Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.27 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu
quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên.”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 11210637
Lớp tín chỉ: AEP (121)_14
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

Thanh Hóa, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Tốn
CLC 63C

LỜI

NĨI

ĐẦU………………………………………………...

…………………...2
PHẦN



I.



sở



thuyết…………………………..................................................2
1. Khái niệm nội dung và hình thức……………………..……………...

…….2
2. Mối
quan

hệ

biện

chứng

thức.................................4
3. Ý
nghĩa

giữa

nội


phương

dung



hình
pháp

luận…………………………………………………6
PHẦN II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên trong nghiên cứu,
học

tập

của

sinh

viên…………………………………………...

…………………........8
KẾT

LUẬN…………………………………...

…………………………………..11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3

2


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán
CLC 63C

3
3


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học kỹ thuật phát triển, càng ngày loài người càng chứng kiến sự ra đời của
những cỗ máy siêu tốc không tưởng, thậm chí bỏ xa tốc độ của âm thanh. Dường
như chúng ta cũng đang bước lên những chuyến tàu tốc hành trong guồng quay vội
vã, hối hả của cuộc sống. Với sự phát triển của thời đại 4.0 cùng nhịp sống xô bồ
hiện nay, nếu con người không ngừng vươn lên, tìm hiểu bản thân, khám phá thế
giới, mở mang tri thức thì sẽ mãi tụt lùi. Có thể khẳng định rằng, năng lực tư duy là
chìa khóa giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với những nguồn tri thức mới,
đồng thời gắn kết lý luận với thực tiễn, giúp việc học tập và nghiên cứu trở nên
hiệu quả hơn.
Thế giới khách quan luôn trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, và
những cặp phạm trù sẽ phản ánh những mặt khác nhau cơ bản, phổ biến nhất và
bền vững của nó. Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con
người, là những mơ hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có
ở tất cả các đối tượng hiện thực. Đặc biệt, phạm trù nội dung - hình thức sẽ nghiên
cứu một đối tượng được cấu thành và liên kết với nhau như thế nào, từ đó hiểu
được đối tượng với cái nhìn tồn diện nhất. Qua đó, sinh viên có thể xây dựng cho

mình phương pháp học tập, rèn luyện, thích ứng nhanh với điều kiện sống, môi
trường học tập mới.
Từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về
mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên
cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên.”

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nội dung và hình thức:
a) Khái niệm phạm trù:

Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ
thế giới hiện thực.
b) Khái niệm nội dung và hình thức:
3
4


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình
tạo nên sự vật.
Hình thức: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống
các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.

Ví dụ 1: Đối với mỗi phân tử nước, nội dung là các yếu tố cấu thành
gồm 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy, hình thức là cách thức liên kết
của 3 nguyên tử này để trở thành nước.
Ví dụ 2: Đối với cuốn giáo trình Triết học Marx-Lenin, nội dung là

những thông tin, tri thức triết học Marx-Lenin ta có được khi đọc. Cịn hình
thức là cách thể hiện nội dung đó như là cách sắp xếp nội dung cần học, cách
sắp xếp con chữ, bố cục của cuốn giáo trình.
Cần phân biệt hình thức trong phạm trù nội dung-hình thức và hình
thức bề ngồi. Phép biện chứng duy vật tập trung đến hình thức bên trong
của sự vật, tức là kết cấu của đối tượng. Hình thức bề ngoài là cái cái bao
bọc bên ngoài nội dung, bên ngồi sự vật. Trong khi đó, hình thức trong
phạm trù nội dung – hình thức là cái hình thức bên trong sự vật, tức là cơ
cấu bên trong của nội dung.
Ví dụ: Đối với cuốn giáo trình Triết học Marx-Lenin, hình thức là cách
sắp xếp nội dung cần học, cách sắp xếp con chữ, bố cục của cuốn giáo trình,
… Hình thức bề ngồi là kích thước, màu dáng, màu sắc, sự trang trí, …
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Câu thành ngữ trên thể hiện rõ nhất nội dung
và hình thức bề ngồi của đối tượng. Nước sơn ở đây khơng phải là hình
thức, vì nó khơng mang tính kết cấu mà chỉ là hình thức bên ngồi, bên cạnh
đó nó cũng chẳng có mối liên hệ tương đối bền vững vì nước sơn hồn tồn
có thể thay đổi mà khơng ảnh hưởng gì tới gỗ.
3
5


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
a. Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau.

Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất, chặt
chẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khơng có một hình thức nào lại
khơng chứa đựng nội dung, ngược lại, cũng khơng có nội dung nào lại

khơng tồn tại trong hình thức. Nội dung và hình thức là sự thống nhất của 2
mặt đối lập, liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau.
Cùng một nội dung, trong tình hình phát triển khác nhau, có thể có
nhiều hình thức.
Ví dụ một nội dung được thể hiện bằng nhiều hình thức: Một chiếc ơ tơ
có thể được miêu tả bằng nhiều phương pháp: chú thích qua hình ảnh, miêu
tả trên mơ hình trực tiếp, thuyết trình bằng miệng qua powerpoint, …

Ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác
nhau.
Ví dụ một hình thức có thể thể hiện cho những nội dung khác nhau:
Một hình thức viết văn miêu tả có thể sử dụng để miêu tả nhiều đối tượng
(đồ vật, con vật, thực vật, con người, …)
Do đó, cần xem xét một nội dung trên nhiều hình thức, cả hình thức cũ
hay sang tạo những hình thức mới để cung cấp cách hiểu hiệu quả nhất. Cần
tránh nhầm lẫn 2 thái cực sai lầm, tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội
dung hoặc tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.
b. Nội dung đóng vai trị quyết định so với hình thức.
3
6


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Tốn CLC
63C

Trong q trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, nội dung
luôn đóng vai trị quyết định, là yếu tố ln vận động và có xu hướng biến
đổi chủ yếu. Hình thức là mặt tương đối ổn định của sự vật nên khuynh
hướng chủ đạo của nó là tính ổn định.
Ví dụ: Sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã thay đổi nhiều chủ

trương để nhanh chóng vực lại quốc gia, sớm bước vào guồng quay phát
triển, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, nước ta đã từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, chuyển sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, quản lý đất nước đang phát triển theo định hướng chủ
nghĩa xã hội.
c. Hình thức khơng thụ động mà tác động trở lại nội dung.

Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức mang tính độc lập
tương đối và có sự tác động đối với nội dung chứ khơng chỉ bị động. Khi
hình thức phù hợp với nội dung, nó là động cơ thúc đẩy nội dung phát triển,
cịn khi khơng phù hợp, hình thức cản trở sự phát triên đó của nội dung.
Ví dụ: Ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ban đầu lực lượng sản xuất vô cùng
phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và những cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật, làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, do lực lượng sản xuất
mang tính chất xã hội, lợi ích của giai cấp vô sản mâu thuẫn với quan hệ sản
xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó quan hệ sản xuất mới đã ra đời để phù
hợp hơn với sự phát triển của xã hội.
Lúc đầu, sự biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hình
thức, nhưng khi sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra tới giới hạn nhất định, nội
dung mới xuất hiện thì hình thức ban đầu trở nên chật hẹp, kìm hãm sự phát
triển của nội dung. Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trong vỏ bao bọc
của hình thức mới đó, thì nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển.
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
a. Không tách rời nội dung hình thức.
3
7


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C


Trong sự vận hành và phát triển của sự vật, nội dung và hình thức ln
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi nhận thức rằng không thể tách
rời nội dung và hình thức thì phải chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội
dung và hình thức. Ở đây, cần đấu tranh chống hai thái cực sai lầm: tuyệt đối
hóa một trong hai mặt vốn có của nó.
Ví dụ: Ví dụ, nội dung của tác phẩm văn học là tổng hợp những sự việc
có thật mà tác phẩm phản ánh, và hình thức bên trong tác phẩm đó là thể
loại, những biểu hiện mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. Tác giả
sử dụng vào tác phẩm các biện pháp kết cấu, bố cục, nghệ thuật xây dựng
hình tượng, biện pháp tu từ miêu tả… Nội dung và hình thức của tác phẩm
văn học góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho văn phẩm.
b. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đốn sự vật.

Hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết
quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó, thì sự
thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung
quyết định nó; do vậy muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác
động, làm thay đổi nội dung của nó.
c. Phải theo sát MQH giữa nội dung hình thức.

Hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, do vậy
trong hoạt động thực tiễn cũng phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung
và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội
dung phát triển. Khi xét đoán sự vật trước hết phải căn cứ vào nội dung,
đồng thời phải thấy vai trị của hình thức đối với nội dung. Hình thức có tác
động ngược trở lại nội dung, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
nội dung, cho nên trong hoạt động thực tiễn cần luôn luôn theo dõi mối quan
hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật, để kịp thời can thiệp vào tiến trình
phát triển của nó, tạo ra những hình thức phù hợp nhằm biến đổi nội dung,


3
8


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Tốn CLC
63C

hay những hình thức khơng phù hợp để kìm hãm sự phát triển đó tùy theo
yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
d. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật.

Cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều
hình thức, và ngược lại, cùng 1 hình thức có thể thể hiện những nội dung
khác nhau nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có
(mới cũng như cũ) để phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm
vụ nhất định tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn, việc cải tạo xã hội
phải biết sử dụng mọi hình thức có thể để phục vụ.
Ví dụ, có thể áp dụng vào cơng tác giảng dạy. Cùng một q trình giáo
dục và đào tạo bao gồm đội ngũ giáo viên, người học, cơ sở vật chất trường
học, v.v., nhưng nó có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, tức
là cách thức tổ chức dạy và học.

PHẦN II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM TRÊN
TRONG NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1. Mối liên hệ giữa triết học và sinh viên:
Sinh viên Việt Nam hiện nay là một tầng lớp trẻ, nhiệt huyết đã được tuyển
chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Ở
đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công
việc sau này của họ. Là bộ phận dân cư có tuổi đời trẻ chủ yếu khoảng từ 18 - 23,

sinh viên được xã hội đào tạo theo hệ thống cơ bản để trở thành những nhà quản lý
xã hội, lực lượng sản xuất hiện đại và quan trọng trong tương lai. Sinh viên thường
được biết đến là dễ tiếp thu cái mới, thích sự tìm tịi, khám phá và là lực lượng
nòng cốt tương lai của quốc gia.
Việc giảng dạy triết học Mác - Lênin cho sinh viên là một bộ phận quan trọng
của giáo dục đại học nước ta nhằm hình thành thế hệ sinh viên có nhân cách trong
3
9


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

sáng, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước. Triết học là hệ thống tri thức lý
luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là
khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy. Do đó, giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học nhằm góp
phần hình thành thế giới quan khoa học trong nhân cách của sinh viên Việt Nam.
Triết học Mác - Lênin còn giúp hình thành quan điểm sống định hướng xã hội chủ
nghĩa cho sinh viên, xây dựng ở các em những quan niệm sống đúng đắn, ý nghĩa
và mục đích sống. Hơn nữa, giáo dục triết học Mác - Lênin góp phần hình thành
nhân cách sinh viên, vì lý tưởng là mục đích cao nhất, đẹp nhất, tạo ra nghị lực
giúp con người vượt qua mọi thách thức đạt đến mục tiêu đề ra.
2. Vận dụng phạm trù nội dung – hình thức trong đời sống học tập sinh viên:
a) Phạm trù nội dung – hình thức và những mặt trái trong xã hội:
Theo một cuộc khảo sát của Mỹ, những người nghĩ rằng họ hấp dẫn sẽ dần
tin rằng họ thuộc tầng lớp thượng lưu, và dần dần họ quên đi vẻ bề ngồi
cũng như vị trí thực sự của mình trong xã hội. Những tưởng rằng con người
nên được nhìn nhận bằng trình độ học vấn, khối lượng tài sản, nhân cách

thật sự, nhưng dường như chúng ta đang có xu hướng suy diễn về một con
người dựa trên những dấu hiệu nhỏ nhặt về hình thức để phán xét – trơng
mặt mà bắt hình dong. Có thể nói, một thực trạng rằng bề ngoài bảnh bao,
đẹp đẽ thường đi kèm với việc được ưu tiên với một cuộc sống dễ dàng hơn,
công việc dễ dàng hơn, …
Với sinh viên, chúng ta có thể thấy một biểu hiện, đó là bệnh thành tích.
Trong cuộc sống xoay vần hiện nay, mỗi chúng ta cần có sự cân bằng giữa
nội dung và hình thức, để hồn thiện hơn từng ngày. Dấu hiệu của bệnh hình
thức là chỉ chú trọng tạo ra vẻ ngồi hào nhống, xa hoa để che đậy sự xơ
xác, tiêu điều, nghèo nàn, đơn điệu từ sâu bên trong. Và đáng lo hơn, nó đã
len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống, mọi cấp độ của xã hội. Căn bệnh
này xuất phát từ tâm lý sĩ diện tiểu nơng làng xã lạc hậu sinh ra. Có một bộ
3
10


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

phận sinh viên lớn quan tâm đến sĩ diện của bản thân nhiều hơn cái chất của
mình, cố tạo ra một con người ảo che dấu bản chất bên trong. Việc đáng làm
bé nhưng lại làm to; là nói hay, nói tốt nhưng làm thì dở, là cố ý đánh lừa
cộng đồng về bản chất của sự việc. Căn bệnh hình thức cố tình tạo nên các
giá trị ảo, phẩm chất ảo để đánh lừa xã hội.
Trong khi mọi người đều hướng tới cái thực, thì nhiều người vẫn thích
được người khác tâng bốc, u quý, nói tốt về bản thân và của cải mà ít khi
lắng nghe những ý kiến trung thực về ranh giới, khoảng cách…Điều này
khiến con người trơng thì có vẻ văn minh và hào nhống về hình thức,
nhưng bên trong tâm hồn lại trống rỗng, cằn cỗi và nghèo nàn, khơng có
hạnh phúc thực sự.

