Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.45 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

ĐỖ VĂN TRỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2020

1.1.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

ĐỖ VĂN TRỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN MẠNH TY
Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn
Đỗ Văn Trụ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn
La” là kết quả của quá trình rèn luyện và học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Để đạt được kết quả này, tôi xin chân thành
cảm ơn đến:
Quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quý Thầy, Cô
giáo khoa Khoa học Quản lý đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
q trình rèn luyện, học tập tại trường. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến TS. Nguyễn Mạnh Ty, người hướng dẫn khoa học, đã dành thời gian quý báu để
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp, các bạn học viên K27 đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn “Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước của
chính quyền tỉnh Sơn La”.
Tác giả luận văn
Đỗ Văn Trụ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. 4


MỤC LỤC.................................................................................................................................................. 4
Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản,
điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt.................................iv
Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo
nước dưới đất và cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm
quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công
bố danh mục hồ, ao, đầm phá khơng được san lấp................................................................................iv
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự
cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước,
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán,
thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước................................................................................iv
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước...........................................................iv
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; báo cáo
Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa
bàn...........................................................................................................................................................iv
Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước....................................iv
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.....................iv
1.2.4.2. Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra
cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt...................16
1.2.4.3. Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung
nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm
quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; công
bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp..............................................................................17
1.2.4.4. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải

quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn
nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp
hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước................................................................18
1.2.4.5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.............................................20
1.2.4.7. Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp;
báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai
thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
trên địa bàn............................................................................................................................................21
1.2.4.8. Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước......................22
1.2.4.9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước......23


DANH MỤC BẢNG, HÌNH. HỘP
BẢNG:
Bảng 3.1:Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến
năm 2020.............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2:Lưu lượng trung bình nhiều năm trên các tiểu vùng quy hoạch đến
năm 2030.............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Lưu lượng và tổng lượng nước đến theo các tiểu vùng quy hoạch tỉnh
Sơn La..................................................Error: Reference source not found
HÌNH:
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Error: Reference source not found
HỘP:
Hộp 2.1: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung ban hành theo thẩm quyền và tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước giai đoạn
2012 đến nay........................................Error: Reference source not found
Hộp 2.2: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung lập, phê duyệt, công bố và tổ chức
thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa,
phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt
..............................................................Error: Reference source not found

Hộp 2.3: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung khoanh định, công bố vùng cấm, vùng
hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và
cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm
quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khống
sản khác trên sơng; cơng bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp
..............................................................Error: Reference source not found
Hộp 2.4: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ơ
nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm
nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ
nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm
nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô
nhiễm nguồn nước.................................Error: Reference source not found


Hộp 2.5: Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về tài nguyên nước................Error: Reference source not found
Hộp 2.6: Đánh giá thực trạng thực hiện cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi
giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai
thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký khai
thác, sử dụng tài nguyên nước..............Error: Reference source not found
Hộp 2.7: Đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài
nguyên nước theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết
quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra trên địa bàn.............Error: Reference source not found
Hộp 2.8: Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ
thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước. . .Error: Reference source not found
Hộp 2.9: Đánh giá thực trạng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử
lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước........Error: Reference source not
found



