See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH TẬP THỞ CỦA NGƯỜI BỆNH COPD
Article · November 2020
CITATIONS
READS
0
359
1 author:
Cường Lê
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4 PUBLICATIONS 0 CITATIONS
SEE PROFILE
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Thực trạng tuân thủ thực hành phục hồi chức năng cho người bệnh Tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú của người chăm sóc chính View project
View project
All content following this page was uploaded by Cường Lê on 28 November 2020.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
khuyến khích cả các em nam tìm hiểu thêm về SKSS,
tổ chức các buổi sinh hoạt riêng cho các em nam để
giáo dục và truyền thong về SKSS.
Phần lớn các em học sinh ở tại trường ít khi về nhà
thế nhưng có tới 64,5% số học sinh có tham khảo ý
kiến từ cha mẹ trong vấn đề sức khỏe sinh sản. Vì thế
cho nên gia đình cần thường xuyên quan tâm và
khuyến khích các em mạnh dạn chia sẻ. Đồng thời
giáo dục các em về vấn đề này để các em có đủ kiến
thức và thái độ tốt để bảo vệ bản thân mình.
Học sinh tích cực chủ động trong việc tìm hiểu
thơng tin và chia sẻ những vấn đề thắc mắc với gia
đình, thầy cơ. Khi gặp vấn đề liên quan tới sức khỏe
sinh sản nên tìm tới những địa điểm uy tín như nhân
viên y tế, đơn vị y tế địa phương để có biện pháp giải
quyết hiệu quả và đúng đắn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình thành
phố Hồ Chí Minh. Giảm mang thai ngoài ý muốn và nạo
phá thai khơng an tồn ở vị thành niên và thanh niên,
2. Đào Ngọc Dung (2017) Quyết định Phê duyệt rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo tiêu chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội
3. Nguyễn Mai Mỹ Duyên (2015) Kiến thức - thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trường THPT
Phạm Văn Đồng huyện ĐĂKR’LẤP tỉnh ĐĂKNÔNG, Khoa
YTCC-ĐH Y dược TPHCM, tr 52-61.
4. Nguyễn Thu Hà (2015) Kiến thức và nhu cầu giáo
dục sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng
nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên, TP Buôn Ma Thuột,
Đắk Lắk năm 2015, Khoa Y tế cơng cộng, Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr 39-61.
5. Trần Thị Ngọc Huê (2018) Kiến thức và nhu cầu
giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trường THPT
Nguyễn Du, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, Đại học Y
dược TP Hồ Chí Minh,
6. Trần Thế Huy (2015) Kiến thức, thái độ, thực hành
về sức khỏe sinh sản của học sinh các trường THPT tại
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa năm học 2014 - 2015,
Khoa Y tế cơng cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí
Minh, tr 30-50.
7. Trần Hậu Khang (2015) Tổng quan về các nhiễm
trùng lây truyền qua đường tình dục, Bệnh viện Da liễu
Trung ương,
8. Dương Hoàng Lộc (2015) "Phát triển bền vững xã
hội tộc người Khmer Nam Bộ: Từ thực tiễn đến giải
pháp". Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, tr 2-6.
9. Nguyễn Xuân Phúc (2017) Quyết định phê duyệt
danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn
khu vào diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn 2017
- 2020, Chính Phủ, Hà Nội
10. Trần Phúc Thiện (2016) Kiến thức, thái độ về sức
khỏe sinh sản của học sinh trường THPT Trần Quốc
Tuấn, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016,
Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr 30-40.
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH TẬP THỞ
CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
PHẠM THỊ BÍCH NGỌC, VŨ THỊ LÀ, LÊ VĂN CƯỜNG
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TĨM TẮT
Thực hành tập thở nằm trong chương trình phục
hồi chức năng hô hấp dành cho người bệnh mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính đã được nghiên cứu và áp
dụng rộng rãi trên thế giới, đem lại nhiều lợi ích về
phương diện điều trị lẫn về khía cạnh kinh tế xã hội.
Việc áp dụng những bài tập thở như là một biện pháp
điều trị hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc trên người
bệnh BPTNMT là điều hết sức cần thiết. Kết quả của
nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng để giúp nhân viên
y tế, đặc biệt là điều dưỡng hỗ trợ người bệnh mắc
BPTNMT trong thực hành tập thở, giúp người bệnh
thực hiện thực hành tập thở được hiệu quả mang lại
kết quả cao trong điều trị.
