Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Phân tích chiến lược giá của công ty samsung electronics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.93 KB, 38 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Họ và Tên: Đinh Thị Hoàng Lan – 2021009343
Nguyễn Thị Kim Liên – 2021000938
Vũ Tuấn Kiệt – 2021008281

Lớp học phần: Nguyên lý Marketing
Mã lớp học phần: 3020

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NGUYÊN LÝ MARKETING
Học kỳ 2 năm học 2020 – 2021
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÁ
CỦA CƠNG TY SAMSUNG ELECTRONICS


BẢNG PHÂN CHIA CƠNG VIỆC CỦA NHĨM
STT

MSSV

Họ và tên

1

202100093
8

2


2021008281

Vũ Tuấn Kiệt

3

2021009343

Đinh Thị Hồng
Lan

Cơng việc thực hiện

Nguyễn Thị Kim Các yếu tố ảnh hưởng,
Liên
chiến lược giá cạnh
tranh, chương 4, chương
5.
Cơ sở lý thuyết, trình bày
báo cáo, chương 2, chiến
lược định giá theo dòng
sản phẩm, chương 4,
chương 5.
Cơ sở lý thuyết, phương
pháp định giá, chiến lược
hớt váng sữa, chương 4.

Mức độ hoàn
thành (%)


100%

100%

100%

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.................................................................1
1.1. Khái quát về Marketing, Marketing Mix...................................................................1
1.1.1. MARKETING......................................................................................................1
1.1.2. MARKETING MIX.............................................................................................2
1.2. Nội dung chiến lược giá............................................................................................3
1.2.1. Khái niệm giá, chiến lược giá...............................................................................3
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá.......................................................................3
1.2.3. Các phương pháp định giá:...................................................................................5
1.2.4. Các chiến lược giá:...............................................................................................7
1.2.5. Qui trình định giá:...............................................................................................11
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG.....................................13
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................13
2.2. Lĩnh vực kinh doanh...............................................................................................14
2.3. Các dịng sản phẩm.................................................................................................14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA SAMSUNG....................................15
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá của Samsung.........................................15
3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp...................................................................15
3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp..................................................................17
3.2. Phương pháp định giá của công ty Samsung...........................................................19
3.2.1. Định giá dựa trên cơ sở chi phí...........................................................................20


3.2.2. Định giá dựa trên cảm nhận của người mua về giá và giá trị:.............................21

3.2.3. Định giá dựa vào cạnh tranh:..............................................................................22
3.3. Chiến lược giá của Samsung Galaxy:......................................................................24
3.3.1. Chiến lược giá hớt váng sữa:..............................................................................24
3.3.2. Chiến lược định giá dòng sản phẩm....................................................................25
3.3.3. Chiến lược chủ động thay đổi giá.......................................................................25
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC GIÁ
CỦA CÔNG TY SAMSUNG...............................................................................................27
4.1. Đánh giá chung về chiến lược giá của cơng ty Samsung.........................................27
4.2. Giải pháp hồn thiện chiến lược giá của Samsung..................................................28
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN....................................................................................................30
DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1: SAMSUNG..........................................................................................................17
Hình 3-1: Sleep Mode trên máy tính Samsung.....................................................................20
Hình 3-2: Galaxy Z Flip và Galaxy Fold..............................................................................27

DANH MỤC BẢ
bảng 1-1: Mục tiêu Marketing................................................................................................8
bảng 1-2: Xác định mục tiêu giá...........................................................................................15
bảng 1-3: Mơ hình 3C trong định giá...................................................................................16
bảng 3-1: So sánh chi phí và giá của Galaxy S3 và Galaxy S4.............................................20
bảng 3-2: Một số sản phẩm điện thoại Samsung..................................................................22
bảng 3-3: Chi phí và giá hai dòng điện thoại Samsung.........................................................24
Y

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với trường Đại
học Tài Chính - Marketing, Khoa Marketing, đặc biệt là cô giảng viên Nguyễn Ngọc Hạnh
và cô giảng viên Nguyễn Thị Thúy của lớp Nguyên lý Marketing – sáng thứ 2, đã nhiệt tình
hướng dẫn, giảng dạy tạo điều kiện cho chúng em thực hành bài báo cáo và hoàn thành báo

cáo một cách tốt đẹp nhất.
Trong quá trình làm bài báo cáo, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn
nhiều hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong


nhận được ý kiến đóng góp cơ để em học hỏi được nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và sẽ hoàn
thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên thế giới, để có thể
tồn tại, hội nhập, phát triển thì các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược
cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chịu ảnh
hưởng của các đối thủ cạnh tranh, và Marketing Mix là một yếu tố giúp doanh
nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với những đối thủ khác.
Trong đó, giá là yếu tố trực tiếp tạo ra thu nhập và chiến lược giá có vai trị
quan trọng quyết định sự lựa chọn sản phẩm của người mua và thị phần của
doanh nghiệp, giúp doanh trở nên lớn mạnh hơn và phát triển bền vững hơn.
Là doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, Cơng ty Samsung
Electronics ln có những chiến lược giá vừa cổ điển vừa linh hoạt, từ đó ln
đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất – kinh doanh. Chính vì thế, chúng em
đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược giá của Công ty Samsung Electronics” cho bài
tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích được 1 công cụ trong hỗn hợp 4P của doanh nghiệp: Chiến lược
giá
- Đánh giá chiến lược giá của Công ty Samsung Electronics
- Trên cơ sở phân tích đánh giá, đề xuất doanh nghiệp phát huy những điểm

mạnh – đưa ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện chiến lược
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu về hoạt động kinh doanh, phân tích so sánh số liệu giữa các
năm và số liệu của đối thủ cạnh tranh để phân tích hiệu quả của chiến lược
giá của cơng ty sử dụng
- Thu thập số liệu, thông tin liên quan từ tạp chí, internet.
4. Phạm vi nghiên cứu


- Đề tài tập trung vào chiến lược giá trong 4P của Marketing mix và đề xuất
những biện pháp để nâng cao tính cạnh tranh thơng qua chiến lược giá của
công ty

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1.