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

ĐỖ VĂN TRỤ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2020


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa hình rất
phức tạp, bị chia cắt mạnh và độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sơng
Đà, sơng Mã, có nhiều suối, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lịng
chảo. Trong những năm qua, cơng tác quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Sơn La
đã nghiêm túc tổ chức thực thi các quy định pháp luật về tài nguyên nước và ban
hành cụ thể hóa các quy định quản lý tài nguyên nước theo thẩm quyền vào điều kiện
cụ thể của Sơn La, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên nước vẫn còn hạn chế, tồn tại về mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát
hợp và hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, cơ sở dữ
liệu về tài nguyên nước còn tản mạn thiếu tính cập nhật, chưa xây dựng được hệ
thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông; lượng nước mùa kiệt trên các sơng, suối có
xu hướng giảm gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành,
mùa cạn thì cạn kiệt hơn, mùa lũ thì lũ lụt, lũ ống, lũ quét át liệt hơn; nhiều nguồn
nước đã bị ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân…
Trước tình hình đó, để từng bước thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên
nước có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi chúng ta phải nắm
vững các quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đánh giá được thực trạng
quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương tỉnh Sơn La. Từ
đó, đề ra phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp,
hiệu quả, bền vững là rất cần thiết.
Đề tài “ Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn
La” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết phục vụ
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên
nước của chính quyền tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của UBND tỉnh và
các sở, ngành, đơn vị có liên quan.


ii
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La.
+ Phạm vi thời gian: Các phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài
nguyên nước tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020; số liệu sơ cấp thu thập trong giai
đoạn tháng 3 đến tháng 6 năm 2020; đề xuất phương hướng nhiệm vụ, giải pháp cho

giai đoạn đến năm 2025.
+ Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà
nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ theo khoản
1 Điều 71 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về
tài nguyên nước của chính quyền tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của
chính quyền tỉnh Sơn La
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài
nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH
Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên nước
Khoản 1 và khoản 2, Điều 2 Luật tài nguyên nước Việt Nam (năm 2012) quy
định “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguồn
nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao
gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất,
mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác”.
Nước là một yếu tố không thể thay thế trong ăn, uống, sinh hoạt của con
người. Mặc dù mỗi người chỉ cần vài lít nước mỗi ngày để duy trì sự sống, để có thể


iii

tránh khỏi các bệnh có liên quan đến nước, nhưng lượng nước cần thiết để bảo đảm
vệ sinh cá nhân, nâng cao mức sống con người thì ngày càng tăng lên và là một chỉ
tiêu của mức sống, biểu hiện mức độ văn minh của cuộc sống.
Mặt trái của nước chính là những tác hại do nước có thể gây ra. Nước không
được bảo vệ, xử lý hợp vệ sinh sẽ trở thành nguồn truyền dẫn lây lan của bệnh dịch
đối với con người, truyền dẫn nước thải công nghiệp gây thiệt hại to lớn đối với sản
xuất nông nghiệp, thủy sản. Nhiều nước sinh ra lũ lụt, ít nước q gây ra khơ hạn,
nhiễm mặn, sa mạc hóa.
Phân loại tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1,
Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012).
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo trong sông, suối, kênh,
rạch, hồ, ao, đầm, phá. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và
chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Tổng lượng nước tại
một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước
theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát
điện nhưng trong mùa mưa thì khơng cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa
hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời
gian ngắn. Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp
nhân tạo từ các nguồn khác, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm của quản lý nhà nước về tài nguyên
nước của chính quyền cấp tỉnh
Khái niệm “quản lý” dựa trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau sẽ được định
nghĩa khác nhau, tại luận văn này tác giả tiếp cận một số khái niệm về “quản lý” từ
một số tài liệu: Theo giáo trình Khoa học quản lý tập 1, Khoa học quản lý, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2004 thì “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến
động của mơi trường” (Giáo trình khoa học quản lý tập 1, 2004, trang 11). Theo Giáo

trình Quản lý học, Khoa khoa học quản lý, Trường đại học Kinh tế quốc dân xuất bản
năm 2016: “ Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn


iv
lực, hoạt động của hệ thống xã hội nhắm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và
hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường ln biến động ” (Giáo trình
Quản lý học, 2016, trang 37).
Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Phân cấp quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên nước
Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên nước
Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế
hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị
ô nhiễm, cạn kiệt
Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới
đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và cơng bố dịng chảy tối thiểu,
ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời
cấm khai thác cát, sỏi và các khống sản khác trên sơng; cơng bố danh mục hồ, ao,
đầm phá không được san lấp
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ơ nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô
nhiễm nguồn nước
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và
cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng
dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước
theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài
nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn
Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài
nguyên nước.


