Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram dương ở các vùng núi đá vôi và khai thác khoáng sản tại thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HIỀN

TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN
SINH KHÁNG SINH ỨC CHẾ VI KHUẨN
GRAM DƯƠNG Ở CÁC VÙNG NÚI ĐÁ VÔI
VÀ KHAI THÁC KHỐNG SẢN
TẠI THÁI NGUN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CƠNG NGHỆ SINH HỌC

Thái nguyên 2019

download by :


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HIỀN

TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN
SINH KHÁNG SINH ỨC CHẾ VI KHUẨN
GRAM DƯƠNG Ở CÁC VÙNG NÚI ĐÁ VÔI
VÀ KHAI THÁC KHỐNG SẢN
TẠI THÁI NGUN
Chun ngành: Cơng nghệ sinh học
Mã số ngành: 8420201
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học:

1.TS. Nguyễn Xuân Vũ
2.TS. Nguyễn Mạnh Tuấn

Thái Nguyên 2019

download by :


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng quy tắc. Kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công
bố trước đây.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Tác giả

Đỗ Thị Hiền

download by :


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại bộ môn Công nghệ Vi sinh, Viện khoa học
Sự sống, Trường Đại học Nơng lâm- Đại học Thái Ngun. Để hồn thành được
luận văn này em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân
và tập thể.

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Xuân Vũ
và TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình
trong quá trình thực hiện đề tài, giúp em vượt qua khó khăn và hồn thành tốt
luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Đỗ Bích Duệ cán bộ tại bộ môn Công nghệ Vi
sinh, Viện Khoa học Sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Văn Phùng - Viện trưởng Viện Khoa
học Sự sống cùng các cán bộ nghiên cứu của viện đã tạo điều kiện cho em được
thực tập và hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Công nghệ sinh học- Công nghệ thực
phẩm, các cán bộ trong Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên đã giúp đỡ, trang
bị kiến thức và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp
đỡ động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

download by :


iii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

VSV

: Vi sinh vật

CKS


: Chất kháng sinh

KTCC

: Khuẩn ti cơ chất

KTKS

: Khuẩn ty khí sinh

MT

: Môi trường

DNA

: Deoxyribonucleic Acid

RNA

: Ribonucleic Acid

ISP

: International Streptomyces Project

TE

: Tris - Ethylendiamin tetracetic acid


SDS

: Sodiumdodecyl sulfat

TAE

: Tris - Acetate - Ethylendiamin tetracetic acid

PCR

: Polymerase chain reaction (phản ứng chuỗi polymerase)

MRSA

: Staphylococcus aureus kháng methicillin

download by :


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hoạt tính đối kháng vi sinh vật kiểm định của các chủng xạ khuẩn ................. 25
Bảng 3.2. Đặc điểm nuôi cấy của chủng P5-1 trên các loại môi trường nuôi cấy ở
28oC sau 21 ngày .....................................................................................29
Bảng 3.3. Khả năng sử dụng các nguồn cacbon của chủng xạ khuẩn ......................31
Bảng 3.4. Khả năng sinh trưởng của xạ khuẩn ở nồng độ muối khác nhau .............33
Bảng 3.5. Khả năng sinh trưởng của chủng xạ khuẩn P5-1 ở các điều kiện nhiệt độ
khác nhau .................................................................................................33
Bảng 3.6. Khả năng sinh trưởng của xạ khuẩn ở các điều kiện pH khác nhau.................... 34
Bảng 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng P5-1 trên các môi trường lên men khác

nhau ..........................................................................................................35
Bảng 3.8. Hoạt tính kháng khuẩn chủng P5-1 theo thời gian lên men .....................37
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra giá trị MIC ....................................................................38
Bảng 3.10. Kết quả Search Blast các trình tự tương đồng gen 16S- rRNA của chủng
P5-1 trên GenBank. .................................................................................41

download by :


v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các dạng khuẩn lạc xạ khuẩn . ....................................................................5
Hình 3.1. Số lượng các chủng xạ khuẩn phân lập ức chế sinh trưởng các chủng vi
khuẩn kiểm định ......................................................................................27
Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn chủng xạ khuẩn phân lập sử dụng phương pháp
cấy chấm điểm. ........................................................................................28
Hình 3.3. Hình thái khuẩn lạc của chủng P5-1 trên các mơi trường .........................30
Hình 3.4 Xạ khuẩn sinh trưởng trên mơi trường bổ sung các nguồn cacbon. ..........32
Hình 3.5. Khả năng sinh trưởng của chủng xạ khuẩn P5-1 ở các điều kiện nhiệt độ
khác nhau .................................................................................................34
Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng P5-1 trên các môi trường lên men khác
nhau ..........................................................................................................36
Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn chủng P5-1 trong mơi trường Gause I theo thời
gian lên men. ............................................................................................37
Hình 3.8. Kháng sinh thô thu được từ dịch lên men chủng P5-1. .............................38
Hình 3.9. Kết quả MIC chủng P5-1 với các chủng vi khuẩn kiểm định. ..................39
Hình 3.10. Kết quả điện di DNA tổng số của chủng xạ khuẩn P5-1 trên gel agarose
1% ............................................................................................................40
Hình 3.11. Kết quả điện di sản phẩm PCR khuếch đại gen mã hóa 16S- rRNA
chủng P5-1 trên gel agarose 1% ..............................................................40

Hình 3.12. Cây phân loại của chủng P5-1 và một số chủng xạ khuẩn......................42

download by :