Chịu trách nhiệm: Phạm Thị Bích Ngọc
Email:
Ngày nhận: 01/4/2020
Ngày phản biện: 12/5/2020
Ngày duyệt bài: 05/6/2020
Ngày xuất bản: 30/6/2020
70
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng thực hành tập thở
của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Đối tượng nghiên cứu: 110 người bệnh bệnh phổi
tắc nghẽn mãn tính đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa
Tỉnh Nam Định được lựa chọn theo tiêu chuẩn GOLD.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang
Kết quả: Thực hành tập thở của người bệnh mắc
BPTNMT chưa cao. Thực hành tốt ở từng kỹ thuật cụ
thể là : Kỹ thuật ho có kiểm sốt chỉ có 11% người
bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt; Kỹ thuật thở mạnh
chỉ có 4,6% người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt; Kỹ
thuật thở chúm mơi chỉ có 7,2% người bệnh có điểm kỹ
thuật ở mức tốt; Kỹ thuật thở cơ hồnh chỉ có
4,6%người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt
Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thở,
điều dưỡng, khó thở
SUMMARY
Practice breathing exercises in the respiratory
rehabilitation program for patients with chronic
obstructive pulmonary disease has been studied and
applied widely in the world, bringing many benefits
both in terms of treatment and economic aspect.
Y HỌC THỰC HÀNH (1136) - SỐ 6/2020
Breathing exercises as an non-drug treatment in
patients with COPD is extremely necessary. The
results of the study will provide evidence to help health
staffs, especially nurses, help patients suffering from
contraceptives in breathing practice, helping patients
perform breathing practice effectively. high in
treatment.
Objectives: To assess the practice breathing of
patients with chronic obstructive pulmonary disease.
Study subjects: 110 patients with chronic
obstructive pulmonary disease being treated at Nam
Dinh General Hospital were selected according to
GOLD standard.
Research methodology: descriptive study
Results: Practicing breathing exercises of patients
with COPD is not high. Good practice in each specific
technique is: the cough control technique only 11% of
patients have good technical scores; Breathing
technique only 4.6% of patients have good technical
scores; Pursed-lip breathing techniques only 7.2% of
patients have good technical scores; Diagnostic
technique only 4.6% of patients have good technical
scores
Key words: chronic obstructive pulmonary
disease, breathing exercises, nursing, dyspnea
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây mắc bệnh và
tử vong trên thế giới, làm cho gánh nặng về kinh tế và
xã hội của bệnh rất nặng nề và ngày càng tăng cao[9].
Hiện nay, tử vong do BPTNMT đứng hàng thứ tư, dự
báo đến năm 2030 là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ bà chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột
quỵ [4], [ 6].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi các
triệu chứng khó thở, thở khị khè, ho thường kèm có
khạc đờm, trong đó khó thở là một triệu chứng đặc
biệt nổi trội trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.
Người bệnh khó thở thường xuyên ngay cả khi làm
những sinh hoạt cá nhân hàng ngày [8]. Khó thở cịn
được chứng minh có liên quan đến sự hoảng loạn, lo
lắng và trầm cảm của người bệnh mắc BPTNMT [3].
Thực hành tập thở nằm trong chương trình phục hồi
chức năng (PHCN) hô hấp dành cho người bệnh mắc
BPTNMT. Hiệu quả của thực hành tập thở đã được
minh chứng bằng các nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có kiểm sốt với cách thu thập số liệu
đáng tin cậy. Trong một tóm tắt tổng quan hệ thống
Cochrane [1] tổng hợp mười sáu nghiên cứu liên quan
đến 1233 người bệnh BPTNMT thực hiện ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Vương quốc Anh, Châu Âu,
Hoa Kỳ và Brazil từ năm 1965 đến năm 2012, các biện
pháp can thiệp được đưa ra hỗ trợ nhằm thay đổi chất
lượng cuộc sống của người bệnh BPTNMT trong đó
có các kỹ thuật thực hành tập thở: bài tập thở sâu (một
nghiên cứu), thở chúm mơi (ba nghiên cứu), thở cơ
hồnh (ba nghiên cứu), vận động cơ hô hấp (một
nghiên cứu), bốn nghiên cứu bao gồm các nhóm bài
tập thở. Nghiên cứu tổng quan đã cung cấp bằng
chứng cho thấy sử dụng bài tập thở cải thiện triệu
Y HỌC THỰC HÀNH (1136) - SỐ 6/2020
chứng khó thở và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người bệnh mắc BPTNMT.
