Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.2 KB, 14 trang )

Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
Lời nói đầu
Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài
(ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo
bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những
nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến
lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ
thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu
nội địa.
Việt Nam đang trên con đường khẳng định mình, việc phát triển xuất
khẩu là một trong những tiêu chí phát triển nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam
gia nhập WTO mở ra những cơ hội và thách thức cho các mặt hàng xuất khẩu
phát triển.
Việc có những chính sách phù hợp là điều kiện tiên quyết cho việc thúc
đẩy xuất khẩu. Thực tế cho thấy, những đổi mới chính sách của nhà nước đã
thúc đẩy xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Song vẫn còn đó những hạn chế
khiến cho xuất khẩu của nước ta chưa tương xứng với tiềm lực. Bài viết này
là tổng hợp những thông tin thống kê, những hạn chế và những biện pháp
thúc đẩy xuất khẩu đã được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu, chính phủ và nhà
nước nhận định.
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Đình Đào đã hướng dẫn em thực
hiện bài viết này.
Sv : Nguyễn Đức Minh
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 1
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
1. Các chính sách ngoại thương của nhà nước qua các thời kỳ phát
triển, sau đổi mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Sau mốc năm chuyển đổi nền kinh tế 1986, đã có nhiều văn bản luật,
thông tư, nghị định với mục đích phát triển xuất khẩu. Với những đổi mới tích


cực.
1.1: Thông tư ngày 7-8-1989
Hướng dẫn thi hành nghị định số 64/HĐBT ngày 10-6-1989 của Hội
Đồng Bộ Trưởng về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất
nhập (Bộ Kinh tế đối ngoại, người ký Tạ Cả)
“Nhà nước quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua việc cấp hạn
ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quan trọng trong từng
thời gian nhất định và bằng việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá.
Các giấy phép xuất khẩu hàng hoá vượt quá hạn ngạch hoặc không do
người có thẩm quyền ký đều không có giá trị thực hiện và bị xử lý theo pháp
luật hiện hành.”
“Nhà nước khuyến khích các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu được trực
tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, dưới các hình thức thích hợp, để tiếp
cận với khách hàng nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát
triển sản xuất hàng xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.”
KL: Nhà nước độc quyền về Ngoại Thương.
1.2 Nghị định số 114-HĐBT
Nghị định số 114 – H Đ BT về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu do
hội đồng bộ trưởng ban hành. ( Hội đồng bộ trưởng, người ký Phan Văn
Khải )
“Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất
và tiêu dùng bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả
xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp
phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã Hội của đất nước”
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 2
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
Chương 3:DOANH NGHIệP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 5. - Để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép

kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại du lịch cấp.
Điều 6. - Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu
quy định như sau:
1. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu:
a. Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (doanh nghiệp Nhà
nước thành lập theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991; Công
ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Luật Công ty;
doanh nghiệp tư nhân thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân) và cam kết
hoạt động theo đúng pháp luật.
b. Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký.
c. Doanh nghiệp phải có vốn lưu động tính bằng tiền Việt Nam, tương
đương 200.000 (hai trăm nghìn) USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất,
nhập khẩu; số vốn này phải được xác nhận về mặt pháp lý.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (như quy định tại mục
a điểm 1 nói trên) có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, không kể
kim ngạch nhiều hay ít, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được
xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cần thiết
cho sản xuất doanh nghiệp.
Điều 7. - Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu
phải nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính cùng Bộ Thương
mại và Du lịch quy định mức lệ phí và hướng dẫn thống nhất việc nộp lệ phí.
KL: nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu, không còn độc quyền về
ngoại thương.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 3
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
1.3: Nghị định 33CP -13/1/1994
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 19-4-1994 VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU. (nơi ban
hành Chính phủ, người ký Phan Văn Khải )

Điều 24 Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng
cục Hải quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về
các chế tài đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập
khẩu.
Điều 25 Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước và các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt các Quy chế sau đây:
1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh,
công ty ở nước ngoài.
2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài
nước.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các
Quy chế nêu trên.
KL: dần có sự hình thành của luật Thương mại.
1.4: Nghị định 57CP-1998
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 57/1998/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1998 QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU, GIA CÔNG VÀ ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI (
nơi ban hành Chính phủ, người ký Phan Văn Khải )
Nghị định bao gồm các hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Thương
mại về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước
ngoài; gia công và đại lý mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với
thương nhân nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
các văn bản pháp luật khác có liên quan và những quy định tại Nghị định này
KL: Thực thi luật thương mại, thực chất là mở rộng kinh doanh xuất
nhập khẩu.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 4
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.