Khái quát về Marketing, Marketing Mix
1.1.1. MARKETING
a. Khái niệm Marketing:

+ Theo Marketing căn bản,có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing
là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do cơng ty
sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm
hiểu và thỏa mãn như cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên
cứu thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta có thể hiểu rằng Marketing là các cơ chế
kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn như cầu và
mong muốn của mình thơng qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường.
-

Theo Philip Kotler thì Marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình

quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần
và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị
với những người khác.

b. Mục tiêu:
+ Tối đa hóa tiêu thụ: tạo điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng, tối đa hóa việc
tiêu dùng;
+ Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: Sự thỏa mãn này là tiền đề cho việc mua
lập lại và sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu, sự tin cậy, tín nhiệm đối
với nhà sản xuất;
+ Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng: là cung cấp cho khách hàng sự đa dạng,
phong phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ, phù hợp
với những nhu cầu cá biệt, thường xuyên thay đổi của khách hàng;


+ Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: thơng qua việc cung cấp cho xã hội những sản
phẩm/dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ
hơn, cao cấp hơn, và hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa chất lượng cuộc
sống.

c. Vai trò:
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như
nghệ thuật làm hài lòng khách hàng;
+ Định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
+ Là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hịa lợi ích
của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
+ Công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị
trường.
+ “Trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về cơng
nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing như:

Sản xuất sản phẩm gì ?, cho thị trường nào ?, sản xuất như thế nào ?, với số lượng
bao nhiêu ?.

d. Chức năng
+ Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu
+ Thích ứng nhu cầu
+ Hướng dẫn và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
+ Hiệu quả kinh tế
+ Phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp

1.1.2. MARKETING MIX
a. Khái niệm Marketing Mix:
+ Là sự phối hợp của các thành tố có thể kiểm sốt được: sản phẩm (product), giá cả
(price), phân phối (place) và chiêu thị (promotion), mà doanh nghiệp sử dụng để tác
động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu đã hoạch định.


b. Các thành phần chiến lược Marketing Mix
+ Sản phẩm: Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,
quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế,
bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ,… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng
+ giá cả: giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch
vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh
giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng
+ Phân phối: Là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân
phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh
phân phối thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển,
bảo quản dự trữ hàng hóa…
+ Chiêu thị/ Thơng tin Marketing: Là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm,
thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các

chương trình khuyến khích tiêu thụ.
1.2.

Nội dung chiến lược giá
1.2.1. Khái niệm giá, chiến lược giá
a. Giá cả

+ Ở góc độ trao đổi sản phẩm: Giá là mối tương quan trao đổi hàng hóa trên thị trường và
biểu tượng giá trị của sản phẩm. Một sản phẩm/ dịch vụ muốn đem ra thành hàng hóa để
trao đổi cần phải được định giá.
+ Ở góc độ người mua: Giá cả là khoản tiền họ phải trả để được quyền sử dụng/sở hữu
sản phẩm.
+ Ở góc độ người bán: Giá cả là khoản thu nhập mà họ nhận được nhờ việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
Khi nghiên cứu giá cả ở góc độ người làm Marketing, giá cả có các ý nghiã:
+ Giá cả là biến số Marketing duy nhất có thể mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Các biến số Marketing khác khi được thực thi đều phải chịu chi phí bỏ ra.


+ Quyết định về giá cả có thể tác động một cách nhanh chóng đến thị trường, tác động đến
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần và tính cạnh tranh của sản phẩm => quyết định về giá
là một quyết định có tầm quan trọng nhất trong các quyết định kinh doanh.

b. Chiến lược giá
Là việc xác định mức giá cơ bản và sự thay đổi có tính tốn nhằm đạt được các mục tiêu
Marketing trên thị trường mục tiêu.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá
a. Các yếu tố nội vi:
-


Các mục tiêu Marketing:

Mục tiêu marketing
1: Đảm bảo tồn tại
2: Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn
3: Dẫn đầu thị phần
4: Dẫn đầu chất lượng sản phẩm
5: Tối đa hóa doanh thu
….

Chiến lược giá
Chiến lược giá thấp
Định giá cao ngay từ đầu
Đặt mức giá thấp
Định giá cao
Đặt mức giá thấp

bảng 1- 1: Mục tiêu Marketing

-

Các biến số của Marketing Mix
+ Các quyết định về giá phải được đặt trong một chiến lược tổng thể của 4P, không
thể nào tách rời khỏi 3P cịn lại vì đứng riêng lẻ thì chiến lược giá sẽ khơng có ý
nghĩa.
+ Doanh nghiệp thường lựa chọn mức giá trước sau đó mới quyết định các biến số
khác.

-


Chi phí sản xuất:
+ Chi phí là một trong những cơ sở định giá bán.
+ Chi phí là yếu tố quyết định lỗ lãi trong kinh doanh.
+ Là một trong những yếu tố cạnh tranh của DOANH NGHIỆP.
Phân loại chi phí:
+ Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
+ Chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất.


b. Các yếu tố ngoại vi:
-

Định giá theo các loại thị trường khác nhau:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: DOANH NGHIỆP chấp nhận giá trên thị trường.
+ Thị trường độc quyền thuần túy: Giá do người bán quyết định.
+ Thị trường cạnh tranh có độc quyền: Giá dao động trong một khoảng cho phép nhất
định vì có nhiều sản phẩm tương đồng có thể thay thế nhau nhưng khơng giống ở thị
trường cạnh tranh hoàn toàn.
+ Thị trường độc quyền nhóm: Chủ yếu tranh bằng yếu tố phi giá, giá do DOANH
NGHIỆP quyết định nhưng trong phạm vi nhóm độc quyền.

