dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp tu từ để tạo hình ảnh khi viết
văn
Đối với các loại văn sáng tác, đặc biệt là văn miêu tả, tường thuật, kể chuyện, ai

cũng thấy là cần phải giàu hình ảnh. Bởi vì, chỉ có dùng hình ảnh mới dựng lên được
bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống, con người và sự vật, nói bằng hình ảnh phản
ánh và thể hiện cuộc sống thơng qua hình ảnh chính là đặc trưng của tư duy hình
tượng. Đó cũng là sức hấp dẫn của cái hay cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật nói
chung và trong văn sáng tác nói riêng.
Ví dụ: Khi tả về đêm trăng ta có thể viết: “ Ánh trăng xõng xồi, lả lướt trên mái
nhà, ánh trăng nhảy nhót tinh nghịch trên các tàu lá rồi len lỏi nhỏ giọt xuống khu

download by :


vườn, những cây hoa ướt đẫm sương đêm được trăng chiếu vào long lanh như dát
bạc…”
Hay một đoạn văn khác tả hồng hơn trên biển: “ Ơng mặt trời đỏ rực từ từ hạ
thấp xuống biển. Lúc này trông ông mới đẹp làm sao, ơng ngồi đó uy nghi trên làn
nước êm ả, lăn tăn vài gợn sóng, tựa như đang say sưa ngắm nhìn trời biển…”.
Chính những hình ảnh ấy đã gợi lên trong ta một bức tranh rất cụ thể sinh động
và gợi cảm chứ không trần trụi, khơ khan và đơn điệu như những phán đốn, những
nhận xét hàng ngày.
Ngôn ngữ trong văn nghị luận cũng hấp dẫn, lơi cuốn bằng những từ ngữ có hình
tượng và có sức gợi cảm cao.
Học đoạn trích: “ Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong
chương trình Ngữ văn 9- tập 1, chúng ta thấy bút pháp điêu luyện của một nghệ sĩ
thiên tài trong việc sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật để xây dựng bức chân
dung của Thúy Kiều. Vì thế, khi bình về đoạn trích: “ Chị em Thúy Kiều”, nhà phê
bình Đặng Thanh Lê đã nhận xét: Đoạn thơ khắc họa một chân dung nhân vật có nhan
sắc tài hoa, phẩm cách đẹp đẽ, phong phú, toàn vẹn nhưng đằng sau đó là một số
mệnh diễn tả những ý niệm triết học và thể hiện một cảm hứng nhân văn sâu sắc của
Nhà thơ họ Nguyễn”.
Khi miêu tả nhân vật chính diện là Thúy Kiều, Thúy Vân… Nguyễn Du đã rất

trân trọng và yêu thương nên ông đã dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng lấy những cái
đẹp nhất của thiên nhiên để tả vẻ đẹp của hai nàng như: “ làn thu thủy”, “nét xuân
sơn”, “ nghiêng nước, nghiêng thành”, “ hoa ghen”, “ liễu hờn”…Cái tài của Nguyễn
Du là đã khắc họa chân dung để dự báo tính cách số phận của nhân vật như: “ Chữ tài
chữ mệnh khéo là ghét nhau” hay “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Khi miêu tả nhân vật phản diện, Nguyễn Du cũng rất thành công trong bút pháp
nghệ thuật: “ Nguyễn Du khơng sử dụng ngịi bút trực diện miêu tả mà qua sự phác
thảo mối quan hệ mập mờ, vẻ ngồi chải chuốt, cử chỉ vơ học và đặc biệt là cái “ cị
kè” rất con bn của Mã Giám Sinh khi mua Kiều đã được Nguyễn Du đưa lên sân
khấu với một bộ mặt tàn ác, nhơ bẩn nhất trong truyện Kiều”.
Văn nghị luận cũng cần sự mềm mại, tươi mát theo cách riêng của mình. Bài văn
nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục luận lý, vừa giàu hình ảnh. Hình
ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lí vừa sáng tỏ vừa thấm thía. Bieenjphaps

download by :


