Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2009 2018,khoá luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 71 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
tt>

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ^
KHOA TÀI CHÍNH CLC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BÙI NHẬT ANH
Lớp: CLCD
Khóa học: 2015 -2019
Mã sinh viên: 18A4010027
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THANH PHƯƠNG

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
^ HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ^

KHOA TÀI CHÍNH CLC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN BÙI NHẬT ANH
Lớp: CLCD
Khóa học: 2015 -2019
Mã sinh viên: 18A4010027
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THANH PHƯƠNG

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Bài khố luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân sinh
viên, dựa trên những lí thuyết, q trình tìm hiểu về kiến thức liên quan dưới sự
hướng
dẫn của giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương.
Các nội dung nghiên cứu, các số liệu bảng biểu và những kết quả trong khoá
luận là trung thực, các nhận xét và phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn.
Ngồi ra trong bài khố luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá từ các
tác
giả khác, cơ quan tổ chức khác, đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bùi Nhật Anh

I


LỜI CẢM ƠN
Việc được nhà trường và khoa Tài Chính cho phép làm khoá luận này với em
là vinh dự cũng như là cơ hội thử sức nghiên cứu trên nền tảng và kỹ năng đã được

học trong suốt bốn năm qua tại Học Viện Ngân Hàng. Đề tài khoá luận tốt nghiệp
lần
này, bên cạnh những cố gắng tìm tịi cũng như nỗ lực không ngừng của bản thân,
không thể thiếu sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ, bạn bè và các anh chị ở đơn vị thực
tập. Sau đây, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự
giúp đỡ cũng như chỉ bảo tận tình từ thầy giáo hướng dẫn và từ các thầy cơ trong
khoa Tài chính đã tâm huyết truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Phương.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài tốt nghiệp này, em vẫn ln được
thầy tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra nhiều ý kiến đánh giá
chuyên môn để em có thể hồn thiện khố luận một cách tốt nhất.
Sau những lời cảm ơn chân thành là sự nhìn nhận lại bản thân. Mặc dù có rất
nhiều cố gắng nhưng với kiến thức, trình độ chun mơn và độ nhạy cảm thị trường
vẫn còn hạn chế cùng với thời gian tìm hiểu và tiếp xúc chưa nhiều, việc đánh giá,
phân tích các tác động của các nhân tố lên giá cổ phiếu một cách tồn diện là điều
rất
khó khăn. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu từ q thầy
cơ và bạn đọc để trau dồi kiến thức để bài luận văn được hoàn thiện và nâng cao
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

II


MỤC LỤC
Muc lục
LỜI CAM ĐOAN
I
LỜI CẢM ƠN

II
MỤC LỤC
III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
V
DANH MỤC BẢNG BIẾU HÌNH ẢNH MINH HOẠ
VI
LỜI MỞ ĐẦU
1
1.
Tính cấp thiết của đề tài
1
2.
Mục tiêu nghiên cứu
2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
5.
Kết cấu của khoá luận
2
Phần I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận các nhân tố vĩ mơ ảnh hưởng đến
biến động giá cổ phiếu
4
1.1.
Tổng quan nghiên cứu
4

1.1.1.
Các nghiên cứu nước ngồi
4
1.1.2.
Các nghiên cứu trong nước
9
1.2.
Cơ sở lí luận về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu:
10
1.2.1.
Vấn đề chung về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu
10
1.2.2.
Lí luận các nhân tố vĩ mơ
15
1.2.3.
Tác động của các nhân tố vĩ mô lên giá cổphiếu thị trường chứng khoán
19

Phần II: Thực trạng tác động của các nhân tố vĩ mô tới sự biến động giá cổ phiếu
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
31
2.1.
Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam
31

III


2.2.

Nghiên cứu tác động
DANH
củaMỤC
các nhân
TỪ VIẾT
tố vĩ mô
TẮT
qua từng giai đoạn của thị
trường chứng khoán
35
2.3.
Lượng hoá tác động của các nhân tố vĩ mô lên chỉ số VN-Index
44
2.4.
Ket quả nghiên cứu
46
2.4.1.
Mơ tả số liệu
46
2.4.2.
Ket quả mơ hình nghiên cứu
47
Phần III: Kết luận và khuyến nghị giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam bằng các yếu tố vĩ mô
51
3.1. Kết luận
51
3.2. Khuyến nghị những giải pháp vĩ mô nhằm ổn định và phát triển thị trường
53
KẾT LUẬN CHUNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Từ viết tắt

Giải thích

TTCK

Thị trường chứng khốn

M2

Cung tiền

NHTW

Ngân Hàng Trung Ương

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

UBCKNN

Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước

NHTM


Ngân Hàng Thương Mại

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

IV

57
1
3
4


Danh mục hình ảnh

Trang

Hình 2.1.1. Quy mơ vốn hố thị trường cổ phiếu

32

Hình 2.1.2. Giá trị giao dịch bình
quânMỤC
phiênBẢNG BIỂU HÌNH ẢNH MINH
32 HOẠ
DANH
Hình 2.1.3. Chỉ số VN-Index 2000 - 2018

