VIỆN HÀN LÂM
KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ THÁI VÂN
THỰC HÀNH VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI
TÁI ĐỊNH CƢ Ở BẢN NÀ TÂN, XÃ TÂN LẬP,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội, 2015
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ THÁI VÂN
THỰC HÀNH VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI
TÁI ĐỊNH CƢ Ở BẢN NÀ TÂN, XÃ TÂN LẬP,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HÓA HỌC
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60 31 06 40
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đỗ Lan Phƣơng
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sự
kiện, tư liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nếu có gì sai sót tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thái Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa
học, Học viện khoa học xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên
ngành thiết thực trong suốt quá trình học tập tại học viện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Lan Phương, người trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn của mình.
Mặc dù đã có sự cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu, nhưng
do kỹ năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn bản luận văn này không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học và thầy cô giáo
góp ý để tôi mở rộng, tích lũy thêm kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu và phục vụ giảng dạy sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hoàng Thị Thái Vân
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC..................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 3
GIẢI NGHĨA CÁC TỪ TIẾNG THÁI ....................................................... 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI THÁI SƠN LA VÀ NGƢỜI THÁI
Ở BẢN NÀ TÂN XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 9
1.1. Về người Thái ở tỉnh Sơn La và ở huyện Mường La ............................... 9
1.1.1. Người Thái ở Sơn La ............................................................................ 9
1.1.2. Người Thái ở huyện Mường La ........................................................... 11
1.2. Người Thái ở bản Nà Tân trước khi di dân ............................................ 13
1.2.1. Sinh kế ................................................................................................ 13
1.2.2. Những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu .......................................... 16
1.3. Việc di dân vì Thủy điện sơn La và sự hình thành bản Nà Tân .............. 24
1.3.1. Khái quát về Thủy điện Sơn La và việc di dân .................................... 24
1.3.2. Sự hình thành bản Nà Tân (Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La) .................. 25
Chƣơng 2. CÁC THỰC HÀNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI
THÁI TÁI ĐỊNH CƢ Ở BẢN NÀ TÂN ................................................... 31
2.1. Các thực hành văn hóa liên quan đến sinh kế......................................... 31
2.1.1. Trồng trọt ........................................................................................... 32
2.1.2. Chăn nuôi gia súc ............................................................................... 36
2.1.3. Làm thuê tự do.................................................................................... 37
2.1.4. Buôn bán nhỏ ..................................................................................... 43
2.2. Các thực hành văn hóa liên quan đến đời sống sinh hoạt gia đình .......... 44
2.2.1. Sinh hoạt gia đình trên nhà sàn xây sẵn và quan hệ láng giềng .......... 45
1
2.2.2. Việc cưới xin ....................................................................................... 49
2.2.3. Tang ma.............................................................................................. 54
2.2.4. Lễ tết................................................................................................... 56
Chƣơng 3. TÁI ĐỊNH CƢ VÀ SỰ THÍCH ỨNG TRONG THỰC HÀNH
VĂN HÓA CỦA NGƢỜI THÁI Ở BẢN NÀ TÂN .................................. 60
3.1. Thích ứng trong sinh kế và quan hệ cộng đồng mới ............................... 60
3.1.1. Làm quen với điều kiện tự nhiên mới và quá trình thay đổi sinh kế ..... 60
3.1.2. Thích ứng trong quan hệ cộng đồng mới ............................................ 64
3.2. Thích ứng trong đời sống văn hóa ......................................................... 67
3.2.1. Các điều chỉnh trong sử dụng nhà ở và nếp sống gia đình .................. 67
3.2.2. Thay thế đồ dùng sinh hoạt gia đình và phương tiện đi lại.................. 69
3.2.3. Sự thay thế dần trang phục truyền thống và cách chuẩn bị bữa ăn ..... 71
3.3. Một vài ý kiến đề xuất về xây dựng đời sống văn hóa của người Thái bản
Nà Tân ......................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 81
PHỤ LỤC ẢNH
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. UBND
: Uỷ ban nhân dân
2. TS
:Tiến sỹ
3. TĐC
: Tái định cư
4. Nxb
: Nhà xuất bản
GIẢI NGHĨA CÁC TỪ TIẾNG THÁI
1.
Hóong
: Gian thờ
2.
Pe păn khạ
: Xà cạp
3.
Pay giam căn
: Đi thăm hỏi nhau
4.
Pay tam
: Lễ ăn hỏi
5.
Xống khươi
: Lễ cưới
6.
Khuôn chảu
: Hồn mình
7.
Nạ
: Em trai vợ (em cậu)
8.
Lúng ta
: Những người đàn ông bên nhà vợ
9.
