Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

một số công cụ công nghệ thông tin dùng trong thanh toán điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 149 trang )

-1-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ



HOÀNG PHƯƠNG BẮC





MỘT SỐ CÔNG CỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
DÙNG TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ







LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hà Nội - 2009
-2-



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung bản luận văn “Một số công cụ công
nghệ thông tin dùng trong thanh toán điện tử” là do tôi tự sưu tầm, tra cứu và
tìm hiểu theo tài liệu tham khảo và làm theo hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học .
Nội dung bản luận văn chưa từng được công bố hay xuất bản dưới bất kỳ
hình thức nào và cũng không được sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu
nào. Các nguồn lấy từ tài liệu tham khảo đều được chú thích rõ ràng, đúng quy
định.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, tháng 09 năm 2009
Người cam đoan




Hoàng Phương Bắc
-3-

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Trịnh Nhật Tiến, người thầy đã cho tôi những định hướng và ý kiến quý báu

trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin cùng các
thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã giảng dạy, truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học qua.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người
luôn kịp thời động viên, khích lệ giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để tôi có
thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của Thầy, cô và các bạn.
Hà Nội, Tháng 9 năm 2009
Học viên


Hoàng Phương Bắc











-4-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 9
DANH MỤC HÌNH VẼ 10
MỞ ĐẦU 12
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14
1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG TOÁN HỌC 14
1.1.1. Số nguyên tố và nguyên tố cùng nhau 14
1.1.2. Đồng dư thức 14
1.1.3. Không gian Z
n
và Z
n
*
15
1.1.4. Khái niệm phần tử nghịch đảo trong Z
n
15
1.1.5. Khái niệm nhóm, nhóm con, nhóm Cyclic 16
1.1.6. Bộ phần tử sinh 16
1.1.7 Bài toán đại diện 17
1.1.8. Hàm một phía và hàm một phía có cửa sập 17
1.1.9. Độ phức tạp tính toán 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN 19
1.2.1. Tại sao phải đảm bảo an toàn thông tin 19
1.2.2. Một số vấn đề rủi ro mất an toàn thông tin 20
1.2.2.1. Xâm phạm tính bí mật. 20
1.2.2.2. Xâm phạm tính toàn vẹn 21
1.2.2.3. Xâm phạm tính sẵn sàng 21
1.2.2.4. Giả mạo nguồn gốc giao dịch 22
1.2.2.5. Chối bỏ giao dịch 22

1.2.2.6. Các hiểm họa đối với hệ thống giao dịch 22
1.2.3. Chiến lược đảm bảo an toàn thông tin 25
1.3. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 27
1.3.1. Khái niệm Thương mại điện tử 27
1.3.2. Vấn đề thanh toán điện tử 27

-5-

1.4. CÔNG CỤ CNTT DÙNG TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 29
1.4.1 Hạ tầng cơ sở bảo đảm an toàn thông tin 29
1.4.1.1. Tường lửa 29
1.4.1.2. Mạng riêng ảo 29
1.4.1.3 Hạ tầng mật mã hóa công khai 30
1.4.2. Một số tiện ích dùng trong thanh toán điện tử 31
1.4.2.1. Thanh toán bằng các loại thẻ 31
1.4.2.2. Thanh toán bằng séc điện tử 31
1.4.2.3. Thanh toán bằng tiền điện tử 32
CHƯƠNG 2 HẠ TẦNG CƠ SỞ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN 33
2.1. HẠ TẦNG MẠNG MÁY TÍNH 33
2.1.1. Mạng Lan, Wan, Intranet, Extranet và Internet 33
2.1.1.1. Mạng cục bộ ( LAN) 33
2.1.1.2. Mạng diện rộng- WAN 35
2.1.1.3. Mạng Intranet, Extranet 35
2.1.1.4. Mạng Internet 36
2.1.2. Một số dịch vụ internet (internet services) 37
2.1.2.1. World Wide Web – WWW 37
2.1.2.2. Thư điện tử – Email 37
2.1.2.3. Truyền, tải tập tin – FTP 38
2.1.2.4. Tán gẫu – Chat 38
2.1.2.5. Làm việc từ xa – Telnet 38

2.1.2.6. Nhóm tin tức – Usenet, newsgroup 39
2.1.2.7. Dịch vụ danh mục (Directory Services) 39
2.1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet 39
2.1.3.1. Nhà cung cấp dich vụ ISP (Internet Service Provider) 39
2.1.3.2. Nhà cung cấp dịch vụ IAP (Internet Access Provider) 39
2.1.3.3. Nhà cung cấp dịch vụ ICP (Internet Content Provider) 40
2.1.3.4. Cấp phát tên miền (Internet Domain Name Provider) 40
2.1.3.5. Cho thuê máy chủ web - hosting (Server Space Provider) 40



-6-

2.2. HẠ TẦNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN 41
2.2.1 Tường lửa 41
2.2.2 Mạng riêng ảo 43
2.2.2.1. VPN truy nhập từ xa 43
2.2.2.2. VPN điểm tới điểm 45
2.2.3 Các giao thức đảm bảo an toàn truyền tin 48
2.2.3.1. Giao thức SSL 48
2.2.3.2. Giao thức SHTTP 48
2.2.3.3. Giao thức IPSec 49
2.2.3.4. Giao thức TCP/IP 49
2.2.3.5. Giao thức bảo mật SET 50
2.2.4. Công nghệ xây dựng PKI 51
2.2.4.1. Công nghệ OpenCA 51
2.2.4.2. Công nghệ SSL 52
2.2.4.3. Giao thức truyền tin an toàn tầng liên kết dữ liệu (Data Link) 55
2.2.4.4. Giao thức truyền tin an toàn tầng ứng dụng(Application). 56
2.2.4.5. Một số công nghệ bảo đảm an toàn thông tin trên thế giới 58