v
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính
quyền tỉnh: Các yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh; Các yếu tố khách quan
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của một số địa phương
và bài học cho tỉnh Sơn La: Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng; Kinh nghiệm tỉnh
Lào Cai; Bài học cho tỉnh Sơn La

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA
Đặc điểm tài nguyên nước mưa
Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc loại trung bình nhưng
khơng đồng đều theo khơng gian, biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700 mm theo các tiểu
vùng quy hoạch. Tồn tỉnh có lượng mưa trung bình nhiều năm (X 0) vào khoảng
1.400 mm/năm và tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 19,78 tỷ m3 mỗi năm.
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm cập nhật số liệu đến nay sản sinh trên
các tiểu vùng quy hoạch tính theo bản đồ đẳng trị X 0 như bảng dưới, trong đó lớn
nhất là trên tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận là 6,770 tỷ m 3, sau đó là tiểu vùng
suối Sập và phụ cận là 2,81 tỷ m3.
Lượng mưa trong tỉnh phân bố theo hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ
tháng V đến tháng IX với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa năm, mùa khô

kéo dài từ tháng tháng X tới tháng IV năm sau. Lượng mưa lớn nhất thường rơi vào
khoảng từ tháng V-IX, trùng với các tháng mùa mưa. Tháng có lượng mưa lớn nhất
là tháng VII, VIII, đạt từ 316-363mm/tháng.
Đặc điểm của tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m3
chủ yếu Tổng lượng nước mặt đến tỉnh Sơn La vào khoảng 11,358 tỷ m3, phân bố
không đều giữa các vùng, lớn nhất là tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận trên 2 tỷ
m3 chiếm 17,91% lượng nước mặt toàn tỉnh, vùng có tổng lượng dịng chảy nhỏ
nhất là vùng Nậm Lệ và phụ cận với khoảng 194 triệu m3, chiếm 1,71% lượng nước
mặt toàn tỉnh.


vi
Đặc điểm nguồn nước dưới đất
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Sơn La tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu là
tầng chứa nước khe nứt - khe nứt Karst phân bố trên diện tích khoảng 140.000km2
(chiếm 99,88%) và tầng chứa nước lỗ hổng phân bố trên diện tích khoảng 172km2
(chiếm 0,12%).
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh
Sơn La
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La gồm có 3
cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) tương ứng theo cấp quản lý: UBND tỉnh;
UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn.
Giữa các cấp chính quyền, các sở, ngành, phịng, đơn vị có phân công, phân
cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể rõ ràng theo chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã trong
một chỉnh thể thống nhất và cũng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ từ dưới lên trên
theo chiều dọc, chiều ngang, song trùng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác
quản lý nhà nước về tài nguyên nước một cách đồng bộ, hiệu quả, sử dụng tài
nguyên nước tiết kiệm.
- Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện, 01 thành phố

Sơn La); 204 đơn vị hành chính cấp xã (7 phường, 9 thị trấn và 188 xã).
Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn La
Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên nước
Các văn bản ban hành được xây dựng theo đúng quy định về trình tự, quy
trình; quá trình xây dựng dự thảo được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức,
cá nhân có liên quan; cơng khai về các thủ tục hành chính, về cơ bản đã kịp thời
triển khai, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung
ương đã ban hành, trên cơ sở tình hình thực tế và đã tập trung đi vào giải quyết các
vấn đề cốt yếu về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường,
đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước và bảo
vệ môi trường; tăng cường công tác lập cơ sở dữ liệu và dự báo, đánh giá; củng
cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc
tế; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đã góp phần tích cực phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động, thu hút
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực tại địa bàn tỉnh.