Tẳng cẩu
: Búi tóc lên đỉnh đầu
10. Thung tạy
: Túi đựng hồn vía người sống
11. Xửa chái
: Áo dài
12. Xửa cỏm
: Áo ngắn
13. Xỉu
: Váy
14. Xải cỏm
: Thắt lưng
15. Xửa luổng
: Áo khoác ngoài
16. Xau hẹ
: Cột thiêng
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người Thái cư trú lâu đời tại vùng Tây Bắc, Việt Nam, chủ yếu ở những
vùng ven sông suối, đồi- núi, phân chia thành nhiều nhóm, nhiều nhánh và là
một trong những tộc người có nền văn hóa đặc sắc. Cho đến nay, đại bộ
phận người Thái vẫn còn lưu giữ những phong tục tập quán văn hóa truyền
thống từ ăn, ở, mặc cho đến sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Nhưng trong bối
cảnh chung của sự phát triển đất nước, cuộc sống của người Thái cũng đã có
sự thay đổi, từ địa bàn cư trú, lao động sản xuất đến nếp sống sinh hoạt,
phong tục tập quán, tín ngưỡng. Đặc biệt, vào thời kì đất nước ta đang đẩy
nhanh tiến độ hiện đại hóa, công nghiệp hóa, khi chính phủ quyết định xây
dựng nhà máy Thủy điện Sơn La nằm tại xã Ít Ong, huyện Mường La (tỉnh
Sơn La)- một công trình trọng điểm của khu vực Tây Bắc, vấn đề di dân ở
đây tái định cư đã được đặt ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của các tộc người đang cư trú trên địa bàn Tây Bắc, trong đó có nhóm tộc
người Thái. Họ phải di dời từ những bản thuộc vùng lòng hồ sông Đà, “di
vén” lên cao hay di dời sang địa bàn khác trong tỉnh Sơn La. Quá trình di
dân đó làm thay đổi hầu như toàn bộ cuộc sống và những sinh hoạt văn hóa
của họ, từ hoạt động kinh tế để sinh tồn đến các phong tục văn hóa truyền
thống. Là người Thái cư trú ở Sơn La, tôi quan tâm tới thực tiễn này và điều
kiện công tác đã cho phép tôi thấy được cuộc sống thay đổi của nhóm Thái Đen
trên vùng đất di dân tái định cư ở bản Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc châu,
tỉnh Sơn La sau hơn 10 năm di dân và nhận thấy có nhiều nét mới mẻ trong nếp
sống cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần của họ. Sự biến đổi địa bàn cư
trú kéo theo biến đổi về sinh kế của người Thái nơi này đã trở thành một tác
động cơ bản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa của họ. Vì thế, tôi quyết
4
định lựa chọn nghiên cứu về “Thực hành văn hóa của người Thái tái định cư
bản Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài cho luận
văn Thạc sĩ Văn hóa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Văn hóa của người Thái và các dân tộc vùng Tây Bắc và sự biến đổi văn
hóa do tác động của việc di dân là một vấn đề nghiên cứu rộng được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có các công trình nghiên cứu liên quan
trực tiếp đến các nhóm Thái ở Sơn La, như:
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hồng (2012): Nghiên cứu sự thích ứng
với đời sống mới của dân di cư Sơn La đã đề cập tới sự thích ứng với môi
trường mới, hoạt động sinh kế và tâm lý của người dân khi di dân tới nơi ở
mới của dân di cư làm thủy điện Sơn La. Tác giả đã chỉ ra sự thay đổi về môi
trường sống, không gian sinh hoạt trong ngôi nhà xây, khác với ngôi nhà
truyền thống và khả năng thích ứng của người dân sau khi tái định cư ở đây.
Luận án tiến sĩ Lịch sử của Vũ Tú Quyên (2012) : Quá trình biến đổi
kinh tế - xã hội của người La Ha từ sau ngày Đổi mới (1986) đến nay
(Trường hợp người La Ha ở bản Nậm Khao, xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn
La) đã nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội của người La Ha trước và sau
đổi mới tại bản Lót, xã Ít Ong huyện Mường La, đặc biệt là từ sau khi họ di
dời tái định cư tại bản Nậm Khao, xã Tân Lập, Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Trong đó, tác giả có đề cập tới cả sự biến đổi cuộc sống của người Thái đen
di dân TĐC từ xã Ít Ong huyện Mường La, Sơn La tới xã Tân Lập, Mộc
Châu, Sơn La.
PGS. TS. Phạm Quang Hoan (chủ biên) cuốn: Văn hóa các tộc người
vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La NXB khoa học xã hội –
2012 nghiên cứu có hệ thống về vốn di sản văn hóa phong phú đa dạng của
các tộc người ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, đề xuất một số quan điểm,
5
giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người tại nơi
tái định cư.
Tác giả Trần Bình với cuốn Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân
tộc ở Tây Bắc Việt Nam NXB văn hóa dân tộc – 2001 nghiên cứu về hoạt
động kinh tế - văn hóa sản xuất của một số tộc người ở Tây Bắc trong đó có
tộc người Thái đại diện cho vùng thấp (vùng thung lũng chân núi) để có cơ sở
xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, khai thác
tiềm năng, thế mạnh của các tộc người cụ thể.
Luận văn Th.S của Vũ Thị Đức Hạnh Nhà ở của người Thái Trắng tái
định cư ở bản Quỳnh Tiến, phường Chiềng An, thành phố Sơn La (2015) cung
cấp những tư liệu cụ thể và sống động về nhà ở của người dân tái định cư bản
Quỳnh Tiến, phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La (đây là mô
hình di dân theo nhóm, các cá nhân riêng lẻ). Qua đó góp phần làm rõ hơn về
những biến đổi liên quan đến nhà ở của người Thái Trắng xã Pắc Ma, huyện
Quỳnh Nhai sau khi di dân về nơi ở mới ở bản Quỳnh Tiến, phường Chiềng
An, thành phố Sơn La.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, với luận
văn “Thực hành văn hóa của ngƣời Thái tái định cƣ bản Nà Tân, xã Tân
Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, tôi sẽ đi vào nghiên cứu những biến
đổi về môi trường sống, sinh kế và phong tục tập quán văn hóa của người
Thái sau khi di dời từ xã Ít Ong, huyện Mường La ra cư trú ở bản Nà Tân, xã
Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát các hoạt động sinh kế và đời sống văn hóa của người Thái tái
định cư ở bản Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, chỉ ra sự
biến đổi về sinh kế và văn hóa qua việc so sánh sau khi di dân tái định cư và
6
đời sống trước đây của họ, từ đó đưa ra những ý kiến về xây dựng đời sống
văn hóa của người Thái nơi tái định cư.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự biến đổi về sinh kế, phong tục tập quán văn hóa
của người Thái ở bản Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, từ
sau khi tái định cư hơn mười năm qua.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về người
Thái ở bản Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La theo mô hình
tái định cư tới điểm di dân đến do nhà nước chỉ định, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu thực hành văn
hóa của người Thái ở bản tái định cư Nà Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La. Ở đây khái niệm “thực hành văn hóa” được chúng tôi sử dụng
với nghĩa là chỉ các hoạt động liên quan đến đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần của người dân, cụ thể là các vấn đề về sinh kế, sinh hoạt trong ngôi nhà,
phong tục cưới xin, tang ma, lễ tết...