cơ bản nhất để bài văn viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối
chiếu. Ở đây tư tưởng trìu tượng, khái qt khơ khan được minh họa, diễn đạt bằng
cách so sánh với hàng loạt hình ảnh cụ thể sinh động tạo nên khối cảm cho người đọc
khơng kém gì văn sáng tác. Những so sánh hay là những so sánh vừa chính xác đích
đáng, vừa bất ngờ thú vị. So sánh hay bao giờ cũng gợi cảm, gơi trí tưởng tượng và
những liên tưởng phong phú trong lịng người đọc.
Đánh giá vị trí và ý nghĩa độc đáo của thơ Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên viết:
“ Trước khơng có ai, sau khơng có ai, Hàn Mạc Tử như ngơi sao chổi xoẹt trên bầu
trời Việt Nam với cái đi lịa chói rực rỡ của mình” ( Tuyển tập Hàn Mạc Tử).
7.1.3.4. So sánh văn học
So sánh ở đây được trình bày như là một cách thức là một bài văn nhằm làm nổi
rõ chỗ giống nhau và khác nhau, soi sáng mặt kế thừa, hoặc đánh giá những chuyển
biến hay tài năng biến hóa phong phú của một cây bút trong những tác phẩm viết

chung về một đề tài một đối tượng ở nhiều thời điểm khác nhau.
Vận dụng phép so sánh văn học, một mặt làm sáng tỏ được vấn đề, mặt khác nó
chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi.
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh ta có thể liên hệ
đến nhiều bài thơ khác về trăng của Người để thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu
thích cái đẹp và khát vọng tự do của Người.
Cũng cần phải chú ý cho học sinh so sánh để làm nổi bật cái hay cái đẹp của tác
phẩm được phân tích chứ không phải để phô trương kiến thức rơi vào lan man, mất
trọng tâm, trọng điểm khiến bài viết tản mạn. Những so sánh hay là những so sánh
làm cho người đọc thấy tự nhiên, không gượng ép mà vấn đề lại được nổi bật.
Ví dụ: Khi cho học sinh tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ,
giáo viên có thể đưa ra những dẫn chứng trong hai câu thơ:
“ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Câu ca trên đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, đó là hình ảnh ẩn dụ truyền thống:
thuyền và bến được ngầm với chàng trai và cô gái thời phong kiến, giáo viên có thể
đưa thêm hình ảnh thuyền và bến của Xuân Quỳnh vào để minh họa thêm, giúp học
sinh khắc sâu thêm biện pháp tu từ ẩn dụ, đồng thời giúp các em được tiếp xúc với

download by :


một ý thơ hay, một tâm hồn đẹp. Hay giáo viên có thể đọc minh họa cho học sinh mấy
câu ca dao sau:
“ Em tưởng giếng nước sâu
Em nối sợi dây dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em cứ tiếc hoài sợi dây”
( Ca dao)
Và: “ Người lắng nghe

Súng lắng nghe
Tiếng chim nhuộm nắng
Vàng hoa núi đồi”
( Đặng Vương Hưng)
Để giúp các em thấy được cái ý nhị kín đáo, cái xót xa được thể hiện trong ca
dao qua ẩn dụ so sánh ngầm; thấy được cái cảm xúc độc đáo của Đặng Vương Hưng
qua ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khi nhà thơ miêu tả tiếng chim. Hình ảnh tiếng chim
làm bừng sáng không gian, tiếng chim đẩy bầu trời lên cao để nó xanh vời vợi, tiếng
chim làm nắng trời thêm rực rỡ trải khắp núi đồi, đồng quê, cả khơng gian dường như
tràn ngập tiếng chim kì diệu đó.
7.1.3.5. Lập luận như một cuộc thoại ngầm
Văn viết nói chung và làm văn trong nhà trường nói riêng thực chất đều là những
cuộc đối thoại ngầm. Đối thoại giữa người viết và người đọc ( một đối tượng giả định
nào đó).
Trong văn nghị luận, lập luận là sự tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng
tỏ vấn đề, để người đọc hiểu tin và đồng tình với mình. Muốn lập luận chặt chẽ, kín
cạnh khi viết, người viết nên đặt mình vào địa vị người đọc và giả định nếu người đọc
không cùng một ý nghĩ với mình để lập luận cho hết nhẽ. Vì thế lập luận trong văn
nghị luận thường như một cuộc đối thoại ngầm về một vấn đề nào đó, với một người
nào đấy.
Ví dụ: Khi viết về nhân vật Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du,
giáo viên có thể cho học sinh tham khảo đoạn văn: “ Đời Kiều là một tấm gương oan
khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một
người và một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình

download by :


trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương,
một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không chút nào văng vẳng