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1 Tổng quan về xạ khuẩn ......................................................................................... 4
1.1.1 Giới thiệu về xạ khuẩn ....................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của xạ khuẩn ...................................................................... 5
1.2. Phân loại xạ khuẩn ............................................................................................... 7
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm hình thái và tính chất ni cấy ................................... 7
1.2.2. Phân loại theo đặc điểm sinh lý, sinh hóa. ........................................................ 8
1.2.3. Phân loại xạ khuẩn bằng phương pháp phân tích tự gene 16S-rRNA .............. 8
1.3. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn ...................................................... 9
1.3.1. Khái niệm về chất kháng sinh ........................................................................... 9
1.3.2. Sự tạo thành chất kháng sinh từ xạ khuẩn....................................................... 10

1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh. .............................................. 13
1.4.1. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh trên thế giới ........................ 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh trong nước .......................... 14
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 16

download by :


vii

2.3. Vật liệu ............................................................................................................... 16
2.3.1. Nguồn xạ khuẩn .............................................................................................. 16
2.3.2. Vi sinh vật kiểm định ...................................................................................... 16
2.3.3. Môi trường phân lập và ni cấy .................................................................... 17
2.3.4. Hóa chất và thiết bị ......................................................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18
2.4.1. Phân lập và nuôi cấy xạ khuẩn . ...................................................................... 18
2.4.2. Tuyển chọn chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ................................................. 19
2.4.3. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học để phân loại xạ khuẩn ............................. 19
2.4.4. Lựa chọn môi trường lên men tối ưu cho sinh tổng hợp kháng sinh cho chủng
xạ khuẩn nghiên cứu. ................................................................................................ 20
2.4.5. Phương pháp lên men, tách kháng sinh thô cho chủng xạ khuẩn nghiên
cứu. ............................................................................................................................ 21
2.4.6. Phương pháp xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế sinh trưởng vi
khuẩn kiểm định (MIC90) .......................................................................................... 21
2.4.7. Phương pháp định danh và phân loại chủng loại ............................................ 22
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 25
3.1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh từ mẫu đất .... 25

3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn P5-1. .................... 28
3.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của chủng xạ khuẩn P5-1. ................ 28
3.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lí - sinh hóa .............................................. 31
3.3. Kết quả nghiên cứu lựa chọn môi trường lên men thích hợp cho sinh tổng hợp
kháng sinh cho chủng P5-1 ....................................................................................... 35
3.3.1. Kết quả lựa chọn môi trường lên men thích hợp. ........................................... 35
3.3.2. Kết quả xác định thời gian lên men tối ưu. ..................................................... 36
3.4. Kết quả đánh giá nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế 90% vi khuẩn kiểm định
(MIC90) ...................................................................................................................... 38
3.5 Kết quả phân loại chủng xạ khuẩn P5-1 bằng phương pháp sinh học phân tử. ....... 39
3.5.1. Kết quả tách DNA tổng số .............................................................................. 39
3.5.2. Kết quả nhân gene mã hóa 16S-rRNA bằng phản ứng PCR .......................... 40

download by :


viii

3.5.3. Kết quả giải trình tự gene mã hóa 16S-rRNA ................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 43
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43
2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 44
PHỤ LỤC

download by :


1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chất kháng sinh (Antibiotic) là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật,
nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Chất kháng sinh (CKS) là một nhóm
thuốc thiết yếu trong y học hiện đại. Nhờ chất kháng sinh mà y học đã có thể loại bỏ
được các bệnh nhiễm trùng. CKS có hoạt tính kháng lại các vi sinh vật (VSV) gây
bệnh như: vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật; nấm gây bệnh cho thực vật và
động vật. Ngồi ra, CKS cịn đóng vai trò rất quan trọng trong một số lĩnh vực khác
như chăn nuôi, bảo quản thực phẩm, và đặc biệt là trong bảo vệ thực vật. Các VSV
mẫn cảm với CKS ở những mức độ khác nhau, đa số các vi khuẩn gram dương mẫn
cảm với chất kháng sinh hơn các vi khuẩn gram âm. Hiện nay cùng với sự phát triển
của cơng nghệ thơng tin thì cơng nghệ sinh học cũng được coi là một trong những
ngành hàng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến cơng nghệ sinh học vi sinh sản xuất
kháng sinh phục vụ đời sống con người đang có những phát triển vượt bậc. Từ
những phương pháp sinh tổng hợp và bán tổng hợp thì công nghệ vi sinh tổng hợp
kháng sinh tiếp tục khẳng định vai trị của mình. Cho đến nay đã phát hiện được
khoảng 17.000 chất kháng sinh có nguồn gốc từ VSV và khoảng 30.000 chất kháng
sinh bán tổng hợp, nhưng chỉ có 1-2% chất kháng sinh trong tổng số này là có đủ
tiêu chuẩn sử dụng trong y học. Trong số các VSV có khả năng sinh chất kháng
sinh thì xạ khuẩn là nhóm có tiềm năng lớn chiếm tới 80% số chất kháng sinh đã
được mô tả [3].
Ngày nay, với sự xuất hiện của các VSV kháng kháng sinh, chúng là nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp của hàng loạt các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi,
viêm phế quản, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn vết mổ... Sự
xuất hiện ngày càng nhiều các vi khuẩn đa kháng thuốc và sự thiếu hụt các kháng
sinh mới, cùng với tình trạng sử dụng kháng sinh tự do làm cho chúng ta đang phải
đối mặt với hiện tượng "kháng kháng sinh''. Sự xuất hiện các vi khuẩn đa kháng
thuốc (MDR) như Staphylococcus aureus, Enterococcus... tạo thành một vấn đề
nghiêm trọng trong mơi trường bệnh viện, địi hỏi phải có kháng sinh mới với hoạt


download by :