-

Mối quan hệ giữa giá cả và cầu:
Được thể hiện qua hệ số co giãn của cầu theo giá, khi giá thay đổi thì cầu thay đổi
theo giá: Độ co giãn của cầu theo giá =

-


Các yếu tố tâm lý của khách hàng: Khách hàng thường so sánh giữa giá cả và sản
phẩm, so sánh giá giữa các nhãn hiệu, có cảm giác giá rẻ khi gía là số lẻ.

-

Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh: Khách hàng thường đánh ía giá trị của
sản phẩm dựa trên những sản phẩm có khả năng thay thế.

-

Luật pháp: Nhà nước cần ổn định giá để ổn định kinh tế vĩ mô.Giá được định phải
tuân thủ mọi qui định của nhà nước như luật chống phá giá, chống độc quyền, chống
đầu cơ nâng giá,…

-

Các yếu tố ngoại vi khác: Điều kiện kinh tế, các yếu kinh tế như lạm phát, nạn thất
nghiệp, lãi suất, suy thoái kinh tế, ….đều ảnh hưởng đến sức mau, chi phí sản xuất và
chiến lược giá của doanh nghiệp.

1.2.3. Các phương pháp định giá:
a. Định giá trên cơ sở chi phí:
* Định giá bằng cách cộng thêm vào chi phí: Tính giá bằng cách cộng thêm lợi nhuận mục
tiêu vào chi phí: G = z + m
Trong đó: G: Giá bán của một sản phẩm
z: Chi phí đơn vị


m: Lợi nhuận đơn vị dự kiến
* Tính giá theo lợi nhuận mục tiêu: Chúng ta sẽ có những mức giá bán hòa vốn và giá bán

mục tiêu tương ứng với lợi nhuận hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu.
Sản lượng hòa vốn =
Giá bán 1 SẢN PHẨM =
- Phương pháp định giá này có các ưu điểm:
+ Doanh nghiệp dự đốn chính xác khối lượng tiêu thụ.
+ Dự đốn được thời gian bắt đầu có lợi nhuận.
Phương pháp dựa vào chi phí:
Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ tính, tiết kiệm chi phí đánh giá.
+ Có thể tính giá cho từng SẢN PHẨM riêng biệt, dễ dàng ủy quyền trong việc ra quyết
định giá.
+ Giảm bớt cạnh tranh về giá nên tất cả DOANH NGHIỆP đều áp dụng phương pháp này.
+ Công bằng cho cả người bán và người mua.
+ Tạo động lực cho DOANH NGHIỆP giảm chi phí.
Nhược điểm:
+ Bỏ qua yếu tố cầu khi tính giá.
+ Khơng quan tâm tới giá của đối thủ cạnh tranh, không thẻ hiện được sức cạnh tranh của
giá.
+ Chi phí có thể khơng tương xứng với giá trị SẢN PHẨM theo nhận thức của khách hàng.

b. Định giá dựa vào cạnh tranh:
* Định giá theo thời giá:
+ Định giá thấp hơn đối thủ: Khi DOANH NGHIỆP muốn tăng thị phần hay muốn thâm
nhập sâu vào thị trường cũ; SẢN PHẨM có cầu co giãn theo giá mạnh.
+ Định giá bằng đối thủ: SẢN PHẨM có chất lượng chung và có nhiều SẢN PHẨM thay
thế trên thị trường.


+ Định giá cao hơn đối thủ: SẢN PHẨM có tính độc đáo riêng được đánh giá cao; SẢN
PHẨM mới thuộc thị trường độc quyền; SẢN PHẨM có cầu co giãn theo giá thấp.

* Định giá theo đấu thầu:
+ Đấu thầu giá cao: thường gặp trong đấu thầu mua bán đấu giá, ai định gái cao thì mua
được SẢN PHẨM.
+ Đấu thầu giá thấp: áp dụng đấu thầu nhận cung cấp SẢN PHẨM, ai định giá thấp sẽ trúng
thầu
Ưu điểm:
+ DOANH NGHIỆP đã có sự quan tâm đến đối thủ cạnh tranh.
+ Chi phí định giá thấp do chỉ că cứ vào giá đối thủ.
+ Chủ động trong việc điều chỉnh giá phù hợp với thị trường.
Nhược điểm:
+ Yếu tố chi phí và cầu thị trường bị lãng quên.
+ Chạy đua theo đối thủ dễ quên mất mục tiêu chính mình

c. Định giá dựa vào người mua:
- Phương pháp này căn cứ vào mong muốn, cảm nhận của người tiêu dùng về giá trị sản
phẩm chứ không xuất phát từ chi phí tạo ra sản phẩm
Ưu điểm:
+ Giá phù hợp với cầu, được đa số khách hàng mục tiêu chấp nhận.
Nhược điểm:
+ Tốn kém, mất nhiều thời gian để tìm được mức giá khách hàng sẵn lòng trả.
+ Đặt lợi ích khách hàng quá cao dễ bỏ qua chi phí , bỏ qua yếu tố cạnh tranh trên thị
trường.

