Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay– Liên hệ trách nhiệm của sinh viên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.11 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------

TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Thực trạng công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay– Liên hệ trách nhiệm
của sinh viên Việt Nam

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤ

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................2
1. Những vấn đề cơ bản về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam...............................................................................................................2
1.1. Hệ thống khái niệm............................................................................2
1.2. Vị trí, vai trị của biển, đảo................................................................3
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo..........................................................................................5
2. Thực trạng công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.....................................................................7
2.1. Tích cực...............................................................................................7
2.2. Hạn chế...............................................................................................8
2.3. Giải pháp góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam..........................................................................................................10
3. Trách nhiệm của sinh viên Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo quốc gia...........................................................................12


KẾT LUẬN....................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15



1

MỞ ĐẦU
Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có mối quan hệ
mật thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Với đường bờ biển
dài 3260 km trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang),
biển Việt Nam được coi là cửa ngõ giao thương với các quốc gia trên thế giới,
chứa đựng những tiềm năng kinh tế rất lớn, đồng thời đóng vai trị quan trọng
trong việc xây dựng nền tảng thế trận an ninh, quốc phịng. Vì vậy, công tác
xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia là một trong những nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải
dốc sức lực cho việc giữ vững thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng rất quan tâm đến vấn đề biển,
đảo của quốc gia. Điều này được thể hiện thông qua sự kiện Hội nghị cán bộ
cải cách miền biển (10/4/1956), Bác Hồ nêu rõ: “Đồng bằng là nhà, mà biển
là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được khơng? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ
nào trước? Nó vào ở cửa trước... Cho nên, một nhiệm vụ quan trọng của đồng
bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa
cho Tổ quốc”. Lời nói của Người đã chỉ ra tầm quan trọng của biển, đảo quốc
gia, đặt lên đôi vai thế hệ người Việt Nam sau này một trách nhiệm cao cả đó
là phải biết phát huy lợi thế, xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới có
nhiều sự biến chuyển, đặc biệt là tình hình Biển Đơng đang dậy sóng, ln có
những diễn biến khó lường và phức tạp xảy ra. Các thế lực thù địch vẫn đang
tiến hành phá hoại, cản trở, xâm lấn đối với chủ quyền biển, đảo bằng nhiều

âm mưu và thủ đoạn khác nhau. Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu trong giai đoạn căng thẳng hiện nay của Đảng và Nhà nước là giữ vững
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển
đảo- một phần máu thịt không thể tách rời Tổ quốc ta.


2

NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam
1.1. Hệ thống khái niệm
1.1.1. Khái niệm chủ quyền và chủ quyền quốc gia
Chủ quyền là quyền làm chủ một quốc gia về mọi mặt, tôn trọng chủ
quyền nước khác, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ. Nó được thể hiện trong
quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách tối cao, độc lập, toàn vẹn
trên mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của mình. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng về chính trị- pháp lý thiết
yếu của một quốc gia độc lập. Qua các phương diện kinh tế, chính trị, quân
sự, ngoại giao, mỗi quốc gia đều được thể hiện chủ quyền của mình.
1.1.2. Khái niệm biển, đảo và quần đảo
Biển là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất, nối liền với các đại
dương hay các hồ lớn chứa nước mặn mà khơng có thơng ra tự nhiên với đại
dương.
Đảo là một vùng đất được bao quanh hồn tồn bởi nước từ mọi phía xung
quanh nhưng nó không phải là một lục địa; khi thủy triều lên, vùng đất này
vẫn còn tồn tại trên mặt nước.
Quần đảo là tập hợp các đảo, kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nước
tiếp liền các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

1.1.3. Khái niệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia là việc thực hiện đồng
bộ các giải pháp trên những lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh… nhằm tạo lập và bảo đảm quyền làm chủ độc lập và đầy đủ
về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi lãnh thổ biển, đảo của
quốc gia.


