Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

phân tích quan điểm của mác lê nin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và áp dụng thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.76 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTT KINH TẾ VÀ TMĐT

BÀI THẢO LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tên đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước xã
hội chủ nghĩa và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Nhóm thực hiện:
Mã lớp học phần: 2235HCMI0121
Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Hà
1

Hà Nội


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý
luận của V.I.Lê-nin, bởi nó khơng thuần túy là những lý thuyết khoa học mà gắn
bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó khơng đơn giản là những suy tư tinh
thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh động của ơng. Chính vì vậy,
tìm hiểu những tư tưởng của V.I.Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật cho thấy, nhà nước pháp quyền
là một trong những giá trị chung của nhân loại tiến bộ, đề cao pháp luật, thể hiện
ước muốn, khát vọng của con người về một xã hội dân chủ và bình đẳng. C.
Mác, Ph. Ăng-ghen và V. I. Lê-nin trong các tác phẩm kinh điển của mình, mặc


dù chưa sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” nhưng đã xác lập về tư tưởng
những giá trị cốt lõi, đặc trưng, đó là nhà nước chun chính vơ sản, nhà nước
kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Đối với nước ta, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Để thành công, chúng
ta vừa phải đứng vững trên2 lập trường lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, vừa phải kế thừa được những thành quả xây dựng nhà nước pháp quyền
đã có trên thế giới, vừa phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa
xã hội theo mơ hình Liên xô trước đây cũng như trong thời kỳ đổi mới (với hệ


quan niệm từng bước phát triển về chủ nghĩa xã hội, về nhà nước xã hội chủ
nghĩa) hiện nay, cho thấy việc trở lại để nhận thức đúng đắn hơn, chính xác hơn
di sản kinh điển về nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn là một vấn đề thời sự, có giá
trị lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước xã hội chủ
nghĩa và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.”

NỘI DUNG
Chương I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Sự ra đời
Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ
chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của
mình; cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội
về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về

căn bản với nhà nước chuyên chính vơ sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng
và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và
phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân
loại đã sản sinh ra. Ví dụ, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa khái niệm và thuật
3

ngữ “dân chủ”, với bản chất nhất là “quyền lực của dân”. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế
thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản:


cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tồ án,
Viện kiểm sát...). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích... thì khác về căn
bản so với nhà nước “tam quyền phân lập tư sản”.
2. Bản chất
So với các kiểu nhà nước khác trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà
nước mới, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử.
Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện trên các
phương diện:


Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp cơng nhân,
giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản là lực lượng giữ địa vị thống trị về
chính trị. Tuy nhiên, sự thống trị của giai cấp vơ sản có sự khác biệt về chất so với
sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là
sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động
trong xã hội nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Cịn sự thống trị về chính trị

của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm
giải phóng giai cấp mình và 78 giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động
khác trong xã hội. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại biểu cho ý chí chung
của nhân dân lao động.



Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở
kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất
chủ yếu. Do đó, khơng cịn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột. Nếu như tất cả các nhà
nước bóc lột khác trong lịch sử đều là nhà nước theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là
bộ máy của thiểu số những kẻ bóc lột để trấn áp đa số nhân dân lao động bị áp
bức, bóc lột, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị - hành
chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế - xã hội của
nhân dân lao động, nó khơng cịn là nhà nước theo đúng nghĩa, mà chỉ là “nửa nhà
nước”. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở thành mục
4

tiêu hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa.


Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh
thần là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến


bộ của nhân loại, đồng thời mang những bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa
giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp bình
đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển.
3. Chức năng
Tùy theo góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia

thành các chức năng khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã
hội chủ nghĩa được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia
thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng).
Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức
năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó. Đối với các nhà
nước bóc lột, nhà nước của thiểu số thống trị đối với đa số nhân dân lao động, nên việc
thực hiện chức năng trấn áp đóng vai trị quyết định trong việc duy trì địa vị của giai
cấp nắm quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Còn trong nhà nước xã
hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù vẫn còn chức năng trấn áp, nhưng đó là bộ máy do giai
cấp công nhân và nhân dân lao động tổ chức ra để trấn áp giai cấp bóc lột đã bị lật đổ
và những phần tử chống đối để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính
trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù trong thời kỳ quá
độ, sự trấn áp vẫn còn tồn tại như một tất yếu, nhưng đó là sự thật trấn áp của đa số
nhân dân lao động đối với thiếu số bóc lột. V.I.Lênin khẳng định: “Bất cứ một nhà
nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ
dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột”. Theo
V.I.Lênin, mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, “cơ quan đặc biệt, bộ
máy trấn áp đặc biệt là “nhà nước” vẫn cịn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ,
5 đúng nghĩa của nó nữa”.
mà khơng cịn là nhà nước theo

