Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận đạo đức nghề luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.7 KB, 11 trang )

KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BỘ MÔN LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ

TIỀU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài: Luật sư/Tổ chức hành nghề luật sư và việc thực hiện quy tắc
hành nghề độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG...................................................................................................3
2.1. Khái niệm luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư....................................................3
2.2. Phân tích khía cạnh hành nghề độc lập...............................................................3
2.3. Phân tích khía cạnh hành nghề trung thực..........................................................5
2.4. Phân tích khía cạnh tơn trọng sự thật khách quan...............................................6
2.5. Thực trạng áp dụng và biện pháp nâng cao tính độc lập, trung thực, tơn trọng
của luật sư/tổ chức hành nghề luật sư........................................................................7
PHẦN 3. KẾT LUẬN...................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 10

1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Đã từ lâu tại các nước phát triển, nghề luật sư đã được trân trọng và nghề luật
sư luôn là một trong những nghề nghiệp được yêu thích nhất. Ở Mỹ rất nhiều vị tổng
thống xuất thân là luật sư, nhiều chính trị gia của nước này đã từng là luật sư trước khi
bước vào chính trường. Nói đến thu nhập, nghề luật sư ln là nghề có thu nhập dẫn
đầu ở các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. Theo thống kê trong năm 2012 của Tạp


chí Fortune, trong số 25 tập đồn trả lương cho nhân viên cao nhất tồn cầu thì có đến
ba cơng ty luật ở vị trí dẫn đầu, bao gồm: Baker Donelson, Bingham McCutchen,
Alston & Bird, Perkins Coie. Trong đó, Baker Donelson đứng thứ 2 toàn cầu về việc
trả lương cao nhất cho nhân viên của mình với mức lương trung bình 228.851
1

USD/năm (tương đương 4,8 tỷ đồng) . Như vậy, không ngẫu nhiên mà nghề luật sư
thực sự luôn được tôn trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi để có được điều đó,
luật sư phải trải qua thực tiễn nghề nghiệp với những đặc thù riêng, với những phẩm
chất, yếu tố cần thiết đảm bảo hành nghề phải đạt ở mức độ cao, khơng dễ gì ai cũng
có thể theo đuổi nghề luật sư một cách thực sự. Trong những năm gần đây, hịa mình
với dịng chảy tự do hóa thương mại và xu thế tồn cầu hóa Việt Nam cũng khơng
ngừng hồn thiện mình về phương diện pháp luật nói chung và pháp luật về luật sư,
hành nghề luật sư nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư, để đất nước có một đội ngũ luật sư
tài năng và đạo đức.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật
sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nêu
gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật, tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động. Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày
13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc (Sau đây gọi tắt là “Bộ quy tắc”) nêu rõ
các nguyên tắc cơ bản, là tư tưởng chỉ đạo cho toàn bộ hành vi ứng xử của luật sư
trong quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, với các cơ quan tiến hành tố tụng và
các cơ quan nhà nước khác, với cơ quan thơng tin đại chúng và với tồn xã hội khi luật
sư cung cấp dịch vụ pháp lý và quảng bá hình ảnh và dịch vụ của mình. Tại Quy tắc số
2 của Bộ Quy tắc chỉ rõ: “Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách
quan, khơng vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp
luật và đạo đức nghề nghiệp”. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tác giả lựa chọn vấn đề
"Luật sư/Tổ chức hành nghề luật sư và việc thực hiện quy tắc hành nghề độc lập,

trung thực, tôn trọng sự thật khách quan" làm đề tài cho bài tiểu luận của mình để
mong muốn có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề quan tâm.