2.3. HẠ TẦNG MẬT MÃ KHÓA CÔNG KHAI (PKI) 59
2.3.1. Khái niệm về PKI 59
2.3.2. Hiện trạng sử dụng chứng chỉ số trên thế giới và ở Việt Nam 60
2.3.3. Các thành phần kỹ thuật cơ bản của PKI 62
2.3.3.1. Mã hóa 62
2.3.3.2. Chữ ký số 65
2.3.3.3. Chứng chỉ khóa công khai ( Chứng chỉ số) 75
2.3.4. Các đối tượng cơ bản của hệ thống PKI 80
2.3.4.1. Chủ thể và các đối tượng sử dụng 80
2.3.4.2. Đối tượng quản lý chứng chỉ số 81
2.3.4.3. Đối tượng quản lý đăng ký chứng chỉ số 82
2.3.5. Các hoạt động cơ bản trong hệ thống PKI 83
2.3.5.1. Mô hình tổng quát của hệ thống PKI 83
2.3.5.2. Thiết lập các chứng chỉ số 83
2.3.5.3. Khởi tạo các EE (End Entity) 83
2.3.5.4. Các hoạt động liên quan đến chứng chỉ số 84
2.3.6 Những vấn đề cơ bản trong xây dựng hệ thống CA 87
2.3.6.1. Các mô hình triển khai hệ thống CA 87
2.3.6.2. Những chức năng bắt buộc trong quản lý PKI 92


-7-

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TIỆN ÍCH DÙNG TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 95
3.1. THẺ THANH TOÁN 95
3.1.1. Giới thiệu về thẻ thông minh 95
3.1.1.1. Khái niệm thẻ thông minh 95
3.1.1.2. Phân loại thẻ thông minh 95
3.1.1.3. Các chuẩn trong thẻ thông minh 97
3.1.1.4. Phần cứng của thẻ thông minh 98

3.1.1.5. Hệ điều hành của thẻ thông minh 100
3.1.2. Các giao thức với thẻ thông minh 104
3.1.2.1. Giao thức truyền thông với thẻ thông minh 104
3.1.2.2 Giao thức xác thực với thẻ thông minh 110
3.1.3. Thẻ thanh toán 112
3.1.3.1. Luồng giao dịch trên ATM 112
3.1.3.2. Chu trình giao dịch trên POS 113
3.1.3.3. Quy trình thực hiện các giao dịch thẻ tín dụng: 117
3.2.TIỀN ĐIỆN TỬ 119
3.2.1. Giới thiệu về tiền điện tử 120
3.2.1.1. Khái niệm tiền điện tử 120
3.2.1.2. Cấu trúc tiền điện tử 120
3.2.1.3. Phân loại tiền điện tử 121
3.2.1.4. Tính chất của tiền điện tử 122
3.2.1.5. Các giao thức với tiền điện tử 124
3.2.2. Một số vấn đề đối với tiền điện tử 128
3.2.2.1. Vấn đề ẩn danh người dùng 128
3.2.2.2. Vấn đề giả mạo và tiêu một đồng tiền nhiều lần 128
3.2.3. Lược đồ CHAUM-FIAT-NAOR 129
3.2.3.1 Giao thức rút tiền 130
3.2.3.2 Giao thức thanh toán 131
3.2.3.3 Giao thức gửi 131
3.2.3.4. Đánh giá 131
3.2.3.5. Chi phí 132
3.2.3.6. Tấn công 132

-8-

3.2.4. Lược đồ BRAND 133
3.2.4.1. Khởi tạo tài khoản 133

3.2.4.2. Giao thức rút tiền 134
3.2.4.3. Giao thức thanh toán 135
3.2.4.4. Giao thức gửi 136
3.2.4.5. Đánh giá 136
3.2.5. Một số hệ thống tiền điện tử 137
3.2.5.1. Hệ thống FIRST VIRTUAL 137
3.2.5.2. Hệ thống tiền điện tử DIGICASH 139
3.5.2.3. Hệ thống MILLICENT 142
3.5.2.4. Hệ thống MONDEX 144
3.5.2.5. Hệ thống PAYWORD 145
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

-9-

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ARLs Authority Revocation Lists
ATTT An toàn thông tin
BIN Bank Identification Number
CA Certificate Authority
CRLs Certificate Revocation Lists
DES Data Encryption Standard
DNS Domain Name System
DSS Digital Signature Standard
EE End Entity
HTTPS Secure Hypertext Transaction Standard
IIN Issuer Identification Number
ISPs Internet Service Providers
NSPs Network Service Providers

POS Point of Sale
PIN Personal Identification Number
PKC Public Key Certificate
PKI Public Key Infrastructure
SET Secure Electronic Transaction
RA Registration Authorities
SSL Secure Socket Layer
TLS Transport Layer Security

TMĐT Thương mại điện tử
TTĐT Thanh toán điện tử






-10-

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Các lớp bảo vệ thông tin. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Hình 1.2 : Một hệ thống mạng riêng ảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 291
Hình 2.1 : Mạng cục bộ LAN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Hình 2.2 : Các topology mạng cục bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Hình 2.3: Mạng diện rộng (WAN) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
Hình 2.4 : Kiến trúc mạng Internet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Hình 2.5: Bức tường lửa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Hình 2.6 : Máy phục vụ uỷ quyền (Proxy server). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
Hình 2.7 : Mô hình VPN truy nhập từ xa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44

Hình 2.8 : Mô hình VPN cục bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
Hình 2.9: Mô hình VPN mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Hình 2.10: Vị trí SSL trong mô hình OSI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
Hình 2.11: Hệ mã hóa khóa đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Hình 2.12: Hệ mã hóa khóa công khai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
Hình 2.13: Chữ ký số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
Hình 2.14: Mô hình quá trình ký có sử dụng hàm băm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Hình 2.15: Quá trình kiểm thử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
Hình 2.16: Mô hình ký của loại chữ ký khôi phục thông điệp . . . . . . . . . . . . . .67
Hình 2.17: Sơ đồ chữ ký một lần của Schnorr . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
H ình 2.18: Sơ đồ chữ ký mù . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .73
Hình 2.19: Sơ đồ chữ ký mù dựa trên chữ ký RSA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
Hình 2.20: Các đối tượng và hoạt động cơ bản trong hệ thống PKI . . . . . . . . . 83
Hình 2.21: Kiến trúc CA phân cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .87
Hình 2.22: Kiến trúc CA mạng lưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .89
Hình 2.23: Kiến trúc CA danh sách tin cậy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .91
-11-