bên tai”.
Cũng do nhu cầu lập luận người viết thường dùng đến những từ ngữ như: Tại
sao, vì thế, cho nên, thật vậy, mặt này, mặt khác, giả sử, trước hết…có thể gọi chung
là hệ thống từ lập luận. Trong quá trình lập luận cần tránh một số looic như: lập luận
thiếu lơgích, luận điểm khơng rõ ràng, luận cứ thiếu chính xác, dẫn chứng khơng đáng
tin cậy.
7.1.3.6. Chọn lọc và sử dụng dẫn chứng khi viết
Nếu văn sáng tác, khi mô tả cuộc sống, khi dựng người dựng cảnh phải lựa chọn
chi tiết tiêu biểu điển hình thì trong văn nghị luận cũng phải lựa chọn dẫn chứng sao
cho thích đáng.
Trước hết học sinh cần phải lựa chọn dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng.
Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu, còn
dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết tự viện ra để
liên hệ, đối chiếu so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý bàn bạc.
Học sinh cần phân biệt hai loại dẫn chứng và tuân thủ theo quy tắc: Phải coi
trọng và tập trung chính vào dẫn chứng bắt buộc tránh tình trạng dẫn chứng mở rộng
nhiều hơn, coi trọng hơn, làm át cả dẫn chứng bắt buộc. Dẫn chứng bắt buộc cho
người đọc thấy bề sâu của người phân tích cịn dẫn chứng mở rộng thấy được bề rộng
của tầm kiến thức của họ.
Trong quá trình viết bài học sinh cần chú ý đến tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ. Bài
viết nếu chỉ có lí lẽ sẽ trở nên khơ khan tạo cảm giác nặng nề cho người đọc. Trái lại
bài viết chỉ tồn dẫn chứng, ít lí lẽ bài văn sẽ hời hợt nhạt nhẽo gây cho người đọc
cảm giác nhàm chán. Tất nhiên phải đúng vào từng vấn đề cụ thể mà xác định tỉ lệ này
cho phù hợp. Như vậy phải thật linh hoạt trong việc xác định dẫn chứng, cũng như
cách đưa dẫn chứng, khi thì trích ngun văn, khi chỉ cần tóm tắt, khi trích một vài từ,
một vài chi tiết tiêu biểu nhưng có chỗ phải dẫn ra cả đoạn dài. Cũng cần phải nói
thêm rằng dẫn chứng phải được phân tích cho hay và gắn bó với lí lẽ mà nó cần làm
sáng tỏ.
Một bài văn có nhiều dẫn chứng la liệt mới chỉ tỏ ra người viết chăm học nhớ
nhiều chứ chưa nói được gì về trình độ nhận thức, năng khiếu thẩm mĩ và tài hoa.


download by :


Người đọc bài, chấm bài văn sẽ nhận ra được trình độ năng lực này nhờ những lời
phân tích, bình giá, bình luận các dẫn chứng của người viết.
Muốn làm tốt bài văn xét ở góc độ dẫn chứng, người học sinh cần phải tích lũy
cho mình một gia tài dẫn chứng phong phú đa dạng trên nhiều phương diện. Nhưng
điều quan trọng hơn là cần suy nghĩ cách phân tích, bình giá sử dụng các dẫn chứng
ấy sao có hệ thống và đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu chứng minh: “ Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ
thuật của Nguyễn Du”. Muốn chứng minh được điều này giáo viên phải hướng dẫn
cho học sinh đưa ra được những dẫn chứng để chứng minh như:
Thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ gồm 3254 câu thơ lục bát.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngơn ngữ bác học và ngơn ngữ bình dân.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật qua phương thức tự sự, miêu
tả chỉ bằng vài nét chấm phá nhưng mỗi nhân vật trong “ Truyện Kiều” hiện lên như
một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng
theo lối lí tưởng hóa, bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sinh động. Với nhân
vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu khắc họa theo lối hiện thực hóa, bằng bút pháp
hiện thực như miêu tả qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động…của nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân
thực sinh động như trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” hay như bức tranh tả cảnh ngụ
tình rất đặc sắc “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
7.1.3.7. Giọng văn trong bài văn
Trong một bài văn nói chung người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ và tình
cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mà mình đang quan tâm miêu tả hoặc bàn
luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc tình cảm đó. Qua bai văn người đọc nhận ra
người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay xuồng xã,
buồn rầu hay vui sướng thất vọng hay hi vọng tin tưởng…

