Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu luận: Đạo đức kinh doanh sự thành công của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.05 KB, 25 trang )

Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 1 -!
MỤC#LỤC#
#
LỜI#MỞ#ĐẦU 2!
Phần#1 3!
CƠ#SỞ#LÝ#THUYẾT#ĐẠO#ĐỨC#KINH#DOANH 3!
1.1.!Giới!thiệu!Đạo!đức!kinh!doanh 3!
1.1.1.!Khái!niệm!đạo!đức!kinh!doanh 3!
1.1.2.!Các!đặc!điểm!của!đạo!đức!kinh!doanh 5!
1.2.!Phân!biệt!Đạo!đức!kinh!doanh!và!trách!nhiệm!xã!hội 5!
1.3.!Đạo!đức!kinh!doanh!trong!hoạt!động!của!doanh!nghiệp 6!
1.4.!Vấn!đề!đạo!đức!kinh!doanh!và!đối!thủ!cạnh!tranh 7!
1.4.1.!Các!hình!thức!cạnh!tranh!không!lành!mạnh!với!đối!thủ 7!
1.4.2.!Sống!chung!với!đổi!thủ!cạnh!tranh 8!
1.5.!Vấn!đề!lợi!nhuận!và!đạo!đức!kinh!doanh 8!
1.6.!Các!bước!xây!dựng!đạo!đức!kinh!doanh!trong!doanh!nghiệp 9!
Phần#2 12!
VAI#TRÒ#CỦA#ĐẠO#ĐỨC#KINH#DOANH#ĐỐI#VỚI#DOANH#NGHIỆP 12!
2.1.!Tầm!quan!trọng!của!đạo!đức!kinh!doanh!với!sự!thành!công!của!doanh!
nghiệp 12!
2.2.!Các!gợi!ý!để!xây!dựng!đạo!đức!kinh!doanh!cho!doanh!nghiệp!hiệu!quả 14!
Phần#3 17!
BÀI#HỌC#THỰC#TIỄN#VÀ#VẤN#ĐỀ#ĐẠO#ĐỨC#KINH#DOANH#CỦA#DOANH#
NGHIỆP#VIỆT#NAM 17!
3.1.!Khái!quát!thực!trạng!của!đạo!đức!kinh!doanh!doanh!nghiệp!Việt!Nam 17!
3.2.!Bài!học!từ!Công!ty!cổ!phần!thực!phẩm!Việt!Nam!(Vinafood) 17!
3.2.1.!Khi!đạo!đức!kinh!doanh!bị!vấy!bẩn 17!
3.2.2.!Bài!học!từ!việc!chạy!theo!lợi!nhuận!coi!thường!người!tiêu!dùng 18!
3.3.!Giải!pháp!nâng!cao!nhận!thức!về!đạo!đức!kinh!doanh!cho!doanh!nghiệp!Việt!


Nam 20!
3.3.1.!Về!phía!các!doanh!nghiệp!kinh!doanh 20!
3.3.2.!Về!phía!các!cơ!quan!Nhà!nước 21!
KẾT#LUẬN 24!
TÀI#LIỆU#THAM#KHẢO 25!
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 2 -!
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp được tiếp cận
rất nhiều cơ hội xong cũng phải đối diện với không ít những thách thức. Kinh
doanh là việc doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế
nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp bất chấp tất cả để đạt được mục tiêu của
mình.Vấn đề đạo đức trong kinh doanh được đặt ra cho từng doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh không phải xuất phát từ “chân lý tuyệt đối” vĩnh cửu
mà từ thực tiễn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong từng xã hội ở từng thời
kỳ lịch sử. Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo sự tin
tưởng, tận tâm của nhân viên, làm hài lòng khách hàng, đối tác, tạo lợi nhuận
cho doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp
cũng như nền kinh tế quốc gia.
Việc nhận ra những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra
quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh góp phần đem lại
sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động của không ít
những doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, việc nhìn nhận đúng vai trò
của đạo đức kinh doanh còn hạn chế. Vì vậy, nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
này, nhóm 7 – lớp Cao học Đêm 1- K19 quyết định chọn đề tài: “Đạo đức kinh
doanh – sự thành công củ a doanh nghiệp”. Trong giới hạn củ a bài tiểu luận
này, Nhóm cố gắng làm rõ những lý thuyết liên quan đến đạo đức kinh doanh,
tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của doanh
nghiệp, bên cạnh đó đưa ra những ví dụ thực tiễn, thực trạng và giải pháp về

vấn đề đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn của nhóm còn hạ n chế, bài nghiên
cứu chắc chắn sẽ tồn tại nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được nhiều điều
góp ý từ phía Cô – TS.Phan Thị Minh Châu và các bạn để đề tài càng hoàn
thiện hơn.


Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 3 -!
Phần 1
CƠ SỞ LÝ THYẾT ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.1. Giới thiệu Đạo đức kinh doanh
1.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức
kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: Đạo đức
kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm
điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh. Đ ịnh nghĩa này khá chung chung,
vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào
những nguyên tắc đạo đức nào có thể điều chình; Hay những ai có thể được coi
là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cầ n đượ c điều chỉnh như thế nào?
Ý thức được sự phứ c tạp của vấn đề, giáo sư Phillip V. Lewis từ trường
Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185
định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm
1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong
các tài liệu nghiên cứu và trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra
những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái
niệm về đạo đức kinh doanh như sau:
“Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo

đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung
thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”.
Như vậy, theo khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn
đề sau:
Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để
thực hiện nhằm ngăn chặn các hành vi sai quy tắc đạo đức. Ví dụ như: Nếu
Luật lao động của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang nam giới
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 4 -!
trong công việc, sẽ có thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người
thuê lao động khi tuyển dụng.
Hành vi đúng với đạo đức – hành vi cá nhân phú hợp với lẽ công bằng,
luật pháp và các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp
lý và trung thực. Một người làm kinh doanh luôn phải lưu ý là mọi người đều
phải có trách nhiệm với mọi hậu quả xuất phát từ hành vi của mình.
Sự trung thực – mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phả i mang tính
thực tế hoặc thể hiện sự thật.
Điều khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức
kinh doanh nói riêng, chính là xác định cái gì đúng và cái gì sai. Điều được coi
là đúng đắn về moặt đạo lý đối với người này có thể không đúng với người
khác; những điều hôm nay còn đúng thì mai đã thành sai. Lewis đặt tên nó là
“Trường hợp đặc trưng – những tính hướng mà sự lúng túng trong suy xét đạo
lý cá nhân cần đến phán quyết mang tính đạo đức”.
Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa khác về đạo đức kinh
doanh: theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bả n và
tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh
giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được
quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên
quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.

Theo định nghĩa này, đạo đức kinh doanh có rất nhiều điểm chung với sự
tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của doanh nghiệ p với xã hội, những vấn đề có
liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông:
như trách nhiệm ủy thác, so sánh khái niệm cổ đông với khái niệm người có
chung quyền lợi… Điều này có nghĩa đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm
việc tuân thủ pháp luật mà con quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những
người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của công
đồng.

Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 5 -!
1.1.2. Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh
doanh cũng có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng hạ n, tính thự c dụng, coi
trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh doanh,
thì đối với người khác đôi khi lại là những biểu hiện không tốt. Khi đánh giá
đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:
• Tính trung thực: Trung thực với bả n thân, với khách hàng. Không dùng
các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh
doanh, nhất quán trong nói và làm. trung thực trong chấp hành luật pháp của
nhà nước
• Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyề n tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
phát triển củ a nhân viên Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.
• Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp
với lợi ích củ a xã hội. Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã
hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Đạo đức kinh doanh chính là đaọ đức nghề nghiệp của những người hoạt

động kinh doanh. Tuy nhiên, xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh không
chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà nó là cả một quá trình, gắn liền với sự phát
triển của cả doanh nghiệp
1.2. Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử
dụng lẫn lộn. Trên thự c tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử
dụng như là một biểu hiện của đạo đứ c kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm
này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
• Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích
cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cự c đối với xã hội. Đạo đức kinh doanh
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 6 -!
bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh
doanh
• Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội. Đạo đức
kinh doanh bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đứ c của tổ
chức kinh doanh, mà chính nhữ ng phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra
quyết định của những tổ chức ấy.
• Trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ
chức tới xã hội. Đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định
chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức
• Đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ
bên trong. Trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát
từ bên ngoài
1.3. Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
Ngày nay, tình trạng toàn cầu hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và khai
thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại đặt ra nhiều vấn đề về sản xuất, thương
mại cần phả i giải quyết. Nên hoạt động kinh doanh ngày nay cần phải có đạo

đức. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức khi hoạt
động thì mới đạt được các mục đính kinh doanh xã hội của mình.
Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh phải thể hiện được đầy
đủ trong các chức năng của doanh nghiệp:
[ Thực hiện pháp luật và đạo đức xã hội:
Doanh nghiệp phải hợp pháp, luôn luôn tuân thủ pháp luận và chính sách
kinh tế xã hội Nhà nước đã đề ra. Hoạt động doanh nghiệp cũng phải phù hợp
với yêu cầu về đạo đức xã hội gồm các truyền thống luân lý tố t đẹp của dân tộc
kết hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hình thành trong xã hội mới của chúng ta,
xã hội chủ nghĩa.
[ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Trong các hoạt động sản xuất, thương mại ngày nay các doanh nghiệp phải
có phương án sạch để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Dân số ngày càng đông
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 7 -!
đúc, xí nghiệp dịch vụ tràn lan và sản phẩm lại ngày càng có nhiều hóa chất để
được tinh xảo, nên bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loạ i
ngày nay. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng phải hợp lý để bảo vệ cân
bằng sinh thái, tránh các hiểm họa, thiên tai cho con người…
[ Trách nhiệm với xã hội. Chất lượng hàng hóa
Chức năng của doanh nghiệp là tạo ra nhiều của cải cho xã hội nên kinh
doanh luôn phải có trách nhiệm với xã hội trong suốt quá trình hoạt động. Hàng
hóa phả i có chất lượng để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Doanh nhân phải có chữ “Tín”, biết tôn trọng các hợp đồng để giữ ổn định
trong kinh doanh, nhất là phải cạnh tranh hợp pháp, tránh các thủ đoạn giành
“độc quyền”, đầu cơ ép giá, lừa dối khách hàng làm lũng đoạn thị trường.
[ Trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động của tập thể con người làm việc
trong doanh nghiệp. Doanh nhân phải có trách nhiệm đối với những người