Hình 3.1: Các điểm tiếp xúc theo chuẩn ISO 7816-2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
Hình 3.2: Cấu trúc file trong thẻ thông minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
Hình 3.3: Cấu trúc file EF . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .102
Hình 3.4: Cấu trúc của APDU phản hồi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
Hình 3.5: Mã trả về của SW1, SW2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
Hình 3.6: Mã hoá bit trực tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .107
Hình 3.7: Đảo bit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .107
Hình 3.8: Lệnh ghi dữ liệu vào thẻ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
Hình 3.9: Lệnh đọc dữ liệu từ thẻ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
Hình 3.10: Cấu trúc của một khối truyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
Hình 3.11: Thẻ thông minh xác thực thực thể ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
Hình 3.12: Thực thể ngoài xác thực thẻ thông minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111

Hình 3.13: Luồng giao dịch trên ATM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
Hình 3.14: Quy trình cấp phép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 117
Hình 3.15: Quy trình giao dịch thẻ tín dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
Hình 3.16: Mô hình giao dịch của hệ thống tiền điện tử cùng ngân hàng . . . 124
Hình 3.17: Mô hình giao dịch của hệ thống tiền điện tử liên ngân hàng . . . 126









-12-

MỞ ĐẦU

Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã và đang làm
thay đổi một cách căn bản cách thức hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội,
trong đó có hoạt động thương mại. Khâu quan trọng nhất trong hoạt động TMĐT là
“thanh toán”, bởi vì mục tiêu cuối cùng của cuộc trao đổi thương mại là người mua
nhận được những cái gì cần mua và người bán nhận được số tiền thanh toán.
Vấn đề an toàn thông tin (ATTT) trong các giao dịch luôn là một yêu cầu cần
phải có đối với mọi hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử vì
các quy trình giao dịch được thực hiện qua Internet - một môi trường truyền thông
công cộng. Các thành tựu của ngành mật mã, đặc biệt là lý thuyết mật mã khoá công
khai đã cung cấp các giải pháp ATTT cho các hoạt động thương mại, tạo cơ sở cho
việc xây dựng các hệ thống thanh toán điện tử.
Cơ sở hạ tầng mã khoá công khai (PKI - Public Key Infrastructure) cùng các tiêu

chuẩn và công nghệ ứng dụng của nó có thể được coi là một giải pháp tổng hợp và độc
lập để giải quyết vấn đề ATTT. PKI bản chất là một hệ thống công nghệ vừa mang
tính tiêu chuẩn, vừa mang tính ứng dụng được sử dụng để khởi tạo, lưu trữ và quản lý
các chứng chỉ khóa công khai (Public Key Certificate) cũng như các khoá công khai
và khóa bí mật (khóa riêng).
Hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai PKI nói chung và
dịch vụ cung cấp chứng chỉ số nói riêng là vấn đề còn mang tính thời sự. Bằng việc sử
dụng chứng chỉ và chữ ký số, những ứng dụng cho phép PKI đưa ra nhiều đặc tính
đảm bảo an toàn thông tin cho người sử dụng đặc biệt là trong các giao dịch điện tử.
Mỗi mô hình thanh toán điện tử đại diện cho một phương thức thanh toán điện tử
khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, bằng các loại thẻ…Mỗi phương
thức thanh toán điện tử có các giao thức được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết
mật mã, đảm bảo cho các giao dịch thanh toán thực hiện an toàn và theo đúng quy
trình. Vì vậy, mỗi phương thức thanh toán đều phải có các giao thức rõ ràng, đảm bảo
an toàn cho việc giao dịch thông tin giữa các bên tham gia.
Luận văn thực hiện với mục đích nghiên cứu về hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn
thông tin, hạ tầng mật mã khóa công khai PKI (Các thành phần kỹ thuật của PKI, các
đối tượng và các hoạt động trong hệ thống PKI. . .), và một số công cụ dùng trong
thanh toán điện tử (thẻ thanh toán, giải pháp và công nghệ sử dụng tiền điện tử).
-13-

Nội dung chính của Luận văn gồm có:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản
Trong chương này sẽ trình bày một số khái niệm toán học, tổng quan về an toàn
thông tin, một số vấn đề rủi ro mất an toàn thông tin, các chiến lược đảm bảo an toàn
thông tin và tổng quan về thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
Chương 2: Hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn thông tin
Trong chương này trình bày tổng quan về hạ tầng mạng, hạ tầng đảm bảo an toàn
thông tin, các giao thức đảm bảo an toàn truyền tin và hạ tầng mã hoá khóa công khai
(PKI) (các thành phần kỹ thuật, các đối tượng, các hoạt động cơ bản, công nghệ và

giao thức của PKI)
Chương 3: Một số tiện ích dùng trong thanh toán điện tử
Trong chương này giới thiệu một số tiện ích dùng trong thanh toán điện tử: Thẻ
thanh toán (thẻ thông minh, thẻ tín dụng. . .), và một số hệ thống thanh toán bằng tiền
điện tử.












