Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 19 trang )

1
BÁO CÁO ĐỔI MỚI
“Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 8 theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Mặt khác, học sinh THCS đang ở lứa tuổi có nhiều thuận lợi trong quá
trình nhận thức, khi bộ não và khả năng tư duy đã phát triển tương đối ổn định.
Theo tâm lý học, thì đây chính là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc tiếp nhận các
kiến thức mới. Song, để đạt được hiệu quả ổn định và bền vững thì cần phải duy
trì một phương pháp thích hợp nhằm tạo ra hứng thú, đồng thời với việc xây
dựng ý thức tự khám phá học hỏi của bản thân các em.
Vậy làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả cao? Học
sinh có thể áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các
nội dung khác nhau trong chính thực tế cuộc sống của các em? Đó chính là vấn
đề đặt ra cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cũng là vấn đề đặt ra cho
bản thân người học – những học sinh bậc học THCS.
Vì thế, để nâng cao hiệu quả tiết học, giúp cho học sinh hứng thú và u
thích bộ mơn Ngữ văn cũng như tích cực, chủ động trong q trình học tập và
tiếp thu kiến thức; đồng thời, học sinh biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết
các vấn đề thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực và phẩm
chất của các em, tôi đã không ngừng học hỏi và áp dụng biện pháp đổi mới “Đổi
mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng


lực của học sinh” tại trường TH&THCS Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh
Hịa Bình.
II. THỰC TRẠNG


2
Năm học 2021 – 2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn
Ngữ văn lớp 8 với tổng số 28 em học sinh. Qua quá trình lên lớp, tơi nhận thấy
có một số khó khăn, vướng mắc như sau:
* Học sinh:
- Ý thức tự học, tự rèn luyện chưa cao.
- Chưa hứng thú tham gia các bài học.
- Còn tâm lý ỷ lại, muốn dựa vào những kiến thức có sẵn, thụ động trong
học tập.
- Chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên chưa ham học hỏi.
* Gia đình:
- Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Phó mặc, giao trách nhiệm hoàn toàn cho giáo viên chủ nhiệm và nhà
trường.
* Giáo viên:
- Bản thân tôi là một giáo viên mới vào nghề nên trong quá trình giảng
dạy, tôi thường chú trọng làm sao để truyền tải hết số lượng, nội dung và kiến
thức của bài chứ chưa chú trọng nhiều đến việc khai thác nội dung và kiến thức
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Chưa phối hợp đa dạng các phương pháp dạy học với các hình thức tổ
chức dạy học nên tiết học không gây hứng thú cho các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Sử dụng Sơ đồ tư duy
Phương pháp dạy học tích cực sử dụng Sơ đồ tư duy có tác dụng tối ưu
trong việc thu hút mọi đối tượng học sinh vào bài học, kích thích khả năng tư

duy, sáng tạo, sự tự tin của học sinh và giúp học sinh dễ dàng nắm bắt cũng như
khắc sâu được lượng kiến thức đã học. Hơn thế nữa bản đồ tư duy có thể được
áp dụng hiệu quả ở bất kì giai đoạn nào trong một bài học hay bất kì dạng bài
tập nào.
Tơi áp dụng Sơ đồ tư duy trong các hoạt động củng cố kiến thức và vận
dụng cuối bài học nhằm mục đích tóm tắt lại nội dung chính của bài vừa học.
Việc áp dụng Sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh củng cố bài học rất tốt.
Nhìn vào sơ đồ tư duy chắc chắn học sinh sẽ trình bày nội dung bài học dễ dàng
hơn. Đặc biệt đối với những học sinh yếu kém hoặc nhút nhát, các em vừa hạn


3
chế về nhận thức, vừa sợ về tâm lý, nếu giáo viên không tạo ra sự gợi mở như
thế này thì có lẽ sẽ khơng bao giờ các em trình bày được một nội dung hoàn
chỉnh trong tiết học.
Dưới đây là một vài ví dụ tơi đã sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc chốt
kiến thức cuối mỗi bài học; tăng cường luyện tập khả năng vận dụng kiến thức
vào làm bài tập và khả năng trình bày cho các em học sinh.
* Khi dạy văn bản Lão Hạc – Ngữ văn 8, tập 1, tôi sử dụng Sơ đồ tư duy
để khái quát hệ thống kiến thức trên máy chiếu (Tivi) vào cuối tiết học.