V.I. Lênin cho rằng, giai cấp vơ sản sau khi giành được chính quyền, xác lập địa vị
thống trị cho đại đa số nhân dân lao động, thì vấn đề quan trọng khơng chỉ là trấn áp


lại sự phản kháng của giai cấp bóc lột, mà điều quan trọng hơn cả là chính quyền mới

tạo ra được năng suất sản xuất cao hơn chế độ xã hội cũ, nhờ đó mang lại cuộc sống
tốt đẹp hơn cho đại đa số các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động. Vì vậy, vấn đề quản
lý và xây dựng kinh tế là then chốt, quyết định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa “không
phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng khơng phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở
kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là
việc giai cấp vơ sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động cao hơn so
với chủ nghĩa tư bản. Đấy là thực chất của vấn đề. Đấy là nguồn sức mạnh, là điều
kiện bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản”.
Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới là nội dung chủ yếu và mục
đích cuối cùng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp vĩ đại, nhưng đồng
thời cũng là cơng việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Nó địi hỏi nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải là một bộ máy có đầy đủ sức mạnh để trấn áp kẻ thù và những phần tử
chống đối cách mạng, đồng thời nhà nước đó phải là một tổ chức có đủ năng lực để
quản lý và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó việc tổ chức quản lý kinh tế là
quan trọng, khó khăn và phức tạp nhất.
Chương II. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở VN
1. Quan điểm về nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá
nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động
của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và được
mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp
trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước pháp quyền được hiểu là một kiểu nhà nước
mà mọi công dân đều được giáo dục pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm
bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự phân
6

cơng, phối hợp, kiểm sốt lẫn nhau tất cả vì mục đích chung của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những nội khái quát về xây dựng nhà nước

pháp quyền:


 Đề cao vai trò tối thượng tối thượng của Hiến pháp và pháp luật

Với chủ trương: “ Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì
dân”, Đảng ta đã xác định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ
chức, cán bộ, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Nghị quyết Trung ương 7 (khóa I), đã đề ra nhiệm vụ: “Ban bố Hiến pháp dân chủ,
ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự
do tín ngưỡng, tự do hội họp,...”.
Trong giai đoạn lãnh đạo nhân nhân đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945),
Đảng ta đã đề ra mục tiêu xây dựng và từng bước hồn thiện nhà nước kiểu mới, nhà
nước cơng - nông, nhà nước được xây dựng dựa trên Hiến pháp dân chủ, có tính nhân
văn sâu sắc. Sau khi giành được chính quyền (tháng 8/1945), Đảng và nhân dân ta đã
bắt tay xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, trong đó có nhiều yếu tố pháp quyền thể
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá
trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Kể từ khi thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hịa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001),
Hiến pháp năm 2013. Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở
những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Do đó, chế định về
Quốc hội trong các bản Hiến pháp có những thay đổi khác nhau.
Bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6
thơng qua vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm
2014. Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Quốc hội như 7bốn bản Hiến pháp trước, về mức độ đã được điều chỉnh

cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện cơ đọng hơn.
Bên cạnh đó, các quy định về Quốc hội trong Bản Hiến pháp 2013 đã có những
điều chỉnh theo hướng minh định rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của


Quốc hội, các chủ thể có liên quan trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Đảng ta
khẳng định vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tính tối cao
của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cũng tiếp tục khẳng định vai
trò của đạo đức và các quy tắc xã hội khác. Nhiệm vụ đề ra là khơng ngừng hồn thiện
hệ thống pháp luật theo Hiến pháp, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, phục vụ thiết
thực cho sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế.
 Đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền con người

Đại hội VIII của Đảng, tiếp tục khẳng định các quan điểm về xây dựng nhà nước
pháp quyền như trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII). Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục phát huy tốt hơn
và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân
chủ trực tiếp. Đảng ta luôn khẳng định bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân,
do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về Nhân dân, bao nhiêu lợi ích đều
vì Nhân dân, bao nhiêu quyền hành đều của Nhân dân; xác định rõ nguyên tắc quyền
lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đó,
Đảng đảm bảo quyền con người, quyền công dân, khẳng định và thực hiện trách nhiệm
qua lại giữa các cơ quan nhà nước và công dân, tăng cường thực hiện dân chủ xã hội
chủ nghĩa đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật,
chủ trương dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội.
Thể chế hóa quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,

vì Nhân dân; . Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
8

Tổ chức bộ máy vừa đảm bảo tập trung thống nhất, vừa có sự phân cơng giữa các
nhánh quyền lực, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền nhằm
đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, tránh lạm quyền.