Đối với loại văn sáng tác, thái độ và tình cảm, tư tưởng của người viết thể hiện
rất rõ trong cách mô tả, tường thuật, cách lựa chọn các chi tiết tiêu biểu điển hình cách
dùng đại từ nhân xưng.
Ví dụ: Khi tả buổi tan trường, có những buổi vui vẻ thoải mái thích thú vì có thể
học sinh đạt được kết quả cao trong buổi học, nhưng cũng có nhưng buổi tan trường

download by :


tâm trạng khơng vui vì có thể có kết quả thấp trong học tập hoặc mắc khuyết điểm gì
đó. Nên khi tả cảnh vật cần có những từ ngữ giọng điệu cho phù hợp với tâm trạng.
Trong văn nghị luận tư duy suy lí lơgich, nhưng vẫn cần màu sắc biểu cảm để
bộc lộ thái độ tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận. Giọng văn của
bài văn nghị luận cũng cần phải thay đổi linh hoạt tránh kiểu viết một giọng, đều đều
từ đầu đến cuối tạo cảm giác đơn điệu. Muốn thế trước hết phải sử dụng linh hoạt hệ
thống từ nhân xưng. Chúng ta đã biết từ xưng hô trong Tiếng Việt rất giàu màu sắc
biểu cảm và hết sức phong phú. Để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình với
người viết người xưng tơi.
Ví dụ: “ Đọc những câu thơ trên, khơng hiểu sao tơi lại hình dung đén một dịng
sơng đang lặng lẽ chảy…” Khi biểu thị ý kiến riêng của mình người ta thường viết:
Tơi cho rằng, tơi nghĩ rằng, theo chỗ tôi được biết…nhưng để lôi cuốn sự đồng tình,
đồng cảm về vấn đề đang bàn bạc trở nên khách quan hơn, người viết thường xưng:
chúng tôi, chúng ta, như mọi người đều biết…
Nhiều học sinh suốt từ đầu đến cuối bài văn, chỗ nào cũng chỉ thấy xưng nhà thơ
hoặc tác giả mà không biết thay đổi tên gọi.
Ví dụ: Khi viết về Bác Hồ chẳng hạn có rất nhiều cách gọi:Vị cha già dân tộc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngơi sao sáng chói trên bầu trời Việt Nam…
Trong quá trình viết bài văn nghị luận không nên chỉ dùng một loại thao tác tư
duy, khi dùng quy nạp, khi dùng diễn dịch, khi thì phân tích lí lẽ rồi đưa ra dẫn chứng,
khi thì đưa dẫn chứng ra mới phân tích, bình chú sau, khi thì liên hệ khi thì so sánh

đối chiếu…cũng là để bài viết có giọng văn sinh động phong phú khơng một chiều
đơn điệu.
Lời văn trong văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học không chỉ cần chuẩn xác
mà cần phải có giọng văn truyền cảm để thể hiện cảm xúc. Sử dụng hình ảnh đúng
chỗ, đúng mức khơng những tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc đến với chân lí một
cách dễ dàng mà cịn gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Ví dụ: Bàn về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ơng Phạm Văn Đồng có viết: “ Trên
trời có những vì sao có những ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của của chúng ta,
phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng, văn thơ Nguyễn Đình
Chiểu cũng vậy”.

download by :


Có một điều cần lưu ý là khơng nên hiểu lệch yêu cầu truyền cảm của lời văn
nghị luận thành thói khoa trương, trống rỗng, tầm thường. Hình ảnh so sánh phải nảy
sinh từ sự phân tích thực tiễn một cách khoa học thì hình ảnh ấy mới nâng cao cảm
xúc của người đọc, cảm xúc phải xuất phát từ niềm tin và nhiệt tình thành thật thì cảm
xúc ấy mớ tạo nên sức lơi cuốn của lời văn. Ngồi ra cũng cần tránh dùng hình ảnh
hay dùng từ cảm thán một cách tràn lan, sự lạm dụng sẽ kiến bài văn nghị luận đi
chệch khỏi phong cách ngôn ngữ khoa học mà nó cần có.
Trên đây là một số cách tôi đã áp dụng cho thực tế giảng dạy cho học sinh
THCS. Tất nhiên đây là những vấn đề chọn lọc khái quát. Trong thực tế giảng dạy, tôi
không những say mê nhiệt tình với cơng việc mà bản thân phải linh hoạt, mềm dẻo
từng tiết dạy, tùy từng đối tượng học sinh mà vận dụng sao cho các em hiểu thấy sự
cần thiết phải nắm lấy những kiến thức đó.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này có thể áp dụng trong chương trình dạy học môn Ngữ Văn lớp 6, 7,
8, 9 trong nhà trường cấp THCS.
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, những lưu ý về phương pháp, kinh

