TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
--------
BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI SỐ 15:
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP. VẬN DỤNG QUY LUẬT
NÀY VÀO VẤN ĐỀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH,
SINH VIÊN HIỆN NAY.
Người thực hiện:
MSSV:
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp học phần:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020
MỤC LỤC
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP. VẬN DỤNG QUY LUẬT
NÀY VÀO VẤN ĐỀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH,
SINH VIÊN HIỆN NAY...........................................1
1. GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................3
1.2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài...........................................................3
1.3. Phương pháp sử dụng ở đề tài này.................................................3
1.4. Kết cấu đề tài...........................................................................................4
1.5. Ý nghĩa rút ra sau khi nghiên cứu đề tài.....................................4
2. PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI.........................................................................5
2.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.......5
2.1.1. Sơ lược về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
................................................................................................................. 5
2.1.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.......5
2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................7
2.2. Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập vào vấn đề học tập của học sinh, sinh viên hiện nay..........8
2.2.1. Mâu thuẫn giữa lượng kiến thức khổng lồ cần tiếp thu và
thời gian có hạn............................................................................................... 8
2.2.2. Mâu thuẫn giữa mong muốn học những mơn mình u thích
và u cầu phải hồn tất chương trình.....................................................9
2.2.3. Mâu thuẫn giữa tính lý thuyết, mơ phạm của chương trình
học và sự đa dạng, phức tạp trong đời sống........................................10
2
1.
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển của
sự vật, hiện tượng và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật.
Hiểu biết được quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là
tiền đề để nhận định và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống
thường ngày và trong công việc, biết cách giải quyết từ nguồn gốc để giải quyết
triệt để và giảm thiểu hậu quả tác động của mâu thuẫn gây ra.
Đề tài nghiên cứu về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập và vận dụng quy luật vào vấn đề học tập của sinh viên hiện nay mang tính
cấp thiết và gắn liền với yêu cầu của thời đại, đặc biệt vào thời điểm hiện tại.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển,
rất cần đội ngũ nhân lực chất lượng cao để đưa đất nước đi lên theo hướng cơng
nghiệp hố - hiện đại hố. Trong khi đó, giáo dục hiện vẫn cịn đang tồn tại
những mâu thuẫn cần giải quyết. Để có nguồn nhân lực chất lượng thì giáo dục
phải có chất lượng, do đó yêu cầu về giải quyết mâu thuẫn trong giáo dục là cấp
thiết và quan trọng.
1.2.
Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật phổ
biến và có nhiều ứng dụng thực tiễn. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan
đến đề tài này. Quy luật mâu thuẫn được vận dụng nhiều trong giải quyết vấn
đề, giải quyết mâu thuẫn, để đề ra chiến lược phát triển và nhiều ứng dụng khác
trong thức tế.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về sự vận dụng của quy luật này vào
vấn đề học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam, vào quá trình dạy và học để
cải thiện, nâng cao chất lượng nền giáo dục Việt Nam.
1.3.
Phương pháp sử dụng ở đề tài này
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, em sử dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm
khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn.
3
1.4.
Kết cấu đề tài
Đề tài tìm hiểu về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
và vận dụng vào vấn đề học tập của học sinh, sinh viên hiện nay gồm có hai
phần chính.
Phần thứ nhất là phần lý thuyết, tìm hiểu về quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập. Trong phần này em sẽ tìm hiểu về quy luật thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là gì, tìm hiểu một số thuật ngữ xuất hiện
trong quy luật này, nội dung quy luật và ý nghĩa phương pháp luận rút ra sau khi
nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Phần thứ hai là phần ứng dụng vào vấn đề thực tế. Vấn đề em chọn ở đây
là ứng dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào vấn đề
học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam. Trong phần này, em đưa ra ba mâu
thuẫn chính mà em nhận thấy trong thực tiễn. Trong mỗi mâu thuẫn em sẽ đưa
ra những căn cứ thực tế, sau đó tìm hiểu về nguồn gốc của mâu thuẫn, cuối cùng
là nêu ra một số biện pháp để giải quyết mâu thuẫn để nâng cao chất lượng học
tập của học sinh, sinh viên.