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính gồm các
bước sau:
- Nghiên cứu, tập hợp và hệ thống các tài liệu văn bản, kế thừa các kết
quả nghiên cứu đi trước có liên quan tới đề tài.
- Phương pháp điền dã thực địa: quan sát, phỏng vấn (bao gồm cả phỏng
vấn hồi cố), ghi chép và ghi âm, chụp ảnh, nhằm thu thập những thông tin tư
liệu xác thực về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp.
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Với luận văn này, tôi hy vọng cung cấp thêm một số tư liệu cụ thể và
sống động về đời sống kinh tế- văn hóa của người Thái bản Nà Tân, xã Tân
Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, góp phần làm rõ hơn về những biến đổi
văn hóa của người Thái sau khi di dời về nơi ở mới ở tỉnh Sơn La cũng như ở
các khu vực khác của Tây Bắc, Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương, kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan về người Thái Sơn La và người Thái ở bản Nà
Tân, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Chương 2: Các thực hành văn hóa tiêu biểu của người Thái tái định cư ở
bản Nà Tân
Chương 3: Tái định cư và sự thích ứng văn hóa của người Thái ở bản
Nà Tân
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI THÁI SƠN LA
VÀ NGƢỜI THÁI Ở BẢN NÀ TÂN,
XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
1.1. Về ngƣời Thái ở tỉnh Sơn La và ở huyện Mƣờng La
1.1.1. Người Thái ở Sơn La
Sơn La là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam có nhiều núi cao,
phía Bắc giáp với Yên Bái, phía Tây giáp với Điện Biên, phía Đông giáp với
Phú Thọ và Hòa Bình, phía Nam giáp với Lào. Trung tâm là thành phố Sơn La,
cách thủ đô Hà Nội hơn 300km theo quốc lộ 6. Địa hình Sơn La chủ yếu là núi
cao và cao nguyên, sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng làm
thủy điện. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xây dựng thành công nhà máy
thủy điện Mường La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái ở Việt
Nam có dân số 1.550.423 người, là tộc người có dân số đứng thứ 3 tại Việt
Nam, có mặt khắp cả nước. Người Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc
như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, trong đó Sơn La là
địa bàn có người Thái cư trú đông nhất trong tổng số người Thái ở Việt Nam.
Sơn La có 572.441 người Thái, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng
số người Thái tại Việt Nam [5, tr. 6].
Với tên tự gọi là “Tay”, “Phủ Tay”, “Côn Tay”, “Chựa sai Tay”, người
Thái được biết đến với hai ngành là Tay Đăm (ngành Đen) và Tay Đón – Tay
Khao (ngành Trắng) đều thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Dựa vào trang
phục của nam và nữ để phân biệt và nhận biết thuộc ngành nào. Thái Trắng
chủ yếu cư trú ở huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu và Quỳnh Nhai. Trước
đây hầu hết chị em phụ nữ đều mặc áo cóm trắng, đội khăn trắng, thắt lưng
9
trắng bằng vải sợi. Thái Đen ở các huyện Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã,
Thuận Châu, Mường La, thị xã Sơn La (nay là Thành Phố Sơn La). Khi có
chồng, người phụ nữ Thái Đen “Tẳng cẩu” (búi tóc ngược) còn phụ nữ Thái
Trắng thì không “Tẳng Cẩu”. Căn cứ các câu truyện lịch sử (Quam tô mương,
Piết mương) người Thái tỉnh Sơn La đã có mặt và thiết lập bản mường ổn
định tại tỉnh Sơn La từ rất xa xưa. Họ cư trú tại 10 huyện thị trong tỉnh, hầu
hết ở vùng thấp, ven sông, ven suối, dọc quốc lộ 6, ở các đầu mối giao thông
thủy bộ, các cao nguyên, thung lũng, phiêng bãi bằng, các cánh đồng lớn như
Mường Tấc (Phù Yên), Mường Xang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu),
Mường Chanh (Mai Sơn)… Với các dòng họ tiêu biểu theo lịch sử truyền lại,
ở Mộc Châu có họ Xa, Yên Châu (họ Hoàng), Mai Sơn (họ Cầm), Phù Yên
(họ Cầm), Thuận Châu (họ Bạc), Quỳnh Nhai (họ Điêu)… [13, Tr 12,13].