vii
Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế
hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước
bị ô nhiễm, cạn kiệt
Quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt là cơ sở để phân bổ nguồn nước
phục vụ cho việc khai thác tài nguyên nước phát triển các ngành kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh; là căn cứ cho việc thẩm định, trình duyệt và triển khai quy hoạch
chuyên ngành, các dự án đầu tư có liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; đáp ứng mục tiêu khai thác, sử
dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Sơn La. Kết quả tính tốn dịng chảy tối thiểu trên một số sông suối
tại quy hoạch là căn cứ cho việc tính tốn, bổ sung các dự án thủy điện vào quy

hoạch thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là cơ sở để quy định giới hạn chiều sâu mực
nước được phép khai thác đối với các cơng trình khai thác nước dưới đất trong quá
trình cấp giấy phép tài nguyên nước; căn cứ để xác định mục tiêu chất lượng nước
trên các sơng suối đối với các cơng trình xả nước thải vào nguồn nước.
Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng
cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai
thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác
cát, sỏi và các khống sản khác trên sơng; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không
được san lấp
Kết quả Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới
đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền
Công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ơ nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh
hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự
cố ô nhiễm nguồn nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai Dự án “Lập phương án cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước đối với Nhà máy cấp nước số 1, số 2 thành phố Sơn La (nguồn
nước hang Thẳm Tát Tòng, suối Nậm La) và Nhà máy cấp nước Mai Sơn (nguồn nước


viii
suối Nậm Pàn)”. Dự án đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số
2415/QĐ-UBND ngày 02/10/2018. Kết quả Dự án đã được bàn giao cho UBND các
huyện, thành phố liên quan để triển khai cắm mốc trên thực địa nhằm mục đích bảo vệ
nguồn nước sinh hoạt trên phần diện tích vùng ơ nhiễm nặng (vùng I) là 128,94 km 2;
chiều dài đường biên vùng ô nhiễm nặng.
Công tác lập vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được quan tâm

chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến thời điểm tháng 3/2020, Sở Tài nguyên và Mơi
trường đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy
nước sinh hoạt đối với 54/64 điểm khai thác nước trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 84,3%.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho
tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về tài nguyên nước được thực hiện thường
xuyên hàng năm, bằng các hình thức đa dạng, phong phú: Trên các phương tiện
thông tin đại chúng như Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, Đài phát
thanh Truyền hình cấp huyện, hệ thống loa truyền thanh tổ, bản; các cơ qua báo, đài
của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; lồng ghép vào các hội nghị, cuộc họp triển
khai, đánh giá sơ kết, tổng kết công tác quản lý đất đai, tài nguyên nước, khống
sản, mơi trường để kịp thời phổ biến, qn triệt, thông tin các văn bản quy phạm
pháp luật mới ngay sau khi có hiệu lực thi hành hành. Trong giai đoạn 2015 - 2020,
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 10 hội nghị chuyên đề phổ biến các quy
định pháp luật về tài nguyên nước, môi trường, với hơn 1.000 lượt người tham gia.
Đánh giá chung: Nhận thức, hiểu biết của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư đã
được nâng lên rõ rệt về vị trí, tầm quan trọng của tài nguyên nước, sử dụng nước
tiết kiệm; bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm, giám sát bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ môi trường; chấp hành quy định pháp luật về khai thác, sử dụng nước ngầm...
Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và
cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; hướng
dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Đến tháng 3/2020, UBND tỉnh đã phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước cho 54 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 2.838.611.510 đồng; Bộ Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 49
tổ chức với tổng số tiền 1.176.901.769.000 đồng.


