Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.17 KB, 23 trang )

lOMoARcPSD|9242611

Họ và tên
: Nguyễn Thị Hà Quyên
MãDỤC
số sinh
viên
11217470
BỘ GIÁO

ĐÀO: TẠO
45 DÂN
TRƯỜNG ĐẠISTT
HỌC KINH TẾ :QUỐC
Lớp TC
: LLNL1105(121)_09
GV hướng dẫn
: TS. Lê Thị Hồng

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên”

Nghệ An- 12/2021


lOMoARcPSD|9242611

A.MỞ ĐẦU


Thực tế trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng khi xem
xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra trong tự nhiên và xã
hội đều có những khía cạnh bên ngồi mà giác quan con
người có thể nhận thức và đánh giá chính xác được. Nhưng
bên cạnh đó cũng có những khía cạnh, những mối liên hệ bên
trong bị ẩn đi đằng sau sự vật mà chỉ có thể dùng nhận thức
lý tính hay cịn gọi là tư duy trừu tượng để phân tích thật kĩ
mới có thể kết luận chính xác được.
Các khía cạnh xuất hiện bên ngồi được gọi là hiện
tượng, và những khía cạnh bên trong được gọi là bản chất.
Trên thực tế, mọi sự vật và mọi q trình ln tồn tại hai khía
cạnh này và chúng luôn vận động và phát triển cùng nhau. Vì
vậy, khi xem xét các sự vật, quá trình trong tự nhiên và xã
hội, chúng ta cần phân biệt được đâu là bản chất, đâu là hiện
tượng để tránh nhầm lẫn dẫn đến nhìn nhận sai về sự vật và
q trình đó. Q trình từ bản chất đến hiện tượng giúp con
người rút ra những kết luận đúng đắn nhất. Vì vậy muốn nhận
thức một cách chính xác về đối tượng thì khơng nên dừng lại
ở vài hiện tượng đơn lẻ mà cần phải phân tích, tổng hợp nhiều
hiện tượng một cách chặt chẽ để tìm ra bản chất thực sự của
nó.
Và khi đã hiểu được định nghĩa về bản chất và hiện
tượng, chúng ta lại đặt ra một câu hỏi: Nó có ý nghĩa như thế
nào khi vận dụng vào thực tế ? Đó là lí do của đề tài sau đây:
“Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc
nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập
của sinh viên”.
1



lOMoARcPSD|9242611

B.NỘI DUNG
PHẦN I: Quan điểm biện chứng duy vật về mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
a. Khái niệm

3


lOMoARcPSD|9242611

 Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự
vận động, phát triển của đối tượng và được thể hiện
mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
 Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các
mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên
ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện
của bản chất đối tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó khơng có bất cứ mối quan
hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con
người theo đúng nghĩa. Còn màu da cụ thể của một người nào
đó là trắng, vàng hay đen… chính là hiện tượng, là vẻ bề
ngoài.
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung,

nhưng không đồng nhất bản với cái chung. Có cái chung là
bản chất, nhưng có cái chung khơng phải là bản chất. Ví dụ :
Con người ai cũng có cảm xúc: vui, buồn, tức giận, … Đó là
điểm chung nhưng khơng phải là bản chất của con người. Mặt
khác, bản tính của con người là vị kỷ. Đó vừa là điểm chung,
vừa là bản chất.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại,
hay cùng một bậc. Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng
nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt,
một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp
của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và
phong phú hơn quy luật. Ví dụ : Quy luật giá trị là quy luật
kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, thể hiện bản chất của
2


lOMoARcPSD|9242611

sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của
sản xuất hàng hóa.

2.

Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện

tượng
a. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan
Các nhà chủ nghĩa duy tâm chủ quan không thừa nhận
sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng. Họ cho
rằng, bản chất không thực sự tồn tại, bản chất chỉ là một định

nghĩa mà con người bịa đặt ra, còn hiện tượng chỉ tồn


lOMoARcPSD|9242611

tại dựa trên những cảm nhận chủ quan của con người. Những
người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự
tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó khơng phải là cái vốn
có của sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lê-nin
cho rằng hai phạm trù bản chất và hiện tượng đều tồn tại
khách quan, tự có, khơng do ai sáng tạo ra. Lí do là vì mọi sự
vật đều được tạo nên từ những yếu tố xác định. Các yếu tố
này liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ khách quan,
đan xen và gắn bó với nhau. Trong đó có những mối liên hệ
tất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó
tạo nên bản chất của sự vật. Vậy, bản chất là cái tồn tại
khách quan gắn liền với sự vật. Còn hiện tượng là biểu hiện ra
bên ngoài của bản chất để con người nhìn nhận, nên hiện
tượng cũng là cái khách quan và không phải do cảm giác chủ
quan của con người quyết định.
Như vậy, bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách
quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể tồn tại thiếu
cái kia.
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Mọi sự vật đều là một thể thống nhất giữa bản chất và
hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan, giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, chằng chịt, đan xen
nhau. Khơng có bản chất nào tồn tại thuần t tách rời hiện
tượng, ngược lại khơng có hiện tượng nào lại không là sự biểu