Các tư liệu lịch sử xã hội của người Thái ghi lại [22, Tr 7,8] từ xa xưa
quê hương của người Thái nằm trong một vùng rộng lớn thuộc khu vực Xíp xoong – păn – na (mười hai cánh đồng) ở Vân Nam, Trung quốc, ở các khu
Mường Ôm, Mường Ai (thuộc các châu Tùng Lăng, Hoàng Nham), khu
mường Bó Té (thuộc miền Tây Nam, Vân Nam, Thượng Lào giáp Điện Biên)
và Mường Thanh- Điện Biên. Họ đã trải qua các cuộc thiên di lớn rồi có mặt
ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Ở phía Bắc, ngành Thái Trắng sau khi làm chủ được vùng thung lũng
Mường Lay đã theo dọc sông Đà xuống Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Mường
Chiến (Mường La) và nhập vào cánh đồng Phù Yên hòa với người Mường.
Khoảng thế kỷ thứ XI – XII người Thái thuộc ngành Thái Đen do hai tù
trưởng là Tạo Ngần và Tạo Xuông dẫn đầu đã đi từ Mường Ôm, Mường Ai
qua Mường Lò Luông nay là (Mường Là thuộc Vân Nam Trung Quốc) vào
Tây Bắc. Đầu tiên họ tới Mường Lò (Nghĩa Lộ), khai hoang Mường Lò và tập
trung người Thái ở đây do Tạo Lò đứng đầu. Đến đời con Tạo Lò là Lạng
10
Chượng đã dùng lực lượng quân sự phát triển thế lực lên Mường Chiên,
Mường Trai, Ít Ong vùng tả ngạn sông Đà thuộc huyện Mường La, sau đó
vượt sông Đà tiến vào Mường Bú (Mường La) rồi Mường Muổi (Thuận
Châu), Mường Quài (Tuần Giáo) và cuối cùng dừng chân ở Mường Thanh
(Điên Biên). Cuộc di dân này kéo dài đến hai mươi năm. Những người Thái
mới đến đã cùng người đồng tộc và cư dân bản địa khác mở mang đất đai trên
những thung lũng thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã trở thành những cánh
đồng tương tự như ngày nay, ở Mường Muổi (Thuận Châu) sau khi đã ổn
định, một bộ phận Thái Đen lại tiếp tục di cư sang Lào, vào miền Tây Nghệ
An nay là nhóm Tày Muổi.
Ngoài ra, những người Thái tự nhận là Tay Đeng (Thái Đỏ) hay Tay
Éng, Tay Khoong từ Thanh Hóa sang ở vùng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên
(Sơn La) [22. Tr 7,8].
1.1.2. Người Thái ở huyện Mường La
Tên Mường La xuất hiện từ thế kỉ XII. Đó là tên đồng nghĩa với tên
Mường Lò. Có lẽ tên châu mường này được người Thái đặt để nhớ đất
Mường Lò quê tổ. Theo Quám tố mướng của Mường La nói: khi Lạng
Chượng đưa người Thái tới Mường La, đã dựng nhà để cúng tổ tiên tại nơi
trung tâm “mường”. Ngày cúng tổ tiên họ Lò (họ quý tộc) là ngày “hài” (tức
ngày bính) nên đặt địa điểm cúng đó là bản Hài. Nay xác định đó là bản Hài
thuộc xã Chiềng An huyện Mường La. Xưa kia vì bản Hài là trung tâm châu
Mường nên gọi là “Viềng Hài” [26, Tr. 322].
Huyện Mường La trước đây rộng: 1.421,0 km2, dân số: 67,294 người,
trong đó người Thái có 48,969 người (1999). Hiện nay, người Thái ở huyện
Mường La có 54.344 người, chiếm 63,21% dân số toàn huyện, chủ yếu là
người Thái Đen.
11
Mường La là huyện miền núi của Sơn La, cách thành phố Sơn La 41 km
về phía Đông Bắc, có toạ độ địa lý: 21o15' – 21o42' vĩ Độ Bắc; 103o45' –
104o20' kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái;
phía Đông Nam giáp huyện Bắc Yên; Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai và
huyện Thuận Châu; Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La. Do
vị trí địa lý như vậy, Mường La có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu
văn hoá, trao đổi hàng hoá với các địa phương khác.
Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình từ 500m-700m so với mặt nước
biển, phía Đông và phía Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình
thấp dần về phía Nam và dọc theo 2 bờ sông Đà. Sông Đà là sông lớn nhất
chảy qua huyện. Một số sông suối lớn khác là Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm
Trai, Nậm Pàn, Nậm Pi [30].
Mường La có khí hậu nhiệt độ gió mùa, khí hậu trong năm chia làm 2
mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa mưa thường
kèm theo lốc và lũ quét tại các sông suối đầu nguồn. Mùa khô chịu ảnh hưởng
của gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và khí hậu tiểu vùng sông Đà, mùa khô
bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 2026 độ, lượng mưa bình quân là 1.347mm/năm, độ ẩm trung bình là 85%.
Địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi, thung lũng chạy dọc theo sông Đà
nên việc đi lại giữa các bản chủ yếu là sử dụng các phương tiện như xe gmáy,
thuyền máy, thuyền mộc, bè hoặc đi bộ trên những con đường mòn nhỏ chủ
yếu là đường nhựa, đường bê tông và cấp phối phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Với địa hình núi cao, sông rộng, nhiều suối, có đường
thuỷ, đường bộ.
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn là thị trấn Ít Ong
và các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Nậm Păm, Pi
12
Toong, Mường Bú, Hua Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng
Muôn, Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến.
Về dân tộc, toàn huyện có 6 dân tộc chung sống, bao gồm: dân tộc Thái
chiếm 63,21%; Mông 16,98%; Kinh 12,65%; La Ha 5,91%; Kháng 0,93%;
Khơ Mú 0,32% [31].