1 Thanh Nguyên, 2013, Những luật sư nổi tiếng có thu nhập cao ngất ngưởng, truy cập ngày 10/08/2021,
website: />
2


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm luật sư, Tổ chức hành nghề luật sư
Điều 2 Luật Luật sư 2006 ghi nhận: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều
kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật
Luật sư 2006 như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo
nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành
nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư”. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều
10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và
gia nhập một Đoàn luật sư.
Như vậy, Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều
kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn
pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ
chức và nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể kinh doanh được hình thành bởi một
hoặc nhiều luật sư để tham gia vào việc hành nghề luật. Theo Luật luật sư 2006, hình
thức tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phịng luật sư và Cơng ty luật (gồm công
ty luật hợp dành và công ty luật trách nhiệm hữu hạn)
2.2. Phân tích khía cạnh hành nghề độc lập
Tiền thù lao mà luật sư nhận từ khách hàng phần nào thể hiện chất xám, thời
gian, sự tìm tịi nghiên cứu của luật sư đối với vụ việc, những tiêu chí này khơng có

thước đo cụ thể. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tốt nhất, luật sư
phải có tính độc lập khơng bị khách hàng lơi kéo mình theo hướng đi của họ thông qua
uy lực của đồng tiền do khách hàng chi trả, không lệ thuộc vào thù lao hay bất kỳ lợi
ích nào khác. Vì thế sự độc lập của luật sư đối với khách hàng là quyền được tự do
quyết định cung cấp hay không cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Luật sư sẽ
từ chối cung cấp một dịch vụ pháp lý dù có yêu cầu của khách hàng nếu luật sư thấy
rằng chi phí khách hàng bỏ ra sẽ nhiều hơn lợi ích được nhận lại hoặc luật sư không
thể đồng quan điểm giải quyết vụ việc với khách hàng, quyền từ chối này được đặt trên
cơ sở quyền lợi của khách hàng và cũng được quy định tại Quy tắc số 9 trong Bộ quy
tắc. Mặt khác, ngoại trừ những trường hợp mà Luật hoặc các văn bản điều chỉnh nghề
luật sư cho phép thì luật sư lại khơng thể từ chối u cầu giúp đỡ của khách hàng nếu
luật sư cảm nhận rằng vụ việc phức tạp, có tính nhạy cảm và nếu nhận giải quyết thì sẽ
ảnh hưởng đến cơng việc của mình trong tương lai. Những điều này khơng được quy
định cụ thể nhưng lại có thể suy luận từ sự độc lập của luật sư trong mối quan hệ với
khách hàng.
3


Luật sư thể hiện sự độc lập trong mối quan hệ với các đồng nghiệp, trong các
vụ án, luật sư chỉ tham khảo ý kiến sự góp ý của đồng nghiệp chứ không được phụ
thuộc dựa dẫm vào những ý kiến đó. Luật sư nghiên cứu vụ việc một cách độc lập, có
quan điểm lập trường riêng, tơn trọng tiếp thu sự đúng đắn. Tuy nhiên sự độc lập này
dễ bị lung lay trong tổ chức hành nghề luật khi mà luật sư làm việc tại các tổ chức
hành nghề luật sư với tư cách là người được trả lương, họ là người lao động và Trưởng
cơ sở hành nghề là người sử dụng lao động. Trong trường hợp này liệu luật sư được trả
lương có được quyền hưởng tinh thần độc lập khi hành nghề khơng. Họ có được toàn
quyền xử lý hồ sơ vụ việc được cơ sở phân công hay phải tuân theo sự chỉ đạo của luật
sư Trưởng cơ sở hành nghề.
Trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư cũng phải giữ được sự độc
lập một cách thông minh và tỉnh táo. Chẳng hạn trường hơp luật sư tham gia trong một