3
1.2. Vị trí, vai trị của biển, đảo
Biển là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người, quốc gia nào
cũng muốn sở hữu, mở rộng diện tích để hướng ra biển lớn. Từ xa xưa, con
người đã biết khai thác biển để sinh sống nhưng còn thô sơ, manh mún. Trên
thực tế, từ thế kỷ XV, con người đã đi vòng quanh trái đất bằng đường biển để
phục vụ cho giao thông, buôn bán. Thế kỷ XVII, Vương quốc Anh xây dựng
hải quân mục đích là để xâm chiếm thuộc địa một cách dễ dàng hơn bằng
đường biển. Nửa đầu thế kỷ XX, điều kiện khoa học kĩ thuật chưa phát triển,
con người mới chỉ khai thác đơn thuần trên bề mặt biển là chính. Nhưng đến
nửa sau của thế kỷ XX cho tới thập niên đầu thế kỷ XXI, đây là dấu mốc mở
đầu cho thời kỳ mới: Thời kỳ tiến ra biển trong lịch sử khai thác biển. Các
nước dần có xu hướng vươn ra biển lớn, khai thác sâu hơn khối tài nguyên
khổng lồ đó. Biển có vai trị, ý nghĩa quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của nhân loại. Các quốc gia dù có hay khơng có biển thì cũng vẫn chú
trọng quan tâm đến đến biển, lí do là vì:
- Sự bùng nổ dân số và nhu cầu cuộc sống của con người ngày một cao,
cùng với sự khan hiếm lương thực, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu.
- Biển có nguồn tài ngun vơ cùng phong phú, đa dạng có thể đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
- Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, giúp con người hiểu biết đầy đủ
hơn về tiềm năng, lợi ích từ biển, tạo khả năng cho con người khai thác ở mọi

độ sâu và cả trong lịng đất của đáy biển.
Biển Đơng là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương. Biển Đơng được coi là con đường huyết mạch chiến
lược để giao thông thương mại và vận chuyển quân sự quốc tế. Trong 10
tuyến đường biển quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển
Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng. Việt Nam nằm bên bờ phía Tây của
Biển Đơng, là một biển lớn của Thái Bình Dương, được bao bọc bởi 10 quốc


4
gia và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia,
Philippines, Brunei, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan.).
Vùng biển quốc gia Việt Nam là một bộ phận quan trọng của Biển Đơng,
có diện tích khoảng trên 1 triệu km 2, bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đường bờ
biển Việt Nam có chiều dài 3.260 km, bắt đầu từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến
điểm kết thúc là Hà Tiên (Kiên Giang). Việt Nam là một quốc gia ven biển có
đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong Công ước
Liên Hợp Quốc về Luật biển. Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam
có thềm lục địa, các đảo và quần đảo bao xung quanh, được mở rộng về phía
Đơng và Đơng Nam. Vùng biển nước ta có trên 4.000 hịn đảo lớn nhỏ trong
đó vùng biển Đơng Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung bộ trên 40 đảo, còn lại
nằm ở vùng biển Nam Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Biển, đảo Việt Nam có vai trị rất quan trọng đối với sự
phát triển của Tổ quốc, điều này được minh chứng qua một số đặc điểm sau:
- Biển, đảo Việt Nam là “địa bàn màu mỡ” để thúc đẩy sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế đất nước. Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa
dầu khí, có nhiều tiềm năng khai thác về nguồn khống sản này. Đồng thời
kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như cơng nghiệp lọc hóa dầu,
giao thơng vận tải, thương mại trong quốc gia và khu vực. Biển Việt Nam có

tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần thúc đẩy
ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại
giá trị xuất khẩu to lớn cho đất nước. Bên cạnh đó, trên các đảo và quần đảo
lớn nhỏ có thể được dùng làm địa bàn trồng nhiều loại nông sản sạch, chăn
nuôi gia súc, gia cầm hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập nhất định.
- Vùng biển, đảo ven bờ nước ta có những tiềm năng “ngọc”, điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch.
Bờ biển dài có nhiều vũng, vịnh, hang động tự nhiên đặc sắc. Với những bãi


