Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập học kỳ môn Tâm lý học Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.72 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ BÀI
Nhận thức, tình cảm và ý chí là 3 yếu tố vô cùng quan trọng của đời sống tâm lý
con người. Ba yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, điều khiển suy nghĩ, quyết định và
hành vi của mỗi cá nhân. Đây là những yếu tố có mối quan hệ mật thiết và có sự
tác động qua lại lẫn nhau cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong đó nhận
thức là tiền đề của hoạt động tình cảm và ý chí, ngược lại tình cảm và ý chí gắn
liền với hoạt động nhận thức; chúng kết hợp với nhau và dưới tác động của ý thức
làm cho con người có những đặc điểm tâm lý riêng biệt, ởn định.
Để tìm hiểu rõ hơn về các mối quan hệ này, em xin làm về vấn đề “Bằng tri
thức tâm lý học hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm – ý chí. Ý
nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của

1


em khơng tránh được những sai sót, e mong thầy cơ có thể chỉnh sửa bở sung để
hồn thiện vấn đề nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn!.

NỘI DUNG
I.
Các khái niệm
1. Nhận thức
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan thông qua vốn
kinh nghiệm hiểu biết và các giác quan con người. Nhận thức ở mức độ thấp là
nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và
nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn
nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
+ Nhận thức cảm tính- mức độ nhận thức thấp nhất của con người. Trong đó
con người phản ánh những thuộc tính bên ngồi, những cái đang trực tiếp tác động


đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác và tri giác.
2


+ Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người
phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện
thực khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính bao gồm: tư duy và tưởng
tượng.
2. Tình cảm
Tình cảm là thái độ cảm xúc man tính ổn định của con người đối với hiện thực
khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu và
động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển xúc cảm trong
điều kiện xã hội nhất định. Tình cảm có các đặc điểm đặc trưng sau:
+ Tính nhận thức: biểu hiện ở nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ
thể nhận thức rõ ràng, làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định.
+ Tính xã hội: tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện
chức năng xã hội và hình thành trong mơi trường xã hội.
+ Tính khái qt: biểu hiện ở chỗ tình cảm là thái độ của con người với cả một
lồi các sự vật, hiện tượng chứ khơng phải với từng sự vật hiện tượng hay với từng
thuộc tính của sự vật hiện tượng.
+ Tính ởn định: thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và
với bản thân.
+ Tính chân thực: biểu hiện ở chỗ phản ánh chân thực, chính xác nội tâm thực
của con người, cho dù người ấy có cố tình che dấu bên ngồi.
3. Ý chí
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

3



Ý chí xuất hiện trong hành động có khó khăn trở ngại, nghĩa là nếu chủ thể
hành động không cố gắng thì sẽ khơng đạt được mục đích, khơng hồn thành
nhiệm vụ, do đó họ phải nỗ lực, phát huy sức mạnh của mình vượt khó khăn.
Những khó khăn này xuất hiện và chủ thể hành động ý thức được chúng.
Ý chí là một thuộc tính tâm lý cá nhân. Nó khơng được sinh ra mà được hình
thành, tơi luyện trong q trình con người đấu tranh với khó khăn. Những người
này từ nhỏ đã phải thử sức, đương đầu với khó khăn, tự mình giải quyết lấy cơng
việc của mình thì khi trưởng thành, họ thường là những người có ý chí cao, có bản
lĩnh, có nghị lực.
II.
Mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm – ý chí và liên hệ thực tế
1. Mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm
Giữa tình cảm và quá trình nhận thức có quan hệ qua lại, tác động và có sự thúc
đẩy sự phát triển của nó.
Tình cảm tác động tới nhận thức theo 2 hướng là hướng tích cực và hướng tiêu
cực.
+ Với hướng tích cực, tình cảm ln là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối
nhận thức, kích thích sự tìm tịi và sáng tạo của con người.
Lương y Võ Hoàng Yên (SN 1975, quê thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước,
tỉnh Cà Mau) sinh gia trong gia đình nghèo khó, cha mẹ bị bệnh nặng khơng có
tiền chữa trị. Khi cịn nhỏ cha mẹ gửi ông vào chùa nhờ nuôi hộ. Thấu hiểu được
sự đau khở do bệnh tật của những người nghèo khơng có tiền chữa bệnh nên trong
thời gian được nuôi dưỡng và chỉ dạy cách chữa bệnh của các nhà sư trong chùa,
ơng đã tìm tịi nghiên cứu phát triển phương pháp bấm huyệt của y học cổ truyền.
Sau khia ra khỏi chùa ơng đã đi chữa bệnh miễn phí khắp những vùng nghèo khó.
Ơng đã chữa được nhiều trường hợp bị câm, điếc, liệt.. đeo đẳng suốt nhiều năm