ix
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước

theo phân cấp; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài
nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn
Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đều ban hành báo cáo Bộ Tài
nguyên và Môi trường về tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh gồm: Công tác thực hiện quy hoạch; cấp phép tài nguyên
nước; phê duyệt Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; vùng bảo hộ vệ
sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
công tác thanh, kiểm tra.
Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
Ngày 24/10/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định số
2612/QĐ-UBND về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống giám sát
khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các hồ chứa thủy điện vùa và nhỏ trên
địa bàn với công suất lắp máy từ 50 Kw trở lên.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài
nguyên nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước được quan tâm
chú trọng. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay đã tổ chức 11 cuộc kiểm tra đối với
138 đơn vị, 10 cuộc thanh tra đối với 43 đơn vị.
Hướng dẫn khắc phục các tồn tại: Sau mỗi cuộc thanh, kiểm tra, Sở Tài
nguyên và Môi trường ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân
khắc phục các tồn tại, vi phạm.
Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Sơn La:
Đánh giá theo mục tiêu; Ưu điểm; Hạn chế; Nguyên nhân của những hạn chế


x

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH SƠN LA
Dự báo về tài nguyên nước của tỉnh Sơn La đến năm 2025
Vào mùa khô, lượng mưa tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Sơn La có xu
hướng giảm, khu vực có lượng mưa giảm ít nhất tập trung tại khu vực huyện Mộc
Châu và khu vực có tốc độ giảm mưa nhiều nhất tập trung tại huyện Quỳnh Nhai.
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), nhìn chung lượng mưa năm trên địa
bàn tỉnh Sơn La tăng theo thời gian.
Tổng lượng nước mặt đến tỉnh Sơn La vào khoảng 11,3 tỷ m 3, phân bố không
đều giữa các vùng, lớn nhất là tiểu vùng Suối Sập Vạt và phụ cận trên 2 tỷ m 3 chiếm
18% lượng nước đến tồn tỉnh, vùng có tổng lượng dịng chảy nhỏ nhất là vùng Nậm
Lệ và phụ cận với khoảng 193 triệu m3, chiếm 2% lượng nước đến toàn tỉnh.
Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên
nước của chính quyền tỉnh Sơn La đến năm 2025
Mục tiêu
Rà sốt và ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định để kiểm sốt ơ nhiễm
nguồn nước đối với các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị…
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh
vực tài nguyên nước, đặc biệt liên quan đến hoạt động xả nước thải vào nguồn nước.
Sớm hoàn thiện và đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước bằng công nghệ tự động,
trực tuyến phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác
chỉ đạo điều hành
Phương hướng hồn thiện
- Xây dựng và khơng ngừng hồn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy
hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường phát triển đúng
định hướng khơng xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để
có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý tài nguyên nước và môi
trường để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.



xi
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh tài nguyên nước
hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn định. Vì muốn phát triển nhanh, bền
vững thì phải có sự ổn định xã hội và giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, khơng để tình trạng
tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát.
- Hạn chế lượng nước thải chưa xử lý xả ra mơi trường, tạo thói quen cho
người dân có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh lãng phí, thất thốt.
- Tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài
nguyên nước tới các tổ chức, cá nhân và mọi người dân.
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính
quyền tỉnh Sơn La
Tiếp tục rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo
thẩm quyền của Tỉnh
Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các quy định
của pháp luật về tài nguyên nước
Xây dựng phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng,
chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
Khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; công bố danh
mục hồ, ao không được san lấp; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng
bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường
hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước
Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên theo
phân cấp quản lý
Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp
luật về tài nguyên nước

Tổ chức bộ máy, liên kết, phối hợp, chia sẻ thông tin
Kiến nghị: Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường; Kiến nghị với
Chính phủ


xii

KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn thiếu những cơ chế, chính sách,
chế tài, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và chính quyền tỉnh Sơn
La. Cùng với nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên nước nước càng tăng mà việc bảo
vệ và quản lý lại chưa đem lại hiệu quả. Nên vấn đề quản lý và sử dụng nguồn tài
nguyên nước một cách hợp lý là một vấn cấp thiết, nó khơng phải trách nhiệm của
một tổ chức hay một cơ quan quản lý nào mà là nhiệm vụ chung của tất cả hệ thống
chính trị, các sở, ban, ngành và của tồn xã hội. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế bền
vững và bảo vệ môi trường.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, tuy nhiên với sự hạn chế về kiến thức lý luận và
kinh nghiệm trong thời gian nghiên cứu, luận văn “Quản lý nhà nước về tài nguyên
nước của chính quyền tỉnh Sơn La” khơng tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Khoa
học Quản lý và các bạn học viên lớp cao học K27 để luận văn được hoàn thiện hơn.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