cùng làm việc và cộng tác với mình. Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
của Bộ Luật Lao Động về quyền và nghĩa vụ người lao động, phải có bảo hiểm
xã hội, có chế độ trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi cần thiết.
1.4. Vấn đề đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh
1.4.1. Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ
Đối thủ ở đây là những doanh nghiệp khác cạnh tranh trực tiếp hoặc gián
tiếp với doanh nghiệp. Lợi dụng câu nói "thương trường là chiến trường", một
số doanh nghiệp đã tìm mọi cách "giết" hay làm suy yếu đối thủ bằng nhiều
chiêu cạnh tranh không lành mạnh.
• Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không
cho công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới.
• Có doanh nhân tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom
sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ.
• Có doanh nghiệp gài người hoặc thâm nhập vào hệ thống máy tính của
đối thủ để lấy cắp thông tin.
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 8 -!
• Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng,
sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên.
Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh
nhân. Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng
đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với
chính bản thân mình.
1.4.2. Sống chung với đổi thủ cạnh tranh
Tùy theo chiến lược kinh doanh đã chọn: dẫn đầu, thách thức, theo đuôi, thị
trường ngách mà mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về đối thủ. Nhưng dẫu
sao cũng không nên "tận diệt" đối thủ vì diệt đối thủ này sẽ có đối thủ khác
xuất hiện. Cách lựa chọn đúng đắn là phải tập sống chung và luôn cảnh giác
đừng để mất thị phần vào tay đối thủ.

Một ngành kinh doanh có nhiều đối thủ cũng mang lại những điều lợi.
Chẳng hạn như tạo được tiếng nói tập thể đối với cơ quan chức năng, hay tạ o
được sức mạnh khi cùng khai phá thị trường mới. Thậm chí, khi có nhiều công
ty cùng cố gắng đẩy mạnh nhu cầu, thì thị phần của một vài doanh nghiệp có
thể bị nhỏ lại, nhưng điều quan trọng là doanh số của tất cả đều tăng. Một điểm
lợi nữa là các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển.
1.5. Vấn đề lợi nhuận và đạo đức kinh doanh
Ở các nước, vấn đề đạo đức kinh doanh được thể hiện ở việc đị nh giá các
sản phẩm bán ra:
Một doanh nghiệp định ra các mức giá khác nhau với các nhóm khách hàng
khác nhau. Sự khác biệt giá cả này được coi là hợp pháp nếu nó không làm
giảm đi tính cạnh tranh hoặc được tính trên nền tảng của chi phí. Sự phân biệt
giá cả trở thành một vấn đề đạo đức hoặc có thể trở thành vấn đề pháp lý nếu
nó vi phạm những điều sau.
• Vi phạm luật pháp;
• Thị trường không thể chia thành các khu vực nhỏ;
• Làm cho khách hàng không hài lòng.
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 9 -!
Khi thị trường bị cố ý chia nhỏ thành các khu vực nhỏ hơn với các mức giá
khác nhau, vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra nếu sự khác biệt giá cả này
không thể giải thích được bằng phụ phí.
Trong kinh doanh quốc tế, vấn đề đạo đức kinh doanh mà các công ty có
thể gặp phải là định giá bán sản phẩm ở nước ngoài tính tăng giá hơn các phụ
phí xuất khẩu. . Tăng giá theo kiểu này bị gọi là “hành động đục khoét”
Hành động đục khoét còn ám chỉ những trường hợp tăng giá bất thường
trong trường hợp thiếu hụ t đặc biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này. Ví dụ như tại
Pari, trong thời kỳ diễn ra World Cup, các khách hàng bị buộc tội đã tăng giá
lên 200% trong khi họ đã cam kết chỉ tăng giá 25%.