1.2.4. Các chiến lược giá:
a. Chiến lược định giá sản phẩm mới:
a1) Chiến lược định giá hớt váng sữa:


+ Là chiến lược định giá cao ngay từ đầu cho sản phẩm mới.
-


Chiến lược này thường được áp dụng đối với các trường hợp:

+ Mức cầu về sản phẩm mới cao;
+ Chất lượng và hình ảnh sản phẩm hổ trợ cho mức giá cao;
+ Đối thủ khó tham gia vào thị trường và làm mức giá giảm đi.
a2) Chiến lược định giá thâm nhập thị trường:
- Là chiến lược định giá thấp ngay từ đầu cho sản phẩm mới. Doanh nghiệp sẵn sàng
chịu lỗ trong thời gian này để đạt được mục tiêu thị phần và dần đưa giá sản phẩm về lại
mức có thể giúp doanh nghiệp có lãi.
- Chiến lược này thích hợp cho những sản phẩm thuộc hàng hóa thiết yếu như thực
phẩm, bột giặt, dầu gội, sữa tắm... có vịng đời sản phẩm tương đối dài, và cầu thị trường
ln có xu hướng tăng trưởng.
- Chiến lược giá này đạt hiệu quả với các điều kiện sau:
+ Khi thị trường nhạy cảm cao về giá => định giá thấp làm kích thích mua cao;
+ Sản xuất tăng làm giảm chi phí => doanh nghiệp có điều kiện định giá thấp;
+ Giá hạ không thu hút them đối thủ làm gia tăng tính phức tạp trong cạnh tranh.

b. Chiến lược định giá cho phối tức sản phẩm:
b1) Chiến lược giá theo dòng sản phẩm:
- Nhằm đáp ứng những nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng một số doanh nghiệp đã
tùy biến một sản phẩm/dịch vụ gốc thành nhiều phiên bản khác nhau, thường được xếp từ
phiên bản có giá trị thấp nhất đến phiên bản có giá trị cao nhất. Trong trường hợp này, tất cả
các phiên bản được gọi chung là “dòng sản phẩm”. Căn cứ vào giá trị tăng dần của sản
phẩm/dịch vụ, từ đó doanh nghiệp sẽ định những mức giá tăng dần tương ứng.
b2) Định giá sản phẩm tùy chọn:
- Áp dụng cho những sản phẩm chính có phụ kiện đi kèm mà người mua có thể lựa chọn.
- Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm nào là sản phẩm chính và sản phẩm nào là sản phẩm
tự chọn.



b3) Định giá sản phẩm bổ trợ:
- Chiến lược giá sản phẩm chính - phụ áp dụng cho các trường hợp cho những sản phẩm phụ
đi kèm nhưng bắt buộc phải sử dụng cùng với sản phẩm chính mới có thể phát huy cơng
dụng của nó.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: thông thường DOANH NGHIỆP kinh doanh cả sản phẩm
chính và phụ thì giá sản phẩm chính thấp hơn giá sản phẩm phụ; khi DOANH NGHIỆP chỉ
kinh doanh sản phẩm chính thì thường giá cao.
+ Đối với nhà cung ứng dịch vụ, gọi là chiến lược định giá chiến lược hai phần: phần 1, chi
phí để được cung ứng dịch vụ thường là mức tối thiểu; phần 2, chi phí phải trả khi vượt quá
mức tối thiểu.
b4) Định giá phó phẩm:
- Phó phẩm là các sản phẩm có được trong q trình sản xuất chế biến sản phẩm chính.
- Bằng cách định giá bán các phó phẩm có thể bán được, doanh nghiệp có thể giảm giá sản
phẩm chính để tăng sức canh tranh.
b5) Định giá sản phẩm trọn gói:
- Giá trọn gói là giá một tập hợp các sản phẩm hay dịch vụ đồng bộ và bổ sung cho nhau. Giá trọn gói phải thấp hơn tổng mức giá của những sản phẩm riêng lẻ và chênh lệch này
phải đủ lớn khuyến khích khách hàng mua trọn gói.
- Một số doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng dịch vụ có thể kết hợp các sản phẩm/dịch
vụ lại với nhau để bán theo dạng gói, với mức giá thấp hơn tổng giá niêm yết của các sản
phẩm nằm trong gói mang lại lợi huận cao hơn cho doanh nghiệp.

c. Chiến lược điều chỉnh giá:
c1) Định giá có chiết khấu và có chước giảm:
- Nhiều doanh nghiệp sử dụng giá chiết khấu, chước giảm để khuyến khích khách hàng
mua nhiều hàng hơn hoặc tiến hành một công việc nào đó như trả tiền mặt ngay hay thanh
tốn trước kỳ hạn…
+ Chiết khấu tiền mặt: Là việc giảm giá cho khách hàng khi mua trả tiền mặt ngay/ thanh
toán trước thời hạn thỏa thuận.
+ Chiết khấu số lượng: Khách hàng mua với số lượng nhiều sẽ được giảm giá.



+ Chiết khấu theo mùa: Giảm giá cho khách hàng khi mua sản phẩm theo mùa.
+ Chước giảm: Chước giảm đổi hàng là khi hàng cũ đến mua hàng mới sẽ được giảm giá;
chước giảm cổ đông là khoản tiền mà nhà sản xuất trả cho nhà bán lẻ để làm nổi bật sản
phẩm của mình.
c2) Phân hóa giá:
- Phân hóa giá là việc định giá một sản phẩm/ dịch vụ theo hai hay nhiều mức giá xuất phát
từ sự khác biệt của khách hàng, địa điểm, thời gian…
c3) Định giá theo tâm lý:
- Doanh nghiệp căn cứ vào tâm lý khách hàng để định giá. Giá tâm lý thể hiện giá có số lẻ,
giá số đẹp, giá thể hiện chất lượng, giá thể hiện đẳng cấp…
c4) Định giá khuyến mại:
- Căn cứ chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà doanh nghiệp có
thể bán tạm thời giá thấp hơn giá niêm yết.
Bao gồm:
+ Định giá quảng cáo và bán giá vốn vào dịp nào đó;
+ Bán trả góp;
+ Bán hàng theo phiếu mua hàng;
+ Trả lại một phần tiền;
+ Chiết khấu tâm lý.
c5) Định giá theo địa lý:
- Có nhiều phương án như định giá bằng nhau cho tất cả khu vực địa lý hoặc mỗi khu vực
có mức giá khác nhau.
c6) Định giá sản phẩm quốc tế:
- Thông thường các doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trường quốc tế sẽ định những mức
gía khác nhau cho từng nước khác nhau.