-14-

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG TOÁN HỌC
1.1.1. Số nguyên tố và nguyên tố cùng nhau
Số nguyên tố là số nguyên dương chỉ chia hết cho 1 và chính nó.
Ví dụ: 2, 3, 5,…
Các hệ mật mã thường dùng các số nguyên tố cỡ 512 bit hoặc lớn hơn.
Hai số nguyên dương m và n được gọi là nguyên tố cùng nhau, nếu ước số chung
lớn nhất của chúng bằng 1, ký hiệu gcd(m, n) = 1.
Ví dụ: 8 và 17 là hai số nguyên tố cùng nhau.
1.1.2. Đồng dư thức
1) Định nghĩa

Cho a và b là các số nguyên, khi đó a được gọi là đồng dư với b theo modulo n,
ký hiệu là a

b mod n nếu a, b chia cho n có cùng số dư. Số nguyên n được gọi là
modulo của đồng dư.
Ví dụ: 5  7 mod 2 vì: 5 mod 2 = 1 và 7 mod 2 = 1
2) Tính chất
Cho a, a
1
, b, b
1
, c

Z. Ta có các tính chất sau:
+ a

b mod n nếu và chỉ nếu a và b có cùng số dư khi chia cho n
+ Tính phản xạ: a

a mod n
+ Tính đối xứng: Nếu a

b mod n thì b

a mod n
+ Tính giao hoán: Nếu a

b mod n và b

c mod n thì a


c mod n
+ Nếu a

a
1
mod n, b

b
1
mod n thì a+b

a
1
+b
1
mod n và ab

a
1
b
1
mod n
3) Lớp tương đương
Lớp tương đương của một số nguyên a là tập hợp các số nguyên đồng dư với a
theo modulo n.
Cho n cố định đồng dư với n trong không gian Z vào các lớp tương đương. Nếu
a=qn +r, trong đó 0

r


n thì a

r mod n. Vì vậy mỗi số nguyên a là đồng dư theo
modulo n với duy nhất một số nguyên trong khoảng từ 0 đến n-1 và được gọi là thặng
dư nhỏ nhất của a theo modulo n. Cũng vì vậy, a và r cùng thuộc một lớp tương
đương. Do đó r có thể đơn giản được sử dụng để thể hiện lớp tương đương. [1]
-15-

1.1.3. Không gian Z
n
và Z
n
*

Không gian các số nguyên theo modulo n: Z
n
là tập hợp các số nguyên không âm
nhỏ hơn n. Tức là: Z
n
= {0, 1, 2,… n-1}. Tất cả các phép toán trong Z
n
đều được thực
hiện theo modulo n.
Ví dụ: Z
25
={0,1, 2, , 24}. Trong Z
25
: 12 + 20 = 7(mod 25)
Không gian Z

n
*
là tập hợp các số nguyên p thuộc Z
n
sao cho ước chung lớn nhất
của p và n là 1. Tức là, Z
n
*
= {p thuộc Z
n
| gcd(n, p) = 1}
Ví dụ: Z
2
= { 0,1 }; Z
*
2
= {1} vì gcd(1, 2)=1
1.1.4. Khái niệm phần tử nghịch đảo trong Z
n

1) Định nghĩa
Cho aZ
n
. Nghịch đảo nhân của a theo modulo n là một số nguyên xZ
n
sao cho
a*x1 (mod n). Nếu tồn tại thì đó là giá trị duy nhất và a gọi là khả đảo, nghịch đảo
của a ký hiệu là a
-1
.

2) Tính chất
+ Cho a,bZ
n
. Phép chia của a cho b theo modulo n là tích của a và b
-1
theo
modulo n, và chỉ được xác định khi b có nghịch đảo theo modulo n.
+ Giả sử d=gcd(a, n). Phương trình đồng dư ax  b (mod n) có nghiệm x nếu và
chỉ nếu d chia hết cho b, trong trường hợp các nghiệm d nằm trong khoảng 0 đến n-1
thì các nghiệm đồng dư theo modulo n/d. [1]
Ví dụ: 4
-1
= 7(mod 9) vì 4*7  1(mod 9).







-16-

1.1.5. Khái niệm nhóm, nhóm con, nhóm Cyclic
1) Nhóm
Nhóm là bộ các phần tử (G, *) thỏa mãn các tính chất sau:
+ Tính chất kết hợp: ( x * y ) * z = x * ( y * z )
+ Tính chất tồn tại phần tử trung gian e

G: e * x= x * e = x ,


x

G
+ Tính chất tồn tại phần tử nghịch đảo x’

G: x’ * x = x * x’ = e
2) Nhóm con
Nhóm con là bộ các phần tử ( S, * ) là nhóm thỏa mãn các tính chất sau:
1/ S

G, phần tử trung gian e

S
2/ x, y

S => x * y

S
3) Nhóm cylic
Nhóm Cyclic là nhóm mà mọi phần tử x của nó được sinh ra từ một phần tử đặc
biệt g

G. Phần tử này được gọi là phần tử nguyên thủy, tức là:
Với

x

G:

n


N mà g
n
= x.
Ví dụ: (Z
+
, *) là một nhóm cyclic có phần tử sinh là 1
1.1.6. Bộ phần tử sinh
{g
1
, …, g
k
} được gọi là bộ phần tử sinh nếu mỗi g
i
là một phần tử sinh và những
phần tử này khác nhau (g
i


g
j
nếu i

j).
Ví dụ: {3, 5} là bộ phần tử sinh của Z
7
*, bởi vì:
1 = 3
6
mod 7 = 5

6
mod 7 2 = 3
2
mod 7 = 5
4
mod 7
3 = 3
1
mod 7 = 5
5
mod 7 4 = 3
4
mod 7 = 5
2
mod 7
5 = 3
5
mod 7 = 5
1
mod 7 6 = 3
3
mod 7 = 5
3
mod 7
2 không phải là phần tử sinh của Z
7
*, bởi vì:
{2, 2
2
, 2

3
, 2
4
, 2
5
, 2
6
} = {1, 4, 1, 2, 4, 1}

{1, 2, 4}
Tuy nhiên {1, 2, 4} là tập con của {1, 2, 3, 4, 5, 6} = Z
7
*, dó đó số 2 được gọi là
“phần tử sinh của nhóm G(3)”, G(3) là nhóm có 3 thành phần {1, 2, 4}.
-17-

1.1.7 Bài toán đại diện
Gọi g là phần tử sinh của nhóm con G(q) thuộc Zn*. Bài toán logarit rời rạc liên
quan đến việc tìm số mũ a, sao cho:
a = log
g
h mod n (với h