vụ án có nhiều bị cáo mà trách nhiệm hình sự có thể đối lập nhau. Trong trường hợp
này luật sư phải hiểu rằng không thể bào chữa cho khách hàng của mình bằng cách
buộc tội bị cáo khác để gián tiếp trở thành đại diện của Viện Kiểm sát. Mặt khác, việc
đưa ra một bản án công bằng và đúng luật thì tất cả các quan hệ nhất là quan hệ giữa
luật sư với những cơ quan, những người tiến hành tố tụng phải được thiết lập trên mối
quan hệ cơng việc. Đó khơng được là mối quan hệ thân hữu hay mối quan hệ lợi ích
mà phải là mối quan hệ công việc tức là mọi vấn đề sẽ được xem xét, giải quyết trên
cơ sở quy định của luật pháp. Tuy nhiên luật sư cũng cần phân biệt sự độc lập và sự
tiếp thu học hỏi, Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố
tụng trong quá trình giải quyết án nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho khách hàng. Tuy
nhiên, luật sư phải giữ tính độc lập, khơng bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác
làm ảnh hưởng tới xây dựng quan điểm, phương án bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của khách hàng. Sáng sớm ngày 06/06/1931, cảnh sát Hồng Kông ập vào căn nhà
số 186 phố Tam Lung, bắt đi người có tên là Tống Văn Sơ với hồ sơ ghi tội danh là
“gián điệp của Quốc tế cộng sản, tay sai của Liên Xơ, có âm mưu lật đổ”, Thực dân
Pháp ở chính quốc lẫn ở Việt Nam đều mừng rỡ, và cấu kết với thực dân Anh để đưa
Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam và thế là hai chiếc tàu của Pháp chờ sẵn trên bến Hồng
Kông. Cảnh sát Hồng Kông cũng đang mong món tiền thưởng 15.000 USD từ Pháp
cho cuộc vây bắt và chuyển giao này. Mọi việc tưởng chừng theo đúng ý đồ bọn thực
2

dân thì lại bị luật sư Francis Henry Loseby phá hỏng . Tại thởi điểm đó luật sư Loseby
đã hai lần bào chữa và giúp đỡ Tống Văn Sơ được thả tự do. Để làm được điều đó, luật
sư Loseby khơng những phải có sự thơng minh bản lĩnh mà cịn phải có sự độc lập
không hề bị áp lực hay lệ thuộc vào chính quyền Hồng Kơng lúc đó đang có nhiều
quan hệ mật thiết với chính quyền Pháp tại Đơng dương. Luật sư Loseby chắc cũng

2Nguyễn Văn Tồn, 2017, Luật sư Lơ-dơ-bi kể chuyện bào chữa cho Hồ Chủ tịch, truy cập ngày 10/08/2021,
website: />
4



không thể ngờ rằng Người thanh niên Việt Nam mang tên Tống Văn Sơ được luật sư
bào chữa, sau này đã trở thành Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.3. Phân tích khía cạnh hành nghề trung thực
Quy tắc trung thực của luật sư được quy định tại Quy tắc số 2 của Bộ Quy tắc
Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đứng cạnh nguyên tắc độc lập và
tôn trọng sự thật khách quan. Nguyên tắc này cũng được quy định trong gần như tất cả
Quy tắc nghề nghiệp của luật sư các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nó được quy định
là một trong những nghĩa vụ cơ bản của Luật sư ví dụ như Quy tắc đạo đức nghề
nghiệp luật sư tư vấn Vương quốc Anh “Nghĩa vụ thứ hai: Sự trung thực – Luật sư
3

phải hành động trung thực”. Quy tắc ứng xử của luật sư Châu Âu bao gồm một số
nguyên tắc đề cập đến các khía cạnh khác nhau của tính trung thực, tính chính trực cá
nhân và sự công bằng của luật sư. Nguyên tắc (d) của Quy tắc CCBE quy định về
“phẩm giá và danh dự của nghề luật sư, sự liêm chính và uy tín tốt của cá nhân luật
sư.” Bình luận của CCBE giải thích rằng việc duy trì ngun tắc này là cần thiết nếu
luật sư muốn được khách hàng, đối tác, tòa án và nhà nước tin tưởng. Các mối quan hệ
tin cậy chỉ có thể tồn tại nếu danh dự cá nhân, sự trung thực và tính chính trực của luật
sư là điều không thể nghi ngờ. Nguyên tắc này cịn quy định rằng luật sư "khơng bao
giờ được cố ý cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm cho tịa án, cũng như
khơng bao giờ được nói dối bên thứ ba trong q trình hoạt động nghề nghiệp của
mình ”.
Như vậy, nhìn chung trung thực là khía cạnh khơng thể thiếu trong hành nghề
luật sư, là kim chỉ nam để luật sư xây dựng uy tín thương hiệu riêng của mình, đồng
thời cũng góp phần tạo nên sự công bằng, đúng đắn trong hoạt động hành nghề luật.
Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp luật sư vì tư lợi cá nhân khơng những đã lừa dối
khách hàng mà còn vi phạm pháp luật, chẳng hạn gần đây Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Ái Liên (Sinh năm 1976, nguyên là luật sư thuộc