ĐỖ VĂN TRỤ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN MẠNH TY

Hà Nội - 2020


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị ở trong nước và quốc tế thảo luận xung
quanh các chủ đề về nước; hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều chung quan
điểm và nhận định: Nước là tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ 21. Vấn đề đặt ra là
cần phải làm gì và làm như thế nào để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài
nguyên nước để đảm bảo sự sống của con người, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và
bảo vệ môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững.
Ở nước ta khung thể chế và quản trị về tài nguyên nước đã được xây dựng từ
trên 20 năm trước; năm 1998, Luật Tài nguyên nước được ban hành; năm 2012,
Luật Tài nguyên nước ban hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 thay thế
Luật tài nguyên nước năm 1998. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở
nước ta đang đặt ra những thách thức, cấp bách chưa bao giờ hết khi chủ động chưa
tới 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ

quốc gia, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc
gia chưa hiệu quả; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn cịn phổ
biến, nguồn nước ngầm hiện nay vẫn đang tiếp tục bị suy thối, cạn kiệt; ơ nhiễm từ
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đang là mối đe dọa lớn nhất với nguồn nước; tác
động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang càng ngày rõ rệt hơn; mâu
thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản
lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên
nước, quản lý, sử dụng nước còn thiếu đồng bộ, tính khả thi cũng như triển khai
thực hiện chưa đạt hiệu quả cao.
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm địa hình rất
phức tạp, bị chia cắt mạnh và độ dốc lớn, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sơng
Đà, sơng Mã, có nhiều suối, xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lòng
chảo. Trong những năm qua, cơng tác quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Sơn La
đã nghiêm túc tổ chức thực thi các quy định pháp luật về tài nguyên nước và ban
hành cụ thể hóa các quy định quản lý tài nguyên nước theo thẩm quyền vào điều kiện


2
cụ thể của Sơn La, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơng nhỏ thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên nước vẫn còn hạn chế, tồn tại về mức độ quản lý, triển khai chưa thực sự sát
hợp và hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật, cơ sở dữ
liệu về tài nguyên nước còn tản mạn thiếu tính cập nhật, chưa xây dựng được hệ
thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông; lượng nước mùa kiệt trên các sơng, suối có
xu hướng giảm gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành,
mùa cạn thì cạn kiệt hơn, mùa lũ thì lũ lụt, lũ ống, lũ quét át liệt hơn; nhiều nguồn
nước đã bị ô nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho nhân dân…
Trước tình hình đó, để từng bước thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên
nước có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, đòi hỏi chúng ta phải nắm
vững các quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đánh giá được thực trạng

quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương tỉnh Sơn La. Từ
đó, đề ra phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp,
hiệu quả, bền vững là rất cần thiết.
Đề tài “ Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh Sơn
La” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết phục vụ
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam nói
chung và quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền địa phương nói
riêng khơng cịn là vấn đề mới, nhưng ln là đề tài có tính thời sự, cấp bách. Nhận
thức được sự cần thiết của vấn đề này, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh,
các nhà khoa học…ở Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh đã
đi sâu nghiên cứu và có những cơng trình đóng góp thiết thực cho các địa phương
về quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Trong q trình nghiên cứu, đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu khoa học viết về vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên
nước trên các nội dung, khía cạnh khác nhau như:
(1) Luận án tiến sĩ: “ Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Việt Nam” của Lê Phương Linh (2019), Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn


3
lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận vầ thực
trạng của việc bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và
thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam.
(2) Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc
Nông” của Tơ Quang Ngọc (2017), Học viện hành chính cơng. Trên cơ sở hệ thống
hóa kiến thức, phân tích thực trạng tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt
động quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắc Nông để đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài ngun nước trên