4



trời, kĩ năng, phương pháp chữa bệnh của ông đã được Vụ trưởng Vụ y tế, Viện
trưởng Viện Đông y… cơng nhận và khuyến khích.
+ Với hướng tiêu cực, tình cảm cũng có thể làm tiếp thu kiến thức khơng tốt,
tư duy sai lệch làm biến dạng nhận thức.
Ví dụ: Khi quá yêu – hận nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, ghen
tuông, mù quáng, không làm chủ được nhận thức, không suy nghĩ kỹ trước khi
hành động… Vì vậy, thường làm những chuyện dại dột gây nên hậu quả rất nghiêm
trọng. Trên thực tế có trường hợp của Nguyễn Hải Dương sát hại gia đình người
yêu ở Bình Phước ngày 7 - 7 - 2015 làm rúng động, gây phẫn nộ trong dư luận thời
gian vừa qua. Do bị gia đình người yêu ngăn cấm, người yêu chia tay mà Dương
đã lập kế hoạch giết chết người yêu và 5 người trong gia đình người yêu. Đây là hệ
quả của việc yêu – hận mù quáng, không làm chủ được nhận thức dẫn đến một hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng.
Một trường hợp khác là Nguyên phó Giám đốc Cơng an Hải Phịng Dương Tự
Trọng đã giúp anh trai mình là Dương Chí Dũng bị truy nã chạy trốn ra nước ngoài
trong vụ án vụ tham nhũng Vinalines. Là một người hiểu biết, có nhận thức, thực
thi pháp luật nhưng vì tình cảm mà đã là cho Dương Tự Trọng có những hành động
sai lầm. Trong trường hợp này, nhận thức của Dương Tự Trọng đã sai lệch do tình
cảm tác động.
Khơng chỉ tình cảm tác có tác động đến nhận thức mà nhận thức cũng tác động
trở lại tình cảm, làm cho tình cảm có nội dung. Nhận thức là điều kiện cần thiết
cho tình cảm hình thành, củng cố và phát triển. Khơng có nhận thức thì khơng thể
có tình cảm, nhận thức khơng bình thường thì xúc cảm sẽ khơng bình thường.
Khơng có cảm giác, tri giác thì khơng có xúc cảm, tình u, căm ghét. Vì vậy, để
xây dựng tình cảm phải lưu ý nhận thức.
2. Mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí

5



Nhận thức tác động tới ý chí, làm cho ý chí có nội dung xác định. Nội dung của
ý chí nằm trong các khái niệm biểu tượng do quá trình nhận thức đem đến. Hay nói
cách khác, nhờ có nhận thức, con người có tri thức về thế giới khách quan, tri thức
đó là nguyên liệu nội dung cho ý chí con người.
Ví dụ: con người có ý chí là con người có sự nỗ lực cao độ nhưng vấn đề là
con người nỗ lực cái gì? Cái gì đó là do quá trình nhận thức đem tới. Trong lịch sử
Hy lạp, Démosthène sinh ra bản chất ốm yếu, nhút nhát, lại mắc chứng cà lăm, nói
năng lắp bắp. Mơ ước của ông là trở thành nhà hùng biện đánh bại các nhà hùng
biện khác và phục vụ tổ quốc. Nhận thức được sự hạn chế của mình, ơng quyết tâm
luyện cho cái lưỡi khơng nói lắp, nói lớn và hơi thở dài, hằng ngày ông ngậm sỏi
diễn thuyết trước ầm ầm tiếng sóng biển và tập chạy dốc vừa chạy vừa đọc thật to
dõng dạc. Và kết quả là ông đã trở thành nhà hùng biện tài ba nhất trong lịch sử Hy
Lạp cở đại.
Ý chí tác động trở lại với nhận thức, làm tăng khả năng trí tuệ của con người
trong việc nhận thức thế giới khách quan. Giúp con người huy động sức mạnh khắc
phục những khó khăn để có thể nhận thức sự vật hiện tượng một cách tốt hơn,
nhanh hơn và chính xác hơn. Với người có ý chí thì nghịch cảnh khiến cho họ
thơng minh hơn, mạnh mẽ hơn. Khơng có giới hạn nào ngăn được ý chí con người.
Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng
gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó
khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ khơng tìm đường thối lui.
Thành cơng ln đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đ̉i đến
cùng mục tiêu đã chọn. Nhà khoa học và phát minh nổi tiếng, “cha đẻ” của điện
thoại Alexander Graham Bell chỉ ra: “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình
muốn điều gì và khơng bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó”. Đằng sau
mỗi thành công là những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và