nghiệm được đề xuất trong sáng kiến có tác động tích cực đối với các em học sinh, có
thể triển khai rộng rãi sáng kiến này trong các trường học toàn Thành phố.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với giáo viên giảng dạy cần nghiên cứu, tìm tịi kiến thức, đổi mới phương
pháp truyền thụ. Từ những thành công tuy cịn rất nhỏ của mình tơi nghĩ rằng đối với
giáo viên dạy Ngữ văn ở THCS nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói
riêng phải ln có sự tìm tịi, học hỏi nhiều, nhất là tìm tịi qua các tài liệu, sách tham
khảo rồi tích lũy thành vốn kiến thức của mình. Giáo viên dạy văn phải có tủ sách văn
học, có sự hiểu biết sâu rộng cũng như những kiến thức về lí luận văn học, ln có sự
đổi mới cải tiến soạn giảng, ln ghi nhớ rằng mình khơng chỉ truyền thụ về kiến thức
mà còn phải hướng dẫn các em kĩ năng viết bài, sử dụng từ ngữ, viết câu qua lời giảng
của cô.
Người giáo viên phải biết kết hợp dạy Văn trong Tiếng Việt và dạy Tiếng Việt
trong Văn. Vân dụng quan điểm tích hợp trong việc dạy Ngữ văn. Rèn từ cách viết

download by :


đến nói năng, phát biểu trong giờ Ngữ văn, theo dõi sát chất lượng học của các em qua
cách giảng của mình để bổ sung những gì cịn hạn chế. Đặc biệt qua khâu chấm chữa
trả bài giáo viên phải chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu của từng bài tránh nhận xét
chung chung. Giáo viên có thể chấm bài tay đôi với học sinh để giúp các em nhận rõ
được điều này. Những bài mắc nhiều về lối diễn đạt, giáo viên phải đầu tư nhiều thời
gian, công sức để giúp đỡ học sinh, tránh hiện tượng chán nản khi viết ở các em. Như
vậy ta vừa dạy văn lại vừa phải tạo hứng thú cho các em học văn, điều quan trọng là
giáo viên và học sinh thật sự phải kiên trì, bền bỉ say mê với mơn học.
- Đối với các tổ chuyên môn trong nhà trường cần phải bàn bạc trao đổi kiến
thức, phương pháp, kĩ năng đặc biệt là các buổi thực hiện chuyên đề, rút kinh nghiệm

trong những lần hội giảng. Tổ chuyên môn cần tham mưu với Ban giám hiệu, Phòng
giáo dục tổ chức khảo sát thực tế giờ dạy để mở rộng bồi dưỡng chuyên đề cho giáo
viên.
- Đối với học sinh:
+ Là học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 cấp THCS
+ Có thái độ tích cực, chủ động, chăm chỉ học tập.
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài Tập làm văn hay đã rèn cho học
sinh một số kĩ năng khi viết bài viết. Thực tế cho thấy, giáo viên dạy Ngữ văn có thể
áp dụng những kĩ năng này ở tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 9.
10. Đánh giá kết quả thực hiện của đề tài
10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Với cách dạy trên tôi thấy dần dần đã thu hút được các em học sinh say mê yêu
thchs môn văn và kết quả học tập của các em đẵtng lên rõ rệt. Các em bước đầu có
cuốn sổ tay văn học, đã tìm tịi tài liệu về tác phẩm văn học và đặc biệt các em cảm
thấy thích thú khi nghe tơi giảng.
* Kết quả cụ thể:
Kết quả khảo sát trong năm học 2017 - 2018 khi chưa thực hiện sáng kiến:
Giỏi
Lớp/ T.số
khối HS T. số %

Khá

TB

Yếu

Kém

T. số


%

T. số

%

T. số

%

T. số

%

9A

38

5

13,2

10

26,3

12

31,6


11

28,9

0

0

9B

40

7

17,5

11

27,5

15

37,5

7

17,5

0


0

download by :