2

động phổ rộng [28]. Các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn đã trở nên
kháng thuốc kháng sinh thông thường và trở thành một vấn đề lớn trên toàn cầu
trong thế kỷ 21 [20]. Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) là tác nhân
gây bệnh cho một loạt các bệnh nhiễm trùng như nhọt, viêm phổi, viêm tủy xương,
viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết,...và đã phát triển đề kháng với phần lớn các
kháng sinh thông thường [29]. Vào năm 2001, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO),
việc kê đơn và lạm dụng kháng sinh quá mức đã dẫn đến sự kháng thuốc của nhiều
mầm bệnh [43]. Ngày nay, các chủng kháng thuốc mới xuất hiện nhanh hơn, trong
khi tốc độ phát hiện ra kháng sinh mới đã giảm đáng kể.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu các loại thuốc mới ức chế
sinh trưởng các chủng vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu có nguồn gốc xạ khuẩn [43,33].
Streptomyces là một nguồn tiềm năng thuộc nhóm xạ khuẩn, sản sinh đa dạng các
loại kháng sinh khác nhau, với hơn 80% kháng sinh được biết trên thị trường có
nguồn gốc từ chi Streptomyces [27]. Xạ khuẩn phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên:
trong đất, nước, một phần trong bùn và trong các chất hữu cơ khác.. các yếu tố như:
độ ẩm, thành phần của đất, mức độ canh tác, thảm thực vật, độ pH mơi trường...ảnh
hưởng đến hoạt tính kháng sinh của xạ khuẩn.
Thái nguyên là một tỉnh có các vùng đất khai thác khống sản, vùng núi đá
vơi tập chung nhiều loại VSV, trong đó có xạ khuẩn có khả năng sinh kháng sinh.
Ngồi ra các hoạt động khai thác khống sản đã có những tác động đáng kể đến mơi
trường đất, nước và qua đó có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ VSV đất ở những khu vực
này mà hiện vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram

dương ở các vùng núi đá vơi và khai thác khống sản tại Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi
khuẩn gram dương.
* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và đặc điểm phân loại một số chủng
xạ khuẩn sinh kháng sinh mạnh, có nhiều triển vọng ứng dụng.

download by :


3

3. Đối tượng nghiên cứu
Các chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram dương được phân
lập từ mẫu đất ở một số vùng trong tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Phát hiện các chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh ức chế vi khuẩn gram dương
góp phần làm rõ hơn vai trị quan trọng của xạ khuẩn trong việc sinh kháng sinh,
định hướng tiếp tục nghiên cứu tìm ra các loại kháng sinh mới; trên cơ sở tạo ra các
CKS mới giúp phục vụ cho nghiên cứu và chữa bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.

download by :


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về xạ khuẩn

1.1.1 Giới thiệu về xạ khuẩn
Xạ khuẩn (Actinomycetes) là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria), phân bố
rất rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, nước, một phần trong bùn và trong các chất
hữu cơ khác, thậm chí trong cả cơ chất mà các VSV khác không sinh trưởng được.
Xạ khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, thường có tỷ lệ GC trong ADN cao
hơn 55% . Trong số khoảng 1000 chi và 5000 lồi sinh vật nhân sơ đã cơng bố có
khoảng 100 chi và 1000 lồi xạ khuẩn [26]. Xạ khuẩn phân bố chủ yếu trong đất và
đóng vai trị rất quan trọng trong chu trình tuần hồn vật chất trong tự nhiên. Theo
Waksman, trong một gam đất có khoảng 29.000 - 2.400.000 mầm xạ khuẩn, chiếm 9
- 45% tổng số VSV [42]. Chúng sử dụng axit humic và các chất hữu cơ khó phân
giải khác trong đất. Mặc dù xạ khuẩn thuộc nhóm sinh vật nhân sơ nhưng chúng
thường sinh trưởng dưới dạng sợi và thường tạo nhiều bào tử.
Sự phân bố của xạ khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ ẩm, thành phần
của đất, mức độ canh tác và thảm thực vật. Ngoài ra sự phân bố của xạ khuẩn cịn
phụ thuộc vào độ pH mơi trường, chúng có nhiều trong các lớp đất trung tính, kiềm
yếu hoặc axit yếu 6,8- 7,5. Xạ khuẩn thường tập chung ở những nơi đất giàu hữu
cơ, khoáng và lớp bề mặt có nhiều mùn. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt
độ 28- 30oC, độ ẩm khoảng 40-55%. Những nơi có nồng độ pH kiềm, axit thường ít
xạ khuẩn, đặc biệt nơi đất quá kiềm lại càng ít xạ khuẩn. Tuy nhiên nhiều loài xạ
khuẩn đã được phân lập ở các môi trường khắc nghiệt như Arthrobacter ardleyensis
ưa lạnh được phân lập từ trầm tích hồ ở Nam cực có thể sống ở nhiệt độ 0 0C [22] và
Nocardiopis alkaliphila được phân lập từ đất sa mạc ở Ai Cập có thể sống ở pH 9,510 [31].
Một trong những đặc tính quan trọng của xạ khuẩn là khả năng hình thành
CKS, 60-70% xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng sinh CKS. Cho tới nay
khoảng hơn 8000 CKS hiện biết trên thế giới thì có 80% là do xạ khuẩn sinh ra [3].

download by :