5
cát rộng, nước biển xanh thẳm, sóng nhẹ, thuận lợi cho hoạt động tắm biển,
vui chơi giải trí, thể thao dưới nước. Khu vực vùng đất ven biển, vùng biển và
hệ thống các đảo, nơi diễn ra du lịch biển đảo tập trung nhiều di sản thế giới ở
Việt Nam, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Vẻ hoang sơ, hấp dẫn riêng biệt của các đảo được tận dụng khai thác, phát
triển loại hình du ngoạn, thám hiểm, picnic, …
- Biển, đảo Việt Nam có vai trị quan trọng trong cơng tác xây dựng thế
trận quốc phòng- an ninh quốc gia. Ở nhiều nơi, những dãy núi lan ra sát biển,
tạo nên địa hình hiểm trở xen kẽ với những bờ biển bằng phẳng, thuận lợi cho
việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường hàng hải. Biển, đảo là
chiến trường rộng lớn được ta phòng thủ để giữ vững trật tự nền an ninh của
Tổ quốc. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là cơ sở
để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh
đảo. Trên các đảo được lập những căn cứ quân sự kiểm soát vùng biển, vùng
trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền qua lại, đảm bảo an ninh quốc
phòng, xây dựng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
biển, đảo
Để xây dựng nước Việt Nam thực sự trở thành quốc gia mạnh về biển, làm

giàu từ biển đồng thời tiếp tục nâng cao vị trí, tầm quan trọng của cơng tác
đảm bảo an ninh biển, đảo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh một số
quan điểm, chủ trương trong công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam trong tình hình mới như sau:
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là vấn đề nhạy cảm, trọng yếu, lâu
dài. Vì vậy, quan điểm chung trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là
“kiên quyết, kiên trì”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc
chiến lược, linh hoạt về sách lược”; kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


6
Chú trọng kiện toàn cơ quan, đội ngũ, cán bộ làm công tác thực thi pháp
luật trên biển. Huy động các nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho
việc xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, trong đó có lực lượng dự bị động
viên và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển.
Giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, chủ động tạo điều kiện thuận lợi
để xây dựng và phát triển đất nước. Giải quyết các tranh chấp liên quan đến
Biển Đơng bằng biện pháp hịa bình, khơng gây xung đột vũ trang. Giữ mối
quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng kiên quyết đấu tranh chống tham
vọng bành trướng của Trung Quốc (khơng chống Trung Quốc tồn diện).
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của
bạn bè quốc tế. Đây là quan điểm mang tính truyền thống của dân tộc ta.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phát triển từ nhận thức về bạn, thù trước
đây đến việc xác định đối tác, đối tượng hiện nay và nhấn mạnh, cần có cái
nhìn biện chứng trong sự tồn tại đan xen và chuyển hóa lẫn nhau giữa đối tác
và đối tượng.
Bảo tồn các giá trị, phát huy truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa biển
kết hợp với xây dựng xã hội đoàn kết, thân thiện với biển; bảo đảm quyền lợi
tham gia, thụ hưởng và trách nhiệm của mọi người dân đối với phát triển bền

vững kinh tế biển trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng, tn thủ Hiến pháp và pháp
luật Việt Nam.
Về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta là: Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi
đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đơng, trong đó có hai quần
đảo Hồng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở
pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh chung của các bên hữu
quan, Việt Nam sẵn sàng đàm phán hịa bình để giải quyết, trước mắt là đạt
tới sự thỏa thuận về “Bộ quy tắc ứng xử” trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp
lâu dài cho vấn đề Biển Đông.


7
Quán triệt và thực hiện tốt các phương châm:
4 Tránh: “Tránh xung đột quân sự, tránh cô lập về kinh tế, tránh cô lập về
ngoại giao, tránh lệ thuộc về chính trị”.
3 Khơng: “Khơng liên minh qn sự, khơng cho nước ngồi đặt căn cứ
qn sự tại Việt Nam, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
9K: “Kiên quyết, kiên trì, khơn khéo, khơng khiêu khích, kiềm chế, khơng
nổ súng trước, khơng mắc mưu khiêu khích, khơng để nước ngồi lấn chiếm
biển đảo, khơng để xảy ra xung đột”.
2. Thực trạng công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay
2.1. Tích cực
Trong giai đoạn mới hiện nay, sức mạnh tổng hợp, vị thế và quyền lực của
Việt Nam trên các vùng biển, đảo đã phát triển hơn trước. Xây dựng “thế trận
lịng dân”, thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân không
ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo
từng bước được xây dựng vững mạnh hơn, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt
bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải

quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển đã không ngại nguy
hiểm, ngày đêm đi tuần tra, giám sát, bảo vệ chủ quyền, đem lại bình yên
vùng biển, đảo, thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy để nhân dân an tâm vươn ra
biển khơi.
Q trình thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế biển đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo khu vực ven biển và hải
đảo của nước ta. Các địa phương đã tập trung đầu tư khai thác tiềm năng của
cảng biển, đẩy mạnh các loại hình dịch vụ du lịch biển đảo, tăng cường nuôi
trồng và chế biến thủy sản nhằm mục đích phát triển kinh tế biển, kết hợp
đánh bắt thủy hải sản xa bờ cùng với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh,