d. Thay đổi giá:
d1) Chủ động thay đổi giá:



+ Chủ động giảm giá: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dư thừa công suất; doanh
nghiệp đặt mục tiêu tăng thị phần; doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường, khống chế thị
trường qua giá.
+ Chủ động tăng giá: chi phí đầu vào tăng, cầu tăng quá lớn; phương pháp tăng: giảm trọng
lượng, kích thước sản phẩm, bỏ bớt dịch vụ đi kèm, bỏ bớt thuộc tính, bao bì rẻ hơn.
d2) Thay đổi giá bị động:
Do các tác động của thị trường là doanh nghiệp thay đổi giá.
-

Doanh nghiệp cần trả lời các vấn đề:

+ Tại sao đối tác cạnh tranh thay đổi giá;
+ Sự thay đổi tạm thời hay lấu dài;
+ Ảnh hưởng đến thị phần;
+ Phản ứng của đối tác cạnh tranh.
-

Doanh nghiệp có thể quyết định:

+ Giảm giá theo đối thủ;
+ Nâng giá và cải thiện chất lượng;
+ Giữ giá và thực hiện hoạt động marketing khác để giữ khách hàng.

1.2.5. Qui trình định giá:
a. Xác định mục tiêu định giá:
Mục tiêu định giá DOANH NGHIỆP phải dựa vào mục tiêu marketing và đặt trong tổng thể
4P.


Mục tiêu marketing

Chiến lược giá

1: Đảm bảo tồn tại

Chiến lược giá thấp

2: Tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn

Định giá cao ngay từ đầu

3: Dẫn đầu thị phần

Đặt mức giá thấp

4: Dẫn đầu chất lượng sản phẩm

Định giá cao

5: Tối đa hóa doanh thu

Đặt mức giá thấp

….
bảng 1- 2: Xác định mục tiêu giá


b. Xác định cầu thị trường mục tiêu:
DOANH NGHIỆP cần xác định các yếu tố:

+ Số lượng người mua tiềm năng ở thị trường mục tiêu;
+ Tỷ lệ tiêu thụ mong muốn của người mua tiềm năng xác định ở trên;
+ Sức mua của người mua tiềm năng và việc phân bổ ngân sách cá nhân của họ.

c. Khảo sát hàng hóa và giá cả của đối thủ cạnh tranh:
+ DOANH NGHIỆP cần thu thập thông tin về đối thủ (giá bán, chất lượng, đặc tính sản
phẩm, thái độ khách hàng,…);
+ Khảo sát điểm mạnh, điểm yếu, công nghệ_kỹ thuật trong chính sách giá của đối thủ cạnh
tranh;
+ Xác định độ nhạy cảm về giá (mức độ, tính chất) của đối thủ cạnh tranh.

d. Xác định nhiệm vụ cho giá:
Người làm giá phải nắm chắc mục tiêu kinh doanh và nội dung chiến lược marketing mix
của DOANH NGHIỆP.

e. Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp:
Lựa chọn nguyên tắc định giá dựa trên ngun tác 3C.
Mơ hình 3C trong định giá:
Mức giá thấp Mức giá gắn Mức giá gắn Mức giá gắn Mức giá cao
không thể sx liền với chi phí liền với cạnh với giá trị cảm khơng
phát
được
sx
tranh
nhạn
của sinh nhu cầu
khách hàng
GIÁ SÀN
Vùng biên độ GIÁ TRẦN
của giá

bảng 1- 3: Mơ hình 3C trong định giá

f. Xác định mức giá cuối cùng:
Chọn mức giá phải chú ý đến yếu tố tâm lý khi cảm nhận giá của người mua, phản ứng của
đối thủ cạnh tranh và yếu tố pháp luật


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY SAMSUNG ELECTRONICS
2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty điện tử Samsung (Samsung Electronics Co.,Ltd) là một công ty điện tử đa quốc
gia của Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1969 có trụ sở chính được đặt tại thành phố
Suwon, tỉnh Gyeonggi. Đây là công ty con hàng đầu trong cơ cấu tổ chức của tập đồn
Samsung và đã trở thành cơng ty cơng nghệ lớn
nhất trên thế giới tính theo doanh thu kể từ năm
2009. Samsung Electronics hiện đang điều hành rất
nhiều các văn phòng đại diện, nhà máy lắp ráp sản
phẩm và mạng lưới bán hàng trải rộng khắp 120
quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn cầu.