địa bàn tỉnh Đắc Nơng góp phần hạn chế sử dụng lãng phí tài nguyên nước và gây ô
nhiễm môi trường sống;
(3) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn:
Nghiên cứu thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn” của Triệu Tuyết Mai
Hương (2014), Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả đề tài: (1) Đánh giá được hiện
trạng sử dụng tài nguyên nước phục vụ sinh hoạt, nông lâm nghiệp, công
nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan
(2) Đánh giá được những tác động biến đổi khí hậu với tài nguyên nước tại địa bàn
nghiên cứu (3) Đề xuất được giải pháp thích hợp về quản lý và sử dụng tài nguyên
nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo hướng phát triển xanh cho thị trấn Văn
Quan và xã Tràng Sơn cũng như chính quyền huyện Văn Quan (giải pháp phát triển
tài nguyên nước; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản
lý, điều hành; giải pháp về tài chính; giải pháp tăng cường năng lực và tham gia của
các bên liên quan; giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước). Các
kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào phát triển bền vững tài nguyên nước
trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay của địa phương và các vùng miền núi có
điều kiện tương tự.
(4) Luận văn thạc sĩ: “ Pháp luật phòng chống và khắc phục ô nhiễm nước,
qua thực tiễn tại Quảng Bình” của Cao Thúy Hà (2018), Trường Đại học Luật, Đại
học Huế. Kết quả luận văn tập trung vào các vấn đề: Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý


4
luận của việc phịng chống và khắc phục ơ nhiễm nước như tổng quan về tài nguyên
nước, sự cần thiết điều chỉnh vấn đề phịng chống, khắc phục ơ nhiễm nước bằng
pháp luật, những nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm tại một số địa phương trong
nước. Luận văn đã nghiên cứu cả pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng trong cả
nước và tại Quảng Bình thơng qua các ví dụ minh họa và các phân tích chuyên sâu
về những vấn đề cịn tồn tại, từ đó thấy được sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật

về phịng chống, khắc phục ô nhiễm nước hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
luận văn đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tài
nguyên nước, bảo vệ môi trường.
(5) Luận văn thạc sĩ: “ Nghiên cứu giải pháp quản lý tài nguyên nước trên lưu
vực sông Cầu” của Bùi Hải Ninh (2014), Trường Đại học thủy lợi Hà Nội. Kết quả luận
văn đã nghiên cứu tổng quan về lưu vực sông Cầu và các lĩnh vực nghiên cứu có liên
quan; đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên nước trên lực vực sông Cầu; đề xuất
được giải pháp quy hoạch, quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Cầu.
Như chúng ta thấy, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đều đã xây dựng
được cơ sở lý luận vững chắc để làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động quản lý tài nguyên nước, đồng thời chỉ rõ được các mặt được và
hạn chế yếu kém trong cơng tác quản lý tài ngun nước. Bên cạnh đó cũng có
những cơng trình đã đi sâu vào nghiên cứu từng vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lý nhà nước về tài ngun nước. Các cơng trình nghiên cứu cũng đã đưa ra được
các giải pháp giải quyết tương đối triệt để những tồn tại trong hoạt động quản lý
nhà nước của từng lĩnh vực tài nguyên nước trên lưu vực sông, địa bàn tỉnh,
huyện. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài này chưa nghiên cứu tổng quan chung quản lý
nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền tỉnh, hoặc có nghiên cứu thì vẫn cịn
sơ sài. Qua phân tích đánh giá, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu sâu về công
tác quản lý nhà nước về tài ngun nước của chính quyền tỉnh, do đó đề tài mà tác
giả lựa chọn nghiên cứu là “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính quyền
tỉnh Sơn La” là hồn tồn mới và khơng có sự trùng lặp.
Cách tiếp cận giải quyết vấn đề của luận văn là tập trung đi vào nghiên cứu,
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của chính


×