33


Hình 2.1.4. Số lượng cổ phiếu niêm yết

33

Hình 2.1.5. Số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường

34

Hình 2.2.1. Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 2008 - 2009

36

Hình 2.2.2. Diễn biến tỷ giá USD trong năm 2008

38

Hình 2.2. 1. Lãi suất cơ bản và tăng trưởng GDP

39

Hình 2.2.2. Diễn biến chỉ số VN-Index 2010 - 2014

40

Hình 2.2.3. Diễn biến chỉ số VN-Index 2015 - 2018

42

Danh mục bảng biểu


Trang

Bảng 1.2.1. Các chỉ số Indexes

15

Bảng 2.2.1. Diễn biến lãi suất nửa đầu 2008

37

Bảng 2.4.1. Bảng thống kê mô tả biến nghiên cứu

46

Bảng 2.4.2. Kiểm định tự tương quan Pearson

47

Bảng 2.4.3. Mô hình hồi quy tuyến tính OLS

48

V


VI


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn
trong
xã hội trở nên đa dạng và phong phú. Với một đất nước đang trên đà phát triển, việc
huy động vốn là một điều tối quan trọng cho nền kinh tế. Thị trường trôi chảy một
mặt đem lại cho các nhà đầu tư trên thị trường mức lãi suất hấp dẫn, thuận tiện trên
nguồn vốn nhàn rỗi của bản thân, đồng thời, các doanh nghiệp có được nguồn vốn
dài hạn, thường xuyên và ổn định. Ở tất cả các quốc gia, thị trường chứng khoán
(TTCK) được coi là công cụ không thể thiếu trong đời sống kinh tế nhằm huy động
vốn trung và dài hạn.
TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động từ ngày 28/07/2000. Sau 19 năm hoạt
động, TTCK đã có những bước phát triển mạnh mẽ để nâng tầm với các quốc gia
trên
toàn thế giới. Chứng khoán đã trở thành một kênh đi đầu trong lĩnh vực dẫn vốn,
cũng
như góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển sâu rộng của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, trong quãng thời gian 19 năm, chúng ta đã thấy những biến động khó
lường của thị trường. Có những thời điểm thị trường đạt tới đỉnh gần 1200 điểm,
nhưng lại có thời điểm tuột dốc khơng phanh quay lại mốc ban đầu. Không thể phủ
nhận so với các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới, TTCK Việt Nam còn
nhỏ và chưa ổn định, dễ bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô trong và ngồi nước. Qua
q trình học tập và nghiên cứu, em nhận thấy rằng việc tìm ra mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố này tới TTCK là một điều rất quan trọng. Các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ
tạo động lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế, cũng như phát triển và hoàn thiện hơn cho
TTCK. Việc nghiên cứu mối tương quan giữa TTCK và các nhân tố này khơng chỉ
giúp ích cho việc nghiên cứu, mà cịn giúp ích cho các nhà đầu tư, các cơng ty niêm
yết và sắp niêm yết đưa ra quyết định của mình. Với mong muốn dựa vào kiến thức
đã học để tìm ra mức ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới TTCK Việt Nam, em
quyết
định chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô tới sự biến động

giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các
nhân
tố chính trị, kinh tế, xã hội lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn
tác động của các yếu tố vĩ mơ. Đồng thời kết hợp với phân tích định lượng các biến
số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá chứng khốn và mức độ thanh khoản thị trường,
từ đó đánh giá và đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm phát triển và ổn định TTCK
một cách hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là giá cổ phiếu và chỉ số giá cổ phiếu của thị trường
chứng
khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 1/2009 tới tháng 12/2018
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố vĩ mô lạm phát, lãi suất, giá vàng và tỷ
giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng, trong
đó sử dụng định tính là chủ yếu. Về kiểm tra định tính, đưa ra các lý luận và thực
tiễn
tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu, cụ thể với chỉ số chứng khoán sàn
HOSE. Về kiểm tra định lượng, đầu tiên kiểm tra các hiện tượng tự tương quan
chuẩn
để đảm bảo u cầu cho mơ hình kinh tế lượng. Sau đó chạy mơ hình hồi quy OLS
nhằm lượng hố sự tương quan giữa giá cổ phiếu và các yếu tố kinh tế vĩ mơ.