G (q)).
Cho k

2, 1

a
i



q, i = 1… k.
Bài toán đại diện là: cho h thuộc G(q), tìm {a
1
, …, a
k
}, của bộ phần tử sinh
{g
1
, …, g
k
}, sao cho:
h = g
1
a
1

*
g
2
a
2

*

*
g
k
a

k
mod n.
{a
1
, …, a
k
} được gọi là đại diện (presentation).
Ví dụ: Cho tập Z
23
*, thì ta có thể tìm được:
Nhóm con G (11) = {1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 12, 13, 16, 18} với những phần tử sinh g
i

là: 2, 3, 4, 6, 8, 9, 12, 13, 16, 18.
{2, 3} là 2 phần tử sinh của nhóm con G (11) trong Z
23
*.
Bài toán đại diện là với h = 13

G (11), tìm {a1, a2} sao cho:
13 = 2
a1
* 3
a2
mod 23
Logarit hai vế, có a
1
*log(2) + a
2
*log(3) = log(13) mod 23.

Kết quả là: a
1
= 2 và a
2
=2, vì 22 * 32 = 4*9 = 36 = 13 mod 23.
Hay a
1
= 7 và a
2
= 11, vì 27 * 311 = 128*177147 = 13 mod 23.
1.1.8. Hàm một phía và hàm một phía có cửa sập
1) Hàm một phía
Một hàm một phía là hàm mà dễ dàng tính toán ra quan hệ một chiều, nhưng rất
khó để tính ngược lại. Ví như biết x thì có thể dễ dàng tính ra f(x), nhưng nếu biết f(x)
thì rất khó tính ra được x. Trong trường hợp này “khó” có nghĩa là để tính ra được kết
quả thì phải mất rất nhiều thời gian để tính toán.
Ví dụ:
Tính y = f(x) = α
x
mod p là dễ nhưng tính ngược lại x = log
α
y là bài toán “khó”
(bài toán logarit rời rạc)


-18-

2) Hàm một phía có cửa sập
F(x) được gọi là hàm một phía có cửa sập nếu tính xuôi y = f(x) thì dễ, nhưng
tính ngược x = f

-1
(y) thì khó, tuy nhiên nếu có “cửa sập” thì vấn đề tính ngược trở nên
dễ dàng. Cửa sập ở đây là một điều kiện nào đó giúp chúng ta dễ dàng tính ngược. [1]
Ví dụ:
y = f(x) =x
b
mod n tính xuôi thì dễ nhưng tính ngược x= y
a
mod n thì khó, vì phải
biết a với a * b

1 (mod(

(n)) trong đó

(n) = (p-1)(q-1)). Nhưng nếu biết cửa sập
p, q thì ta tính

(n) sau đó tính a trở nên dễ dàng.
1.1.9. Độ phức tạp tính toán
Độ phức tạp tính toán (về không gian hay thời gian) của một tiến trình tính toán
là số ô nhớ được dùng hay số các phép toán sơ cấp được thực hiện trong tiến trình tính
toán đó. Dữ liệu đầu vào đối với một thuật toán thường được biểu diễn qua các từ
trong một bảng ký tự nào đó. Độ dài của một từ là số ký tự trong từ đó.
Cho thuật toán A trên bảng ký tự Z ( tức là có các đầu vào là các từ trong Z). Độ
phức tạp tính toán của thuật toán A được hiểu như một hàm số f
a
(n) sao cho với mỗi số
n thì f
a

(n) là số ô nhớ, hay số phép toán sơ cấp tối đa mà A cần để thực hiện tiến trình
tính toán của mình trên các dữ liệu vào có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng n. Ta nói: thuật
toán A có độ phức tạp thời gian đa thức, nếu có một đa thức p(n) sao cho với mọi n đủ
lớn ta có: f
a
(n)

p(n), trong đó f
a
(n) là độ phức tạp tính toán theo thời gian của A.
Bài toán P được gọi là “giải được” nếu tồn tại thuật toán để giải nó, tức là thuật
toán làm việc có kết thúc trên mọi dữ liệu đầu vào của bài toán. Bài toán P được gọi là
“giải được trong thời gian đa thức” nếu có thuật toán giải nó với độ phức tạp thời gian
đa thức. [1]







-19-

1.2. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN
1.2.1. Tại sao phải đảm bảo an toàn thông tin
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng
các công nghệ mạng máy tính trở nên vô cùng phổ cập và cần thiết.
Công nghệ mạng máy tính đã mang lại những lợi ích to lớn. Sự xuất hiện mạng
Internet cho phép mọi người có thể truy cập, chia sẻ và khai thác thông tin một cách dễ
dàng và hiệu quả. Việc ứng dụng các mạng cục bộ trong các tổ chức, công ty hay trong