hiện của một bản chất nhất định. Để nhấn mạnh sự thống
nhất này :
“Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”
— V.I. Lenin

4


lOMoARcPSD|9242611

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở
chỗ :
 Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ ra thơng qua hiện
tượng, cịn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của
bản chất.
“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng”
— G.V.P Hêghen


lOMoARcPSD|9242611

 Thứ hai, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với
nhau. Bất kỳ bản chất nào cũng được biểu hiện thông
qua nhiều hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào
cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất
định, hoặc nhiều hoặc ít. Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra
qua hiện tượng ấy. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra qua
các hiện tượng khác nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện
tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện
tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Và, nếu có một bản

chất mới xuất hiện thì cũng sẽ xuất hiện những hiện
tượng mới phản ánh bản chất mới.
Ví dụ, qua mỗi chế độ xã hội, bản chất và hiện tượng của chế
độ đó sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Chế độ phong kiến có bản chất
bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị qua chế độ chiếm hữu
ruộng đất và áp bức nhân dân lao động. Bản chất đó được
nhìn nhận rõ qua các hiện tượng là giai cấp địa chủ gắn liền
với các đặc quyền sở hữu ruộng đất, cịn nhân dân thì bị bóc
lột bởi sưu thuế nặng nề. Sang chế độ tư bản, bản chất của
chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư
đối với giai cấp vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra
ở nhiều hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa
giai cấp vơ sản, nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo
chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v…
=> Khi xã hội thay đổi từ chế độ phong kiến sang tư bản,
khơng cịn tầng lớp địa chủ, q tộc, khơng cịn chế độ sở hữu
ruộng đất và cũng khơng cịn hiện tượng áp bức bóc lột nhân
dân qua hình thức tơ thuế. Tương tự, khi chế độ tư bản biến
mất, khơng cịn giai cấp tư sản, khơng cịn chế độ bóc lột giá
trị thặng dư thì các hiện tượng tư bản trên cũng sẽ mất đi
theo.

6


lOMoARcPSD|9242611

c. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây
là sự thống nhất biện chứng, nghĩa là chúng vừa thống nhất

vừa mâu thuẫn. Nói cách khác, khơng phải bản chất và hiện
tượng phù hợp nhau hồn tồn mà cịn bao hàm cả sự mâu
thuẫn lẫn nhau.


lOMoARcPSD|9242611

“Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau
thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa”
— Các Mác
Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng thể hiện ở chỗ :
 Thứ nhất, bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong hiện
thực khách quan, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên
ngoài của hiện thực ấy. Chúng thống nhất với nhau ở chỗ
bản chất chỉ có thể bộc lộ ra thông qua hiện tượng và
hiện tượng là biểu hiện của một bản chất nhất định. Về
cơ bản chúng phù hợp với nhau, tuy nhiên, không bao
giờ phù hợp hoàn toàn.
 Thứ hai, bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quyết
định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng
chỉ phản ánh một khía cạnh cá biệt. Vậy nên bản chất
khơng biểu hiện hoàn toàn ở một hiện tượng nhất định
mà biểu hiện thông qua nhiều hiện tượng khác nhau.
Ngược lại, mỗi hiện tượng chỉ phản ánh một khía cạnh
của bản chất trong một trường hợp xác định. Nhiều khi
hiện tượng phản ánh không đúng hoặc xuyên tạc bản
chất thực sự ban đầu.
 Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn
hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Bởi vì những nội

dung mà hiện tượng phản ánh khơng chỉ được quyết định
bởi bản chất mà cịn được quyết định bởi điều kiện mơi
trường bên ngồi nó. Điều kiện bên ngồi biến đổi thì
hiện tượng được bộc lộ ra cũng biến đổi.
Cái khơng bản chất, cái bề ngồi, cái trên mặt, thường biến
mất, không bám "chắc", không "ngồi vững" bằng "bản chất".
— V.I. Lenin
8