5. Ket cấu của khố luận
Khố luận gồm các nội dung:
- Lời mở đầu
- Phần I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí thuyết về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng

đến biến động giá cổ phiếu
- Phần II: Thực trạng tác động của các nhân tố vĩ mô tới sự biến động giá cổ phiếu
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2


- Phần III: Ket luận và khuyến nghị giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường

chứng khoán Việt Nam bằng các yếu tố vĩ mô

3


Phần I: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng
đến
biến động giá cổ phiếu
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Christopher và các cộng sự (2006) đã kiểm định tác động của các nhân tố
kinh
tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New Zealand. Ket
quả cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát (CPI), tỷ giá hối đoái (EX), lãi
suất ngắn hạn (LR), tăng trưởng kinh tế (GDP) và cung tiền (M1) có tác động đến
thị

trường chứng khốn New Zealand giai đoạn 1990 - 2003.
Gjerde và Saettem (2000), Achsani và Strohe (2003) đã tiến hành nghiên cứu
ở các khu vực thị trường chứng khoán nhỏ như Na-uy và Indonesia, cũng kết luận
rằng thị trường chứng khốn có những phản ứng trái chiều so với lãi suất, phản ứng
thuận với GDP, cung tiền hay tỷ giá hối đoái.
Đối với thị trường Mĩ và Nhật Bản, Andreas và Peter (2007) đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền, chỉ số sản xuất công nghiệp
và lãi suất dài hạn với giá cổ phiếu. Với mơ hình VECM và mơ hình kiểm định
Johansen (1991), các tác giả đã đưa ra kết luận: Ở Mỹ, họ tìm thấy bằng chứng rằng
chỉ số sản xuất cơng nghiệp có quan hệ tích cực tới giá chứng khốn. Trong khi đó
ngược lại, lạm phát và chỉ số lãi suất lại có tác động tiêu cực. Cung tiền cũng tác
động
theo chiều hướng tích cực tới giá chứng khốn Hoa Kì ( Dow Jones) tuy ảnh hưởng
rất nhỏ. Đối với thị trường Nhật Bản, họ lại tìm ra hai vector kết hợp. Một mặt,
nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp và cung tiền có tác động tích cực
tới
giá cổ phiếu. Vector thứ hai lại cho thấy sản xuất công nghiệp, lãi suất và lạm phát
có tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu Nhật Bản. Điều này lí giải bởi sự suy thoát của
thị trường Nhật Bản trong bối cảnh “thập niên mất mát” suốt những năm 1990. Sau
khi bong bóng bất động sản vỡ vào những năm 1990 - 1991, tốc độ tăng trưởng của
Nhật Bản thấp hẳn đi và thất nghiệp gia tăng đem tới một màu u ám bao phủ nền
kinh
tế. Một số học giả kinh tế mà đại diện là Paul Krugman cho rằng kinh tế Nhật Bản
sở
dĩ trải qua thập kỷ mất mát chính là vì mắc vào cái bẫy thanh khoản. Để cứu nền
kinh

4



tế thốt khỏi tình trạng suy thối, ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần hạ lãi suất và
chần
chừ nâng lãi suất, để rồi đi tới thực hiện chính sách vẫn được gọi là "chính sách lãi
suất zero". Đầu tư tư nhân của Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ suốt nhiều năm, và
kinh tế Nhật Bản cũng trì trệ kéo dài cả thập kỷ. Sau đó, nhờ xuất khẩu hồi phục,
nhờ
thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng về mặt lượng (tăng trực tiếp lượng tiền cơ sở),
nhờ thực hiện chính sách tài chính (nhiều lần thực hiện các gói biện pháp tổng hợp
để kích cầu), kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng cơ bản thoát khỏi suy thoái từ năm
2002.
Yartey (2008) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự phát triển của giá cổ
phiếu với đối tượng là các thị trường chứng khoán mới nổi (Advanced Emerging và
Secondary Emerging), cụ thể là các quốc gia địa phận Nam Phi. Bài nghiên cứu
kiểm
định thực nghiệm các yếu tố vĩ mô như thu nhập, tổng tiết kiệm nội địa, tổng đầu tư
nội địa, tính thanh khoản, vốn tư nhân và cả những nhân tố như rủi ro chính trị, pháp
luật, tham nhũng, tính dân chủ. Tác giả sử dụng số liệu từ năm 1990 - 2004 của 42
quốc gia mới nổi. Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế đóng một vai trị đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển của TTCK. Ở những giai đoạn đầu của thị trường, sự
phát triển của ngân hàng là đòn bẩy quan trọng cho TTCK ở các quốc gia mới nổi,
tuy nhiên TTCK chỉ đóng vai trị bổ sung chứ khơng thể thay thế cho ngân hàng và
các sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên với giai đoạn sau, khi thị trường đã phát
triển
thì TTCK lại cạnh tranh với ngân hàng và các sản phẩm liên quan, đem tới một xu
hướng đầu tư mới. Nghiên cứu này cho thấy một cái nhìn về tương lai cho các nhà
đầu tư ở các quốc gia thị trường cận biên và sắp được nâng hạng như Việt Nam. Đầu
tư nội địa có tác động tích cực tới TTCK các nước ở Nam Phi, khi những chính sách
hợp lí sẽ khuyến khích nhà đầu tư và dịng tiền trong nước. Điều này tương tự với
tính thanh khoản của thị trường. Tiết kiệm nội địa không có ý nghĩa thống kê với
TTCK. Cuối cùng, rủi ro chính trị và trật tự dân chủ cũng là yếu tố tác động không

nhỏ tới giá cổ phiếu, nhất là đối với các quốc gia đang xung đột chính trị.
Liu và Shresta (2008) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các
nhân tố vĩ mô trên thị trường chứng khoán Trung Quốc (SSEC). Sử dụng kiểm định
đồng kết hợp (cointegration test), nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của
chỉ
số sản xuất cơng nghiệp và cung tiền tới giá cổ phiếu và lạm phát, lãi suất và tỉ giá