6



cái giá có thể phải trả. Thành cơng khơng phụ lịng những người có ý chí kiên
cường và khơng nản lòng trước những cái giá phải trả trên bước đường thực hiện
mục tiêu của mình. Ví dụ: hai người có khả năng học như nhau, người nào có ý chí
quyết tâm hơn người đó sẽ đạt kết quả học tốt hơn.
Tuy nhiên, khơng phải bao giờ ý chí và nhận thức cũng có sự thống nhất. Trong
cuộc sống có có những người có nhận thức đúng, có quyết định sáng suốt nhưng
lại khơng đủ ý chí để thực hiện và ngược lại, cũng có những người có ý chí cao
nhưng lại hướng ý chí đó vào những mục đích tầm thường, nhỏ mọn và không đạt
được thành công to lớn trong cuộc sống.
3. Mối quan hệ giữa tình cảm – ý chí
Ý chí và tình cảm có mối quan hệ bền chặt với nhau, chúng đều là động lực của
hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Có hai trường hợp:
Khi tình cảm cùng chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí: Tình cảm
tác động tới ý chí làm cho con người phải quyết tâm, cố gắng hơn khi thực hiện
một công việc nào đó. Tình cảm lành mạnh, cao đẹp sẽ làm cho ý chí con người trở
nên cứng rắn, quyết tâm hơn để vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống.
Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương điển hình cho mối quan hệ tình cảm - ý
chí, chẳng hạn như trường hợp của lương y Võ Hoàng Yên ở trên, thương cho
những số phận của những con người nghèo khở đau yếu vì bệnh tật mà ơng đã
quyết tâm học hỏi để trở thành vị lương y của nhân dân. Đặc biệt mối quan hệ này
hiện hữu rất gần với mỗi người, xuất phát từ chính lịng u thương giữa những
người trong gia đình với nhau như: vì lịng thương yêu con, không muốn con sau
này sống trong nghèo khở giống mình mà các bậc cha mẹ quyết tâm nuôi nấng, cho
con học hành đầy đủ. Ngược lại con cái thấu hiểu được tấm lòng cha mẹ, thương
cha mẹ khốn khó mà quyết tâm học hành. Thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm 2013
Nguyễn Hữu Tiến là một trong số rất nhiều trường hợp minh họa cho mối quan hệ
tình cảm - ý chí. Thương cha mẹ khó khăn, lao động lam lũ vất vả ngày đêm nuôi
7



anh em Tiến ăn học, tình cảm này đã tác động mạnh mẽ tới ý chí của Tiến, tạo
động lực cho Tiến đạt được những kết quả tốt trong học hành.
Khi tình cảm và ý chí trái ngược nhau, tình cảm cản trở hành động thì chủ thể
phải dùng ý chí để kìm nén tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với
hành động. Ví dụ: Một người có nhiệm vụ thực thi pháp luật như cảnh sát giao
thông khi phát hiện lỗi vi phạm của một người nào đó thì phải xử phạt nghiêm
minh theo quy định của pháp luật chứ không được tha bổng người đó vì là người
quen, đó là cơng tư phân minh - phẩm chất cần có của một người áp dụng luật.
Hoặc như trường hợp của Dương Tự Trọng trong tình huống trên, Dương Tự Trọng
đã để cho tình cảm cản trở ý chí, lấn át ý chí dẫn đến hành động sai lầm.
Ý chí cũng tác động tới tình cảm giúp cho con người xây dựng được những tình
cảm đúng đắn, bền chặt; làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn, dứt
khốt hơn. Khơng có những thái độ như ủy mị, yếu đuối, nhu nhược trong quan hệ
cuộc sống.
III.

Ý nghĩa thực tiễn rút ra từ mối quan hệ nhận thức - tình cảm – ý
chí

Mối quan hệ nhận thức – tình cảm – ý chí có ý nghĩa thực tiễn rất lớn:
Thứ nhất, căn cứ mối quan hệ của ý chí - nhận thức - tình cảm, mỗi người cần
đề ra phương hướng phát triển cho chính mình ngày càng hồn thiện hơn về nhân
cách, hành vi…
Thứ hai, con người khơng ai là hồn hảo, vì vậy mỗi người cần nhìn nhận bản
thân, kiểm sốt ý chí, nhận thức, tình cảm để tránh phát sinh tiêu cực như trong
mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm.

8



Thứ ba, đây là mối quan hệ căn bản trong mỗi con người, là căn cứ phân biệt
giữa người này và người kia. Con người khác nhau về thể xác, ý chí, nhận thức,
tình cảm thì khơng lý gì có 2 người giống nhau cả, điều này làm nên chất riêng,
tính cách riêng từng người, tạo thành một xã hội mn hình, mn vẻ.
Thứ tư, căn cứ vai trị của mối quan hệ này, đưa vào trong các lĩnh vực: giáo
dục kĩ năng; khắc phục những mặt hạn chế trong việc truyền tải nội dung, ý chí
đến mọi người, như giáo dục pháp luật hay kiến thức lịch sử của học sinh hiên nay.

KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về mối quan hệ của ý chí - nhận thức - tình cảm từ đó nhận
thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này trong hoạt động thực tiễn nhằm
hoàn thiện bản thân cũng như đề ra phương pháp, định hướng phát triển con người.
Nhận thức - tình cảm - ý chí là tiền đề cho nhau phát triển nhưng đồng thời nó
cũng chứa đựng những mặt mâu thuẫn trái ngược nhau. Trong cuộc sống mỗi
người cần phải tỉnh táo biết kết hợp và phân định, vận dụng những mặt tích cực
của các yếu tố này trong từng trường hợp cụ thể để có hướng đi đúng đắn, tránh rơi
vào những sai lầm khơng đáng có.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân – Hà Nội 2013
2. TS. Bùi Kim Chi – ThS Phan Công Luận, Tâm lý học đại cương (Hướng dẫn
trả lời lý thuyết – Giải bài tập tình hướng và trắc nghiệm), Nxb. Chính trị Hành chính, Hà Nội 2010
3. />4. />
9


5. />6. />
10




×