5


Điều đáng chú ý là các xạ khuẩn hiếm đã cung cấp nhiều CKS có giá trị dùng trong
y học như: getamixin, vacomixin..
Ngồi ra, xạ khuẩn cịn tham gia tích cực vào các q trình chuyển hóa nhiều
hợp chất trong đất nước. Dùng để sản xuất nhiều enzym như: proteaza, amylaza,
xenluloza, một số axit amin và axit hữu cơ. Một số xạ khuẩn có thể gây bệnh cho
người và động vật [6].
1.1.2. Đặc điểm sinh học của xạ khuẩn
* Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
Ở trên mơi trường đặc, xạ khuẩn sinh trưởng thành những khuẩn lạc khơ,
kích thước khuẩn lạc thay đổi tùy từng loài và điều kiện ngoại cảnh, đường kính
khuẩn lạc trung bình 0,5-2 mm. Khuẩn lạc xạ khuẩn không trơn, ướt như ở vi
khuẩn, nấm men mà thường có dạng thơ ráp, dạng vơi, dạng nhung tơ hay dạng
màng dẻo, khơng trong suốt, có các nếp tỏa ra theo hình phóng xạ. Do đó mới có
tên gọi là xạ khuẩn (Actinomycetes, tiếng Hy Lạp: Aktis là “tia”, mykes là “nấm”).
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường có 3 lớp: lớp vỏ ngoài là các sợi bện chặt, lớp trong
tương đối xốp và lớp giữa có cấu trúc tổ ong. Màu sắc của khuẩn lạc rất đa dạng:
đỏ, da cam, vàng, lam, nâu, trắng… tùy thuộc vào loài và điều kiện dinh dưỡng,
màu sắc của khuẩn lạc là một trong những đặc điểm phân loại quan trọng [1].

Hình 1.1. Các dạng khuẩn lạc xạ khuẩn [5].
( />Đặc điểm nổi bật của xạ khuẩn là có hệ sợi phát triển, phân nhánh mạnh và
khơng có vách ngăn (chỉ trừ cuống bào tử khi hình thành bào tử). Hệ sợi xạ khuẩn
mảnh hơn của nấm mốc, kích thước và khối lượng hệ sợi thường không ổn định và
phụ thuộc vào điều kiện sinh lý, ni cấy. Kích thước của hệ sợi xạ khuẩn là một
trong những đặc điểm phân biệt khuẩn lạc của xạ khuẩn và khuẩn lạc của nấm mốc

download by :



6

vì hệ sợi của nấm mốc có đường kính lớn, dễ quan sát bằng mắt thường. Trên môi
trường đặc, hệ sợi của xạ khuẩn sinh trưởng thành 2 hướng tạo thành khuẩn ti cơ
chất (substrate mycelium) và khuẩn ti khí sinh (aerial mycelium). Khuẩn ti cơ chất
(KTCC) sinh trưởng cắm sâu vào trong môi trường với chức năng chủ yếu là lấy
nước và thức ăn. Đường kính KTCC thay đổi từ 0,2m-0,3m, khuẩn ti khơng có
vách ngăn và khơng bị đứt đoạn. Tùy vào loại mơi trường mà KTCC có thể tiết ra
môi trường một số loại sắc tố trong đó có sắc tố hịa tan được trong nước, có sắc tố
hịa tan được trong dung mơi hữu cơ. KTCC sinh trưởng một thời gian thì dài ra
trong khơng khí tạo thành khuẩn ti khí sinh (KTKS). KTKS có chức năng chính là
sinh sản.
* Đặc điểm cấu tạo của xạ khuẩn
Xạ khuẩn có cấu trúc tế bào tương tự như vi khuẩn Gram dương, toàn bộ cơ
thể chỉ là một tế bào bao gồm các thành phần chính: thành tế bào, màng sinh chất,
nguyên sinh chất, chất nhân và các thể ẩn nhập.
Thành tế bào của xạ khuẩn có kết cấu dạng lưới, dày 10 - 20 nm có tác dụng
duy trì hình dáng của khuẩn ty, bảo vệ tế bào. Thành tế bào gồm 3 lớp:
Lớp ngoài cùng dày khoảng 60 - 120A0, khi già có thể đạt tới 150 - 200A0,
lớp giữa rắn chắc, dày khoảng 50A0, lớp trong dày khoảng 50A0. Các lớp này chủ yếu
cấu tạo từ các lớp glucopeptide bao gồm các gốc N - axetyl glucozamin liên kết với
N - axetyl muramic bởi các liên kết 1,4 - glucozit. Khi xử lý bằng lyzozym, các liên
kết 1,4 - glucozit bị cắt đứt, thành tế bào bị phá huỷ tạo thành thể sinh chất
(protoplast), cấu trúc sợi cũng bị phá huỷ khi xử lý tế bào với hỗn hợp este
chlorofom và các dung mơi hồ tan lipit khác. Nguyên nhân là do lớp ngoài cùng có
cấu tạo chủ yếu bằng lipit khác với nấm. Thành tế bào xạ khuẩn không chứa
xenllulose và kitin nhưng chứa nhiều enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất
và quá trình vận chuyển vật chất qua màng tế bào.
Căn cứ vào thành phần hoá học, thành tế bào xạ khuẩn được chia thành 4
nhóm chính :

Nhóm I: Thành phần chính của thành tế bào là axit L - 2,6 diaminopimelic (L
- ADP) và glyxin. Chi Streptomyces thuộc nhóm này.

download by :