1.5.
Ý nghĩa rút ra sau khi nghiên cứu đề tài
Sau khi nghiên cứu đề tài tìm hiểu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập và ứng dụng vào vấn đề học tập của học sinh, sinh viên hiện
nay, em rút ra được khá nhiều bài học bổ ích.
Đầu tiên là có sự hiểu biết về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập. Quy luật này là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy
vật trong triết học Mác - Lênin. Quy luật này có nhiều ứng dụng quan trọng
trong thực tiễn. Nhờ có quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,
nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống được giải quyết, nhờ đó thế giới ln vận
động và phát triển khơng ngừng.
Thứ hai, đó là sự vận dụng quy luật này để giải quyết mâu thuẫn trong
quá trình học tập của học sinh, sinh viên hiện nay. Nhờ nhận biết được những
mâu thuẫn, ứng dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, em
có thể tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn trong thực
tế. Việc tìm ra mâu thuẫn trong học tập và giải quyết chúng giúp cho quá trình
học tập của bản thân em dễ dàng hơn và đạt hiệu quả hơn.
4
2.
PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
2.1.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập1
2.1.1.
Sơ lược về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến
và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật, hiện
tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động
trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Đó là quy luật thống nhất
và đấu tranh giữa các mặt đối lập (chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển), quy luật
chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại (chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển) và quy luật phủ định
của phủ định (chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển).
2.1.2.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, là “hạt nhân” của phép biện chứng và
là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Lênin. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển,
theo đó nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển là mâu thuẫn
khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.
2.1.2.1.
Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu
thuẫn
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng
thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Tính chất chung của mâu thuẫn gồm có tính khách quan, tính phổ biến và
tính đa dạng, phong phú. Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có
trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu
thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai
1TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
/>
5
đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính đa dạng,
phong phú biểu hiện ở chỗ mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm
nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch
sử khác nhau, giữa vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát
triển của sự vật.
2.1.2.2.
Phân loại mâu thuẫn
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập, mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn
diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất, sự phát triển ở
tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật.
Mâu thuẫn khơng cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một
phương diện nào đó của sự vật, nó khơng quy định bản chất của sự vật.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn, các mâu thuẫn được chia thành mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai
đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai
đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện
cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một
giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó khơng đóng vai trị chi phối mà
bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào
việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, mâu thuẫn được chia thành
mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
6
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập
đồn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã
hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ
bản, cục bộ, tạm thời.
2.1.2.3.
Nội dung quy luật
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu
tranh với nhau.
Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng
buộc không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy
mặt kia làm tiền đề tồn tại.
Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác
động qua lại, bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự
chuyển hoá giữa chúng.
Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hoá giữa các mặt đối lập là một quá
trình. Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai
mặt đối lập. Hai mặt đối lập này xung đột gay gắt và khi điều kiện chín muồi sẽ
chuyển hố lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu
thuẫn mới hình thành, cứ thế tiếp diễn. Đây là nguồn gốc, động lực của sự vận
động và phát triển trong thế giới.
2.1.3.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu
thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
Trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch
sử - cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp
giải quyết phù hợp.
7
2.2.
Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập vào vấn đề học tập của học sinh, sinh viên hiện nay
2.2.1.
Mâu thuẫn giữa lượng kiến thức khổng lồ cần tiếp thu và
thời gian có hạn
Trong quá trình học tập, người học khơng ít lần cảm thấy rằng khối lượng
kiến thức quá nặng nề, trong khi thời gian để tiếp thu và hiểu biết trọn vẹn
lượng kiến thức là khơng nhiều. Ở bậc đại học, trung bình một sinh viên sẽ học
từ 6 đến 9 môn ở một học kỳ, cịn ở bậc trung học phổ thơng, mỗi học sinh sẽ
phải hồn tất 11 mơn học trong một năm học. Trong đó, mỗi mơn học đều chứa
đựng những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, đa dạng nhiều lĩnh vực. Trong
một kì học hoặc một năm học, người học phải tìm hiểu hết lượng kiến thức
khổng lồ đó. Điều này đặt ra một áp lực khá lớn cho người học.