5


tác động tiêu cực. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có biên độ dao động rất mạnh
kèm theo đó là mức rủi ro rất cao, tác giả khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng và
nắm giữ dài hạn.
Suliaman và các cộng sự (2009) cũng nghiên cứu các tác động của các yếu tố
vĩ mô tới giá cổ phiếu, tuy nhiên ở TTCK Karachi. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
sử dụng số liệu hàng quý từ năm 1968 - 2007 để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm
tỉ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ tiêu tổng tài sản cố
định, cung tiền và chỉ số giá bán buôn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, chỉ số sản
xuất
công nghiệp, dự trữ ngoại hối có tác động cùng chiều lên thị trường chứng khốn,
trong khi đó, tỷ giá hối đối, tổng tài sản cố định, lãi suất, cung tiền lại có tác động
ngược chiều. Chỉ số tài sản cố định khơng có ý nghĩa thống kê
Okapara (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lợi
nhuận
TTCK ở Nigeria. Sử dụng mơ hình VECM, nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ
giữa
các biến lãi suất trái phiếu chính phủ, tỷ lệ lãi suất thực (đã ngoại trừ lạm phát), lãi
suấ chiết khấu đến lợi nhuận của TTCK (được tính bằng công thức Log(Pt/Pt-1)).
Kết

quả nghiên cứu cho thấy khi lãi suất chiết khấu tăng lên thì lãi suất thực và lãi suất
trái phiếu chính phủ cũng tăng và chính sách tiền tệ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến
TTCK ở Nigeria. Nói cách khác, thứ nhất, lãi suất chính phủ cao sẽ tác động ngược
chiều tới giá cổ phiếu ở TTCK Nigeria. Thứ hai, lãi suất và độ trễ của lãi suất có tác
động cùng chiều tới giá cổ phiếu tại TTCK này. Cơ chế điều chỉnh trạng thái cân
bằng dài hạn trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và lãi suất trái phiếu chính phủ là cơ
chế điều chỉnh định kỳ hoặc bởi sự tương tác của thị trường hoặc bởi sự can thiệp
của
chính phủ. Một thơng tin bổ sung trong sự biến động của các biến được rút ra từ mơ
hình cho thấy sự biến động về lợi nhuận chủ yếu là do những cú sốc về lãi suất. Kết
luận, những cải tiến về chính sách tiền tệ đặc biệt là lãi suất sẽ là điều kiện tốt hơn
để
phát triển lợi nhuận TTCK Nigeria
Mulan Wang và các cộng sự (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá,
giá dầu và thị trường chứng khốn trên tồn thế giới. Bài viết cho thấy mối quan hệ
giữa các nhân tố vĩ mô: giá dầu, giá vàng, ngoại hối với chỉ số chứng khoán ở các
nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và cả người hàng xóm

6


Thái Lan từ năm 2006 - 2009. Tác giả sự dụng nghiên cứu Johansen (đồng tích hợp)
để tìm ra mức độ quan hệ giữa các biến này. Mơ hình Var cũng được sử dụng để
kiểm
định độ trễ. Kết quả, Mỹ, Nhật, Thái Lan và Trung Quốc có độ trễ là 9, Đức là 10.
Cuối cùng, sử dụng kiểm định nhân quả Granger để xác định mối quan hệ nhân quả
giữa các biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến
như giá dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại hối tới chỉ số chứng khoán tại các quốc gia như
Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên với Mỹ, mối quan hệ này có tác
động khơng đáng kể. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở thị trường Thái Lan,