lOMoARcPSD|9242611

Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng chung quy là do
những gì hiện tượng bộc lộ ra bên ngồi khơng hồn tồn
chính xác với bản chất. Hiện tượng khơng biểu hiện ra bên
ngồi dưới dạng y ngun như bản chất ban đầu mà đã bị tác
động hoặc ít hoặc nhiều, bị cải biến, bị bóp méo bởi điều kiện
mơi trường ngồi, đơi khi cịn xun tạc nội dung, sự thật của
bản chất bên trong. Vì vậy, muốn


lOMoARcPSD|9242611

nhận thức chính xác bản chất sự vật chúng ta không nên chỉ
dừng lại ở một hoặc một số hiện tượng đơn lẻ mà phải thơng
qua phân tích kĩ càng, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng.

3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, do bản chất và hiện tượng tồn tại trong sự
thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau, bản chất thì ẩn dấu ở

bên trong sự vật cịn hiện tượng thì lại là cái biểu hiện ra bên
ngồi của bản chất dưới hình thức đã bị cải biến, cho nên,
muốn nhận thức được bản chất của sự vật thì phải xuất phát
từ các hiện tượng, quá trình thực tế. Và vì một bản chất có thể
biểu hiện ra bằng nhiều hiện tượng khác nhau và mỗi hiện
tượng chỉ phản ánh một khía cạnh nhất định của bản chất,
cho nên, khi xem xét một sự vật hay quá trình, chúng ta
không thể chỉ dừng lại ở những hiện tượng bên ngoài mà phải
đi sâu vào cái bên trong rồi tổng hợp đầy đủ, liên kết với
nhau, để tìm ra đúng bản chất thực sự của nó.
Thứ hai, bản chất là cái tương đối ổn định bên trong sự
vật, quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, cịn hiện
tượng là cái khơng ổn định và khơng quyết định sự vận động,
phát triển của sự vật. Ngoài ra, hiện tượng có xu hướng làm
sai lệch bản chất của sự vật, do đó, nhận thức khơng chỉ dừng
lại ở hiện tượng, mà phải tiến tới nhận thức bản chất của sự
vật. Tuy nhiên, trong một bối cảnh và phạm vi nhất định,
chúng ta không thể nắm bắt hết được mọi sự vật hiện tượng
phản ánh bản chất. Vì vậy, tốt nhất nên xem xét các hiện
tượng điển hình trong các tình huống điển hình. Tất nhiên, kết
quả của việc xem xét này không phản ánh bản chất một cách
đầy đủ và chính xác mà chỉ ở một mức độ nhất định. Nhận
thức bản chất của sự vật là một quá trình từ hiện tượng đến
bản chất, từ bản chất nơng hơn đến bản chất sâu sắc hơn. Nó
cực kỳ phức tạp, chi tiết và khơng có hồi kết.
10

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

“Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô tận, từ hiện tượng
đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói vậy, đến
bản chất cấp hai v.v… cứ thế mãi” — V.I. Lê Nin

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Thứ ba, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các
mối liên hệ tất nhiên, vốn có của sự vật, hiện tượng, bản chất
là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng
được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi
của bản chất, tạo ra sự chuyển hoá của đối tượng từ dạng này
sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng vào
hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi bằng các phương
pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.

PHẦN II: Vận dụng thực tế
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng
duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh
viên.
Về vai trị và ý nghĩa, phép biện chứng duy vật nói
chung và cặp phạm trù bản chất – hiện tượng nói riêng đã kế
thừa và phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo
ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng
việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận

thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan
trọng nhất đối với khoa học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại
phương pháp giải thích những q trình phát triển diễn ra
trong thế giới, giải thích những mối quan hệ chung, những
bước quá độ từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên
cứu khác.
Cụ thể ở đây, ta sẽ nói về ý nghĩa của mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu
và học tập của sinh viên.
Thứ nhất, phép biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng giúp sinh
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

viên chúng ta định hướng nguyên tắc nghiên cứu và học tập :
Muốn nhận thức đúng bản chất của đối tượng nghiên cứu, học
tập thì phải nghiên cứu chuyên sâu, tổng hợp đầy đủ các hiện
tượng, quá trình thực tế diễn ra xung quanh bản chất.
Ví dụ, trong mơn Triết học, ta đã từng được tìm hiểu về
nhà nước phong kiến. Trước tiên, ta phải tìm hiểu về các đặc
trưng giai cấp, tình trạng xã hội