Đầu tiên, em xin phân tích về tác động của mâu thuẫn này đối với học
sinh trung học phổ thông. Khối lượng kiến thức nhiều, thời gian có hạn ít nhiều
tạo nên áp lực cho người học, nhất là học sinh lớp 12 - những người sẽ phải đối
mặt với kì thi trung học phổ thơng quốc gia, kết thúc 12 năm học để bước sang
một trang mới của cuộc đời - sẽ phải chịu áp lực lớn hơn ai hết. Áp lực đến từ
sự kỳ vọng của phụ huynh, áp lực sinh ra từ sự mệt mỏi của bản thân khi phải
học ngày, học đêm và áp lực từ chính bản thân các em. Có thể nói, mâu thuẫn
giữa lượng kiến thức và thời gian này ln có tác động mạnh mẽ đến các em
học sinh, và mỗi năm có rất nhiều câu chuyện đáng tiếc nảy sinh từ mâu thuẫn
này.
Tiếp theo, em xin phân tích tác động của mâu thuẫn này đối với sinh viên
đại học. Trung bình một học kì, một sinh viên đại học phải học từ 6 đến 9 môn.
So với trung học phổ thơng thì lượng kiến thức gần như tăng gấp đơi. Vì thế mà
nhiều sinh viên cảm thấy áp lực, muốn bỏ học, hay có tư tưởng học cho “qua
mơn”. Nhìn chung, mỗi cấp học đều có những áp lực riêng đến từ mâu thuẫn
giữa khối lượng kiến thức và thời gian hạn chế.
Về nguồn gốc của mâu thuẫn trên, theo bản thân em thì nó xuất phát từ
hai nguyên nhân chính: khối lượng kiến thức quá nhiều của chương trình và áp
lực do chính bản thân người học. Em không xem thời gian hạn hẹp là nguồn
gốc, bởi lẽ mỗi người đều có quỹ thời gian như nhau, khơng ai hơn ai, nhưng có
những người khơng cảm thấy áp lực, có những người lại cảm thấy áp lực nặng
nề.
8
Về nguồn gốc đầu tiên, khối lượng kiến thức nặng nề có lẽ là vấn đề “lâu
đời” của giáo dục. Hiện nay, Bộ giáo dục đang dần dần thực hiện tinh giảm
những kiến thức dư thừa, tuy nhiên lượng kiến thức hiện nay vẫn còn khá nặng
và nhiều lý thuyết, thiếu thực hành. Mặc dù lượng kiến thức nặng nề cũng là
như nhau cho tất cả mọi người, tuy nhiên mỗi người có khả năng tiếp thu khác
nhau, vì vậy số lượng kiến thức mỗi người học được và khả năng vận dụng kiến
thức là khác nhau. Để giải quyết vấn đề này là khá khó, tuy nhiên cũng có một
số cách để việc học tập bớt nặng nề hơn như sắp xếp thời gian học tập và thư
giãn hợp lý, không học dồn, học đi đôi với hành để tăng hứng thú, học sinh chủ
động tìm hiểu thêm về mơn học mình u thích,...
Về nguồn gốc thứ hai, đó là áp lực từ chính bản thân người học. Áp lực từ
điểm số, từ gia đình, từ kì vọng của bản thân khiến người học luôn cảm thấy
mệt mỏi và học quá sức. Sự cố gắng học tập là tốt, tuy nhiên cố ép bản thân học
quá mức là không nên. Thay vào đó, người học nên có cái nhìn tích cực hơn, đó
là học cho bản thân mình. Cố gắng sắp xếp thời gian học hợp lí, tìm niềm cảm
hứng trong học tập thì việc học tập sẽ có hiệu quả hơn so với học tập dưới áp
lực nặng nề.
2.2.2.
Mâu thuẫn giữa mong muốn học những mơn mình u thích
và u cầu phải hồn tất chương trình
Bên cạnh mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời gian hạn hẹp thì
mâu thuẫn giữa mong muốn học những mơn u thích và u cầu phải hồn tất
chương trình cũng là một mâu thuẫn phổ biến trong quá trình học tập của học
sinh sinh viên.