Tại Việt Nam chỉ có một số rất ít các nghiên cứu
được tìm thấy có liên quan đến thực hành tập thở của
người bệnh mắc BPTNMT. Việc áp dụng thực hành
tập thở với những bài tập được thiết kết phù hợp với
thể chất của người Việt Nam như là một biện pháp
điều trị hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc trên người
bệnh BPTNMT là điều hết sức cần thiết. Kết quả của
nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng để giúp nhân
viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng hỗ trợ người bệnh
mắc BPTNMT trong thực hành tập thở, giúp người
bệnh thực hiện thực hành tập thở được hiệu quả
mang lại kết quả cao trong điều trị. Chính vì vậy chúng
tơi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá
thực trạng thực hành tập thở của người bệnh mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Nam Định.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 110 người bệnh
được chẩn đoán là BPTNMT theo tiêu chuẩn GOLD,
đang điều trị nội trú tại Khoa Nội tổng hợp bệnh viện
Đa khoa tỉnh Nam Định.
2. Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm
2018 tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp đo lường và đánh giá
Đối tượng nghiên cứu được đánh giá việc thực
hiện kỹ thuật tập thở bằng bảng kiểm. Việc thực hiện
được đánh giá theo tiêu chí: làm đúng và đủ; làm đủ
nhưng khơng đúng; và làm sai hoặc không làm.
Điểm tối đa của việc thực hiện ho có kiểm sốt là
15 điểm và điểm thấp nhất là 5 điểm. Điểm tối đa của
việc thực hiện thở mạnh là 12 điểm và điểm thấp nhất
là 4 điểm. Điểm tối đa của việc thực hiện thở chúm
môi là 6 điểm và điểm thấp nhất là 2 điểm. Điểm tối đa
của việc thực hiện tthở cơ hoành là 12 điểm và điểm
thấp nhất là 4 điểm. Điểm càng cao thể hiện việc thực
hiện kỹ thuật càng tốt.
KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm
tuổi và giới
Giới
Tuổi
≤ 50
51-60
61-70
>70
Tổng
Nam
n (%)
4 (3,6)
8 (7,3)
23 (20,9)
53 (48,2)
88 (80,0)
(N=110)
Nữ
n (%)
0
0
5 (4,5)
17 (15,5)
22 (20,0)
2 giới
n (%)
4 (3,6)
8 (7,3)
28 (25,5)
70 (63,6)
110 (100)
Kết quả bảng 1 cho thấy, gần 2/3 người bệnh
BPTNMT có tuổi trên 70 trong đó tỷ lệ ở nam (48,2%)
cao hơn ở nữ (15,5%). Số người bệnh BPTNMT có độ
tuổi từ 61 - 70 chiếm 25,5% trong đó tỷ lệ ở nam
(20,9%) cao hơn nữ (4,5%). Những người bệnh
71
BPTNMT có tuổi nhỏ hơn 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất
3,6% và chỉ có ở người bệnh nam.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy người
bệnh có thời gian mắc bệnh từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ
cao nhất 65,5%. Tiếp đến là người bệnh có thời gian
mắc bệnh 5-10 năm 18,2%, 13,6% người bệnh mắc
bệnh trên 10 năm. Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh dưới
một năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,7%.
2. Thực trạng thực hành tập thở của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 2. Thực hành kỹ thuật ho có kiểm sốt của
đối tượng nghiên cứu
Phân loại
Tốt
Trung bình
Kém
N (%)
12 (11)
49 (44,5)
49 (44,5)
(N=110)
(X±SD)
11,33±0,65
8,35±0,48
6,73±0,49
P
>0,05
>0,05
>0,05
Về kỹ thuật ho có kiểm sốt của người bệnh mắc
BPTNMT, số lượng người bệnh thực hành kỹ thuật ho
có kiểm sốt ở mức tốt cịn thấp, chỉ có 11% người
bệnh thực hành tốt.
Bảng 3. Thực hành điểm kỹ thuật thở mạnh của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Tốt
Trung bình
Kém
N (%)
5 (4,6)
68 (61,8)
37 (33,6)
(N=110)
(X±SD)
8,4±0,55
6,36±0,24
4,46±0,51
P
>0,05
>0,05
>0,05
Việc thực hành kỹ thuật thở mạnh của người bệnh
mắc BPTNMT, số lượng người bệnh thực hành kỹ
thuật thở mạnh ở mức tốt rất ít chỉ có 4,6% người
bệnh thực hành tốt.