Tổng
cộng

78

12

15,4

21

26,9

27

34,6

18

23,1

0

0


Kết quả khảo sát trong năm học 2017 - 2018 sau khi đã thực hiện sáng kiến:
Giỏi
Lớp/ T.số
khối HS T. số %

Khá

TB

Yếu

Kém

T. số

%

T. số

%

T. số

%

T. số

%


9A

38

8

21,1

16

42,1

14

36,8

0

0

0

0

9B

40

9


22,5

18

45

13

32,5

0

0

0

0

Tổng
cộng

78

17

21,8

34

43,6


27

34,6

0

0

0

0

Việc áp dụng những kinh nghiệm trên tơi thấy rằng mình đã có kết quả trong sự
tìm tịi đổi mới phương pháp trong việc rèn luyện học sinh viết văn. Học sinh từ chỗ
khơng thích chán nghe môn Văn dần dần các em say mê bộ môn và chất lượng lượng
bộ ôn đã tăng lên nhiều.
Hầu hết các em đã khôn khéo, thật trọng hơn trong cách diễn đạt bài văn, bài viết
bước đầu đã có sức thuyết phục, các em thích viết văn, đã tự viết bài để giáo viên
tham gia góp ý, nhiều em đã tỏ ra mình có kinh nghiệm trong cách viết văn, chính kết
quả đó đã làm nguồn cổ vũ động viên lớn đối với giáo viên và học sinh chúng tôi.
Chúng tôi đã có được nhiều kinh nghiệm hơn về hướng dẫn cho học sinh viết bài Tập
làm văn hay mà trước đây vốn là điểm yếu ở tổ Khoa học xã hội chúng tôi. Kết quả
hội giảng đạt được cũng rất khả thi.
Kì I năm học 2017- 2018 tổ tôi có 5 giáo viên Ngữ văn tham gia hội giảng, kết
quả cho thấy có 3 tiết đạt loại Khá, 2 tiết đạt loại Giỏi.
Kì II năm học 2017- 2018, kết quả xếp loại đã có sự tiến bộ rõ rệt: 4 tiết dạy
Giỏi, 1 tiết dạy Khá.
Kết quả đó một phần nói lên kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết bài tập làm
văn hay của chúng tôi có hiệu quả.

Qua bài kiểm tra 10 phút sau tiết học, tôi đã thu được kết quả khá khả quan. Sau
đây là một số đoạn văn tiêu biểu:
Em Nguyễn Ngọc Châm- lớp 9A cảm nhận của nhà thơ về sự chuyển mùa của
thiên nhiên trong bài “ Sang thu”- Hữu Thỉnh:

download by :


Trong thơ xưa khi nói đến mùa thu thường là: “ Sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng
rụng, rừng phong lá đỏ...” Trong “ Truyện Kiều Nguyễn Du có viết:
“ Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xn”
Đến thơ mới Bích Khê vẫn viết:
“ Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mơng”
Cịn với Hữu Thỉnh, mùa thu bắt đầu từ hương ổi chín thơm. Hương ổi phả vào
trong gió, từ phả gợi hương thơm như sáng lại, dịu ngọt, đậm đà. Nhận ra trong gió
thu có hương ổi là một cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê. Hữu
Thỉnh đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã và thi vị, mang vẻ đẹp đặc trưng
của mùa thu vùng nông thôn của đồng bằng Bắc Bộ. “ Hương ổi”- sứ giả của mùa thu
cùng với “ gió se”. “ Gió se” là gió heo may, se lạnh mang đến khơng khí điển hình
của mùa thu. Trong bài “ Đát nước” khi viết về mùa thu Hà Nội Nguyễn Đình Thi
từng viết:
“ Sáng chớm lạnh trong lịng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may”
Ngồi ra báo hiệu thu sang cịn có hình ảnh “ Sương chùng chình qua ngõ”. Đây
quả là một hình ảnh lung linh huyền ảo, gợi cảm, gợi hình. “ Chùng chình” là từ láy
gợi hình diễn tả hoạt động chậm chạp như là cố ý chậm lại. Nhà thơ đã thổi hồn vào
câu thơ khiến màn sương thu chứa đầy tâm trạng như người đi còn vương vấn, ngập
ngừng khi qua ngõ nhà ai. Hơn nữa “ Sương chùng chình qua ngõ” cịn là cái “