Sơ đồ tư duy bài: Lão Hạc
* Sau khi học xong bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh, Phương
pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – Ngữ
văn 8, tập 1, tôi yêu cầu học sinh lên bảng lập sơ đồ tư duy ghi lại những ý chính
của bài đã học. Phần này tơi u cầu học sinh thực hiện trên bảng và giới thiệu
cho các bạn và cô giáo nghe trên lớp. Hoặc tôi yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy
của bài vừa học trên giấy và lưu vào hồ sơ học tập của các em.



4

Sơ đồ tư duy của học sinh lớp 8 thực hiện trên lớp sau tiết học

Sơ đồ tư duy của học sinh lớp 8 thực hiện ở nhà
(Bài tập về nhà)
2. Biện pháp 2. Lựa chọn trò chơi phù hợp trong dạy học nhằm tạo
môi trường học tập và giao tiếp cho tất cả các em học sinh


5
Trong phạm vi báo cáo này, tơi xin trình bày một số trị chơi mà tơi đã áp
dụng có hiệu quả và phù hợp trong giảng chương trình Ngữ Văn 8: Trò chơi
“Nhanh tay nhanh mắt”, trò chơi “Tiếp sức”, trị chơi “Ơ chữ”... để đưa vào một
số các tiết dạy cụ thể.
Các trò chơi này được áp dụng trong các giờ học chính khóa, trong các
buổi hoạt động ngồi giờ, hoạt động tập thể…
* Trò chơi 1: “Nhanh tay, nhanh mắt”
- Chuẩn bị: Hai bảng phụ (Giấy A0) có gắn nam châm hoặc sử dụng trực
tiếp bảng đen; những miếng bìa giấy A4 nhiều màu sắc, một mặt được gắn băng
dính hai mặt bên dưới, một mặt ghi sẵn các từ ngữ để học sinh lựa chọn.
- Phạm vi sử dụng: Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố
cuối bài.
- Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 2 đại diện lên bảng chơi bằng
cách chọn trong các từ cho sẵn từ thích hợp để điền vào chỗ trống hoặc cột
trống. Đội nào chọn đúng, nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
- Hiệu quả đạt được: Học sinh được rèn luyện khả năng quan sát, phản
xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em ghi nhớ kiến thức rất tốt.
- Ví dụ: Bài “Nói giảm nói tránh” – Ngữ văn 8, tập 1.


Học sinh lớp 8 tham gia trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt” trong phần
Phần luyện tập của bài “Nói giảm, nói tránh” – Ngữ văn 8, tập 1
* Trị chơi 2: “Tiếp sức”


6
- Phạm vi sử dụng: Có thể vận dụng trị chơi này trong nhiều kiểu bài,
như: các bài Tiếng Việt, các bài tổng kết phần Tiếng Việt, tổng kết phần Văn…
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, từng thành viên trong đội đều được
tham gia trò chơi. Cứ học sinh này lên bảng viết xong hoặc nói xong thì thì học
sinh khác lên thay thế, cứ lần lượt như vậy cho khi các thành viên trong đội
tham gia hết lượt của mình. Đội nào hồn thành bài tập một cách nhanh và chính
xác nhất sẽ chiến thắng.
- Hiệu quả đạt được: Phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, sự nhanh nhẹn về thể chất cũng như tinh thần của học sinh.
- Ví dụ: Bài “Nói quá” – Ngữ văn 8, tập 1.