1.2. Ngƣời Thái ở bản Nà Tân trƣớc khi di dân
Trước khi di dân người Thái ở bản Nà Tân ( xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu tỉnh Sơn La) cư trú tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, dọc
theo thung lũng ven sông Đà và suối Nậm Păm. Bản Nà Tân tại khu Tái định
cư hiện nay do hai bản cư trú cạnh nhau trước đây thuộc xã Ít Ong gộp lại, đó
là bản Nà Còn Cu và bản Nà Kè, đây là hai bản có 100% hộ dân là người
Thái. Về cơ bản văn hóa của người Thái ở bản Nà Tân trước khi di dời là
mang đặc điểm văn hóa của người Thái Đen ở Mường La.
1.2.1. Sinh kế
Canh tác ruộng nước và nương rẫy
Người Thái ở bản Nà Tân là cư dân nông nghiệp, trồng lúa trên ruộng
nước và trồng ngô, sắn và đậu trên nương rẫy. Về cơ bản, các biện pháp kĩ
thuật canh tác ruộng nước và nương rẫy của họ cũng giống với đồng bào Thái
ở các địa phương khác. Với bộ nông cụ làm ruộng như cày, mai, xẻng; các
biện pháp kỹ thuật liên hoàn (làm đất, làm mạ và gieo cấy, chăm sóc và thu
hoạch); đặc biệt là hệ thống thủy lợi “dẫn thủy nhập điền” mương, phai, lái,
lịn và cọn nước. Qua nhiều thế hệ, họ đã đúc kết và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất, một năm làm 2 vụ lúa. Vụ mùa cấy tháng 2, thu hoạch
tháng 5; vụ chiêm cấy tháng 7 thu hoạch tháng 10. Việc thu hoạch được làm
gọn và nhanh hơn gồm: gặt - đập - quạt - nhập kho.
Ngoài ra, họ còn canh tác nương rẫy, chủ yếu là trồng ngô. Đó là lối
canh tác “phát đốt, gieo trồng” theo chu kỳ vòng quay khép kín từ 4- 6 năm.
13
Nương rẫy được phân loại theo địa thế đất dốc hoặc bằng theo kỹ thuật sử
dụng cuốc, cày và thời gian canh tác (rẫy vụ một, rẫy vụ 2). Bộ công cụ làm
rẫy gồm nhiều loại với chức năng sử dụng khác nhau. Công cụ phát nương có
dao, rìu, móc, khều; công cụ gieo hạt gồm gậy chọc lỗ bịt sắt hoặc không bịt
sắt; công cụ làm cỏ có nạo, cuốc.
Theo lời bà Lò Thị Xưa 50 tuổi thì trước đây gia đình bà thường đi thuyền
qua sông để làm nương ở bên kia sông Đà, diện tích nương rộng khoảng 1ha.
Khai thác thủy sản
Cư dân Thái sống dọc thung lũng theo hai bên bờ sông Đà có truyền
thống đánh bắt cá trên sông. Mỗi hộ gia đình đều có các vật dụng để đánh bắt
cá như thuyền, bè, lưới đánh cá... Ngoài công việc đánh bắt, nhiều hộ dân còn
nuôi thả cá lồng trên sông, mang lại thu nhập ổn định cho họ và có một lượng
thức ăn dồi dào quanh năm. Người dân khai thác đánh bắt thủy sản trên sông
Đà mang đi trao đổi hàng hóa hoặc bán để có tiền mua sắm các nhu yếu phẩm
cần thiết khác. Dòng sông Đà đã rất gắn bó với đời sống hàng ngày của họ.
Chăn nuôi và khai thác nguồn thực phẩm tại chỗ
Theo lời ông Lò Văn Dưỡng 60 tuổi trú tại bản Nà Tân: “Trước đây,
người dân ở đây có tập quán nuôi trâu thả rông, tự chúng sống, sinh đẻ, đến
mùa mới bắt trâu về kéo cày. Người dân nuôi rất nhiều trâu, bò, dê, ngoài ra
còn chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng để lấy thực phẩm”. Vật nuôi vừa trở
thành sản phẩm hàng hóa, vừa sử dụng trong lễ tết. Nhà có người già bao giờ
cũng nuôi trâu để lo hậu sự.
Nhờ ruộng đất, đời sống của người Thái có phần sung túc hơn các cư
dân quanh vùng. Nhưng họ vẫn chưa thoát được cảnh tháng ba, ngày tám,
những năm đói kém do lũ lụt, hạn hán gây ra. Họ không bị đói là nhờ có rừng
bao quanh, có thể cung cấp cho họ các thứ củ, quả hay thân cây có chất bột.
Thêm nữa, từng mùa rừng cung cấp các loại rau quả, hạt dại, nấm, mộc nhĩ,
14
măng, rêu đá, các loại côn trùng. Dưới khe suối có cá, tôm, cua, ốc, cá nhỏ…
Những thứ đó thường xuyên tham gia vào hai bữa ăn chính hàng ngày của
đồng bào, nên hái lượm vẫn đóng một vị trí nhất định trong đời sống kinh tế
của người Thái ở Mường La. Rừng còn cung cấp cho đồng bào nguyên vật
liệu để làm nhà, đan lát những gia cụ, cung cấp củi đun, những cây thuốc và
những lâm thổ sản quý. Trong rừng, các loại chim, thú cũng là đối tượng để
đồng bào săn bắt.
Nghề thủ công
Nghề thủ công của người Thái ở bản Nà Tân trước đây cũng như người
Thái ở huyện Mường La nói chung rất phong phú, phát triển đạt trình độ cao.