Bảng 4. Thực hành kỹ thuật thở chúm mơi của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Tốt
Trung bình
Kém
N (%)
8 (7,2)
15 (13,6)
87 (79,2)
(N=110)
(X±SD)
4,25±0,46
3,0±0,0
1,98±0,15
p
>0,05
>0,05
>0,05
Kết quả thực hành kỹ thuật thở chúm môi của
người bệnh mắc BPTNMT, số lượng người bệnh thực
hành kỹ thuật thở chúm mơi ở mức tốt rất ít chỉ có
7,2% người bệnh thực hành tốt.
Bảng 5. Thực hành kỹ thuật thở cơ hồnh của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Tốt
Trung bình
Kém
N (%)
5 (4,6)
59 (53,6)
46 (41,8)
(N=110)
(X±SD)
8,6±0,55
6,23±0,18
4,85±0,36
p
>0,05
>0,05
>0,05
Kết quả về việc thực hành kỹ thuật thở cơ hoành
của người bệnh mắc BPTNMT, số lượng người bệnh
thực hành kỹ thuật thở cơ hoành ở mức tốt rất ít chỉ có
4,6% người bệnh thực hành tốt.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi người bệnh mắc BPTNMT trong nghiên
cứu chủ yếu là trên 60 tuổi chiếm 89,1%, trong đó có
63,6% người bệnh có độ tuổi trên 70 tuổi. Điều này
hồn tồn phù hợp vì BPTNMT được đặc trưng bởi
tình trạng viêm mạn tính của phế quản và phổi. Tuổi là
72
một trong những yếu tố chính liên quan đến việc thực
hành tập thở của người bệnh và trong nghiên cứu của
chúng tơi có sự tương đồng giữa các nhóm tuổi. Chính
sự tương đồng này cho thấy việc so sánh kết quả thực
hành tập thở giữa hai nhóm nghiên cứu sẽ là khách
quan và khơng bị ảnh hưởng vởi yếu tố về tuổi.
Trong nhóm người bệnh nghiên cứu của chúng tơi
có 68,2% người bệnh mắc bệnh dưới 5 năm, từ 5-10
năm 18,2% và trên 10 năm 13,3%. Như vậy, ở nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh mắc bệnh trên 5
năm thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh
tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2013
(33,6%) [10]. Điều này có thể giải thích do điều kiện
kinh tế và hiểu biết của người dân hiện nay đã được
nâng cao, nên việc chăm sóc sức khoẻ sẽ được quan
tâm nhiều hơn. Đồng thời, với việc hiểu biết rõ ràng về
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên người bệnh có thể
áp dụng các phương pháp kỹ thuật thực hành, điều
chỉnh thói quen sinh hoạt, … làm cải thiện được tình
trạng của bệnh.
2. Thực trạng thực hành tập thở của đối tượng
nghiên cứu
2.1. Thực trạng thực hành kỹ thuật ho có kiểm
sốt
Ho thơng thường là một phản xạ bảo vệ của cơ thể
nhằm tống những vật “lạ” ra ngoài. Tuy nhiên, đối với
người bệnh BPTNMT không thể thông đờm làm sạch
đường thở bằng kỹ thuật ho thơng thường được vì dễ
gây mệt và khó thở cho người bệnh. Do đó người
bệnh BPTNMT cần sử dụng kỹ thuật ho có kiểm sốt
để có một luồng khí đủ mạnh tích luỹ phía sau chỗ ứ
đọng đờm để đẩy đởm ra ngoài. Nghiên cứu của
Arnoldus J.R và cộng sự (2012) [2] đánh giá vai trò
của hơi thở khi được kiểm soát cho người bệnh
BPTNMT giúp thay đổi FEV1 và chất lượng cuộc sống
của người bệnh BPNTMT. Khi đánh giá điểm kỹ thuật
ho có kiểm sốt của 110 người bệnh mắc BPTNMT,
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ có 11% người
bệnh đạt điểm tốt (11,33±0,65 điểm) cho kỹ thuật ho
có kiểm sốt, số lượng người bệnh có điểm kỹ thuật
đạt mức trung bình và kém tương đương nhau chiếm
44,5%. Người bệnh cần được hướng dẫn và có sự
giám sát của nhân viên y tế trong khi thực hành ho có
kiểm sốt để thực hiện kỹ thuật đúng và hiệu quả.