Học sinh lớp 8 tham gia trò chơi “Tiếp sức” trong phần Luyện tập
của bài “Nói q” – Ngữ văn 8, tập 1
* Trị chơi 3: “Ô chữ”
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một ơ chữ khổ to để trình chiếu hoặc treo
bảng phụ trên bảng gồm các câu hỏi và gợi ý cho câu trả lời.
- Phạm vi sử dụng: Có thể vận dụng trò chơi này trong phần khởi động
hoặc phần củng cố sau mỗi bài học.
- Cách chơi:
+ Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang
theo thứ tự từ trên xuống.
+ Học sinh nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm (Giải ô chữ
hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm).
+ Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được nhiều điểm sẽ thắng.



7
+ Nếu đội nào trả lời sai từ khóa khi cịn nhiều câu hỏi thì sẽ bị loại khỏi
phần thi này.
- Hiệu quả đạt được: Huy động kiến thức về đời sống và văn học của
học sinh; đồng thời, rèn luyện trí thơng minh và phản xạ nhanh cho học sinh.
- Ví dụ: Bài “Lão Hạc” của Nam Cao – Ngữ văn 8, tập 1
CHUẨN BỊ:
* Thiết kế ơ chữ:
1

C

A

I

L

2

T

Ù

V

À


T

R

O

N

G

L



N

H



U

C



N

N


A

M

Đ



N

H



C

Đ

I



N

3
4
5
6

L


L

Ã

O



H



G

M



C

* Thiết kế câu hỏi:
- HÀNG NGANG:
Câu số 1. Gồm 5 chữ cái. Người chỉ huy một tốp lính lệ được gọi là gì?
Câu số 2. Gồm 4 chữ cái. Dụng cụ làm bằng sừng trâu hoặc vỏ ốc to,
dùng làm báo hiệu?
Câu số 3. Gồm 11 chữ cái. Tên đoạn trích được học trong chương trình
của tác giả Ngun Hồng?
Câu số 4. Gồm 6 chữ cái. Kẻ hầu hạ gần gũi, thân cận được gọi là gì?
Câu số 5. Gồm 7 chữ cái. Quê của nhà văn Nguyên Hồng ở đâu?

Câu số 6. Gồm 7 chữ cái. Người làm ruộng khỏe mạnh được gọi là gì?
- HÀNG DỌC:
Gợi ý: Từ khóa là những chữ trong hàng dọc được in đậm. Đây là nhân
vật chính trong tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
- ĐÁP ÁN:


8
Hàng ngang: 1. CAI LỆ; 2. TÙ VÀ; 3. TRONG LÒNG MẸ; 4. HẦU
CẬN; 5. NAM ĐỊNH; 6. LỰC ĐIỀN.
Hàng dọc: LÃO HẠC.

Học sinh lớp 8 tham gia trò chơi “Ô chữ” trong phần Khởi động của
bài “Lão Hạc” – Ngữ văn 8, tập 1
3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các
hoạt động ngoại khóa của bộ mơn Ngữ văn
Tổ chức cho học sinh thực hiện trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoại
khóa với các chủ đề liên quan đến bộ mơn Ngữ văn, như: sân khấu hóa tác phẩm
văn học, thi đóng kịch về các nhân vật trong các tác phẩm văn học, tìm hiểu các
tác giả và tác phẩm ở địa phương, quê hương...


9

Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Tấm Cám
trong chương trình trải nghiệm sáng tạo cấp THCS