Ngược lại, khi các công ty đưa ra mức giá quá cao cho các sản phẩm bán
trên thị trường trong nước, và bán sản phẩm tương tự ra nước ngoài với giá
thấp không đủ trả chi phí xuất khẩu, hành động này bị coi là bán phá giá. Bán
phá giá là vô đạo đức khi ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc làm phương hại đế n
các công ty và nhân viên của các nước khác.
Phân biệt giá cả, đục khoét hay bán phá giá tạo ra các vấn đề đạo đức trong
kinh doanh quố c tế. Mặc dù việc định giá cho thị trường nước ngoài là rấ t phức
tạp vì có thêm các phí xuất khẩu, thuế quan và tiếp thị, tuy nhiên, các doanh
nghiệp cần phải chú ý định giá sản phẩm của mình sao cho vừa đảm bảo phí
đầu vào, thu được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo cạnh tranh công bằng.
1.6. Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả
đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức
kinh doanh đưa ra. Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng
thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức, và không ngừng
hoàn thiện chương trình đạo đức. Xây dựng và phát triển đạo đứ c trong doanh
nghiệp là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm của mọ i thành viên trong doanh
nghiệp.

Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 10 -!
• Xây dựng chương trình đạo đức
Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo
đức cho doanh nghiệp. Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban
giám đốc hoặc các nhà quản lý cao cấp. Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề
ra các nguyên tắc, quy định phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh,
với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Các nguyên tắc, quy
định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp
nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp.

• Phổ biến chương trình đạo đức
Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên,
các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết đảm bảo mọi thành viên trong
doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo. Có thể áp dụng nhiều hình thức
khác nhau: thông qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống,
các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên.
• Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức
Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những
quy định về đạo đứ c đầu tiên. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành
động vô đạo đức thì rất khó tạ o ra và phát triển một môi trường đạo đức trong
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được
đề ra. Bản quy định về đạo đứ c cần trở thành đạo đức nghề nghiệ p của mọi
nhân viên, trở thành một bộ phận của văn hóa công ty.
Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy
định của các thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh giá, cần có mức
thưởng công bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những
người làm chưa tốt
• Không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng
cần phát triển và hoàn thiện dần. Doanh nghiệ p cam kết phục vụ khách hàng tốt
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 11 -!
hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng
đồng hơn nữa Tất cả những hoạt đ ộ ng đó cần được duy trì và phát triển gắn
liền với sự phát triển của doanh nghiệp.























Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 12 -!
Phần 2
VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP

2.1. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh với sự thành công của
doanh nghiệp
Khi nhắc tới khái niệm "đạo đức kinh doanh", người ta thường cho rằng, đó
là một yếu tố rất trừ u tượng hoặc không thực tế. Bản thân những người hoạt

động kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và không hiểu hết vai trò
của yếu tố đạo đức trong kinh doanh. Họ chỉ coi đó là yếu tố "vị nhân" (dùng
làm người) chứ không "vị lợi" ( không sinh lợi).
Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đ ối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Từ thực tế, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuận
doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mứ c độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ
tăng đạo đức. Vì vậy, khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh,
không có ý thức xây dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh
nghiệp sẽ rất khó đi tới con đường thành công cao nhất. Hiểu rõ khái niệm, vai
trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các
doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh chính là yếu tố góp phần tăng sự tin tưởng, thỏa mãn
của khách hàng, tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên, điề u chỉnh hành
vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và cao lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đạt được thành công bền vữ ng, các doanh nghiệ p
phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
• Tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng: trong một
thị trường cạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” chỉ có thể hình thành trên cơ sở
của sự liên kết hoặc/và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền
tảng của sự lừa dối lẫn nhau. Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức
trong kinh doanh chính là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 13 -!
với khách hàng và đối tác làm ă n.
Đối với những doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của
khách hàng và xã hội, thì sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ
ngày càng tăng lên. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan
hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với
doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác. Ngược lại,

một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng kéo đi những
khách hàng khác.
• Tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên: Khi quan tâm tới các
chuẩn mực đạo đức kinh doanh, thì doanh nghiệp cũng rất tôn trọng và quan
tâm tới nhân viên. Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên, nhân viên càng
tận tâm với doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những
doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng. Họ tin tưởng
hơn vào sự phát triển bền vững của công ty. Khi làm việc trong một doanh
nghiệp hướ ng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân
viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và
sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn. Một môi trường làm việc trung thực,
công bằng sẽ gây dựng được nhân nguồn lực quý giá cho doanh nghiệp.
• Góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân: Các doanh nhân phải
luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp
với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhậ n. Khi ở vị trí điều
hành doanh nghiệp, sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan trọng. Phong cách
lãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn với doanh nghiệp, với
các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
• Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Một doanh nghiệp quan
tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin
tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư. Khi có trách nhiệm cao với
cộng đồng, xã hộ i, doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực của
cộng đồng. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 14 -!
nhiệm lâu dài đối với mọi người. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng
làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng được.
• Góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp: Nghiên cứu của hai

giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường Đào tạo quản lý kinh doanh
thuộc Đại học Harvard trong cuốn "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt độ ng hữu
ích" đã cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng
được thu nhập của mình lên tới 682%, trong khi những công ty đối thủ "đạo
đức trung bình" chỉ đạt 36%. Khi có được sự tận tâm của nhân viên, hiệu quả
công việc sẽ cao hơn. Khi có được sự tín nhiệm của các đối tác, các nhà đâu từ,
doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn, lợi ích kinh tế sẽ cao hơn rất
nhiều.
2.2. Các gợi ý để xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu
quả
Hầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một
vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết
phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dưới
đây là một số yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp
• Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo
Thực tế cho thấy nhiều hành vi phi đạo đức của các nhân viên là do ảnh
hưởng xấu từ cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo đồng tình tiếp tay cho các hành vi
như khai man thuế, làm gian, làm ẩu, qua mặt đối tác thì không thể đòi hỏi sự
trung thực của nhân viên. "Thượng bất chính hạ tắc loạn" ! Ngược lại, sự quyết
tâm tôn trọng các giá trị đạo đức, cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua
thiệt, và sự gương mẫu trong việc thực hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽ
tạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng nhau làm ăn chân chính.
• Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất
Phạm trù đạo đức thường rất rộ ng và trừu tượng, nhiều khi còn mang tính
chủ quan. Do đó, để cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức, mỗi doanh
nghiệp nên xây dựng và áp dụng một bộ những quy tắc đạo đức thống nhất. Bộ
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 15 -!
quy tắc này được xem là một cẩm nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để

giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp. Nội dung của
bộ quy tắc đạo đức nên bao gồm bốn phần chính:
• Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp;
• Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên;
• Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà nhân viên phả i thực hiện đối với
đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng;
• Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan
đến đạo đức.
Như vậy, trong bộ quy tắc đạo đức thì trách nhiệm của doanh nghiệp và
lãnh đạo được nêu ra trước, sau đó mới đề cập đến trách nhiệm của nhân viên.
Trong thực tế, các công ty ở Mỹ và Canada thường có những bộ quy tắc không
dài quá hai trang, được trình bày đ ẹp, sinh động, ngắn gọn và dễ hiểu để phát
cho mọi nhân viên. Doanh nghiệp không nên sao chép rập khuôn các quy tắc
đạo đức chung chung hoặc thuê công ty tư vấn viết thay, mà nên tổ chức cho
tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quy tắc, tự đề ra trách nhiệm và
hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạo đức. Các quy tắc
cũng cầ n được cậ p nhật, điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế
và nguyện vọng của nhân viên. Khi được đóng góp ý kiến thì các nhân viên sẽ
coi bộ quy tắc này là củ a chính mình nên sẽ tự giác thực hiện nó. Khi đó đạo
đức trong kinh doanh không phải là những nội quy cứng nhắc trên giấy mà sẽ
trở thành một nét văn hóa sống động trong công ty.
• Các chương trình Huấ n luyện về đạo đức
Xây dựng một bộ quy tắc chỉ là bước đầu đưa đạo đức trở thành nét văn hóa
sống động trong công ty. Bộ quy tắc dù đ ầy đủ và rõ ràng đến đâu cũng không
thể bao quát hết tình hình thực tế. Vì thế, việc hiểu và thực hiện đạo đức trong
doanh nghiệp cũng cần được xem như huấn luyện các kỹ năng bán hàng, giao
tiếp Trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều tình
huống mới làm nhân viên lúng túng không biết phải xử lý thế nào cho đúng về
mặt đạo đ ức, như nhắm mắt cho qua để đạt chỉ tiêu hay nên dừng lại để kiểm
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$

!
- 16 -!
tra khi phát hiện sản phẩm bị lỗi, hoặc có nên đuổi việc nhân viên khi vi phạm
một lỗi nào đó? Trải qua những tình huống như vậy, doanh nghiệp cần tổ chức
các chương trình huấn luyện về đạo đức kinh doanh đ ể giúp nhân viên biết
cách xử lý vấn đề cho đúng. Có thể đó là các khóa học tập trung hay ngoài giờ
hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hay thi đố vui xử lý tình huống,
diễn kịch tuyên truyền, thi viết báo tường hay vẽ tranh cổ động Nhiều công ty
cũng có sáng kiến xây dựng các tình huống mẫu hoặc phát triển các quy tắc đạo
đức chung thành những đoạn phim ngắn chiếu cho nhân viên xem.
• Xây dựng các kênh thông tin
Nhiều công ty như Motorola hay Sundstrand đã thành lập một hội đồng
gồm các nhân viên thường trực và chuyên trách về đạo đức. Khi có thắc mắc gì
về vấn đề này thì nhân viên của công ty sẽ liên lạc với hội đồng này. Tương tự,
các công ty Pacific Bell và Marathon Oil cũng đã thành lập các "đường dây
nóng"giải quyết các vấn đề về đạo đức kinh doanh. Tập đoàn Texas
Instruments thì xây dựng kênh thông tin qua hệ thống thư điện tử, nhân viên ở
khắp thế giới để có thể liên lạc trực tiếp với những người chuyên trách vấn đề ở
tổng công ty tại Mỹ. Tuy nhiên, cũng cần tránh việc ỷ lại và dồn hết trách
nhiệm vào những người chuyên trách.



















Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 17 -!

Phần 3
BÀI HỌC THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Khái quát thực trạng của đạo đức kinh doanh doanh nghiệp Việt
Nam
Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên tiền đề
cho việc sản xuất nhiề u của cải vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hóa
các mặt hàng và dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại thế giới WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu
sẽ là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn
tại phát triển, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng
hóa, dịch vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững
quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài
thì không ít các doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất
ở dạng “chộp dật” thậm chí làm giả nhãn, mác giảm chất lượng, lừa dối người
tiêu dùng. Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường
gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn

gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm
định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đ ồ ng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm
thiết bị điều chình dung tích xăng, diezen…có thể một bộ phận nhỏ các doanh
nghiệp không thấy tác hại của việc làm củ a mình song đa số các doanh nghiệp
này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một
cách nghiêm trọng.
3.2. Bài học từ Công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (Vinafood)
3.2.1. Khi đạo đức kinh doanh bị vấy bẩn
Tháng 8/2009, dư luận xôn xao về vụ việc cơ quan chức năng và báo chí đã
phanh phui hàng loạt thực phẩm nhập khẩu bị nhiễ m khuẩn, hoặc quá hạn sử
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 18 -!
dụng của một số doanh nghiệp. Đỉnh điểm của vụ việc chính là khi Công ty cổ
phần thực phẩm Việt Nam (Vinafood), một tên tuổ i lớn, một thương hiệu “uy
tín”, một trong những doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh lớn nhất nước đã
“cố tình” tráo hạn sử dụng hơn chục tấn chân giò lợn đông lạnh nhập từ Canada
và Mỹ… để rồi tìm cách bán ra thị trường.
Bằng mắt thường, chẳng mấy ai có thể biết đâu là chân giò hết hạn sử dụng
và đâu là chân giò… còn hạn sử dụng, nhất là khi nó đã được đông lạnh. Như
vậy, người tiêu dùng chỉ còn cách tin vào uy tín, tin vào cái được xem là
“thương hiệu” của Vinafood. Tuy nhiên, cơ quan thú y đã phát hiện trong kho
hàng Vinafood có đùi gà… không xác định được hạn sử dụng; có sườn cốt lết
và xúc xích đã hết hạn; có cả thịt lợ n đã quá đát từ cách đây đến hơn 3 tháng
nhưng lại được Vinafood tự ý gia hạn đến một năm sử dụng… Thậm chí, có
những lô hàng cơ quan chức năng đã niêm phong vì có vấ n đề về chất lượng,
nhưng doanh nghiệp này vẫn tự ý tháo gỡ niêm phong và bán mộ t số lượng
hàng ra thị trường!
Đây quả là một cách hành xử thiếu đạo đức kinh doanh, thiếu trách nhiệm,
coi thường sức khỏe của người tiêu dùng, và còn là vi phạm pháp luật.

Nhãn hàng với thời hạn đã được "phù phép" Trong kinh doanh có thể có
những nguyên tắc chung, như ng kinh doanh thực phẩm, thức uống phải là đặc
biệt. Nó không giống như người ta bán một cái áo, hay đơn giản hơn là một
chiếc ti vi. Nếu chẳng may, người bán bán một chiếc tivi hỏng, chủ hàng có thể
nhận lại để bảo hành, để sửa chữa. Nhưng khi bán thức ăn hỏng và người tiêu
dùng đã mua, sử dụng có khả năng sẽ gây ngộ độc hàng loạt và di hại cho sức
khỏe về sau, không những thiệt hại về kinh tế mà còn có thể làm rối loạn cả xã
hội. Một con số thống kê của Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong tháng 7/2009, cả nước
đã có đến 500 người phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm. Không biết lãnh
đạo Vinafood nghĩ gì về con số đáng giật mình này, khi đây cũng là khoảng
thời gian mà Vinafood đã cố tình vi phạm về đạo đức kinh doanh.
3.2.2. Bài học từ việc chạy theo lợi nhuận coi thường người tiêu dùng
Sự vi phạm đạo đức kinh doanh của Vinafood kể trên bắt nguồn từ quan
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 19 -!
điểm thái quá khi đ ặt mục tiêu kiếm thật nhiều tiền bằng bất cứ giá nào và xem
thường những giá trị nhân văn. Và trong kinh doanh, khi lấy lợi nhuậ n là tiêu
chí hàng đầu mà quên đi quyền lợ i người tiêu dùng, bản thân chính doanh
nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớ n gấp nhiểu lần so với lợi nhuận
nhận được trước mắt. Và những hệ lụy lâu dài mà Vinafood phải gánh chịu
trong việc phát triển có thể kể đến:
• Sự lên án của người tiêu dùng và cả xã hội. Trong bối cảnh kinh tế
cạnh tranh ngày càng gay gắt thoái, cộng đồng doanh nghiệp đang phải gồng
mình cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, tìm kiếm thị phần trong nước để
đứng vững, thì những doanh nghiệp như Vinafood muốn giữ thị phần trong
nước thì càng phải chăm lo nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm chứ không thể
“hy sinh” lợi ích của người tiêu dùng bằng lợi ích cho mình. Cho dù lãnh đạo
Vinafood có thể biện minh bằng lý do gì chăng nữa nhưng rõ ràng hành đ ộng
“hy sinh” sức khỏe, thậm chí có thể là sinh mạng của ngườ i tiêu dùng vì lợi ích