Hình 2- 1: SAMSUNG

Samsung Electronics tung ra điện thoại di động đầu tiên của mình vào năm 1988, tại thị
trường Hàn Quốc.
1992: phát triển hệ thống điện thoại di động
1999: phát triển điện thoại thông minh – smartphone

2001: ra mắt thiết bị cầm tay siêu mỏng đầu tiên trong ngành
2002: ra mắt điện thoại di động màu trong đó khái niệm mới UFB-LCD được giới thiệu,
tung ra điện thoại di động màu TFT-LCD mới, độ phân giải cao
2004: bán trên 20 triệu điện thoại di dộng tại mỹ
2005: ra mắt điện thoại có camera 7 mega pixel đầu tiên trên thế giới. Phát triển điện
thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên
2006: giới thiệu điện thoại chụp ảnh 10 Mega pixel
2007: Samsung Electronics đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế
giới, lần đầu tiên vượt qua Motorola
2009: Ra mắt nền tảng bada cho các sản phẩm điện thoại thông minh Samsung. Samsung
bán được hơn 5 triệu chiếc điện thoại cảm ứng toàn phẩn STAR trong 4 tháng. Ra mắt điện
thoại cảm ứng toàn phần JET – một ý niệm mới của điện thoại cảm ứng toàn phần
P a g e | 18


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS
Trong năm 2009, Samsung đạt được tổng số doanh thu là 117,4 tỷ USD, vượt qua
Hewlett-Packard để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới được đo bằng doanh số
bán hàng.
2010: Samsung Electronics ra mắt WAVE, điện thoại thông minh đầu tiên chạy trên hệ
điều hành Bada.
2011: Với việc giới thiệu điện thoại di động Samsung Galaxy S, dòng sản phẩm điện
thoại thông minh của công ty là 1 nơi về doanh số bán hàng toàn cầu. Đồng thời thành lập
một vị trí nổi bật trong các thị trường máy tính máy tính bảng, với phát hành của Androidpowered Samsung Galaxy Tab để cạnh tranh với iPad của Apple.
Samsung Electronics hiện là nhà sản xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh lớn nhất
trên thế giới. Samsung Electronics đã và đang là nhà sản xuất tấm nền LCD lớn nhất thế
giới kể từ năm 2002, nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới từ năm 2006, và nhà sản xuất điện
thoại di động lớn nhất thế giới từ năm 2011.
Samsung Electronics liên tục tái kiến tạo tương lai. Samsung khám phá những điều chưa
biết để đem công nghệ giúp mọi người trên khắp thế giới có cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe

mạnh hơn.
Trong năm 2019, Samsung công bố đạt được 230,40 nghìn tỷ KRW (~194,67 tỷ USD)
doanh thu và 27,77 nghìn tỷ KRW (~23,46 tỷ USD) lợi nhuận kinh doanh.
2.2.

Lĩnh vực kinh doanh

Samsung vốn từ lâu đã là nhà sản xuất hàng đầu về điện tử như: màn hình, pin lithium-ion,
bán dẫn, chip, bộ nhớ, Ram và đĩa cứng.
Trong những năm gần đây, công ty đã tiến hành đa dạng hóa các mặt hàng điện tử tiêu dùng:
sản xuất linh kiện, sản phẩm tiêu dùng…
2.3.

Các dòng sản phẩm

Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy S-series, Galaxy Note-series, Galaxy M-series,…
Tivi: TV QLED, TV OLED, TV Neo QLED 8K,…
máy tính bảng: Galaxy Tab S, Galaxy Tab,…
Đồng hồ thơng minh, vịng tay thơng minh: Galaxy Watch, Galaxy Fit,…
Máy tính xách tay: Galaxy Book, Galaxy Notebook,…
Các thiết bị điện tử dân dụng: Máy lạnh, tủ lạnh, camera, loa, tai nghe
P a g e | 19


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA SAMSUNG
3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá của Samsung

3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Mục tiêu trong từng thời kỳ:

* Mục tiêu đảm bảo sự tồn tại:
Năm 1997: Giai đoạn này, giống như các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc,
Samsung thục hiện kế hoạch tăng sản lượng và danh số bán hàng, do vậy khi thị trường biến
động dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều. Trước tình hình, nhiều dây chuyền sản xuất của
hãng bị thua lỗ, Samsung quyết định nhượng bộ về giá để có sự ủng hộ về phía người tiêu
dùng. Nhờ đó, Samsung giải quyết được vấn đề và vượt qua được khó khăn.
* Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn:
Năm 2008: Samsung đưa ra sản phẩm Smart tivi – tivi 3D, doanh nghiệp có lợi thế độc
quyền về loại tivi tích hợp tính năng tương tác thơng minh, nhận diện giọng nói, cử chỉ và
khn mặt. Lúc này, Samsung định giá “hớt phần ngon”, do cầu tăng nên giá sản phẩm
được đưa ra cao, doanh nghiệp tăng doanh thu và thu được lợi nhuận tối đa.
* Mục tiêu dẫn đầu thị phần:
Năm 2013: Samsung đặt mục tiêu bán 500 triệu điện thoại, dự kiến trong tổng số hơn
500 triệu thiết bị bán ra sẽ có khoảng 390 triệu chiếc là smartphone, trong khi khoảng 120
triệu chiếc sẽ thuộc các dòng điện thoại cơ bản.
Đến năm 2020, Samsung đặt mục tiêu đạt mức doanh thu 400 tỷ USD và trở thành một
trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Để tạo ra ưu thế trong điều kiện thị trường
cạnh tranh mạnh mẽ, Samsung đã đưa ra các sản phẩm có mức giá trung bình phù hợp với
mức thu nhập của đại bộ phận dân cư. Ví du: điện thoại Samsung Galaxy Y, Galaxy Ace,...

b. Chi phí sản xuất kinh doanh
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giá bán mọi sản phẩm của hãng. Quan hệ
giữa chi phí sản xuất và giá bán là quan hệ tác động hai chiều:
- Giá bán sản phẩm cơ bản được hình thành trên cơ sở của chi phí sản xuất và chi phí
Marketing.
- Chi phí sản xuất 1 đơn vị chịu sự ảnh hưởng tác động cúa giá bán thông qua khối lượng
hàng hóa tiêu thụ.