Xác định trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc
tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và
phát triển.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luận điểm này thể hiện quá
trình phát triển liên tục không ngừng về tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng về vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới hệ thống chính trị,...”. Đồng thời, khẳng định: “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát
quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống
nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm
yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.
Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân

cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.”
2. Đặc điểm của của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta có một số đặc điểm cơ bản của như sau:
9

 Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của

dân, do dân, vì dân.


 Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và

pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối
thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rõ ràng, có cơ chế phối

hợp nhịp nhàng và kiểm sốt giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
 Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng

sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của
Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
 Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con

người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của
nhân dân được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi miễn
những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm
minh của pháp luật.

 Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân

chủ, có sự phân cơng, phân cấp, phối hợp và kiểm sốt lẫn nhau, nhưng bảo đảm
quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Chương III. Ý nghĩa của quan điểm Mác Lênin đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
1. Vận dụng quan điểm của Mác Lênin trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa trước thời kỳ đổi mới
 Tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân - sự vận dụng sáng tạo

quan điểm của Mác Lênin trong điều kiện đặc thù của Việt Nam
Vấn đề chính quyền nhà 10
nước được Hồ Chí Minh nhìn nhận là một nội dung cơ
bản và đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam, khơng chỉ trong việc giành chính
quyền, mà quan trọng hơn là trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ thực tế
cuộc sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến, tiếp cận và kế


thừa những tư tưởng tiến bộ về nhà nước của nhân loại; nghiên cứu, đánh giá chính
xác, khoa học về các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ, cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917 và các nhà nước tương ứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình
thành tư tưởng về nhà nước kiểu mới - nhà nước dân chủ nhân dân phù hợp với điều
kiện lịch sử của Việt Nam với các tiền đề cơ bản gồm:
Một là, kinh nghiệm xây dựng nhà nước của các thế hệ trước trong lịch sử dân tộc.
Dân tộc ta có truyền thống hàng nghìn năm dựng và giữ nước. Nét đặc thù của những
thể chế nhà nước Việt Nam đầu tiên trong lịch sử là kết quả của sự hình thành dân tộc.
Tiếp theo đó, các triều đại phong kiến Việt Nam độc lập đã nối tiếp nhau xây dựng các
thể chế nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và quá trình này đã để lại nhiều
kinh nghiệm rất có giá trị về tổ chức, xây dựng nhà nước.
Hai là, các tư tưởng về nhà nước của phương Đông. Thời cổ đại, ảnh hưởng lớn

nhất là tư tưởng của Khổng Tử. Tư tưởng nước lấy dân làm gốc ở phương Đông đã
được Khổng Tử bàn đến từ rất sớm và đã được người Việt Nam tiếp thu một cách sáng
tạo. Theo quan điểm đó, dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc. Thời hiện đại, có
chủ nghĩa "Tam dân" của Tôn Dật Tiên. Tư tưởng của các ông rất gần gũi với Việt
Nam.
Ba là, những lý luận về nhà nước trong lịch sử tư tưởng phương Tây, chẳng hạn
như lý thuyết và những tư tưởng tiến bộ về mơ hình nhà nước của J. Lơccơ, J.J. Rutxô,
S.L. Môngtexkiơ... đặc biệt là tư tưởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khái quát tầm lý luận về tư
tưởng Hồ Chí Minh, đó là: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là
11 và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
tài sản tinh thần vô cùng to lớn

cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Tư tưởng Hồ Chí Minh
được hình thành từ nhiều yếu tố trong đó việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam là yếu tố tư tưởng lý luận có ý nghĩa quyết định, đồng thời cũng cho thấy


sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sức sống ấy thể hiện rất rõ vai trò của
chủ nghĩa Mác-Lênin qua sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện nhiều nội
dung của các mạng Việt Nam.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tích cực
truyền bá học thuyết này. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cũng
đã đến với nhiều hệ tư tưởng, nhiều học thuyết khác nhau, có những nhận định về ưu
điểm, hạn chế và thái độ rõ ràng với từng hệ tư tưởng. Nhưng chỉ khi đến và hiểu được
chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng định rằng tính cách mạng, tính bền vững, tính chân