giá dầu và giá vàng có tác động 2 chiều tới gía chứng khoán.
Tarika Sing và cộng sự (2010) lại nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận trên
TTCK với các biến vĩ mô như tỷ lệ việc làm, GDP, lạm phát và cung tiền. Tuy
nhiên,
nghiên cứu lại không nghiên cứu trên một chỉ số chung mà là một danh mục được
chọn lọc. Khi chọn lọc danh mục, tác giả nghiệm xét trên 4 tiêu chí chính: mức vốn
hố thị trường, chỉ số P/E, tỉ lệ PBR và sản lượng. Kết quả cho thấy GDP có tác
động
cùng chiều, trong khi đó lạm phát và cung tiền lại có mối quan hệ ngược chiều với
lợi nhuận cho các danh mục đầu tư lớn và vừa của các công ty. Tỷ lệ việc làm khơng
có ý nghĩa thống kê.
Ali (2011) đã có bài nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và vi mơ lên
thị trường chứng khốn Dhaka (DSI). Bài nghiên cứu này đã nghiên cứu ảnh hưởng
của 3 yếu tố vĩ mô lạm phát, chỉ số sản lượng công nghiệp, thanh tốn nước ngồi và
2 yếu tố vi mơ là P/E và mức tăng trưởng bình quân hàng tháng của mức vốn hoá thị
trường. Các chuỗi dữ liệu được kiểm tra tính dừng bằng phương pháp kiểm nghiệm
đơn vị (Unit Root Test). Sử dụng phưong pháp bình phưong nhỏ nhất OLS để chạy
mơ hình hồi quy, các hệ số hồi quy được kiểm định tính phù hợp bằng kiểm định
Wald với mức ý nghĩa 5%. Cuối cùg kiểm định nhân quả giữa các biến được sử
dụng
theo phương pháp của Granger (1969). Dữ liệu gồm 90 quan sát từ tháng 7/2002 đến
tháng 12/2009. Số liệu các biến được sử dụng phương pháp Logarithms. Kết quả hồi
quy bội cho rằng lạm phát và thanh tốn quốc tế có mối quan hệ tiêu cực với chỉ số
giá chứng khoán DSI. Ngược lại, chỉ số P/E, chỉ số sản xuất công nghiệp và mức độ
vốn hố thị trường có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, khi
sử dụng kiểm định Granger, nghiên cứu lại cho thấy rằng khơng có mối tương quan

7



giữa chỉ số DSI và các chỉ số vĩ mô, vi mô trên, ngoại trừ mối quan hệ cùng chiều
giữa giá chứng khoán và chỉ số P/E.
Pal và Mittal (2011) lại nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên
trên
thị trường Ản Độ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1995 - 2008 với
phương pháp ADF, kiểm nghiệm đồng liên kết và mơ hình VECM (mơ hình hiệu
chỉnh sai số) để tìm ra mối liên hệ dài hạn và ngắn hạn giữa tỷ lệ lạm phát, lãi suất
trái phiếu chính phủ kì hạn 1 năm, tỷ giá ngoại hối (USD/Rup) và tổng tiết kiệm nội
địa. Với chỉ số giá chứng khoán, tác giả nghiên cứu mối quan hệ với 2 chỉ số chính
của TTCK Ản Độ: BSE Sensex (Bombay) và S&P CNX Nifty (50cty) (Ản Độ). Kết
quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa các yếu tố vĩ mô trên với cả 2
chỉ số thị trường chứng khốn. Mơ hình ECM đã cho thấy tác động ngược chiều của
lạm phát lên cả 2 chỉ số. Với tỷ giá hối đoái, khi tăng lên 1% thì BSE Sensex sẽ
giảm
0.96 điểm. Với lãi suất trái phiếu chính phủ, BSE Sensex khơng cho thấy ý nghĩa
thống kê, song S&P CNX 50 lại có 7% mức thống kê cho thấy quan hệ cùng chiều
với chỉ số này. Tổng tiết kiệm nội địa được kì vọng sẽ tăng, vì tiết kiệm tăng sẽ kéo
theo nhu cầu đầu tư chứng khoán được mở rộng, tuy nhiên, quan sát cho rằng khơng
hề có mối tương quan nào giữa chỉ số này với cả 2 thị trường chứng khốn. R2 điều
chỉnh trên cả 2 phương trình khá thấp (18%), ngụ ý rằng chỉ có 18% thay đổi BSE
Sensex và S&P CNX 50 đến từ các biến của nghiên cứu. Điều này có nghĩa cịn rất
nhiều các yếu tố vĩ mơ khác ảnh hưởng đến chỉ số chứng khốn của thị trường Ản
Độ. Hệ số ECM trên cả 2 phương trình cho kết quả là 0,17 (đối với BSE Sensex) và
0,25 (đối với S&P CNX 50). Điều này có nghĩa 17% và 25% sự mất cân bằng trong
dài hạn sẽ được điều chỉnh trong ngắn hạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, Naik và Padhi (2012) cũng thực hiện nghiên cứu về
mối quan hệ giữa chỉ số chứng khoán BSE Sensex và các biến kinh tế vĩ mô: sản
xuất
công nghiệp, chỉ số giá bán buôn, cung tiền, lãi suất trái phiếu kho bạc và tỷ giá hối
đoái cũng trong khoảng giai đoạn này với phương pháp và mơ hình khác. Tác giả sử

dụng mơ hình VECM và Johansen đã cho thấy cung tiền và sản xuất cơng nghiệp có
tác động cùng chiều với giá cổ phiếu, cịn lạm phát có quan hệ ngược lại. Lãi suất
trái
phiếu kho bạc và tỷ giá khơng có tác động ngắn hạn tới giá cổ phiếu. Kết luận, về