7

Nhóm II: Thành phần chính của thành tế bào là axit meso - 2,6 diaminopimelic (m - ADP) và glyxin.
Nhóm III: Thành phần chính của thành tế bào là axit meso - 2,6 diaminopimelic.
Nhóm IV: Thành phần chính của thành tế bào là axit meso - 2,6 diaminopimelic, arabinose và galactose.
Dưới lớp thành tế bào là màng sinh chất dày khoảng 50 nm được cấu tạo chủ
yếu bởi 2 thành phần là photpholipit và protein. Chúng có vai trị đặc biệt quan trọng
trong quá trình trao đổi chất và quá trình hình thành bào tử của xạ khuẩn.
Nguyên sinh chất và nhân tế bào xạ khuẩn khơng có khác biệt lớn so với tế
bào vi khuẩn. Trong nguyên sinh chất của xạ khuẩn cũng chứa mezoxom và các thể ẩn
nhập (các hạt polyphosphate: hình cầu, bắt màu với thuốc nhuộm sudan III và các hạt
polysaccharide bắt màu với dung dịch lugol).
Tuy nhiên, điểm khác biệt của xạ khuẩn so với các sinh vật prokaryote ở chỗ
chúng có tỷ lệ G + C rất cao trong DNA, thường lớn hơn 55%, trong khi đó ở vi
khuẩn tỷ lệ này chỉ là 25 - 45% [8].
Xạ khuẩn thuộc loại vi khuẩn Gram dương nên ngoài yếu tố di truyền
trong nhiễm sắc thể cịn có các yếu tố di truyền ngồi nhiễm sắc thể, chúng có thể tự
nhân lên mà được Lederberg gọi là plasmid. Các plasmid đem lại cho tế bào nhiều
đặc tính chọn lọc q giá như có thêm khả năng phân giải một số hợp chất, chống chịu
với nhiệt độ bất lợi, chống chịu với các kháng sinh, chuyển gene, sản xuất các chất
kháng sinh trong đất và môi trường tuyển chọn [2].
Xạ khuẩn thuộc loại cơ thể dị dưỡng, nguồn cacbon chúng thường dùng là
đường, tinh bột, rượu và nhiều chất hữu cơ khác. Nguồn nitơ hữu cơ là protein,
pepton, cao ngô, cao nấm men. Nguồn nitơ vô cơ là nitrat, muối amơn…Khả năng

đồng hố các chất ở các loài hay chủng xạ khuẩn khác nhau là khác nhau.1.2. Phân
loại xạ khuẩn
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm hình thái và tính chất ni cấy
Đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy là thông tin quan trọng để phân loại
xạ khuẩn. Dựa theo cách phân loại này các chủng xạ khuẩn thường được nuôi

download by :


8

trên các môi trường dinh dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và thời gian thích hợp,
sau đó quan sát các đặc điểm hình thái và ni cấy của xạ khuẩn như hình
dạng, màu sắc của bào tử, khả năng sinh sắc tố, sinh melanin...đồng thời ghi
chép kết quả và chụp mẫu.
Trước kia, nhiều loại xạ khuẩn được phân chia tùy theo sự khác nhau về đặc
điểm hình thái và tính chất nuôi cấy như màu của khuẩn ti cơ chất (KTCC), khuẩn ti
khí sinh (KTKS), sắc tố tan; sự có mặt của KTCC, hình dạng và kết cấu mặt bào tử;
đặc điểm cuống sinh bào tử và sự phân đốt của khuẩn ti. Tuy nhiên, do xạ khuẩn
không bền vững về mặt di truyền, trong cùng một lồi có thể biểu hiện khác nhau về
mặt hình thái hoặc có những lồi khác nhau lại có thể giống nhau về mặt hình thái.
Do đó để phân loại chính xác hơn, bổ sung cho việc nghiên cứu phân loại, người ta
sử dụng thêm các phương pháp phân loại bằng sinh lí, sinh hóa, miễn dịch học và
sinh học phân tử [15,42].
1.2.2. Phân loại theo đặc điểm sinh lý, sinh hóa.
Khi phân loại xạ khuẩn người ta thường sử dụng các đặc điểm sinh lý, sinh
hóa như khả năng đồng hóa các nguồn cacbon, nguồn nitơ, nhu cầu các chất kích
thích sinh trưởng. Ngồi ra cịn các chỉ tiêu khác cũng được xác định như pH, nhiệt
độ, khả năng chịu muối, tính chất đối kháng và mẫn cảm với CKS, khả năng tạo
thành CKS và các sản phẩm trao đổi chất khác đặc trưng của xạ khuẩn.

Tuy nhiên, do xạ khuẩn thường xuất hiện nhiều biến dị nên các đặc điểm
sinh lý, sinh hóa thường có giá trị thấp về mặt phân loại.
1.2.3. Phân loại xạ khuẩn bằng phương pháp phân tích tự gene 16S-rRNA
Tất cả các loài VSV trong sinh giới đều sử dụng cùng một cách tổng hợp
protein nhờ các ribosome. Vì vậy người ta đã tiến hành so sánh trình tự nucleotit
của gen mã hoá rRNA ở các VSV khác nhau để xác định mối quan hệ giữa chúng..
Trong hệ thống phân loại xạ khuẩn hiện nay, thường sử dụng 3 phương pháp chính
đó là lai giữa DNA- DNA, lai giữa RNA- RNA và phân tích trình tự gene mã hóa
16S-rRNA.
Ngày nay, việc nghiên cứu phân tử rRNA là phương pháp hữu hiệu nhất để
xác định mối quan hệ trên cây phát sinh chủng loại, vì rRNA có mặt trong tất cả các

download by :