quốc gia là rất phong phú. Các hệ thống chuyển tiền của các ngân hàng hàng ngày có
thể chuyển hàng tỷ đôla qua hệ thống của mình. Các thông tin về kinh tế, chính trị,
khoa học xã hội được trao đổi rộng rãi. Nhất là trong quân sự và kinh tế, bí mật là yếu
tố vô cùng quan trọng, do vậy các thông tin về quân sự và kinh tế được xem như là các
thông tin tuyệt mật và cần được bảo vệ cẩn thận. Đó cũng là một quá trình tiến triển
hợp logic, một yêu cầu thực tế tất yếu đặt ra cần phải được giải quyết. Những thông tin
này khi bị lộ có thể làm thay đổi cục diện của một cuộc chiến tranh hay làm phá sản
nhiều công ty và làm xáo động thị trường.
Internet không chỉ cho phép truy cập vào nhiều nơi trên thế giới mà còn cho phép
nhiều người không mời mà tự ghé thăm máy tính của chúng ta. Internet có những kỹ
thuật tuyệt vời cho phép mọi người truy nhập, khai thác, chia sẻ thông tin. Nhưng nó
cũng là nguy cơ chính dẫn đến thông tin bị hư hỏng hoặc bị phá hủy hoàn toàn, là đối
tượng cho nhiều người tấn công với các mục đích khác nhau. Đôi khi cũng chỉ đơn
giản là thử tài hay đùa bỡn với người khác. Nguy hiểm hơn là các thông tin quan trọng
có liên quan đến an ninh của một quốc gia, bí mật kinh doanh của một tổ chức kinh tế
hay các thông tin về tài chính, lại thường là mục tiêu nhằm vào của các tổ chức tình
báo nước ngoài hoặc của kẻ cắp nói chung. Thử tưởng tượng nếu có kẻ xâm nhập được
vào hệ thống chuyển tiền của các ngân hàng, thì ngân hàng đó sẽ chịu những thiệt hại
to lớn như mất tiền và có thể dẫn tới phá sản. Đó là chưa tính đến mức độ nguy hại,
một hậu quả không thể lường trước được khi hệ thống an ninh quốc gia bị đe dọa.
Để hình dung được mức độ nguy hại mà kẻ tấn công gây ra như thế nào, chúng ta
thử tìm hiểu những con số mà đội cấp cứu máy tính CERT (Computer Emegency
Response Team) đã cung cấp cho chúng ta như sau: số lượng các vụ tấn công trên
Internet được thông báo cho tổ chức này là ít hơn 200 vào năm 1989, khoảng 400 vào
năm 1991, 1400 vào năm 1993, và 2241 vào năm 1994. [1]
-20-

Các vụ tấn công này có quy mô khổng lồ, có tới 100.000 máy tính có mặt trên
Internet, của các công ty lớn như AT&T, IBM; của các trường đại học, các cơ quan
nhà nước, các tổ chức quân sự, nhà băng,… bị tấn công. Không chỉ số lượng các cuộc

tấn công tăng lên nhanh chóng, mà các phương pháp tấn công cũng liên tục được hoàn
thiện. Như vậy, khi phải đối mặt với những khó khăn đó chúng ta phải giải quyết ra
làm sao?
Chính vì vậy vấn đề an toàn thông tin trở thành yêu cầu chung của mọi hoạt động
kinh tế xã hội và giao tiếp của con người, và là vấn đề cấp bách cần được cọi trọng và
quan tâm đặc biệt.
1.2.2. Một số vấn đề rủi ro mất an toàn thông tin.
1.2.2.1. Xâm phạm tính bí mật.
Các hệ thống TMĐT lưu giữ dữ liệu của người dùng và lấy lại các thông tin về
sản phẩm từ các CSDL kết nối với máy chủ Web. Ngoài các thông tin về sản phẩm,
các CSDL có thể chứa các thông tin có giá trị và mang tính riêng tư.
Khi giao dịch qua internet, thông tin giao dịch được truyền đi trên mạng, những
thông tin này rất có thể bị nghe nén, hay bị dò rỉ, bị đánh cắp trên đường truyền làm lộ
tính bí mật của cuộc giao dịch. Trong một cuộc giao dịch điện tử nói việc đảm bảo tính
bí mật luôn phải đặt lên hàng đầu.Bằng không, doanh nghiệp có thể gặp những nguy
cơ như nghe trộm, giả mạo, mạo danh hay chối cãi nguồn gốc
Khi những thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng,
thông tin giao dịch… bị lấy cắp trên đường truyền gây ra những thiệt hại không nhỏ
với cả hai bên giao dịch. Một phần mềm đặc biệt, được gọi là trình đánh hơi (sniffer)
đưa ra cách móc nối vào Internet và ghi lại thông tin qua các máy tính đặc biệt (thiết bị
định tuyến - router) trên đường đi từ nguồn tới đích. Chương trình sniffer gần giống
với việc móc nối vào đường dây điện thoại để nghe thông tin cuộc đàm thoại. Chương
trình sniffer có thể đọc thông báo thư tín điện tử cũng như các thông tin TMĐT.

Tình trạng lấy cắp số thẻ tín dụng là một vấn đề quá rõ ràng, nhưng các thông tin
thỏa thuận hợp đồng, hoặc các trang dữ liệu được phát hành gửi đi cho các chi nhánh
của hãng có thể bị chặn xem một cách dễ dàng. Thông thường các thông tin bí mật của
hãng, các thông tin trong cuộc giao kết hợp đồng còn có giá trị hơn nhiều so với một
số thẻ tín dụng, các thông tin bị lấy cắp của hãng có thể trị giá đến hàng triệu đô la.
-21-


1.2.2.2. Xâm phạm tính toàn vẹn
Mối hiểm họa đối với tính toàn vẹn tồn tại khi một thành viên trái phép có thể
sửa đổi các thông tin trong một thông báo. Các giao dịch ngân hàng không được bảo
vệ, ví dụ tổng số tiền gửi được chuyển đi trên internet, là chủ thể của xâm phạm tính
toàn vẹn. Tất nhiên, tính xâm phạm toàn vẹn bao hàm cả xâm phạm tính bí mật. Bởi vì
một đối tượng xâm phạm (sửa đổi thông tin trái phép) có thể đọc và làm sáng tỏ thông
tin. Không giống hiểm họa với tính bí mật. Các hiểm họa tới tính toàn vẹn gây ra sự
thay đổi trong các hoạt động của một cá nhân hoặc một công ty, do nội dung cuộc
truyền thông bị thay đổi
Phá hoại điều khiển (Cyber vandalism) là một ví dụ về xâm phạm tính toàn vẹn.
Cyber vandalism phá (xóa bỏ để không đọc được) một trang web đang tồn tại.
Cyber Vandalism xảy ra bất cứ khi nào, khi các cá nhân thay đổi định kỳ nội dung
trang web của họ.
Tấn công toàn vẹn chính và việc sửa đổi một yêu cầu và gửi nó tới máy chủ của
một công ty thực. Máy chủ thương mại không biết được tấn công này, nó chỉ kiểm tra
số thẻ tin dụng của khách hàng và tiếp tục thực hiện yêu cầu.
1.2.2.3. Xâm phạm tính sẵn sàng
Mục đích của xâm phạm tính sẵn sàng là phá vỡ quá trình xử lý thông thường
của máy tính hoặc chối bỏ toàn bộ quá trình xử lý.
Xâm phạm tính sẵn sàng là tấn công từ chối giao dịch. Khi khách hàng, đối tác
thấy các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, nhà cung cấp…thỏa mãn các yêu cầu
về sản phẩm của họ, họ muốn thỏa thuận giao kết hợp đồng với nhà cung cấp. Một kết
nối giao dịch đến nhà cung cấp được thiết lập. Tấn công từ chối giao dịch sẽ ngăn cản
làm chậm thậm chí từ chối sự kết nối giao dịch này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thương mại của doanh nghiệp, gây tổn thất doanh thu, thậm chí gây mất
lòng tin của khách hàng- yếu tố được chú trọng hàng đầu của doanh nghiệp.