chính của chủ nghĩa này: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Hồ Chí Minh đã
đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối cách mạng Việt Nam với Đảng Cộng
sản Việt Nam, đối với nhân dân Việt Nam nên người viết: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm
nang” thần kỳ, khơng những là kim chỉ nam mà cịn là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Bằng phương pháp tiếp cận khoa học, sáng tạo, bám sát thực tiễn của
đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt, luôn trung thành với những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin; mặt khác, vận dụng sáng tạo các nguyên lý đó vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam. Người đã bổ sung nhiều luận điểm góp phần làm phong phú
thêm chủ nghĩa Mác-Lênin; đồng thời, xây dựng được một hệ thống lý luận về cách
mạng giải phóng dân tộc phù hợp về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu.
Hồ Chí Minh tiếp thu nhiều vấn đề của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng vào thực
tiễn Việt Nam, những luận điểm sáng tạo trên của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ
nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam là những luận điểm nổi bật và có
đóng góp to lớn đối với lý luận cách mạng Việt Nam. Vì thế, khơng chỉ dựa vào chủ
12

nghĩa Mác-Lênin mà cịn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh mới có thể tìm thấy câu trả
lời cho nhiều vấn đề phát triển có quy luật của cách mạng ở Việt Nam. Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của


Đảng và dân tộc ta, là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của Đảng và dân tộc, mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
 Thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân trước thời kì đổi mới

Vấn đề xây dựng nhà nước cách mạng được xác định song song với việc đề ra

những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Ngay trong các văn
kiện đầu tiên, Đảng ta đã xác định: cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn,
giai đoạn đầu là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (nhiệm vụ cơ bản là chống đế
quốc, phong kiến, thiết lập nền chun chính cơng nơng); giai đoạn tiếp theo là cách
mạng xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ chủ yếu là xác lập nền chun chính vơ sản. Tuy
nhiên, do điều kiện đặc thù của Việt Nam, mà tiến trình xây dựng nhà nước đó đã phải
diễn ra qua rất nhiều giai đoạn với nhiều hình thức đặc thù.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, thực hiện mục tiêu giữ vững chính quyền vừa
giành được, trước khi có Hiến pháp năm 1946, chúng ta đã tập trung xây dựng hệ
thống chính quyền từ trung ương đến địa phương cùng với hệ thống các cơ quan
chuyên chính khác. Để chính thức hố và hồn thiện bộ máy Nhà nước ở trung ương,
biện pháp đầu tiên là tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, thành lập Chính phủ
lâm thời. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên khơng phân biệt giới tính, dân
tộc, tơn giáo, thành phần đều có quyền dân chủ, bình đẳng, tự do lựa chọn người đại
diện cho mình vào Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Cùng với củng cố bộ máy Nhà nước ở trung ương, các văn bản pháp lý đã nhanh
chóng được ban hành để thiết lập hệ thống chính quyền địa phương, vì đây là hệ thống
chính quyền cơ sở, trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Trong đó khẳng định: Nhà nước dân chủ
nhân dân Việt Nam là Nhà nước kiểu mới, mọi quyền bính thuộc về nhân dân. Hiến
pháp 1946 là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ngay sau cách mạng13Tháng tám và suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp.


Việc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức
nhân dân đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp buộc chúng phải ký
hiệp định Giơnevơ, gắn cách mạng Việt Nam với cuộc cách mạng XHCN trên thế giới,
với phong trào độc lập dân tộc đã chứng tỏ tư tưởng xây dựng nhà nước của dân, do