10


Thi đóng kịch về các nhân vật trong các tác phẩm văn học
IV. HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Thực hiện các biện pháp này, học sinh đã được trải nghiệm học tập và
củng cố kiến thức thông qua việc lập các sơ đồ tư duy, tham gia chơi các trò
chơi, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoại khóa trong phạm vi
chương trình Ngữ Văn 8. Các biện pháp đã góp phần rèn kỹ năng hợp tác, hoạt
động nhóm, kỹ năng đưa ra quyết định, ni dưỡng tình cảm đối với mơn học.
Đồng thời, tránh được tâm lí “ngại” học Văn. Từ đó, học sinh u thích và tự tin
hơn trong học tập. Với các giải pháp trên thì số học sinh thích học mơn Ngữ Văn
được nâng lên một cách rõ rệt. Khi được hỏi đa số các em đều trả lời thích học,
hiểu bài hơn đối với những tiết có áp dụng tổ chức trị chơi, được vẽ sơ đồ tư
duy hoặc rất hào hứng khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và
hoạt động ngoại khóa. Sự hứng thú trong học tập bộ môn đã tăng lên thể hiện
qua bảng khảo sát dưới đây:
Thái độ

Rất
thích

1. Phương pháp trị chơi và kỹ thuật sơ
đồ tư duy có gây hứng thú cho em
khơng?

28/28
(100%)

Thích

Bình
thường


Khơng
thích

0

0

0

0

0

2. Với các tiết học có sử dụng kỹ thuật 25/28
3/28
sơ đồ tư duy và phương pháp trò chơi,
(89,2%) (10,8%)
em thấy hiểu bài hơn không?


11
3. Khi được chủ động chiếm lĩnh tri 25/28
3/28
thức, em có thấy u mơn Ngữ văn hơn
(89,2%) (10,8%)
khơng?

0


0

Nhờ đó mà điểm kiểm tra giữa học kì I mơn Ngữ Văn 8 được tăng lên rõ
rệt so với điểm kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học. Cụ thể như sau:
Xếp loại học lực môn Ngữ Văn 8
Tổng
số HS

(Số eliệu, tỉ lệ %)
Giỏi

Khá

0

0

(0%)

(0%)

2

5

(7,1%
)

(17,9
%)


Trước khi áp dụng
biện pháp
(Bài khảo sát đầu
năm học 2021-2022)

28

TB

Yếu

Kém

9

8

11

(32,1% (28,6% (39,3%
)
)
)

Sau khi áp dụng
biện pháp
(Bài kiểm tra giữa
HK I năm học 20212022)


28

13

5

3

(46,4% (17,9% (10,7%
)
)
)

Kết quả đó cho thấy rõ việc “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
văn 8 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” đã góp phần nâng
cao chất lượng học sinh. Các em tự giác, tích cực, chủ động trong việc tìm tịi
kiến thức. Đa số học sinh đã say mê mơn học và từ đó chăm học, học tốt hơn.
V. KẾT LUẬN.
Sau khi áp dụng biện “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 8
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” vào thực tiễn giảng dạy,
tôi nhận thấy:
- Biện pháp phù hợp với học sinh và thực tiễn của trường TH&THCS
Chiềng Châu, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Biện pháp giúp nâng cao hứng thú, chất lượng học tập.
- Biện pháp giúp hình thành và củng cố những phẩm chất, năng lực cho
học sinh như:
+ Phẩm chất: Biết yêu thương, tự chủ, trách nhiệm.


12

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực
giao tiếp và năng lực hợp tác.
Tôi tin rằng, các biện pháp đổi mới của tơi có thể áp dụng đối với tất cả
các trường trong địa bàn huyện.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng địa phương, cơ sở vật chất của nhà
trường cũng như năng lực của học sinh và năng lực của giáo viên mà các trường
lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp đối với học sinh nơi mình
cơng tác. Bên cạnh đó tùy theo từng nội dung kiến thức, kĩ năng, năng lực cần
đạt của từng bài để tiến hành các hoạt động sao cho phù hợp đem lại hiệu quả
cao trong quá trình giảng dạy.
Như vậy, áp dụng biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
văn 8 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” vào giảng dạy là
việc làm cần thiết, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạy và học mơn
Ngữ văn. Để làm tốt được việc này cần phải kiên trì, sáng tạo và phải có tính hệ
thống cao.
Theo đó, rất cần sự quan tâm đúng mức của xã hội, của ngành giáo dục,
của nhà trường và của gia đình học sinh đối với việc học và dạy Ngữ văn ở bậc
học THCS cũng như việc đầu tư trang thiết bị vật chất cho quá trình dạy và học
bộ mơn này.
Với báo cáo biện pháp đổi mới này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung
cho những gì cịn thiếu sót để hồn thiện hơn. Từ đó có hướng phổ biến báo cáo
khơng chỉ ở khối lớp 8 của trường mà có thể triển khai sâu rộng tới các khối 6,
7, 9 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin chân thành cảm ơn !

