Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 11 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................................................. 3
PHẦN I: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng ................................................................................................. 3
Định nghĩa bản chất và hiện tượng ................................................ 3

1.
a.

Khái niệm ....................................................................................... 3

b.

Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật................................. 4
Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ................... 4

2.

3.

a.

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. ............ 4

b.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.................................... 5

c.

Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng.......................................... 6


Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................. 7

PHẦN II: Vận dụng thực tế ................................................................................. 9
Kết luận ................................................................................................................ 12


Lời nói đầu
Thực tế trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào xảy ra trong tự nhiên và xã hội đều có những khía cạnh bên ngồi mà
giác quan con người có thể nhận thức và đánh giá chính xác được. Nhưng bên
cạnh đó cũng có những khía cạnh, những mối liên hệ bên trong bị ẩn đi đằng sau
sự vật mà chỉ có thể dùng nhận thức lý tính hay cịn gọi là tư duy trừu tượng để
phân tích thật kĩ mới có thể kết luận chính xác được.
Các khía cạnh xuất hiện bên ngoài được gọi là hiện tượng, và những khía
cạnh bên trong được gọi là bản chất. Trên thực tế, mọi sự vật và mọi q trình
ln tồn tại hai khía cạnh này và chúng ln vận động và phát triển cùng nhau.
Vì vậy, khi xem xét các sự vật, quá trình trong tự nhiên và xã hội, chúng ta cần
phân biệt được đâu là bản chất, đâu là hiện tượng để tránh nhầm lẫn dẫn đến
nhìn nhận sai về sự vật và q trình đó. Q trình từ bản chất đến hiện tượng
giúp con người rút ra những kết luận đúng đắn nhất. Vì vậy muốn nhận thức một
cánh chính xác về đối tượng thì khơng nên dừng lại ở vài hiện tượng đơn lẻ mà
cần phải phân tích, tổng hợp nhiều hiện tượng một cách chặt chẽ để tìm ra bản
chất thực sự của nó.
Và khi đã hiểu được định nghĩa về bản chất và hiện tượng, chúng ta lại đặt ra
một câu hỏi: Nó có ý nghĩa như thế nào khi vận dụng vào thực tế ? Đó là lí do của
đề tài sau: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu,
học tập của sinh viên”.

PHẦN I: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện

chứng giữa bản chất và hiện tượng
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
a. Khái niệm


Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và được thể
hiện qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, các mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể
hiện bản chất của đối tượng.
Ví dụ: Bản chất của âm thanh là sóng cơ học, được tạo nên bởi sự dao động
của các phân tử trong khơng khí. Cịn hiện tượng cộng hưởng âm (khi có hai hoặc
nhiều sóng âm giao nhau) là biểu hiện của tính chất sóng.
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất
với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung khơng phải là bản
chất. Ví dụ: Con người ai cũng có cảm xúc: vui, buồn, tức giận,… Đó là điểm
chung nhưng không phải là bản chất của con người. Mặt khác, bản tính của con
người là vị kỷ. Đó vừa là điểm chung, vừa là bản chất.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc. Tuy
nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ
biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của
nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật. Ví
dụ: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, thể hiện bản
chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng
hóa.
2.

Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng


a. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan.
Các nhà chủ nghĩa duy tâm chủ quan không thừa nhận sự tồn tại khách quan
của bản chất và hiện tượng. Họ cho rằng, bản chất không thực sự tồn tại, bản chất
chỉ là một định nghĩa mà con người bịa đặt ra, còn hiện tượng chỉ tồn tại dựa trên
những cảm nhận chủ quan của con người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm


khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó khơng phải là
cái vốn có của sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lê-nin cho rằng hai phạm
trù bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, tự có, khơng do ai sáng tạo ra.
Lí do là vì mọi sự vật đều được tạo nên từ những yếu tố xác định. Các yếu tố này
liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ khách quan, đan xen và gắn bó với
nhau. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên
hệ tất nhiên đó tạo nên bản chất của sự vật. Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan
gắn liền với sự vật. Còn hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất để con
người nhận thức, cũng là cái khách quan và không phải do cảm giác chủ quan của
con người quyết định.
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Mọi sự vật đều là một thể thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất
và hiện tượng tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ,
chằng chịt, đan xen nhau, khơng thể tách rời. Khơng có bản chất nào tồn tại thuần
tuý tách rời hiện tượng, ngược lại không có hiện tượng nào lại khơng là sự biểu
hiện của một bản chất nhất định. Để nhấn mạnh sự thống nhất này:
“Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”
— V.I.Lenin
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thơng qua hiện tượng, cịn hiện tượng
bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.