1.5: Quyết định 46 TTG- 4/4/2001
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 11/2001/TT-BTM NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4
NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ THỜI KỲ 2001 - 2005

Quyết định trên về quản lý xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa thời kì 2001-
2005.Từ thời kì này Chính Phủ dự báo trung hạn về chính sách trong 5 năm
một lần nhằm giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động
Mục I - Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 thuộc diện
quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được ban hành tại phụ lục số
01 của Thông tư này.
Mục II - các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
Theo qui định của Chính phủ, thời kỳ 2001-2005 không có hàng hoá xuất
khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
KL: Từ thời kì này Chính Phủ dự báo trung hạn về chính sách trong 5
năm một lần nhằm giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
1.6: Nghị định 12CP -2006
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ MUA, BÁN, GIA CÔNG
VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI( nơi ban hành Chính phủ, người
ký Phan Văn Khải )
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất
khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
KL: Việt Nam gia nhập WTO, triển khai luật thương mại mới_ tất cả
những ai có điều kiện xuất khẩu điều được nhà nước cho phép.

1.7: Nghị định 156/2006 QĐ-TTg
Quyết định về đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của thủ
tướng chính phủ ngày 30/06/2006 ( nơi ban hành chính phủ, người ký Nguyễn
Tấn Dũng)
Mục tiêu tổng quát: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao
và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 5
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị
trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo,
sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng
xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ”
KL: chiến lược phát triển xuất khẩu đến 2010.
2. tình hình xuất khẩu của Việt Nam 1989_2008.
2.1 động thái về kim ngạch xuất khẩu
Năm 1986: Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 789,1triệu USD.Xuất khẩu
được 1-1,5tr Tấn gạo,hàng tiêu dùng đáp ứng khá hơn nhu cầu của xã hội
Năm 1989: Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 1,946tỉ USD.Đã xuất khẩu
được một số mặt hàng chủ lực,kết quả đó sau 3 năm đổi mới đã khẳng định
quyết định của Đảng và nhà nước là đúng đắn
Từ năm 1986 đến 1990 hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần.Kim ngạch xuất
khẩu từ 439 triệu Rup và 884 triệu USD lên 1019 triệu Rup và 1170 triệu
USD
Năm 2007: Giá trị hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt gần 48,4tỉ USD tăng
21,5% so với năm 2006. trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả
xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng).
Tới tháng 9-2008 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 48,6 tỷ
USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong
nước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 44,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không

kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%; dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%.
Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 9 tháng, nhóm hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản chiếm 32,7%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp chiếm 44,5%; nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm
22,8%.
Qua 9 tháng đầu năm 2008, dầu thô đạt doanh thu xuất khẩu 8,8 tỷ USD,
tăng 52% so với cùng kỳ; than đá đạt 1,14 tỷ USD, tăng 55%; dệt may đạt
6,8 tỷ USD, tăng 20%; giày dép đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18%; điện tử và máy
tính đạt 1,89 tỷ USD, tăng 25%; gạo đạt 2,43 tỷ USD, tăng 89%; cà phê đạt
1,6 tỷ USD, tăng 10%; cao su đạt 1,25 tỷ USD, tăng 33%; gỗ đạt 2,03 tỷ
USD, tăng 19%; thủy sản đạt 3,32 tỷ USD, tăng 21%
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 6
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
2.2 thị trường xuất khẩu hàng hóa từ 1986 đến nay.
Thị trường xuất khẩu năm 1986 chỉ có các thị trường khối XHCN và một
số thị trường mới làm quen
Năm 2000 thị trường xuất khẩu là hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
trong đó có 7 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500tr USD là Nhật Bản, Trung
Quốc, Ôxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ
Châu á vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 60%.
Đối tác quan trọng của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, tiếp đến Trung Quốc,
Mỹ, EU và Oxtrâylia. Hiện các Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội như
có thể khai thác rộng hơn thị trường Trung Quốc, thị trường Mỹ, Nhật bản
Năm 2004 thị trường xuất là hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó
có 13 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 500tr USD là Nhật Bản, Trung Quốc,
Ôxtrâylia, Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan,
Pháp, Bỉ
Đến đầu năm 2008 thị trường xuất khẩu của ta là thị trường Mỹ đạt giá
trị cao nhất với 8,5 tỷ USD, tăng 17% (Hàng dệt may đạt 3,8 tỷ USD; sản
phẩm gỗ 780 triệu USD; giày dép 730 triệu USD; dầu thô 660 triệu USD);