NGƯỜI BÁO CÁO



13

..


14

..


15

Đề kiểm tra học kì II
Môn: Ngữ văn 8
( Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I : Văn- Tiếng Việt ( 5 điểm).
Cho câu thơ sau:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
a) Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh
khổ thơ.
b) Đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó.
c) Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đợc sử
dụng rất sáng tạo trong hai câu thơ:
Cánh buồm giơng to nh mảnh hồn làng
Rớn thân trắng bao la thâu góp gió
d) Cho câu văn: ở sáu câu thơ trên, với những vần thơ
bình dị mà gợi cảm, Tế Hanh đà vẽ ra một bức tranh tơi
sáng, sinh động về một làng quê miền biển trong cảnh
ra khơi đánh cá.

HÃy thay đổi trật tự từ của câu văn trên thành một câu với
cách diễn đạt khác mà ý nghĩa không thay đổi.
e) Lấy câu văn đà cho hoặc câu em vừa biến đổi ở trên làm
câu chủ đề, hÃy triển khai thành một đoạn văn nghị luận 5-7
câu theo cách diễn dịch.Trong đoạn văn có sử dụng một câu
hỏi tu từ (gạch chân câu văn đó).
Phần II: Tập làm văn ( 5 điểm)
Một số bạn trong trờng/lớp em chỉ ham mê trò chơi điện
tử mà tỏ ra thờ ơ, sao lÃng với việc học hành. Em hÃy chứng
minh cho bạn thấy sự ham mê đó có rất nhiều tác hại và khuyên
nhủ bạn hÃy tránh xa nó.


16

Đáp án- Biểu điểM
Phần văn- Tiếng việt:
Câu
Đáp án
1
- Chép đúng, đủ 5 câu thơ tiếp theo.
2

3

4

Biểu điểm
1 điểm.Trừ
0,25 điểm

một lỗi.
0,25
- Đoạn thơ đợc trích trong văn bản Quê đỉêm/ 1 ý
hơng của nhà thơ Tế Hanh.
- Sáng tác năm 1939, khi TÕ Hanh 17 ®óng.
ti, ®ang häc ë H (in trong tập - 0,25 điểm
Nghẹn ngào (1939), sau in lại trong tập
Tổng: 0,5 đ
Hoa niên (1945).
- Chỉ rõ phép so sánh: cánh buồm giơng to nh mảnh hồn làng.
- Tác dụng: + Nhờ phép so sánh ấy mà
cánh buồm no gió lúc ra khơi bỗng trở
nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Với
cách so sánh độc đáo đó cánh buồm
đà trở thành biểu tợng của linh hồn làng
chài.
+ Qua đó thể hiện tình yêu quê hơng
tha thiết và hồn thơ lÃng mạn của Tế
Hanh.

- Chỉ rõ :0,

- Nêu tác
dụng: 0,5 đ.

Tổng:
điểm.

- Có nhiều cách thay đổi trật tự từ 0,5 điểm.
trong câu:

+Bức tranh tơi sáng, sinh động về một
làng quê miền biển trong cảnh ra khơi
đánh cá đà đợc Tế Hanh đà vẽ ra bằng
những vần thơ giản dị trong sáu câu
thơ trên.
+ Với những vần thơ bình dị mà gợi
cảm, Tế Hanh đà vẽ ra một bức tranh tơi sáng, sinh động về một làng quê

1


17
miền biển trong cảnh ra khơi đánh cá
ở sáu câu thơ trên.