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


bấy giờ. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, về cơ bản
được chia thành hai giai cấp lớn là địa chủ, phong kiến và
nơng dân, ngồi ra cịn có các giai cấp khác như thợ thủ cơng,
thị dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành
nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm
hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận chủ yếu, đông
đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối
tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề, do vậy, trong xã hội thường
xuyên xảy ra đấu tranh giai cấp. Để bảo vệ lợi ích của mình,
giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể,
đẩy người nơng dân vào những “đêm trường trung cổ”. Từ
những hiện tượng cụ thể trên, ta có thể kết luận bản chất giai
cấp của nhà nước phong kiến là bộ máy chuyên quyền của
giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ để thực hiện và bảo
vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, địa vị thống trị của địa
chủ, quý tộc phong kiến trong xã hội; được xây dựng trên cơ
sở của phương thức sản xuất phong kiến mà nền tảng là nền
kinh tế dựa trên sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối
với ruộng đất cũng như một số tư liệu sản xuất khác, và sở
hữu cá thể của nông dân trong sự lệ thuộc vào giai cấp địa
chủ.
Thứ hai, sinh viên phải hiểu được bản chất của đối
tượng nghiên cứu và quá trình học tập sẽ là một q trình tư
duy vơ cùng lâu dài và phức tạp. Đó là q trình học tập của
sinh viên từ hiện tượng đến bản chất, từ nông cạn đến sâu
sắc, từ sâu sắc đến sâu sắc hơn. Khi sinh viên tổng hợp hiện
tượng thì nên đặt đối tượng nghiên cứu trong những môi
trường, điều kiện khác nhau, vì ngoại cảnh làm cho hiện
tượng bộc lộ ra ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, sinh viên sẽ

nắm vững bản chất cấp I, và đây không phải là kết thúc. Từ
bản chất cấp I, sinh viên có thể học cách tư duy và nghiền
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

ngẫm nhiều hơn để tích hợp ra bản chất cấp II, từ cấp II đến
cấp III, cứ như thế mãi,…
Ví dụ, khi nghiên cứu về một hay nhiều nguyên tố hoá học,
các nhà khoa học đã cùng nhau khám phá ra bản chất của
nguyên tử là sự tương tác của điện tử và hạt nhân. Mặc dù
ban đầu nguyên tử được định nghĩa chỉ là những hạt không
thể phân chia nhỏ hơn nữa, nhưng ngày nay chúng ta đã biết
nguyên tử là thuật ngữ khoa học tổ hợp của rất nhiều hạt hạ
nguyên tử. Các hạt thành phần của

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

nguyên tử là electron, proton và notron. Đó là bản chất cấp I.
Sau một thời gian dài, các nhà khoa học lại khám phá ra
lượng tử. Những nguyên lý của cơ học lượng tử đã mơ tả
thành cơng các tính chất quan sát thấy của nguyên tử và là
nền tảng cho lý thuyết nguyên tử và hạt hạ nguyên tử. Đây là
bản chất cấp II của nguyên tử. Có thể nói, q trình tìm hiểu,

nghiên cứu là kéo dài vơ tận, khơng bao giờ kết thúc. Có thể
trong tương lai, bản chất cấp III cũng sẽ sớm được phát hiện.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và học tập, sinh viên phải
xem xét đối tượng nghiên cứu từ nhiều hiện tượng, nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại nguồn lực là
có hạn nên trong một bối cảnh và thời gian nhất định, sinh
viên khó có thể xem xét hết các hiện tượng có thể xảy ra. Vì
vậy, sinh viên nên thu hẹp phạm vi và xem các hiện tượng
điển hình trong các tình huống điển hình. Tuy kết quả của việc
kiểm tra này không thể phản ánh hết bản chất của sự vật
nhưng nó cũng phản ánh đúng bản chất của sự vật ở một cấp
độ nhất định. Vì lý do tương tự, sinh viên nên cực kỳ thận
trọng trong việc rút ra kết luận khi kết luận nghiên cứu.
Ví dụ, khi nghiên cứu một dự án xã hội về những khó khăn khi
học online ở sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhóm
nghiên cứu cần có nhiều người khác nhau tham gia học online
dưới những hoàn cảnh điều kiện, tác động khác nhau. Tuy
nhiên, khảo sát hết toàn bộ mọi người là bất khả thi. Vì vậy,
họ khảo sát 400 sinh viên: những người cảm thấy thích ứng
được và thích việc học online, hoặc người gặp nhiều vấn đề,
khó khăn trong việc học online để tham gia vào dự án. Mặc
dù 400 chỉ là con số nhỏ so với toàn bộ sinh viên trường
nhưng nó đã phản ánh một lượng lớn thơng tin để cung cấp
cho dự án, từ đó tiếp tục phân tích, tổng hợp để tìm ra được
những khó khăn thường gặp, sau đó có thể chuyển lên nhà
16