Trong suốt thời gian học tập của học sinh, sinh viên, họ bắt buộc phải
hoàn thành rất nhiều mơn học để hồn thành chương trình học của mình. Khơng
phải học sinh, sinh viên nào cũng có khả năng học hết và u thích hết tất cả các
mơn học. Một số lượng không nhỏ học sinh, sinh viên phải học những mơn
mình khơng thích, khơng hứng thú hoặc khơng có khả năng học.
Một số biểu hiện chính cho mâu thuẫn này chính là ở học sinh, nhất là
học sinh lớp 12 họ thường sẽ chú tâm học những môn họ sẽ dùng để thi đại học
hoặc dùng để xét tuyển. Một bộ phận không nhỏ những học sinh lớp 12 bỏ qua
những môn được xem là môn “phụ”, những môn họ không thi hoặc không dùng
để xét tuyển đại học và dốc hết sức mình học những mơn dùng để thi. Ngồi ra
cịn những trường hợp học sinh tự bỏ một mơn nào đó vì cảm thấy nó q lý
thuyết mà khơng có ứng dụng nào thực tế. Sinh viên đại học cũng như tương tự.
9
Sinh viên đại học thường sẽ chú tâm vào những môn chuyên ngành hơn là
những môn chung, và trong những mơn chung họ thường có tư tưởng “học cho
qua mơn” vì họ cho rằng những mơn đó khơng có ứng dụng nhiều trong ngành
học của mình, hoặc mơn học đó khơng có giúp ích gì cho cơng việc hay cuộc
sống của họ.
Thực tế cho thấy, người học sẽ có khuynh hướng giải quyết mâu thuẫn
này theo hai cách: Một là từ bỏ những mơn học mình khơng thích mà cố gắng
học những mơn mình u thích, hai là cố gắng học hết tất cả các mơn trong
chương trình, mơn u thích thì cố gắng hơn một chút, mơn khơng thích thì học
ít một chút. Mỗi cách giải quyết đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng, và lựa
chọn cách học nào là tuỳ vào quyết định của mỗi người.
Phân tích về nguồn gốc của mâu thuẫn này, đó là xuất phát từ bộ não của
mỗi người. Mỗi người sinh ra có khả năng khác nhau, có người thuận não trái
thiên về tính tốn logic, có người thuận não phải thiên về nghệ thuật, ngơn ngữ,
có người thuận cả hai bán cầu não. Vì thế mà khả năng học của mỗi người cũng
khác nhau. Rất ít người có thể u thích và học hết tất cả các mơn trong sự u
thích đó. Vì thế mà mâu thuẫn giữa mong muốn học những mơn mình u thích
và u cầu phải hồn tất chương trình nảy sinh.
Để giải quyết mâu thuẫn này, như đã đề cập ở trên, người học thường sẽ
lựa chọn hoặc từ bỏ mơn khơng thích, hoặc cố gắng học đều các mơn. Tuy
nhiên cần phải nói thêm, những mơn học trong chương trình khơng có mơn nào
là vơ nghĩa, chỉ có tính chất quan trọng hoặc ít quan trọng hơn. Vì thế mà việc
từ bỏ hẳn một mơn học đơi khi khá nguy hiểm, có thể khi học người học cảm
thấy môn học vô nghĩa, nhưng trong cuộc sống mn hình vạn trạng, đơi khi
mơn học lại có ý nghĩa cực kì quan trọng. Vì vậy đối với bản thân em, lựa chọn
cố gắng học tất cả các môn, mơn u thích thì cố gắng hơn, mơn khơng thích thì
học ít hơn một chút là cách giải quyết tối ưu hơn cho mâu thuẫn này.
2.2.3.
Mâu thuẫn giữa tính lý thuyết, mơ phạm của chương trình
học và sự đa dạng, phức tạp trong đời sống
Mâu thuẫn giữa tính lý thuyết, mơ phạm của chương trình học và sự đa
dạng, phức tạp trong đời sống cũng là một trong những mâu thuẫn phổ biến
trong học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh, sinh viên.
Nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy mơ hồ, không biết kiến thức mình học có
ứng dụng gì khơng hay chỉ là những con chữ ghi trên giấy. Khơng hiểu được
tính ứng dụng của kiến thức đã học khiến cho một bộ phận học sinh, sinh viên
10
cảm thấy chán nản môn học, cảm thấy mơ hồ, học khơng hiệu quả, thậm chí cịn
bỏ qua mơn học lý thuyết bởi vì sự khơ khan của nó.
Về nguồn gốc của mâu thuẫn giữa tính lý thuyết, mơ phạm của chương
trình học và sự đa dạng, phức tạp trong đời sống có thể bắt nguồn từ cơ sở vật
chất còn thiếu thốn của nước ta, song song với chương trình học cịn nặng lý
thuyết và chưa chú trọng nhiều vào thực hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy
“Học với hành phải đi đơi. Học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học
thì hành khơng trơi chảy”. Thực hành là một phần quan trọng không thể thiếu
trong việc học, tuy nhiên hiện nay thực hành còn chưa được chú trọng nhiều
trong chương trình học của nước ta.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, đầu tiên chính là tăng số lượng tiết thực
hành trong chương trình học. Điều này đã được Bộ Giáo dục đề cập và triển
khai trong chương trình đổi mới giáo dục sắp tới. Bên cạnh sự đổi mới của Bộ
giáo dục chính là sự ý thức trong học tập của học sinh sinh viên. Không thể lấy
hồn cảnh “khơng có thực hành, học tập nhàm chán” làm lời biện minh cho việc
lười học của bản thân. Học hành là đi từ lý thuyết đến thực hành, học lý thuyết
nhuần nhuyễn thì khi thực hành sẽ làm tốt hơn, đúng hơn và an toàn hơn. Phải
học thật tốt lý thuyết rồi mới tập thực hành. Đơn cử như ngành y học, chưa học
xong cấu tạo cơ thể người thì lại muốn đi phẫu thuật, điều đó là vô lý, gây hại
cho bản thân và cho người khác.
Tóm lại, các mâu thuẫn trong học tập xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác
nhau, có nguồn gốc khách quan, nguồn gốc chủ quan. Nguồn gốc khách quan có
thể đến từ bản thân mơn học, chương trình học hoặc người dạy học. Nguồn gốc
chủ quan là đến từ người học, về ý thức học tập, khả năng học tập. Trong đó,
nguồn gốc chủ quan nguồn gốc chính và quan trọng hơn cả. Để giải quyết mâu
thuẫn phải xác định được bản chất, nguồn gốc rồi tìm giải pháp phù hợp. Có
nhiều cách để giải quyết những mâu thuẫn được nêu ra trong đề tài này, trong
đó, giải pháp quan trọng nhất là thay đổi ý thức học tập của người học - chính là
học sinh, sinh viên.
Một người khuyết danh đã từng nói thế này “Mọi người đều hấp thụ được
hai thứ giáo dục, một thứ là do người khác tạo ra, còn một thứ quan trọng hơn
nhiều là do chính mình tự tạo ra cho mình.” Chúng ta đến trường học, tiếp nhận
những cái do người khác tạo ra, là nhận được sự giáo dục. Nhưng quan trọng
hơn hết, đó là những gì mà chúng ta tiếp nhận và sử dụng được chúng. Giáo dục
là dạy cho người ta biết cách câu cá chứ không phải cho người ta con cá. Vì vậy,
11
giáo dục có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào bản thân người tiếp nhận
giáo dục. Những người hiểu được giá trị của giáo dục, họ sẽ cố gắng khơng
ngừng để nâng cao kiến thức của mình. Khơng có quá trình học nào dễ dàng cả,
vì thế thay vì than vãn và áp lực, hãy tìm cho bản thân phương pháp học đúng
đắn và tìm ra đam mê trong học tập. Những mâu thuẫn trong giáo dục vẫn tồn
tại, và cách hiệu quả nhất để giải quyết những mâu thuẫn đó chính là xuất phát
từ bản thân người học. Khi những mâu thuẫn trên được giải quyết thì giáo dục
sẽ phát triển lên một trình độ cao hơn. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới
hình thành, quá trình cứ thế tiếp diễn và giáo dục luôn vận động và phát triển
không ngừng.
12