8
ứng phó biến đổi khí hậu.
Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, đến nay hệ thống phòng
thủ biển, đảo được củng cố; kế hoạch tác chiến bảo vệ vùng biển, đảo của các
cấp được bổ sung định kỳ, điều chỉnh hợp lý, xác thực với tình hình hiện nay.
Hoạt động tuyên truyền về biển, đảo, giáo dục quốc phịng và an ninh cho
nhân dân được nhanh chóng thực hiện, nhất là đối với ngư dân cùng các lực
lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo quốc gia.
Trước những tình huống phức tạp, gay gắt, những người lính canh biển
ln kiên định với quyết tâm “cịn người, cịn biển, đảo”, “một tấc không đi,
một li không rời”; thực hiện đầy đủ các biện pháp đối phó, các tiêu chí và
phương châm chỉ đạo; xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc
gia, an ninh, trật tự biển, đảo bằng sự mưu trí, quyết tâm, ngoan cường; tránh
những diễn biến mâu thuẫn, xung đột; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định
nhằm thúc đẩy đất nước phát triển, mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước
bạn.
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những điểm tích cực, thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ xây dựng và

bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay vẫn cịn
tồn tại những vấn đề hạn chế, khó khăn nhất định.
Nhìn theo chiều hướng khái quát, chúng ta cịn gặp khá nhiều khó khăn
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế biển. Nguyên nhân
do công nghệ, kỹ thuật khai thác kinh tế biển vẫn cịn ở mức thấp. Các cơng
trình kỹ thuật và dịch vụ xây dựng kết cấu hạ tầng biển, đảo còn tồn tại lỗ
hổng, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của nước ta. Một
số địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể, các khu công nghiệp, các dự án
ven biển, trên đảo, chưa chú trọng công tác xây dựng thế trận quốc phòng- an
ninh, hướng về vấn đề lợi ích là chủ yếu; các cơ sở công nghiệp biển, các khu


9
vực kinh doanh dịch vụ trên đảo mở tràn lan, không tuân thủ những quy định
chung, làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ trật tự an ninh vùng biển, đảo.
Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ
quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra
sức lợi dụng vấn đề biển, đảo nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Trong điều
kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng
được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương
tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xun, liên tục trên toàn bộ
vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất
các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo cịn những bất cập
nhất định.
Mơi trường biển tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu liên quan tới các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Ngày càng có nhiều chất thải không qua
xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển. Một số khu vực ven bờ
biển bị ô nhiễm dầu, chất thải sinh hoạt và du lịch dẫn đến hiện tượng thuỷ
triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng; hàm lượng kẽm ở các
khu vực đóng và sửa chữa tàu biển thường cao hơn. Đây là sức ép lớn lên mơi

trường và tài ngun biển nước ta.
Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường,
những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình biển Đơng. Cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển,
đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột,
mất ổn định. Sau vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981, cho đến nay, Trung
Quốc vẫn có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta; thậm chí,
xuất hiện một số động thái phi lý mới.
Những nhân tố gây mất ổn định, xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng biển,
đảo Việt Nam hiện đang diễn ra gay gắt; nguy cơ xung đột vũ trang, tranh
chấp trên biển, đảo và thềm lục địa của nước ta vẫn chưa được loại trừ.