-22-

1.2.2.4. Giả mạo nguồn gốc giao dịch
Giao dịch trên mạng là loại hình giao dịch không biên giới, có tính chất toàn cầu.
Các bên giao dịch không gặp nhau, thậm chí không hề quen biết nhau, và đây cũng
chính là cơ hội để cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mục đích của mình. Vì vậy, việc
kiểm tra tính đúng đắn của thông tin trong giao dịch cần phải được thực hiện thường
xuyên để phòng tránh những rủi ro như thông tin gây nhiễu, giả mạo hay lừa đảo.
Mặc dù đã dùng những biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao dịch,
song khi nhận được các thông tin người dùng vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn, xác
thực của thông tin.
1.2.2.5. Chối bỏ giao dịch
Chối bỏ giao dịch được được định nghĩa là sự không thừa nhận của một trong các
thực thể tham gia truyền thông, anh ta không tham gia tất cả hoặc một phần cuộc
truyền thông … Khác với giao dịch thông thường khi đối tác hai bên biết mặt nhau, thì
trong giao dịch điện tử được thực hiện trong môi trường Internet … Các bên tham gia
giao dịch điện tử ở cách xa nhau về địa lý, thậm chí họ có thể không biết mặt nhau thì
vấn đề chối bỏ giao dịch có thể xảy ra rất cao và luật pháp cho chúng chưa nhiều, gây
ra những thiệt hại to lớn cho bên tham giao dịch.
1.2.2.6. Các hiểm họa đối với hệ thống giao dịch
1) Hiểm họa với máy chủ
Máy chủ là liên kết thứ 3 trong bộ ba máy khách - Internet - máy chủ (Client -
Internet-Server), bao gồm đường dẫn TMĐT giữa một người dùng và một máy chủ
thương mại. Máy chủ có những điểm yếu dễ bị tấn công và một đối tượng nào đó có
thể lợi dụng những điểm yếu này để phá huỷ, hoặc thu được các thông tin một cách
trái phép. Hiểm hoạ đối với máy chủ bao gồm máy chủ Web, máy chủ CSDL và các
phần mềm của chúng, các chương trình phụ trợ bất kỳ có chứa dữ liệu, các chương
trình tiện ích được cài đặt trong máy chủ.
Hiểm họa với máy chủ CSDL:

Các hệ thống TMĐT lưu giữ dữ liệu của người dùng và lấy lại các thông tin về
sản phẩm từ các CSDL kết nối với máy chủ Web. Ngoài các thông tin về sản phẩm,
các CSDL có thể chứa các thông tin có giá trị và mang tính riêng tư. Tính bí mật luôn
sẵn sàng trong các CSDL, thông qua các đặc quyền được thiết lập trong CSDL.
-23-

Tuy nhiên, một số CSDL lưu giữ mật khẩu/tên người dùng một cách không an
toàn, hoặc dựa vào máy chủ Web để có an toàn. Khi an toàn bị vi phạm, CSDL bị
dùng bất hợp pháp, làm lộ hoặc tải về các thông tin mang tính cá nhân và quý giá. Các
chương trình con ngựa thành Tơroa nằm ẩn trong hệ thống CSDL cũng có thể làm lộ
các thông tin bằng việc giáng cấp các thông tin này (có nghĩa là chuyển các thông tin
nhạy cảm sang một vùng ít được bảo vệ của CSDL, do đó bất cứ ai cũng có thể xem
xét các thông tin này). Khi các thông tin bị giáng cấp, tất cả những người dùng, không
ngoại trừ những đối tượng xâm nhập trái phép cũng có thể truy nhập.
Hiểm họa với máy chủ web:
Các máy chủ Web được thiết lập chạy ở các mức đặc quyền khác nhau. Mức
thẩm quyền cao nhất có độ mềm dẻo cao nhất, cho phép các chương trình thực hiện tất
cả các chỉ lệnh của máy và không giới hạn truy nhập vào tất cả các phần của hệ thống,
không ngoại trừ các vùng nhạy cảm và phải có thẩm quyền. Việc thiết lập một máy
chủ Web chạy ở mức thẩm quyền cao có thể gây hiểm hoạ về an toàn đối với máy chủ
Web. Trong hầu hết thời gian, máy chủ Web cung cấp các dịch vụ thông thường và
thực hiện các nhiệm vụ với một mức thẩm quyền rất thấp. Nếu một máy chủ Web chạy
ở mức thẩm quyền cao, một đối tượng xấu có thể lợi dụng một máy chủ Web để thực
hiện các lệnh trong chế độ thẩm quyền.
Một trong các file nhạy cảm nhất trên máy chủ Web chứa mật khẩu và tên người
dùng của máy chủ Web. Nếu file này bị tổn thương, bất kỳ ai cũng có thể thâm nhập
vào các vùng thẩm quyền, bằng cách giả mạo một người nào đó. Do đó, có thể giả
danh để lấy được các mật khẩu và tên người dùng nên các thông tin liên quan đến
người dùng không còn bí mật nữa.
2) Hiểm họa với máy khách