Phụ nữ Thái sản xuất không những đủ chăn, màn, quần áo cho gia đình mà
còn đem trao đổi mua bán. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái Mường La là
vải thổ cẩm, với những hoa văn đặc sắc, màu sắc tươi hài hoà, bền đẹp. Đàn
ông thường đan những vật dụng hàng ngày như ép khảu, ghế mây, nong, nia,
sọt, đó... Ngoài ra còn có những nghề thủ công mang tính chuyên nghiệp như
nghề rèn nông cụ xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo, nghề mộc đóng giường tủ,
bàn ghế, làm khung nhà sàn.
Trao đổi, mua bán
Từ khi nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường thì
về cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người Thái ở Mường La nói
chung và người Thái bản Nà Tân trước đây, họ có đủ lương thực và thực
phẩm để ăn nhưng không có tiền tích lũy nếu chỉ dựa vào ruộng và nương rẫy.
Bản Nà Kè và bản Nà Còn Cu cách thị trấn khoảng 1- 2km nên các hoạt động
buôn bán giao thương, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi diễn ra
khá thường xuyên. Tại đây, người dân trao đổi, mua bán những mặt hàng họ
tự sản xuất được như nông sản, các vật chăn nuôi, hàng thủ công đan lát và
các sản vật khai thác được tại chỗ như củi, cá sông Đà. Trước đây, việc trao
15
đổi hàng hóa thường chỉ hạn chế vào một số nhu yếu phẩm và chủ yếu vẫn là
hình thức hàng đổi hàng với những cư dân khác tộc. Từ khi nhà nước chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường thì các hoạt động buôn bán của họ cũng dần
phát triển, giúp họ có thêm tiền tích lũy, tuy nhiên chỉ mang tính nhỏ lẻ.
1.2.2. Những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu
Nhà ở
Từ lâu người Thái ở Mường La đã quần cư thành bản. Mỗi bản bao
gồm đất ở, đất canh tác (ruộng, nương), bãi cỏ chăn nuôi, khu rừng, khu nghĩa
địa và nguồn nước sông suối riêng. Bản lớn có tới hàng trăm nóc nhà, nơi ít
ruộng bản chỉ có mười nóc nhà. Các bản người Thái ở chân sườn núi trông
xuống cánh đồng. Mỗi bản có tên gọi riêng theo truyền thuyết địa phương,
theo chức vụ của người trưởng bản [6, Tr. 309,310].
Người Thái đều ở nhà sàn làm bằng gỗ, rất đẹp, chắc, dựng theo những
quy định được đặt ra từ đời này qua đời khác. Theo lời kể của ông Lò Văn
Dưỡng 60 tuổi trú tại bản Nà Tân thì trước khi di dân TĐC nhà của họ thường
tạo dáng mái nhà hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng những
khau cút theo phong tục từ xưa truyền lại. Nói đến nhà sàn của người Thái là
người ta thường nghĩ ngay đến nhà sàn truyền thống với kiểu liên kết khớp
bằng mộng và buộc các hệ thống kết cấu chịu lực: hệ thống dầm, sàn, bao
che… mà không cần dùng đến kim loại (đinh, ốc, vít…). Mái nhà thường
được lợp bằng cỏ gianh đan thành phên. Trong nhà rất ít vách ngăn nên rất
thoáng đãng, rộng rãi.
Hai đầu hồi của nhà là cầu thang nhìn theo hướng nhà (tang chan), cầu
thang ở bên trái nhà dành cho phụ nữ lên xuống (chan) là phần sàn nhà được
nối dài ra ngoài trời. Cầu thang bên phải dành riêng cho con trai và khách
(tang quản) thường có bẩy bậc ứng với bẩy vía. Tuy nhiên, nhà sàn của người
Thái Đen không có hiên nhà, cửa ra vào nằm ở đầu hồi.
16
Trong ngôi nhà sàn, đầu tiên tính từ bên phải sang là ngăn để thóc, các
khung dệt, đến gian thờ tổ tiên, tiếp theo là gian ngủ của vợ chồng chủ nhà.
Nếu gia đình có nhiều thế hệ thì gian này là gian của ông bà, sau đó mới tới
bố mẹ các các cặp vợ chồng của con trai. Con trai ai lấy vợ trước thì sẽ được
ngủ gian kế tiếp, còn ai lấy vợ sau thì ngủ gian kế tiếp sau và tiếp đến là con
gái ngủ gian cuối cùng.
Trong ngôi nhà không gian của các thành viên cũng được phân định rất rõ
ràng, khu vực của phụ nữ, khu vực của nam giới, con dâu không được tới gian
thờ cúng tổ tiên, hay qua lại gian đó và không được đi cầu thang bên quản.
Ngôi nhà sàn thể hiện chức năng xã hội nơi các thành viên trong gia đình
cư trú theo các quy định truyền thống và cũng là nơi hội họp của dòng họ hay
tổ chức các lễ hội của bản, người dân tụ họp trong ngôi nhà sàn để liên hoan
ăn uống, múa xòe tạo sự gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, ngôi nhà còn là không
gian thiêng mang chức năng tôn giáo tín ngưỡng, nó không chỉ là nơi trú ngụ
của con người về phần xác mà còn là nơi trú ngụ linh hồn của người sống (cột
vía) và tổ tiên của họ (hoóng) cùng các nghi lễ thờ cúng liên quan.