8


mặt dài hạn, tác giả cho rằng có một mối quan hệ hai chiều giữa giá cổ phiếu với các
nhân tố vĩ mô này, tuy nhiên chỉ xảy ra trong dài hạn.
Sin-Yu và Nicholas (2017) cũng thực hiện nghiên cứu với thị trường
HongKong trong giai đoạn từ 1992 - 2016. Bằng việc sử dụng mơ hình nghiên cứu
ARDL. Nghiên cứu cho thấy tác động mật thiết giữa sự phát triển của ngành ngân
hàng tới sự phát triển của thị trường chứng khốn trong cả ngắn và dài hạn. Trong
khi đó, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái lại cho thấy mối quan hệ ngược chiều với giá
chứng khoán ở thị trường này.
Cũng sử dụng phương pháp ARDL phi tuyến tính, Naveed và các cộng sự
(2016) đã xem xét tác động của giá vàng, giá dầu của các quốc gia Mexico,
Malaysia,
Thái Lan, Chile và Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá dầu có ảnh hưởng
tích cực lên TTCK của các quốc gia được xếp vào hàng thị trường chứng khoán mới
nổi. Kết quả cũng cho thấy TTCK ở các quốc gia này dễ bị tổn thưong hon và dao
động mạnh với các tin xấu của thị trường.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Thân Thị Thu Thuỷ trong bài nghiên cứu của mình đã sử dụng mơ hình hồi
quy để xác định các tác động của lạm phát, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hồi đối, giá trị
sản lượng cơng nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chỉ số thị trường chứng
khoán TPHCM (HOSE). Kết luận, tác giả cho rằng lạm phát có tác động ngược
chiều
với chỉ số này; song cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá trị sản lượng đều có tác

động tích cực đến chỉ số HOSE trong dài hạn.
Khaled Hussainey và Ngọc (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ
mô của Việt Nam (chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất) và của
Mỹ (CPI, chỉ số S&P500, lãi suất trái phiếu chính phủ) đến giá cổ phiếu Việt Nam.
Kết luận, giá trị sản xuất công nghiệp ở cả Việt Nam và Mỹ đều có mối tưong quan
thuận đối với giá cổ phiếu ở Việt Nam. Ngồi ra, lạm phát cũng được cho rằng có
mối quan hệ nghịch đảo, cịn lãi suất thì khơng có ý nghĩa về mặt thống kê
Nguyễn Hữu Tuấn (2011) với bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các biến số vĩ
mô đến TTCK Việt Nam” cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động

9


rất nhiều từ các biến số vĩ mô như giá trị sản lượng công nghiệp, cung tiền, tỷ giá và
lạm phát. Bằng mơ hình nghiên cứu định lượng, tác giả đo lường mức độ ảnh hưởng
của các biến kinh tế vĩ mô tới chỉ số VnIndex giai đoạn 2005 - 2010. Kiểm định
đồng
liên kết được sử dụng để đo lường sự tương quan. Tác gỉả sử dụng mơ hình hiệu
chỉnh
sai số (VECM) để xác định mối quan hệ giữa các biến trong ngắn và dài hạn. Kết
quả
nghiên cứu cho thấy cung tiền M2 có quan hệ cùng chiều với giá chứng khoán tại thị
trường Việt Nam, trong khi lạm phát có mối quan hệ ngược lại.
Tơ Nguyễn Trường An (2010) trong luận văn của mình đã nghiên cứu ảnh
hưởng của chính sách tiền tệ tới TTCK Việt Nam. Tác giả phân tích yếu tố khám phá
EFA với kết quả khảo sát của các nhà đầu tư thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh.
Tác gỉả sử dụng thang đo 5 mức độ (Linkert) với mức độ đồng ý của nhà đầu tư
trước
những chính sách tiền tệ liên quan đến GDP, cung tiền, tỷ giá, lãi suất, lạm phát tác
động thế nào đến TTCK. Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố lãi suất được cho rằng có

ảnh hưởng rõ nét nhất khi yếu tố tỷ giá USD/VND lại được cho là ít tác động nhất
tới
giá cổ phiếu.
Lê Thị Thanh Loan (2012) đã có bài “Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô tới
TTCK Việt Nam” nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế tới cả 2 thị trường
tiêu
biểu Vn-Index và HNX-Index. Tác giả sử dụng phương pháp định tính lí luận những
dao động của chỉ số Vn-Index và HNX-Index với các biến cố kinh tế trong quá khứ,
đặc biệt phải kể đến lạm phát, lãi suất trái phiếu chính phủ, tỷ giá hối đoái và tổng
tiết kiệm nội địa. Sau đó, tác giả sử dụng định lượng, lượng hố sự ảnh hưởng và
giải
thích các mối quan hệ trong dài hạn, phân tích độ trễ của các biến nhằm củng cố cho
lí luận của mình. Kết luận, tác giả cho rằng lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp tới cả 2
chỉ số giá chứng khoán với độ trễ là 4 tháng, còn lại các biến như tiết kiệm nội địa

tỉ giá hối đối hầu như khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
1.2. Cơ sở lí luận về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu:
1.2.1. Vấn đề chung về thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể
hiện