chùng chình” vừa mơ hồ, vừa động, gợi cả gió có cả hương, cả tình. Ngõ thu cũng là
cửa ngõ giao thông của hai mùa. Ngồi ra tác giả cịn sử dụng biện pháp tu từ nhân
hóa được thể hiện qua từ “ phả”, “ chùng chình” đã làm nổi bật của vẻ đẹp thiên
nhiên luvs giao mùa thật là sinh động, quyến rũ và mơ màng.
Em Nguyễn Thị Thương- lớp 9C cảm nhận về hình ảnh “ trái tim” trong văn bản
Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật:
Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ có giá trị gợi tả đặc biệt: Trái tim ở
đây là con người biết yêu thương, biết ý thức được mục đích của việc mình làm. “
Trái tim” ở đây là người chiến sĩ. Và nhờ có trái tim ấy mà người lính điều khiển
được những chiếc xe không kính lao đi trong mưa bom bão đạn. Có người cho rằng:

download by :


rõ ràng ở đây là “Trái tim cầm lái”. Phải chăng câu thơ cuối với hình ảnh này đã làm
sáng lên toàn bộ bài thơ, sáng lên chủ đề của tác phẩm và sáng lên ý thức sáng tác
của bài thơ. Hình ảnh trái tim đã trở thành mắt thần, thành điểm sáng của bài thơ
vậy.
Thực tế giảng dạy trong những năm qua, chúng tôi đã từng bước tìm tòi học hỏi
để nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là cách hướng dẫn học sinh viết bài Tập
làm văn hay.
Chúng tôi thực sự thấy chất lượng môn Ngữ văn được nâng cao. Học sinh học
Văn và yêu thích môn Ngữ văn, lại có em tâm sự: “Hàng tuần, cứ mong đến giờ học
Ngữ văn để được trao đổi, được tâm sự những ý nghĩ, tình cảm của mình”. Quan hệ
giữa thầy cô giáo và học sinh gắn bó hơn. Có lúc nhiều học sinh đã giám gặp cô giáo
dạy Văn để tâm sự những điều còn vướng mắc trong suy nghĩ của mình và mong được
thầy cô giảng giải.
Vấn đề tơi nghiên cứu, áp dụng vào thực tế cịn nhiều hạn chế như khi cung cấp
lí thuyết, vận dụng lí thuyết để đi đến thực hành với học sinh đại tràcịn nhiều lúng
túng, học sinh vẫn có thói quen viết theo lối cũ sự chuyển đổi rất chậm. Vốn hiểu biết

văn học cũng như kiến thức văn học của các em còn hạn chế, ghi chép tư liệu chưa
thường xuyên nên một số cách diễn đạt ít được vận dụng như cách “ so sánh văn học”,
“ sử dụng từ ngữ”.
Chúng ta đều biết để tạo nên một bài văn hay, để có học sinh giỏi văn, cũng như
nâng cao chất lượng môn Ngữ văn bao gồm nhiều yếu tố. Phần đưa ra của tôi chỉ là
một phần rất nhỏ để tạo nên một bài văn có chất lượng cao; cịn nhiều vấn đề nữa mà
tơi chưa có điều kiện đề cập tới như cách trình bày phần mở bài, kết bài của bài Tập
làm văn; cách sắp đặt ý từng bài văn, từng thể loại hay những nét khác nhau giữa các
thể loại văn tường thuật, miêu tả, kể chuyện...và còn nhiều vấn đề nữa giúp các em có
kết quả cao trong cách diễn đạt bài Tập làm văn.
Trong quá trình viết và thực hiện sáng kiến này, chúng tôi đã được các đồng chí,
đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Chúng tôi đã cố
gắng tự vươn lên để thực hiện được sự đổi mới trong những giờ dạy của mình. Tuy
nhiên, cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được độc giả bổ sung thêm
giúp sáng kiến của tôi được hoàn thiện.

download by :


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến được BGH Nhà trường, tổ Chun mơn đánh giá là mang tính thực
tiễn và hiệu quả cao, có thể áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu
Số
TT
1


Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Lê Thị Kim Dung
tham gia giảng dạy bộ
môn Ngữ văn cùng với
học sinh Trường THCS
Tô Hiệu

Trường THCS Tô Hiệu
- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Môn Ngữ văn ở
Trường THCS Tô
Hiệu.

Đống Đa, ngày.....tháng.....năm......

........, ngày.....tháng......năm......

........, ngày.....tháng......năm......

Hiệu trưởng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
(Ký tên, đóng dấu)


Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Thị Kim Dung

download by :



×