Đồ đạc trong nhà xưa rất đơn giản, thường chỉ thấy ghế mây để ngồi,
phên giải sàn, có thể có bàn ghế, màn, đệm, chăn, hòm đựng quần áo.
Trang phục
Theo lời kể của bà Lò Thị Văn 60 tuổi thì một bộ trang phục nữ gồm:
Váy (xỉu hoặc nôổng): được tạo từ 4 tấm vải khổ 0,4m, dài từ ngang thắt lưng
tới chấm gót. Phía trên có cạp váy hay đầu bằng vải xanh hoặc đỏ. Gấu váy
cũng khâu nẹp, thường là màu đỏ; Thắt lưng: (xai ẻo) thường bằng lụa tơ tằm
nhuộm màu xanh lá cây; Áo (xửa): Áo chỉ ngắn đến thắt lưng, khuy bằng bạc,
hình con bướm gọi là măk pém. Ngày nay hiếm bạc thì làm bằng nhôm.
Khăn piêu là một tấm vải bông nhuộm tràm hai đầu có nhiều hoa văn,
chỉ màu phối hợp sặc sỡ. Khăn piêu là vật trang sức quan trọng trong lúc đi
17
chơi hay trong lễ hội. Xà cạp (pe păn kha) là miếng vải như cờ đuôi nheo
nhuộm chàm. Phụ nữ Thái quấn xà cạp quanh bắp chân khi đi làm đồng.
Trang sức của phụ nữ Thái có: trâm cài tóc (may khắt cẩu), đôi hoa tai (cóng
ku), vòng cổ (pok cô), đôi vòng đeo hai cổ tay (pok khẻn), bộ xà tích (pua
sỏoi) đều được làm bằng bạc, chạm trổ đẹp, công phu.
Đối với đàn ông, trang phục truyền thống là quần dài màu đen hoặc
trắng bằng vải dệt của Thái, được may theo kiểu quần ống “chân què” của
người Kinh. Áo cho nam giới ngắn, xẻ ngực cài bằng nút vải (thắt nút), có hai
túi dưới và túi ngực. Từ trước khi di dân TĐC thì nam giới đã chuyển sang
mặc âu phục với áo sơ mi, quần âu là phổ biến, chỉ có người già vẫn mặc
trang phục truyền thống. Phụ nữ đa số vẫn gắn bó với bộ áo, váy, khăn cùng
lối trang sức theo truyền thống dân tộc. Chỉ có những người trẻ tuổi (học sinh,
thanh thiếu niên) thì trang phục ngày thường xuất hiện các trang phục mới
Kinh hóa đan xen. Những ngày lễ, tết họ vẫn mặc váy áo truyền thống.
Ẩm thực
Người Thái bản Nà Tân trước khi di dân chủ yếu trồng lúa nếp, tuy có
cả gạo tẻ nhưng họ ít dùng hơn, lương thực chủ yếu là gạo nếp. Người Thái
có cách nấu xôi (đồ xôi) rất ngon. Trước khi nấu, gạo nếp được đem ngâm
qua một thời gian nhất định sau đó gạo được đem đãi sạch và cho vào “chõ”
để đồ xôi. Cơm nếp thơm ngon ăn cùng với các món ăn được chế biến từ thịt,
hay các món cá và các loại rau rừng. Họ thường thích ăn luộc, đồ, nướng, ăn
sống hoặc tái chín cùng các loại gia vị nhiều chất chua, cay, chát... Từ thịt
của một số động vật nuôi như lợn, gà, bò hay các loại thịt thú rừng bắt
được. Người Thái có những món cá đặc sản như món cá nướng, cá gỏi, món
cá hấp, cá pỉnh tộp. Món nặm pịa là nước đắng ở ruột non trâu, bò, hươu,
nai... Rượu là đồ uống phổ biến của người Thái bao gồm những loại như
rượu nếp, rượu cần.
18
Quan hệ dòng họ gia đình
Trong một bản của người Thái có nhiều dòng họ cùng cư trú. Tại bản
Nà Tân trước đây có các dòng họ: Lò, Tòng, Quàng, Lèo, Lường.
Theo lời ông Lường Văn Sương 60 tuổi thì: Quan hệ Ải nọng là anh em
cùng dòng họ, có "ải nọng huôm po" (anh em cùng cha), "ải nọng huôm pú"
(anh em cùng ông), "ải nọng huôm pẩu" (anh em cùng cụ).
Quan hệ Lúng ta là các thành viên nam bên vợ gọi là "lung ta phạ bóm", các
thành viên nam bên mẹ gọi là "lung tà me", các thành viên nam bên bà nội gọi
là "lung ta da".
Quan hệ Nhính xao là các thành viên nam bên anh/em rể "nhinh xao"
hay "nhinh xao chảu", các thành viên nam bên con rể "nhinh xao mang lụk"
(quan hệ cách 3 đời).
Quan hệ giữa "lung ta" và "nhinh xao" là quan hệ thông gia, nhưng
được phân cấp rõ ràng. Quan hệ giữa những người Ải noọng là cơ bản, quan
hệ của những người có trách nhiệm duy trì sự trường tồn của dòng họ, chăm
lo đến sự phát triển của dòng họ. Quan hệ lúng ta rất quan trọng biểu thị chủ
yếu là vị trí của ông cậu đối với cháu ngoại.