dân, vì dân của Hồ Chí Minh là sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. Tính đúng đắn của
tư tưởng này cịn được thể hiện ở vai trò của nhà nước trong giai đoạn 1954 - 1975.
Sau thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, cách mạng Việt Nam chuyển sang một
giai đoạn mới, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn trong sự kiểm sốt của ngoại
xâm và tay sai. Đến 1954, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta mới căn bản
hoàn thành ở miền Bắc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định cách mạng nước ta có 2 nhiệm vụ chiến lược: một là, cách mạng
XHCN ở miền Bắc, nhưng không chỉ có nhiệm vụ xây dựng mà cịn phải làm nhiệm vụ
hậu phương lớn phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng miền Nam; hai là, tiếp tục cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhưng cũng góp phần làm nhiệm vụ bảo
vệ miền Bắc. Trong hai nhiệm vụ đó, nhiệm vụ thứ nhất có ý nghĩa quyết định. Mục
tiêu chung của cách mạng Việt Nam lúc này, của nhân dân cả nước là hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà. Để thực hiện
mục tiêu trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III chỉ ra: cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ sự thống
trị của đế quốc Mỹ và tay sai. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta. Ở miền Nam, sau 1954, hoạt
động chủ yếu của nhà nước là lãnh đạo nhân dân miền Nam và cả nước đấu tranh
chống đế quốc Mỹ và tay sai. Để trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam Từ tháng
6/1969, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển giao chức năng của
chính quyền cách mạng cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt
Nam do Đại hội quốc dân miền Nam Việt Nam bầu ra. Đó là bước phát triển hợp quy
luật và phản ánh đúng tiến trình vận động của thực tiễn cách mạng miền Nam.
Như vậy, trong cách mạng14dân tộc dân chủ nhân dân (cả giai đoạn 1945-1954 trên
phạm vi cả nước và giai đoạn 1954-1975 ở miền Nam), nhà nước Việt Nam mặc dù có
các hình thức tổ chức khác nhau nhưng về bản chất vẫn là nhà nước của dân, do dân, vì
dân do giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, tư tưởng định


hướng XHCN vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của q trình này. Chính vì thề nhà nước

Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản là:
- Huy động sức mạnh to lớn của toàn dân nhằm vào kẻ thù chính của dân tộc để
giành và giữ nền độc lập của đất nước.
- Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố hậu phương với việc đẩy mạnh cuộc
đấu tranh trên chiến trường nhằm tạo cơ sở ngày càng vững chắc cho việc đánh
bại thực dân, đế quốc xâm lược, giành chiến thắng hoàn toàn, bảo vệ độc lập
dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
- Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân u chuộng hồ bình trên
tồn thế giới (kể cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ), đặc biệt là sự giúp đỡ to
lớn cả về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước XHCN để làm cho thế và
lực của ta ngày càng mạnh, thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra.
2. Một số thành tựu quan trọng đạt được và hạn chế của Đảng và nhà nước ta
trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
 Một số thành tựu quan trọng

Trên phương diện thực tiễn, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản, bảo đảm yêu cầu quản lý, ổn
định, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao
có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao.
Vai trò, quyền làm chủ của nhân dân được củng cố, phát huy, bảo đảm và lan tỏa
tinh thần tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cơ chế dân chủ trực tiếp, dân
15

chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở dựa trên phương châm: “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.



Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; cơ chế phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày
càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Trong đó, vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân
cử thể hiện rõ hơn, hiệu quả hơn. Hoạt động cơ quan hành pháp chủ động, tích cực, tập
trung vào quản lý, điều hành, tháo gỡ rào cản, phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cải cách hành
chính, tư pháp có bước đột phá; chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tơn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
→ Những kết quả này được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được
hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp
 Những hạn chế trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Đảng ta cũng chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt
chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình
mới”. Trong đó:
 Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, thiếu tính thực tiễn, cịn

có kẽ hở, chồng chéo. Cơ chế kiểm sốt quyền lực chưa hồn thiện; vai trị giám
sát của nhân dân cịn có những mặt hạn chế.
 Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương một số nơi chưa đổi mới mạnh

mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng; hiệu lực, hiệu quả
chưa cao. Ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm; kỷ cương phép nước có nơi,
có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ
sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu
phát triển đất nước.


16


 Đội ngũ cán bộ, viên chức chưa tinh gọn; phẩm chất, năng lực, uy tín ở một bộ

phận cịn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới.
 Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hóa, xã hội; giữa

đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước có một số mặt
cịn lúng túng.
3. Tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm Mác Lênin vào việc xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và
kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đó là học thuyết khoa học nêu ra các
quy luật chung nhất về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; là học thuyết cách
mạng vạch ra con đường, chiến lược và sách lược đấu tranh để giai cấp công nhân lãnh
đạo quần chúng cách mạng lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Ngay từ khi ra đời năm 1930, Đảng ta đã khẳng định, nền tảng tư tưởng của Đảng
là Chủ nghĩa Mác-Lênin và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991),
Đảng đã bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng đó. “Đảng lấy Chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Trên nền tảng tư tưởng ấy, Đảng luôn phấn đấu, rèn luyện trưởng thành, xứng đáng là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam 90 năm qua (1930-2020), Đảng luôn nắm
vững và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; khơng
ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực
tổ chức, giải quyết thành công những vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Đảng
khơng có lợi ích nào khác ngồi

việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; sự lãnh
17
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam.