Ví dụ: So sánh giá và chi phí của 2 dịng điện thoại
P a g e | 20


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

So sánh
Chi phí sản xuất

Galaxy S3
200 USD

Galaxy S4
236 USD

Giá bán

500 USD

800 USD

bảng 3- 4: So sánh chi phí và giá của Galaxy S3 và Galaxy S4

Ngồi ra, Samsung khơng đơn giản chỉ là một cơng ty sản xuất smartphone.
Samsung là tập đồn chế tạo linh kiện tử lớn nhất thế giới. Tự hãng sản xuất ra một
lượng lớn các linh kiện dùng để tạo lập smartphone, chính điều này đã tạo ra cho họ
lợi thế lớn về mặt chi phí cũng như cho phép hãng linh động hơn trong việc nên sản
xuất cái gì và sản xuất lúc nào.
c. Uy tín và chất lượng sản phẩm

Samsung là một thương hiệu nổi tiếng tồn cầu, liên tục được giới chức năng
cơng nhận là công ty dẫn đầu thị trường. Năm 2009, Samsung xếp hạng 19 trong báo
cáo xếp hạng thương hiệu trên toàn thế giới của Bloomberg và Interbrand, danh hiệu
Brand Equity. Năm 2010, Samsung xếp thứ 2 trong báo cáo xếp hạng những thương
hiệu uy tín nhất trên thế giới dành cho ngành công nghiệp hàng điện tử, xếp hạng 16
trong bảng xếp hạng những cơng ty có nhiều sáng tạo nhất theo chọn của tờ Busines
Week & Boston Consulting Group và danh hiệu Word Most Admired Company.
Ngồi ra, Samsung ln nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm với chất lượng tốt
nhất.
Ví dụ: Samsung tạo ra những laptop để khách hàng ít phải chờ đợi và được trải
nghiệm nhiều hơn. Chế độ “sleep mode” tiên tiến cho phép máy tính Samsung sao
lưu trữ dữ liệu lên ổ cứng cũng như bộ nhớ, nếu một sự cố bất ngờ khiến làm pin
được rút ra khỏi máy tính hoặc máy bị hư hoặc mất điện đột ngột, tất cả các nội dụng
soạn thảo sẽ được chuyển sang chế độ chờ đợi và được đảm bảo an toàn cho đến khi
khởi động lại.

P a g e | 21


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

Hình 3- 2: Sleep Mode trên máy tính Samsung

Việc hãng có những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời uy tín đối với người tiêu
dùng, Samsung đã khai thác triệt để được các lợi thế, từ đó định ra các mức giá bán
sản phẩm cao. Qua đó thấy được, giá cả của sản phẩm chịu sự chi phối chủ yếu của
uy tín sản phẩm, giá trị thương hiệu, chứ không đơn thuần chỉ là chi phí sản xuất và
chi phí Marketing.
3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Đặc điểm của thị trường và cầu

* Đặc điểm thị trường:

Thị trường thế giới tiềm năng vô cùng lớn, tuy nhiên Samsung cũng luôn phải
đối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn ví dụ như Apple. Hãng nghiên cứu và đánh giá
phản ứng từ thị trường và từ đó đưa ra quyết định liên quan đến từng sản phẩm: đẩy
mạnh hơn nữa những sản phẩm có hiệu ứng tích cực và ngay lập tức chấm dứt sản
xuất những sản phẩm thất bại. Ví dụ: Samsung, qua nghiên cứu thị trường đã phát
hiện ra rằng khách hàng đến từ các quốc gia châu Á có nhu cầu lớn về một sản phẩm
họ có thể dùng để viết lên bởi lẽ việc viết/vẽ các kí tự sẽ được thực hiện dễ hơn với
một cây bút. Từ kết quả nghiên cưu này, Samsung cho ra đời máy tính bảng Note, là
sự kết hợp máy tính bảng và điện thoại (phablet) đã được ra đời và trở thành một hiện
tượng công nghệ.
*Mối quan hệ tổng thể giữa giá cả và cầu về sản phẩm:

Giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cầu về sản
phẩm. Tác động này có thể theo 2 chiều hướng khác nhau: quan hệ nghịch và quan hệ
thuận. Nhưng đối với mặt hàng như công ty Samsung cung cấp thị trường chỉ xảy ra
quan hệ nghịch.
P a g e | 22


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

Theo con số thống kê doanh số tiêu thụ điện thoại Galaxy S3 trên toàn thế
giới, do hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytis của Mỹ, tính đến:
Quý 3/2012: giá 579 USD – 18 triệu máy
Quý 1/2013: giá 320 USD – 41 triệu máy
Thay vì tiêp tục theo đuổi ý định cung cấp một phiên bản rẻ hơn (đi kèm với
chất lượng thấp hơn) như iPhone, Samsung đã làm mới bản thân và tạo nên sự khác
biệt với sản phẩm smartphone có màn hình hiển thị lớn hơn, nhiều tính năng khác

biệt, chiên lược marketing hiệu quả và trên hết là đưa đến cho người tiêu dùng những
gì họ thực sự cần để tăng cầu về sản phẩm dẫn đến tăng doanh thu một cách bền
vững.
b. Khả năng chấp nhận và tâm lý khách hàng
Ảnh hưởng tác động của khách hàng tới giá bán là nhân tố tất yếu.
* Khả năng chấp nhận của khách hàng:
Khả năng chấp nhận của khách hàng được xem như “trần của giá” hay chính là giới
hạn từ phía người mua. Giới hạn này chịu ảnh hưởng chủ yếu của thu nhập, cơ cấu
chi tiêu và khả năng thanh tốn của khách hàng. Thơng qua, nghiên cứu và phân tích
kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu, Samsung đứa ra các sản phẩm có phân khúc giá
khác nhau, để có thể mở rộng thị phần tối đa cho hãng.
Ví dụ: Một số sản phẩm điện thoại Samsung
Mức giá