Đoàn luật sư tỉnh Đồng Tháp) 24 năm tù về 2 tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và
4

“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” . Thủ đoạn của luật sư Liên là lợi dụng mối
quan hệ nghề nghiệp làm quen với những khách hàng yêu cầu mình bảo vệ quyền lợi
trong các vụ kiện dân sự, sau đó hỏi vay tiền với lãi suất từ 3%-12%/tháng nhưng
khơng thanh tốn đầy đủ. Ngồi ra, Liên còn lợi dụng sự tin tưởng của người bị hại ủy
quyền đã nhận tiền tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)
rồi tự ý sử dụng. Hành vi này của luật sư Phạm Thị Ái Liên không những vi phạm đạo
đức nghề nghiệp luật sư mà còn vi phạm các quy định hiện hành.

3

Quy tắc ứng xử cho luật xư Châu Âu được Hiệp hội Luật sư Châu Âu (Council of Bars and Law Societies
of Europe (CCBE)) áp dụng cho tất cả các luật sư/ tổ chức hành nghề luật trong Khu vực Kinh tế Châu Âu
(European Economic Area (EEA)), truy cập ngày 11/8/2021 website />4
Huệ Linh, 2017, Luật sư bị xóa tên do vi phạm đạo đức nghề nghiệp, truy cập ngày 11/08/2021, website:
/>
5


2.4. Phân tích khía cạnh tơn trọng sự thật khách quan
Sự thật khách quan là những sự việc, tài liệu chứng cứ tồn tại diễn ra trên thực
tế khi xảy ra vụ án. Những sự việc, chứng cứ đó có nguyên nhân, điều kiện và quan hệ
nhân quả, tồn tại vừa tồn tại độc lập, vừa có mối quan hệ logic chặt chẽ với nhau,
không được tạo nên bởi bất kì sự có chủ ý hay giả mạo nào. Tơn trọng sự thật khách
quan là là yêu cầu rất quan trọng vừa đảm bảo tính minh bạch, khách quan, vừa đảm
bảo tính có căn cứ, khoa học trong hoạt động hành nghề của luật sư. Luật sư thể hiện
được uy tín danh dự mỗi khi luật sư đem hết khả năng, lương tâm và trách nhiệm để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Việc xác định được tính uy tín danh dự nói

trên đồng nghĩa với việc luật sư phải ln ln tự nhắc nhở là mình phải làm việc với
tinh thần tơn trọng sự thật, nói những sự thật, bảo vệ sự thật.
Trước hết, luật sư cần nhận xét, phản ánh sự việc phải đúng với thực tế khách
quan. Sau khi được khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ, đưa ra yêu cầu trên cơ
sở các thông tin tài liệu được thẩm định, luật sư cần phải phân tích, nhận định một
cách thực tế, khách quan. Sự việc xảy ra thế nào thì khái quát diễn biến, các tình tiết,
các sự kiện phải có thật, nếu các tình tiết, các sự kiện có mối liên hệ với nhau thì phải
được sắp xếp theo một trình tự logic. Thông thường, khách hàng chỉ cung cấp cho luật
sư những tài liều, những thơng tin có lợi cho họ hoặc những tài liệu họ có nhưng để có
được những nhận xét, những đánh giá khách quan về sự việc, luật sư cần phải biết khai
thác thêm, sử dụng thêm những tài liệu, chứng cứ, thông tin khách hàng và từ những
nguồn khác (từ phía đối phương, từ cơ quan, tổ chức hữu quan). Sau đó đánh giá tính
chất, nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng, mức độ khó hay dễ, quan trọng hay
khơng quan trọng của vụ việc phụ thuộc vào thực để khách quan và diễn biến của
chính vụ việc đó chứ khơng phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của luật sư.
Tôn trọng sự thật khách quan là quy tắc không chỉ tối quan trọng với nghề luật
sư mà còn đối với nghề báo trí là nghề có mối quan hệ mật thiết với nghề luật, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng dặn "Viết phải đúng sự thật, khơng bịa đặt; khơng nên nói
5