b) Phạm trù nội dung – hình thức trong học tập, nghiên cứu của sinh viên:

Nhiệm vụ của sinh viên đại học là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trở
thành công nhân, viên chức, người lao động giỏi góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề này, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, mỗi học sinh phải nhận thức đầy đủ các quan điểm giáo dục của Đảng và
về công tác đào tạo để xây dựng giá trị cá nhân và phương pháp học tập rèn luyện
hợp lí.
Là những sinh viên cịn ngồi trên ghế nhà trường, mai đây sẽ ra ngồi xã hội
đóng góp cho tương lai của đất nước, chúng ta cần cố gắng xây dựng thương hiệu
nhận diện của bản thân, hồn thiện trọn vẹn hình thức và nội dung để trở thành
phiên bản tốt nhất của mình, vì bản thân và cũng là tương lai xây dựng tổ quốc.
Mỗi sinh viên xác định được mục đích học tập nghiên cứu và hiểu được mình phải
phấn đấu để trở thành con người như thế nào? Sinh viên cần bỏ qua những vỏ bọc
hào nhoáng mà tập trung phát triển bản thân ở mọi khía cạnh, nắm vững bản thân
cần gì, muốn gì, và bậc giáo dục của mình yêu cầu những gì.
Dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, sinh viên cần
biết cách áp dụng ý nghĩa đó vào việc nghiên cứu học tập của bản thân, hoàn thiện
bản thân trên mọi phương diện, biết cách sáng tạo trong q trình học tập để có cho
3
11


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Tốn CLC
63C

mình phương pháp học tập hiệu quả nhất, trau dồi năng lực mỗi ngày trong một
quá trình lâu dài. Nếu mỗi sinh viên đều xác định được phương pháp đúng đắn,
biết mình là ai, mình nên làm gì, và làm sao để kết họp hồn hảo nội dung và hình
thức của bản thân thì sẽ có hướng đi đúng đắn đến tương lai thanh cơng.

Khi có cho mình suy nghĩ đúng đắn và biết dung hịa nội dung và hình thức,
sinh viên sẽ có động lực học tập và làm việc mạnh mẽ, hiệu quả nhất. Lúc này,
động lực sẽ hóa thành sức mạnh để thúc đẩy sinh viên tìm tịi, khám phá những tri
thức mới, quyết định thái độ của sinh viên với đời sống cũng như ánh nhìn của
người khác với họ. Trong cuộc sống hang ngày cũng như quá trình học tậ, nghiên
cứu tại trường, sinh viên nên hỗ trợ nhau cùng tiến lên, tránh xa căn bệnh thành
tích, che dấu bản thân để cùng nhau tạo nên tri thức, những bài học quý báu và rèn
luyện những kỹ năng để tìm ra thiếu sót của bản thân. Ngồi ra, mỗi chúng ta ln
cần tiến về phía trước, tự nhìn nhận bản thân đã đúng gì, sai gì, cần kiểm điểm và
phát huy những gì. Khi đó chúng ta sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

KẾT LUẬN

điều nghĩa
nghiên
đócứu
vàolà
của
việc
sinh
học
viên
mỗi
sinhtập

Trong q trình nhận thức, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt,

địi hỏi con người phải ln trau dồi bản thân để hiểu rõ những mặt, những thuộc
tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới. Phạm trù triết
học nói chung, phạm trù nội dung – hình thức nói riêng đóng một vai trò quan

trọng giúp con người ngày càng phát triển và có cái nhìn đúng đắn với thế giới vật
chất xung quanh. Cần luôn ghi nhớ không tách rời nội dung và hình thức, nội dung
đóng vai trị quyết định so với hình thức, hình thức khơng thụ động mà tác động trở
lại nội dung và biết sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật.
Vận dụng quan điểm ấy vào vấn đề học tập nghiên cứu của sinh viên là vấn
đề cần thiết để cải thiện tư duy khoa học, xây dựng năng lực nhận thức và giải
3
12


Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC 63CNguyễn Thị Quỳnh Anh - Kiểm Toán CLC
63C

quyết tốt các vấn đề cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học. Chỉ khi đó,
chúng ta sẽ hồn thiện trọn vẹn bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học, Nxb Giáo duc, Hà Nội, 2012.
2. Giáo trình Những ngun lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2012.
3. 6 cặp phạm trù triết học của triết học Mác – Lênin ()

3
13



×