của riêng Vinafood là điều mà xã hội không thể chấp nhận được, cả cộng đồng
doanh nghiệp cũng không thể chấp nhận được.
• Sụt giảm nghiêm trọng uy tín và thương hiệu trên thị trường.
Vinafood là doanh nghiệp lớn được gây dựng từ lòng tin củ a người tiêu dùng,
giờ đây lòng tin của người tiêu dùng đối với Vinafood chắc chắn sẽ bị xói mòn.
Trong một bối cảnh như vậy, điều mà Vinafood cần phải làm không chỉ là sự
gương mẫu thực thi các quy định về an toàn thực phẩm mà còn là uy tín đ ạo
đức với khách hàng. “Tên tuổi” lẽ ra phải được Vinafood ưu tiên hàng đầu khi
tìm cách vượt sự cố, thay vì cố gắ ng… tìm cách tận dụng cơ hộ i kiếm thêm tiền
từ mánh khóe coi thườ ng tính mạng của khách hàng. Đặc biệt, với các doanh
nghiệp kinh doanh những mặ t hàng liên quan tới sức khỏe của con người như
Vinafood thì uy tín không chỉ được hình thành dựa trên nề n tảng của luật pháp
mà còn là đạo đức.
• Khó khăn mở rộng thị trường. Trong bối cả nh kinh tế hội nhập cạnh
tranh, hầu hết các nước đều siết chặt các quy định về an toàn thực phẩm –
những mặt hàng liên quan trực tiêp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Có
những hành vi như vậ y thì gần như “cánh cửa” làm ăn, cánh cửa xuất khẩu của
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 20 -!
Vinafoood ra bên ngoài không còn nữa….
• Người tiêu dùng bị thiệt một, còn Vinafood thiệt mười. Sự đánh đổi
một chút lợi nhuận cho uy tín và thương hiệu dày công gây dựng, tất yếu
Vinafood sẽ gánh hậu quả không chỉ là “tiền bạc” mà có thể còn là tất cả những
gì mà Vinafood đang có.
3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về đ ạ o đứ c kinh doanh cho doanh
nghiệp Việt Nam
3.3.1. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh
Thay đổi nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt đối
với đội ngũ các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Việc thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là vấn đề đạo đức kinh
doanh hay các hoạt động từ thiện theo cách hiểu mang tính truyền thống; không
phải là các hoạt động đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ chi phí mà không đem lại
lợi ích kinh tế, ngược lại, thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp các doanh
nghiệp có được nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm xã hội không phải vì những ràng buộc của pháp luật mà theo
tinh thần tự giác vì chính lợi ích của doanh nghiệp và các đối tượng có liên
quan cũng như cộng động xã hội.
Tìm hiểu và thực hiện quy trình sản xuất "sạch - an toàn" theo đúng ý nghĩa
là an toàn đối với người sản xuất, người sử dụng và môi trường. Người tiêu
dùng sãn sàng trả một giá cao hơn cho một sản phẩm được sả n xuất theo quy
trình công nghệ "sạch". Các doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh,
cung ứ ng các sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,
sử dụng công nghệ sản xuất và chế biến thân tiện với môi trường chắc chắn sẽ
nhận được sự tín nhiệm của thị trường và người tiêu dùng không những ở thị
trường trong nước mà cả ở thị trường nước ngoài. Và, điều đó đảm bảo cho
doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao ở thị trường nội địa và quốc tế.
Kiên trì xây dựng và tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn với tư
cách là "đầu tàu" trong chuỗi cung ứng. Muốn vậ y các doanh nghiệp cần chủ
động đặt hàng với các cơ sở nghiên cứu để có được nguồn cung cấp nguyên vật
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 21 -!
liệu tốt, an toàn và nằm trong danh mục được phép sử dụng và đảm bảo chất
lượng.
Để thành công khái niệm trách nhiệm xã hội phải xây dựng trên nền tả ng sứ
mệnh của doanh nghiệp. Ngay từ khi tuyên bố bản sứ mệnh các doanh nghiệp
phải thực hiệ n đúng bản sứ mệnh đó, đặc biệt trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt
hiện nay thì yêu cầu của khách hàng và của xã hôi ngày càng khắt khe hơn vì
vậy để phát triển bền vữ ng các doanh nghiệp cần tuân thủ những chuẩn mực về

môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng về giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, đào tạo phát triển nhân viên, góp phần phát triển
cộng đồng.
Xây dựng văn hoá trách nhiệm xã hội ngay từ khi mới thành lập còn hơn là
thay đổi văn hóa doanh nghiệp về sau. Các doanh nghiệp cầ n hiểu rằng trách
nhiệm xã hội làm nền văn hoá, hình ảnh của doanh hiệ p. Nó giúp nâng cao uy
tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và đối tác, tạo ưu thế trong
cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
Hãy xây dựng nó ngay từ khi thành lập tránh tình trạng như một vài doanh
nghiệp khi bị lên án là vi phạm đạo đức kinh doanh rồi mới sửa sai. Vì khi đó
niềm tin của khách hàng, của xã hội đối với doanh nghiệp đã bị giảm sút.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện
các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và
nằm trong khả năng giải quyết tức thì của phần lớn các doanh nghiệp Việt nam
bởi sự hạn chế của các yếu tố nguồn lực, trong đó có yếu tố nguồn lực tài
chình. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc
từng bước thực hiện các nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với
các chuẩn mực chung mà còn đư ợ c các chủ thể có liên quan chấp nhận góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập trong giai đoạn
hiện nay của nước ta.
3.3.2. Về phía các cơ quan Nhà nước
Tăng cường tuyên truyền đối với cộng đồng doanh nghiệp về lợi ích của
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 22 -!
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc tuyên truyền có thể
được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các đợt tập huấn bắt buộc cho các lãnh đạo các doanh nghiệp, các
hội nghị, hội thảo khoa họ c…Thậm chí, việc tuyên truyền này cần được mở

rộng đến các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách vĩ mô…Đồng thời, nội dung của việc thự c hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng
xử, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan phải được phổ biế n đầ y đủ và
rõ ràng đến cộng đồng doanh nghiệp.
Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và các
chủ thể liên quan trong việc hoạch định chính sách, thông tin tuyên truyền,
kiểm tra, xử lý sai phạm của các doanh nghiệp…đối với các vấn đề liên quan
đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, trách nhiệm đối với thị
trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ môi trường nói riêng. Sự phối hợp giữa
các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng vì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ được nhấn mạnh và trở nên
cấp thiết khi có cơ chế giám sát đồng bộ, có sự kết hợp giữa chính quyền và
các lực lượng dân sự trong xã hội, đặc biệt là các hiệp hội, tổ chức phi chính
phủ và các phương tiện truyền thông.
Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện
các trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh
trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công
nghệ sạch.
Có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong
việc thực hiện trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, và tính
mạng của người tiêu dùng, và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tăng cường
các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp
tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội,
thương hiệu "xanh", cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu
Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$
!
- 23 -!
liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử

được áp dụng…
Cần thay đổi và bổ sung các điểu luật nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Ví dụ như tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với người lao động trước hết là trả công tiền lương xứng đáng,
không phân biệt đối xử với người lao động. Bời vì thu nhập thấp bất bênh,
không ít người thay đổi chỗ làm thường xuyên, vì thế sự liên kết, gắn bó của
người lao động với công ty trở nên lỏng lẻo hơn.






















Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$

!
- 24 -!
KẾT LUẬN
Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Đạo đức trong kinh
doanh không chỉ là câu khẩ u hiệu để lấy lòng người tiêu dùng. Chúng còn là
công cụ để tối đa hoá lợi nhuận, để củng cố thương hiệu. Đạo đức được đặt ra
và thể hiện khi có sự tương tác với các đối tác, qua cách cư xử với khách hàng,
cơ quan chính quyền, báo chí… Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách
hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con
người luôn được thị trường ủng hộ.

Đạo đức trong kinh doanh là vấn đề nền tảng của mọi giá trị, là phần không
thể tách rời của mọi hoạt động, là kim chỉ nam, là yếu tố cơ bản tạo ra danh
tiếng cho một công ty. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống
chuẩn mực đạo đức rõ ràng và thường xuyên đổi mới, hoàn thiện để phù hợp
với việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược, định hướng cho hoạch định, tổ
chức kinh doanh nhằm đảm bảo cho sự thành công và phát triển bền vững của
doanh nghiệp.











Tiểu$luận$môn$Quản$trị$học$ $ TS.$Phan$Thị$Minh$Châu$

!
- 25 -!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp - Luật gia Phạm Quốc Toản,
Giảng viên ĐH Mở Bán Công Tp. HCM, Giảng viên ĐH Văn Lang.
[2]. Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam, Thực trạng và giả i pháp - TS. Nguyễn
Hoàng Ánh, Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
[3]. Đạo đức trong kinh doanh (What’s ethical in business) – Verne E.
Henderson – Dịch giả Hồ Kim Chung – 1996.
[4]. Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp – PGS TS. Nguyễn Mạnh
Quân. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
[5]. Các trang web: www.laodong.com.vn; www.vneconimy.com;
www.chungta.com; www.doanhnhan360.com; www.diendankinhte.info .

×