“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng”
— G.V.P Hêghen
Thứ hai, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau. Bất kỳ bản
chất nào cũng được biểu hiện thông qua nhiều hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định, hoặc nhiều
hoặc ít. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy. Bản chất khác nhau sẽ


bộc lộ ra qua các hiện tượng khác nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ
thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và,
nếu có một bản chất mới xuất hiện thì cũng sẽ xuất hiện những hiện tượng mới
phản ánh bản chất mới.
Ví dụ, qua mỗi chế độ xã hội, bản chất và hiện tượng của chế độ đó sẽ có sự
thay đổi rõ rệt. Chế độ phong kiến có bản chất bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị qua chế độ chiếm hữu ruộng đất và áp bức nhân dân lao động. Bản chất đó
được nhìn nhận rõ qua các hiện tượng là giai cấp địa chủ gắn liền với các đặc
quyền sở hữu ruộng đất, cịn nhân dân thì bị bóc lột bởi sưu cao thuế nặng. Sang
chế độ tư bản, bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị
thặng dư đối với giai cấp vơ sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều
hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa giai cấp vơ sản, nạn thất
nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v…
=> Khi xã hội thay đổi từ chế độ phong kiến sang tư bản, khơng cịn tầng lớp địa
chủ, q tộc, khơng cịn chế độ sở hữu ruộng đất và cũng khơng cịn hiện tượng
áp bức bóc lột nhân dân qua hình thức tơ thuế. Tương tự, khi chế độ tư bản biến
mất, khơng cịn giai cấp tư sản, khơng cịn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các
hiện tượng tư bản trên cũng sẽ mất đi theo.
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng

c.


Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất
biện chứng, nghĩa là chúng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. Nói cách khác, khơng
phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hồn tồn mà cịn bao hàm cả sự mâu
thuẫn lẫn nhau.
“Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau
thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa”
— Các Mác
Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện
ở chỗ:


Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong hiện thực khách quan,
còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên ngoài của hiện thực ấy. Chúng thống nhất với
nhau ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và hiện tượng là
biểu hiện của một bản chất nhất định. Về cơ bản chúng phù hợp với nhau, tuy
nhiên, không bao giờ phù hợp hoàn toàn.
Thứ hai, bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quyết định sự tồn tại và phát
triển của sự vật, còn hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh cá biệt. Vậy nên bản
chất khơng biểu hiện hoàn toàn ở một hiện tượng nhất định mà biểu hiện thông
qua nhiều hiện tượng khác nhau. Ngược lại, mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía
cạnh của bản chất trong một trường hợp xác định. Nhiều khi hiện tượng phản ánh
không đúng hoặc xuyên tạc bản chất thực sự ban đầu.
Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, cịn hiện tượng là cái
thường xuyên biến đổi. Bởi vì những nội dung mà hiện tượng phản ánh không chỉ
được quyết định bởi bản chất mà cịn được quyết định bởi điều kiện mơi trường
bên ngồi nó. Điều kiện bên ngồi biến đổi thì hiện tượng được bộc lộ ra cũng
biến đổi.
Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không
bám "chắc", không "ngồi vững" bằng "bản chất".
— V.I.Lenin

Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng chung quy là do những gì hiện tượng
bộc lộ ra khơng hồn tồn chính xác với bản chất. Hiện tượng không biểu hiện ra
bên ngoài dưới dạng y nguyên như bản chất ban đầu mà đã bị tác động hoặc ít
hoặc nhiều, bị cải biến, bóp méo bởi điều kiện mơi trường, đơi khi còn xuyên tạc
nội dung, sự thật của bản chất bên trong. Vì vậy, muốn nhận thức chính xác bản
chất sự vật chúng ta không nên chỉ dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng đơn lẻ
mà phải thông qua phân tích kĩ càng, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, do bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ ràng
buộc, khơng tách rời nhau, bản chất thì ẩn dấu sâu kín bên trong sự vật cịn hiện