Cho đến khi được biểu diễn trên web, các trang web chủ yếu được biểu diễn dưới
trạng thái tĩnh. Thông qua ngôn ngữ biểu diễn siêu văn bản HTML, các trang tĩnh cũng
ở dạng động một phần chứ không đơn thuần chỉ hiển thị nội dung và cung cấp liên kết
các trang web với thông tin bổ sung. Việc dùng những nội dung động (active content)
mang lại sự sống động cho web tĩnh nhưng đã gây ra một số rủi ro cho trong TMĐT.
Gây ra những hiểm họa với máy khách. Active content được dùng trong TMĐT để đặt
các khoản mục mà chúng ta muốn mua trong giỏ mua hàng và tính toán tổng số hóa
đơn, bao gồm thuế bán hàng, các chi phí vận chuyển và chi phí xử lý.

-24-

Các nhà phát triển nắm lấy active content vì nó tận dụng tối đa chức năng của
HTML và bổ sung thêm sự sống cho các trang web, làm cho trang web có tương tác
với người dùng cao hơn. Nó cũng giảm bớt gánh nặng cho các máy chủ khi phải xử lý
nhiều dữ liệu. Gánh nặng này được chuyển bớt sang cho máy khách nhàn dỗi của
người dùng.
Active content cho các trang Web khả năng thực hiện các hoạt động trong suốt
hoàn toàn đối với bất kỳ người nào xem duyệt trang Web chứa chúng. Bất kỳ ai cố tình
gây hại cho một máy khách đều có thể nhúng một active content gây hại vào các trang
Web. Kỹ thuật lan truyền này được gọi là con ngựa thành Tơroa.
Các cookie được dùng để nhớ các thông tin yêu cầu của khách hàng, hoặc tên
người dùng và mật khẩu. Nhiều active content gây hại có thể lan truyền thông qua các
cookie, chúng có thể phát hiện được nội dung của các file phía máy khách, hoặc thậm
chí có thể huỷ bỏ các file được lưu giữ trong các máy khách. Trên máy tính cá nhân có
lưu một số lượng lớn các cookie giống như trên Internet và một số các cookie có thể
chứa các thông tin nhạy cảm và mang tính chất cá nhân.
Như vậy, các hiểm hoạ đối với máy khách khi khai thác thông tin qua Internet là
lớn và rất khó nhận diện.
3) Các hiểm họa đối với kênh truyền thông
Internet đóng vai trò kết nối một khách hàng với một tài nguyên TMĐT (máy

tính dịch vụ thương mại). Chúng ta đã xem xét các hiểm hoạ đối với các máy khách,
máy chủ, các tài nguyên tiếp theo chính là kênh truyền thông, các kênh này được dùng
để kết nối các máy khách và máy chủ.
Các thông báo trên Internet được gửi đi theo một đường dẫn ngẫu nhiên, từ nút
nguồn tới nút đích. Các thông báo đi qua một số máy tính trung gian trên mạng trước
khi tới đích cuối cùng và mỗi lần đi chúng có thể đi theo những tuyến đường khác
nhau. Không có gì đảm bảo rằng tất cả các máy tính mà thông báo đi qua trên Internet
đều an toàn. Những đối tượng trung gian có thể đọc các thông báo, sửa đổi, hoặc thậm
chí có thể loại bỏ hoàn toàn các thông báo của chúng ta ra khỏi Internet. Do vậy, các
thông báo được gửi đi trên mạng là đối tượng có khả năng bị xâm phạm đến tính bí
mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng. [3]
-25-

1.2.3. Chiến lược đảm bảo an toàn thông tin
Giới hạn quyền: Đây là nguyên tắc cơ bản trong an toàn nói chung. Đối với mỗi
người dùng hệ thống chỉ được truy nhập vào một số tài nguyên hệ thống nhất định, đủ
để dùng cho công việc của mình. Phòng thủ theo chiều sâu: phân ra thành nhiểu lớp
bảo vệ. Dưới đây là hình vẽ tượng trưng cho lớp bảo vệ đó.

Hình 1.1: Các lớp bảo vệ thông tin
Thông tin nằm ở tầng trong cùng, trên nó là sự giới hạn quyền truy nhập, tiếp
theo là giới hạn đăng nhập và mật khẩu, tiếp theo là mã hóa thông tin, tiếp theo là bảo
vệ vât lý (khóa cửa phòng máy tính, khóa bàn phím, ổ ghi…), ngoài cùng là tường lửa.
Các phương pháp bảo đảm an toàn thông tin:
1) Kiểm soát truy nhập thông tin. Bao gồm:
+ Kiểm soát, ngăn chặn các thông tin vào ra hệ thống máy tính
+ Kiểm soát, cấp quyền sử dụng các thông tin trong hệ thống máy tính
+ Kiểm soát, tìm diệt Vius vào ra hệ thống máy tính
Công cụ, kỹ thuật sử dụng để kiểm soát truy nhập là: Mật khẩu, tường lửa, mạng riêng
ảo, nhận dạng, xác thực thực thể, cấp quyền hạn.

2) Bảo mật thông tin.
Nhằm đảm bảo thông tin không bị lộ đối với người không được phép.
Công cụ, kỹ thuật sử dụng để bảo mật thông tin là: Mã hóa ( Thay đổi hình dạng dữ
liệu gốc, người khác khó nhận ra), giấu tin (cất giấu dữ liệu này trong môi trường dữ
liệu khác).
3) Bảo toàn thông tin
Nhằm ngăn chặn, hạn chế việc bổ sung, loại bỏ và sửa dữ liệu không được phép.
Công cụ, kỹ thuật sử dụng để bảo toàn thông tin là: Mã hóa, giấu tin, hàm băm, ký số,
thủy ký.

Thông tin



Mã hóa
dữ liệu



Bảo vệ bằng
phương pháp
vật lí


Password
đăng
nhập


Quyền

truy nhập



×