10


bằng hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Nói một cách dễ
hiểu,
chứng khốn là một phương tiện hàng hố mang tính trừu tượng và đại diện cho một
đơn vị tài chính, được lưu hành trên thị trường dưới hình thức trao đổi, mua đi bán

lại và có thể quy đổi sang tiền mặt. Ở Việt Nam, chứng khoán hiện tại được chia làm
ba loại: cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và giao dịch
chứng khoán. Thị trường chứng khoán thực hiện hai chức năng là chủ yếu. Một là,
nó tạo ra thị trường sơ cấp cho chứng khốn mới phát hành, trong đó nhà đầu tư có
thể mua hay nhận chứng khốn từ nhà phát hành. Hai là, nó tạo ra thị trường thứ cấp
để mua bán chứng khốn hiện có, tức tạo điều kiện để chứng khốn có thể trao đổi
mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư với nhau
Khái niệm cổ phiếu
Cổ phiếu là một hình thức hàng hố của chứng khốn. Cổ phiếu chính là một
chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần
và cổ đơng là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Khi một công ty gọi vốn, số
vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần, người
mua
cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi
là cổ phiếu và chỉ có cơng ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu.
Phân loại cổ phiếu
Hiện nay, các công ty cổ phần thường phát hành hai loại cổ phiếu:
- Cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu thơng dụng nhất vì nó có những ưu thế khi
phát hành ra cơng chúng và trong q trình lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu thường là chứng khoán quan trọng nhất được mua bán, trao đổi nên thị
trường chứng khốn. Các cổ đơng sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do
chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty
tại
Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu
họ nắm giữ
- Cổ phiếu thưởng: Cổ phiếu thưởng là một loại chứng khoán hơi “lai tạp” giữa cổ
phiếu và trái phiếu. Đó là một giấy chứng nhận cổ đơng được ưu tiên hơn so với

11



Thị giả cỗ phiẽu
Giả trị sỗ sảch cỗ phiếu
cổ đông thường về mặt tài chính, nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với cơng ty
P/B
góp vốn, như: người giữ
cổ phiếu ưu đãi không được tham gia ứng cử, bầu cử vào
Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm sốt cơng ty, nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức
cổ là
đông
ưu tiên
đượcvới
trảcác
nợ nhà
trước
cổtư,
đơng
thường
khi tư
thanh
tài
Chỉtrước
số P/B
mộtthường,
chỉ số quan
trọng
đầu
giúp
nhà đầu

tìm lý
kiếm
cácsản trong trường hợp cơng ty bị phá sản.
Giá
cổ phiếu
cổ phiếu
có giá rẻ mà thị trường ít quan tâm
Mệnh
giá
phiếu
value)
Giá trị P/Bcổnhỏ
hơn(par
1 (giá
thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ), có thể mang nghĩa là:
Mệnh giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu ghi trong điều lệ của công ty. Hầu
hết các công ty cổ phần ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường và mệnh giá đó
- Doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó
thường được in trên tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến giá thị
- Giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức
trường
- Thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp
của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng duy nhất của nó vào thời điểm cổ
Còn nếu P/B lớn hơn 1 (giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ)
phần lần đầu tiên được phát hành.
mang ý nghĩa là công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Thị giá cổ phiếu (giá thị trường cổ phiếu)
Các chỉ số giá cổ phiếu
Khi cổ phiếu bán ra công chúng, giá của nó được xác định bởi giá mà các nhà
Chỉ số giá cổ phiếu là một giá trị thống kê phản ảnh tình hình chung thị