tượng thì lại là cái biểu hiện ra bên ngồi của bản chất dưới hình thức đã bị cải
biến, cho nên, muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải xuất phát từ các
hiện tượng, quá trình thực tế.
Và vì một bản chất có thể biểu hiện ra bằng nhiều hiện tượng khác nhau và
mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh nhất định của bản chất, cho nên, khi
xem xét một sự vật hay quá trình, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở những hiện
tượng bên ngoài mà phải đi sâu, đào bới cái bên trong rồi tổng hợp đầy đủ, liên
kết với nhau, để tìm ra đúng bản chất thực sự của nó.
Thứ hai, bản chất là cái tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định
sự vận động phát triển của sự vật, cịn hiện tượng là cái khơng ổn định, cái không
quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, hơn nữa hiện tượng nhiều khi còn
xuyên tạc bản chất, cho nên, nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải
tiến tới nhận thức bản chất của sự vật. Tuy nhiên, trong một hoàn cảnh và phạm
vi nhất định, chúng ta không thể nắm rõ hết tất cả các hiện tượng phản ánh bản
chất. Do vậy, nên ưu tiên việc xem xét các hiện tượng điển hình trong hồn cảnh
điển hình. Dĩ nhiên, kết quả của cách xem xét này không thể phản ánh đầy đủ và
chính xác bản chất một cách hồn hảo, mà chỉ phản ảnh một cấp độ nhất định của
nó. Nhận thức bản chất của một sự vật là một quá trình đi từ hiện tượng đến bản

chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Nó vơ cùng phức tạp, cơng
phu và khơng có điểm dừng.
“Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô tận, từ hiện tượng đến bản chất, từ
bản chất cấp một, nếu có thể nói vậy, đến bản chất cấp hai v.v…
cứ thế mãi”
—V.I. Lê Nin
Thứ ba, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, vốn có
của sự vật, hiện tượng, bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện
chứng và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của
bản chất, tạo ra sự chuyển hoá của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nên các


phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi bằng
các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.

PHẦN II: Vận dụng thực tế
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan
hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của
sinh viên.
Về vai trò và ý nghĩa, phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm trù
bản chất – hiện tượng nói riêng đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát
đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng việc
đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn và là một
hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có
thể đem lại phương pháp giải thích những q trình phát triển diễn ra trong thế
giới, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ từ lĩnh vực nghiên
cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cụ thể ở đây, ta sẽ nói về ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu và học tập của sinh viên.
Thứ nhất, quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng của cặp

phạm trù bản chất và hiện tượng giúp sinh viên chúng ta định hướng nguyên tắc
nghiên cứu và học tập: Muốn nhận thức rõ được bản chất của đối tượng nghiên
cứu, học tập thì cách duy nhất phải tìm hiểu sâu, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng,
quá trình thực tế.
Ví dụ, trong mơn học lịch sử, chúng ta được học về nhà nước phong kiến.
Trước tiên, ta phải tìm hiểu về các đặc trưng giai cấp, tình trạng xã hội bấy giờ.
Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ,
phong kiến và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác như thợ thủ cơng, thị
dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác
nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận


đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp
bức, bóc lột nặng nề, do vậy, đấu tranh giai cấp trong xã hội thường xun xảy
ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện
pháp có thể, đẩy người nơng dân vào những “đêm trường trung cổ”. Từ các hiện
tượng cụ thể trên, ta mới có thể kết luận bản chất giai cấp của nhà nước phong
kiến là bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là công cụ để thực
hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc phong
kiến trong xã hội; được xây dựng trên cơ sở của phương thức sản xuất phong kiến
mà nền tảng là nền kinh tế dựa trên sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối
với ruộng đất cũng như một số tư liệu sản xuất khác, và sở hữu cá thể của của
nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ.
Thứ hai, quá trình tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu, học tập sẽ là
một quá trình tư duy vơ cùng lâu dài, phức tạp. Đó là q trình sinh viên phải tìm
hiểu từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc, từ bản
chất sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn,… Khi tổng hợp các hiện tượng, sinh viên
nên đặt đối tượng nghiên cứu vào các môi trường, điều kiện hồn cảnh khác nhau,
bởi vì mơi trường bên ngồi làm cho hiện tượng bộc lộ ra bị tác động hoặc ít hoặc
nhiều. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được bản chất cấp I, và như thế chưa phải là hết.