9

sinh vật, thực hiện cùng một chức năng là cấu thành nên ribosome, bộ máy tổng hợp
protein của tế bào. Có kích thước vừa phải (1500 bp) để tiến hành các nghiên cứu
phả hệ. Là một trong những cao phân tử xuất hiện sớm nhất trong lịch sử tiến hóa.
Cấu trúc của rRNA thay đổi rất chậm theo thời gian, hay nói cách khác các gen mã
hố cho chúng được bảo tồn rất tốt trong q trình tiến hố. Mặc dù mang tính bảo
thủ cao, các gen mã hóa cho rRNA cũng chứa những vùng có mức độ bảo thủ thấp
hơn, dễ có sự sai khác giữa các lồi sinh vật khác nhau. Dựa vào những vùng bảo
thủ trong gen mã hoá cho rRNA, các nhà khoa học đã thiết kế các cặp mồi vạn năng
để có thể khuếch đại toàn bộ chiều dài của gen, bao gồm cả các vùng biến đổi. So
sánh sự khác biệt giữa các vùng này, người ta có thể chỉ ra được những sự khác biệt
giữa các lồi gần gũi.
Trong các loại rRNA, thì 16S-rRNA là phù hợp nhất cho nghiên cứu phân
loại xạ khuẩn, vì gene mã hóa 16S-rRNA có kích thước khoảng 1540 bp phù hợp

cho các nghiên cứu phân loại, gene mã hóa 5S-rRNA có kích thước khoảng 120 bp,
dễ xác định trình tự nhưng lại khơng đặc hiệu cho phân loại, gene mã hóa 23SrRNA cũng là một gene tiềm năng cho phân tích so sánh trình tự để phân loại sinh
vật nhân sơ nhưng trình tự của gene này tương đối lớn 2900 bp, gây khó khăn cho
tách dịng và phân tích trình tự nên ít được sử dụng hơn [30].
Keswani và cộng sự đã chứng minh rằng nếu sự tương đồng giữa hai trình tự
16S-rRNA là 98,6% thì xác suất để mức độ giống trong phép lai DNA thấp hơn
70% sẽ là 99%. Vì thế giá trị tương đồng 98,6% của trình tự 16S-rRNA được coi là
ngưỡng để phân biệt hai lồi khác nhau. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà khoa học lấy
giá trị này là 98% [34].
1.3. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn
1.3.1. Khái niệm về chất kháng sinh
Chất kháng sinh (Antibiotic) là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật,
nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm
sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. CKS là một chất hóa học có hoạt tính
kháng lại các VSV như: vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật; nấm gây bệnh ở

download by :


10

động vật và thực vật. Các VSV mẫn cảm với CKS ở những mức độ khác nhau, đa số
các vi khuẩn gram dương mẫn cảm với chất kháng sinh hơn các vi khuẩn gram âm.
1.3.2. Sự tạo thành chất kháng sinh từ xạ khuẩn
1.3.2.1. Cơ chế hình thành chất kháng sinh từ xạ khuẩn
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn là khả năng hình
thành CKS. Cho tới nay khoảng hơn 8000 CKS hiện biết trên thế giới thì có 80% là
do xạ khuẩn sinh ra [3]. Trong q trình tiến hóa, tính đối kháng là cơ chế bảo vệ
trong đấu tranh sinh tồn của loài. Riêng đối với xạ khuẩn tính đối kháng thể hiện
khá rõ rệt. Đa số các CKS có nguồn gốc từ xạ khuẩn đều có phổ kháng rộng, kìm

hãm và ức chế được nhiều loại VSV khác nhau. Xạ khuẩn thường tạo ra các sản
phẩm trao đổi chất của mình để ức chế hoặc tạo điều kiện không thuận lợi cho sự
sinh trưởng của VSV khác. Thơng thường các CKS có thể hình thành theo các cơ
chế sau:
CKS được tổng hợp từ một chất trao đổi sơ cấp duy nhất (như CKS
cloramphenicol, các CKS thuộc nhóm nucleozit).
CKS được hình thành từ hai hoặc ba chất trao đổi bậc một khác nhau (như
các CKS lincomicin, novobiocin).
Đối với kháng sinh được tạo ra bằng con đường polime hóa bao gồm:
+ Các chất là dẫn xuất của polipeptid, được tạo thành bằng cách trùng hợp
các axit amin: bacitracin, polymycin. Mạch polipeptid được tạo thành có thể được
biến đổi trong các phản ứng tiếp theo.
+ Các chất được tạo thành từ đơn vị acetat và propionat thì theo con đường
tổng hợp axit béo: CKS nhóm macrolit, tetracilin, rifamicin.
+ CKS được hình thành theo con đường tổng hợp các hợp chất izopreonit từ
các đơn vị acetat…
+ Đối với các chất aminoglucozid thì tạo thành bằng con đường trùng hợp
các phân tử đường, axit amin và các rượu amin mạch vịng.
Có rất nhiều CKS hiện nay đang sử dụng được sinh ra bởi xạ khuẩn như:

download by :


11

Streptomycin: Có nguồn gốc từ Streptomyces griseus có khả năng kháng các
vi khuẩn Gram âm khá mạnh, được sử dụng để diều trị các bệnh dịch hạch, ho gà và
quan trọng hơn cả là bệnh lao [9].
Neomycin: Được tách từ xạ khuẩn Streptomyces fradiae vào năm 1949, có
khả năng chống cả các vi khuẩn gram dương và gram âm. Đặc biệt chống lại được