Với Việt Nam, sự hồn thiện khơng ngừng trong thực tiễn, tư duy lý luận của Đảng
ta được nâng cao, nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn về chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về con đường lên chủ nghĩa xã hội. Sự vận
dụng và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên
nhân cơ bản của thắng lợi vĩ đại trong 2 cuộc kháng chiến, cũng như những thành tựu
to lớn trong 35 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ
XVIII đã nhiều lần khẳng định : Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị
thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Thành quả đó đã chứng minh rằng, phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà cịn giải
quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng
mức phát triển kinh tế. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Sự nghiệp đổi mới
của nước ta đến nay đạt được những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử
cũng chính nhờ chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng một cách sáng tạo trong thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
4. Một số nhiệm vụ trọng tâm Đảng đề ra để hoàn thiện, phát huy hiệu lực, hiệu
quả trong hoạt động của NNPQ XHCN
Một là, thống nhất trong nhận thức, hành động xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xác định rõ hơn vai trị, vị
trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm

quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và
tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp
thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích
18

hợp pháp của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Gắn
kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.


Hai là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội với vai trò là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển đất nước, nhất là
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền cơng dân; hồn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy
phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng
nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại
biểu, theo hướng tăng hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng
đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp. Thiết lập đồng bộ, gắn kết giữa cơ
chế giám sát của cơ quan dân cử với cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân.
Ba là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền,
chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi
mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát
huy đầy đủ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây
dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích

và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong tình hình mới. Đẩy
mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ban,
ngành; giữa Trung ương với địa phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm quản lý nhà nước tập trung, thống nhất. Tập
trung cải cách tiền lương, chế độ, chính sách; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức tinh, gọn, mạnh, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đổi mới sáng tạo, phục
vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Bốn là, xây dựng nền tư19 pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng,
nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt trọng
trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá


nhân. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động, uy tín của
tịa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các
cơ quan, tổ chức tham gia vào hoạt động tư pháp, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật
các tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phịng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với
hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật.
Năm là, hồn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông
thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và
tổng kết việc thí điểm chính quyền đơ thị nhằm xây dựng và vận hành các mơ hình
quản trị chính quyền đơ thị thơng minh, hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo
hướng phân định, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nâng cao tính
chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương.
Sáu là, phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và khối đại đồn
kết tồn dân tộc, các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN trước những âm mưu, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch từ bên trong, bên ngoài, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, giữ vững

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, hướng tới xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương,
an toàn, lành mạnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.
Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh, phản
bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch về bản chất, mơ hình, mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực gắn với tăng
cường rèn luyện đạo đức, tác phong, lề lối làm việc, “tự soi, tự sửa”, “tự phê bình và
phê bình” của cán bộ, đảng viên.

20


LỜI KẾT

Thực tiễn 35 năm thực hiện chính sách đổi mới vừa qua cho thấy, công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước ngày càng đi vào chiều sâu thì chúng ta càng phải đối diện
với những vấn đề khó khăn, phức tạp mới, lại đặt ra cho đất nước những cơ hội lớn và
thách thức mới. Tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại cho đúng, vận dụng
sáng tạo, bổ sung, phát triển và bảo vệ lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho
phù hợp với bối cảnh mới của thế giới và các điều kiện cụ thể trong nước hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, chiến
tranh công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, nhất là ảnh hưởng
nặng nề của đại dịch Covid-19, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của
Việt Nam. Các thế lực thù địch ln tìm mọi cách chống phá công cuộc đổi mới đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính ngun
tắc, đây là u cầu chính trị hàng đầu đặt ra đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thể hiện tập trung nhất của giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa

là sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường
cách mạng mà Đảng ta, dân tộc ta đã lựa chọn. Đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
là nguyên tắc của đổi mới, đồng thời cũng là chủ trương, quan điểm của Đảng ta trong
hội nhập quốc tế, mà thực chất là sự kiên định mục tiêu lý tưởng, kiên định con đường
21

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình CNXHKH, Nxb.CTQG H.2021

2.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 118

3.

GS, TS. TÔ LÂM: Một số vấn đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. CTQG, H.2011

5.


Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG, H, 2011, tr.88

6.

Phan Hòa Hiệp, Quốc Hội Việt Nam qua các bản Hiến pháp 2021

22



×