đầu tư mua nó; giá này được coi là giá thị trường hay giá trị thị trường; nó phụ thuộc
trường
vào sự tin tưởng của người đầu tư với công ty phát hành.
cổ phiếu. Chỉ số này được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp
Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu khơng phải do cơng ty ấn định và
tính
cũng khơng phải do một người nào khác quyết định. Giá thị trường của cổ phiếu
chất nhất định. Thông thường danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những đặc điểm
được
chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch, cùng ngành hoặc cùng mức vốn hoá
xác định bởi giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người
thị trường.
mua sẵn sàng mua nó.
Chỉ số giá cổ phiếu không chỉ được quan tâm bởi các nhà kinh tế học mà còn
Giá trị sổ sách cổ phiếu (book value)
bởi cả những nhà đầu tư và quản lí thị trường. Các chỉ số giá chứng khoán thể hiện
Giá trị sổ sách (book value) là một trong những chỉ số quan trọng và cần theo
mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế, xã hội của quốc gia, mô tả trạng thái thị trường
dõi trong tài chính. Được tính là phần tài sản còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi
giúp các nhà đầu tư có thể lường trước mức tỷ suất sinh lời và ước lượng mức độ rủi
tồn bộ nghĩa vụ nợ của cơng ty (nghĩa vụ nợ bao gồm các khoản vay, các khoản
ro để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
phải
trả, vay thế chấp, doanh thu trả chậm và chi phí cộng dồn).
λ, , , λ, , .Λ' Tổng tài sản cố định - nghĩa VU nợ
Gia trị.Sổ
sảch. cổ phiêu = —-----„ „
Tổng số cổ phiêu thông thường
Giá trị sổ sách của cổ phiếu là yếu tố quan trọng để cấu thành chỉ số P/B ( Price-tobook ratio - Tỷ lệ giá cổ phiếu trên sổ sách)
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang tồn tại các chỉ số giá cổ phiếu:


Chỉ số Index

Ý nghĩa

Cách tính
12


VN-Index

VN-Index thể
hiện
biến động giá cổ phiếu
giao dịch tại sàn
HOSE. Công thức tính
chỉ số áp dụng đối với
tồn bộ các cổ phiếu

VN-Index được tính theo cơng thức
sau:
I τI
∑Pli×Qli _ .
VN-Index = ʌ'ɪ. × IOO
∑P0i×Q0i

Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i



niêm yết tại TTGDCK Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ
nhằm thể hiện xu phiếu i
hướng giá cổ phiếu P: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
hàng ngày.
Q: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời
kì gốc (28/07/2000)

VN30-Index

HNX-Index

Là chỉ số giá của 30
cơng ty niêm yết trên
HOSE có giá trị vốn
hoá và thanh khoản
hàng đầu, đáp ứng các
tiêu chí sàng lọc.

HNX-Index thể hiện
mức biến động giá của
tất cả cổ phiếu giao
dịch trên sàn Hà Nội
bằng cách so sánh
tổng
giá trị thị trường ở thời
điểm hiện tại với thời
điểm gốc

T■
∑Pli×Qli

VN30-Index = ŋ'ɪ,∑P0i×Q0i
× IOO
Trong đó:
P1i ×Q1i : Tổng giá trị vốn hố thị
trường của 30 cơng ty niêm yết có
vốn
hố cao nhất thời điểm hiện tại
P ×Q0i : Tổng giá trị vốn hố thị
trường của 30 cơng ty niêm yết có
vốn
hố cao nhất thời điểm gốc
(28/07/2000)

2005 - 2014: HNX-Index được tính
theo cơng thức Passcher
2015 - hiện tại: Được tính dựa trên giá
trị vốn hố thị trường có điều chỉnh tỷ
lệ CP tự do chuyển nhượng (lớn hơn
hoặc bằng 5%) của tất cả các cổ phiếu
niêm yết và giao dịch tại sàn Hà Nội
HNX - Index = ɪɪɪɪɪ × 100
Hệ so chia
Trong đó:
P1i ,Q1i : Giá giao dịch gần nhất của cổ
phiếu i và khối lượng đang lưu hành
Hệ số chia: Giá trị thị trường của ngày
cơ sở (3/1/2012)

HNX30-Index


......... TT
∑Pii × QIi .ʌʌ
Là chỉ số giá dựa trên
HNX
Index
=
ɪ
ɪ
,
.
× 100
giá trị vốn hố thị
Hệ so chia
trường có điều chỉnh
Trong đó:
tỷ

13


UPCOM-Index

lệ cổ phiếu tự do
chuyển nhượng của 30
công ty được lựa chọn
từ danh sách các công
ty niêm yết trên sở
giao
dịch chứng khốn Hà
Nội dựa trên tiêu chí

lựa chọn nhất định

Pii ,Qii : Giá giao dịch gần nhất của cổ
phiếu i và khối lượng đang lưu hành (
cổ phiếu i thuộc danh sách Sở giao
dịch
chứng khoán Hà Nội lựa chọn)
Hệ số chia: Giá trị thị trường của ngày
cơ sở (3/1/2012)
Xem xét định kì 6 tháng/lần ( Ngày
giao dịch cuối cùng của tháng 3 và
tháng 9)

Chỉ số thể hiện sự biến
động giá của tồn bộ
các cổ phiếu trên thị
trường UPCOM - thị
trường
giao
dịch
chứng
khốn của các cơng ty
đại chúng chưa niêm
yết

UPCOM-Index

=

Tẵna


3Íẳ

trị

Tổng giả

thị

trường

hiện

trị thị trường gốc

tại

×

100

Giá tham chiếu được tính bằng bình
qn gia quyền của các giá trị giao
dịch
của ngày có giao dịch gần nhất. Chỉ
số
cuối ngày được tính bằng giá đóng
cửa
của ngày giao dịch đó


14


×