nhiều loài vi khuẩn kháng lại penixilin và streptomycin [9].
Tetracyclin: Là kháng sinh được tách chiết từ một số chủng xạ khuẩn thuộc
chi Streptomyces. Loại kháng sinh này có phổ rộng, chống lại cả vi khuẩn Gram âm
lẫn vi khuẩn Gram dương, ricketsia và một vài loài vi rút lớn. Ngồi sử dụng trong
y học, tetracyclin cịn được sử dụng trong chăn nuôi - thú y [9, 2].
Chloramphenicol: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces venezuelae, được
phát hiện vào năm 1947, có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn Gram dương và
Gram âm. Ngoài ra, CKS này được dùng trong chăn nuôi- thú y và thủy sản [16].
Gentamycin: Có nguồn gốc từ Micromonospora purpurea, có phổ hoạt tính
rộng, có tác dụng chống lại vi khuẩn Gram dương như tụ cầu, phế cầu đã kháng lại
penicillin và Gram âm như màng não cầu, lậu cầu. Trong y học hiện nay
Gentamycin chủ yếu dùng điều trị các bệnh Pseudomonas [9].
Erythromycin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces erythreus, là CKS có
hoạt phổ rộng với các vi khuẩn Gram dương, được sử dụng trong điều trị bệnh viêm
phổi do mycoplasma và viêm họng do liên cầu khuẩn [16, 7].
Novobicin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces spheroides và
Streptomyces niveus, có hoạt tính mạnh đối với vi khuẩn Gram dương. Có khả năng
chống lại các tụ cầu đã kháng với penicilin và một số CKS khác [15].
Vancomycin: Có nguồn gốc từ xạ khuẩn Streptomyces orientaliss, sử dụng
trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương, đặc biệt là liên cầu,
tụ cầu và phế cầu [16].
1.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh tổng hợp chất kháng sinh từ xạ khuẩn
Quá trình sinh tổng hợp CKS ở xạ khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
như pH, nhiệt độ, thành phần môi trường lên men… Để xạ khuẩn sinh trưởng tốt và
hình thành các sản phẩm tối ưu, cần đảm bảo trong mơi trường lên men có đầy đủ

download by :


12


các nguồn cacbon, nitơ, các nguyên tố vi lượng và các thơng số về điều kiện ni
cấy thích hợp.
* Điều kiện nuôi cấy:
Nhiệt độ: Phần lớn xạ khuẩn sinh trưởng tốt ở 28–30oC. Nhiệt độ tối ưu cho
tổng hợp CKS thường nằm trong khoảng 18–28oC [18].
pH môi trường: Sinh tổng hợp CKS phụ thuộc rất lớn vào pH môi trường.
pH thích hợp cho tổng hợp CKS thường là trung tính, pH kiềm hay axit thường ức
chế quá trình sinh tổng hợp CKS. Tuy nhiên dải pH cho chủng VSV sinh trưởng
thường dài hơn pH tối ưu cho sinh tổng hợp kháng sinh.
Độ thơng khí: Xạ khuẩn là vi khuẩn hiếu khí có nhu cầu thơng khí cao hơn
so với các sinh vật khác, nhất là ở giai đoạn nhân giống (khoảng từ 6 – 12 giờ ni).
Nồng độ thích hợp cho sinh tổng hợp CKS là 2-8% O2 trong dịch lên men [7].
Lượng giống và tuổi giống: Qúa trình sinh tổng hợp CKS không chỉ phụ
thuộc vào điều kiện lên men mà còn phụ thuộc vào chất lượng của bào tử và giống
sinh dưỡng. Thông thường, lượng giống cấy truyền vào môi trường lên men để hiệu
quả nhất là từ 2 – 10%, tuổi giống thường là 24 giờ .
* Thành phần môi trường lên men:
Nguồn cacbon: Các hợp chất cacbon có ảnh hưởng rất lớn tới q trình sinh
trưởng và sinh tổng hợp CKS. Đối với nhiều chủng xạ khuẩn có hoạt tính amylase,
nguồn cacbon thích hợp là tinh bột. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng chủng mà chọn
nguồn cacbon thích hợp như các loại đường đơn glucose, fructose, galactose hay
các loại đường đôi như maltose, saccarose, lactose…; các loại đường đa như tinh
bột, destrose…; các loại thành phần khơng xác định như rỉ đường, đại mạch…;
cũng có thể là các axit hữu cơ và chất béo làm nguồn cacbon [15].
Nguồn nitơ: Hầu hết các chủng xạ khuẩn sinh CKS đều đòi hỏi cả 2 nguồn
nitơ hữu cơ và vơ cơ. Trong đó, nguồn nitơ vơ cơ thường cho khả năng sinh CKS
không cao. Nguồn nitơ hữu hiệu nhất thường là các sản phẩm từ thực vật như bột
đậu tương, bột đậu xanh, cao ngô…
Nguồn photphat vô cơ: Vai trị của photphat vơ cơ như yếu tố điều chỉnh sinh

tổng hợp CKS. Nồng độ photphat thích hợp cho sinh tổng hợp phần lớn CKS không

download by :