2.2.Thực trạng thực hành kỹ thuật thở mạnh
Kết quả điều tra điểm kỹ thuật thở mạnh của người
bệnh của chúng tơi cho thấy, có 4,6% người bệnh có
điểm kỹ thuật thở mạnh đạt mức tốt (8,4±0,55 điểm),
người bệnh đạt điểm kỹ thuật ở mức trung bình là
61,8% (6,36±0,24 điểm) và mức độ kém là 33,6%
(4,46±0,51 điểm). Ho có kiểm sốt có ưu điểm rất lớn
trong phương pháp luyện tập của người bệnh
BPTNMT. Tuy nhiên, một số người bệnh có lực ho yếu
hoặc bị mệt ngay cả khi dùng kỹ thuật ho có kiểm sốt
vì vậy chúng ta có thể thay thế bằng kỹ thuật thở
mạnh. Nghiên cứu của M. Vitacca và cộng sự [7] về
tác động của hơi thở mạnh cho 25 người bệnh
BPTNMT chỉ ra rằng có liên quan với sự gia tăng đáng
kể đến khí máu, cơ phổi và tình trạng khó thở của
người bệnh BPTNMT. Qua kết quả trên cho thấy,
Y HỌC THỰC HÀNH (1136) - SỐ 6/2020
người bệnh đã biết bốn bước của kỹ thuật thở mạnh
nhưng lại làm không đúng ở từng bước. Do vậy, người
bệnh cần được hướng dẫn cụ thể từng bước để thực
hành kỹ thuật thở mạnh có kết quả tốt.
2.3. Thực trạng kỹ thuật thở chúm môi
Về kỹ thuật thở chúm môi ở người bệnh BPTNMT,
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả đa số người
bệnh đạt điểm kỹ thuật trung bình và kém, trong đó số
lượng người bệnh có điểm kỹ thuật kém chiếm phần
lớn 79,2% (1,98±0,15 điểm), chỉ có 7,2% (4,25±0,46
điểm) người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt. Ở
người bệnh mắc BPTNMT nhất là ở nhóm viêm phế
quản mạn, thường có tình trạng tắc nghẽn các đường
dẫn khí do đờm nhớt hay viêm nhiễm phù nề gây hẹp
long phế quản. Cịn ở nhóm khí phế thũng, các phế
nang thường bị phá huỷ, mất tính đàn hồi dẫn đến hậu
quả khơng khí thường bị ứ đọng trong phổi, gây thiếu
oxy cho nhu cầu cơ thể. Thở chúm môi là kỹ thuật giúp
cho đường thở không bị xẹp lại, khi thở ra nên khí
thốt ra ngồi dễ dàng hơn giúp hít được khơng khí
trong lành. Hiệu quả của bài tập thở chúm môi trong
nghiên cứu của Kyo Chul Seo và cộng sự [5] đã tạo ra
phản ứng tích cực trên các cơ hô hấp của người bệnh
BPTNMT. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, hầu hết các
người bệnh đạt điểm kỹ thuật kém là do người bệnh
làm sai cả hai bước của kỹ thuật thở chúm mơi. Do đó
người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể hơn từng
bước của kỹ thuật thở chúm môi để thực hiện đúng.
2.4. Thực trạng thực hành kỹ thuật thở cơ
hoành
Khảo sát kỹ thuật thở cơ hồnh trong nghiên cứu
của chúng tơi cho thấy, 4,6% người bệnh đạt điểm kỹ
thuật ở mức tốt, còn lại là người bệnh có điểm kỹ thuật
ở mức trung bình và kém trong đó số lượng người
bệnh có điểm kỹ thuật trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn.
Và điểm kỹ thuật thở cơ hồnh của người bệnh ở
nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có sự khác
biệt. Ở người khoẻ mạnh, động tác hít thở được thực
hiện đơn giản hơn nhờ hoạt động co cơ ở vai, lồng
ngực, cổ và hoạt động ở cơ hoành. Tuy nhiên, với
người bệnh phổi mạn tính do tình trạng ứ khí trong
phổi nên lồng ngực căng phồng, hạn chế hoạt động
của cơ hồnh. Vì vậy, với người mắc chứng bệnh
BPTNMT nên tập thở cơ hồnh sẽ giúp tăng cường
các hoạt động hơ hấp tốt hơn, tránh tình trạng khó thở,
đau tức ngực do bệnh lý gây nên. Nghiên cứu ảnh
hưởng của chương trình hướng dẫn thở cơ hành đến
khả năng vận động và hoạt động của cơ ngực ở bệnh
nhân BPTNMT của Wellington P. Yamaguti và cộng
sự cho biết sự cải thiện khả năng đáp ứng của người
bệnh [11].
