Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất
đúng đắn của Đảng và nhân dân ta. Đồng chí hãy phân tích cơ sở khách
quan và chứng minh luận điểm đó của Đảng ta trong quá trình Cách mạng
Việt Nam ./.
Chúng ta đã biết rằng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học
lớn, xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, là con đường duy nhất đúng đắn mà
Đảng và dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế
kỷ qua cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bài học độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là con
đường tất yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người.
Đó là sự lựa chọn của Đảng, Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của
lịch sử.
Quả thật, trước hết chúng ta thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là một sự lựa chọn hợp quy luật, hợp lòng dân. Đây là sự lựa chọn khách quan của
lịch sử.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã liên tiếp đứng
lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, đã có hàng
trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, các nhà
yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp
tàn bạo và thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng đúng
đắn theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng. Đó là sự khủng hoảng
đường lối cứu nước.
Tháng 6 năm 1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ
Chí Minh, Bác Hồ…) ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba nhiều nơi trên thế giới, vừa
lao động, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư
sản điển hình (Pháp, Mỹ); tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp, sau đó trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Người đã rút ra nhiều
bài học quý báu và bổ ích, là cơ sở cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.
1
Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Nguyễn Ái Quốc. Song, bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra
khi Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của V.I Lênin vào tháng 7 năm 1920. Người ta tìm thấy con đường duy nhất đúng
đắn để cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó là con
đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp; giai cấp vô sản phải nắm
lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; cách
mạng dân tộc từng nước gắn liền với phong trào cách mạng thế giới…Người khẳng
định “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con
đường cách mạng vô sản”. Từ đó, Người truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào đất
nước ta, sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta giành được hết
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Toàn dân ta đi theo Đảng. Vì vậy, có thể nói đó là
sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam, của toàn dân tộc Việt Nam.
Sự lựa chọn đó dựa trên hai căn cứ chủ yếu.
Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời
đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
thế giới. Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra khả năng hiện thực cho những
dân tộc đang còn lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Những khả năng hiện thực
này đã đem lại nhận thức mới mẻ và triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để
giải quyết vấn đề độc lập dân tộc.
Hai là, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân
dân lao động khỏi áp bức bốc lột, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thành những người làm chủ
xã hội. Độc lập dân tộc chỉ gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì mới vững chắc. “Độc
lập dân tộc là điều kiên tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội
là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc” như cuơng lĩnh năm 1991 của
Đảng đã chỉ rõ.
2
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm quyền tự quyết dân tộc, quyền lựa chọn chế độ
chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển, độc lập cả về chính trị, kinh tế
văn hoá.
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phú; con đường phát triển toàn diện, có năng lực và điều
kiện làm chủ, xoá bỏ tình trạng áp bức, bốc lột, nô dịch của dân tộc này với dân tộc
khác về chính trị, kinh tế và tinh thần.
Chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các nước
dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một
thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của tội ác, của những sự tàn
bạo và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an bình và hạnh phúc.
Thực tiễn Cách mạng nước ta từ khi có Đảng đã khẳng định: độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.
Trong gần 80 năm qua, Đảng và nhân dân ta luôn kiên trì và thực hiện mục
tiêu này. Nhờ vậy, mà cách mạng nước ta đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa
lịch sử và thời đại.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng
liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-
1945, Cách Mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta,
mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,
góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3
Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, củng cố vững chắc hơn độc
lập dân tộc, từng bước đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, bài học lớn, được đặt ở vị trí hàng đầu qua các nhiệm kỳ Đại hội của
Đảng, đặc biệt qua 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới mà Đại hội X xác định là bài
học phải “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nên tảng chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ :
"Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên
suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết
để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc
cho độc lập dân tộc". Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của
15 năm đổi mới, Báo cáo Chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: "Trong quá trình đổi
mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh".
Nhìn ra bên ngoài và nhìn lại lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX vừa qua,
chúng ta càng thấy rằng sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn
chính xác.
Như chúng ta đã biết, dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất
khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực
dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ.
Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy trên khắp mọi miền đất nước thu hút đông đảo
các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến.
Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân,
Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị
thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng, vẫn là
nhân dân giàu lòng yêu nước, có truyền thống chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng
ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước; còn các bậc sĩ phu, các nhà lãnh
4
đạo các phong trào chống thực dân Pháp đều có thừa trí dũng, không thiếu
quyết tâm nhưng họ, cả giai cấp phong kiến và đại diện cho chế độ phong kiến,
cả giai cấp tư sản và đại diện cho thế lực tư sản khi đó đều không giải quyết
được vấn đề độc lập dân tộc ở nước ta.
Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở
nên là yêu cầu cơ bản, khách quan của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong "tình hình
đen tối như không có đường ra". Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả
năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó ?
Nhưng rồi chính lịch sử lại có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái
tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định :
chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản
chủ nghĩa không có người bóc lột người và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản
chính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó
là một tiếng sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến
thắng các chế độ chuyên chế phong kiến, và đã bành trướng ra khắp thế giới. Các
nước tư bản phát triển khi ấy đang trở thành "trung tâm vũ trụ", chi phối và làm mưa
làm gió mọi mặt đời sống xã hội loài người.
Nhưng chính thời điểm mà chủ nghĩa tư bản tưởng như đang cực thịnh
ấy, thì Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra. Sự đột phá Tháng Mười mở đầu cho
một xu thế phát triển mới của lịch sử thế giới. Nếu trước Cách mạng Tháng
Mười, chế độ tư bản chủ nghĩa phát triển đến mức người ta rêu rao như một
"định mệnh", như một "trật tự vĩnh hằng", thì sau Tháng Mười - 1917, không
ai không thấy, cái "then" hãm thế giới ấy đã bị bẻ gẫy, điều định mệnh ấy
thành ảo tưởng, cái trật tự ấy bị lật nhào, tạo ra phản ứng dây chuyền của hàng
loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa
từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Rõ ràng, tới những năm 20 của thế kỷ XX với những biến động to lớn và
sâu sắc, đặc biệt với Cách mạng Tháng Mười Nga "rung chuyển thế giới", đã
làm cho tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại thay đổi, vai
trò lãnh đạo cách mạng cũng thay đổi; vì vậy con đường để giải quyết mâu
5
thuẫn của xã hội, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng cũng thay
đổi.
Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm
sâu trong mảnh đất Việt Nam - nơi mà chính "sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt của
công cuộc giải phóng nữa thôi". Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái Quốc là người
gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước
đến với chủ nghĩa xã hội. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bản lĩnh và
tố chất đặc biệt Việt Nam đã "bắt gặp" chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nói như Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một cuộc gặp gỡ đẹp như cùng hẹn trước - đã
chung đúc nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Với kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ
nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân
Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại : năm
1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết
hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Vừa ra đời, Đảng tuyên bố : "Chủ
trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản". Lời tuyên bố ấy cũng đồng nghĩa với lời bác bỏ thẳng thừng chế độ phong
kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa; và nhìn rộng hơn, cũng bác bỏ bất cứ một thứ
chủ nghĩa nào khác, bất cứ một con đường nào khác. Một cách tự nhiên là,
ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa
chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con
đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi từ đó dọc thế kỷ XX, và tiếp tục đi cho
tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc có một xã hội
tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc
làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa bình, hạnh phúc của con người. Rõ
6