Trong xã hội Thái tính chất phụ quyền thể hiện rất rõ rệt. Biểu hiện ở
việc mỗi nóc nhà được tượng trưng bằng một chiếc cột chính xau hẹ hay xau
cốc. Ông chủ nằm bên cột chính, cạnh bàn thờ ma nhà như để khẳng định tính
chất phụ quyền của gia đình. Con dâu phải đổi theo họ chồng. Trước đây phụ
nữ không bao giờ được tự quyết định một việc gì ngoài việc sinh con và làm
các công việc nội trợ của gia đình. Tuy có sự phân biệt như vậy nhưng người
Thái rất tôn trọng phụ nữ và quý con gái thể hiện trong hôn nhân quan hệ giữa
lúng ta và nhinh xao (coi trọng bên nhà vợ), trước đây đàn ông khi lấy vợ
phải ở rể vài năm khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.
19
Hôn nhân và cưới xin
Trước đây việc hôn nhân của con cái là do bố mẹ định đoạt và có mang
tính chất mua bán (thể thiện thông qua tục thách cưới). Ngày nay trai gái yêu
nhau và đi đến hôn nhân là do tự nguyện sau khi đã xin phép và được sự đồng
ý của gia đình.
Theo lời kể của ông Lò Văn Huấn 63 tuổi thì lễ dạm hỏi được tiến hành
sau khi đôi trai gái tìm hiểu nhau được gọi là pay giam căn (đi thăm hỏi
nhau). Mục đích của lễ này là để hai gia đình làm quen, đồng thuận cho đôi
trai gái được lấy nhau và thống nhất chọn ngày ăn hỏi. Khi đi dạm hỏi nhà trai
chỉ mang theo chút quà cáp và thủ tục cần thiết và xin danh sách họ hàng nhà
gái để chàng trai lần lượt đến từng gia đình họ hàng của cô gái xin phép được
cưới hỏi cô gái.
Lễ ăn hỏi trong tiếng Thái Đen là pay tam hay tay chóm hoặc pay bay
thống nhất ải nọong. Sau lễ ăn hỏi cùng với quan hệ thông gia, cha mẹ và con
cái đôi bên anh em ruột thịt, họ hàng cũng được chuyển đổi cách xưng hô mới
theo quan hệ gia đình. Lễ vật trong lễ ăn hỏi là: 2 con gà (1 trống, 1 mái) 2
chai rượu, một ít gạo nếp.
Sau khi lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ lễ cưới chính thức được tiến hành. Lễ
cưới của người Thái Đen gọi là xống khươi được tổ chức ở cả nhà trai và nhà
gái vào hai thời điểm khác nhau. Lễ cưới bên nhà gái được tổ chức linh đình
và trịnh trọng bao gồm nhiều nghi lễ như: Nghi lễ cúng tổ tiên, tạ ơn nhà
ngoại, trải chăn đệm nhà chồng.
Lễ cưới bên nhà trai được tổ chức sau khi chàng rể kết thúc thời gian
khoảng từ 3 đến 4 năm ở rể của mình, lễ cưới bên nhà trai bắt đầu bằng nghi
lễ đón dâu. Sau khi xin phép nhà gái và nghe bà mối hát dặn dò, chú rể được
phép đón cô dâu về nhà mình. Cô dâu về tới nhà chồng được mẹ chồng đón
và nghi lễ cúng gia tiên được bắt đầu và tiệc cưới được tổ chức.
20
Lễ lại mặt được tiến hành sau khi lễ cưới chính thức bên nhà gái được ba
ngày (nếu ở xa 10 ngày mới về thăm). Khi về lại nhà vợ chồng trẻ mang theo
chút quà cáp thể hiện sự quan tâm và biết ơn gia đình nhà ngoại. Có con thì bế
theo con về.
Trước kia thì người con trai phải ở rể 3 năm trở lên, tùy theo từng gia
đình, có khi có những đôi vợ chồng có con rồi mới cưới đón dâu về. nhưng
hiện tại theo như khảo sát tại bản Nà Tân thì tục ở rể đã dần thay đổi cách đây
khoảng 10 đến 15 năm, có gia đình bỏ qua thời gian ở rể. Tục thách cưới còn
tùy nhà trai có điều kiện kinh tế hay không mà lễ vật mang sang nhà gái nhiều
hay ít, hoặc không bắt buộc. Có một luật tục từ xưa đến nay vẫn không thay
đổi trong đám cưới của người Thái Đen là khi cưới ở nhà gái thì nhà trai phải
mang đầy đủ thực phẩm sang nhà gái làm cỗ và mời họ hàng khách mời của
nhà gái ăn cỗ.
Sự khác biệt cơ bản trong đám cưới của người Thái Đen là có thêm lễ
Tẳng cẩu còn ở người Thái Trắng không có. Nhà trai chuẩn bị cho cô dâu một
đôi vòng bạc, một trâm bạc, 1 mét vải làm lễ, 2 lọn tóc tự làm (để độn vào búi
tóc tẳng cẩu).
Tang ma
Tang ma của người Thái được thực hiện theo quy trình tuân thủ nghiêm
túc những tục lệ đã hình thành từ lâu đời. Họ quan niệm chết đi là sống ở thế
giới bên kia nên người chết khi đem chôn được chia của như người sống.
Người ta làm nhà mồ ngay trên mộ người chết và trong nhà mồ (dựng theo
mô hình nhà sàn) có cả các dụng cụ sinh hoạt như chăn, đệm, cuốc,
dao…thậm chí còn thả gà, lợn cho người chết một cách tượng trưng sau đó lại
bắt về.
Một số dòng họ Thái Đen ở Mường La thực hiện hỏa táng. Người Thái
Đen ở bản Nà Còn Cu và bản Nà Kè không có dòng họ nào hỏa táng.
21