10
Những hành động nguy hiểm như xây thêm các đảo nhân tạo, quân sự hóa các
đảo đã chiếm đóng trái phép của Việt Nam… đã và đang đe dọa trực tiếp đến
hịa bình, ổn định, an ninh, an tồn hàng hải ở biển Đơng.
Những hạn chế, khó khăn, thách thức đó địi hỏi tồn Đảng, tồn dân và
tồn qn ta cần phải giải quyết khẩn trương, triệt để trong thời gian tới bằng
các giải pháp đồng bộ, khoa học để biển, đảo Việt Nam mãi là không gian
sinh tồn, phát triển cho các thế hệ hiện tại và tương lai của Tổ quốc.
2.3. Giải pháp góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt
Nam
Những điểm tích cực và hạn chế nêu trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với sự nghiệp quốc phòng- an ninh, đặc biệt là công cuộc xây dựng và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Vì vậy, trong giai đoạn sắp tới, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều
giải pháp; trong đó, tập trung vào một số giải pháp chính như sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác xây
dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là vấn đề có tính tiên quyết, là điều

kiện bảo đảm cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo đạt được
hiệu quả. Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ huy, thực hiện
nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
Hai là, tiếp tục quán triệt quan điểm, Nghị quyết Đại hội Đảng XII, XIII,
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, nhất là việc xác định về đối tượng, đối tác; tiếp tục hoàn thiện hệ
thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật pháp luật chặt chẽ, phù hợp
với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, …
góp phần tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong công tác xây dựng
và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.


11
Ba là, xây dựng vững mạnh các lực lượng bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp
luật trên biển, chủ động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán,
lợi ích quốc gia của quốc gia. Củng cố khối đại đồn kết tồn dân tộc, tăng
cường lịng tin của nhân dân đối với các lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực
biển, đảo. Khi “ý Đảng” thuận với “lòng dân” sẽ tạo nên sức mạnh bất khả
chiến bại, phá tan âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
biển, đảo để chống phá nước ta. Thực hiện phương châm “lấy dân làm gốc”,
phát huy lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm, năng lực cống hiến hết mình
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Bốn là, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng, kiên định nguyên tắc
chiến lược. Chủ động đa phương hóa, đa dạng hóa, vừa hợp tác, vừa đấu
tranh, hình thành quan hệ hữu nghị khăng khít với các đối tác, nhất là các đối
tác chiến lược, các nước bạn bè láng giềng, các nước trong khối ASEAN và
các cường quốc trên thế giới. Kiên trì mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Năm là, triển khai công tác thông tin tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo

thiêng liêng của Tổ quốc theo sách lược của Đảng, Nhà nước về các khía cạnh
xoay quanh vấn đề biển, đảo. Đồng thời, có thể chủ động điều chỉnh linh hoạt,
hợp lý với diễn biến tình hình thực tế góp phần nâng cao ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo trong tình hình mới. Thơng tin một cách nhanh chóng, chính
xác, minh bạch nhằm định hướng các lực lượng, cán bộ và nhân dân về những
vấn đề liên quan đến xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhạy bén với
luận điệu xuyên tạc, tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận; kích động
biểu tình, gây rối trật tự, làm mất ổn định xã hội, giảm lòng tin của nhân dân
về đường lối đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tạo điều kiện các thế lực
phản động chống đối Đảng và Nhà nước
Sáu là, giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hịa bình dựa
trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nâng cao cảnh giác trước tham vọng độc chiếm


12
Biển Đông của Trung Quốc và âm mưu của Mỹ lơi kéo Việt Nam vào vịng
ảnh hưởng, trở thành con bài của Mỹ để chống lại Trung Quốc. Về xử lý
những mâu thuẫn trên Biển Đông hiện nay Việt Nam cần tiếp tục thực hiện
tốt: Chính sách 16 chữ (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai); tinh thần 4 Tốt (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt); phương châm 4 Giữ vững (giữ vững chủ quyền quốc gia; giữ
vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển; giữ vững quan hệ hữu nghị,
hợp tác Việt – Trung; giữ vững ổn định chính trị trong nước).
3. Trách nhiệm của sinh viên Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo quốc gia
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhiệm vụ của thanh niên khơng phải là
địi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho
Nước nhà?”. Cho dù ở thời đại nào, giai đoạn nào, đất nước cũng luôn cần sự
cống hiến của sức trẻ. Trước thực trạng diễn biến phức tạp về chủ quyền biển,
đảo của quốc gia, sinh viên Việt Nam cần thực hiện những trách nhiệm sau:

Thứ nhất, ra sức học tập, rèn luyện, bồi dưỡng về trình độ nhận thức, trau
dồi kinh nghiệm của bản thân, tăng cường học hỏi về mọi mặt. Thường xuyên
quan tâm, chú ý cập nhật những sự kiện, tình hình nóng hổi của đất nước.
Thứ hai, nhận thức được ý nghĩa thiêng liêng và cao quý về chủ quyền
biển, đảo của quốc gia. Mỗi sinh viên là một tuyên truyền viên phổ biến
những quy định pháp lý, những kiến thức đúng đắn về chủ quyền biển, đảo
trong phạm vi gia đình, trường học và cả ngồi xã hội.
Thứ ba, sinh viên cần giữ tư tưởng ổn định, vững vàng, khơng để các phần
tử phản động có ý đồ xấu lôi kéo hay dụ dỗ nghe theo các quan điểm sai lệch.
Lên án, phê phán gay gắt để tham gia đấu tranh, ngăn chặn các hành vi xâm
phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Thứ tư, thực hiện tốt những quy định về chương trình giáo dục kiến thức


13
quốc phịng- an ninh, hồn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong
thời gian học tập tại trường học. Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, nâng
cao thể lực để sẵn sàng trở thành lực lượng dự bị chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Thứ năm, hăng hái tham gia các hoạt động hướng về biển đảo do trường,
lớp hoặc các cơ quan bên ngoài xã hội tổ chức. Ví dụ như: hành trình “Tuổi
trẻ vì biển đảo quê hương”, cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”,
cuộc thi “Viết về biển, đảo quê hương”, …
Như vậy, thế hệ học sinh- sinh viên, những chủ nhân tương lai của đất
nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất nước sẽ làm nên những
trang sử vẻ vang cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh, văn minh
hơn.


14


KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, đời sống của bao thế hệ người dân Việt Nam đã gắn bó với biển,
đảo; gắn liền với những cánh buồm lộng gió; gắn liền với những con thuyền lênh
đênh sóng nước và âm thầm ghi dấu chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc lên những
“bãi cát vàng” lịch sử. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia là sự
nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước. Bên cạnh việc phát huy những tiềm năng tích cực, Đảng và Nhà nước cũng
cần khắc phục những hạn chế, thách thức đang tồn tại trong thực tiễn để từ đó đưa ra
chủ trương, giải pháp thiết yếu. Trong bối cảnh tình hình biển, đảo đang phức tạp như
hiện nay, mọi công dân Việt Nam, đặc biệt là các thế hệ sinh viên trẻ cần nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của chủ quyền biển, đảo đối với sự độc lập, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đồng thời, biết giữ gìn những truyền thống quý báu
của dân tộc- yếu tố tiên quyết đập tan mọi sự cản trở, chống phá của thế lực thù địch
và các tác động bên ngoài. Ra sức xây dựng một quốc gia Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với diện mạo mới, vị thế mới, sánh vai với các
cường quốc năm châu. Sự toàn vẹn mỗi tấc đất, mỗi dặm biển của Tổ quốc là nghĩa
vụ cao cả được Đảng và Nhà nước ưu tiên chỉ đạo thực hiện. Tranh chấp trên khu
vực Biển Đông không phải là một vấn đề quá xa lạ nhưng với diễn biến phức tạp,
mang tính thời sự quốc tế thì Biển Đơng đang gióng lên hồi chng cảnh báo, hối
thúc những hành động thích ứng, khẩn trương để hồn thành tốt cơng tác xây dựng
và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia. Chúng ta kiên trì thực hiện quan hệ hữu
nghị, các biện pháp công khai, minh bạch nhằm thể hiện cho dư luận và công chúng
thế giới hiểu rằng Việt Nam là một quốc gia u sự hịa bình. Nhưng một khi đứng
trước nguy cơ mất chủ quyền, nhân dân Việt Nam sẽ chung sức, đồng lịng làm mọi
cách để bảo vệ nó.


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018), Tài liệu học tập các văn kiện
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (dành cho
cán bộ, đảng viên ở cơ sở), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
Tr.72- 73.
2. Giáo trình “Giáo dục Quốc phịng- An ninh”, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
3. Quốc hội (2012), Luật Biển Việt Nam (Luật số 18/2012/QH13).



×