ẩu; chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết" . Với luật sư cũng
vậy, khi nhận một vụ việc cũng cần phải có một thái độ và kỹ năng đánh giá chứng cứ
một cách toàn diện, đầy đủ, các luận cứ đưa ra phải là kết quả của một q trình
nghiên cứu tồn diện, đầy đủ, bảo đảm tính trung thực, khách quan tránh tình trạng đưa
sự việc đi theo hướng khác chỉ để làm hài lịng khách hàng.
Ngồi ra, vấn đề tơn trọng sự thật khách quan còn được thể hiện rõ nét trong
việc đưa ra mức thù lao hợp lý. Mặc dù pháp luật không quy định mức thù lao cho luật
sư nhưng dựa vào một số nguyên tắc tính giá trị thù lao như trình độ, uy tín của luật
sư, ngun tắc thoả thuận, tính chất, mức độ quan trọng, khó khăn của vụ việc. Dù có


5Hồ Chí Minh tồn tập - Tập 7, 2009, NXB Chính trị quốc gia, tr118; tr 120

6


nhiều cách tinh khác nhau nhưng nếu tôn trọng sự thật khách quan (sự thật công việc,
sự thật lao động) thì mức thù lao đó mới có tính thuyết phục .
2.5. Thực trạng áp dụng và biện pháp nâng cao tính độc lập, trung thực, tơn
trọng của luật sư/tổ chức hành nghề luật sư
Có thể thấy so với Bộ quy tắc cũ năm 2011, Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử
nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 được Hội đồng Luật sư tồn quốc thơng qua,
triển khai quy định rõ và cụ thể hơn về những vấn đề đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của
luật sư Việt Nam trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, quan hệ với các cơ quan
tiến hành tố tụng. Từ Bộ quy tắc này đã có hàng nghìn trường hợp luật sư vi phạm quy
tắc đạo đức bị xử lý, thậm chí có một số trường hợp đã bị xóa tên khỏi danh sách đồn
luật sư, có một số luật sư đã vi phạm nghiêm trọng, bị khởi tố, xử lý hình sự do lừa đảo
khách hàng để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên để triển khai có hiệu quả Bộ quy tắc 2019
Liên đồn Luật sư Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể các quy tắc sao cho dễ hiểu, dễ
thực hiện, bởi hiện nay một số quy tắc còn khá chung chung, nếu khơng có hướng dẫn
thì trong nhiều trường hợp sẽ rất khó có thể xử lý vi phạm và khiến luật sư không tâm
phục khẩu phục.
Một thực tiễn xảy ra dễ gây xung đột giữa nguyên tắc độc lập, trung thực, tôn
trọng sự thật khách quan với việc giữ bí mật khách hàng, tố giác thân chủ trong trường
hợp pháp luật quy định. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ luật sư với khách hàng là
luật sư phải giữ bí mật thơng tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng. Luật sư
rất cần sự trung thực tôn trọng sự thật mà khách hàng thể hiện, bên cạnh đó luật sư độc
lập biết giữ gìn bí mật cho mình và tơn trọng pháp luật. Bởi vậy nếu rơi vào trường
hợp này rất khó cho luật sư để vừa đảm bảo đúng khía cạnh đạo đức nghề luật nói
chung và giữ được uy tín thương hiệu cá nhân luật sư nói riêng mà vừa đáp ứng tuân
thủ pháp luật.