KẾT LUẬN
- Kỹ thuật ho có kiểm sốt cịn kém, chỉ có 11%
người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt.
- Kỹ thuật thở mạnh còn thấp chỉ có 4,6% người
bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt.
- Kỹ thuật thở chúm môi chưa cao chỉ có 7,2%
người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt.
- Kỹ thuật thở cơ hồnh cịn hạn chế chỉ có
4,6%người bệnh có điểm kỹ thuật ở mức tốt.
Y HỌC THỰC HÀNH (1136) - SỐ 6/2020
View publication stats
KHUYỄN NGHỊ
Cần tăng cường sự hướng dẫn của điều dưỡng về
các bài tập thở cho người bệnh BPTNMT.
Xây dựng chương trình bài tập dưới dạng video
hướng dẫn giúp cán bộ y tế cũng như người bệnh có
thể dễ dàng theo dõi và áp dụng chuẩn các bước của
bài tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Holland A.E., Hill C.J. và Yones J.A. (2010),
"Breathing exercises for chronic obstructive pulmonary
disease", The Cochrane database of systematic reviews.
10.
2. b Arnoldus J.R. van Gestela, e Malcolm Kohlerb
Jörg Steierc, d Sebastian Teschlera Erich W. Russib
Helmut Teschlera (2012), "The Effects of Controlled
Breathing during Pulmonary Rehabilitation in Patients with
COPD", Clinical Investigations.
3. H. Elkington, P. White và J. Addington-Hall
(2004), "The last year of life of COPD: a qualitative study
of symptoms and services"", Respiratory medicine,. 98(5),
pp. 439-445.
4. Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
Global (2017), Global Strategy for the Diagnosis,
Management, and Prevention of Chronic Obstructive
Pulmonary Disease.
5. PhD1) KyoChul Seo, Park Seung Hwan, PhD2)*,
KwangYong Park, MS3) (2017), "The e ects of
inspiratory diaphragm breathing exercise and expiratory
pursed-lip breathing exercise on chronic stroke patients’
respiratory muscle activation", The Journal of Physical
Therapy Science, pp. 465-469.
6. R. Lozano và các cộng sự (2013), "Global and
regional mortality from 235 causes of death for 20 age
groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the
Global Burden of Disease Study 2010", The Lancet.
380(9859), pp. 2095-2128.
7. E. Clini M. Vitacca, L. Bianchi, N. Ambrosino
(1998), "Acute effects of deep diaphragmatic breathing in
COPD patients with chronic respiratory insufficiency",
European Respiratory Journal.
8. F.
Pitta, T. Troosters và M.A Spruit (2005),
"Characteristics of physical activities in daily life in chronic
obstructive pulmonary disease"", American journal of
respiratory and critical care medicine. 171(9), pp. 972977.
9. Lozano R., Naghavi M. và Foreman K. (2013),
"Global and regional mortality from 235 causes of death
for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic
analysis for the Global Burden of Disease Study 2010",
The Lancet. 380(9859), pp. 2095-2128.
10. Trần Thị Thanh (2013), Kiến thức, thái độ , hành
vi của bệnh nhân bệnh phổ tắc nghẽn mạn tính tại Trung
tâm Hơ hấp Bệnh viện Bạch Mai, Khoá luận tốt nghiệp cử
nhân Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. PhD Wellington P. Yamaguti, Renata C.
Claudino, PT, Alberto P. Neto, PT, Maria C. Chammas,
PhD, Andrea C. Gomes, MD, João M. Salge, PhD,
Henrique T. Moriya, PhD, Alberto Cukier, PhD, và PhD
Celso R. Carvalho (2011), "Diaphragmatic Breathing
Training Program Improves Abdominal Motion During
Natural Breathing in Patients With Chronic Obstructive
Pulmonary Disease: A Randomized Controlled Trial",
Arch Phys Med Rehabil. 93.
73