thị trường ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 42%; EU đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21%
(hàng dệt may 1,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ USD); Ôx-trây-li-a đạt 3,5 tỷ
USD, tăng 67%; Trung Quốc 3,3 tỷ USD, tăng 43%.
Trong tháng 1/2008, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tới các thị trường
lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan…
đều đạt mức tăng cao.

Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 7
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2008
Tên nước Tháng 1/08 (nghìn USD) So tháng 1/2007 (%)
Mỹ 1.029.121 29,68%
EU 1.052.989 26,30%
Đức 228.583 20,55%
Anh 157.529 30,22%
Hà Lan 127.384 28,99%
Pháp 110.022 33,53%
Italia 99.344 14,72%
Bỉ 85.814 18,53 %
Tây Ban Nha 83.795 14,72 %
Nhật Bản 663.187 50,97 %
Trung Quốc 378.807 38,45 %
Austrlia 280.768 34,66 %
Hàn Quốc 117.612 43,98 %
Thái Lan 109.041 57,14 %
Singapo 103.909 -21,72 %
Đài Loan 101.506 8,14 %
2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và động thái về xuất khẩu các
mặt hàng chủ lực.
Năm 1986 mới chỉ xuất khẩu chủ yếu gạo,than đá.Sang đến các năm

tiếp theo các ngành có giá trị lần lượt được xuất khẩu là dầu khí,thủy hải
sản,đồ gia công
Đến đầu năm 2008 có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD là: Dầu thô đạt 8,8 tỷ USD; hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD,; giày dép đạt
3,4 tỷ USD,; thuỷ sản đạt 3,3 tỷ USD; gạo đạt 2,4 tỷ USD; sản phẩm gỗ đạt 2
tỷ USD, điện tử, máy tính đạt 1,9 tỷ USD, cà phê đạt 1,6 tỷ USD, cao su đạt
1,3 tỷ USD, than đá đạt 1,1 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ
USD trên chính là những mặt hàng chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam.
2.4 Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Năm 1986 thời kì kinh tế mới mở cửa thì chỉ có 40 DN tham gia hoạt
động xuất khẩu thì đến năm 2008 đã có 40000 DN tham gia.Con số này đã
tăng lên 1000 lần đã chứng minh được sự lớn mạnh của các doanh nghiệp
Việt Nam từ sau đổi mới.
Trong đó số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia xuất khẩu cũng
tăng liên tục. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2000 có 12.674 Doanh nghiệp
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 8
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
tham gia xuất khẩu, năm 2001 có 17.979 Doanh nghiệp và năm 2002 có
23.330.
3. Những mặt hạn chế về xuất khẩu.
• Môi trường kinh doanh chưa được hoàn thiện, còn nhiều hạn chế.
• Hệ thống chính sách tài chính tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu còn
rườm rà, chưa nhất quán và khả năng thực hiện còn chưa cao.
• Công tác điều hành xúc tiến thương mại chưa đem lại nhiều hiệu quả.
• Nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu còn yếu
kém.
• Nhập siêu còn lớn
• Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu
người đạt mức 473 USD/người là thấp so với các nước trong khu vực và trên

thế giới.
• Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn
thương bởi sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của
các rào cản thương mại mới của nước ngoài.
• Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương
diện: chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt
hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu
có giá trị gia tăng còn thấp, xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt
hàng như khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, trong khi các mặt hàng công
nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính chủ yếu vẫn còn
mang tính chất gia công; quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
theo hướng công nghiệp hóa diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt
để. Tỷ trọng hàng công nghiệp, hàng chế biến xuất khẩu năm 2007 chiếm
40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu
thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu,
xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác
được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có
mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu
lớn.
• Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và
khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để
lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương và khu
vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các
thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
• Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài
còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các
chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 9
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
• Nhập siêu ở mức cao và chưa có giải pháp kiềm chế hiệu quả, triệt để,

đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế như
cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, nguồn lực đầu tư.
• Thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường
ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng
khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Australia.
4. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
1. Hỗ trợ môi trường kinh doanh
- Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân
phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành
viên; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng
các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền
trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính - viễn thông, năng lượng, bảo hiểm,
giao thông, cảng biển. Logistics để nâng cao hiệu quả hoạt riêng, góp
phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm
cung ứng nguyên- phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến
hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.
- Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua
ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong
giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phương và
công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm với các nước đối tác.
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục
vụ xuất khẩu.
- Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính
sách tín dụng
đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù
hợp quan điểm, mục tiêu của đề án và cách nguyên tắc của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế

mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm
các điều kiện tiếp cận
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 10
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương
mại; từng bước thực
hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần
lớn, trước hết đối với hàng nông sản.
Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu
nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung
cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại,
tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh c ủa các sản phẩm xuất khẩu;
tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm
tài sản hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng
Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ
chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.
3. Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại.
- Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ
ngoại giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động
phát triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp
- Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại.
- Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thựcchương trình xúc tiến
thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức
các chương trình lớn liên ngành về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch –
văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc
thông qua các kênh truyền thông quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy
hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa

quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế
cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn
pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh
nghiệp.
4. Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất
hàng xuất khẩu.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình
đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động
trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao
động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân
đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục
vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 11
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao
động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập,
điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp
tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.
5. Xây dựng Chương trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu
theo ngành hàng.

- Xây dựng Chương trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh
đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.
- Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng
(do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực
hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng
của Đề án phát triển xuất khẩu đến 2010 (156/QĐ/TTg), Chương trình dự
báo, phân tích khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến
lược phát triển ngành hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong

giai đoạn đến năm 2010.
Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối
hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập
đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam
kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp
thúc đẩy quá trình liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh
tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.

6. Hạn chế nhập siêu
Kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân
thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế , bảo đảm các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng
là:
- Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trước hết là
đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế
nhập siêu;
- Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạ nh tranh và dự báo nhu cầu thị
trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu
cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản
xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế;
hạn chế nhập siêu;
- Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;
- Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu laođộng, thu
hút kiều hối;
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 12
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
- Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát
triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này

ngoài ra :
• Biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu là cơ cấu lại nền kinh tế một cách
hiệu quả dựa trên các nguyên tắc của thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, thực hiện chính
sách tỉ giá linh hoạt và hợp lí. Rà soát, dỡ bỏ những thủ tục hành chính
rườm rà, hoàn thiện môi trường đầu tư chung, môi trường kinh doanh,
bao gồm nâng cao tính hợp tác giữa các doanh nghiệp là những nhân tố
quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Cải biến nguồn hàng xuất khẩu.
• Nhưng để các Doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu và thâm nhập
được vào thị trường các nước khác bên cạnh sự nỗ lực của bản thân
mỗi Doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước như: Tiến hành
đàm phán mở cửa thị trường ở cấp chính phủ, Bộ thương mại cần
nghiên cứu các chính sách bảo hộ của các nước để có đối sách ứng phó,
linh hoạt, phù hợp, đồng thời là cơ quan chủ quản điều phối các hoạt
động liên quan trong suốt quá trình xử lý các vụ kiện và tranh chấp
thương mại lớn có ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Xây
dựng chính sách xúc tiến thương mại trọng điểm Quốc gia, tạo điều
kiện cho các Hiệp hội, Doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc
tiến này. Hoàn thiện các chính sách tài chính, tín dụng để hỗ trợ cho
hoạt động xuất khẩu Mặt khác việc định hướng xuất nhập khẩu cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết vì khả năng tiếp cận thị
trường của doanh nghiệp rất khó khăn.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 13
Chính sách xuất khẩu hàng hóa ở nước ta. Khái quát hiện trạng và thúc đẩy xuất khẩu.
Nguồn tham khảo
Giáo trình kinh tế thương mại _GS/TS Đặng Đình Đào
Giáo trình bài tập kinh tế thương mại _GS/TS Đặng Đình Đào
Giáo trình thương mại quốc tế NXB _ĐH KTQD
Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam

TS. Nhật Trung

/> Tổng cục thống kê

cổng thông tin điện tử hải quan Việt Nam
thuong vu VN tai hoa ky

từ điển mở
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 14

×