Tên sản phẩm

Giá

Dưới 5 triệu

SS Galaxy Y
SS Galaxy Ace
SS galaxy S Duos
S7562
SS Galaxy Grand
Duos I9082
SS Galaxy Note 2
SS Galaxy S4
I1950


2,150,000
4,990,000
5,790,000

5-10 triệu

Trên 10 triệu

Thu nhập khách
hàng/tháng
2-7 triệu
7-10 trệu

8,190,000
13,900,000
15,990,000

Trên 10 triệu

bảng 3- 5: Một số sản phẩm điện thoại Samsung

* Tâm lý khách hàng:

P a g e | 23


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS

Với từng quyết định giá của mình, Samsung ln chú trọng tâm lý khách hàng, bởi
giá cả là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý của khách hàng và quyết định

mua của họ. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của khách hàng về giá trị của sản phẩm
bị giới hạn và các yếu tố thuộc về thái độ, niềm tin của họ.
Một số đặc điểm tâm lý của khác hàng:
- Đa phần khách hàng muốn mua sản phẩm với giá rẻ
- Khi đánh giá về múc giá bán cụ thể từng sản phẩm, người tiêu dùng thường so
sánh với giá cả với sản phẩm cạnh tranh
- Khách hàng có tâm lý gắn liền giữa giá bán sản phẩm với chất lượng của nó
- Mọi sự thay đổi về giá bán của sản phẩm đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý
khách hàng (2 trường hợp tăng giá và giảm giá)
c. Gía của đối thủ cạnh tranh
Chỉ vài năm trước, Samsung vẫn còn phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường smartphone thì đến tời điểm hiện tại, họ lại đang thu được nhiều hơn
bất kì ai từ miếng bánh cơng nghệ béo bở. Cùng với việc khiến đối thủ trực tiếp
Apple phải dè chừng. Samsung ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn vị thế số 1 của
mình với tư cách là cơng ty cơng nghệ có doanh thu lớn nhất thế giới.
Samssung hiểu rõ người tiêu dùng có xu hướng lấy giá của đối thủ cạnh tranh làm
thước đo để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Vì vậy, trước khi quyết định giá sản
phẩm, hãng ln nghiên cứu kĩ chi phí, giá thành và giá bán của các đối thủ cạnh
tranh: Apple, Nokia, HTC, LG,…
Quá trính phân tích giá:
Samsung phân tích chi phí và giá thành của mình và của đối thủ cạnh tranh (cạnh
tranh theo cả hai chiều: cùng ngành và khác ngành)
- So sánh để thấy rõ lợi thế và bất lợi của hãng trong chi phí sản xuất
- Phân tích mối tương quan giữa giá bán và chất lượng sản phẩm. Từ đó, hãng có
thể đánh giá sự cảm nhận của khách hàng trong mối quan hệ này
P a g e | 24


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG ELECTRONICS


- Hãng ln chú trọng, phân tích và dự đốn thái độ và phản ứng của đối thủ
trước chính sách giá của mình
- Ngồi ra, Samsung rất nhạy cảm trong việc nắm bắt những việc đối thủ đang
làm. Hãng nằm lòng xu hướng đang nổi, những cải tiến mới đang được đưa
vào thị trường và từ đó tạo ra những phiên bản của chính mình dựa trên những
cải tiến đó.
3.2.

Phương pháp định giá của công ty Samsung

Trước khi định giá Samsung phân tích chi phí và giá thành của mình và của đối thủ cạnh
tranh (theo hai chiều: cùng ngành và khác ngành):
+ So sánh để thấy rõ lợi thế và bất lợi của hãng trong chi phí sản xuất
+ Phân tích mối tương quan giữa giá bán và chất lượng sản phẩm. Từ đó hãng có thể đánh
giá sự cảm nhận của khách hàng trong mối quan hệ này
+ Hãng nằm lòng xu hướng đang nổi, những cải tiến mới đang được đưa vào thị trường và
từ đó tạo ra những phiên bản của chính mình. Dựa trên những cải tiến đó, hãng sản xuất
những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu và sự hài lòng mà khách hàng sẵn sang chi
trả.

3.2.1. Định giá dựa trên cơ sở chi phí
Ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định giá bán mọi sản phẩm của hãng, quan hệ giữa chi phí
sản xuất và giá bán là quan hệ tác động hai chiều.
Ví dụ: so sánh chi phí và giá của hai dịng điện thoại:

So sánh
Chi phí sản xuất
Giá bán

Galaxy S3

200 USD
500 USD

bảng 3- 6: Chi phí và giá hai dịng điện thoại Samsung

Galaxy S4
236 USD
800 USD

Có thể nói rằng một trong những yếu tố làm nên thành cơng của Samsung chính là họ ln
kiểm sốt được chi phí của mình một cách hiệu quả nhất. Phương châm của Samsung trong
những ngày đầu xây dựng thương hiệu: làm sao để sản xuất ra một chiếc điện thoại tốt nhất
với chi phí hiệu quả nhất (khi biết chính xác chi phí phải bỏ ra bao nhiêu, để có lợi nhuận
chỉ cần cộng thêm mức biên lãi). Họ sản xuất hàng hóa ở một nước có chi phí rẻ nhất và đi
bán ở những nơi có lợi nhuận cao hơn.

P a g e | 25


×