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

trường để tìm ra định hướng khắc phục phần nào những khó
khăn đáp ứng nhu cầu sinh viên trong tình hình dịch bệnh
phức tạp.
Cuối cùng, tất cả đối tượng đều được tạo thành từ sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, vì vậy mọi đối
tượng ln khơng ngừng phát triển. Mà bản chất là phạm trù
chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối
ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối
tượng.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Nên khi sự vật phát triển thì bản chất cũng thay đổi để tạo ra
sự cải biến của đối tượng từ dạng này sang dạng khác. Vì thế
sinh viên cũng cần đổi mới, sáng tạo, khám phá, phát triển
những phương pháp nghiên cứu, học tập cũ đã được áp dụng
bằng những phương pháp mới, phù hợp với bản chất đã thay
đổi của đối tượng nghiên cứu, phù hợp với thời đại và bối cảnh
hiện tại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển,
cầu tiến, tạo ra sự đột phá trong học tập và công việc.

C. KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt là cặp
phạm trù bản chất - hiện tượng đã định hướng và đề ra các
nguyên tắc tương ứng trong quá trình nhận thức và áp dụng

thực tiễn. Và nó là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất
trong khoa học, bởi vì chỉ nó mới có thể cung cấp một phương
pháp giải thích cho những gì đang diễn ra trên thế giới, giải
thích các mối quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh vực nghiên
cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cùng với sự tích luỹ tri thức, cặp phạm trù bản chất và
hiện tượng vừa thống nhất, vừa đối lập nhau, nằm trong mối
liên hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau đã dẫn lối nhận thức con
người vươn đến sự phản ánh đầy đủ bản chất của các sự vật
và hiện tượng của chúng.
Trong thời đại Công nghệ 4.0 hiện nay đặc biệt là giai
đoạn hội nhập quốc tế và phát triển theo hướng hiện đại hóa
này, nền kinh tế, xã hội đang địi hỏi những lao động mới có
chất lượng cao hơn, thích ứng nhanh hơn, nhạy bén hơn với
cuộc sống, đặc biệt có đủ tri thức và kỹ năng để đáp ứng nhu
18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

cầu phát triển của xã hội. Là một sinh viên năm nhất của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thông qua việc nghiên cứu
cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, bản thân em đã củng
cố, xây dựng thêm cho mình được một nền tảng thế giới quan
vững chắc hơn để giúp em định hướng nguyên tắc và vận
dụng tư duy, chuẩn bị hành trang tương lai để áp dụng vào
trong học tập, công việc và trong cuộc sống.


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2020), “Giáo trình “Triết học
Mac-Lenin”

( Sử dụng trong các trường Đại học

– hệ khơng chun lý luận chính trị, tài liệu dùng
tập huấn giảng dạy năm 2019)” – HÀ NỘI 8-2019
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), “Giáo trình “Những
nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin”
( dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ),
- NXB Chính trị Quốc gia – HÀ NỘI 2017
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), “Giáo trình Triết học
Mác – Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia – HÀ NỘI 2004
4. Ví Dụ Về Bản Chất Và Hiện Tượng, Ý Nghĩa Rút Ra Từ Việc
Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Đó (hibs.vn) 27/05/2021 ( Truy cập ngày 15/12/2021 )
5. Bản chất và hiện tượng (Chủ nghĩa Marx-Lenin) –
Wikipedia tiếng Việt
://vi.wikipedia.org/wiki/Bản_chất_và_hiện_tượng_(C
hủ_nghĩa_Marx-Lenin)

( Truy cập ngày 17/12/2021 )

Mục lục

A. MỞ ĐẦU.............................................................................. 1
B. NỘI DUNG........................................................................... 1
PHẦN I: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ
biện chứng giữa bản chất và hiện tượng..............................1
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng......................1
2. Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng.................................................................................2
3. Ý nghĩa phương pháp luận...................................6

20

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

PHẦN II : Vận dụng thực tế............................................7
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng
duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh viên..................7
C. KẾT LUẬN..........................................................................10

Downloaded by tran quang ()



×