Từ bản chất cấp I, sinh viên lại có thể nghiên cứu, nghiền ngẫm thêm để tổng hợp
ra bản chất II, và từ cấp II đến cấp III, cứ như thế mãi…
Ví dụ, khi nghiên cứu về một ngun tố hố học, các nhà khoa học đã cùng nhau
khám phá ra bản chất của nguyên tử là sự tương tác của điện tử và hạt nhân.
Mặc dù ban đầu nguyên tử có nguồn gốc chỉ những hạt khơng thể phân chia nhỏ
hơn nữa, nhưng như ngày nay đã biết nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp
của nhiều hạt hạ nguyên tử. Các hạt thành phần của nguyên tử là electron,
proton và neutron. Đó là bản chất cấp I. Sau một thời gian dài, các nhà khoa
học lại khám phá ra lượng tử. Những nguyên lý của cơ học lượng tử đã mơ tả
thành cơng các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là nền tảng cho lý
thuyết nguyên tử và hạt hạ nguyên tử. Đây là bản chất cấp II của nguyên tử. Có


thể nói, q trình tìm hiểu, nghiên cứu là kéo dài vơ tận, khơng bao giờ kết thúc.
Có thể trong tương lai, bản chất cấp III cũng sẽ sớm được phát hiện.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và học tập, sinh viên phải xem xét đối
tượng nghiên cứu dưới nhiều hiện tượng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên trong thực tế, các loại nguồn lực là có hạn nên trong một phạm vi hồn
cảnh và thời gian nhất định, sinh viên khó có thể xem xét hết tồn bộ các hiện
tượng có thể xảy ra. Do vậy, sinh viên nên thu hẹp phạm vi để xem các hiện tượng
điển hình trong các hồn cảnh điển hình. Tuy kết quả của việc xem xét này không
thể phản ánh đầy đủ bản chất thực sự của sự vật nhưng nó cũng đã phản ánh bản
chất đến một cấp độ nhất định. Cũng vì lẽ đó, khi tổng kết nghiên cứu, sinh viên
nên đưa ra kết luận của mình một cách hết sức thận trọng.
Ví dụ, khi nghiên cứu về dự án cải thiện giấc ngủ, Hội Y học Việt Nam cần
có nhiều người khác nhau tham gia ngủ dưới những điều kiện, tác động khác nhau.
Tuy nhiên, khảo sát hết toàn bộ mọi người là bất khả thi. Vì vậy, họ tuyển 200 tình
nguyện viên: những người có giấc ngủ khoẻ mạnh, hoặc người gặp vấn đề trong
việc đi vào giấc ngủ để tham gia vào dự án. Mặc dù 200 chỉ là con số nhỏ so với
toàn bộ người ở Việt Nam nhưng nó đã phản ánh một lượng lớn thông tin để cung

cấp cho ngành y tế, từ đó tiếp tục phân tích, tổng hợp để nhận diện được các rối
loạn thường gặp, có thể định hướng điều trị các chứng bệnh liên quan đến thần
kinh, giấc ngủ cho bệnh nhân trong tương lai.
Cuối cùng, mọi đối tượng đều được tạo thành từ sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập, nên mọi đối tượng luôn không ngừng phát triển. Mà bản chất
là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định
bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng. Nên khi sự vật phát
triển thì bản chất cũng thay đổi để tạo ra sự chuyển hoá của đối tượng từ dạng này
sang dạng khác. Vì thế các phương pháp đã áp dụng vào hoạt động nghiên cứu cũ
trước đây cũng cần sinh viên đổi mới, sáng tạo bằng các phương pháp mới, phù
hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh trong học tập và công việc.


Kết luận
Phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt là cặp phạm trù bản chất - hiện
tượng đã định hướng và đề ra các nguyên tắc tương ứng trong q trình nhận thức
và áp dụng thực tiễn. Và nó là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất trong
khoa học, bởi vì chỉ nó mới có thể cung cấp một phương pháp giải thích cho những
gì đang diễn ra trên thế giới, giải thích các mối quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh
vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cùng với sự tích luỹ tri thức, cặp phạm trù bản chất và hiện tượng vừa thống
nhất, vừa đối lập nhau, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau đã dẫn
nhận thức chúng ta vươn tới sự phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng
tương ứng.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đặc biện là giai đoạn
hội nhập quốc tế này, nền kinh tế, xã hội đang địi hỏi những lao động mới có chất
lượng cao hơn, thích ứng nhanh hơn, nhạy bén với cuộc sống. Là một sinh viên
năm nhất của trường đại học kinh tế Quốc dân, qua việc nghiên cứu cặp phạm trù
bản chất và hiện tượng, bản thân em đã củng cố, xây dựng thêm cho mình được

một nền tảng thế giới quan vững chắc hơn để giúp em định hướng nguyên tắc và
vận dụng tư duy, chuẩn bị hành trang tương lai để áp dụng vào trong nghiên cứu
và trong cuộc sống.



×