13

quá 10 mg/ml. Nồng độ photphat ban đầu cao sẽ làm tăng lượng axit nucleic trong
khuẩn ti, làm kéo dài pha sinh trưởng, rút ngắn pha tổng hợp, làm tăng ATP trong tế
bào dẫn đến làm giảm hoặc ngừng quá trình sinh tổng hợp CKS. Sự thừa photphat
cũng ức chế tổng hợp các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất sơ cấp và thứ
cấp làm giảm khả năng tổng hợp CKS [15].
1.4. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh trên thế giới
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về xạ khuẩn là đề tài quan trọng trong
nhiều nghiên cứu mới về VSV ở nhiều nước trên thế giới; đặc biệt là các đề tài tìm
kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ VSV như các chất kháng khuẩn, kháng virus,
kháng tế bào ung thư, kháng nấm, chống đông máu hoặc là kháng trùng sốt rét…
Những hợp chất này sẽ trở thành nguồn dược phẩm quan trọng để chữa bệnh trong
tương lai.
Những thành tựu tách chiết kháng sinh từ xạ khuẩn có minh chứng qua một
số patent (bản quyền) số 3968204 Hamill, 1976 tách chiết kháng sinh A-2315 từ
Actinoplanesp philippinensis NRRL ; patent số 4331658 Hamill, 1982 tách chiết
kháng sinh A-32887 từ Streptomyces albus NRRL 11109; patent số 4537770
Michel, 1985 tách chiết kháng sinh A41030 từ Streptomyces virginiae NRRL
12525; patent số 4637981 Hershberger, 1987 tách chiết kháng sinh A-4696G từ
Actinoplanes missouriensis; patent số 4659660 Hamill, 1987 tách chiết kháng sinh
A47934 từ Streptomyces toyocaensis NRRL 15009; patent số 5229362 Kirst, 1993
tách chiết kháng sinh A10255 từ Streptomyces gardneri. Đó là những patent của
Mỹ, Mỹ cũng là một trong những nước sản xuất kháng sinh hàng đầu trên thế giới,

bên cạnh các nước phát triển công nghiệp kháng sinh thì Hàn Quốc cũng đã có nền
cơng nghiệp sản xuất kháng sinh, ngoài những kháng sinh tinh khiết dùng điều trị
bệnh cịn có kháng sinh dưới dạng chế phẩm sinh học như Biocontrol dưới dạng
lỏng có thành phần bao gồm một số chủng Streptomyces sp.; Trung Quốc cũng là
nước hết sức chú trọng phát triển công nghiệp kháng sinh, các nhà máy kháng sinh
được xây dựng ở Tứ Xuyên, Thượng Hải, Trường Sa, Hắc Long Giang, Quảng
Châu để sản xuất các nguyên liệu và các thành phẩm kháng sinh từ VSV.

download by :


14

M. Krishnaraj và N. Mathivanan (Ấn Độ - 2009) đã phân lập được 137
chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng vi sinh vật từ 40 địa điểm khác nhau ở vịnh
Bengal. Trong tất cả 137 chủng xạ khuẩn đều có khả năng kháng các vi khuẩn gây
bệnh ở người như S. aureus, P. aeruginosa, Bacillus spp. và 10 chủng có khả năng
kháng nấm Rhizoctonia solani và Fuzarium oxysporum gây bệnh ở thực vật [35].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh trong nước
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xạ khuẩn có khả năng sinh kháng sinh cịn hạn
chế. Tuy nhiên chúng ta cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm và sản xuất
chất kháng sinh phục vụ cho nhu cầu điều trị bệnh, tách chiết cũng như nỗ lực hợp
tác với nước ngoài để sản xuất kháng sinh mặc dù kết quả chưa đáp ứng được so với
nhu cầu thực tế.
Đỗ Thu Hà (2004), nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh chống nấm phân
lập từ đất Quảng Nam - Đà Nẵng đã phân lập được 2 chủng xạ khuẩn là
Streptomyces nashvillensis QN-23 và Streptomyces globosus QN-24 có khả năng
kháng các loại nấm kiểm định là A. niger, P. oryzae, F. oxysporum. Bùi Thị Việt Hà
(2006) nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt
Nam, đã ứng dụng phân loại xạ khuẩn đến mức phân tử để xác định được các chủng

xạ khuẩn là Streptomyces antimycoticus chống nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh mốc
trắng ở cà chua, Streptomyces diastatochromogenes có hiệu quả tốt trong phòng
chống bệnh lở cổ rễ và thối bắp do Rhizoctonia solani gây ra trên bắp cải,
Streptomyces hygroscopicus có hiệu quả tốt đối với việc phịng chống bệnh khơ vằn
(Rhizoctonia solani) ở lúa với hiệu lực gần xấp xỉ validacin. Bùi Thị Hà (2008), từ
các mẫu đất khác nhau đã phân lập và thuần khiết được 80 chủng xạ khuẩn thuộc
chi Streptomyces, trong số đó có 30 chủng có hoạt tính kháng nấm gây bệnh trên
chè ở các mức độ khác nhau, chiếm tỷ lệ 37,5%. Đã tuyển chọn được 2 chủng xạ
khuẩn có hoạt tính mạnh nhất trong số 30 chủng có hoạt tính kháng nấm, kháng
được cả 2 chủng nấm gây bệnh trên chè là CT–2E và CT– 5X, đồng thời cũng có
khả năng kháng các nấm kiểm định...

download by :


15

Một số nghiên cứu về xạ khuẩn như : nghiên cứu tập trung vào các đặc điểm
sinh học [18]; tối ưu hóa mơi trường ni cấy [16]; khả năng sinh kháng sinh kháng
các VSV gây bệnh thực vật (Như nấm thực vật, nấm đạo ơn, vi khuẩn héo lá...)
[10,11,15]. Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu sử dụng kỹ thuật dung hợp tế
bào trần nhằm nâng cao hiệu quả sinh kháng sinh của xạ khuẩn [3]; nâng cao hiệu
suất sinh kháng sinh...
Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá hoạt tính sinh kháng
sinh của xạ khuẩn tại các vùng có điều kiện mơi trường khó khăn, như vùng núi đá
vôi, vùng đất khô cằn kháng lại các VSV gây bệnh.
Với tình hình như trên cho thấy rất cần những cơng trình nghiên cứu và tiến
tới sử dụng các chủng VSV trong đó đặc biệt là xạ khuẩn để sản xuất các kháng
sinh dùng cho nhu cầu rất lớn đặt ra hiện nay.


download by :


×