5

* Hình thức: - Đoạn văn diễn dịch, từ 710 c©u.
- Cã sư dơng 1 c©u hái tu tõ, gạch chân.
* Nội dung : Triển khai đợc các ý sau:
- Câu chủ đề:
- Thân đoạn:
+ khung cnh lng chài vụ cựng sinh
ng, tơi tắn: Tri trong giú nh – sớm
mai hồng”. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực
rỡ nắng hồng của buổi bình minh báo hiệu
mét ngày mới với bao nhiêu hi vọng, với
tinh thần hăng hái, phấn chấn của con
người.
+

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt
trường
giang
-> bức tranh lao động đầy hứng khởi và
dạt dào sức sống.
-> Con thuyền được so sánh như con tuấn
mã làm cho câu thơ có cảm giác như
mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn
khởi của những người dân chài.
-> Những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt”
diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vơ
cùng dũng mãnh của con thuyền.
+ Con thuyền căng buồm ra khơi với tư
thế
hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn
làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
->Cánh buồm trắng quen thuộc nay trở
nên vừa thơ mộng vừa hoành tráng. Phép
so sánh nó vừa vẽ nên chính xác hình thể
vừa gợi được linh hồn của sự vật.
->Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ -> một
không gian mở ra đến vơ cùng, vơ tận,

0,25 ®iĨm.
0,25 ®iĨm
0,25 ®iĨm

1,25 ®iĨm


18
con người không nhá nhoi đơn độc mà
ngược lại rÊt ch ng, lm ch thiờn
nhiờn.

Phần tập làm văn:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
- VĐ nghị luận: Tác hại của trò chơi điện tử.
- Đối tợng hớng tới : Một số bạn ham thích trò chơi điện tử.
- Mục đích : Bạn hiểu đợc tác hại và tránh xa trò chơi điện tử.
2. Lập dàn ý :
a) Mở bài :
- Giới thiệu về trò chơi điện tử, mạng intơnet hiện nay để dẫn
dắt nêu vấn đề bàn luận.
b) Thân bài :
- Giải thích về trò chơi điện tử : Trò chơi điện tử còn gọi là
game, l một loại trị chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính,
chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được.
- Mét sè hiÖn tợng ham chơi điện tử quá mức của HS ở trờng,
lớp hiện nay.
+ Những suy nghĩ, lý luận sai lầm của các bạn khi chơi điện
tử (cho rằng mình tân tiến, theo kịp sự hiện đại, việc học
hành có thể từ từ học)
- Phân tích tác hại của việc chơi điện tử đối với HS (tốn thời
gian, ham mê quá mức khó dứt ra đợc, học hành sa sút, bỏ bê
công vệc, trộm tiền của bố mẹ, đầu óc trống rỗng, cuối năm

phải ở lại lớp)
- Chúng ta cần làm gì để giúp đỡ các bạn tránh xa tệ nạn đó?
(Phơng hớng hành động)
c) Kết bài :
- Lời khuyên bạn hÃy tránh xa trò chơi điện tử khi cha muộn.
3. Biểu điểm
- Điểm 8,9,10: + đầy đủ 3 phần Mb-Tb-Kb


19
+ Nội dung: đầy đủ luận điểm. Luận điểm chặt chẽ, đúng
vấn đề, sâu sắc
+ Lời văn sáng rõ, ngắn gọn, sâu sắc, giàu tính thuyết
phục.Có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
+ Sạch đẹp, đúng chính tả
- Điểm 5,6,7: + đủ 3 phần
+ cha rõ ràng, hoặc thiếu luận điểm.
+ Mắc nhiều lỗi chính tả
- Điểm 2,3,4: + thiếu Mb/ Kb.Thân bài viết sơ sài
+ lộn xộn,sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1: Không làm đợc gì.



×