Mặt khác, cũng cần nói đến vai trị của các tổ chức hành nghề luật sư. Việc tổ
chức, điều hành văn phịng luật sư, cơng ty luật cũng nên được cải tiến, tiếp cận gần
hơn với cách tổ chức, điều hành tiên tiến, hiện đại của các công ty luật ở các nước trên
thế giới. Trong thời gian qua, đa số các tổ chức hành nghề luật sư đã làm tốt công việc
giáo dục, giám sát luật sư trong việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, một số tổ chức hành nghề luật sư chưa thực sự
quan tâm đến cơng việc này, đồng thời có biểu hiện lỏng lẻo trong việc quản lý các
luật sư của tổ chức mình, để xảy ra hiện tượng luật sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo
đức nghề nghiệp mà tổ chức không biết hoặc bỏ qua.
Đạo đức nghề nghiệp vốn được xây dựng trên nền tảng đạo đức chung của xã
hội. Thời gian qua, số đông các luật sư đã tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề
nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cũng không tránh khỏi hiện tượng một số luật sư chạy theo
lợi ích vật chất mà vi phạm: hứa hẹn kết quả với khách hàng để thu thù lao cao; thiếu
7


trách nhiệm; lừa dối khách hàng. Đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi trái đạo đức, vi
phạm pháp luật của luật sư ngày càng tăng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả Bộ quy tắc
phải được triển khai sâu rộng đến 100% luật sư. Luật sư khi hành nghề đều phải biết rõ
các quy tắc cho chuẩn mực, khơng phạm phải những lỗi “chết vì thiếu hiểu biết”. Bởi,
thực tế thời gian qua trong quá trình xét kỷ luật, Đồn Luật sư Thành phố Hà Nội đã có
trường hợp phải xóa tên các luật sư vì sự thiếu hiểu biết của mình như thỏa thuận mức
giá và hứa hẹn việc làm được trong hợp đồng, trong khi đó việc hứa hẹn kết quả là
điều cấm trong quy tắc đạo đức nghề luật sư. Trên thực tế, Học viên tư pháp đã sớm
đưa môn Luật sư và đạo đức luật sư vào giảng dạy trở thành môn học bắt buộc, điều
này đáp ứng được việc trang bị cho những luật sư tương lai hành trang để vững trãi
vào nghề.

8



PHẦN 3. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế đổi mới, đội ngũ luật sư
Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng
cao. Để làm được điều này thực sự không dễ dàng khi nhận thức của xã hội về nghề
luật sư chưa tương xứng với tốc độ phát triển. Hiện nay, nghề luật sư đang từng ngày
đạt được những bước phát triển đáng ghi nhận, vai trò của nghề luật sư trong xã hội
ngày một được nâng cao, chất lượng, uy tín của luật sư ngày một lớn hơn, hoạt động
hành nghề của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư ngày phát triển theo hướng
chuyên nghiệp hóa.
Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật
và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công
bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Vì vậy, trước khi là một luật sư thì chính bản thân
phải rèn luyện được đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong cơng
việc, khơng ngại khó, ngại khổ, khơng dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người
khác. Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, khơng vì lợi ích
vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề
nghiệp. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư, thường
xuyên học tập nâng cao trình độ chun mơn, giữ gìn phẩm chất và uy tín nghề
nghiệp; thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng
đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư. Các tổ chức
hành nghề luật sư phải thực sự quan tâm đến việc nâng cao đạo đức của luật sư, đồng
thời có biện pháp quản lý các luật sư của tổ chức mình, tránh để xảy ra hiện tượng luật
sư vi phạm pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà tổ chức không biết hoặc bỏ qua
Đồng thời mỗi luật sư cần lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt
Nam làm kim chỉ nam để bồi dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh
danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Tập thể tác giả, 2020, Giáo trình Luật sư và nghề luật sư, NXB Tư pháp
Quốc hội, 2006, Luật luật sư, Hà Nội
Hội đồng luật sư toàn quốc, 2019, Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ, Hà Nội
Viện nghiên cứu tư tưởng Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh tồn tập - Tập 7, 2009, NXB Chính trị quốc gia
5. Website: />6. Website: />7. Website: />8. Website: />
10



×